Tải bản đầy đủ (.doc) (124 trang)

ỨNG DỤNG kỹ THUẬT BOBS để PHÁT HIỆN một số hội CHỨNG LỆCH bội và mất đoạn NHỎ NHIỄM sắc THỂ của THAI TRONG CHẨN đoán TRƯỚC SINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.19 MB, 124 trang )

B GIO DC V O TO

B Y T

TRNG I HC Y H NI

PHAN TH THU GIANG

ứng dụng kỹ thuật Bobs để phát hiện
một số hội chứng lệch bội và mất đoạn nhỏ
nhiễm sắc thể của thai trong chẩn đoán trớc
sinh

LUN VN THC S Y HC

H NI 2017


B GIO DC V O TO

B Y T

TRNG I HC Y H NI

PHAN TH THU GIANG

ứng dụng kỹ thuật Bobs để phát hiện
một số hội chứng lệch bội và mất đoạn nhỏ
nhiễm sắc thể của thai trong chẩn đoán trớc
sinh
Chuyờn ngnh : Y sinh hc - Di truyn


Mó s

: 60720106

LUN VN THC S Y HC
Ngi hng dn khoa hc:
PGS.TS. Hong Th Ngc Lan

H NI - 2017


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã
nhận được sự hướng dẫn quý báu, sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô, các
anh chị, bạn bè và gia đình.
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn
chân thành tới:
Ban Giám hiệu trường Đại học Y Hà Nội, phòng Quản lí đào tạo Sau
đại học, Bộ môn Y sinh học – Di truyền trường Đại học Y Hà Nội, Trung tâm
Chẩn đoán trước sinh – Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương đã tạo mọi điều kiện,
giúp đỡ tôi tận tình trong học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Hoàng Thị
Ngọc Lan người đã hết lòng giúp đỡ, dạy bảo, dìu dắt, hướng dẫn tôi trong
suốt quá trình làm luận văn cũng như quá trình nghiên cứu, học tập, truyền
cho tôi niềm say mê nghiên cứu khoa học. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới
các anh chị kỹ thuật viên Trung tâm Chẩn đoán trước sinh – Bệnh viện Phụ
Sản Trung Ương đã hướng dẫn, giúp đỡ tôi rất nhiệt tình trong quá trình
nghiên cứu.
Các Thầy cô trong hội đồng khoa học thông qua đề cương đã đóng góp
nhiều ý kiến quý báu cho tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.

Xin cảm ơn các bệnh nhân đã đồng ý tham gia vào nghiên cứu này.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình đã luôn động viên tôi,
bạn bè đã giúp đỡ, chia sẻ khó khăn với tôi trong suốt quá trình hoàn thành
luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 9 năm 2017
Phan Thị Thu Giang


LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Phan Thị Thu Giang, học viên lớp Bác sỹ nội trú khóa 40, Trường
Đại học Y Hà Nội, chuyên ngành Y sinh học – Di truyền, xin cam đoan:
1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn
của PGS.TS. Hoàng Thị Ngọc Lan.
2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã
được công bố tại Việt Nam
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung
thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp nhận của cơ sở nơi nghiên cứu.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.

Hà Nội, ngày 18 tháng 09 năm 2017
Người viết cam đoan

Phan Thị Thu Giang


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
AFP
AS
BN

BoBs
CGH
DGS
DNA
DTBS
FISH
HC
HTM
IC
ID
KQ
MDS
MLPA
NST
PAPP – A
PCR
PWS
QF – PCR
RAT
SMS
TKSSG
uE3
UPD
WBS
WHS
βhCG

: Alpha fetoprotein
: Angelman Syndrome LGS : Langer – Giedion Syndrome
: Bệnh nhân

: Bacterial artificial chromosome – on – beads
: Microarray – based comparative genomic hybridization.
: DiGeorge Syndrome
: Acid Deoxyribonucleic
: Dị tật bẩm sinh.
: Fluorescent in stitu hybridization
: Hội chứng
: Huyết thanh mẹ
: Imprinting centre
: Impriting detect
: Kết quả
: Miller – Dieker Syndrome
: Multiplex ligation-dependent probe amplification
: Nhiễm sắc thể
: Pregnancy – associated plasma protein A
: Polymerase chain reaction
: Prader – Willi Syndrome
: Quantitative fluorescent - polymerase chain reaction
: Rapid aneuploidy testing
: Smith – Magenis Syndrome
: Tăng khoảng sáng sau gáy
: Unconjugated Estriol
: Maternal uniparental disomy 15
: William – Beuren Syndrome
: Wolf – Hirschhorn Syndrome
: Beta – Human chronic gonadotropin


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1

Chương 1: TỔNG QUAN..............................................................................3
1.1. Một số hội chứng vi mất đoạn NST được phát hiện bằng kỹ thuật BoBs......3
1.2. Tầm quan trọng của chẩn đoán trước sinh...............................................17
1.3. Đối tượng cần làm chẩn đoán trước sinh..................................................18
1.4. Xét nghiệm trước sinh không xâm lấn.....................................................20
1.5. Các phương pháp chẩn đoán trước sinh...................................................23
1.5.1. Các phương pháp lấy tế bào thai...................................................23
1.5.2. Những kỹ thuật di truyền đã được áp dụng trong chẩn đoán trước
sinh................................................................................................24
1.6. Kỹ thuật Bacs-on-Beads...........................................................................28
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............35
2.1. Đối tượng nghiên cứu...............................................................................35
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn......................................................................35
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ.........................................................................36
2.2. Địa điểm nghiên cứu và địa điểm phân tích mẫu.....................................36
2.3. Thời gian nghiên cứu................................................................................36
2.4. Phương tiện nghiên cứu............................................................................36
2.4.1. Dụng cụ.........................................................................................36
2.4.2. Hóa chất........................................................................................37
2.5. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................37
2.5.1. Thiết kế nghiên cứu.......................................................................37
2.5.2. Cỡ mẫu nghiên cứu.......................................................................37
2.6. Kỹ thuật sử dụng......................................................................................37
2.6.1. Chuẩn bị mẫu DNA.......................................................................39


2.6.2. Tách chiết DNA............................................................................39
2.6.3. Phương pháp định lượng DNA.....................................................39
2.6.4. Các bước của quy trình thực hiện kỹ thuật BoBs..........................40
2.7. Phân tích kết quả......................................................................................45

2.8. Xử lý và phân tích số liệu.........................................................................47
2.9. Đạo đức nghiên cứu..................................................................................47
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................48
3.1. Một số đặc điểm sinh học của nhóm đối tượng nghiên cứu.....................48
3.1.1. Tuổi thai phụ.................................................................................48
3.1.2. Tuổi thai........................................................................................49
3.2. Kết quả kỹ thuật Bobs..............................................................................50
3.3. Đánh giá giá trị của kỹ thuật BoBs...........................................................51
3.3.1. Hình ảnh siêu âm thai trong nghiên cứu.......................................51
3.3.2. Kết quả siêu âm thai với những trường hợp có kết quả BoBs bất
thường...........................................................................................52
3.3.3. Kết quả sàng lọc huyết thanh mẹ trong nhóm nghiên cứu............53
3.3.4. Kết quả sàng lọc HTM với những trường hợp có kết quả BoBs bất
thường...........................................................................................54
3.3.5. Sự tương đồng giữa kỹ thuật BoBs và kỹ thuật di truyền tế bào. .55
3.3.6. Kết quả di truyền tế bào trong nhóm nghiên cứu..........................55
Chương 4: BÀN LUẬN.................................................................................70
4.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu....................................................70
4.1.1. Về tuổi thai phụ.............................................................................70
4.1.2.Về tuổi thai.....................................................................................72
4.2. Bàn luận về kết quả kỹ thuật BoBs..........................................................73
4.3. Đánh giá giá trị của kỹ thuật BoBs...........................................................74
4.3.1. Đối chiếu kết quả siêu âm thai với kết quả BoBs.........................74


4.3.2. Đối chiếu kết quả sàng lọc huyết thanh mẹ với kết quả BoBs......79
4.3.3. Đánh giá sự tương đồng giữa kỹ thuật BoBs và kỹ thuật di truyền
tế bào.............................................................................................80
4.3.4. Đối chiếu kết quả kỹ thuật BoBs với kết quả di truyền tế bào......82
KẾT LUẬN....................................................................................................89

KIẾN NGHỊ...................................................................................................90
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1.

So sánh các đặc điểm trong chẩn đoán trước sinh làm bằng các
phương pháp khác nhau.............................................................31

Bảng 2.1.

Bảng tính nồng độ DNA cần cho mỗi phản ứng Bobs...................41

Bảng 2.2.

Bảng tính thể tích dung dịch Labeling Mix...................................41

Bảng 2.3.

Bảng tính thể tích dung dịch Hybridization Bead Mix..................43

Bảng 2.4.

Bảng tính thể tích dung dịch Reporter Mix...................................44

Bảng 2.5.

Các loại đột biến tương ứng với tỷ lệ tín hiệu huỳnh quang..........45


Bảng 3.1.

Tuổi trung bình thai phụ...............................................................48

Bảng 3.2.

Tuổi thai tại thời điểm chọc hút nước ối.......................................49

Bảng 3.3.

Kết quả chẩn đoán bằng kỹ thuật BoBs........................................50

Bảng 3.4.

Đối chiếu kết quả của BoBs với hình ảnh siêu âm thai.................51

Bảng 3.5.

Đối chiếu kết quả của siêu âm thai với những trường hợp có kết
quả BoBs bất thường....................................................................52

Bảng 3.6.

Đối chiếu kết quả sàng lọc huyết thanh mẹ với kết quả BoBs.......53

Bảng 3.7.

Đối chiếu kết quả của sàng lọc huyết thanh mẹ với những trường
hợp có kết quả BoBs bất thường...................................................54


Bảng 3.8.

Đối chiếu kết quả kỹ thuật BoBs với kết quả di truyền tế bào.......55

Bảng 3.9.

So sánh chi tiết những trường hợp bất thường của kỹ thuật BoBs và
kỹ thuật di truyền tế bào...............................................................56


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Phân bố thai phụ theo tuổi........................................................48
Biểu đồ 3.2. Sự tương đồng giữa kết quả di truyền tế bào và kỹ thuật BoBs.....55


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1:

Sơ đồ mô tả vi mất đoạn NST 22q11.2 và một số gen ở vùng
này.................................................................................................3

Hình 1.2:

Đối với thai phụ trẻ tuổi, khả năng mang thai mắc 5 hội chứng
vi mất đoạn cao hơn khả năng mắc hội chứng Down................4

Hình 1.3:

Vị trí mất đoạn trên NST 22........................................................6


Hình 1.4:

Một số kỹ thuật sử dụng chẩn đoán hội chứng vi mất đoạn......7

Hình 1.5:

Vị trí đoạn mất trên NST 4........................................................13

Hình 1.6:

Vùng gen đặc hiệu tương ứng với DNA dò được gắn các hạt
Bead có thể lai............................................................................29

Hình 1.7:

Nguyên lý kỹ thuật BoBs .........................................................30

Hình 1.8:

Phân tích kết quả trên hệ thống máy Luminex 100/200..........30

Hình 2.1:

Màn hình hiển thị kết quả 46, XY.............................................46

Hình 2.2:

Kết quả BoBs với đột biến vi mất đoạn....................................46


Hình 3.1:

Kết quả BoBs của thai số 3 mắc hội chứng DiGeorge.............58

Hình 3.2:

Kết quả di truyền tế bào của thai số 3 bình thường..................59

Hình 3.3:

Kết quả BoBs của thai số 6 mắc hôi chứng Cri du chat...........60

Hình 3.4:

Kết quả di truyền tế bào của thai số 6 bình thường..................61

Hình 3.5:

Kết quả BoBs của thai số 8 mắc trisomy một phần NST 18....62

Hình 3.6:

Kết quả di truyền tế bào của thai số 16 có thêm một phần trên
NST số 11...................................................................................63

Hình 3.7:

Kết quả BoBs của thai số 10 mắc hội chứng Down.................64

Hình 3.8:


Kết quả di truyền tế bào thai số 10 mắc hội chứng Down.......65

Hình 3.9:

Kết quả BoBs của thai số 20 mắc hội chứng Patau..................66

Hình 3.10: Kết quả di truyền tế bào của thai mắc sô 20 hội chứng Patau
do chuyển đoạn hòa hợp tâm.....................................................67
Hình 3.11: Kết quả BoBs của thai số 16 mắc hôi chứng Edwards............68
Hình 3.12: Kết quả di truyền tế bào của thai số 16 mắc hội chứng Edwards
Locus gen sử dụng trong bộ kit.................................................15


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Dị tật bẩm sinh (DTBS) là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây
chết chu sinh và gây ra nhiều gánh nặng cho gia đình cũng như xã hội. Vì vậy,
chẩn đoán và phát hiện sớm các bệnh lý di truyền ở thời kỳ phôi thai là vô
cùng thiết yếu để có biện pháp phòng và xử trí kịp thời [1].
Việc xác định nguyên nhân di truyền trong nhiều trường hợp bệnh lý là rất
cần thiết để tư vấn di truyền và can thiệp, nhất là đối với các hội chứng vi mất
đoạn nhiễm sắc thể (NST) với một số hội chứng có tỷ lệ gặp khá phổ biến
(DiGeorge 1/4000). Các hội chứng liên quan với vi mất đoạn nhiễm sắc thể
thường không liên quan đến tuổi mẹ, các triệu chứng gặp rất đa dạng nên khó
khăn cho chẩn đoán lâm sàng. Ngoài các bất thường về hình thái, các hội
chứng này thường liên quan đến chậm phát triển tâm thần. Vì vậy việc chẩn
đoán sớm các hội chứng này là cần thiết. Các kỹ thuật di truyền tế bào thông
thường như xét nghiệm NST khó có thể phát hiện được mất các đoạn nhỏ

NST dưới 5MB. Người ta có thể sử dụng các kỹ thuật như FISH (Fluorescent
in stitu hybridization) hoặc các kỹ thuật sinh học phân tử để phát hiện các
mấtđoạn nhỏ NST [2].
Hiện nay, tại các trung tâm chẩn đoán trước sinh, phương pháp di
truyền tế bào và QF-PCR (Quantitative fluororescen) là hai kỹ thuật đang
được sử dụng thường xuyên nhất. Karyotype là tiêu chuẩn vàng sử dụng để
chẩn đoán các bất thường NST với khả năng đánh giá được toàn bộ NST và
tính chính xác cao. Tuy nhiên, karyotype không xác định được các vi mất
đoạn NST. Đối với chẩn đoán trước sinh, thì xét nghiệm NST từ tế bào ối hay
tế bào tua rau đều cần tối thiểu từ 10-14 ngày mới có kết quả nên kỹ thuật di
truyền tế bào được hỗ trợ bởi các kỹ thuật chẩn đoán nhanh như: QF-PCR,
MLPA (multiplex ligation-dependent probe amplification), để phát hiện các


2

bất thường nhiễm sắc thể (NST) phổ biến 13,18, 21, X, Y hoặc với kỹ thuật
CGH để khảo sát toàn bộ gen. Các kỹ thuật này có nhiều ưu việt về khả năng
phát hiện đột biến, nhưng còn khó áp dụng trong cộng đồng do tính phức tạp
của kỹ thuật và giá thành cao [3],[4].
Để khắc phục được những hạn chế của các kỹ thuật này, kỹ thuật BoBs
(Bacs-on-Beads) đã ra đời. Các nghiên cứu đều chỉ ra rằng, BoBs có khả năng
phát hiện nhanh bất thường liên quan đến NST 13, 18, 21, X, Y và một số hội
chứng vi mất đoạn được chọn mà các hội chứng vi mất đoạn này có thể bị bỏ sót
khi xét nghiệm bằng kỹ thuật di truyền tế bào hay QF-PCR. Kỹ thuật này chính
xác cao, tỷ lệ thất bại tương đối thấp khoảng 4%. Ưu điểm của kỹ thuật là có thể
đánh giá nhiều mẫu bệnh phẩm trong một lần xét nghiệm, kỹ thuật hiện đại, tính
tự động hóa cao, thời gian thực hiện kỹ thuật và đọc kết quả từ 24-48h, các probe
kiểm tra độ chính xác ngay trong phản ứng cũng như dễ dàng so sánh với đối
chứng, giá thành phù hợp áp dụng tại cộng đồng [5]. Với các ưu điểm đó, kỹ

thuật BoBs được sử dụng cho chẩn đoán trước sinh là rất phù hợp.
Kỹ thuật này đã được áp dụng phổ biến trên thế giới, ở Việt Nam kỹ
thuật BoBs vẫn còn mới vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài: “Ứng dụng kỹ
thuật Bobs để phát hiện một số hội chứng lệch bội và mất đoạn nhỏ
nhiễm sắc thể của thai trong chẩn đoán trước sinh” với hai mục tiêu:
1. Mô tả một số lệch bội và mất đoạn nhỏ NST thai trong chẩn đoán
trước sinh bằng kỹ thuật Bobs.
2. Đánh giá giá trị của kỹ thuật Bobs trong chẩn đoán trước sinh một
số hội chứng lệch bội và mất đoạn nhỏ NST thai.


3

Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Một số hội chứng vi mất đoạn NST được phát hiện bằng kỹ thuật
BoBs
Đột biến vi mất đoạn là gì?
• Đột biến vi mất đoạn NST có thể mất từ 100 kb đến vài MB.
• Karyotype thường chỉ có khả năng phát hiện các mất đoạn >7-10 MB.

Hình 1.1. Sơ đồ mô tả vi mất đoạn NST 22q11.2 và một
số gen
ở vùng này [5]
Tình trạng bệnh nhân sẽ phụ thuộc vào kích thước đoạn bị mất và các
gene liên quan, cũng như các gene bị biến đổi trên các NST khác.
Hậu quả: gây ra những dị tật nặng nề đến nhiều cơ quan, bộ phận đặc
biệt là hệ thống thần kinh gây ra các triệu chứng liên quan đến chậm phát
triển trí tuệ, chậm phát triển tâm thần, vận động. Ngoài ra còn có các dị tật tim



4

mạch, xương chi và vùng đầu mặt [6].

Hình 1.2. Đối với thai phụ trẻ tuổi, khả năng mang thai mắc 5 hội chứng
vi mất đoạn cao hơn khả năng mắc hội chứng Down [7]
Hộị chứng vi mất đoạn.
Hội chứng DiGeorge (DiGeorge Syndrome-DGS)
Hội chứng DiGeorge được biết đến do đột biến mất đoạn trên NST 22,
đặc biệt là trên nhánh dài NST 22. Hội chứng này được báo cáo đầu tiên bởi
bác sỹ DiGeorge vào năm 1965.
Tần suất: Tỉ lệ mắc bệnh trong quần thể là ~1/4000 [8]. Tác giả Rauch
(2006) ghi nhận DGS chiếm 2,4% những trường hợp chậm phát triển trí tuệ,
bên cạnh đó DGS còn đi kèm với một số bệnh khác có liên quan đến di truyền
trong gia đình như: hội chứng Marfan, bệnh xơ thần kinh (neurofibromatosis),
bệnh khớp sọ đóng sớm (craniosynostosis) [9].
Nguyên nhân
Khoảng 90% bệnh nhân mắc hội chứng DiGeorge mang đột biến mất
đoạn nhỏ ở nhánh dài của nhiễm sắc thể 22 (22q11.2). Sự mất đi khoảng 30
gen tại vùng này được cho là nguyên nhân dẫn đến sự hình thành và phát triển
bất thường của một số mô trong quá trình phát triển phôi, từ tuần thứ 6 đến


5

tuần thứ 10 trong thai kỳ, khi mà tuyến cận giáp, tuyến ức, môi, tai và cung
động mạch chủ đang được hình thành [10].
Di truyền
Hội chứng này di truyền theo cơ chế di truyền trội trên nhiễm sắc

thể thường, vì chỉ cần mất đoạn xảy ra ở một trong hai chiếc NST của cặp
NST 22 ở mỗi tế bào là đủ để gây ra hội chứng này. Tuy nhiên, hầu hết các
trường hợp mắc hội chứng này là do phát sinh ngẫu nhiên trong quá trình hình
thành tế bào sinh sản (trứng hoặc tinh trùng), hoặc trong quá trình phát sinh
phôi sớm [11].
Đặc điểm lâm sàng thường gặp của DGS là bệnh tim bẩm sinh, suy
giảm miễn dịch, rối loạn nội tiết, hạ canxi huyết, các bất thường vòm miệng,
bất thường thận, chậm phát triển tâm thần. Bên cạnh tên DiGeorge, DGS còn
được biết đến với tên gọi “CATCH 22” được Wilson và cộng sự (1993) đặt
tên theo 5 nhóm triệu chứng thường gặp: Cardiac defects: bất thường tim,
Abnormal facies: bất thường mặt, Thymic hypoplasia: thiểu sản tuyến ức,
Cleft palate: chẻ vòm hầu, Hypocalcaemia: hạ canxi huyết [12].
-

Dị tật tim bẩm sinh (75%) [13],[14].
Thiếu hụt miễn dịch (75%) [15].
Các bất thường về vòm miệng (70%).
Động kinh ở giai đoạn sớm khi trưởng thành (25%) [16]. Thiếu Canxi

huyết (Hypocalcemia) (77%) [17].
- Chậm phát triển, mất khả năng học tập (> 90%) [18].
- Bất thường thận (36%).
- Chứng khó nuốt (35%).
- Đa ối (16%).
- Tật thừa ngón (4%).
- Thoát vị hoành bẩm sinh (1%) [14].


6


Trong thai kỳ, những phát hiện trên siêu âm của DGS thường gặp là đa dị
tật kết hợp: bất thường tim đa phần là bất thường vùng thân nón động mạch, khe
hở môi, khe hở vòm miệng. Bất thường thận như loạn sản thận, bất sản thận,
thận ứ nước một bên hoặc hai bên với tần suất lần lượt là 4%, 12%, 5%. Tật thừa
ngón tay hay ngón chân cũng hay được phát hiện trên siêu âm với tỷ lệ 1-4%,
các bất thường khác có thể gặp như: tay chân khoèo, bất sản xương quay, xương
chày. Các bất thường khác cũng có thể gặp với tần suất thấp hơn như: đốt sống
kém phát triển một bên, đốt sống hình cánh bướm, thoát vị hoành.
Tuy nhiên, có 10% trường hợp không tìm thấy mất đoạn NST 22q11
nhưng vẫn được xếp vào DGS vì biểu hiện lâm sàng có đầy đủ trong nhóm
CATCH. Trong tình huống này, NST bị đột biến mất đoạn có thể là 10p13
hoặc 18q21.23.

Hình 1.3. Vị trí mất đoạn trên NST 22 [12]
Chẩn đoán
Hiện nay, việc chẩn đoán hội chứng DiGeorge được dựa trên biểu hiện
lâm sàng, hình ảnh siêu âm đối với trường hợp trước sinh, cùng với đó là xét


7

nghiệm di truyền để phát hiện mất đoạn trên NST 22 (MLPA, FISH, microarray
hoặc giải trình tự thế hệ mới), đặc biệt là Bobs. Đối với phụ nữ mang thai, đặc
biệt là những người thuộc nhóm có nguy cơ cao, việc xét nghiệm, chẩn đoán
sớm trẻ mang đột biến là yếu tố cực kì quan trọng giúp cha mẹ chuẩn bị kiến
thức, tâm lý, khắc phục kịp thời các khuyết tật, giảm thiểu nguy hiểm và tăng
cường chất lượng sống sau này của trẻ [19], [20].

Hình 1.4: Một số kỹ thuật sử dụng chẩn đoán hội chứng vi mất đoạn [4]
Hội chứng Williams-Beuren (Williams-Beuren Syndrome-WS).

Nguyên nhân: Hội chứng Williams-Beuren (WS, Williams syndrome)
là một dạng rối loạn chức năng nhiều hệ thống do mất đoạn trên NST số 7,
khoảng từ 1,5 đến 1,8Mb với khoảng 26-28 gen (7q11.2). Trong đó, gen
Elastin nằm giữ vùng mất đoạn được cho rằng có vai trò rất quan trọng trong
chức năng của cơ thể [21].
Tần suất: 1/10.000 ca sinh với sự mất đoạn điển hình trên 1,55Mb
chiếm phần lớn [22].
Ðặc điểm lâm sàng.


8

WS kiểu hình có thể thay đổi, gây ra bệnh cảnh nhiều cơ quan nên cần
thiết có tiêu chuẩn chẩn đoán. Hội chứng WS bị nghi ngờ với bệnh nhân có bất
thường hệ tim mạch: hẹp trên van động mạch chủ gây tổn thương tim mạch
đáng kể nhất về mặt lâm sàng và phổ biến nhất, nó xảy ra trong 75% của các ca
bệnh, hẹp động mạch phổi ngoại vi, bất thường của động mạch nuôi cơ, tăng
huyết áp. Bộ mặt khác thường: mũi hơi hếch, miệng rộng, môi dưới đầy đặn
hơi trễ xuống, nhân trung dài, cằm nhỏ, má bầu, răng không đều và thưa, càng
lớn những đặc điểm nhận dạng này càng rõ, dái tai lớn được quan sát thấy ở
mọi lứa tuổi [23]. Bất thường mô liên kết, thoát vị bẹn, rốn, ruột, túi thừa bàng
quang, sa trực tràng, da mềm, lỏng lẻo [24]. Giảm trương lực cơ, khớp duỗi
quá mức, bất thường nội tiết (tăng calci huyết, tăng calci niệu, suy giáp, và dậy
thì sớm). Chậm phát triển trí tuệ, chỉ số IQ thường thấp dưới 70.
Chẩn đoán
Đa số dựa vào chẩn đoán lâm sàng, do vậy rất dễ bỏ sót các trường hợp
không điển hình, đặc biệt người mắc hội chứng này không biết mình mắc
bệnh do vẫn hoạt động thể lực như người bình thường, nhưng có thể đột tử
hay vẫn kết hôn, sinh con và có xác suất di truyền cho thế hệ sau. Vì vậy, chẩn
đoán phân tử không những nâng cao khả năng phát hiện bệnh, thiết lập cơ sở

cho việc theo dõi lâu dài mà còn hỗ trợ thông tin cho bác sỹ nhằm tư vấn
chính xác cho bệnh nhân. Mấu chốt trong việc chẩn đoán là phát hiện mất gen
WBSCR, vùng có chứa gen Elastin (ELN) [25]. Hơn 90% bệnh nhân với chẩn
đoán Williams-Beuren có mang đột biến gen này.
Hội chứng Angelman (Angelman Syndrome-AS)/Hội
chứng Prader Willi (Prader Willi Syndrome-PWS)
Tỷ lệ mắc trung bình trong quần thể ước tính 1/10000-1/30000 [26], [27].
Nguyên nhân


9

Hội chứng Prader-Willi (PWS) và hội chứng Angelma (AS) là hai hội
chứng có cùng cơ chế di truyền, liên quan đến những bất thường về cấu trúc
tại vị trí 15q11-q13.
Vùng này được cấu trúc như sau [28], [29]:
 Vùng 1: giữa hai điểm BP1 và BP2 gồm 4 gen: NIPA1, NIPA2,
CYF1P1, GCP5.
 Vùng 2: là vùng gen Prader-Willi, chỉ biểu hiện chức năng trên NST
có nguồn bố, gồm 5 gen: MKRN3, MAGEL2, NDN, C15ORF12,
SNRPN.
 Vùng 3: là vùng Angelman, chỉ biểu hiện chức năng trên NST có
nguồn mẹ, gồm 2 gen: UBE3A, ATP10C.
 Vùng 4: gồm một nhóm gen mã hóa thụ thể GABA: GABRB3,
GABRA5, GABRG3[30].
Về cơ chế bệnh sinh của hội chứng Prader-Willi do mất chức năng đoạn
gen 15q11-q13 [31], [32] trên nhiễm sắc thể số 15 nguồn gốc từ bố, trong đó
nguyên nhân hay gặp nhất (70-75%) do mất đoạn lớn ở nhánh dài vùng gần
tâm nhiễm sắc thể 15 vị trí 15q11-q13 có nguồn gốc từ bố, người bệnh thường
có đặc điểm lâm sàng nặng nề hơn các nhóm khác. 25-29% nguyên nhân do

người bệnh có hai nhiễm sắc thể 15 có nguồn gốc từ mẹ, không có nhiễm sắc
thể 15 nguồn gốc từ bố (maternal uniparental disomy 15-UPD). Khoảng dưới
1% do khiếm khuyết dấu ấn di truyền (imprinting defect-ID) hoặc do mất
đoạn rất nhỏ hoặc do đột biến ở vị trí trung tâm dấu ấn di truyền (imprinting
centre-IC) tại vị trí nhiễm sắc thể 15q11-q13. Số rất ít còn lại là do bất thường
nhiễm sắc thể số 15 dạng chuyển đoạn hay các dạng bất thường khác về cấu
trúc nhiễm sắc thể [30], [33], [34].
Triệu chứng lâm sàng
Biểu hiện lâm sàng đa dạng, nặng nề. Các triệu chứng lâm sàng thường
gặp trong hội chứng này là khuôn mặt đặc trưng của PWS như trán hẹp, mắt


10

hình quả hạnh nhân, môi trên mỏng, môi dưới trễ, giảm trương lực cơ, béo
phì, chậm phát triển tâm thần vận động, thiểu năng sinh dục, tầm vóc thấp,
chân tay nhỏ ở nhóm trẻ lớn. Hầu hết các bệnh nhân PWS vô sinh [35], [36].
Về cơ chế bệnh sinh của hội chứng Angelman gây ra bởi mất hoặc ngừng
hoạt động của gen 15q11-q13 trên NST 15 nguồn gốc từ mẹ trong khi các bản
sao từ bố có thể trình tự bình thường hoặc im lặng, phổ biến nhất là mất đoạn
NST 15 từ mẹ, người bệnh thường có đặc điểm lâm sàng nặng nề hơn các nhóm
khác. Nguyên nhân khác bao gồm do người bệnh có hai nhiễm sắc thể 15 có
nguồn gốc từ bố, không có nhiễm sắc thể 15 nguồn gốc từ mẹ (paternal
uniparental disomy 15-UPD), do khiếm khuyết sự dấu ấn di truyền (imprinting
defect-ID) hoặc do đột biến ở vị trí trung tâm dấu ấn di truyền (imprinting
centre-IC) [37]. Số rất ít còn lại là do bất thường nhiễm sắc thể số 15 dạng
chuyển đoạn hay các dạng bất thường khác về cấu trúc nhiễm sắc thể [29],[38].
Các triệu chứng lâm sàng đặc trưng trong hội chứng này là vẻ mặt và
cử chỉ phấn khích, hạnh phúc như thường mỉm cười, cười lớn, vỗ tay, tăng
hoạt động và kém tập trung, khó ngủ và ngủ ít [39]. Chậm phát triển thể hiện

rõ ở 6-12 tháng, chậm phát triển tâm thần, khả năng ngôn ngữ kém, tự kỷ,
động kinh, rối loạn đi và thăng bằng, đầu nhỏ, vẹo cột sống [40].
Để chẩn đoán hội chứng Prader-Willi/Angelman có thể sử dụng các kỹ
thuật di truyền tế bào hoặc phân tử. Kỹ thuật di truyền tế bào có thể sử dụng
là phân tích nhiễm sắc thể kéo dài băng để phát hiện mất đoạn 15q11 -q13 và
các bất thường nhiễm sắc thể khác kèm theo. Các kỹ thuật sinh học phân tử
như DNA methylation, giải trình tự gen cũng được áp dụng phổ biến trong
các trường hợp UPD, đột biến vùng IC [41]. Kỹ thuật FISH (Fluorescence In
Situ Hybridization) [42] là kỹ thuật lai giữa di truyền tế bào và phân tử
thường được dùng để phát hiện mất đoạn nhiễm sắc thể số 15 vùng băng q11-


11

q13 nguồn gốc bố hoặc từ mẹ. Gần đây kỹ thuật BoBs (Bacs-on-Bead) [43]
được sử dụng để phát hiện các trường hợp mất đoạn nhỏ trong đó có các vị trí
trên NST 15 tương ứng với hai hội chứng này.
Hội chứng Cri du chat (Cri du chat Syndrome-CdCS)
Được biết như hội chứng 5p - là một rối loạn di truyền hiếm gặp do
tình trạng mất một phần nhánh ngắn NST số 5 (5p15.3-p15.2) [44]. Các
triệu chứng khác nhau rất nhiều tùy thuộc vào kích thước và vị trí vùng gen
bị mất, mất rộng có xu hướng dẫn đến chậm phát triển trí tuệ và thể chất
nhiều hơn so với mất đoạn nhỏ. Triệu chứng chung là trẻ phát ra tiếng khóc
với âm vực cao như tiếng mèo kêu do bất thường ở thanh quản [45].
Nguyên nhân
Hội chứng Cri du chat do mất một phần nhánh ngắn NST số 5, cũng
được gọi là monosomy 5p hoặc monosomy một phần. Khoảng 90% do đột
biến mới phát sinh, nhưng vẫn có khoảng 10-15% là NST số 5 mất đoạn có
nguồn gốc từ bố hoặc mẹ là người mang NST chuyển đoạn cân bằng.
Hầu hết các trường hợp liên quan đến mất khoảng 10-20% lượng vật

chất di truyền trên nhánh ngắn. Mất một vùng gen nhỏ có kích thước khoảng
2Mb thuộc băng 5p15.2 (vùng có tính chất quyết định Cri du chat) chi phối
đến tất cả đặc điểm của hội chứng này ngoại trừ triệu chứng tiếng khóc như
tiếng mèo kêu. Trong khi vùng gen quyết định triệu chứng tiếng khóc như
tiếng mèo kêu được định vị ở băng 5p15.3 (catlike critical region). Kết quả
cho thấy, hai vùng có tính chất quyết định bao gồm những gen liên quan đến
các triệu chứng của bệnh. Hai gen thuộc vùng này là Semaphorine F
(SEMA5A) và Delta catenin (CTNND2) liên quan đến sự phát triển của não
và sự phát triển tâm thần. Mất gen telomerase reverse transcriptase (hTERT)
ở băng 5p15.33 có thể gây thay đổi kiểu hình trong hội chứng này [46].
Tần suất: Gặp với tỷ lệ 1/20000-1/50000 trẻ sơ sinh, trẻ gái nhiều hơn


12

trẻ trai [47].
Triệu chứng lâm sàng đặc trưng là tiếng khóc đơn điệu yếu ớt âm vực
cao giống tiếng mèo kêu (khoảng 1/3 trẻ không còn tiếng khóc chói tai này khi
bước sang tuổi lên hai). Đầu và cằm nhỏ, mặt tròn, mắt cách xa nhau, sống mũi
thấp, mí mắt trên có các nếp hình rẻ quạt… Khó cho ăn do gặp vấn đề với việc
nuốt và bú cũng như trào ngược thực quản. Một số đặc điểm có thể thay đổi khi
trẻ trưởng thành: mặt dài ra, sống mũi cao lên, nếp gấp ở mí mắt trên mờ dần.
Tuy nhiên, đầu vẫn nhỏ hơn so với kích cỡ bình thường. Chậm phát triển trí
tuệ, khó khăn trong diễn đạt ngôn ngữ, chậm phát triển các kỹ năng vận động,
khó có khả năng tập trung, hiếu động thái quá, bất thường hành vi [47].
Chẩn đoán trước sinh được thực hiện để phát hiện mất đoạn trên
nhánh ngắn NST số 5 liên quan đến hội chứng CdCS được chẩn đoán bằng
kỹ thuật BoBs, kỹ thuật di truyền tế bào cũng có thể chẩn đoán được CdCS
trong một số trường hợp mất đoạn với kích thước đoạn mất lớn [48].
 Hội chứng Wolf-Hirschhorn (Wolf-Hirschhorn Syndrome-WHS)

Hội chứng WHS gồm nhiều triệu chứng, ảnh hưởng đến nhiều bộ phận
của cơ thể. Các đặc điểm chính gồm đặc trưng trên khuôn mặt, chậm tăng
trưởng và phát triển, khuyết tật trí tuệ, và co giật.
Tần suất: 1/50.000, xảy ra ở nữ gấp đôi nam giới.
Nguyên nhân: gây ra bởi mất vật liệu di truyền ở gần cuối nhánh ngắn của
NST 4 (4p16.3), đặc biệt ở vùng WHSC1 và WHSC2. Kích thước đoạn mất
khác nhau giữa các cá thể, nghiên cứu cho rằng mất đoạn lớn có xu hướng dẫn
đến khuyết tật trí tuệ và bất thường về thể chất trầm trọng hơn [49].
Khoảng 85%-90% các trường hợp là do phát sinh ngẫu nhiên, khoảng
13% các trường hợp là do nhận NST chuyển đoạn từ bố hoặc mẹ. Một tỷ lệ
nhỏ của tất cả những người có hội chứng WHS có bất thường về NST như
NST nhẫn, trong trường hợp này, các gen ở đầu cuối của NST bị mất.
Tổn thương các cơ quan và thay đổi kiểu hình phụ thuộc vào lượng vật


13

chất di truyền bị mất. Mất gen WHSC1, LETM1và MSX1 gây ra dấu hiệu
điển hình và các triệu chứng của hội chứng này, những gen này đóng vai trò
quan trọng trong phát triển ban đầu [50]. Gen WHSC1 liên quan đến sự xuất
hiện các đặc điểm trên khuôn mặt và chậm phát triển. Mất các gen LETM1
liên quan đến co giật hoặc hoạt động điện bất thường khác trong não. Mất gen
MSX1 gây ra các bất thường về răng và hở môi và hoặc vòm miệng.

Hình 1.5: Vị trí đoạn mất trên NST 4 [50]
Bệnh nhân thường có khuôn mặt đặc biệt: sống mũi phẳng, rộng và
vầng trán cao, mắt cách xa nhau và có thể nhô ra, nhân trung ngắn, miệng đi
xuống, cằm nhỏ. Ngoài ra, có thể có khuôn mặt không đối xứng và đầu nhỏ
bất thường (đầu nhỏ). Yếu cơ (giảm trương lực), cơ bắp kém phát triển. Hạn
chế vận động, co giật có thể kiểm soát và điều trị, co giật có xu hướng biến

mất cùng với tuổi tác, khuyết tật trí tuệ dao động từ nhẹ đến nặng, khả năng
ngôn ngữ và kỹ năng giao tiếp kém. Ngoài ra, còn bất thường các cơ quan và
bộ phận khác: thay đổi về da như da lốm đốm hoặc khô, bất thường về xương:
vẹo cột sống và gù cột sống, răng bị mất, hở vòm miệng và sứt môi, cũng có
thể gây ra các bất thường về mắt, tim, đường sinh dục và não [51].
Để chẩn đoán thực hiện phát hiện mất đoạn trên nhánh ngắn NST số 4
liên quan đến hội chứng WHS được thực hiện bằng các kỹ thuật phân tử
microarray, kỹ thuật BoBs [52], [53].
Hội chứng Langer-Giedion (Langer-Giedion Syndrome-LGS).


14

Là tình trạng gây ra bất thường của xương và khuôn mặt. Những
người có hội chứng này có tổn thương xương lành tính gọi là u xương sụn.
Tình trạng này gây ra đau, hạn chế vận động, tổn thương hệ thần kinh,
mạch máu, tủy sống, mô xung quanh xương sụn.
Tần suất: Hội chứng LGS rất hiếm gặp, tỷ lệ chưa rõ.
Nguyên nhân.
Hội chứng LGS do mất đoạn nhỏ trên nhánh dài NST số 8, thường
mất nhiều gen trên cùng một NST và việc mất các gen này gây ra các triệu
chứng của hội chứng LGS. Vùng bị mất đoạn trên NST là 8q23.2-q24.1 bao
gồm gen TPRS1, EXT1 và RAD21 [54]. Các nhà nghiên cứu đã xác định
rằng gen EXT1 giúp tổng hợp protein cần thiết để hình thành mạch máu
mới, đột biến gen này gây ra gai xương ở nhiều vị trí như cánh tay, cẳng
chân, cột sống… Gai xương đè ép vào mạch máu, thần kinh và mô xung
quanh khiến cho bệnh nhân đau đớn, mức độ đau từ nhẹ đến nặng tùy thuộc
vào vị trí, kích thước và hình dạng của gai xương. Mất gen TRPS1 gây ra bất
thường trên khuôn mặt và bất thường hình thái như tóc thưa, tai to, mắt, mũi
to, môi trên mỏng, nhân trung dài. Mất gen RAD21 gây chậm phát triển trí

tuệ, mất các gen trên vùng lân cận gây ra các triệu chứng như não nhỏ, khả
năng ngôn ngữ kém, thính lực giảm, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô
hấp và tiết niệu [55].
Triệu chứng lâm sàng đặc trưng bao gồm: bộ mặt bất thường, sống
mũi phẳng, mũi hình củ hành, lông mày rậm, xương hàm dưới kém phát
triển, nhân trung sâu dài, mắt lõm, đầu nhỏ, tóc thưa thớt, thừa răng, răng
không đều. Tổn thương xương lành tính là u xương sụn, gây đau, hạn chế
vận động, bất thường xương đùi, đầu xương của các đốt ngón tay hình nón,
viêm khớp háng, khớp gối biến dạng, khoèo chân, tầm vóc thấp [56].
Nhiễm trùng đường hô hấp trên tái phát, chậm phát triển trí tuệ, dị tật bẩm
sinh hệ thần kinh. Dị tật sinh dục, bất thường tăng trưởng [57].
Để chẩn đoán hội chứng LGS có thể sử dụng phương pháp tế bào hoặc


×