Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

NGHIÊN CỨU NHỮNG VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CỦA MỘT SỐ DỰ ÁN THỦY ĐIỆN TẠI VÙNG TÂY BẮC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.05 MB, 89 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
------------------

LƯU QUỐC VIỆT

NGHIÊN CỨU NHỮNG VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CỦA
MỘT SỐ DỰ ÁN THỦY ĐIỆN TẠI VÙNG TÂY BẮC

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

HÀ NỘI – 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
------------------

LƯU QUỐC VIỆT

NGHIÊN CỨU NHỮNG VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CỦA
MỘT SỐ DỰ ÁN THỦY ĐIỆN TẠI VÙNG TÂY BẮC
Chuyên ngành: Môi trường trong phát triển bền vững
(Chương trình đào tạo thí điểm)

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TSKH. NGUYỄN XUÂN HẢI

HÀ NỘI – 2014




LỜI CẢM ƠN

Hoàn thành luận văn, đầu tiên tôi xin tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến
PGS.TSKH. Nguyễn Xuân Hải, Chủ nhiệm khoa Môi trường, trường Đại học
Khoa học Tự nhiên, đã tận tình hướng dẫn, chỉ dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình thực hiện đề tài luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Kỹ sư Lê Kim Anh, Trưởng phòng
môi trường, Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 1 đã tận tình truyền đạt kinh
nghiệm và chỉ bảo cho tôi trong suốt quá trình thực tập. Đồng thời, tôi xin gửi lời
cảm ơn chân thành tới Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 1 tạo điều kiện
tốt nhất cho tôi điều tra và thu thập số liệu phục vụ cho nội dung luận văn.
Tôi xin gửi lời chân thành cảm ơn thầy cô trong Trung tâm nghiên cứu
Tài nguyên và môi trường – ĐHQG Hà Nội đã truyền đạt, những kiến thức vô
cùng quý báu, giảng giải tận tình và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong
suốt những năm học qua.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến bố mẹ, thành viên trong gia
đình, và bạn bè đã luôn ở bên tôi, giúp đỡ tôi, chia sẻ những khó khăn, thuận lợi,
cùng tôi trong suốt thời gian qua.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà nội, ngày 05 tháng 11 năm 2014
Học viên

Lưu Quốc Việt


LỜI CAM ĐOAN

Tên tôi là: Lưu Quốc Việt

Lớp: K9
Chuyên ngành: Môi trường trong phát triển bền vững (Chương trình đào tạo thí điểm)
Khóa học: 2012 - 2014
Tôi xin cam đoan quyển luận văn được chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn
của PGS.TSKH Nguyễn Xuân Hải với đề tài nghiên cứu trong luận văn “Nghiên cứu
những vấn đề môi trường của một số dự án thuỷ điện tại vùng Tây Bắc”.
Đây là đề tài nghiên cứu mới, không trùng lặp với các đề tài luận văn nào
trước đây, do đó không có sự sao chép của bất kì luận văn nào. Nội dung của luận
văn được thể hiện theo đúng quy định, các nguồn tài liệu, tư liệu nghiên cứu và sử
dụng trong luận văn đều được trích dẫn nguồn.
Nếu xảy ra vấn đề gì với nội dung luận văn này, tôi xin chịu hoàn toàn trách
nhiệm theo quy định./.

Hà Nội, ngày 05 tháng 11 năm 2014
NGƯỜI VIẾT CAM ĐOAN
Học viên

Lưu Quốc Việt


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................................... 3
1.1. Cơ sở lý luận đánh giá những vấn đề môi trường ở một số dự án thủy điện ... 3
1.2. Phương pháp đánh giá môi trường ................................................................. 7
1.3. Một số khái niệm ........................................................................................... 8
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 11
2.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................. 11
2.1.1. Thủy điện Lai Châu – tỉnh Lai Châu...................................................... 11
2.1.2. Thủy điện Huội Quảng – tỉnh Lai Châu ................................................. 12

2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................... 13
2.2.1. Hiện trạng thực hiện việc tái định cư của một số dự án thủy điện .......... 13
2.2.2. Đánh giá tác động của việc tái định cư đến môi trường xã hội của một
số dự án thủy điện ........................................................................................... 16
2.2.3. Định hướng và đề xuất biện pháp khắc phục những vấn đề còn tồn tại
của công tác tái định cư................................................................................... 17
2.2.4. Hiện trạng thực hiện quá trình thiết kế thu dọn lòng hồ của một số dự
án thủy điện .................................................................................................... 19
2.2.5. Đánh giá công tác thiết kế và thực hiện thu dọn lòng hồ của một số
dự án thủy điện) .............................................................................................. 20
2.3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 21
2.3.1. Phương pháp điều tra khảo sát thực điạ, tham vấn ý kiến cộng đồng ..... 21
2.3.2. Phương pháp phân tích dữ liệu .............................................................. 21
2.3.3. Phương pháp phân tích, tính toán DO .................................................... 22
2.3.4. Phương pháp chuyên gia ....................................................................... 22
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................... 23
3.1. Quá trình thiết kế và thực hiện thu dọn lòng hồ thủy điện Lai Châu............. 23
3.1.1. Cơ sở thực hiện thiết kế thu dọn lòng hồ thủy điện Lai Châu................. 23
3.1.2. Phương pháp thiết kế thu dọn lòng hồ thủy điện Lai Châu..................... 31
3.1.3. Đề xuất các phương án thiết kế thu dọn lòng hồ thủy điện Lai Châu ..... 36
3.2. Vấn đề tái định cư của thủy điện Huội Quảng.............................................. 43
3.2.1. Hiện trạng công tác tái định cư của thủy điện Huội Quảng .................... 43
3.2.2. Đánh giá chung về công tác tái định cư của thủy điện Huội Quảng ....... 45
3.3. Định hướng và đề xuất biện pháp giải quyết những bất cập của vấn đề tái
định cư và thiết kế thu dọn lòng hồ..................................................................... 53
3.3.1. Định hướng, đề xuất những biện pháp khắc phục những vấn đề còn
thiếu xót trong công tác tái định cư thủy điện Huội Quảng .............................. 53


3.3.2. Định hướng trong công tác thiết kế thu dọn lòng hồ thủy diện Lai

Châu ............................................................................................................... 54
KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ .............................................................................................. 55
CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TĐC

Tái định cư

DO

Oxy hòa tan

SK

Sinh khối

TKTDLH
ATĐ1
WB

Thiết kế thu dọn lòng hồ
Ban quản lý dự án thủy điện 1
Ngân hàng thế giới

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 - Các thông số chính nhà máy thủy điện Lai Châu .................................. 12
Bảng 3.1 - Hàm lượng DO tại các vị trí lấy mẫu đại diện qua các đợt quan trắc ..... 27
Bảng 3.2 - Diện tích & Sinh khối thực vật chia theo từng thảm trong vùng ngập ... 32
Bảng 3.3 - Diện tích và sinh khối các khu lựa chọn thu dọn theo thảm TV ............ 39
Bảng 3.4 - Sinh khối PHN, PHC/ha dự kiến thu dọn vùng hồ TĐ Lai Châu ........... 40
Bảng 3.5 - Sinh khối phân hủy nhanh, chậm từng khu vực dự kiến thu dọn ........... 40



ĐẶT VẤN ĐỀ
Vùng Tây Bắc là vùng miền núi phía Tây của miền Bắc Việt Nam, có chung
đường biên giới với Lào và Trung Quốc. Vùng này có khi được gọi là Tây Bắc Bắc
Bộ và là một trong 3 tiểu vùng của Bắc Bộ Việt Nam (2 tiểu vùng còn lại là Đông
Bắc và Đồng bằng sông Hồng).
Tây Bắc là nơi có tiềm năng về đất đai, tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản
và thuỷ điện nhất cả nước – đây là lợi thế để phát triển các ngành công nghiệp khai
thác, chế biến khoáng sản, thuỷ điện, sản xuất giấy, sản xuất xi măng, chế biến gỗ…
Trong thời gian qua, Vùng Tây Bắc được Đảng, Chính phủ quan tâm đặc biệt
và có nhiều chính sách đầu tư, ưu đãi nhằm nâng cao đời sống kinh tế-xã hội. Thực
hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW của Bộ Chính trị, Chính phủ đã giành một khối lượng
vốn khá lớn tập trung vào vùng, thông qua các chương trình mục tiêu quốc gia,
chương trình 135, các dự án Quốc gia, các dự án sử dụng trái phiếu Chính phủ, công
trái giáo dục, các hỗ trợ có mục tiêu khác ... Nhiều dự án quốc gia đã và đang triển
khai đầu tư tại đây là tiền đề cho việc phát triển kinh tế xã hội tại vùng Tây Bắc.
Các địa phương trong vùng Tây Bắc thuộc Danh mục các địa bàn có điều
kiện kinh tế xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn, do vậy các doanh nghiệp đầu
tư tại các địa phương trong vùng được hưởng những ưu đãi về thuế thu nhập doanh
nghiệp cũng như thuê đất, ngoài ra nhận được sự hỗ trợ tích cực của các cấp chính
quyền địa phương trong quá trình cấp giấy chứng nhận đầu tư và thực hiện dự án.
Vì vậy, trong một vài năm trước đây cùng với những lợi thế đặc biệt để phát
triển về thủy điện mà việc xây dựng các thủy điện đã diễn ra ồ ạt trên khắp các địa
phương thuộc vùng Tây Bắc. Việc xây dựng này một mặt làm tăng sản lượng điện
cho vùng và quốc gia góp phần phát triển nền kinh tế của địa phương. Mặt khác, nó
cũng làm này sinh các vấn đề về môi trường (tự nhiên và xã hội) đối với các địa
phương có dự án xây dựng thủy điện.

1



Do đó để đảm bảo sự cân bằng của cả vấn đề phát triển kinh tế lẫn bảo vệ
môi trường cần có những nghiên cứu, đánh giá các vấn đề về môi trường đối với
một số dự án thủy điện tại vùng Tây Bắc.
Trên cơ sở thực trạng môi trường các dự án thủy điện đang và sắp hoạt động
trên địa bàn vùng Tây Bắc, tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu những vấn đề môi
trường của một số dự án xây dựng thủy điện tại vùng Tây Bắc”. Nhằm đề xuất
các giải pháp khắc phục tồn tại với mục tiêu phát triển các dự án thủy điện bền vững
tại đây trong tương lai.

2


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở lý luận đánh giá những vấn đề môi trường ở một số dự án thủy điện
Khoảng chục năm trở lại đây, phong trào đầu tư xây dựng thủy điện ồ ạt, dẫn
đến sự xuất hiện dày đặc hệ thống thủy điện trên khắp cả nước, gây thiệt hại đáng
kể về môi trường và kinh tế xã hội trong thời gian qua. Mặc dù đã có các công trình
nghiên cứu tác động của các dự án thủy điện trên một lưu vực sông nhưng chưa đưa
ra được những tác động điển hình, mang tính đại diện cho cả Vùng Kinh tế hoặc cả
lưu vực. Hơn nữa, với các nhà máy thủy điện đã đi vào vận hành chưa có một
nghiên cứu đánh giá tác động nào được thực hiện để đánh giá hiệu quả và những
vấn đề môi trường phát sinh bởi nhà máy. Xuất phát từ thực tế trên, việc xác định và
đánh giá những tác động môi trường đang nảy sinh ở khu vực Tây Bắc là hết sức
cần thiết. Đây là cơ sở để đưa ra được các biện pháp giảm thiểu với mục tiêu phát
triển các thủy điện bền vùng tại đây.
1.1.1. Những vấn đề môi trường của các nhà máy thủy điện
Những tác động môi trường điển hình từ các nhà máy thủy điện đã được nhận
biết và đánh giá tập trung vào những vấn đề sau:

- Ngập lụt và xói lở bờ sông do thay đổi chế độ nước hạ lưu và vận hành xả
không đúng quy trình.
- Hạn hán và suy giảm chất lượng nước hạ lưu do lưu lượng xả của các nhà
máy phụ thuộc vào chế độ vận hành nhà máy, hơn nữa hầu hết các nhà máy không
có cửa xả đáy để có thể xả trong trường hợp mực nước hồ thấp dưới mực nước chết.
- Suy giảm dòng chảy bùn cát ở hạ du do công trình không có thiết kế cống xả
đáy làm thiếu hụt lượng phù xa bổ sung độ màu cho đất nông nghiệp hạ lưu, cát sạn
sỏi, thêm vào đó là hiện tượng khai thác cát đang diễn ra khó kiểm soát làm ảnh
hưởng hình thái sông và sinh kế của người dân sống dựa vào tài nguyên này.
- Suy giảm tài nguyên sinh học nhất là rừng. Mất rừng và ảnh hưởng đến đa
dạng sinh học với diện tích rừng ngập trong lòng hồ cùng toàn bộ diện tích đất sản
3


xuất của khu vực này bị mất, thêm vào đó nạn chặt phá rừng ngày càng gia tăng
mạnh do khai thác gỗ và người dân không có đất sản xuất. Rừng phòng hộ đầu
nguồn bị lâm tặc chặt phá do lợi dụng địa thế, đường thủy trên lòng hồ và thực vật
chết dần vì ngập nước làm cho tốc độ suy giảm tài nguyên rừng quá nhanh ở khu
vực xung quanh dự án kéo theo đó là suy giảm đa dạng sinh học. Hậu quả có thể
thấy được đó là hiện tượng rửa trôi, xói mòn đất xung quanh gây bồi lắng lòng hồ
làm giảm dung tích lòng hồ do, làm ảnh hưởng đến khả năng cắt lũ.
- Vấn đề liên quan đến đền bù di dân tái định cư và an sinh xã hội.
- Các rủi ro và sự cố môi trường như vỡ đập, động đất.
1.1.2. Những vấn đề môi trường của lưu vực
Những vấn đề môi trường ở phạm vi rộng, dài hạn và khó dự báo hơn là các
vấn đề môi trường tích lũy mang tính lưu vực. Những vấn đề này có mức độ tác
động lớn hơn và khó giải quyết hơn do các tác động từ chuỗi các nhà máy thủy điện
gây ra một chuỗi những tác động đơn lẻ được tích hợp lại, trong quá trình thi công
xây dựng và hoạt động.
a. Mất rừng phòng hộ đầu nguồn và suy giảm đa dạng sinh học

Việc phá rừng đầu nguồn, trong đó có cả những khu vực vườn quốc gia, khu
bảo tồn, để xây các công trình của nhà máy thủy điện đã làm mất rất nhiều diện tích
rừng, mất đi tính đa dạng sinh học trong khu vực, trong khi việc trồng bù rừng lại
không được thực hiện đầy đủ vì hầu hết các công trình đã không bố trí được hoặc bố
trí không đủ quỹ đất trồng rừng nhằm bù lại diện tích rừng đã mất.
Trước đây các đối tượng khai thác trái phép khó mà xâm nhập được vào các
rừng đầu nguồn vì địa hình hiểm trở, nhưng sau khi có các con đường công vụ thi
công thủy điện tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển gỗ trái phép khiến cho
tình hình khai thác gỗ trái phép diễn ra phức tạp. Mất rừng do chuyển đổi mục đích
sử dụng đất, ở các tỉnh Tây Bắc quy hoạch rất nhiều diện tích dành cho trồng cây
nguyên liệu, cây công nghiệp ở các vùng rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, đặc dụng,
4


dẫn đến rất nhiều diện tích rừng bị tàn phá .... Chưa kể tình trạng bất ổn trong cộng
đồng người dân tái định cư đã “buộc” họ phá rừng để lấy đất sản xuất.
Bên cạnh đó, việc xả nước không thường xuyên không đảm bảo dòng chảy tối
thiểu cho khu vực hạ du đã khiến cho các hệ sinh thái nước và ven sông ở khu vực
sau đập thủy điện bị suy giảm. Các đập ngăn dòng, không có kênh dẫn cho các loài cá
di cư đã làm giảm tính đa dạng sinh học trong vùng, đặc biệt là những loài quý hiếm
hoặc đặc hữu có tính thương phẩm cao làm giảm thu nhập của người dân trong vùng.
b. Hạn hán, sa mạc hóa hạ du và nhiễm mặn
Việc lấy nước bất hợp lý, không tuân thủ chế độ xả tối thiểu và không xem
xét tính toán đến dòng chảy môi trường về hạ du của các NMTĐ trên các hệ thống
sông đã gây ra những tác động: (1) Thiếu nước sản xuất nông nghiệp ở hạ du do
không đủ nước cho các công trình thủy lợi, đặc biệt là các trạm bơm làm cho đất bị
bạc màu, giảm năng suất cây trồng; (2) Nguy cơ sa mạc hóa hạ lưu, do việc tích
nước của các hồ chứa đã dẫn đến hình thành các đoạn sông chết sau đập, nhiều diện
tích đất nông nghiệp không đủ nước tưới gây khô hạn và sa mạc hóa; (3) Xói mòn
và sạt lở bờ sông; (4) Vấn đề nhiễm mặn.

Như vậy, các điều kiện về vận hành nhà máy, đặc biệt là loại nhà máy đường
dẫn sau đập cần phải được quy định để giảm tác động tiêu cực về dòng chảy mùa
kiệt và yêu cầu bảo vệ rừng trở nên cấp thiết và bắt buộc đối với các lưu vực sông.
c. Úng ngập vào mùa lũ
Chế độ vận hành của các nhà máy thủy điện và cơ chế lấy nước của các nhà
máy, đặc biệt là các nhà máy loại chuyển dòng sang lưu vực khác sẽ gây ra hiện
tượng ngập lụt bất thường ở lưu vực tiếp nhận, nhiều diện tích đất bị ngập sâu trong
nước, nhiều khu vực ven sông bị sạt lở phá hủy các công trình giao thông, công
trình thủy lợi gặm dần các bãi bồi màu mỡ ven sông, mất mùa do chưa kịp thu
hoạch, ảnh hưởng đến an sinh xã hội, làm đảo lộn sinh hoạt của người dân.

5


d. Vấn đề ổn định cuộc sống của người dân tái định cư, đặc trưng văn hóa và
cơ sở hạ tầng
Với một số dự án nghiên cứu, kết quả khảo sát cho thấy hầu hết các khu tái
định canh và định cư này đều tồn tại nhiều vấn đề như kéo dài thời gian đền bù di
dân, khu tái định canh và định cư được xây dựng nhưng chất lượng không đảm bảo,
không phù hợp với phong tục tập quán và đồng bộ về cơ sở hạ tầng nên người dân
không ổn định được đời sống. Hầu hết đất tái định canh chất lượng không đảm bảo
và vấn đề đền bù giải quyết không thỏa đáng nên hầu hết người dân các khu tái định
cư đang có xu hướng “tái nghèo”.
Tuy nhiên, xét tổng thể cho thấy mặc dù các nhà máy thủy điện lớn ở khu vực
đã làm mất đi một diện tích đất nông nghiệp ở các địa phương nhưng về sản lượng
nông nghiệp, loại cây lương thực có hạt cho thấy có xu hướng tăng lên. Năm 2004,
sản lượng nông nghiệp có hạt ở các tỉnh trong khu vực chỉ đạt 2.216 nghìn tấn nhưng
đến năm 2011 đã đạt 3.586 nghìn tấn tăng 83%. Như vậy, có thể nói các hồ thủy điện
đã góp phần điều tiết nước tốt cho sản xuất nông nghiệp của các địa phương.
e. Các sự cố và rủi ro môi trường

Các rủi ro và sự cố môi trường xảy ra ở tất cả các giai đoạn từ thi công đến
vận hành, các sự cố như hạn hán và lũ lụt đã được phân tích ở phần trên cho thấy
nguy cơ tác động lớn và mức độ xảy ra khá phổ biến ở các thủy điện. Những rủi ro
được đề cập ở đây là các sự cố như vỡ đập, sập hầm, động đất kích thích.... Qua
nghiên cứu cho thấy, nguy cơ xói mòn, rửa trôi và trượt lở đất có xu hướng gia tăng
trên các lưu vực sông đặc biệt là xung quanh hồ thủy điện nơi lớp phủ thực vật bị
chặt bỏ và độ ổn định bề mặt đất trở nên kém đi sau giai đoạn thi công.
Mặc dù các dự án thủy điện gây ra nhiều vấn đề về môi trường tự nhiên cũng
như xã hội nên để đánh giá được hết những vấn đề môi trường trên sẽ cần nhiều
công sức và thời gian. Vì vậy trong phạm vi của luận văn chỉ xin được đề cấp đến 2
vấn đề về môi trường:

6


- Công tác tái định cư của dự án thủy điện (với ví dụ cụ thể là quá trình tái
định cư tại thủy điện Huội Quảng – tỉnh Lai Châu).
- Quá trình thiết kế thu dọn lòng hồ dự án thủy điện trước khi tích nước (với ví dụ
cụ thể là quá trình thiết kế và thực hiện thu dọn thủy điện Lai Châu – tỉnh Lai Châu).
1.2. Phương pháp đánh giá môi trường
Đề tài sử dụng cách tiếp cận hệ thống, áp lực, hiện trạng, tác động, đáp ứng để
xem xét một số vấn đề về môi trường ở một số thủy điện tại vùng Tây Bắc. Trên cơ
sở đó áp dụng cách tiếp cận tổng hợp liên ngành khi phân tích vấn đề về môi trường
tại một số dự án thủy điện.
- Tiếp cận hệ thống:
Các thủy điện được xây dựng với mục đích để phát triển kinh tế, nâng cao
đời sống cho nhân dân. Mặc dù vậy việc xây dựng các thủy điện cũng mang lại
nhiều tác động đến vấn đề môi trường tại khu vực.
Các hợp phần môi trường tự nhiên luôn tồn tại trong một thể thống nhất đồng
thời chịu tác động của các quá trình tự nhiên và tác động của con người khai thác tài

nguyên, làm thay đổi tính chất của môi trường tự nhiên thông qua các hoạt động
phát triển kinh tế-xã hội. Việc nghiên cứu một số vấn đề về môi trường tại một số
thủy điện sẽ giúp đưa ra được những đánh giá, nhận xét trên cơ sở tiếp cận hệ thống
môi trường xã hội và tự nhiên của các vùng bị ảnh hưởng do việc xây dựng và hoạt
động cảu các nhà máy thủy điện. Tiếp cận hệ thống là cơ sở đảm bảo các đánh giá ,
nhận cét về một số vấn đề môi trường tại cá thủy điện có tính khách quan cao.Theo
cách tiếp cận này thì các vấn đề về môi trường của các thủy điện tại vùng Tây Bắc
liên quan chặt chẽ đến việc phát triển kinh tế cũng như đảm bảo chất lượng cuộc
sống của con người.
- Tiếp cận tổng hợp:
Như đã nói,việc xây dựng và vận hành các thủy điện mang lại nhiều lợi ích
về kinh tế nhưng cũng lại nảy sinh nhiều vấn đề về môi trường. Vì vậy, để giải
quyết các vấn đề kinh tế của việc xây dựng và vận hành các thủy điện và vấn đề về
7


môi trường mà nó đem lại cần phải áp dụng cách tiếp cận tổng hợp: liên ngành, liên
khu vực, liên cơ quan, liên hệ thống trên cơ sở tôn trọng lợi ích ngành hài hòa với
lợi ích toàn cục.
Tiếp cận tổng hợp tạo sự quản lý thống nhất về không gian cũng như thống
nhất giữa các cấp quản lý trung ương, vùng và địa phương, giữa các ngành, giữa
quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội và quy hoạch sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ
môi trường các vùng có dự án thủy điện) và bảo tồn văn hoá.
Sự độc lập của các ngành, lĩnh vực trong hoạt động kinh tế, khoa học hay
quản lý chỉ mang tính chất tương đối. Việc giải quyết các vấn đề về môi trường của
những dự án thủy điện cần sự hợp tác của nhiều ngành, nhiều lĩnh vực và cả cộng
đồng. Vì vậy cần có sự hợp tác, phối hợp của các bên liên quan để giải quyết vấn đề
này một cách phù hợp và thỏa đáng nhất cho các bên liên quan.
Điều quan trọng nhất trong cách tiếp cận này là các bên tham gia có thể kịp thời
thông tin liên lạc trong việc giải quyết một vấn đề và đưa ra một kết luận cuối cùng.

1.3. Một số khái niệm
Thiết kế thu dọn lòng hồ thủy điện:
Việc thu dọn lòng hồ thủy điện thực tế là quá trình giảm lượng sinh khối gây
ô nhiễm trong lòng hồ thủy điện trước khi tích nước phát điện. Công việc này bao
gồm việc thu dọn các thảm thực vật có sinh khối và thu dọn các khu dân cư có trữ
lượng các chất gây ô nhiễm đến chất lượng nước hồ thủy điện sau khi tích nước.
Công tác thu dọn lòng hồ là công việc không thể thiếu để đảm bảo chất lượng
nước của hồ thủy điện sau khi nhà máy đi vào vận hành. Việc thực hiện tốt quá trình thu
dọn lòng hồ sẽ làm giảm các tác động đến môi trường nước trước và sau đập thủy điện.
Việc thiết kế thu dọn lòng hồ nhằm tính toán cụ thể, chi tiết để đưa ra các vị trí
thu dọn cũng như khối lượng thu dọn sao cho đạt được cả hai mục đích là đảm bảo
chất lượng nước hồ trước khi tích nước (theo QCVN) và đảm bảo yếu tố kinh tế.

8


Tái định cư:
Để định nghĩa khái niệm tái định cư có nhiều cách định nghĩa khác nhau.
Mặc dù vậy, trong phạm vi của luận văn chỉ nêu hai định nghĩa theo luật của Việt
Nam và định nghĩa theo chính sách của ngân hang thế giới (WB).
Định nghĩa theo Việt Nam: Pháp luật Việt Nam không giải thích khái
niệm tái định cư; tuy nhiên, nhiều văn bản vẫn quy định về tái định cư. Có thể khái
quát rằng, tái định cư là việc bố trí chỗ ở mới cho người bị thu hồi đất mà không
còn chỗ ở nào khác trong phạm vi cấp xã nơi có đất bị thu hồi và phải di chuyển chỗ
ở. Hình thức tái định cư bao gồm: bằng nhà ở, bằng đất ở hoặc bằng tiền.
Luật đất đai 2014 cũng không có khái niệm về tái định cư nhưng vẫn sử dụng
cụm từ tái định cư trong các điều: Điều 85; 86 và 93. Qua đây cho thấy, khái niệm
“tái định cư” thiên về chính sách tạo lập chỗ ở.
Vấn đề “hậu tái định cư”: Các quy định hiện hành liên quan đến tái định cư
đều chỉ dừng lại ở thời điểm hoàn thành khu tái định cư để các hộ dân có thể vào

sinh sống. Pháp luật nước ta thiếu những quy định cần thiết để bảo đảm rằng, người
dân có thể sống, sinh hoạt và ổn định lâu dài tại các khu tái định cư đó. Xây dựng
các quy định cụ thể về hậu tái định cư là một yêu cầu bức thiết hiện nay, đặc biệt
trong tình trạng nhiều hộ gia đình “tái nghèo vì tái định cư”, “khốn quẫn trong vùng
tái định cư” do mất đất sản xuất.
Vấn đề “bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ”: Quy định khu tái định cư phải “bằng
hoặc tốt hơn nơi ở cũ” là quy định mang tính nhân văn sâu sắc. Tuy nhiên, khi
không được hướng dẫn cụ thể, khái niệm này trở thành yêu cầu hình thức, khó xác
định được nội dung. Thực tế cho thấy, tái định cư phải thực sự cải thiện được chất
lượng cuộc sống và sinh hoạt của người dân trên một hay nhiều phương diện. Diện
tích tái định cư xét theo từng hộ có thể bằng hoặc lớn hơn diện tích thửa đất ở cũ
nhưng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, cơ sở hạ tầng xã hội của một khu tái định cư đúng
nghĩa chắc chắn phải cải thiện so với trước đó. Hơn nữa, nếu sử dụng cụm từ “bằng

9


hoặc tốt hơn” thì có hộ sẽ “bằng nơi ở cũ” nhưng có hộ sẽ “tốt hơn nơi ở cũ”; vậy
khi đó liệu có bảo đảm công bằng giữa các hộ dân với nhau?
Định nghĩa theo WB (OP/BP 4.12): Do dự án có thể yêu cầu thu hồi đất và
tái định cư mà có thể gây ra mất sinh kế đối với các hộ gia đình, các nhóm hay các
cộng đồng bị ảnh hưởng trừ khi có các biện pháp phù hợp được lên kế hoạch chu
đáo và được triển khai thực hiện, Ngân hàng yêu cầu Chính phủ thực hiện chính
sách với các mục tiêu về (a) tái định cư nên được tránh nếu có thể, hoặc giảm thiểu,
khai phá tất cả các thiết kế khả thi dự án thay thế, (b) nơi mà không tránh được tái
định cư, các hoạt động tái định cư nên được hình thành và triển khai như các
chương trình phát triển bền vững, cung cấp các nguồn lực đầu tư đủ để cho phép các
người di cư do dự án chia sẻ lợi ích trong dự án. Người phải di dời nên được tham
khảo ý kiến có ý nghĩa và nên có cơ hội tham gia trong việc lập kế hoạch và thực
hiện chương trình tái định cư, và (c) nên hỗ trợ người phải di dời trong nỗ lực của

họ nhằm cải thiện sinh kế và mức sống hay ít nhất cũng khôi phục lại chúng, trong
thực tế, đến mức trước khi di dời hay ở mức hiện hành trước khi bắt đầu thực hiện
dự án, bất cứ cái nào cao hơn. Theo dự án này, các vấn đề tái định cư được quy định
trong khung chính sách tái định cư và/hoặc kế hoạch tái định cư hàng năm.

10


CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Những vấn đề môi trường của một số dự án thủy điện vùng Tây Bắc ( lựa
chọn dự án thủy điện Lai Châu và dự án thủy điện Huội Quảng làm đối tượng cụ
thể cho nghiên cứu này). Trong đó luận văn sẽ đi sâu tìm phân tích, đánh giá hai
vấn đề môi trường là việc thực hiện tái định cư và quy trình thiết kế thu dọn lòng
hồ của các dự án thủy điện này trước khi tích nước.
2.1.1. Thủy điện Lai Châu – tỉnh Lai Châu
Mục tiêu kinh tế xã hội của dự án
- Cung cấp điện cho hệ thống điện Quốc gia;
- Góp phần cùng các nhà máy thủy điện trên sông Đà phục vụ chống lũ về
mùa mưa, cấp nước về mùa khô cho đồng bằng Bắc Bộ;
- Phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lai Châu, tỉnh Điện Biên và cả vùng
Tây Bắc.
Vị trí công trình
Công trình xây dựng trên địa phận Thị trấn Nậm Nhùn, huyện Nậm Nhùn,
tỉnh Lai Châu.
Hồ thủy điện Lai Châu sẽ làm ngập một phần đất tự nhiên của 9 xã, thị trấn
thuộc 2 huyện Mường Tè và Nậm Nhùn của tỉnh Lai Châu (TT Nậm Nhùn, xã Nậm
Hàng, Nậm Manh, Nậm Chà, Mường Mô thuộc huyện Nậm Nhùn; Can Hồ, TT
Mường Tè, Bun Tở, Nậm Khao, Mường Tè xã.
Qui mô công trình

Cao trình mức nước dâng bình thường (MDBT)

: 295,00 m;

Cao trình mức nước chết

: 270,00 m;

Dung tích toàn bộ

: 1.215 triệu m3;

Dung tích hữu ích

: 711 triệu m3;

Diện tích hồ chứa ứng với MNDBT

: 3.963 ha;

11


Công suất lắp máy

: 1.200 MW;

Điện lượng bình quân hàng năm

: 4.704 tỷ kWh.


Thông số chính của công trình thuỷ điện Lai Châu xem bảng sau:
Bảng 2.1 - Các thông số chính nhà máy thủy điện Lai Châu

TT

Thông số & chỉ tiêu

Đơn vị

Thông số

1

Qmax

m3/s

1.732

2

Hmax

M

96,5

3


Hmin

M

66,89

4

Htính toán

M

80,66

5

Công suất đảm bảo (Nbd)

MW

136

6

CS lắp máy

MW

1200


7

NLTB nhiều năm (E0)

109kWh

4704

8

Loại nhà máy

9

Số tổ

Sau đập
Tổ

3

Nguồn: Báo cáo chính Dự án Công trình thủy điện Lai Châu, PECC1

2.1.2. Thủy điện Huội Quảng – tỉnh Lai Châu
Mục tiêu kinh tế xã hội của dự án
Phát điện: Với công suất lắp máy là 520 MW hàng năm thuỷ điện Huội
Quảng cung cấp cho hệ thống điện Quốc gia 1,868.106 KWh, tăng điện lượng và
công suất đảm bảo cho hai công trình phía dưới là Sơn La và Hoà Bình là E =
7,45.106 KWh.
Thuỷ điện Huội Quảng góp phần củng cố cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế-xã

hội cho huyện Than Uyên là huyện miền núi Tây Bắc còn nghèo và tập trung số
lượng lớn các dân tộc ít người. Dự án góp phần xoá đói giảm nghèo cho một bộ
phận dân cư khu Dự án.

12


Vị trí công trình
Công trình thuỷ điện Huội Quảng nằm trên sông Nậm Mu, thuộc hệ thống
sông Đà. Tuyến đầu mối nằm cách Bản On, xã Khoen On, huyện Than Uyên, tỉnh
Lai Châu khoảng 2,5 km về phía hạ lưu. Hồ chứa thuỷ điện Huội Quảng, diện tích
khoảng 8,7 km2 ứng với MNDBT 370 m, nằm trọn trong huyện Than Uyên; hồ có
dung tích toàn bộ 184,2 triệu m3 và dung tích hữu ích 16,28 triệu m3. Nhà máy
thuỷ điện Huội Quảng bố trí cách cụm đầu mối khoảng 5 km về phía hạ lưu, thuộc
địa phận xã Chiềng Lao, huyện Mường La, tỉnh Sơn La.
Qui mô công trình
Cao trình mức nước dâng bình thường (MNDBT)

: 370,00 m;

Cao trình mức nước chết

: 368,00 m;

Dung tích toàn bộ

: 184,42 triệu m3;

Dung tích hữu ích


: 16,28 triệu m3;

Diện tích hồ chứa ứng với MNDBT

: 870 ha;

Công suất lắp máy

: 520 MW;

Điện lượng bình quân hàng năm

: 1.829,3 triệu kWh.

Số hộ/ số người di chuyển

: 980/6459 hộ/người

2.2. Nội dung nghiên cứu
2.2.1. Hiện trạng thực hiện việc tái định cư của một số dự án thủy điện
Theo thống kê chưa đầy đủ thì riêng với các công trình thủy điện lớn (thủy
điện Lai Châu, thủy điện Lai Châu, thủy điện Huội Quảng, thủy điện Bản Chát …)
tại Tây Bắc đã thực hiện gần hoàn thành kế hoạch di dân tái định cư. Công tác này
đòi hỏi phải di chuyển cả cộng đồng dân cư, làm ảnh hưởng đến toàn bộ đời sống
kinh tế, xã hội, truyền thống văn hóa của cộng đồng. Do tầm quan trọng và quy mô
ảnh hưởng của công tác tái định cư này, Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc
hội năm 1997 (NQ 05/1997/QH10) đã quy định rõ các công trình thủy điện lớn có
quy mô di chuyển và tái định cư lớn hơn 20.000 người phải được Quốc hội xem xét
thông qua. Theo Nghị định 197 của Chính phủ thì việc tổ chức tái định cư được
13



giao cho UBND các tỉnh nơi có dân phải di chuyển là chủ đầu tư dự án, lập kế
hoạch và tổ chức bộ máy thực hiện. Sau khi quy hoạch chi tiết các khu (điểm) tái
định cư, việc lập kế hoạch đầu tư hàng năm cho công tác di dân tái định cư được
Chính phủ giao cho UBND tỉnh với kinh phí và nguồn vốn thực hiện. Như vậy,
điểm mới của công tác tái định cư là việc lập kế hoạch đã phân cấp cho địa phương.
Tuy nhiên, các dự án tái định cư trong quá trình thực hiện đã bộc lộ một số
khó khăn, vướng mắc mà trước tiên là về tiến độ lập, thẩm định, phê duyệt quy
hoạch. Có thể nói, tiến độ lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch chi tiết các khu (điểm)
tái định cư diễn ra rất chậm, dẫn đến việc triển khai thực hiện các dự án chi tiết và cấp
phát vốn gặp nhiều khó khăn. Ví dụ, thuỷ điện Sơn La, cho đến nay cả ba tỉnh Sơn
La, Lai Châu và Điện Biên của dự án mới chỉ lập và phê duyệt được 24 khu tái định
cư, đạt 25% kế hoạch so với quy hoạch tổng thể. Tiến độ lập, phê duyệt các dự án
thành phần cũng không khả quan hơn, chưa thể đáp ứng được yêu cầu thực hiện dự
án. Tổng số dự án thành phần của ba tỉnh đã lập là 516, nhưng đến cuối năm 2006
mới phê duyệt được 210 dự án, đạt 41%. Ngoài ra, một số chính sách liên quan đến
bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho việc di dân khu vực đô thị lại chưa được đề cập
trong Quyết định 459/QĐ-TTg. Vì vậy, việc triển khai di dân tái định cư ở thị xã
Mường Lay (Điện Biên), thị trấn Phiêng Lanh (Sơn La), thị xã Lai Châu cũ, thị trấn
Quỳnh Nhai,… rất chậm trễ do chưa xác định được chính sách và nguồn kinh phí để
thực hiện. Mới đây, những “phát sinh” sai sót trong công tác điều tra cơ bản di dân tái
định cư buộc Quốc hội phải tháo gỡ, giải quyết ngân sách cho thấy rõ rằng hiện nay
chúng ta còn thiếu một quy hoạch bài bản và tầm nhìn dài hơi cho các công trình thuỷ
điện cũng như trách nhiệm và trình độ quản lý hạn chế của một số ngành liên quan
đến công tác di dời, tái định cư.
Để phục vụ xây dựng các công trình Thủy điện, công tác đền bù giải phóng
mặt bằng và đặc biệt là công tác di dân ra khỏi lòng hồ là một nỗ lực lớn của chính
quyền địa phương các huyện cũng như các tỉnh. Tuy nhiên, đằng sau thắng lợi của
những cuộc di dân này thì hàng nghìn người dân về vùng tái định cư gặp phải

không ít khó khăn như loay hoay tìm đất để sản xuất, hoặc có thì cũng chỉ là đất
14


khô cằn, không sản xuất được. Cuộc sống của đồng bào vốn quen với tập quán tự
do, trỉa hạt trên nương rẫy, rồi săn bắn, hái lượm trong rừng. Về các khu tái định
cư tập quán hoàn toàn khác lạ với cuộc sống ban đầu nên người dân rất khó nắm
bắt tiến bộ của khoa học kỹ thuật.
Về công tác chuyển dân đến các khu (điểm) tái định cư, tiến độ diễn ra
cũng rất chậm. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự chậm trễ này:
Trước tiên là do chất lượng công tác quy hoạch tổng thể di dân, tái định cư
còn thấp. Nhiều khu (điểm) tái định cư đã được phê duyệt nhưng tính khả thi chưa
cao, vì thực tế khu được quy hoạch còn thiếu nguồn nước, thiếu đất sản xuất so
với bản quy hoạch đã được phê duyệt…
Thêm vào đó, do quy định hiện nay về giá đền bù đất sản xuất tăng, giá
ngày công và vật liệu xây dựng tăng nhiều so với giá tính trong Quyết định
196/QĐ-TTg, trong khi đó, do Chính phủ đã quy định khống chế suất đầu tư bình
quân 500 triệu đồng/hộ nên việc lập quy hoạch chi tiết của các địa phương gặp
nhiều khó khăn, vì vừa phải đảm bảo cả yêu cầu đền bù đầy đủ và ổn định đời
sống lâu dài cho dân, đồng thời vẫn phải đảm bảo không vượt mức trần về vốn đền
bù đã quy định. Hệ luỵ của sự chậm chễ này là công tác giải ngân.
Thực tế, một số quy định về thủ tục phê duyệt quy hoạch chi tiết khu (điểm)
tái định cư do cấp tỉnh ban hành đã yêu cầu phải có chữ ký của từng hộ dân phải
di dời, đồng ý đến nơi dự kiến quy hoạch tái định cư. Điều này cũng làm cho công
tác di dân tái định cư càng gặp nhiều khó khăn hơn. Tiến độ thẩm định, phê duyệt
quy hoạch chi tiết các khu tái định cư thường rất chậm. Nhiều quy hoạch chi tiết
đã lập nhưng chưa được hội đồng thẩm định xem xét. Tuy huyện là chủ đầu tư
song không ít các huyện còn lúng túng với vấn đề mới mẻ này. Đây cũng là vấn đề
chính sách cần được xem xét, khắc phục. Đó là chưa kể đến năng lực thực hiện di
dân, tái định cư của các ban, ngành ở địa phương và các đơn vị tư vấn còn nhiều

yếu kém, thiếu kinh nghiệm, đặc biệt trong lĩnh vực tái định cư khiến cho tiến độ
lập quy hoạch và thẩm định các dự án bị ảnh hưởng. Nhiều đơn vị tư vấn được
UBND tỉnh lựa chọn chỉ là những đơn vị chuyên về xây dựng cơ sở hạ tầng (giao
15


thông, thuỷ lợi, kiến trúc…) lại am hiểu rất ít về lĩnh vực quy hoạch dân cư, di dân
và tái định cư vốn mang đậm tính xã hội. Do đó, các đơn vị này rất lúng túng
trong việc lập quy hoạch chi tiết, làm chậm trễ, gây thiệt hại cho người dân khi
xây dựng quy hoạch khu tái định cư.
2.2.2. Đánh giá tác động của việc tái định cư đến môi trường xã hội của một số
dự án thủy điện
Với những những tồn tại về cơ chế quản lý và thực hiện chính sách bồi
thường, hỗ trợ tái định cư các công trình thuỷ điện hiện nay câu hỏi đặt ra là cách
tiếp cận nào thích hợp để có thể khắc phục được các bất cập nói trên, đảm bảo di
dân tái định cư bền vững?
Để trả lời câu hỏi này, cần thêm rất nhiều thời gian và nghiên cứu để giải
quyết triệt để vấn đề trên. Mặc dù vậy, trong phạm vi của luận văn cũng xin đưa ra
một vài đánh giá để có thể làm cơ sở cho việc trả lời câu hỏi đã đưa ra:
- Do đến nay vẫn chưa có một chính sách quốc gia về di dân tái đinh cư cho
các dự án thuỷ điện nên trong quá trình thực hiện mỗi dự án lại dựa trên một chính
sách được phê duyệt riêng. Vì vậy việc thực hiện tái định cư của từng địa phương
không thống nhất, nguồn vốn không được quy định cụ thể, người dân bị tái định
cư không được tham gia bàn bạc, thảo luận quá trình tái định cư của mình. Cơ chế
chính sách trong việc quản lý các dự án di dân tái định cư chưa tạo được điều kiện
thông thoáng cho quá trình thực hiện do đó tiến độ công trình không được đảm
bảo cũng như không tạo nên sự đồng thuận cao giữa người dân nơi đi lẫn người
dân sở tại ở nơi đến.
- Do việc triển khai đầu tư xây dựng các công trình thuỷ điện thường diễn
ra ở miền núi, vùng sâu vùng xa, dân trí thấp nên dễ xảy ra những tiêu cực, dưới

nhiều hình thức, đòi hỏi ngoài chính sách, cơ chế quy trình chặt chẽ còn phải có sự
quan tâm thường xuyên đối với hoạt động kiểm tra, giám sát, báo cáo và xử lý kịp
thời giữa các cấp. Vai trò kiểm tra, theo dõi, đôn đốc và giám sát của các cơ quan
cấp tỉnh và các bộ ngành trung ương trong công tác di dân, tái định cư còn lỏng
lẻo. Nguyên tắc công khai, dân chủ, minh bạch, chính xác, công bằng và kịp thời
16


trong thống kê, áp giá, đền bù, hỗ trợ cho các hộ dân chưa được coi trọng. Nói một
cách khác chính sách chưa dựa trên cách tiếp cận trao quyền cho người dân. Tư
duy của các cán bộ thực hiện công tác di dân vẫn theo kiểu cũ (cần hướng chỉ đạo,
lập kế hoạch từ trên xuống dưới trong công tác tái định cư).
2.2.3. Định hướng và đề xuất biện pháp khắc phục những vấn đề còn tồn tại của
công tác tái định cư
Trong quá trình lập kế hoạch di dân, tái định cư nên khuyến khích các hình
thức di dân không tập trung theo phương thức xen ghép và tự nguyện nhằm hạn
chế sức ép đất đai tập trung, tăng cường khả năng tự điều chỉnh, tiến tới hồi phục
nhanh cuộc sống của các hộ dân sau tái định cư. Việc người dân được tham gia đề
xuất điểm tái định cư, lựa chọn thiết kế nhà ở và cơ sở hạ tầng ở khu vực tái định
cư cần được thực hiện nghiêm túc. Muốn vậy, người dân cần được thông tin đầy
đủ và kịp thời về chính sách đền bù và kế hoạch của dự án. Ngoài ra, cần khuyến
khích các hộ tái định cư tự lập phương án sản xuất phù hợp theo quy hoạch phê
duyệt. Phương thức nhà nước hỗ trợ vận chuyển, sản ủi nền nhà, nhân dân tự tháo
dỡ nhà ở cũ, lắp dựng tại nơi ở mới theo sở thích, nguyện vọng riêng của mình tỏ
ra là một cách làm phù hợp (như được áp dụng đối với công tác di dời, tái định tại
Mường La, thuộc dự án thuỷ điện Sơn La). Chính sách khuyến khích tái định cư
xen ghép và tự nguyện phù hợp với đặc điểm văn hoá của các dân tộc còn góp
phần cải thiện cuộc sống cho cộng đồng dân sở tại, hạn chế được những xung đột
về văn hoá và phong tục tập quán giữa các cộng đồng, thực hiện chính sách đoàn
kết các dân tộc của Đảng và Nhà nước.

Thực tế các dự án thành phần triển khai chậm, khâu quy hoạch chi tiết của
các dự án phải chỉnh sửa nhiều lần làm chậm tiến độ đang là trở ngại cho việc
triển khai xây dựng, kiến thiết các công trình hạ tầng, công trình phục vụ sản xuất,
đời sống dân sinh, và chậm trễ trong công tác thanh quyết toán, cần tiến hành phân
cấp mạnh và trao quyền cho cấp huyện/thị, đồng thời đầu tư nâng cao năng lực
cho cán bộ quy hoạch và cán bộ trực tiếp làm công tác di dân tái định cư vốn còn
thiếu kinh nghiệm thực tế và chuyên môn. Những bất cập phát sinh từ thực tế đối
17


với cơ chế quản lý và chính sách bồi thường, đền bù, hỗ trợ hiện nay đòi hỏi bộ
máy quản lý dự án di dân tái định cư thuỷ điện phải đề cao trách nhiệm, gắn bó và
nhiệt tình với công việc, sâu sát, lắng nghe, xử lý được những vướng mắc, nắm bắt
và giải quyết kịp thời, dứt điểm những khó khăn trong qúa trình thực hiện chính
sách ở cơ sở, đảm bảo tiến độ di dời tái định cư vận hành theo hướng đồng bộ,
thống nhất.
Có thể nói việc phục hồi thu nhập cho người dân tái định cư là quá trình diễn
ra trong nhiều năm, không chỉ dừng lại bằng việc các hộ dân bàn giao mặt bằng và
về nơi ở mới. Do kết cấu hạ tầng của các khu tái định cư còn rất yếu kém, nên đời
sống của đồng bào các dân tộc hậu tái định cư còn khó khăn, vất vả. Còn rất nhiều
việc phải làm để ổn định đời sống, phát triển sản xuất. Cần chú trọng việc giải quyết
vấn đề nước và đất sản xuất cho các hộ tái định cư vì đây là hai yếu tố quyết định
đến việc ổn định và phát triển sản xuất cho các hộ tái định cư cũng như hộ dân
người địa phương sở tại. Đất đai và nương rẫy là nguồn sinh kế và an ninh lương
thực của đồng bào dân tộc. Để thực hiện nguyên tắc đền bù theo phương thức “đất
đổi đất” tránh xáo trộn chuyển đổi nghề nghiệp, cần đầu tư khai hoang cho người
dân trong các công trình thuỷ điện. Do vậy, khi lập và phê duyệt kế hoạch tái định
cư, cần chú trọng tính thích ứng về đất sản xuất (bao gồm chất lượng đất và diện
tích đất), nguồn nước cho sản xuất và sinh hoạt cần thiết nhằm đảm bảo cho cả cộng
đồng dân đến định cư và cộng đồng dân sở tại ổn định cuộc sống đồng thời trên

nhiều mặt, tránh được những rủi ro do di dân tái định cư gây nên.
Chủ trương người dân di chuyển cũng như người dân sở tại phải có cuộc
sống tốt hơn và được hưởng lợi từ công trình dự án và đầu tư phát triển sản xuất
cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội có ý nghĩa rất quan trọng. Những khó khăn về kinh
phí có thể được khắc phục nếu như nguồn vốn cho tái định cư được quản lý và sử
dụng hiệu quả, người dân được hưởng lợi. Đã đến lúc cần yêu cầu chủ dự án lập ra
quỹ phục hồi thu nhập sau tái định cư nhằm hỗ trợ cho người dân trong thời gian
10 năm, thậm chí 20 năm cho hộ gia đình sau tái định cư. Cần có quy định hình
thành quỹ phục hồi thu nhập sau tái định cư để hỗ trợ lâu dài cho người dân.
18


Nguồn vốn này cần tính toán vào dự án và chủ đầu tư các công trình xây dựng nhà
máy sẽ trích lợi nhuận, hoặc thuế tài nguyên sau khi đưa công trình vào hoạt động.
Cái khó trong công tác di dân tái định cư đối với cả nơi đi lẫn nơi đến là
thói quen, lối sống, tập tục canh tác của cộng đồng các dân tộc thiểu số vốn khác
nhau. Ngay cả trong một dân tộc, khả năng nhận thức và tác động của tái định cư
cũng rất khác nhau giữa phụ nữ, nam giới, già, trẻ, hộ giàu, hộ nghèo, hộ đau ốm,
hộ khoẻ mạnh đông lao động. Công tác tái định cư theo ý nghĩa đó còn hàm ý
công tác "di lòng dân" trong đó sự đồng thuận, nhất trí chia sẻ khó khăn của người
dân là rất quan trọng. Những bất cập về cơ chế quản lý và chính sách bồi thường,
hỗ trợ tái định cư hiện nay nhiều khi dẫn đến tâm lý dao động của các hộ dân, tạo
nên sự thiếu tin tưởng đối với chủ trương chính sách của nhà nước. Đối với công
tác di dân tái định cư trong các dự án thuỷ điện lớn, cần tiến hành các nghiên cứu
xã hội học nghiêm túc, bài bản, nắm vững nhu cầu, tâm tư, nguyện vọng, phong
tục, tập quán, lối sống và thực trạng sinh kế của cộng đồng các dân tộc bị ảnh
hưởng, tránh đưa ra những quyết sách duy ý chí và thiếu khoa học, mà hậu quả thì
khôn lường.
2.2.4. Hiện trạng thực hiện quá trình thiết kế thu dọn lòng hồ của một số dự án
thủy điện

Hầu hết các dự án thủy điện đều thực hiện công tác thu dọn lòng hồ trước
khi tích nước là không tốt. Việc thiết kế cũng như tiến hành thu dọn chỉ thực hiện
cho đủ thủ tục, hợp lý với báo cáo ĐTM của dự án. Do không thực hiện nghiêm
túc công tác thu dọn, vệ sinh lòng hồ sẽ dẫn đến rất nhiều hậu quả không lường
trước được đối với vùng hồ và hạ lưu sau đập.
Theo điều tra khảo sát và lấy mẫu nước của một số dự án thủy điện cho
thấy chất lượng nước sông vào mùa cạn trong những năm tích nước đầu tiên đều
có chất lượng không cao, hàm lượng DO trong nước sông ở dưới mức cho phép
theo quy chuẩn về nước mặt hiện hành (QCVN 08:2008). Ngoài ra, một số chỉ tiêu
như Mn, Fe, pH, độ đục, COD đều tăng, đặc biệt tăng cao một cách đột biến trong

19


×