Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

441 câu hỏi luyện thi đại học và học sinh giỏi cấp THPT môn Lịch sử phần thế giới cận hiện đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.09 MB, 46 trang )

 CHÂU TIẾN LỘC

Phần lịch sử thế giới cận – hiện đại

Tuyển tập 441 câu hỏi
LUYỆN THI ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG & HỌC SINH GIỎI CẤP THPT

Môn Lịch sử

 PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN – HIỆN ĐẠI
NỘI DUNG
BÀI HỌC

NỘI DUNG
TRỌNG TÂM

CÂU HỎI & BÀI TẬP

LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI (Từ giữa thế kỉ XVI đến năm 1918)
1. CÁCH MẠNG
HÀ LAN GIỮA
THẾ KỈ XVI

2. CUỘC CÁCH
MẠNG TƯ SẢN
ANH GIỮA THẾ
KỈ XVII

Vào giữa thế kỉ XVI, cuộc đấu
tranh cuả nhân dân Nêđéclan
chống lại ách thống trị cuả


Vương quốc Tây Ban Nha đã
trở thành một cuộc cách mạng
tư sản đầu tiên, mở đầu một
thời đại mới trong lịch sử loài
người - thời cận đại
Sau cách mạng Hà Lan gần một
thế kỉ, một cuộc cách mạng
khác đã nổ ở Anh. Đây là một
cuộc cách mạng tư sản có ảnh
hưởng rộng lớn và có ý nghĩa
sâu sắc đối với sự phát triển cuả
chủ nghĩa tư bản.

Câu 1. Sự kiện nào chứng tỏ kinh tế của Hà Lan phát triển? Trình bày nguyên nhân dẫn đến cuộc đấu
tranh của nhân dân Nêđéclan chống chính quyền Tây Ban Nha.
Câu 2. Trình bày nét chính về nguyên nhân bùng nổ, diễn biến, kết quả và ý nghĩa lịch sử Cách mạng
Nêđéclan giữa thế kỉ XVI. Vì sao cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Nêđéclan được xem là một
cuộc cách mạng tư sản?
Câu 3. Hãy phân biệt những đặc trưng cơ bản của chế độ phong kiến với những yếu tố mới của chủ nghĩa
tư bản đang phát triển ở nước Anh thế kỷ XVII. Từ đó, rút ra những mâu thuẫn trong xã hội Anh lúc bấy giờ.
Theo anh (chị), mâu thuẫn nào là mâu thuẫn cơ bản cần giải quyết?
Câu 4. Trình bày những chuyển biến về kinh tế, xã hội – chính trị ở nước Anh trước cách mạng tư sản
Anh (1642 – 1689) và những hệ quả của nó.
Câu 5. a. Trình bày những nét chính về diễn biến, tính chất và ý nghĩa lịch sử của cuộc Cách mạng tư sản
Anh (1642 – 1689), phân tích và đánh giá vai trò của giai cấp tư sản Anh trong cuộc cách mạng này.
b. Trên cơ sở đó, hãy lập bảng so sánh Cách mạng Anh với Cách mạng tháng Mười năm 1917 ở
Nga theo các yêu cầu: lãnh đạo, động lực chính, nhiệm vụ của cách mạng, chính quyền sau cách mạng thành
công, xu hướng phát triển và tính chất của cách mạng.
Câu 6. Vì sao nói: Cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII là cuộc cách mạng tư sản không triệt để?
Câu 7. Phân tích những đặc điểm của cuộc Cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII.

Câu 8. Trình bày những hiểu biết của anh (chị) về Ôlivơ Crômoen. Cho biết vai trò của Ôlivơ Crômoen
trong tiến trình Cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII?
Câu 9. Có ba biểu đồ dưới đây thể hiện tiến trình Cách mạng tư sản Anh thế kỷ XVII, theo anh (chị) biểu
đồ nào đúng nhất? Vì sao?
Trang 1


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

 CHÂU TIẾN LỘC

3. CHIẾN TRANH
GIÀNH ĐỘC LẬP
CỦA CÁC THUỘC
ĐỊA ANH Ở BẮC
MĨ NỬA SAU THẾ
KỈ XVIII

Phần lịch sử thế giới cận – hiện đại

Vào nữa sau thế kỉ XVIII, một
biến động xã hội – chính trị đã
diễn ra tại các thuộc điạ cuả
Anh ở Bắc Mĩ. Đó là cuộc chiến
tranh giành độc lập, nhưng về
bản chất là một cuộc cách mạng
tư sản.

(Đề thi HSG cấp THPT, tỉnh Thừa Thiên Huế, năm 2004)
Câu 10. Quan sát lược đồ 13 thuộc địa của Anh ở Bắc Mĩ: Anh (chị) hãy xác định vị trí của các thuộc

địa: Rốt Ai-len, Con-nếch-bi-cớt, Niu Giơ-xi, Mê-ri-len, Niu Hăm-Sai, Ma-xa-chu-xét, Niu-oóc, Pen-xin-va-nia, Viếc-gi-ni-a, Ca-rô-un-na Bắc, Ca-rô-un-na Nam, Gioóc-gi-a, Đơ-la-oa, qua việc điền tên các thuộc địa đó
tương ứng với các số thứ tự (1,2,...,12,13) trên lược đồ dưới đây.

Câu 11. Phân tích những mâu thuẫn cơ bản dẫn đến cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh
ở Bắc Mĩ.
Câu 12. Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ thế kỉ XVIII:
a. Nguyên nhân bùng nổ, diễn biến chính.
Trang 2


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

 CHÂU TIẾN LỘC

4. CÁCH MẠNG
TƯ SẢN PHÁP
CUỐI THẾ KỈ
XVIII

Phần lịch sử thế giới cận – hiện đại

Cách mạng tư sản Pháp nổ ra
vào cuối thế kỉ XVIII là cuộc
cách mạng xã hội sâu rộng, đã
xoá bỏ chế độ phong kiến, mở
đường cho chủ nghĩa tư bản
phát triển ở Pháp và có ảnh
hưởng lớn đến cuộc cách mạng
đấu tranh dân tộc, dân chủ ở
châu Âu.


b. Nêu nguyên nhân thắng lợi
c. Kết quả, tính chất và ý nghĩa lịch sử.
Câu 13. Phân tích ý nghĩa của cuộc chiến tranh giành độc lập 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ. Vì sao nói:
chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ thực chất là một cuộc cách mạng tư sản?
Câu 14. Trình bày nội dung của Hiến pháp năm 1787 của Mĩ và bản chất giai cấp của hiến pháp. Qua đó,
hãy vẽ sơ đồ biểu thị tổ chức chính quyền của Mĩ theo hiến pháp này. Theo em, cơ cấu quyền lực đó đến nay có
sự thay đổi cơ bản gì không?
Câu 15. Tìm hiểu về nguyên nhân cách mạng Pháp cuối thế kỉ XVIII:
- Giôrê cho rằng: “Cách mạng nổ ra từ sự phồn vinh”.
- Còn Misêlê lại cho rằng: “Cách mạng nổ ra từ sự khốn cùng”.
Anh (chị) hãy bình luận hai ý kiến trên.
Câu 16. Phân tích những các điều kiện đẫn đến sự bùng nổ của Cách mạng tư sản Pháp năm 1789. Vai
trò của quần chúng nhân dân trong quá trình phát triển của cách mạng?
(Đề thi Olympic 30/4, khối 10, năm 2004)
Câu 17. Trình bày những quan điểm cơ bản của các nhà tư tưởng tiến bộ Pháp thế kỉ XVIII. Vì sao
những quan điểm này có ý nghĩa chuẩn bị cho cuộc cách mạng sắp tới.
Câu 18. Hãy giải thích ý nghĩa bức tranh biếm hoạ “Tình cảnh người nông dân Pháp trước cách mạng”?

Vẽ sơ đồ minh hoạ sự phân chia đẳng cấp ở nước Pháp trước 1789 và qua đó phân biệt hai khái niệm
“đẳng cấp” và “giai cấp”?
Câu 19. Mô tả sự kiện ngày 14 – 7 – 1789 ở nước Pháp. Hãy cho biết vì sao cuộc cách mạng 1789 được
xem là một trong những cuộc cách mạng tiêu biểu của nhân loại.
(Đề thi Olympic 30/4 khối 10, năm 2001)
Câu 20. Hãy trình bày ba giai đoạn phát triển của Cách mạng tư sản Pháp (1789 – 1794). Anh (chị) có
nhận xét gì qua sự sụp đổ của chính quyền Gia-cô-banh?
Trang 3


 CHÂU TIẾN LỘC


Phần lịch sử thế giới cận – hiện đại

Câu 21. Tại sao thời kỳ chuyên chính Gia-cô-banh là đỉnh cao của cách mạng tư sản Pháp?
(Đề thi Olympic 30/4 khối 10, năm 2006)
Câu 22. Lập bảng so sánh nội dung các hiến pháp năm 1791 và 1793 của Pháp.
Câu 23. Phân tích vai trò của giai cấp tư sản và quần chúng nhân dân trong cuộc Cách mạng tư sản Pháp
năm 1789.
Câu 24. Qua các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại đã học, anh (chị) hãy giải thích thế nào là một cuộc
cách mạng tư sản? Cách mạng tư sản Pháp phát triển qua mấy giai đoạn (mốc thời gian và tên từng từng giai
đoạn)? Phân tích tính chất và ý nghĩa của cuộc Cách mạng tư sản Pháp.
Câu 25. Chứng minh rằng sau mỗi giai đoạn đi lên của cách mạng tư sản Pháp 1789, quyền lợi của nông
dân được giải quyết thoả đáng hơn.
Câu 26. Bằng sơ đồ về thành phần giai cấp và tổ chức chính quyền thời Giacôbanh, hãy làm rõ nhận định
của V.I.Lênin: “Cái vĩ đại lịch sử”, của người Giacôbanh là ở chỗ họ đã đi cùng nhân dân, cùng với đông đảo
quần chúng cách mạng của nhân dân, cùng với giai cấp cách mạng tiên tiến nhất lúc bấy giờ.
Câu 27. Tại sao nói Cách mạng tư sản Pháp là cuộc “Đại cách mạng”?
Câu 28. Tại sao nói: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỷ XVIII là một cuộc cách mạng tư sản triệt để
nhất? Những nhân tố nào đã tạo ra sự triệt để này?
(Đề thi HSG cấp THPT, tỉnh Thừa Thiên Huế, năm 2008)
Câu 29. Vẽ sơ đồ minh hoạ diễn biến Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII theo hướng “phát triển
theo đường đi lên”, do quần chúng làm động lực. Qua đó, hãy tìm ra những đặc điểm giúp cách mạng Pháp triệt
để hơn cách mạng tư sản Anh?
Câu 30. Hãy đánh giá vai trò của Rô-be-spie trong cuộc Cách mạng Pháp 1899?
 BÀI TẬP TỔNG HỢP:
Câu 31. Từ Hội nghị ba đẳng cấp đến thời kì phái tư sản công thương năm quyền. Cách mạng tư sản
Pháp (1789) đã trải qua những cơ quan quyền lực cùng các phái cầm quyền tương ứng nào, đồng thời đã đạt
được những thắng lợi gì và còn hạn chế nào?
Câu 32. So sánh cuộc Cách mạng tư sản Anh giữa thế kỉ XVII và Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ
XVIII về nguyên nhân, nhiệm vụ – mục tiêu, giai cấp lãnh đạo, hình thức đấu tranh, tính chất, kết quả.

(Đề thi Olympic 30/4, khối 10, năm 2009)
Câu 33. Phân tích những điểm giống và khác nhau cách mạng tư sản Anh (thế kỉ XVII) và cuộc chiến
tranh giành độc lập ở Bắc Mĩ (thế kỉ XVIII).
Câu 34. “Cách mệnh Pháp cũng như cách mệnh Mĩ, nghĩa là cách mệnh tư bản, cách mệnh không đến
nơi, tiếng là cộng hoà và dân chủ, kì thực trong thì nó tước lục (tức tước đoạt) công nông, ngoài thì áp bức
thuộc địa.”(Hồ Chí Minh).
Với kiến thức lịch sử có chọn lọc, anh (chị) hiểu câu nói trên như thế nào?
Trang 4


 CHÂU TIẾN LỘC

Phần lịch sử thế giới cận – hiện đại

Câu 35.
1. Các cuộc cách mạng tư sản trong những thế kỉ XVII – XVIII đã được diễn ra dưới những hình
thức nào?
2. Lập bảng so sánh về sự khác nhau giữa cách mạng tư sản và cách mạng vô sản theo các mục sau:
Lãnh đạo

Động lực

Tính chất

Kết quả

Cách mạng tư sản
Cách mạng vô sản
(Đề thi HSG Quốc gia, bảng A, năm 1998)
Câu 36. Trong các cuộc cách mạng tư sản đầu thời cận đại (thế kỉ XVII – thế kỉ XVIII), giai cấp tư sản

đã cho ra đời hai bản tuyên ngôn:
a. “Tuyên ngôn độc lập” của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ (ngày 4 – 7 – 1776).
b. “Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền” của Pháp (tháng 8 – 1789).
Anh (chị) hãy nêu và phân tích nội dung cơ bản của hai bản tuyên ngôn và rút ra những mặt tiến
bộ và hạn chế của nó?
(Đề thi Olympic 30/4, khối 10, năm 2001)
Câu 37. Cách mạng tư sản Anh và Cách mạng tư sản Pháp là hai cuộc cách mạng lớn. Anh (chị) hãy:
a. So sánh chế độ quân chủ của vua Sác-lơ I và của vua Vin-hem O-ran-giơ trong Cách mạng
tư sản Anh.
b. Lí giải và nhận xét về cái chết của vua Lu-i XVI và Rô-be-spi-e trong Cách mạng tư sản Pháp.
(Đề thi Olympic 30/4, khối 10, năm 2001)
Câu 38. Lập bảng so sánh các cuộc cách mạng tư sản ở châu Âu, Bắc Mĩ trong hai thế kỉ XVII – XVIII
về thời gian, hình thức, nhiệm vụ, lãnh đạo, động lực, tính chất về kết quả.
Câu 39. Từ Cách mạng tư sản Anh năm 1640 đến năm 1874 mối quan hệ giữa tư sản và vô sản đã diễn ra
như thế nào ở Tây Âu? Dùng các sự kiện lịch sử ở Anh và Pháp để chứng minh?
Câu 40. Nêu những nguyên nhân dẫn đến các cuộc cách mạng tư sản Anh, Mĩ và Pháp. Qua đó, anh (chị)
hãy chỉ rõ những nguyên nhân chung nhất của các cuộc cách mạng tư sản.
Câu 41. Qua các cuộc cách mạng tư sản ở Âu – Mĩ từ năm 1640 đến cuối thế kỉ XVIII:
- Anh (chị) có nhận xét gì về lực lượng lãnh đạo, động lực và tính chất của cách mạng?
- Hãy đánh giá vai trò của giai cấp tư sản trong cuộc đấu tranh chống chế độ phong kiến.
Câu 42. Lập niên biểu của các cuộc cách mạng tư bản thời kỳ thứ nhất lịch sử thế giới cận đại
(1640 – 1870). Theo anh (chị), trong các cuộc cách mạng đó, cuộc cách mạng triệt để nhất? Vì sao?
Trang 5


 CHÂU TIẾN LỘC
5. CHÂU ÂU TỪ
CHIẾN TRANH
NA-PÔ-LÊ-ÔNG
ĐẾN HỘI NGHỊ

VIÊN
6. CÁCH MẠNG
CÔNG NGHIỆP
(Nửa sau thế kỉ
XVIII – giữa thế kỉ
XIX)

Phần lịch sử thế giới cận – hiện đại
Cách mạng tư sản Pháp cuối
thế kỉ XVIII ảnh hưởng rất lớn
đến tình hình châu Âu, nhất là
cuộc đấu tranh chống chế độ
phong kiến thống trị và sự phát
triển cuả chủ nghĩa tư bản.
Từ những năm 60 cuả thế kỉ
XVIII, ở Anh diễn ra cuộc cách
mạng công nghiệp, sau đó đã
lan sang các nước Pháp,
Đức,…Quá trình này đã tạo ra
những chuyển biến kinh tế, xã
hội hết sức to lớn và sâu sắc.

Câu 43. Tiến trình chiến tranh Na-pô-lê-ông diễn ra như thế nào? Vì sao quân đội Na-pô-lê-ông thất bại?
Câu 44. Tại sao các nước châu Âu liên minh chống lại Na-pô-lê-ông?
Câu 45. Trình bày hoàn cảnh lịch sử và nội dung chủ yếu của Hội nghị Viên (1814 – 1815). Kể từ sau
Hội nghị Viên, tình hình châu Âu có những thay đổi như thế nào?
Câu 46. Về cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh vào thế kỉ XVIII, hãy cho biết:
a. Nguyên nhân và phát minh?
b. Tác động của những phát minh này đối với tình hình kinh tế và xã hội của các nước Anh
như thế nào?

(Đề thi Olympic 30/4, khối 10, năm 2001)
Câu 47. Trình bày những thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp ở nước Anh. Nêu hệ quả của Cách
mạng công nghiệp.
(Đề thi Olympic 30/4, khối 10, năm 2009)
Câu 48. Cách mạng công nghiệp là gì? Những tiền đề làm cho cách mạng công nghiệp ở Anh sớm hơn
các nước khác? Hãy hoàn thành sơ đồ về cách mạng công nghiệp (theo mẫu sau):

Câu 49. Cách mạng công nghiệp Pháp, Đức diễn ra như thế nào?
Câu 50. a. Lập bảng thống kê các sự kiện quan trọng trong cuộc cách mạng công nghiệp Anh thế kỉ
XVIII. Cho biết phát minh nào có ý nghĩa quan trọng nhất? Vì sao?
Thời gian
Năm 1764
Năm 1769
Năm 1779
Năm 1784
Trang 6

Máy móc

Người sáng chế, phát minh

Tính năng của máy


 CHÂU TIẾN LỘC

Phần lịch sử thế giới cận – hiện đại

Năm 1785
Đầu thế kỉ XX


7. HOÀN THÀNH
CÁCH MẠNG TƯ
SẢN Ở CHÂU ÂU
VÀ MĨ
(giữa thế kỉ XIX)

8. CÁC NƯỚC TƯ
BẢN CHUYỂN
SANG GIAI ĐOẠN

Trong các thập niên 50, 60 cuả
thế kỉ XIX, nhiều cuộc cách
mạng tư sản diễn ra dưới nhiều
hình thức khác nhau ở châu Âu
và Bắc Mĩ, đem lại sự toàn
thắng của phương thức tư bản
chủ nghĩa, tạo điều kiện cho
chủ nghĩa tư bản phát triển.

Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX,
các nước tư bản Âu – Mĩ phát
triển sang giai đoạn mới với đặc
trưng nổi bật nhất là sự xuất
hiện các tổ độc quyền và việc

b. Tìm những chi tiết không đúng về cách mạng công nghiệp Anh:
- Bắt đầu từ công nghiệp nhẹ.
- Xuất hiện đầu máy xe lửa và tàu thuỷ chạy bằng sức nước.
- Nền công nghiệp nước Anh phát triển nhất thế giới.

- Xuất hiện máy hơi nước.
- Đưa loài người bước sang nền văn minh hậu công nghiệp.
- Con người biết sử dụng than đá thay than củi.
Câu 51. Cho biết đặc điểm nổi bật của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ
XX. Những phát minh về khoa và tiến bộ của kĩ thuật cuối thế kỉ XX đã có ảnh hưởng như thế nào đến cuộc
sống con người?
Câu 52. Dùng dẫn chứng để chứng minh mối liên hệ giữa phát minh khoa học, tiến bộ kĩ thuật, ứng dụng
sản xuất và sự phát triển xã hội trong các nước tư bản từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX.
Câu 53. Trình bày nguyên nhân, diễn biến chính, kết quả và ý nghĩa lịch sử của quá trình thống nhất ở
nước Đức và nước Italia. Phân tích những điểm giống và khác nhau giữa hai cuộc cách mạng tư sản này.
Câu 54. Lập bảng niên biểu về các cuộc đấu tranh thống nhất ở Đức, Italia, nội chiến ở Mĩ và cải cách
nông nô ở Nga theo bảng sau:
Tên cuộc cách mạng
Nguyên nhân
Diễn biến chính
Kết quả, ý nghĩa
Thống nhất nước Đức
Thống nhất nước Italia
Nội chiến Mĩ
Cải cách nông nô Nga
Câu 55. Tại sao cuộc nội chiến ở Mĩ lại được coi là cách mạng tư sản lần thứ hai?
Câu 56. Vì sao phong trào cách mạng ở Đức, Italia, Nga, Mĩ diễn ra dưới những hình thức khác nhau?
Câu 57. Vì sao cuộc đấu tranh thống nhất ở Đức, cuộc đấu tranh thống nhất Italia và cải cách nông nô ở
Nga giữa thế kỉ XIX mang ý nghĩa là một cuộc cách mạng tư sản?
Câu 58. Phân tích những biểu hiện chưa triệt để của cách mạng tư sản Anh, cuộc thống nhất nước Đức,
Italia, nội chiến ở Mĩ và cải cách nông nô ở Nga.
Câu 59. Trình bày những thành tựu khoa học, kĩ thuật nổi bật cuối thế kỉ XIX – đầu thế thế kỉ XX và tác
động của chúng đối với sản xuất và đời sống.
Nôben từng nói: “Tôi hi vọng rằng nhân loại sẽ rút ra được những phát minh khoa học nhiều điều
Trang 7



 CHÂU TIẾN LỘC

Phần lịch sử thế giới cận – hiện đại

ĐẾ QUỐC CHỦ
NGHĨA

tăng cường chính sách xâm
lược thuộc điạ.
Trong quá trình chuyển từ chủ
nghĩa tư bản tự do cạnh tranh
với chủ nghĩa tư bản độc quyền,
Anh, Pháp, Đức, Mĩ là những
nước phát triển mạnh nhất và
thể hiện rõ nhất những đặc
trưng cuả chủ nghĩa tư bản.

9. PHONG TRÀO
ĐẤU TRANH CỦA
CÔNG NHÂN
VÀO NỬA ĐẦU
THẾ KỈ XIX

Giai cấp công nhân ra đời và
lớn mạnh cùng với sự hình
thành và phát triển cuả chủ
nghĩa tư bản. Do đối lập về
quyền lợi, mâu thuẫn giữa tư

sản với công nhân đã nảy sinh,
dẫn đến cuộc đấu tranh giai cấp
ngày càng gay gắt.

10. SỰ RA ĐỜI
CỦA CHỦ NGHĨA
XÃ HỘI
KHOA HỌC
QUỐC TẾ THỨ
NHẤT

Chủ nghĩa xã hội không tưởng
không đáp ứng được yêu cầu và
mục tiêu đấu tranh cuả giai cấp
công nhân. Phong trào công
nhân phát triển, đòi hỏi một lí
luận khoa học cách mạng mới.
Trong điều kiện ấy, chủ nghĩa
xã hội khoa học ra đời, do Các

tốt hơn là điều xấu”. Anh (chị) hiểu “điều tốt” và “điều xấu” ở đây có nghĩa là gì?
Câu 60. Trình bày những hiểu biết của anh (chị) về A.B.Nôben và giải Nôben. Vì sao khoảng năm 1900,
các nhà tư bản mới cạnh tranh gay gắt về dầu mỏ?
Câu 61. Nguyên nhân nào dẫn đến sự phát triển của chủ nghĩa tư bản? Sự ra đời và những đặc điểm cơ
bản của chủ nghĩa tư bản ở giai đoạn đế quốc chủ nghĩa?
Câu 62. Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, các nước tư bản Âu – Mĩ có những chuyển biến quan trọng gì?
Trong đó, chuyển biến nào đáng chú ý nhất ?
Câu 63. Tìm hiểu các khái niệm Cácten, Xanhđica, Tờrớt.
Câu 64. Lập bảng so sánh về tình hình kinh tế, chính trị của các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ vào cuối thế
kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.

Câu 65. Cho biết đặc điểm chung và riêng của các nước đế quốc Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX
đầu thế kỉ XX. Vị trí kinh tế công nghiệp 4 nước đế quốc Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX có
sự thay đổi như thế nào so với thời kì trước. Tại sao lại có sự thay đổi đó?
Câu 66. Vì sao V.I.Lênin gọi chủ nghĩa đế quốc Anh là “chủ nghĩa đế quốc thực dân”, chủ nghĩa đế quốc
Pháp là “chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi”, chủ nghĩa đế quốc Đức là “chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến”?
Câu 67. Âm mưu và hoạt động bành trướng của Đế quốc Mĩ diễn ra như thế nào?
Câu 68. Từ những năm 30 – 40 của thế kỉ XIX, giai cấp vô sản bước lên vũ đài lịch sử với tư cách là một
lực lượng chính trị độc lập. Bằng những sự kiện lịch sử có chọn lọc, anh (chị) hãy chứng minh điều đó.
Câu 69. Nêu và nhận xét hành động đấu tranh của giai cấp công nhân thế nửa đầu thế kỉ XIX.
Câu 70. Tại sao phong trào công nhân lúc đó chưa giành được thắng lợi và yêu cầu đặt ra cho phong
trào công nhân quốc tế là gì?
Câu 71. Cuộc khởi nghĩa nào diễn ra năm 1848 – 1849 mà Các Mác nhận định “đây là trận đánh nhau
lớn đầu tiên giữa hai giai cấp phân chia xã hội hiện nay”? Nêu diễn biến và vai trò của giai cấp công nhân trong
cuộc khởi nghĩa đó?
Câu 72. a. Chủ nghĩa xã hội không tưởng ra đời trong điều kiện như thế nào? Nội dung tư tưởng Xa
Ximông, Phuritê, Ôoen. Vì sao gọi là “chủ nghĩa xã hội không tưởng”?
b. So sánh chủ nghĩa xã hội khoa học (Mác – Ănghen) với chủ nghĩa xã hội không tưởng (Xanh
Ximông, Phuritê và Ôoen)?
Câu 73. Trình bày sơ lược tiểu sử và những nét chính về buổi đầu hoạt động của C.Mác và Ph.Ănghen.
Cơ sở hình thành tình bạn giữa Các Mác và Ăngghen là gì?
Câu 74. Phân tích vai trò của Mác và Ăngghen đối với sự ra đời của Chủ nghĩa xã hội khoa học.
(Đề thi Olympic 30/4, khối 10, năm 2006)
Câu 75. Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản ra đời trong điều kiện như thế nào? Những luận điểm cơ bản
và ý nghĩa của Tuyên ngôn đối với sự phát triển của cách mạng thế giới. Đảng Cộng sản Việt Nam đã tiếp thu
Trang 8


 CHÂU TIẾN LỘC

Phần lịch sử thế giới cận – hiện đại

Mác và Phi-đrích Ăng-ghen
sáng lập.

11. CÔNG XÃ
PARI (1871)

Vào những năm 1850 – 1860,
phong trào công nhân, dưới sự
lãnh đạo cuả Quốc tế thứ nhất,
phát triển đến đỉnh cao. Cuộc
Cách mạng năm 1871 ở Pháp
đã đưa tới sự thành lập nhà
nước vô sản đầu tiên cuả giai
cấp công nhân thế giới.

Tuyên ngôn Đảng Cộng sản như thế nào? Căn cứ vào đâu để khẳng định: “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” là
văn kiện có tính chất cương lĩnh của chủ nghĩa xã hội khoa học?
Câu 76. Vào giữa thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản trở thành hệ thống thế giới, đẩy mạnh áp bức tàn bạo với
công nhân. Giai cấp công nhân nhận thấy cần phải có một tổ chức quốc tế, đó là tổ chức nào? Anh (chị) hãy
nêu hoàn cảnh ra đời, sự thành lập, hoạt động và ý nghĩa của tổ chức này.
Câu 77. Chứng minh câu nói của Lênin: “Mác là linh hồn của Quốc tế thứ nhất”.
Câu 78. Hãy trình bày đặc điểm của phong trào công nhân từ khi giai cấp vô sản ra đời đến khi thành lập
Quốc tế thứ nhất:
- Các giai đoạn phát triển của phong trào công nhân.
- Đặc điểm của phong trào công nhân qua từng giai đoạn.
Câu 79. Trình bày nguyên nhân, diễn biến và tính chất của cuộc chính trị Pháp - Phổ (1870).
Câu 80. Trong chiến tranh Pháp – Phổ và Công xã Pari (1870 – 1871) do áp lực của làn song yêu nước,
chính phủ vệ quốc phải thành lập 200 tiểu đoàn mới. Hãy cho biết:
- Hoàn cảnh thành lập
- Vai trò của tổ chức này.

Câu 81.
- Nguyên nhân và diễn biến của cuộc cách mạng ngày 18 – 3 – 1871 ở Pháp.
- Vai trò của quần chúng trong cuộc đấu tranh cách mạng ngày 18 – 3 – 1871?
- Vì sao nói cuộc cách mạng ngày 18 – 3 – 1871 là cách mạng vô sản?
(Đề thi Olympic 30/4, khối 11, năm 2002)
Câu 82. Trình bày nguyên nhân, diễn biến và phân tích tính chất của cuộc cách mạng ngày
18 – 3 – 1871. Cách mạng Việt Nam đã học tập được những gì của cuộc cách mạng ngày ngày 18 – 3 – 1871?
Câu 83. Vẽ sơ đồ và nêu rõ nguyên nhân của cuộc cách mạng 18 – 3 – 1871 ở Pháp. Trình bày cuộc đấu
tranh bảo vệ Công xã (từ ngày 2 – 4 đến 28 – 5 – 1871). Phân tích nguyên nhân thất bại của Công xã Pari.
Câu 84. Nhận định về cách mạng 18 – 3 – 1871 ở Pari, sách giáo khoa Lịch sử 11, NXB Giáo dục, 1992,
có viết: “Đây là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới mà giai cấp công nhân nắm được chính quyền”.
Hãy cho biết nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ cuộc cách mạng và vì sao lại nói đây là cuộc cách mạng vô sản
đầu tiên trên thế giới?
Câu 85. Hãy chứng minh rằng Công xã Pari là nhà nước kiểu mới. Theo anh (chị) biện pháp nào mà
Công xã thực hiện rõ nhất bản chất Công xã là nhà nước của giai cấp vô sản?
(Đề thi Olympic 30/4, khối 11, năm 1998)
Câu 86. Vẽ sơ đồ bộ máy Công xã Pari và giải thích nguyên tắc tổ chức nhà nước theo sơ đồ Công xã.
Câu 87. Phân tích nguyên nhân thất bại, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của Công xã Pari. Từ
Công xã Pari, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã rút ra bài học kinh nghiệm gì cho cách mạng Việt Nam?
Trang 9


 CHÂU TIẾN LỘC

Phần lịch sử thế giới cận – hiện đại

Câu 88. Đánh giá về Công xã, sách giáo khoa lịch sử 11 viết: “Đây là một nhà nước kiểu mới, một nhà
nước vô sản, do dân và vì dân”.
a. Trên cơ sở trình bày bộ máy tổ chức và phân tích chính sách kinh tế - xã hội của Công xã
Pari, anh (chị) hãy chứng minh đánh giá nêu trên.

b. Hãy nêu và phân tích những nguyên nhân thất bại của Công xã Pari
(Đề thi Olympic 30/4, khối 11, năm 2000)
Câu 89. Dưới đây là bảng thống kê về những sự kiện chính trị dẫn tới sự thành lập Công xã Pari:
Thời gian
19 – 7 – 1870
2 – 9 – 1870
4 – 9 – 1870
28 – 1 – 1871
18 – 3 – 1871

12. PHONG TRÀO
CÔNG NHÂN
QUỐC TẾ
(Cuối thế kỉ XIX –
đầu thế kỉ XX)

Sau khi Công xã Pari thất bại
(1871) và Quốc tế thứ nhất giản
tán (1876), phong trào công
nhân ở các nước tư bản bị
khủng bố song vẫn từng bước
được phục hồi và phát triển.
Trên cơ sở ấy, Quốc tế thứ hai
được thành lập.

Sự kiện

a. Xác định tên sự kiện sao cho phù hợp với thời gian
b. Trình bày và phân tích sự kiện quan trọng nhất dẫn tới việc thành lập Công xã Pari.
Câu 90. Trình bày khái quát tình hình nước Pháp từ tháng 9 – 18720 đến tháng 5 – 1871, qua đó nêu sự

kiện tiêu biểu và nhận định của anh (chị).
Câu 91. Trình bày cuộc nội chiến (1871) ở Pháp, qua đó chứng minh tinh thần chiến đấu, dũng cảm vô
biên của các chiến sĩ công xã Pari.
Câu 92. Bằng những sự kiện lịch sử ở Pháp (1870 – 1871), hãy chứng minh câu nói của Mác: “Công
nhân Pháp đã dám tấn công lên trời”.
Câu 93. Tường thuật diễn biến cuộc chiến đấu của các chiến sĩ công xã ở nghĩa địa Cha Lasedơ.
Câu 94. Hãy ghi lại nội dung và tác giả bài thơ Quốc tế ca (về sau được phổ nhạc), dịch ra lời việc. Tìm
hiểu nội dung bài thơ có liên quan đến sự kiện Công xã Pari.
Câu 95. Phong trào công nhân quốc tế từ cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX?
(Đề thi Olympic, khối 11, năm 1998)
Câu 96. Phân tích những thắng lợi quan trọng trong phong trào công nhân quốc tế những năm cuối thể kỉ
XIX – đầu thế kỉ XX. Trên cơ sở so sánh phong trào công nhân các nước Âu – Mỹ với nước Nga trong thời
gian trên (về hình thức, quy mô, lãnh đạo phong trào), anh (chị) có nhận định như thế nào về phong trào công
nhân Nga với cách mạng thế giới.
Câu 97. Tường thuật về cuộc bãi công của công nhân Sicagô ngày 1 – 5 – 1886.
Câu 98. Cho biết những thông tin cơ bản về phong trào công nhân nửa đầu thế kỉ XIX theo bảng sau:

Trang 10


 CHÂU TIẾN LỘC

Phần lịch sử thế giới cận – hiện đại

Khởi nghĩa Liông
(Pháp)

Phong trào Hiến
chương (Anh)


Khởi nghĩa Sơlêdin
(Đức)

Nguyên nhân bùng nổ
Hình thức đấu tranh
Mục tiêu đấu tranh
Kết quả
Tính chất
Câu 99. Sự thành lập và hoạt động của Quốc tế thứ hai (1889 – 1914).
(Đề thi Olympic, khối 11, năm 2000)
Câu 100.Trình bày những điều kiện lịch sử dẫn đến thành lập Quốc tế thứ hai (1889 – 1914). Nêu nội
dung của Đại hội Pari 1889. Vai trò của Ănghen đối với Quốc tế thứ hai và phong trào công nhân quốc tế như
thế nào? Nêu đóng góp của Quốc tế thứ hai đối với sự phát triển của phong trào công nhân.
Câu 101. Cuộc đấu tranh tư tư tưởng trong Quốc tế thứ hai đã diễn ra gay gắt và phức tạp trong những
năm đầu thế kỉ XX như thế nào?
Câu 102. Lập bảng so sánh hai khuynh hướng cách mạng trong Quốc tế thứ thứ hai đầu thế kỉ XX, theo
mẫu sau:
Nội dung
Tư tưởng
Quan điểm
Hành động
Khuynh hướng cách mạng
Chủ nghĩa cơ hội

13. V. I. LÊNIN VÀ
PHONG TRÀO
CÔNG NHÂN NGA
ĐẦU THẾ KỈ XX –
CÁCH MẠNG NGA
(1905 – 1907)


Đầu thế kỉ XX, kế tục sự nghiệp
cuả Các Mác và Phi-đrích Ăngghen, V.I.Lênin đã tiến hành
cuộc đấu tranh chống các trào
lưu tư tưởng cơ hội chủ nghiã,
làm cho chủ nghiã Mác ngày
càng ảnh hưởng sâu rộng trong
phong trào công nhân Nga và
phong trào công nhân thế giới.
Cách mạng 1905 – 1907 ở Nga
nổ ra, có ảnh hưởng lớn đến
cuộc đấu tranh cuả nhân dân
các nước.

Vì sao Lênin lại nói: “Quốc tế thứ hai đã chết vì bị chủ nghĩa cơ hội đánh bại”?
Câu 103. Thế nào là tầng lớp “công nhân quý tộc”? Tầng lớp này xuất hiện ở nước nào, vào thời điểm
nảo? Mối liên hệ giữa tầng lớp công nhân quý tộc và chủ nghĩa cơ hội trong phong trào công nhân Tây Âu?
Câu 104. Trình bày tiểu sử của Lênin và quá trình thành lập Đảng vô sản kiểu mới ở Nga. Cho biết đặc
điểm chủ yếu của khái niệm “Đảng vô sản kiểu mới”.
Câu 105. Trình bày sơ lược tiểu sử của Lênin và quá trình thành lập Đảng vô sản kiểu mới ở Nga. Ý
nghĩa của việc thành lập Đảng vô sản kiểu mới. So sánh sự khác nhau của Đảng Đảng vô sản kiểu mới với các
Đảng xã hội dân chủ ở châu Âu.
Câu 106. Chứng minh cuộc Cách mạng Nga (1905 – 1907) là một cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu
mới. Ảnh hưởng của cuộc Cách mạng Nga đối với các nước châu Á như thế nào?
Câu 107. Trình bày nguyên nhân, diễn biến của cuộc cách mạng Nga (1905 – 1907). Phân tích nguyên
nhân thất bại, tính chất và ý nghĩa lịch sử của cách mạng Nga (1905 – 1907). Lập bảng so sánh cuộc cách mạng
cách mạng Nga (1905 – 1907) với các cuộc cách mạng buổi đầu thời cận đại.
(Đề thi Olympic 30/4, khối 11, năm 2004)
Trang 11



 CHÂU TIẾN LỘC

14. NHẬT BẢN
(Từ giữa thế kỉ XIX
đến đầu thế kỉ XX)

Phần lịch sử thế giới cận – hiện đại

Câu 108. Khái quát quá trình đấu tranh lật đổ chế độ chuyên chế Nga Hoàng của nhân dân Nga. Lênin đã
có những đóng góp như thế nào cho phong trào công nhân Nga cuối thế kỉ XIX và Cách mạng tháng Mười Nga
năm 1917?
Từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu
Câu 109. So sánh chính sách đóng cửa của Nhật Bản dưới thời Mạc Phủ với chính sách đóng của của
thế kỉ XX, ở Nhật đã diễn ra
Trung
Quốc dưới thời Mãn Thanh. Phân tích tích vị trí, vai trò của tầng lớp Samurai trong cuộc cải cách đất
cuộc cải cách trên tât cả các
nước
Nhật
Bản.
lĩnh vực, từ chính trị, quân sự,
văn hoá cho đến kinh tế, xã
Câu 110. Hoàn cảnh lịch sử nào đã đưa Thiên hoàng Minh Trị lên nắm quyền ở Nhật, Minh Trị đã thực
hội – cuộc Duy tân Minh Trị. hiện cải cách đất nước như thế nào? Cho biết kết quả.
Chính cuộc Duy Tân đã đưa
(Đề thi Olympic 30/4, khối 11, năm 2000)
Nhật từ một nước nông nghiệp
trở thành một nước có nền công
Câu 111. Vì sao trong hoàn cảnh lịch sử châu Á, Nhật thoát khỏi số phận một nước thuộc địa và trở

nghiệp phát triển.
thành một nước đế quốc? Liên hệ với tình hình Trung Quốc và Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX?
(Đề thi Olympic 30/4, khối 11, năm 2004 và năm 2008)
Câu 112. Cuộc Duy Tân Minh Trị được xem là một cuộc cách mạng tư sản. Anh (chị) hãy nêu những
thay đổi diễn ra ở Nhật trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá – giáo dục, quân sự trong nửa sau thế kỉ
XIX để chứng minh điều đó. Trên thế giới, nước nào đã tiến hành cách mạng tư sản có những bước đi, nội
dung và tính chất tương tự như cuộc cải cách (1868) ở Nhật?
Câu 113. Phát biểu bản chất và nêu kết quả của cuộc cải cách Minh Trị. Vì sao cuộc cải cách kinh tế ở
Nhật Bản lại mang tính chất là một cuộc “Cách mạng công nghiệp”?
Câu 114. Tại sao lại coi cải cách giáo dục là “nhân tố chìa khoá” cho công cuộc hiện đại hoá đất nước?
Hiện nay, theo quan niệm của người Nhật Bản, trong những ngành công nghệ mũi nhọn thì công nghệ nào là
quyết định.
Câu 115. Phân tích các tiền đề của “Cải cách Minh Trị” (1868) và nêu những chuyển biến của Nhật Bản
sau cuộc cải cách.
Câu 116. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai ở Nhật Bản diễn ra vào thời gian nào? Vì sao lịch sử
Nhật Bản gọi là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai?
Câu 117. Những sự kiện nào chứng tỏ vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX Nhật Bản đã chuyển sang đế
quốc chủ nghĩa? Từ đó, giải thích vì sao gọi chủ nghĩa đế quốc Nhật là chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân
phiệt?
Câu 118. Nước Nhật tiến lên chủ nghĩa tư bản và chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa bằng con
đường nào? Dùng những biện pháp gì?
Câu 119. Trình bày nội dung Hiến pháp năm 1889 ở Nhật Bản. Vẽ sơ đồ cấu trúc quyền lực của Thiên
hoàng Nhật Bản theo Hiến Pháp năm 1889. Dựa vào sơ đồ, hãy giải thích quyền lực vô hạn của Nhật hoàng. So
sánh chế độ quân chủ lập hiến ở Nhật Bản sau cải cách Minh Trị với chế độ quân chủ lập hiến ở Anh sau Cách
mạng tư sản Anh giữa thế kỉ XVIII?
Câu 120. Tại sao cuộc Duy Tân Minh Trị diễn ra ở Nhật Bản nửa sau thế kỉ XIX lại thành công trong khi
đó cuộc vận động Duy Tân ở Trung Quốc và những đề nghị cải cách của những nhà Duy Tân Việt Nam trong
Trang 12



 CHÂU TIẾN LỘC

Phần lịch sử thế giới cận – hiện đại

thời nhà Nguyễn lại thất bại? Qua đó, anh chị có suy nghĩ gì về công cuộc đổi mới của Việt Nam ngày nay?
Câu 121. Lập bảng so sánh nội dung cuộc cải cách Minh Trị ở Nhật Bản (1868) và phong trào Duy Tân
(1898) ở Trung Quốc về các mặt: lãnh đạo, nội dung cải cách, kết quả và tính chất. Từ đó, hãy nhận xét kết cục
của hai cuộc cải cách đó.
Câu 122. Một nhà báo kể lại: “Anh có thể đi đến Nhật Bản trên chiếc tàu thuỷ của hãng Mítxưi, tàu chạy
bằng than đá của Mítxưi, cập bến của Mítxưi, sau đó tàu điện của Mítxưi đóng, đọc sách do Mítxưi xuất bản,
dưới ánh sáng bóng điện do Mítxưi chế tạo...” (Sách giáo viên Lịch sử 8, NXBGD, 2004, trang 88)
Anh (chị) biết gì về hãng Mítxưi được nhắc đến trong đoạn viết trên? Phạm vi hoạt động rộng lớn
của hãng Mítxưi đã nói lên đặc điểm gì về nền kinh tế Nhật Bản trong thời kì này? Liên hệ với tình hình các
nước Anh, Đức, Mĩ vào cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX để tìm ra nét tương đồng trong sự phát triển của chủ
nghĩa đế quốc.
15. ẤN ĐỘ
(Từ giữa thế kỉ XIX
đến đầu thế kỉ XX)

Từ giữa thế kỉ XIX, do chính
sách thống trị hà khắc của thực
dân Anh, mâu thuẫn giữa nhân
dân Ấn Đô với thực dân Anh trở
nên sâu sắc. Nhiều cuộc đấu
tranh giành độc lập dân tộc diễn
ra quyết liệt với nhiều hình
thức, thu hút đông đảo nhân
dân tham gia. Điển hình là cuộc
khởi nghĩa Xipay (1857 – 1859),
phong trào của giai cấp tư sản

dẫn tới sự ra đời của Đảng
Quốc đại, cuộc bãi công của
công nhân Bombay năm 1908…

Câu 123. Hãy nêu những nét lớn trong chính sách thống trị của thực dân Anh ở Ấn Độ? Hậu quả của
những chính sách đó đối với Ấn Độ?
Câu 124. Nét chính về nguyên nhân, diễn biến của cuộc khởi nghĩa Xipay (1857 – 1859). Căn cứ vào
đâu để nói cuộc khởi nghĩa Xipay là cuộc khởi nghĩa dân dộc?
Câu 125. Sự thành lập và hoạt động của Đảng Quốc đại Ấn Độ? Đánh giá vai trò của Đảng Quốc đại
trong phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ.
Câu 126. Lập bảng so sánh các phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế
kỉ XX, theo các nội dung sau:
Cuộc khởi nghĩa Xipay
(1857 – 1859)

Cao trào 1905 – 1097

Nguyên nhân bùng nổ
Diễn biến chính
Tính chất
Kết quả và ý nghĩa

16. TRUNG QUỐC
(Từ giữa thế kỉ XIX
đến đầu thế kỉ XX)

Câu 127. Trình bày sự khác biệt trong những chủ trương của phái “ôn hoà” của Đảng Quốc đại và của
phái “dân chủ cấp tiến” đối với thực dân Anh?
Câu 128. Tại sao gọi cuộc xâm lược của thực dân Anh vào Trung Quốc là “Chiến tranh thuốc phiện”?
Sau cuộc Chiến tranh thuốc

phiện (1840 – 1842), lịch sử Thái độ của triều đình và nhân dân Trung Quốc trước nguy cơ bị thực dân Anh xâm lược như thế nào?
Trung Qốc chuyển sang một
Câu 129. Nêu nội dung chính của Hiệp ước Nam Kinh (tháng 8 – 1842). Việc triều đình Mãn Thanh kí
thời kì mới. Đó là thời kì Trung
hiệp
ước
này đã gây những hậu quả gì đối với xã hội Trung Hoa?
Quốc bị các nước đế quốc Âu –
Mĩ đua nhau xâm lược; cùng là
Câu 130. Những sự kiện lịch sử nào chứng tỏ rằng từ giữa thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, Trung Quốc đã trở
thời kì nhân dân Trung Quốc thành một nước nửa thuộc địa nửa phong kiến?
anh dũng đấu tranh chống xâm

Trang 13


 CHÂU TIẾN LỘC

Phần lịch sử thế giới cận – hiện đại
lược, chống phong kiến Mãn
Thanh mà đỉnh cao là cuộc
Cách mạng Tân Hợi (1911).

Câu 131. Hãy nêu tình hình xã hội Trung Quốc và công cuộc đấu tranh chống đế phong kiến, chống đế
quốc, xâm lược của nhân dân Trung Quốc cuối thể kỉ XIX đầu thế kỉ XX.
(Đề thi Olympic 30/4, khối 11, năm 2001)
Câu 132. Trình bày phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc chống phong kiến, đế quốc (cuối thế
kỉ XIX), đặc biệt là phong trào Duy Tân Mậu Tuất đã ảnh hưởng đến Việt Nam như thế nào?
Câu 133. Trình bày bối cảnh lịch sử của Trung Quốc cuối thế kỉ XIX. Cho biết tính chất, ý nghĩa lịch sử
và nguyên nhân thất bại của các cuộc đấu tranh của nhân dân Trung Quốc sau:

- Cuộc cải cách Mậu Tuất (1898)
- Phong trào Nghĩa Hoà đoàn (1900)
- Cách mạng Tân Hợi (1911)
Câu 134. Trình bày hoàn cảnh lịch sử, nội dung và nguyên nhân thất bại của cuộc Duy tân Mậu Tuất
(1898) ở Trung Quốc. Qua đó, liên hệ với cuộc cải cách Minh Trị ở Nhật Bản và lí giải vì sao cải cách Minh
Trị lại thành công.
(Đề thi Olympic 30/4, khối 11, năm 2004)
Câu 135. Nêu diễn biến, tính chất và ý nghĩa lịch sử của cuộc cách mạng Tân Hợi (1911) ở Trung Quốc.
(Đề thi HSG cấp THPT, TP.Hồ Chí Minh, năm 1999)
Câu 136. Cách mạng Tân Hợi (1911) ở Trung Quốc: Hoàn cảnh bùng nổ, những biến chính và ý nghĩa
lịch sử.
(Đề thi HSG cấp THPT, tỉnh Thừa Thiên Huế, năm 2000)
Câu 137. Những nhiệm vụ đặt ra cho Cách mạng Tân Hợi (1911) và điều kiện bùng nổ cách mạng. Tác
động của cuộc cách mạng này đối với phong trào cách mạng Việt Nam đầu thế kỉ XX? Hãy lập bảng sánh so
cuộc Cách mạng Tân Hợi và Cách mạng Nga (1905 – 1907).
Câu 138. Lập bảng so sánh cuộc vận động Duy Tân với Cách mạng Tân Hợi về: Lực lượng lãnh đạo,
thành phần tham gia, mục đích, phương thức tiến hành, kết quả.
Câu 139. Trình bày vài nét về tiểu sử Tôn Trung Sơn và sự thành lập tổ chức Trung Quốc Đồng minh
hội (cương lĩnh chính trị, ưu điểm và hạn chế của cương lĩnh đó). Theo anh (chị), trong những nhiệm vụ của
Trung Quốc Đồng minh hội thì nhiệm vụ nào là cống hiến vĩ đại của Đồng minh hội và Tôn Trung Sơn đối với
lịch sử Trung Quốc? Vì sao?
Câu 140. Trên cơ sở trình bày những hoạt động cách mạng của Tôn Trung Sơn, hãy nhận xét vai trò của
ông đối với lịch sử Cách mạng Trung Quốc.
Câu 141. Bằng những sự kiện lịch sử, hãy chứng minh cuộc cách mạng Tân Hợi (1911) ở Trung Quốc là
một cuộc “cách mạng tư sản không triệt để”. Anh (chị) đánh giá như thế nào về nhân vật Viên Thế Khải?
Câu 142. Lập bảng thống kê các phong trào đấu tranh chống đế quốc phong kiến, chống xâm lược của
nhân dân Trung Quốc giữa thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX. (theo mẫu sau)
Trang 14



 CHÂU TIẾN LỘC

Phần lịch sử thế giới cận – hiện đại

Nội dung

Khởi nghĩa
Thái bình Thiên quốc

Phong trào
Duy tân Mậu Tuất

Phong trào
Nghĩa Hòa đoàn

Diễn biến chính
Lãnh đạo
Lực lượng
Tính chất
Kết quả , ý nghĩa

17. CÁC NƯỚC
ĐÔNG NAM Á
(Cuối thế kỉ XIX –
đầu thế kỉ XX).

Từ sau thế kỉ XIX, các nước đế
quốc mở rộng và thống trị khu
vực Đông Nam Á. Hầu hết các
nước trong khu vực đều trở

thành thuộc địa, trừ Xiêm là giữ
được độc lập nhưng phụ thuộc
nước ngoài về nhiều mặt. Sự
xâm lược và đô hộ của thực dân
đã gây nên những chuyển biến
lớn trong xã hội ở Đông Nam Á,
đưa đến những phong trào đấu
tranh mạnh mẽ vì độc lập và
tiến bộ xã hội.

Câu 143. Lập niên biểu về phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc chống đế quốc, chống phong
kiến từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX. Từ đó, rút ra nhận xét về phong trào đấu tranh của nhân dân Trung
Quốc trong thời kì này.
Câu 144. Quá trình xâm lược của các nước đế quốc ở Đông Nam Á vào cuối thể kỉ XIX – đầu thế kỉ XX
diễn ra như thế nào? Tại sao trong hoàn cảnh khu vực Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, Xiêm lại
là nước duy nhất không trở thành thuộc địa của các nước phương Tây?
Câu 145. Hãy nêu nêu những cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào đấu tranh chống thực dân Hà Lan
của nhân dân Inđônêxia cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX?
Câu 146. Lập bảng so sánh hai xu hướng: cải cách của Hôxê Ridan và bạo động của Bôniphaxiô, theo
các nội dung sau: lãnh đạo, lực lượng tham gia, hình thức đấu tranh, chủ trương đấu tranh, kết quả và ý nghĩa.
Câu 147. Cho biết diễn biến và tính chất của cuộc Cách mạng năm 1896 ở Philíppin. Âm mưu và thủ
đoạn của đế quốc Mĩ đối với Philípin như thế nào?
Câu 148. Trình bày diễn biến chính các cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp của nông dân Campuchia.
Sự đoàn kết đấu tranh giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân Campuchia thể hiện như thế nào trong các cuộc
khởi nghĩa của Acha Xoa và Pucômbô?
Câu 149. Trình bày diễn biến chính các cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp của nhân dân Lào. Cuộc
khởi nghĩa của Ong Kẹo và Commađam diễn ra như thế nào?
Câu 150. Qua việc trình bày diễn biến chính các cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp của nhân dân
Campuchia và Lào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, anh (chị) có nhận xét chung như thế nào về phong trào đấu
tranh của nhân dân hai nước này?

Câu 151. Trình bày những biện pháp cải cách của Rama IV và Rama V. Cho biết tính chất, kết quả và ý
nghĩa của những cải cách này đối với sự phát triển của Vương quốc Xiêm.
Câu 152. Tại sao trong những điều kiện, bối cảnh, không gian, thời gian và thách thức tương tự Việt
Nam vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, vương quốc Xiêm đã thực hiện thành công tư tưởng cải cách, trong
khi những tư tưởng canh tân ở Việt Nam lại không được hiện thực hoá?
Câu 153. Hãy nêu những nét lớn về phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á vào cuối thế
kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Tại sao những phong trào này đều bị thất bại?
Trang 15


 CHÂU TIẾN LỘC
18. CÁC NƯỚC
CHÂU PHI, MĨ
LATINH THỜI
CẬN ĐẠI

Phần lịch sử thế giới cận – hiện đại
Nếu thế kỉ XVIII thế giới
chứng kiến sự thắng thế của
chủ nghĩa tư bản đối với chế độ
phong kiến, thì thế kỉ XIX là thế
kỉ tăng cường xâm chiếm thuộc
đại của các nước tư bản Âu Mĩ. Cũng như châu Á, châu Phi
và khu vực Mĩ Latinh không
tránh khỏi cơn lốc xâm lược đó.

Từ năm 1914 – 1918 nhân loại

19. CHIẾN TRANH đã trải qua một cuộc chiến
tranh thế giới tàn khốc, lôi cuốn

THẾ GIỚI THỨ
NHẤT (1914 – 1918) hàng chục nước tham gia, lan
rộng khắp các châu lục, tàn phá
nhiều nước, gây nên những
thiệt hại lớn về người và của.

Câu 154. So sánh phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước châu Phi và các nước Mĩ Latinh
thời cận đại về mục tiêu, hình thức, giai cấp lãnh đạo và kết cục. Đánh giá ưu điểm và hạn chế của các phong
trào. Liên hệ cuộc đấu tranh của các nước châu Á thời điểm này và nêu nhận xét điểm giống và khác nhau.
Câu 155. Trình bày nét lớn của lịch sử châu Phi từ thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX?
Câu 156. Cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, giải phóng dân tộc của nhân dân châu Phi trong thế
kỉ XIX diễn ra như thế nào? Nêu nhận xét về phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân ở châu Phi trong
giai đoạn này.
Câu 157. Vì sao vùng Trung, Nam Mĩ và một phần Bắc Mĩ (Mêhicô) được gọi là “khu vực Mĩ Latinh”?
Trình bày những nét cơ bản về sự xâm lược của thực dân châu Âu vào khu vực Mĩ Latinh.
Câu 158. Phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân Mĩ Latinh đầu thế kỉ XIX?
Câu 159. Phân tích nguyên nhân dẫn đến thất bại của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của các
nước châu Phi cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.
Câu 160. Đánh giá thắng lợi của các nước Mĩ Latinh? Theo anh (chị), những thắng lợi đó có triệt để
không? Vì sao?
Câu 161. Anh (chị) biết gì về chính sách “Cái gậy lớn” và “Ngoại giao đồng đô la” của Mĩ? Âm mưu
chính sách của Mĩ đối với khu vực Mĩ Latinh như thế nào?
Câu 162. Sự kiện nào châm ngòi cho cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918). Trình bày và
phân tích nội dung sự kiện đó.
Câu 163. Trình bày những đặc điểm nổi bật trong quan hệ Quốc tế cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Hãy
nêu nội dung cơ bản của các hiệp ước dẫn đến sự hình thành hai khối đế quốc trong quan hệ quốc tế cuối thế kỉ
XIX đầu thế kỉ XX.
Câu 164. Xác định tên sự kiện cho phù hợp với thời gian: 1882, 1907, 1904 – 1905, 28 – 6 – 1914,
28 – 7 – 1914. Trình bày và phân tích những sự kiện nào sẽ dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Câu 165. Ai là thủ phạm của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất ? Thái độ của nhân dân các nước đối với

cuộc chiến tranh này?
Câu 166. Trình bày nguyên nhân sâu xa và nguyên nhân trực tiếp Cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất và
phân tích tính chất, kết quả của cuộc chiến tranh này.
(Đề thi Olympic, khối 11, năm 2001)
Câu 167. Dưới đây là bảng kê các cột mốc thời gian quan trọng trong Chiến tranh thế giới thứ nhất , hãy
điền tên các sự kiện cho phù hợp:
Thời gian
28 – 6 – 1914
28 – 7 – 1914
01 – 8 – 1914
03 – 8 – 1914
Trang 16

Sự kiện


 CHÂU TIẾN LỘC

Phần lịch sử thế giới cận – hiện đại

04 – 8 – 1914
09 – 11 – 1914
11 – 11 – 1914
28 – 6 – 1919
(Đề thi Olympic, khối 11, năm 2004)
Câu 168. Vì sao, Mĩ tham gia Chiến tranh thế giới thứ nhất muộn?
Câu 169. Sự kiện nào diễn ra ngoài mong muốn của các nước đế quốc và tác động của sự kiện đó đến
tiến trình của chiến tranh?

20. NHỮNG

THÀNH TỰU VĂN
HOÁ THỜI CẬN
ĐẠI

Những biến động lịch sử từ đầu
thời cận đại đến cuối thế kỉ
XIX – đầu thế kỉ XX đã tác động
mạnh mẽ đến tình hình văn
hoá. Nhiều thành tựu đã đạt
được trong các lĩnh vực văn
hoá – nghệ thuật, tư tưởng.

21. ÔN TẬP LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI

Câu 170. Trình bày diễn biến và kết cục của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918). Hãy giải
thích nhận xét của Lênin về Chiến tranh thế giới thứ nhất: “...Trong cuộc chiến tranh này, chín mươi chín phần
trăm là phi nghĩa...”
Câu 171. Dựa vào nguyên nhân, tính chất và kết quả của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất , hãy làm rõ
nhận định “Chiến tranh thế giới thứ nhất là kết quả lôgíc giữa mâu thuẫn các nước đế quốc, là cuộc chiến tranh
đế quốc lớn, gây nhiều tai hoạ cho nhân loại”.
Câu 172. Bằng những sự kiện lịch sử có chọn lọc, hãy chứng minh: Chiến tranh thế giới thứ nhất là cách
giải quyết hợp quy luật về mẫu thuẫn giữa các nước đế quốc với đế quốc và chiến tranh tạo thêm điều kiện cho
cách mạng với thắng lợi ở khâu yếu nhất của hệ thống đế quốc.
Câu 173. Nêu các cuộc chiến tranh cục bộ diễn ra vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX và kết quả của nó.
Câu 174. Trình bày tính chất và kết cục của Chiến tranh thế giới thứ nhất . Vì sao nói nền hoà bình do
Hiệp ước Vécxai đem lại không phải là một nền hoà bình công bằng và bền vững?
Câu 175. Phân tích sách lược của Lênin và Đảng Bônsêvích Nga đối với cuộc Chiến tranh thế giới thứ
nhất (1914 – 1918).
Câu 176. Đánh giá về cục diện thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918). Cuộc Chiến
tranh thế giới thứ nhất đã ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình Việt Nam như thế nào?

Câu 177. Tại sao đầu thời cận đại nền văn hóa thế giới nhất là ở châu Âu có điều kiện phát triển? Trình
bày những thành tựu về văn học, nghệ thuật đầu thời kì cận đại đến giữa thế kỉ XIX.
Câu 178. Những thành tựu văn học, nghệ thuật đầu thế kỉ XIX – đến đầu thế kỉ XX và tác dụng của nó?
Câu 179. Trình bày những hiểu biết về những trào lưu tư tưởng tiến bộ thời cận đại và sự ra đời chủ
nghĩa xã hội khoa học.
Câu 180. Lập bảng hệ thống kiến thức về thành tựu của văn hoá thời cận đại (với các nhà văn hoá và trào
lưu tư tưởng tiến bộ).
Câu 181. Đánh dấu những mốc thời gian gắn liền với những sự kiện cơ bản của lịch sử thế giới cận đại
vào đường trục thời gian cho dưới đây:
Trang 17


 CHÂU TIẾN LỘC

Phần lịch sử thế giới cận – hiện đại

Câu 182. Nguyên nhân sâu xa và tóm lược diễn biến chính của các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại.
Đánh giá vai trò của các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại đối với việc phát triển kinh tế, xã hội của các nước
tư bản Âu – Mĩ.
Câu 183. Các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại có những điểm chung và điểm gì khác biệt gì?
Câu 184. Lập bảng so sánh “Tuyên ngôn độc lập” của Mĩ và “Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền”
cuả Pháp về thời gian ra đời, tên người soạn thảo, nội dung cơ bản, mặt tích cực và hạn chế của hai bản Tuyên
ngôn.
Câu 185. Hãy cho biết những sự kiện lịch sử sau đây diễn ra ở nước nào trong thời kỳ thứ nhất của lịch
sử thế giới cận đại. Đánh dấu (X) vào cột có tên nước đó.

(Đề thi HSG cấp THPT, tỉnh Thừa Thiên Huế, năm 2005)
Câu 186. Phân tích những mâu thuẫn cơ bản trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Hệ quả tất yếu của
những mâu thuẫn đó là gì?
Câu 187. Đánh giá mặt tích cực và hạn chế của cách mạng tư sản và chủ nghĩa tư bản.

Câu 188. Khái quát tình hình các nước tư bản Âu – Mĩ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Hãy liên hệ với
tình hình Việt Nam giai đoạn này để làm rõ hơn đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc.
Câu 189. Dấu hiệu nào chứng tỏ chủ nghĩa tư bản chuyển sang đế quốc chủ nghĩa?
Câu 190. Nêu nguyên nhân bùng nổ, hình thức đấu tranh và các sự kiện cơ bản đánh dấu bước phát triển
của phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XVIII, XIX.
Câu 191. Nêu một số luận điểm cơ bản trong tư tưởng của Mác, Ăngghen và Lênin về sứ mệnh lịch sử
của giai cấp công nhân.
Câu 192. Nhận xét khái quát về phong trào công nhân quốc tế từ thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Hãy liên hệ
với phong trào công nhân Việt Nam để thấy rõ tình cảnh của giai cấp công nhân dưới sự đàn áp và bóc lột của
tư sản và quy luật “có áp bức có đấu tranh”.
Trang 18


 CHÂU TIẾN LỘC

Phần lịch sử thế giới cận – hiện đại

Câu 193. Nhật xét khái quát tình hình châu Á từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX. Hãy liên hệ tình
hình Việt Nam để thấy sự phát triển của mỗi quốc gia có những nét riêng song không nằm ngoài quy luật chung
của khu vực và rút ra những bài học kinh nghiệm cần thiết.
Câu 194. Trên cơ sở sự phân chia thuộc địa giữa các nước đế quốc ở Á, Phi, Mĩ Latinh, hãy giải thích
khái niệm “hoàn thành việc phân chia thuộc địa”.
Nhật xét khái quát về phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân các nước châu Á, châu Phi
và khu vực Mĩ Latinh từ giữa thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX về mục tiêu, hình thức đấu tranh, nguyên nhân thất bại.
Câu 195. Lập bảng kê về phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX.
Tên nước

Chống thực dân

Phong trào đấu tranh tiêu biếu


Kết quả, ý nghĩa

Nhật Bản
Ấn Độ
Trung Quốc
Inđônêxia
Philíppin
Campuchia
Lào
Xiêm (Thái Lan)
Câu 196. Dựa vào gợi ý hãy điền thông tin thích hợp vào ô còn trống trong bảng dưới đây:
Mâu thuẫn

Hệ quả

Sự kiện dẫn chứng

Mâu thuẫn giữa quan hệ sản xuất phong kiến lỗi
thời với lực lượng sản xuất mới – tư bản chủ nghĩa
Mâu thuẫn giữa các đế quốc
Mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản và tư sản
Mâu thuẫn giữa các nước thuộc địa với các đế quốc
Câu 197. Trình bày khái quát những sự kiện quan trọng đã xảy ra trong 20 năm đầu của thế kỉ XX. Theo
anh (chị), sự kiện nào là quan trọng nhất? Vì sao?
Trang 19


 CHÂU TIẾN LỘC


Phần lịch sử thế giới cận – hiện đại

LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI (Phần từ năm 1917 đến năm 2000)
22. CÁCH MẠNG
THÁNG MƯỜI
NGA NĂM 1917 VÀ
CUỘC ĐẤU
TRANH BẢO VỆ
CÁCH MẠNG.
(1917 – 1921)

Năm 1917, ở nước Nga đã
diễn ra hai cuộc cách mạng:
Cách mạng dân chủ tư sản
tháng tháng Hai và Cách
mạng xã hội chủ nghĩa tháng
Mười. Thắng lợi của Cách
mạng tháng Mười đã dẫn đến
sự ra đời của nhà nước xã hội
công nhân đầu tiên trên thế
giới, mở ra một thời kì mới
trong lịch sử nước Nga và lịch
sử thế giới.

Câu 198. Trình bày những tiền đề dẫn tới cách mạng bùng nổ và thắng lợi ở Nga năm 1917.
Câu 199. Cách mạng tháng Mười Nga 1917 bùng nổ có phải là một tất yếu lịch sử không? Vì sao?
Câu 200. Tại sao lại nói cách mạng vô sản sẽ nổ ra và thành công ở khâu yếu nhất trong chuỗi các nước
đế quốc và khâu yếu nhất đó là nước Nga?
Câu 201. Trình bày tóm tắt diễn biến và những đặc điểm chủ yếu của Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở
Nga. So sánh sự khác nhau giữa cuộc Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga và các cuộc cách mạng dân chủ tư

sản ở phương Tây trong thời kì cận đại.
(Đề HSG cấp THPT, TP.Hồ Chí Minh, năm 1999)
Câu 202. Tường thuật diễn biến của Cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai ở Nga. Vì sao giai cấp công
nhân Nga chưa nắm được chính quyền trong Cách mạng tháng Hai?
Câu 203. Vì sao Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga là “cách mạng dân chủ tư sản”? Mối quan hệ
giữa cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới với cách mạng xã hội chủ nghĩa như thế nào? Mối quan hệ đó thể hiện
ở Nga vào năm 1917 ra sao?
Câu 204. So sánh những điểm giống và khác nhau giữa cách mạng tư sản kiểu cũ với cách mạng tư sản
kiểu mới. Giải thích vì sao lại có những điểm khác nhau đó?
Câu 205. Vì sao:
a. Năm 1917, nước Nga có đến hai cuộc cách mạng: cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai và cách
mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười?
b. Từ tháng 2 đến tháng 7, Lênin quyết định giành chính quyền bằng con đường hòa bình?
(Đề thi Olympic 30/4, khối 11, năm 2006)
Câu 206. Bằng những sự kiện đã học về cuộc Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga, anh (chị)
hãy giải thích và chứng minh:
a. Tại sao Cách mạng tháng Hai (1917), Đảng Bônsêvích chủ trương phát triển cách mạng bằng
phương pháp hoà bình? Tại sao nói đó là một khả năng rất quý nhưng rất hiếm trong lịch sử?
b. Tại sao sau sự kiện tháng 7 năm 1917, khả năng phát triển cách mạng bằng phương pháp hoà
bình không còn nữa? Đảng Bônsêvích đã chuyển hướng sách lược đấu tranh một cách sáng suốt như thế nào?
(Đề thi Olympic 30/4, khối 11, năm 2002)
Câu 207. Vì sao nước Nga phải tiến hành hai cuộc cách mạng trong năm 1917? Trình bày diễn tiến khởi
nghĩa của Cách mạng tháng Mười; phân tích vai trò của Lênin trong và sau cuộc cách mạng này.
Câu 208. Qua diễn biến của cuộc khởi nghĩa vũ trang ở Pêtơrôgrát, hãy làm sáng tỏ vai trò của Lê-nin
và Đảng Bônsêvích Nga đối với Cách mạng tháng Mười Nga (1917).
(Đề thi Olympic 30/4, khối 11, năm 2000)
Câu 209. Phân tích chủ trương của Lê-nin trong việc chỉ đạo Cách mạng tháng Mười Nga từ tháng 4 –
Trang 20



 CHÂU TIẾN LỘC

Phần lịch sử thế giới cận – hiện đại

1917 đến 7 – 1917. Qua bài Cách mạng tháng Mười Nga 1917 đã học, hãy nêu một sự kiện có liên quan đến
người Việt Nam và nói lên ý nghĩa của sự kiện đó.
Câu 210. Lênin nói: “Hãy cho tôi một tổ chức những người cách mạng và chúng tôi sẽ đảo ngược cả
nước Nga” (“Làm gì” trong V.I.Lênin toàn tập, NXB Sự thật, Hà Nội 1969, tập 2, trang 162). Bằng những sự
kiện lịch sử đã học của bài Cách mạng Nga trong những năm 1917 – 1920, hãy chứng minh câu nói trên.
Câu 211. Nêu nhiệm vụ và tính chất của Cách mạng tháng Mười Nga 1917.
(Đề thi HSG Quốc gia, năm 2007)
Câu 212. Lập bảng so sánh Cách mạng tháng Mười Nga với cách mạng tư sản thời cận đại về các mặt:
mục tiêu, nhiệm vụ, lãnh đạo, động lực, tính chất, kết quả và ý nghĩa lịch sử.
Câu 213. Dựa vào sự hiểu biết của anh (chị) về Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, hãy làm rõ
những ý sau đây:
- Một chế độ mới trong sự tiến hóa của loài người.
- Quá trình đấu tranh phát triển của Cách mạng tháng Mười Nga so với các cuộc cách mạng tư
sản thời cận đại như thế nào? Tại sao lại có sự khác biệt như vậy?
Câu 214. Trình bày vai trò của Lênin và Đảng Bônsêvích trong việc chỉ đạo nhà nước Xô viết xây dựng
và bảo vệ chính quyền sau Cách mạng tháng Mười Nga (1918 – 1920).
Câu 215.
- Tại nước Nga Xô viết, cuộc đấu tranh để bảo vệ, củng cố và giữ vững chính quyền trong năm đầu
tiên sau thắng lợi của Cách mạng tháng Mười (1917) đã được thực hiện với chủ trương của Đảng Bônsêvích
như thế nào?
- Tại Việt Nam, cuộc đấu tranh để bảo vệ độc lập dân tộc, củng cố và giữ vững chính quyền trong
năm đầu tiên sau thắng lợi của Cách mạng tháng Tám (1945) đã được thực hiện với chủ trương của Đảng
Cộng sản Việt Nam như thế nào?
- Anh (chị) hãy xác định nguyên nhân chung đã dẫn đến sự thắng lợi trong công cuộc đấu tranh để
bảo vệ độc lập dân tộc và giữ vững chính quyền của nhân dân hai nước trên.
Câu 216. Việc xây dựng và củng cố chính quyền Xô viết ở Nga trong những năm 1917 – 1918 đã diễn ra

như thế nào? Cho biết chính quyền Xô viết đầu tiên ở nước ta đã ra đời trong hoàn cảnh lịch sử nào và hoạt
động ra sao?
Câu 217. Vai trò của Lênin đối với phong trào công nhân Nga và Cách mạng Nga (từ đầu thế kỷ XX đến
năm 1918)?
(Đề thi Olympic 30/4, khối 11, năm 2006)
Câu 218. Nguyên nhân thắng lợi và bài học kinh nghiệm của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.
Hãy nêu dẫn chứng mà anh (chị) biết về ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười đối với cách mạng Việt Nam?
Câu 219. Trình bày ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917. Ảnh hưởng của cuộc
cách mạng này đối với Cách mạng Việt Nam như thế nào?
(Đề thi Olympic 30/4, khối 11, năm 2009)
Trang 21


 CHÂU TIẾN LỘC

Phần lịch sử thế giới cận – hiện đại

Câu 220. Phân tích ý nghĩa của Cách mạng tháng Mười Nga 1917 đối với phong trào giải phóng dân tộc.
(Đề thi HSG Quốc gia, năm 2009)
23. LIÊN XÔ XÂY
DỰNG CHỦ
NGHĨA XÃ HỘI
(1917 – 1921)

Với Chính sách kinh tế mới –
NEP (1921 – 1925), nhân dân
Xô viết đã hoàn thành khôi
phục đất nước sau chiến tranh
và bắt đầu triển khai công
cuộc xây dựng chủ nghĩa xã

hội. Bằng việc thực hiện các
kế hoạch 5 năm, Liên Xô đã
đạt được nhiều thành tựu to
lớn về mọi mặt và trở thành 1
cường quốc công nghiệp xã
hội chủ nghĩa.

Câu 221. Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội trong hoàn cảnh đặc biệt như thế nào? Hoàn cảnh đó ảnh
hưởng đến đường lối, biện pháp và nhịp độ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô ra sao?
Câu 222. a. Nước Nga Xô viết gặp phải những khó khăn gì về kinh tế, chính trị.
b. Xem bảng thống kê sản lượng một số sản phẩm kinh tế của Nga (1921 – 1924):

Hãy nhận xét về tình hình kinh tế nước Nga năm 1921 so với năm 1913 – năm phát triển cao nhất
của nước Nga thời Nga hoàng.
Câu 223. Vì sao Đảng Bônsêvích (Nga) phải chuyển từ chính sách "cộng sản thời chiến" sang chính sách
kinh tế mới? Tác dụng của NEP đối với nền kinh tế của nước Nga Xô viết? Đánh giá vai trò của Lênin trong
thời kỳ đó?
Câu 224. Trình bày hoàn cảnh ra đời, nội dung chủ yếu và ý nghĩa của Chính sách Kinh tế mới (NEP)
đối với nước Nga Xô viết. Theo anh (chị), đường lối đổi mới về quan hệ sản xuất mà Đại hội toàn quốc lần thứ
VI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra có điểm gì giống với NEP?
Câu 225. Lập bảng so sánh sự khác nhau giữa chính sách “Cộng sản thời chiến” và chính sách “Kinh tế
mới”. Từ đó, rút ra thực chất của chính sách “Kinh tế mới”?
(Đề thi Olympic 30/4, khối 11, năm 2006)
Câu 226. Tại sao có sự ra đời của Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết (gọi tắt là Liên Xô)? Sự
ra đời của liên bang (thời gian, tên gọi, thành phần). Trình bày khái quát công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội
ở Liên Xô từ năm 1928 đến năm 1937. Nêu những thành tựu và thiếu sót của nó.
Câu 227. Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội. Hãy xác định những ô còn trống:
Năm

Tình trạng nông nghiệp


1920

Bằng ½ so với trước
chiến tranh.

1921

Bỏ qua
Trang 22

Tình trạng công nghiệp

Sự kiện kinh tế, chính
trị quan trọng


 CHÂU TIẾN LỘC

Phần lịch sử thế giới cận – hiện đại

1922

Được mùa, thành thị có
đủ thực phẩm

1928 – 1932
Câu 228. Xem hai bảng sau:
a. Bảng thống kê sản lượng một số sản phẩm công nghiệp của Liên Xô (đơn vị: triệu tấn) (1929 – 1940)


b. Bảng thống kê sản lượng một số sản phẩm công nghiệp của Liên Xô, Anh và Pháp năm 1940

24. KHÁI QUÁT
VỀ CÁC NƯỚC TƯ
BẢN CHỦ NGHĨA
GIỮA HAI CUỘC
CHIẾN TRANH
THẾ GIỚI.
(1918 – 1939)

Trong vòng 20 năm giữa hai
cuộc chiến tranh thế giới, chủ
nghĩa tư bản đã trải qua
những bước thăng trầm và
biến động. Nếu như trong
năm đầu (1918 – 1929), các
nước tư bản từng bước ổn
định và đạt được mức tăng
trưởng cao về kinh tế, thì
trong 10 năm sau (1929 –
1939) đã lâm vào cuộc khủng
hoảng trầm trọng, dẫn tới
chiến tranh.

Qua hai bảng thống kê, anh (chị) có nhận xét gì về thành tựu mà Liên Xô đạt được trong lĩnh vực
công nghiệp.
Câu 229. Đánh giá về nền hoà bình do Hội nghị Véc-xai đem lại, Nguyên soái Phéc-đi-năng Phốc
(Foch) – nguyên Tổng tư lệnh quân đội Đồng minh ở châu Âu đã nói: “Đây không phải là hoà bình. Đây là một
cuộc hưu chiến trong 20 năm”. Tại sao nói như vậy?
(Đề thi Olympic Truyền thống 30/4, khối 11, năm 2006)

Câu 230. Trật tự thế giới mới được thiết lập sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914 – 1918)
như thế nào?
(Đề thi HSG Quốc gia , bảng B, năm 1999)
Câu 231. Nêu nhận xét về sự phát triển sản xuất công nghiệp của một số nước tư bản châu Âu qua số
liệu các năm 1920 và 1929.

Trang 23


 CHÂU TIẾN LỘC

Phần lịch sử thế giới cận – hiện đại

(Bảng thống kê sản lượng than và thép của một số nước tư bản châu Âu (1920 – 1939).
Đơn vị: triệu tấn)

Câu 232. Bằng những dẫn chứng tiêu biểu, hãy phân tích sự ổn định của chủ nghĩa tư bản trong những
năm 1924 – 1929 (có so sánh giữa các nước điển hình).
Câu 233. Lập bảng so sánh hai phong trào cách mạng: phong trào cách mạng 1918 – 1923 và phong trào
cách mạng 1929 – 1939 về các mặt: hoàn cảnh, nội dung, tính chất và kết quả.
Câu 234. Trình bày hoàn cảnh ra đời và hoạt động của Quốc tế Cộng sản (1919 – 1923). Các nghị quyết
của Đại hội II và VII đã ảnh hưởng đến phong trào cách mạng Việt Nam như thế nào?
Câu 235. Phân tích chủ trương điều chỉnh chiến lược Cách mạng của Quốc tế Cộng sản tại Đại hội lần
thứ VII (7 – 1935) và giải thích nguyên nhân dẫn tới những chủ trương đó?
(Đề thi HSG Quốc gia, năm 2008)
Câu 236. Trên cơ sở tổ chức Quốc tế Cộng sản (Quốc tế III), anh (chị) hãy:
- Chứng minh sự giải thế của tổ chức này vào năm 1943 là một tất yếu khách quan.
- Phân tích vai trò lịch sử của tổ chức Quốc tế III đối với phong trào cách mạng thế giới.
Câu 237. Qua cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933, anh (chị) hãy cho biết:
- Những hậu quả nặng nề của cuộc khủng hoảng đó đối với các nước tư bản chủ nghĩa?

- Thực trạng kinh tế, xã hội Việt Nam trong những năm khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933?
Câu 238. Nêu đặc điểm của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933). Giải thích vì sao trong bối
cảnh khủng hoảng đó, các nước Anh – Pháp – Mĩ vẫn giữ nguyên nền dân chủ tư sản, còn Đức – Italia – Nhật
Bản lại thiết lập chế độ độc tài phát xít?
Câu 239. Trình bày nguyên nhân, hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933). Nước
Mỹ đã giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế này như thế nào?
(Đề thi Oympic 30/4, khối 11, năm 2009)
Câu 240. Nét chính về diễn biến, ý nghĩa phong trào đấu tranh của Mặt trận Nhân dân chống phát và
nguy cơ chiến chiến tranh. Hãy liên hệ với lịch sử Việt Nam để trình bày về phong trào Mặt trận nhân dân Pháp
và phong trào Mặt trận Dân chủ Đông Dương (1936 – 1939).
Câu 241. Chủ nghĩa tư bản từ 1918 đến 1939 chia ra làm mấy giai đoạn? Nêu nhận xét chung về các giai
đoạn phát triển của các nước tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939).
Trang 24


 CHÂU TIẾN LỘC
25. NƯỚC ĐỨC,
MĨ , NHẬT BẢN
GIỮA HAI CUỘC
CHIẾN TRANH
THẾ GIỚI.
(1918 – 1939)

Phần lịch sử thế giới cận – hiện đại

* Đức: Sau thất bại nặng nề
của Đức trong Chiến tranh
thế giới thứ nhất, một cao trào
cách mạng bùng nổ và lan
rộng khắp nước Đức vào

những năm 1918 – 1923.
Cuộc khủng hoảng kinh tế
(1929 – 1933) đã chấm dứt
thời kì phục hồi ngắn ngủi
của nền kinh tế và đưa đất
nước bước vào một thời kì đen
tối: thời kì thống trị và chuẩn
bị phát động chiến tranh thế
giới của chủ nghĩa phát xít
Đức.
* Mỹ: Trong những năm
1918 – 1939, nước Mĩ đã trải
qua những bước thăng trầm
đầy kịch tính: Từ sự phồn
vinh của nền kinh tế trong
thập niên 20 (ngay sau chiến
tranh) đến khủng hoảng và
suy thoái nặng nề chưa từng
có trong lịch sử nước Mĩ trong
những năm 1929 – 1933.
“Chính sách mới” của Tổng
thống Rudơven đã đưa nước
Mĩ thoát ra khỏi cuộc khủng
hoảng và duy trì được sự phát
triển của chủ nghĩa tư bản.
* Nhật Bản: Thu nhiều lợi
nhiều trong Chiến tranh thế
giới thứ nhất . qua những
năm ổn định ngắn ngủii sau
chiến tranh, cuộc khủng

hoảng kinh tế thế giới đã
giáng đòn nặng nề vào nước
Nhật. Để tìm lối thoát ra khỏi
khủng hoảng, giới quân phiệt
Nhật tiến hành phát xít hoá bộ
máy nhà nước, biến Nhật
thành một lò lửa chiến tranh ở
châu Á và thế giới.

Câu 242. Nêu những điểm nổi bật trong tình hình nước Đức trong những năm 1918 – 1929. Vì sao chủ
nghĩa phát xít thắng thế ở Đức?
Câu 243. Thế nào là “chủ nghĩa phát xít”? Chính phủ Hít-le đã thực hiện chính sách chính trị, kinh tế,
đối ngoại như thế nào trong những năm 1933 – 1939?
Câu 244. Những biểu hiện nào chứng tỏ đến năm 1938, nước Đức đã trở thành lò lửa của cuộc Chiến
tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)?
Câu 245. Hãy lập bảng so sánh để thấy giống nhau (về đặc điểm kinh tế, bản chất, mưu đồ, thái độ trong
quan hệ quốc tế) và sự khác nhau (quá trình xác lập chủ nghĩa phát xít, tiềm lực kinh tế) giữa ba nước phát xít
Đức, Italia, Nhật trong những năm 20 và 30 của thế kỉ XX.
(Đề thi HSG Quốc gia, bảng A, năm 2005)
Câu 246. Bằng những sự kiện tiêu biểu, hãy chứng minh: trong những năm 1918 – 1939, nước Mĩ đã trải
qua những bước thăng trầm đầy kịch tính.
Câu 247. Trình bày những điểm cơ bản trong “Chính sách mới” (The New Deal) của Tổng thống Mĩ
Phranklin Rudơven và rút ra nhận xét.
Câu 248. Đánh giá “Chính sách mới” của Tổng thống Mĩ Phranklin Rudơven và tình hình kinh tế, chính
trị, chính sách đối ngoại của Mĩ những năm 1934 – 1939. So sánh con đường tìm lối thoát trước cuộc khủng
hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 của nước Đức và nước Mĩ.
Câu 249. Trong thập niên 20 của thế kỉ XX, kinh tế Mĩ và Nhật Bản có điểm gì giống và khác nhau? Để
thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933, hai nước này đã có cách giải quyết khác nhau như
thế nào?
Câu 250. Tình hình Nhật Bản trong những năm 1918 – 1929 có những điểm gì nổi bật?

Câu 251. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 đã tác động đến nước Nhật như thế nào? Để
thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933, giới cầm quyền ở Nhật Bản đã có cách giải quyết
như thế nào? Tại sao giới cầm quyền Nhật Bản lại chọn Trung Quốc làm điểm đến đầu tiên trong chính sách
xâm lược của mình vào thập niên 20 của thế kỉ XX?
Câu 252. Cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa quân phiệt của nhân dân Nhật Bản diễn ra như thế nào? Tác
động của cuộc đấu tranh đó đối với quá trình quân phiệt hoá ở Nhật Bản.
Câu 253. Bằng những kiến thức đã học, anh (chị) hãy phân tích những nét khác biệt của quá trình phát
xít hoá ở Nhật Bản so với Đức.
Câu 254. Lập bảng kê những điểm nổi bật trong tình hình kinh tế, chính trị của các nước Đức, Mỹ và
Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939)

Trang 25


×