PHÒNG GD-ĐT SƠN TỊNH THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG
TRƯỜNG THCS NGUYỄN CHÁNH Năm học 2009-2010
Môn: NGỮ VĂN- Lớp 8
Thời gian: 150 phút ( Không kể thời gian giao đề)
ĐỀ:
Câu 1 (3đ): Xác định trường từ vựng, phân tích mạch liên kết chủ đề bằng sơ đồ biểu thị
mạch lạc logic diễn đạt trong đoạn văn sau:
“ Sau trận mưa rào, mọi vật đều sáng và tươi. Những đoá hoa râm bụt khoe màu đỏ
chói. Bầu trời xanh bóng như vừa được gội rửa. Mấy đám mây bông trôi nhởn nhơ, sáng
rực lên trong ánh mặt trời.”
Câu 2 (2đ): Bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên có một số câu thơ rất hay, là những
“ điểm sáng” của bài thơ. Đó là những câu:
“...Giấy đỏ buồn không thẳm
Mực đọng trong nghiên sầu.
…Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi bay.
… Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ? ”
Hãy phân tích những điều em cảm nhận là hay ở các câu thơ trên.
Câu 3 (5đ): Thơ là tiếng nói tâm hồn của nhà thơ. Bài thơ “ Khi con tu hú” cho ta thấy gì
về tâm hồn nhà thơ Tố Hữu?
Hãy viết một đoạn văn nêu cảm nhận của em về bài thơ đó.
Câu 4 ( 10đ):
Viết bài văn thuyết minh giới thiệu nhà thơ Tế Hanh và bài thơ “Quê hương” của ông
__________Hết__________
Đáp án: Ngữ văn 8
Câu 1: ( 3đ)
a) (1đ) Có 2 trường từ vựng:
• Mọi vật: đóa hoa râm bụt ,bầu trời ,đám mây , mặt trời .
• sáng và tươi, đỏ chói, xanh bóng,sáng rực .
b) Sơ đồ biểu thị mạch logic liên kết chủ đề
mọi vật → đóa hoa râm bụt → Bầu trời → đám mây bông
↓ ↓ ↓ ↓
Sáng và tươi → đỏ chói → xanh bóng → sáng rực
Câu 2: Cái hay của những câu thơ:(2đ)
“ Giấy đỏ buồn không thẳm
Mực đọng trong nghiên sầu.”
Hai câu thơ không chỉ tả giấy ,mực và nghiên, nhưng giấy, mực và nghiên được nhân hóa
mang màu sắc tâm sự của con người. sự tách biệt “thẳm” và “đỏ” càng khơi sâu nổi buồn
,giấy vẫn đỏ kiểu vô hồn lặng lẽ,mực vẫn đọng yên trong nghiên .Giấy và mực cũng buồn
và sầu cùng với chủ nhân của nó.
“ Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi bay”
Hai câu thơ tả ít gợi nhiều ,cảnh vật tàn tạ mênh mông ,lòng người buồn thương thấm
thía ,với cái vàng của lá,cái nhạc nhòa của giấy của mưa bụi bay đầytrời và cơn mưa trong
lòng người ,gợi một nỗi buồn lê thê.
“ Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ .”
Kết thúc với câu hỏi tu từ ,ta cảm nhận ra số phận đáng thương của một lớp người bị bỏ rơi
ngoài lề xã hội ,bị lãng quên do thời thế đổi thay .Vũ Đình Liên đã cảm hoài cho ông đồ
nhưng cũng là xót xa cho một thời đại đã qua .Vũ Đình liên đang gợi nhớ hồn xưa hay đang
nhắc lòng người một chút trắc ẩn nhân tình ? Có lẻ cả hai .
Câu 3:(5đ)
a) (2đ) Nêu được các ý:
-Hồn thơ nhạy cảm với mọi biểu hiện bên ngoài của cuộc sống.
-Hồn thơ yêu cuộc sống mãnh liệt.
-Hồn thơ đấu tranh cho tự do .
-Đó là hồn thơ cách mạng.
b) Nêu cảm nhận :(3đ)
* Nội dung:
-Là bức tranh trong tâm tưởng nhưng Tố Hữu đã cảm nhận đầy đủ mọi biểu hiện
bên ngoài của cuộc sống: Với âm thanh rộn rã,hương vị ngọt ngào,rực rỡ sắc màu,không
gian phóng thoáng.tự do.
-Tâm trạng u uất ,can thẳng cao độ .
- Thèm khát tự do .
* Nghệ thuật:
-Thể thơ lục bát nhẹ nhàng ,uyển chuyển ,
- Kết cấu đầu cuối tương ứng ,giọng điệu tự nhiên liền mạch.
Câu 4: ( 10đ)
I) Mở bài : ( 1đ) Giới thiệu ngắn gọn ,rõ đối tượng được thuyết minh.
II) Thân bài : ( 8đ) Cần đạt những yêu cầu sau:
a) Tác giả :
• Tế Hanh(1921-2009) tên khai sinh Trần Tế Hanh ,Sinh ra trong một gia đình nhà
nho nghèo ở thôn Đông Yên ,xã Bình Dương ,Huyện Bình Sơn tỉnh Quãng Ngãi
• Ông học ở trường làng ,trường Huyện .
• Đến tuổi 15 là nhà thơ tương lai ở Huế ,ông học trung học ở Huế .Ông bắt đầu
gặp gỡ giao lưu với các tác giả của phong trào thơ mới và dần dần trở thành
1trong những cây bút từng làm nên thời đại hoàng kim của phong trào thơ mới.
• Ông có mặt trong phong trào thơ mới ở chặng cuối (1940-1945)
• Sau năm 1945 Tế Hanh sáng tác bền bỉ nhằm phục vụ cách mạng và kháng chiến
• Ông được giải thưởng Tự lực văn Đoàn 1939,giải thưởng Phạm Văn Đồng do
Hội văn nghệ Liên khu v tặng ,giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật
(1996) .
• Những tác phẩm chính : Tập thơ Hoa niên (1945) ,Gửi miền Bắc (1955) ,Tiếng
sóng(1960) .Hai nửa yêu thương (1963) Khúc ca mới (1966) …
• Quê hương là nguồn cảm hứng lớn nhất trong suốt đời thơ Tế Hanh .
b)Giới thiệu bài thơ Quê hương
*Cần đạt những yêu cầu sau :
+ Xuất xứ: Bài thơ Quê hương rút trong tâp Nghẹn ngào (1939) sau được in trong tâp
Hoa niên ,xuất bản năm 1945 .
+Bố cục ,thể thơ ,
+ Nội dung :- Giới thiệu làng chài lưới ( dẫn chứng)
- Cảnh dân chài bơi thuyền đi đánh cá
- Cảnh đoàn thuyền về bến
- Nổi nhớ Quê hương tha thiết khôn nguôi của tác giả.
+Nghệ thuật:- Quê hương là bài thơ trử tình ,sáng tạo trong việc sử dụng hình ảnh
thơ : phong phú chân thực lãng mạng( dẫn chứng)
- Ngôn ngữ bình dị, trong sáng.
- Các biện pháp so sánh ,ẩn dụ ,nhân hóa sáng tạo .
III) Kết luận :(1đ) nêu cảm nhận chung về tác giả và bài thơ
…………..*************************……………
Đề 2:
I)Mở bài (1đ) Ngắn gọn ,rõ đối tượng đựơc thuyết minh .
II) Thân bài : (8đ) Cần đạt yêu cầu sau:
a) Vị trí địa lý :
• Núi Thiên Ấn nằm ở tả ngạn sông Trà Khúc cạnh Quốc lộ 24B,cách Thành phố
Quảng Ngãi 3,5Km về hướng Đông Bắc thuộc thị trấn Sơn Tịnh.
• Xuất xứ,tên gọi:
- Trước kia có tên gọi là núi Hó.
- Núi cao 106 mét
- Dáng núi hình thang cân ,nhìn từ phía tả ngạn sông Trà tựa như chiếc ấn của trời
cao niêm xuống dòng sông ,vì vậy người ta gọi “Thiên Ấn Niêm Hà” ( nghĩa là
ấn trời đóng trên sông)
C) Cảnh danh lam thắng cảnh :
* Đường lên núi:
-Con đường lên đỉnh núi xoắn ốc ,lòng đường rộng,độ dốc không cao ,các loại
xe có thể chạy được.
-Con đường tắt kè đá thành cấp dành cho người đi bộ.
-Đỉnh núi bằng phẳng rộng .Có chùa Thiên Ấn khởi công xây dựng vào năm
1694,
- Được trùng tu 5 lần có 15 đời sư trù trì .
- Có giếng Phật rất sâu .
-Có chuông thần .
- Khuôn viên nơi táng các vị tổ sư nằm ở phía Đông với những ngôi bửu tháp
nhiều tầng.
- Mộ cụ Huỳnh Thúc kháng được trùng tu năm 1997.
d) Những hoạt động nổi bật:
-Lễ tưởng niệm cụ Huỳnh Thúc Kháng được tổ chức hàng năm .
- Các lễ hội tôn giáo do nhà chùa và các tín hữu tổ chức .
- Người đến tham quan chùa và dự lễ hội rất đông;
III) Kết luận : (1đ) Thẳng cảnh Thiên Ấn Niêm Hà là điểm du lịch của Quảng
Ngãi. Được công nhận di tích lịch sử -văn hoá quốc gia năm 1990.
……………******************……………