Tải bản đầy đủ (.docx) (59 trang)

BỘ ĐỀ ÔN THI THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN “CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (424.07 KB, 59 trang )

BỘ ĐỀ ÔN THI THPT QUỐC GIA
MÔN NGỮ VĂN
“CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT”
ĐỀ THI MINH HỌA SỐ 01

I.

ĐỀ THI THỬ THPTQG
CHUẨN CẤU TRÚC CỦA BỘ GIÁO DỤC
Bài thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian
phát đề
Họ, tên thí sinh:..............................................................
Số báo danh:...................................................................
ĐỌC- HIỂU (3.0 điểm)
Đọc văn bản và trả lời câu hỏi từ 1 đến 4
Lãng phí thời gian là mất tuyệt đối. Mất tiền có thể kiếm lại được tiền, mất xe có thể sắm lại
được xe nhưng mất thời gian thì chịu, đố ai có thể tìm lại được. Thời gian là một dòng chảy thẳng;
không bao giờ dừng lại và cũng không bao giờ quay lui. Mọi cơ hội, nếu bỏ qua là mất. Tuổi trẻ
mà không làm được gì cho đời, cho bản thân thì nó vẫn xồng xộc đến với tuổi già. Thời gian là một
dòng chảy đều đặn, lạnh lùng, chẳng bao giờ chờ đợi sự chậm trễ. Hãy quý trọng thời gian, nhất
là trong thời đại trí tuệ này, nền kinh tế trí thức đã và đang làm cho thời gian trở nên vô giá. Chưa
đầy một giờ, công nghệ Nhật Bản đã có thể sản xuất một tấn thép; con tàu tốc hành của các nước
phát triển trong vài giờ đã có thể vượt qua được vài ngàn kilômét. Mọi biểu hiện đủng đỉnh rềnh
ràng đều trở nên lạc lõng trong xu thế hiện nay. Giải trí là cần thiết nhưng chơi bời quá mức, để
thời gian trôi qua vô vị là có tội với đời, với tương lai đất nước…
(Phong cách sống của người đời – nhà báo Trường Giang. )
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. (0,5 điểm)
Câu 2. Theo tác giả, vì sao lãng phí thời gian là mất tuyệt đối? (0,5 điểm)
Câu 3. Anh/ Chị hiểu như thế nào về ý kiến: Mọi biểu hiện đủng đỉnh rềnh ràng đều trở nên lạc
lõng trong xu thế toàn cầu hiện nay?(1,0 điểm)


Câu 4. Anh/ Chị có đồng tình với quan niệm: Giải trí là cần thiết nhưng chơi bời quá mức, để thời
gian trôi qua vô vị là có tội với đời, với tương lai đất nước? Vì sao?(1,0 điểm)
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1. (2 điểm)
Từ thông điệp của văn bản trên, hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh
(chị) về câu nói “Hãy quý trọng thời gian, nhất là trong thời đại trí tuệ này, nền kinh tế trí thức đã
và đang làm cho thời gian trở nên vô giá.”
Câu 2. ( 5 điểm)
Phân tích màn đối thoại giữa Hồn Trương Ba với Đế Thích trong vở kịch Hồn Trương Ba da
hàng thịt của Lưu Quang Vũ?
........................HẾT ..........................
GỢI Ý ĐÁP ÁN ĐỀ THI MINH HỌA
MÔN NGỮ VĂN

u
I

Ý

Nội dung
Đọc hiểu

Điểm
3.0


II

Câu 1:
Phương thức biểu đạt : nghị luận

Câu 2:
Theo tác giả, lãng phí thời gian là mất tuyệt đối vì:
+ Mất tiền có thể kiếm lại được tiền, mất xe có thể sắm lại được xe.
+ Thời gian là tuyến tính, một đi không trở lại, mất thời gian thì không
lấy lại được, đố ai có thể tìm lại được.
Câu 3:
Mọi biểu hiện đủng đỉnh rềnh ràng đều trở nên lạc lõng trong xu thế
toàn cầu hiện nay vì: Trong thời đại trí tuệ này, nền kinh tế tri thức đã
và đang làm cho thời gian trở nên vô giá. Nhịp sống rất hối hả, khẩn
trương, các nước đang phát triển với tốc độ như vũ bão…
Câu 4:
Học sinh trình bày quan điểm riêng và có những lí giải hợp lí, thuyết phục.
Có thể theo hướng đồng tình với quan niệm: Giải trí là cần thiết nhưng
chơi bời quá mức, để thời gian trôi qua vô vị là có tội với đời, với
tương lai đất nước.
Vì:
- Thời gian vô cùng quan trọng, là quà tặng kì diệu của tạo hóa, không
lặp lại.
- Thời gian là sẽ giúp ta làm lên những giá trị đích thực. Lãng phí thời
gian sẽ dần rơi vào sự lạc lõng, chán nản – trở thành đời thừa…
- Đời người chỉ sống có một lần và duy nhất. Và cuộc sống là một cuộc
“ chạy” tiếp sức của các thế lực.
Câu 1. Từ thông điệp của văn bản trên, hãy viết đoạn văn (khoảng 200
chữ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về câu nói “Hãy quý trọng thời
gian, nhất là trong thời đại trí tuệ này, nền kinh tế trí thức đã và đang
làm cho thời gian trở nên vô giá.”
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn: HS viết đúng hình thức
đoạn văn, viết đúng quy định về số chữ, đảm bảo tính lôgic mạch lạc.
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: tin vào chính mình, vào năng lực,
trí tuệ, phẩm chất, giá trị của mình trong cuộc sống, tự đánh giá được vị

trí, vai trò của mình trong các mối quan hệ của cuộc sống
c. Triển khai vấn đề nghị luận
Giải thích - Thời gian là một thứ trừu tượng, trôi qua từng ngày, ta
không cảm nhận thời gian một cách trực quan như nhìn hay chạm vào,
ta cảm sự trôi chảy của thời gian qua đi và không bao giở trở lại
-Phải biết quý trọng thời gian để làm việc có ích và thời gian là tài sản
vô giá không thể mua được bằng vật chất, đặc biệt là sống trong thời
buổi công nghệ hiện đại,ta cần phải biết tận dụng thời gian vào công
việc của mình để làm việc được hiệu quả.
- Phân tích, chứng minh
Trong toàn thể vũ trụ này, có lẽ thời gian có sức mạnh hơn cả, là báu
vật quý nhất trong cuộc đời con người. Thời gian tạo nên cuộc sống,
tạo nên vô vàn những sự đổi thay và thời gian luôn được gọi là quà tặng
kì diệu của cuộc sống. Đây là món quà to lớn, ai cũng được trao tặng
nhưng không phải ai cũng biết gìn giữ, dang đôi tay đón nhận. Ngày
nay, lắm lúc ta phải trầm tư một mình, suy nghĩ về thời gian - về món
quà kì diệu của cuộc sống.
- Thời gian giúp con người tích lũy được giá trị, không chỉ vật chất mà
quan trọng hơn là tinh thần, nếu biết tận dụng tốt sẽ khiến giá trị bản

0.5
0.5
1.0

1.0

2.0

0.25
0.25


0.25

0.25

0.25

0.25


thân tăng lên (trưởng thành hơn, hiểu biết hơn, ...)
- Thời gian giúp thay đổi suy nghĩ, tình cảm của con người: giúp xóa
nhòa nỗi đau, hận thù, thậm chí làm phai nhạt tình cảm yêu thương,
thay đổi tính tình của con người.
- Bàn bạc, mở rộng vấn đề
0.25
- Quý trọng thời gian không có nghĩa là phái sống gấp gáp, chạy theo
thời gian mà là biết trân trọng từng giây, sống hết mình, cống hiến hết
mình cho cuộc đời.
- Không chỉ dành thời gian ra để làm việc như một cỗ máy mà cũng cần
cả thời gian nghỉ ngơi hợp lí, quan tâm yêu thương mọi người xung
quanh có như vậy mới là tận dụng hết giá trị đích thực của thời gian.
- Ngày nay vẫn còn một bộ phận giới trẻ chưa biết quý trọng giá trị của
thời gian, để thời gian trôi đi vô nghĩa, không tích lũy được giá trị cho
bản thân: VD: chỉ biết vui chơi, thay vì tận dụng thời gian để học lại sa 0.25
vào trang mạng xã hội than thở học vất vả, ...
- Liên hệ bản thân
- Cần có thái độ phê phán những người không biết quý trọng thời gian.
- Là một học sinh cần ý thức được giá trị quý báu của thời gian để tránh
làm lãng phí thời gian của mình cũng như của những người xung

quanh.
- Biết cách lên kế hoạch, sắp xếp mọi việc sao cho sử dụng quỹ thời
gian hiệu quả nhất: biết phân chia hợp lí giữa thời gian học tập và vui
chơi giải trí, ...
- Mỗi người hãy trân trọng từng phút giây mình đang sống, bạn có thể
trì hoãn nhưng thời gian thì không.
Phân tích màn đối thoại giữa Hồn Trương Ba với Đế Thích trong vở
5.0
kịch Hồn Trương Ba da hàng thịt của Lưu Quang Vũ?

2

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức một bài văn nghị luận, đảm bảo tính
lôgic mạch lạc, không sai sót chính tả.
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận
MB c. Triển khai vấn đề nghị luận: Học sinh có thể triển khai theo nhiều
cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ
giữa lí lẽ và dẫn chứng, đảm bảo các yêu cầu sau:
- Giới thiệu ngắn gọn tác giả, hoàn cảnh sáng tác.
* Hoàn cảnh sáng tác:
- Vở kịch được viết từ năm 1981, được công diễn vào năm 1984. Là
một trong những vở kịch gây được nhiều tiếng vang nhất của Lưu
Quang Vũ.
- Tác phẩm nhanh chóng tạo được nhiều thiện cảm cho người xem,
được công diễn nhiều lần trên các sân khấu trong và ngoài nước.
* Đoạn trích: Phần lớn là cảnh VII của vở kịch. Đây cũng là đoạn
kết của vở kịch, đúng vào lúc xung đột trung tâm của vở kịch lên đến
đỉnh điểm.
TB


* Màn đối thoại giữa Hồn Trương Ba với Đế Thích.
- Hồn Trương ba không chấp nhận cảnh sống “ bên trong một đằng, bên
ngoài một nẻo”. Ông muốn được sống theo đúng bản chất của mình: “
Tôi muốn được là tôi toàn vẹn”
- Lúc đầu Đế Thích ngạc nhiên , khi hiểu ra Đế Thích khuyên Trương

0.25
0,25
0.5

0.75


Ba nên chấp nhận vì thế giới không toàn vẹn,” dưới đất, trên trời đều
thế cả”
- Hồn Trương Ba kiên quyết từ chối , thẳng thắn chỉ ra sai lầm của Đế
Thích “ Ông chỉ nghĩ đơn giản….. chẳng cần biết”
- Đế Thích định sửa sai cho Hồn Trương Ba nhập vào xác cu Tị à
Trương Ba kiên quyết từ chối, không chấp nhận cảnh sống giả tạo, theo
ông chỉ có lợi cho đám chức sắc, không chấp nhận cái cuộc sống mà
theo ông là còn “ khổ hơn cái chết”
- Và kêu gọi Đế Thích sửa sai bằng việc làm cho cu Tị sống lại
=> Qua màn đối thoại, ta thấy vẻ đẹp tâm hồn của con người trong
cuộc đấu tranh chống lại sự dung tục, giả tạo, bảo vệ quyền được sống
toàn vẹn , tự nhiên. Đó chính là chất thơ trong kịch của Lưu Quang Vũ.
Nghệ thuật
* Sáng tạo lại cốt truyện dân gian.
- Nghệ thuật dựng cảnh, dựng đối thoại, độc thoại nội tâm
- Hành động của nhân vật phù hợp vời hoàn cảnh, tính cách, góp phần
phát triển tình huống truyện.

KB

- Khẳng định lại vấn đề
+Liên hệ mở rộng lí tưởng sống

0.75

0.75

0.5

........................HẾT ..........................

ĐỀ THI MINH HỌA SỐ 02

ĐỀ THI THỬ THPTQG
CHUẨN CẤU TRÚC CỦA BỘ GIÁO DỤC
Bài thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian
phát đề
Họ, tên thí sinh:..............................................................
Số báo danh:...................................................................
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Bạn ơi, nếu bạn muốn sống một đời mà không phạm chút sai lầm nào, làm gì được nấy, thì
đó hoặc là bạn ảo tưởng, hoặc là bạn hèn nhát trước cuộc đời. Một người mà lúc nào cũng sợ thất
bại, làm gì cũng sợ sai lầm là một người sợ hãi thực tế, trốn tránh thực tế, và suốt đời không bao
giờ có thể tự lập được. Bạn sợ sặc nước thì bạn không biết bơi; bạn sợ nói sai thì bạn không nói
được ngoại ngữ! Một người mà không chịu mất gì thì sẽ không được gì. Sai lầm cũng có hai mặt.
Tuy nó đem lại tổn thất, nhưng nó cũng đem đến bài học cho đời.

(Theo Ngữ văn 7, tập 2, tr.43, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2015)
Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.
Câu 2: Anh/chị hiểu như thế nào về quan niệm: “Một người mà không chịu mất gì thì sẽ không
được gì”?
Câu 3: Theo anh/chị, sai lầm đem đến những tổn thất và bài học gì cho đời?
Câu 4: Anh/chị hãy rút ra thông điệp có ý nghĩa nhất trong đoạn trích trên.
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)


Anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về quan
niệm của tác giả trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu: “nếu bạn muốn sống một đời mà không phạm
chút sai lầm nào, làm gì được nấy, thì đó hoặc là bạn ảo tưởng, hoặc là bạn hèn nhát trước cuộc
đời
Câu 2. (5,0 điểm)
Thấy mẹ vẫn chưa hiểu, hắn bước lại gần nói tiếp:
- Nhà tôi nó mới về làm bạn với tôi đấy u ạ! Chúng tôi phải duyên phải kiếp với nhau... Chẳng
qua nó cũng là cái số cả...
Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao
nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình. Chao ôi, người ta dựng vợ gả
chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn
mình thì... Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt... Biết rằng chúng nó có
nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không…
Bà lão khẽ thở dài đứng lên, đăm đăm nhìn người đàn bà. Thị cúi mặt xuống, tay vân vê tà áo
đã rách bợt. Bà lão nhìn thị và bà nghĩ: Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới
lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được... Thôi thì bổn phận bà là mẹ, bà đã chẳng lo lắng
được cho con... May ra mà qua khỏi được cái tao đoạn này thì thằng con bà cũng có vợ, nó yên bề
nó, chẳng may ra ông giời bắt chết cũng phải chịu chứ biết thế nào mà lo cho hết được?
Bà lão khẽ dặng hắng một tiếng, nhẹ nhàng nói với “nàng dâu mới”:
-Ừ, thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng.


Bữa cơm ngày đói trông thật thảm hại. Giữa cái mẹt rách có độc một lùm rau chuối thái rối, và
một đĩa muối ăn với cháo, nhưng cả nhà đều ăn rất ngon lành. Bà cụ vừa ăn vừa kể chuyện làm
ăn, gia cảnh với con dâu. Bà lão nói toàn chuyện vui, toàn chuyện sung sướng về sau này:
- Tràng ạ. Khi nào có tiền ta mua lấy đôi gà. Tao tính rằng cái chỗ đầu bếp kia làm cái chuồng
gà thì tiện quá. Này ngoảnh đi ngoảnh lại chả mấy mà có ngay đàn gà cho mà xem...
Tràng chỉ vâng. Tràng vâng rất ngoan ngoãn. Chưa bao giờ trong nhà này mẹ con lại đầm ấm,
hòa hợp như thế. Câu chuyện trong bữa ăn đang đà vui bỗng ngừng lại. Niêu cháo lõng bõng, mỗi
người được có lưng lưng hai bát đã hết nhẵn.
(Vợ nhặt - Kim Lân)
Anh/chị hãy phân tích hình ảnh nhân vật bà cụ Tứ trong đoạn trích trên.
------------Hết---------ĐÁP ÁN
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT


Phầ
n


u

Nội dung

Điểm

I

1

Phương thức biểu đạt chính: nghị luận


0.5

2

– Một người mà không chịu mất gì nghĩa là không chấp nhận mất mát về
0.5
thời gian, công sức, tiền bạc, trí tuệ,..
– thì sẽ không được gì nghĩa là không đạt được thành công, không rút ra
được những bài học kinh nghiệm, không có sức mạnh, bản lĩnh ý chí vươn
lên,… và không thể trưởng thành trong cuộc đời.

3

Sai lầm đem đến những tổn thất và bài học quý giá trong cuộc đời:
– Sai lầm đem đến những tổn thất về cả vật chất, tinh thần (nỗi buồn, sự
chán nản, tuyệt vọng,…)

0.5

0.5

– Sai lầm cũng đem đến những bài học kinh nghiệm, bài học về ý chí, nghị
lực; bài học về cách đối nhân xử thế, cách sống, cách làm người,..
0.5
4

II

1


Thông điệp có ý nghĩa nhất: Đừng sợ thất bại, sai lầm, đừng sợ mọi thử
thách, gian khổ, hãy bản lĩnh, tự tin đối mặt với mọi sóng gió để rèn luyện
bản thân,…

0.5

Anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy
nghĩ của mình về quan niệm của tác giả trong đoạn trích ở phần Đọc
hiểu: “nếu bạn muốn sống một đời mà không phạm chút sai lầm nào, làm
gì được nấy, thì đó hoặc là bạn ảo tưởng, hoặc là bạn hèn nhát trước cuộc
đời

a

Đảm bảo thể thức của đoạn văn

0.25

b

Xác định đúng vấn đề nghị luận: Thực tế và bản lĩnh chấp nhận cuộc
sống…

0.25

c

Thí sinh có thể viết theo nhiều cách, dưới đây là một số gợi ý chấm bài:


1.0

* giải thích:
-Không phạm chút sai lầm nào là không mắc những sai trái, lầm lạc trong
nhận thức, suy nghĩ, hành động và không để lại những hậu quả đáng tiếc.
– Ảo tưởng là không có thật, xa rời thực tiễn đời sống. Hèn nhát là không
có can đảm, dũng khí, sợ đối mặt với khó khăn, gian khổ,..


* Bình luận:
- Cuộc sống vốn phải dệt bằng những khó khăn thử thách, đó không chỉ là
thước đo của trí tuệ, năng lực mà còn là thuốc thử của bản lĩnh, ý chí…
- Nếu muốn sống một cuộc đời bằng phẳng, không vấp ngã, không sai lầm
thì đó không phải là cuộc sống, chỉ là những ảo tưởng viển vông và hơn hết
bạn sẽ không thể thành công bởi khi không cảm nhận được giá trị của
những thất bại, sai lầm bạn sẽ không có được những trải nghiệp, những bài
học cho mình…
- Cần phải bản lĩnh chấp nhận cuộc sống như nó vốn có, sống và trải qua để
rồi tận hưởng được giá trị của cuộc sống.
- HS có thể tìm dẫn chứng….
- Phê phán những người sống hèn nhát, mơ mộng viển vông…
- Bài học: Chấp nhận và đương đầu với thử thách, sai lầm… Trau dồi kiến
thức và kĩ năng để trưởng thành…
d

Chính tả, dùng từ đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa
tiếng Việt

0.25


e

Sáng tạo: có quan điểm riêng, suy nghĩ mới mẻ, phù hợp với đặc trưng tiếp
nhận văn học, diễn đạt bằng ngôn ngữ của mình.

0.25

2
a
b
c

Anh/chị hãy phân tích hình ảnh nhân vật bà cụ Tứ trong đoạn
trích trên.
Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận.
Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện suy nghĩ và cảm
nhận sâu sắc về tác phẩm; biết vận dụng và phối hợp tốt những thao tác lập
luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.
*Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, dẫn dắt vào yêu cầu của đề bài

0.5
0.5

0.5


*Phân tích nhân vật bà cụ Tứ trong đoạn trích: (Yêu cầu phải có dẫn
chứng cụ thể)
-Rất mực thương con: thể hiện ở diễn biến tâm trạng khi Tràng nhặt được

vợ
+Khi nghe Tràng phân trần, bà cụ hiểu, thấy ai oán và xót thương cho
con
+Hờn tủi, lo lắng
- Có tấm lòng nhân hậu, bao dung và giàu lòng vị tha:
+Xót xa cho con nên thương xót cho cả người đàn bà
+Đón nhận nàng dâu mới bằng tình cảm hết sức chân thành và tự nhiên, 2.0
đôn hậu
-Lạc quan: Hướng các con đến một tương lai tươi sáng hơn bằng những câu
chuyện giản dị về hạnh phúc
-Nhận xét về nghệ thuật:
+Nhân vật được khắc họa sinh động, đối thoại hấp dẫn, ấn tượng, thể hiện
tâm lí tinh tế.
+Ngôn ngữ một mạc, giản dị nhưng chắt lọc và giàu sức gợi.
+Cách kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn; dựng cảnh sinh động, có nhiều chi
tiết đặc sắc.

0.5
d

Chính tả, dùng từ đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa
tiếng Việt

0.5

e

Sáng tạo: có quan điểm riêng, suy nghĩ mới mẻ, phù hợp với đặc trưng tiếp
nhận văn học, diễn đạt bằng ngôn ngữ của mình


0.5

----------------Hết-----------ĐỀ THI MINH HỌA SỐ 03

ĐỀ THI THỬ THPTQG
CHUẨN CẤU TRÚC CỦA BỘ GIÁO DỤC
Bài thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian
phát đề
Họ, tên thí sinh:..............................................................
Số báo danh:...................................................................
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:






“ Giữa lúc dịch Covid-19 căng thẳng ở Pháp một dòng tin nhắn xuất hiện trong nhóm người Việt
tại Pháp:“Mến chào các anh, chị và các bạn. Nếu nhóm mình có ai nấu cơm cho các y bác sĩ thì
cho em góp chút sức…”
Nước Pháp đang thực hiện chương trình phong tỏa, số người nhiễm Covid-19 và tử vong tăng
cao mỗi ngày. Người dân hoang mang, thận trọng. Khắp nơi không khí chùng xuống nặng nề. Các
y bác sĩ ở bệnh viện vắt hết sức chạy đua với khối công việc khổng lồ vì…quá tải.
Và dòng tin nhắn khiêm tốn ấy, nguyện vọng nhỏ bé ấy đã đánh thức lòng nhân ái vốn có của
người Việt Nam.
Họ là những người Việt Nam đang sinh sống tại Pháp. Họ chưa từng gặp nhau ngoài đời hoặc là
bạn bè của nhau trước đó. Họ đơn giản chỉ muốn góp chút công sức của mình cổ vũ, động viên các
bác sĩ ở tuyến đầu chống dịch Covid-19. Sau dòng tin nhắn hôm đó, một người, hai người, rồi
nhiều người hưởng ứng.“ Trái tim Việt” gồm một nhóm người Việt đi đến các bệnh viện ở Paris và

vùng ngoại ô trao những phần quà đến các bác sĩ, y tá Pháp. Họ gặp gỡ, trao đổi, phân bổ công
việc cho nhau qua mạng internet.
Thắc mắc của vị bác sĩ Pháp: “Sao người Việt nào cũng dễ thương và tử tế?” câu trả lời đơn giản
nhất: “Bởi chúng tôi là người Việt Nam”.
(Trích “Giữa dịch Covid, bác sĩ Pháp đặt câu hỏi: Sao người Việt Nam luôn tử tế” – Báo Thanh
Niên)
1- Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản? (0.5đ)
2- Theo tác giả, trái tim Việt là những ai?(0.5đ)
3- Anh/chị hiểu như thế nào về câu trả lời:“ Bởi chúng tôi là người Việt Nam”trước thắc mắc của vị
bác sĩ Pháp? (1.0 đ)
4- Điều gì anh/ chị tâm đắc nhất qua văn bản trên? Vì sao? (1.0đ)
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm)
Qua đoạn trích phần đọc hiểu anh/chị hãy viết đoạn văn( khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về
ý nghĩa của lòng nhân ái.
Câu 2 (5.0 điểm)
Phân tích giá trị nhân đạo trong truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”của nhà văn Tô Hoài.
------------------HẾT------------------A. Hướng dẫn chung
Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học
sinh, tránh đếm ý cho điểm.
Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn, giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp
án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.
Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi
ý và được thống nhất trong tổ chấm.
- Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn theo đúng quy định hiện hành.
B. Hướng dẫn chấm cụ thể
I. ĐỌC HIỂU (3.0điểm)
Câu
Nội dung
Điểm

a. Yêu cầu về kỹ năng:
- Thí sinh có kỹ năng đọc hiểu văn bản.
- Diễn đạt rõ ràng, không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
b.Yêu cầu về kiến thức:
Thí sinh cần làm rõ các vấn đề
1
Phong cách ngôn ngữ báo chí
0.5
2
“Trái tim Việt” là những người Việt đang sinh sống tại Pháp. Họ chưa từng gặp
0.5
nhau ngoài đời hoặc là bạn bè của nhau trước đó. Họ đơn giản chỉ muốn đóng
góp chút công sức của mình, cổ vũ, động viên các bác sĩ, y tá ở tuyến đầu chống
dịch Covid-19.


3

- Thí sinh có thể viết thành đoạn văn
- Trình bày được các ý sau :
+ Khẳng định sự dễ thương và sự tử tế là vẻ đẹp chung của con người Việt Nam.
+ Thể hiện sự tự hào khi là ngưởi Việt Nam.
4
Đây là dạng đề mở, có thể tham khảo các ý sau:
- Sự tử tế/ lòng nhân ái là vẻ đẹp của con người Việt Nam.
- Mỗi người luôn cần có lòng nhân ái.
- Bất cứ nơi đâu cũng luôn thể hiện vẻ dẹp của con người Việt Nam.
Lưu ý: Thí sinh có thể trình bày các ý theo cách gạch đầu dòng, giám khảo cần
linh hoạt khi chấm điểm.
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu
Nội dung
1
Qua đoạn trích phần đọc hiểu anh/chị hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ)
trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của lòng nhân ái.
a- Đảm bảo cấu trúc đoạn nghị luận: có đủ phần mở đoạn, phát triển đoạn, kết
đoạn. Mở đoạn nêu vấn đề, phát triển đoạn triển khai được vấn đề, kết đoạn kết
luận được vấn đề.
b- Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: ý nghĩa của sự đồng cảm chia sẻ trong
cuộc sống hiện nay.
c- Triển khai vấn đề nghị luận, vận dụng tốt thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ
giữa lý lẽ và dẫn chứng, rút ra được bài học nhận thức và hành động.
*Giải thích khái niệm:
- Lòng nhân ái là tình cảm thiêng liêng, là sự tôn trọng, yêu thương, quan tâm,
chăm sóc lẫn nhau giữa con người với con người.
- Là một nếp sống đẹp, thể hiện phẩm chất đạo đức cần có ở mỗi người, có ý
nghĩa quan trọng, nhất là trong cuộc sống hiện nay.
* Bàn luận:
- Lòng nhân ái là một giá trị văn hóa lớn của dân tộc ta.
- Giúp người với người gần nhau hơn.
- San sẻ những bất hạnh khổ đau của người khác, giúp họ vượt qua nghịch cảnh
và sống tốt đẹp hơn.
- Làm cho cuộc sống trở nên cao đẹp, thánh thiện.
- Cuộc sống hạnh phúc, xã hội phát triển.
- Dẫn chứng: trong mùa dịch Covid-19, trong xã hội...
* Bài học và liên hệ:
- Nhận ra ý nghĩa tốt đẹp của lòng nhân ái.
- Liên hệ: mỗi học sinh, mỗi chúng ta cần phải làm gì...
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu .
e. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo thể hiện được dấu ấn cá nhân,

quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc.
2
Phân tích giá trị nhân đạo trong truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”của nhà văn
Tô Hoài.
a- Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: có đủ phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài
nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
b- Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Giá trị nhân đạo của tác phẩm “Vợ
chồng A Phủ”
c- Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm, vận dụng tốt thao tác lập
luận, kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng.
* Giới thiệu tác giả Tô Hoài và truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”
Dẫn dắt vào giá trị nhân đạo của tác phẩm.

1.0

1.0

Điểm
2.0
0.25
0.25

0.25

0.5

0.25

0.25
0.25

5.0
0.25
0.25

0.25


*Khái quát về những biểu hiện của giá trị nhân đạo trong tác phẩm văn học nói
chung :
+ Đồng cảm sâu sắc với những nỗi khổ đau, bất hạnh của con người.
+ Đề cao, ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp của con người, thể hiện niềm tin vào
khả năng tiềm tàng ẩn sâu trong tâm hồn con người.
+ Lên tiếng tố cáo tội ác của những thế lực đen tối chà đạp cuộc sống của con
người.
*Lần lượt làm sáng tỏ những biểu hiện của giá trị nhân đạo trong truyện ngắn
“Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài.
+ Nhà văn bày tỏ tấm lòng thương cảm sâu sắc với người dân miền núi khi ông
dựng lại nỗi đau khổ tủi nhục của Mị và A Phủ. Những đoạn độc thoại nội tâm
của Mị khiến ta có cảm tưởng như tác giả đang nhập vào tâm trạng nhân vật …
+ Nhà văn thể hiện cái nhìn trân trọng đối với con người. Nhà văn đã khắc họa
sức sống bên trong của những con người thấp cổ bé họng và đặt trọn niềm tin
vào đó, phát hiện niềm khát khao sống của họ, khiến chúng ta thêm tin yêu vào
bản chất tốt đẹp của con người.
+ Lên án gay gắt những thế lực chà đạp quyền sống của con người.
+ Điểm mới mẻ và sâu sắc của tư tưởng nhân đạo trong vợ chồng A Phủ là tác
giả đã để nhân vật tìm ra con đường giải phóng thật sự, thể hiện ước vọng chân
chính của mình trong quá trình đến với cách mạng. Sự đổi đời của nhân vật Mị
và A Phủ chính là giá trị nhân đạo cao nhất của tác phẩm.
* Nghệ thuật: Xây dựng nhân vật có nhiều điểm đặc sắc.Trần thuật uyển chuyển
linh hoạt; cách giới thiệu nhân vật đầy bất ngờ, tự nhiên mà ấn tượng; dẫn dắt

tình tiết khéo léo. Ngôn ngữ sinh động, chọn lọc và sáng tạo…
* Khái quát vấn đề.
Khẳng định vị trí của Tô Hoài và giá trị của tác phẩm “ Vợ chồng A Phủ”.
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu .
e. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo, thể hiện được dấu ấn cá nhân,
quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc.
ĐỀ THI MINH HỌA SỐ 04

ĐỀ THI THỬ THPTQG
CHUẨN CẤU TRÚC CỦA BỘ GIÁO DỤC
Bài thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian
phát đề
Họ, tên thí sinh:..............................................................
Số báo danh:...................................................................
I/ ĐỌC – HIỂU (3 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Thơ tình người lính biển
Anh ra khơi
Mây treo ngang trời những cánh buồm trắng
Phút chia tay anh dạo trên bến cảng
Biển một bên và em một bên…
Biển ồn ào, em lại dịu êm
Em vừa nói câu chi rồi mỉm cười lặng lẽ
Anh như con tàu lắng sóng từ hai phía
Biển một bên và em một bên…

0.75

2.25


0.5

0.25
0.25
0.25


Ngày mai, ngày mai khi thành phố lên đèn
Tàu anh buông neo dưới chùm sao xa lắc
Thăm thẳm nước trời nhưng anh không cô độc
Biển một bên và em một bên….
Đất nước gian lao chưa bao giờ bình yên
Bão táp chưa ngưng trong những vành tang trắng
Anh đứng gác. Trời khuya. Đảo vắng
Biển một bên và em một bên…
Vòm trời kia có thể sẽ không em
Không biển nữa. Chỉ mình anh với cỏ
Cho dù thế thì anh vẫn nhớ
Biển một bên và em một bên…
(Trần Đăng Khoa)
Câu 1: Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
Câu 2: Em hiểu như thế nào về câu thơ sau?
“ Đất nước gian lao chưa bao giờ bình yên
Bão táp chưa ngưng trong những vành tang trắng”
Câu 3: Vì sao tác giả lại viết “Thăm thẳm nước trời nhưng anh không cô độc”?
Câu 4: Xác định tác dụng của biện pháp điệp từ, điệp cấu trúc trong câu thơ “Biển một bên và em
một bên”
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)

Từ bài thơ Thơ tình người lính biển của Trần Đăng Khoa em có suy nghĩ gì về tâm hồn và lí tưởng
của những người lính hải quân của quân đội nhân dân Việt nam. (Viết đoạn văn 200 từ)
Câu 2. (5,0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:
“ Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái “ngày xửa, ngày xưa…” mẹ thường hay kể
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Cái kèo, cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
Đất Nước có từ ngày đó…
Đất là nơi anh đến trường
Nước là nơi em tắm
Đất Nước là nơi ta hò hẹn
Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm
Đất là nơi “ con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc”
Nước là nơi “ con cá ngư ông móng nước biển khơi”
Thời gian đằng đẵng
Không gian mênh mông
Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ
Đất là nơi Chim về
Nước là nơi Rồng ở…”
( Đất Nước – Trích Mặt đường khát vọng- Nguyễn Khoa Điềm)
........... Hết .............
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm.







A. Hướng dẫn chung
Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học
sinh, tránh đếm ý cho điểm.
Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn, giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp
án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.
Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi
ý và được thống nhất trong tổ chấm.
B. Hướng dẫn chấm cụ thể
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Nội dung
Điể
u
m
a. Yêu cầu về kĩ năng
- Thí sinh có kĩ năng đọc hiểu văn bản;
- Diễn đạt rõ ràng, không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
b. Yêu cầu về kiến thức
- HS cần làm rõ các vấn đề:
1 Thể thơ tự do
0,5
2

3
4

Câu thơ

“ Đất nước gian lao chưa bao giờ bình yên
Bão táp chưa ngưng trong những vành tang trắng”
Có ý nghĩa là đất nước đã trải qua rất nhiều những khó khăn vất vả trong
chiến tranh cũng như trong giai đoạn hòa bình nhưng những thử thách,
khó khăn, nguy cơ vẫn còn rình rập. Nhiều ngư dân đã chết trên biển khi
đối diện với bão táp trong quá trình mưu sinh hay những người lính biển
vẫn hi sinh khi đối diện với kẻ thù để bảo vệ biển đảo quê hương.
Tác giả lại viết “Thăm thẳm nước trời nhưng anh không cô độc” vì anh
vẫn còn có em nơi quê nhà chờ đợi, vì bên anh luôn có sự đồng hành của
Tổ quốc, nhân dân
Biện pháp điệp từ, điệp cấu trúc trong câu thơ “Biển một bên và em một
bên”
Có tác dụng nhấn mạnh tình cảm của người lính biển vừa dành cho biển,
cho Tổ quốc, vừa dành cho em
Lưu ý: - Học sinh có thể trình bày các ý theo cách gạch đầu dòng
- Giám khảo cần linh hoạt khi chấm điểm.

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Nội dung
u
1 Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh
(chị) về tâm hồn và lý tưởng sống của những người lính hải quân
của quân đội nhân dân Việt nam.
a. Yêu cầu về kĩ năng:
-Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận; Có đủ Mở đoạn, phát triển
đoạn, Kết đoạn.
-Xác định đúng vấn đề nghị luận, biết triển khai vấn đề nghị luận;
vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn
chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động.

b. Yêu cầu về kiến thức:
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, cơ bản nói được các
vấn đề sau:

1,0

0,75
0,75

Điểm
2,0


- Nêu vấn đề cần nghị luận.
-Vai trò của người lính nói chung và người lính biển nói riêng trong
nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc.
Phân tích về vẻ đẹp tâm hồn và lí tưởng sống của những người lính
biển
- Có tình yêu Tổ Quốc và có khát vọng cao đẹp, chấp nhận
mọi khó khăn, vất vả thậm chí hi sinh bản thân để bảo vệ
bình yên của biển đảo và của đất nước.
- Có tâm hồn lãng mạn, dù khó khăn gian khổ nhưng vẫn dành
tình yêu, sự thủy chung và niềm tin đối với em .
Bàn luận mở rộng: dù cuộc sống hiện nay đã hòa bình nhưng những
người lính biển vẫn luôn cảnh giác, giữ vững niềm tin, vượt qua
mọi giông bão, chắc tay súng bảo vệ quê hương, đất nước
- Bài học hành động và khẳng định lại vấn đề.
2

Cảm nhận về đoạn thơ trích trong đoạn trích Đất Nước

(trích Trường ca Mặt đường khát vọng- Nguyễn Khoa Điềm)
a. Yêu cầu về kĩ năng:
- Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận; Có đủ Mở bài, Thân bài (gồm
nhiều đoạn văn), Kết bài.
- Xác định đúng vấn đề nghị luận, biết triển khai vấn đề nghị luận
thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt
chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.
- Không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
b. Yêu cầu về kiến thức:
Trên cơ sở hiểu biết về tác giả Nguyễn Khoa Điềm và đoạn
trích Đất Nước, học sinh có thể sắp xếp, trình bày ý theo nhiều cách
khác nhau, nhưng cần đảm bảo được các vấn đề:
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận.
Nội dung:
- Đất nước có từ lâu đời và bắt đầu từ những hình ảnh gần gũi, quen
thuộc với cuộc sống mỗi con người Việt Nam đó là quá trình lao
động, chiến đấu là phong tục tập quán, là lối sống tình nghĩa của con
người Việt Nam
- Đất nước vừa gần gũi, bình dị vừa rộng lớn mênh mông xét theo
không gian đó là sự gắn kết giữa cá nhân với cộng đồng.
- Nghệ thuật: Chất liệu văn hóa dân gian; kết hợp chất chính luận
với trữ tình, từ ngữ chi tiết hình ảnh gợi cảm; giọng thơ tha thiết.
- Đánh giá khái quát lại đoạn thơ

0,25
0,5
0,75

0,25


0,25
5,0

0,5
3.5

0,5
0,5

HẾTĐỀ THI MINH HỌA SỐ 05
ĐỀ THI THỬ THPTQG
CHUẨN CẤU TRÚC CỦA BỘ GIÁO DỤC
Bài thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian
phát đề
Họ, tên thí sinh:..............................................................
Số báo danh:...................................................................
I. ĐỌC HIỂU (3.0đ)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
-


“Khi nhìn cuộc đời với ánh mắt tiêu cực, người ta sẽ luôn thấy hoài nghi, lo âu, sợ hãi. Lúc đó,
người ta sẽ không làm việc tốt hơn, ít yêu thương hơn, ít cống hiến hơn; sẽ đánh mất tiềm năng và
sự tốt đẹp trong bản thân họ. Sự quá tải thông tin tiêu cực sẽ làm mất niềm tin, không mang lại cho
xã hội sự an toàn hơn và không giúp cho cuộc sống tốt đẹp hơn.
...Khi gửi niềm tin yêu vào con người, nếu ta là một người sống hết mình vì mọi người, luôn tin
tưởng, sẵn sàng bao dung và tha thứ thì ta sẽ có niềm tin và sẽ sống có ý nghĩa hơn.
Chúng ta không nên chỉ nhìn vào những mặt trái của cuộc sống rồi vội đánh mất niềm tin vào bản
thân, vào thế giới xung quanh. Trách nhiệm tìm lại niềm tin vào cuộc sống phải là tự thân mỗi

người. Hãy tự vấn ta đã và sẽ làm gì cho cuộc đời này, cho xã hội này ngày càng đáng sống hơn.
Đừng nghĩ là xã hội vô cảm và dần thiếu vắng người tốt. Lòng tốt vẫn quanh đây. Chúng ta không
sợ người xấu mà chỉ sợ người tốt không làm gì.”
(Đừng đánh mất niềm tin của Diệp Văn Sơn, báo Người lao động số ra ngày 30/8/2015)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?
Câu 2. Theo tác giả, những nguyên nhân nào khiến con người mất niềm tin?
Câu 3. Vì sao tác giả cho rằng: “Trách nhiệm tìm lại niềm tin vào cuộc sống phải là tự thân mỗi
người"?
Câu 4. Văn bản trên đã mang đến cho anh/chị thông điệp gì? Ý nghĩa của thông điệp ấy đối với
cuộc sống cá nhân?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1. (2.0 điểm)
Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trong đoạn
trích ở phần Đọc – hiểu: "Chúng ta không sợ người xấu mà chỉ sợ người tốt không làm gì."
Câu 2. (5.0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân” qua đoạn thơ sau:
Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu
Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái
Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại
Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất Tổ Hùng Vương
Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm
Người học trò nghèo góp cho Đất Nước mình núi Bút non Nghiên
Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh
Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm
Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi
Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha
Ôi Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy
Những cuộc đời đã hóa núi sông ta …
(Trích Đất Nước – chương V, Trường ca Mặt đường khát vọng – Nguyễn Khoa Điềm)
............ Hết .............

Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm.
HƯỚNG DẪN CHẤM





A. Hướng dẫn chung
Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học
sinh, tránh đếm ý cho điểm.
Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn, giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp
án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.
Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi
ý và được thống nhất trong tổ chấm.
Hướng dẫn chấm mang tính chất định hướng, yêu cầu tổ chấm tiến hành chấm chung ít nhất 05
bài ngẫu nhiên để thống nhất đáp án cụ thể.


B. Hướng dẫn chấm cụ thể
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Nội dung
u
a. Yêu cầu về kĩ năng
- Thí sinh có kĩ năng đọc hiểu văn bản;
- Diễn đạt rõ ràng, không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
b. Yêu cầu về kiến thức
- HS cần làm rõ các vấn đề:
1 Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: nghị luận
2

3

4

Những nguyên nhân khiến con người mất niềm tin:
+ Sự quá tải thông tin tiêu cực
+ Chỉ nhìn vào những mặt trái của cuộc sống
Tác giả cho rằng: "Trách nhiệm tìm lại niềm tin vào cuộc sống phải là
tự thân mỗi người" vì:
+Niềm tin con người phụ thuộc vào cách nhìn cuộc sống của họ.
+Cuộc sống không hoàn toàn xấu.
+Xã hội không thiếu vắng những con người tốt.
+Phải tìm lại niềm tin để mỗi người sống có ý nghĩa hơn.

Điể
m

0.5
0.5
1.0

Văn bản trên đã mang đến cho chúng ta thông điệp:
- Hãy giữ vững niềm tin trong cuộc sống.
-Ý nghĩa của thông điệp ấy đối với cuộc sống cá nhân: Không nên
nhìn đời bằng ánh mắt tiêu cực. Đừng nghĩ là xã hội vô cảm và dần
thiếu vắng người tốt. Người tốt vẫn quanh ta. Hãy xây dựng cho
mình một lối sống tích cực, tốt đẹp hơn.
Lưu ý: - Học sinh có thể trình bày các ý theo cách gạch đầu dòng
- Giám khảo cần linh hoạt khi chấm điểm.


II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Nội dung
u
1
Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ
của anh/chị về ý kiến trongđoạn trích ở phần Đọc – hiểu: "Chúng ta
không sợ người xấu mà chỉ sợ người tốt không làm gì."
a. Yêu cầu về kĩ năng:
-Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận; Có đủ Mở đoạn, phát triển
đoạn, Kết đoạn.
-Xác định đúng vấn đề nghị luận, biết triển khai vấn đề nghị luận; vận
dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn
chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động.
b. Yêu cầu về kiến thức:
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, cơ bản nói được các
vấn đề sau:
- Nêu vấn đề cần nghị luận: "Chúng ta không sợ người xấu mà chỉ
sợ người tốt không làm gì”
* Giải thích:
+Trong cuộc đời, người xấu thật đáng sợ, nhưng đáng sợ hơn là
người tốt không tham gia vào việc chống lại cái xấu, cái ác.
+ Câu nói mang ý nghĩa phê phán sự thờ ơ, dửng dưng, vô cảm

1.0

Điể
m
2.0


0.25
0.25


của những người được cho là tốt trong cuộc sống hiện nay.
* Bàn luận, mở rộng vấn đề:
Học sinh có thể trình bày quan điểm cá nhân nhưng cần hợp lí, thuyết
phục; dưới đây là một hướng giải quyết:
+Không sợ kẻ xấu vì khi ta biết họ xấu ta sẽ dễ dàng đề phòng,
ngăn chặn, đấu tranh.
+Trong xã hội hiện nay người tốt vẫn nhiều hơn kẻ xấu. Thế nhưng
nếu người tốt không làm gì để ngăn chặn kẻ xấu thì kẻ xấu sẽ lộng
hành khiến cho cuộc sống ngày càng trở nên ảm đạm hơn.
+ (Dẫn chứng về sự hèn nhát, dửng dưng của người được cho là tốt
trước hành động xấu xa của người xấu như chống tiêu cực, tệ nạn xã
hội...)
+ Xã hội cần lên án sự thiếu trách nhiệm của người tốt trước việc
đấu tranh chống kẻ xấu bởi vì "người tốt không làm gì" còn tệ hại
hơn kẻ xấu.
* Bài học nhận thức và hành động:
- Cần thấy được sự nguy hiểm của những người được cho là tốt
nhưng lại không làm gì trong việc đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác.
Cần lên án với cả loại người này để xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.
- Khẳng định lại vấn đề.
2

Cảm nhận tư tưởng đất nước của nhân dân qua đoạn thơ sau:
Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi
Vọng Phu
.................................

Những cuộc đời đã hóa núi sông ta …
(Trích Đất Nước – chương V, Trường ca Mặt đường khát vọng –
Nguyễn Khoa Điềm)
a. Yêu cầu về kĩ năng:
- Đảmbảo cấu trúc bài nghị luận; Có đủ Mở bài, Thân bài (gồm nhiều
đoạn văn), Kết bài.
- Xác định đúng vấn đề nghị luận, biết triển khai vấn đề nghị luận
thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt
chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.
- Không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
b. Yêu cầu về kiến thức:
Trên cơ sở hiểu biết về tác giả Nguyễn Khoa Điềm và đoạn trích
Đất Nước, học sinh trình bày ý theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần
đảm bảo được các vấn đề:
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận
+ Nguyễn Khoa Điềm là một trong những nhà thơ tiêu biểu của thế
hệ các nhà thơ chống Mĩ. Thơ NKĐ giàu chất suy tư, xúc cảm lắng
đọng, thể hiện tâm tư của người trí thức tham gia tích cực vào cuộc
chiến đấu của nhân dân.
+ “Đất Nước” – trích Mặt đường khát vọng rất tiêu biểu khi viết về đề
tài đất nước và phong cách thơ Nguyễn Khoa Điềm. Tác phẩm được
viết năm 1971 nhằm kêu gọi tuổi trẻ ở thành thị miền Nam hãy xuống
đường chống Mĩ. Ở đó, bằng cách cảm nhận riêng và độc đáo, nhà
thơ đã diễn tả đất nước thật gần gũi, đất nước của nhân dân.
- Nội dung:
+ Tư tưởng đất nước của nhân dân thể hiện qua sự cảm nhận độc

1.0

0.25


0.25
5.0

0.5

1.0


đáo và mới mẻ về thiên nhiên – cụ thể là những địa danh, thắng
cảnh được cảm nhận bằng chính những suy nghĩ, lối sống và
mong ước của nhân dân: tình yêu chung thuỷ của vợ chồng, sự
hiếu học của thế hệ trẻ, …
+ Nhân dân – những con người bình dị, vô danh đã hoá thân vào
đất nước; mỗi cuộc đời đã lặng lẽ góp phần mình làm nên vẻ kì
thú của thiên nhiên và bề dày của truyền thống.
+ Từ cách cảm nhận, cách gọi tên những địa danh, những thắng cảnh
mà thấy được v ẻ đẹp tâm hồn của con người, lịch sử Việt Nam.
- Nghệ thuật:
+ Sử dụng linh hoạt chất liệu truyện kể dân gian, chất liệu văn hoá
dân tộc để sáng tạo hình ảnh và thể hiện cách cảm nhận độc đáo về
đất nước, nói được tư tưởng đất nước của nhân dân.

1.0
1.0

0.5

+ Ngôn ngữ gần gũi với đời sống mà vẫn mới mẻ; hình ảnh quen
thuộc khiến hình ảnh đất nước trở nên gần gũi – đất nước của nhân

dân..
- Đánh giá:
+ Nguyễn Khoa Điềm đã thành công khi miêu tả hình ảnh một đất
nước gần gũi, đất nước của nhân dân từ sự cảm nhận độc đáo, mới mẻ
về thiên nhiên đất nước
+ Đoạn thơ thể hiện rõ tài năng và tình yêu đất nước của Nguyễn
Khoa Điềm; khơi gợi ý thức trách nhiệm của mỗi người trong việc
bảo vệ, xây dựng đất nước.
4. Chính tả, dùng từ, đặt câu
Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
5. Sáng tạo
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn
đề nghị luận.

0.5

0.25
0.25

------------- Hết -------------ĐỀ THI MINH HỌA SỐ 06

ĐỀ THI THỬ THPTQG
CHUẨN CẤU TRÚC CỦA BỘ GIÁO DỤC
Bài thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian
phát đề
Họ, tên thí sinh:..............................................................
Số báo danh:...................................................................
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích:

Cuộc sống luôn có nhiều áp lực nên không phải lúc nào ta cũng có đủ vững chãi để làm
chủ hết bản thân, nhất là khi có những biến động bất ngờ. Trong những lúc tâm tư rối bời hoảng
loạn hay chán chường lạc lõng, ta luôn ước ao có một người thân bên cạnh để được chia sẻ. Dù
người ấy chẳng giúp ta giải quyết được vấn đề, thậm chí chẳng khuyên được một điều gì bổ ích,
nhưng chỉ cần thái độ lắng nghe hết lòng cũng đủ khiến ta vơi đi rất nhiều phiền muộn rồi. Cho


nên, được lắng nghe là nhu cầu không thể thiếu của con người. Thế nhưng, điều nghịch lý là ai
cũng muốn người khác lắng nghe mình, còn mình lại không chịu lắng nghe ai cả.
(….) Nếu ta thực sự muốn giúp người kia vơi đi những nỗi khổ niềm đau đang đè nặng
trong lòng, thì việc trước tiên là ta phải biết lắng nghe họ. Cũng như vị thầy thuốc trước khi chẩn
mạch kê toa thì phải luôn quan sát thần sắc của bệnh nhân. Sau đó, lắng nghe thật kĩ càng những
báo cáo hay những lời than thở về bệnh trạng. Khi ta quyết định lắng nghe một người đang khổ,
tức là ta đang đóng vai thầy thuốc để chữa trị bệnh cho họ. Dù ta không phải nhà tâm lý trị liệu,
nhưng với lòng chân thành và thái độ lắng nghe đúng đắn, chắc chắn ta sẽ giúp được người kia ít
nhiều. Vì vậy mỗi khi chúng ta chuẩn bị lắng nghe, ta phải hỏi kỹ lại mình đã thật sự vào vai của
một người cứu giúp chưa?
(Theo Minh Niệm, Hiểu về trái tim, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2017,
tr.160-162)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2. Theo tác giả, khi chúng ta lắng nghe cần có thái độ như thế nào?
Câu 3. Dựa vào đoạn trích, anh/chị hãy cho biết, khi được lắng nghe, chúng ta sẽ có được điều gì?
Câu 4. Anh/Chị có đồng tình với quan niệm: Khi ta quyết định lắng nghe một người đang khổ, tức
là ta đang đóng vai thầy thuốc để chữa trị bệnh cho họ? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày
suy nghĩ của anh/chị về ý kiến: Được lắng nghe là nhu cầu không thể thiếu của con người.
Câu 2 (5.0 điểm)

Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:
Ta về, mình có nhớ ta
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.
(Trích Việt Bắc – Tố Hữu, Ngữ văn 12, Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2010, tr. 111)
V. HƯỚNG DẪN CHẤM - THANG ĐIỂM
Phầ
n
I


Nội dung
u
ĐỌC HIỂU
1 Phương thức biểu đạt chính: phương thức nghị luận.
2
Theo tác giả, chúng ta “cần thái độ lắng nghe
hết lòng”.

Điểm
3.0
0.5
0.5



3

II

Theo đoạn trích, khi được lắng nghe, mỗi người sẽ bớt rối bời hoảng
loạn hay chán chường lạc lõng, sẽ được chia sẻ, được khuyên một điều
gì bổ ích hay vơi đi rất nhiều phiền muộn, vơi đi nỗi khổ niềm đau.
4 Thí sinh có thể trả lời theo hướng đồng tình/không đồng tình/đồng tình
một phần nhưng phải lí giải hợp lí, thuyết phục.
LÀM VĂN
1
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy
viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày
suy nghĩ của anh/chị về ý kiến: Được lắng nghe
là nhu cầu không thể thiếu của con người.
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn
Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng –
phân – hợp, móc xích hoặc song hành.
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận

1.0
1.0
7.0
2.0

0.25

0.25


Ý kiến: Được lắng nghe là nhu cầu không thể thiếu của con người.
c. Triển khai vấn đề nghị luận

1.0

Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận
phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo
nhiều cách nhưng phải làm rõ suy nghĩ của bản
thân về ý kiến: Được lắng nghe là nhu cầu không
thể thiếu của con người. Có thể triển khai theo
hướng:
Ai cũng có nhu cầu được lắng nghe. Khi được
lắng nghe là bạn đã được chia sẻ, được thấu
hiểu và cảm thông. Được lắng nghe giúp con
người sống tốt đẹp hơn, tạo ra mối quan hệ tốt
đẹp giữa người với người, là chìa khóa mở cánh
cửa hạnh phúc gia đình và thành công trong cuộc
sống. Cho nên hãy biết lắng nghe với thái độ
chân thành, khách quan, tập trung và có chọn
lọc. Và quan trọng là thấu hiểu chính mình thì
ta mới lắng nghe và thấu hiểu người khác.
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
e. Sáng tạo

2

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận;
có cách diễn đạt mới mẻ.

Cảm nhận của về đoạn thơ sau:
Ta về, mình
có nhớ ta
... Nhớ ai tiếng hát ân tình

0.25
0.25

5.0


thủy chung.
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận
0.25
Mở bài giới thiệu được vấn đề, Thân bài triển
khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn
đề.
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận
0.5
Cảm nhận về đoạn thơ:
Ta về, mình có nhớ ta
... Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận 0.25
điểm
Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách,
nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận,
kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm
bảo các yêu cầu cơ bản sau:
* Giới thiệu khái quát về tác giả Tố Hữu, tác
0.5

phẩm Việt Bắc và đoạn trích.
* Cảm nhận về đoạn thơ:
2.75
- Về nội dung:
+ Con người và thiên nhiên Việt Bắc gắn bó, cùng hiện lên trong tâm
tưởng của nhà thơ. Trong đó, người Việt Bắc là chủ thể của thiên
nhiên, lắng đọng nhất trong nỗi nhớ của người đi.
+ Thiên nhiên Việt Bắc phong phú, rực rỡ, đẹp như một bức tranh tứ
bình với bốn mùa, mỗi mùa có vẻ đẹp riêng.
+ Vẻ đẹp của người và cuộc sống ở Việt Bắc được miêu tả mang nét
đẹp đặc trưng theo từng mùa. Nhưng tất cả đều toát lên nét đẹp chung
là tuy cuộc sống vất vả, gian nan, nhưng họ luôn cần cù, chăm chỉ, yêu
lao động; tâm hồn lãng mạn, lạc quan, nặng tình đời, tình người, thủy
chung, tình nghĩa với cách mạng.
- Về nghệ thuật: Đoạn thơ đậm đà tính dân tộc, tiêu biểu cho phong
cách thơ Tố Hữu: thể lục bát, lối đối đáp giao duyên, cách xưng hô
mình-ta, ngôn từ mộc mạc, giàu sức gợi,...
d. Chính tả, ngữ pháp
0.25
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
e. Sáng tạo
0.5
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị
luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
TỔNG ĐIỂM
10.0
--------- HẾT --------ĐỀ THI MINH HỌA SỐ 07
ĐỀ THI THỬ THPTQG
CHUẨN CẤU TRÚC CỦA BỘ GIÁO DỤC
Bài thi: NGỮ VĂN

Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian
phát đề
Họ, tên thí sinh:..............................................................
Số báo danh:...................................................................
I. ĐỌC HIỂU (3,0đ)
Đọc đoạn trích:


... Như bao cuộc chiến trong lịch sử đấu tranh vệ quốc oanh liệt, hào hùng của dân tộc ta, toàn
dân cùng một ý chí, đoàn kết một lòng coi “chống dịch như chống giặc”. Ngành y với đội ngũ các
y bác sĩ, cán bộ nhân viên y tế đang giữ vai trò nòng cốt, xung kích đi đầu và đối mặt với hiểm
nguy vô cùng gian khó, ngày đêm bảo vệ tính mạng cho cộng đồng...
Các y bác sĩ, cán bộ nhân viên y tế gác lại cuộc sống thường nhật. Họ phải tạm rời xa gia
đình, người thân yêu để chiến đấu với đại dịch, nhiều y bác sĩ không thể có một “nụ hôn”với con
thơ, hay ở bên cạnh chăm sóc cha mẹ già đang trọng bệnh. Tất cả vì cuộc chiến với đại dịch, vì sự
an toàn tính mạng cho hơn 90 triệu người dân. Nhiều bài thơ, ca khúc, bức thư,...đã viết lên những
hoàn cảnh đầy cảm xúc đó, khiến bao người rơi lệ,... Nguy hiểm là vậy, gian khó là vậy nhưng
những “chiến sĩ mặc áo trắng” của dân tộc Việt Nam anh hùng, những chiến sĩ ở tuyến đầu của
trận chiến chống đại dịch vẫn luôn nêu cao ý chí, bản lĩnh, kiên cường ngày đêm động viên, chăm
sóc, bảo vệ tính mạng của bệnh nhân và đồng bào cả nước, có cả những người mang quốc tịch
nước ngoài,...

Theo Vũ Việt Anh - “Tinh thần dũng cảm, sự hy sinh cao cả của các “Chiến sĩ áo trắng”
trong cuộc chiến chống đại dịch Covid – 19” – Tuyengiao.vn – Ngày 6/4/2020
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1.

Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 2. Theo tác giả, đội ngũ y bác sĩ đã hy sinh những gì trong đời sống cá nhân để bảo vệ an

toàn tính mạng cho hơn 90 triệu người dân?
Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về cách so sánh:“chống dịch như chống giặc” được nhắc đến
trong đoạn trích?
Câu 4. Anh/chị suy nghĩ gì về thông điệp ẩn chứa trong đoạn trích?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình
bày nhận thức về trách nhiệm của mỗi cá nhân trong cuộc chiến chống đại dịch Covid – 19.
Câu 2 (5,0 điểm)
Trong bài thơ Sóng, Xuân Quỳnh viết:
Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức
Dẫu xuôi về phương bắc
Dẫu ngược về phương nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh - một phương
Ở ngoài kia đại dương
Trăm ngàn con sóng đó


Con nào chẳng tới bờ
Dù muôn vời cách trở
(TheoNgữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục, 2009, Tr.155-156)
Trình bày cảm nhận của anh/chị về nỗi nhớ và sự thủy chung trong tình yêu của người phụ nữ ở
đoạn thơ trên.
........... Hết ..............

Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm.
HƯỚNG DẪN CHẤM
A. Hướng dẫn chung
− Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của
học sinh, tránh đếm ý cho điểm.
− Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn, giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng
đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.
− Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của
mỗi ý và được thống nhất trong tổ chấm.
− Hướng dẫn chấm mang tính chất định hướng, yêu cầu tổ chấm tiến hành chấm chung ít nhất
05 bài ngẫu nhiên để thống nhất đáp án cụ thể.
B. Hướng dẫn chấm cụ thể
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Câu
Nội dung
Điểm
a. Yêu cầu về kĩ năng
- Học sinh có kĩ năng đọc hiểu văn bản;
- Diễn đạt rõ ràng, không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
b. Yêu cầu về kiến thức
HS cần làm rõ các vấn đề:
1
Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là nghị luận.
0,5
2
- Theo tác giả, “Các y bác sĩ, cán bộ nhân viên y tế gác lại cuộc sống
thường nhật. Họ phải tạm rời xa gia đình, người thân yêu để chiến đấu
với đại dịch, nhiều y bác sĩ không thể có một “nụ hôn”với con thơ, hay ở
0,5
bên cạnh chăm sóc cha mẹ già đang trọng bệnh.”

3
Học sinh có thể hiểu theo nhiều cách, cơ bản nói được các vấn đề sau:
+ Nhận thức dịch bệnh rất nguy hiểm, có thể gây nguy hại đến tính mạng
của con người và ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống kinh tế không chì
của từng cá nhân mà còn toàn thể quốc gia.

1,0

+ Chúng ta cần có lòng dũng cảm, tinh thần đoàn kết, sự hy sinh…để
chiến đấu và chiến thắng dịch bệnh…
4

Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, cơ bản nói được các vấn đề
sau:
+ Trân trọng, cảm phục, biết ơn sự hy sinh thầm lặng của Các y bác sĩ,
cán bộ nhân viên y tế trên tuyến đầu chống dịch.
+ Nâng cao nhận thức của bản thân về tầm quan trọng của tinh thần trách
nhiệm, sự đoàn kết, chung tay vượt qua đại dịch…
Lưu ý: - Học sinh có thể trình bày các ý theo cách gạch đầu dòng; riêng
câu 4 học sinh phải viết thành đoạn văn.

1,0


- Giám khảo cần linh hoạt khi chấm điểm.
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu
Nội dung
Điểm
1

Từ thông điệp của đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một
2,0
đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về trách nhiệm của mỗi
cá nhân trong cuộc chiến chống đại dịch Covid – 19.
a. Yêu cầu về kĩ năng:
- Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận; Có đủ mở đoạn, phát triển đoạn, kết
đoạn.
- Xác định đúng vấn đề nghị luận, biết triển khai vấn đề nghị luận; vận dụng
tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài
học nhận thức và hành động.
b. Yêu cầu về kiến thức:
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, cơ bản nêu được các vấn đề sau:
- Nêu vấn đề cần nghị luận.
0,25
- Giải thích: Trách nhiệm là sự nhận thức về những việc mà chúng ta cần
0,5
phải thực hiện để phòng chống và vượt qua đại dịch.
- Bàn bạc, bình luận:
1,0
+ Mỗi người chúng ta cần hiểu rõ sự nguy hiểm và những hậu quả nặng nề
mà dịch bệnh gây ra
+ Để đẩy lùi dịch bệnh chúng ta cần phải có những hành động cụ thể, thiết
thực và thật tích cực.
+ Dẫn chứng cụ thể theo nhận thức của học sinh.
+ Phê phán những người còn thờ ơ, thiếu trách nhiệm, vô cảm trong việc
ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.
- Khẳng định lại vấn đề.
0,25
2


Cảm nhận của anh/chị về nỗi nhớ và sự thủy chung trong tình yêu của người
phụ nữ qua đoạn thơ sau:
Con sóng dưới lòng sâu

Dù muôn vời cách trở
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề nghị luận.
Thân bài triển khai các luận điểm để giải quyết vấn đề. Kết bài đánh giá, kết 0,25
luận được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Cảm nhận về nỗi nhớ và sự thủy chung
trong tình yêu của người phụ nữ đoạn thơ trong bài thơ Sóng của Xuân
Quỳnh.
c. Trên cơ sở hiểu biết về nhà thơ Xuân Quỳnh và bài thơ Sóng; học sinh có
thể sắp xếp, trình bày ý theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần đảm bảo được
các vấn đề:
- Nêu vấn đề cần nghị luận:

0,25

0,5


* Cảm nhận về nội dung đoạn thơ:
- Nỗi nhớ: mượn hình ảnh sóng đoạn thơ thể hiện nỗi nhớ mãnh liệt, da diết,
thường trực trong tâm hồn nhân vật trữ tình em khi cách xa anh. Sóng nhớ
bờ, em nhớ anh là tất yếu, nỗi nhớ da diết, thường trực, khôn nguôi, nỗi nhớ
đi vào vô thức.
3,0
- Lòng chung thủy:hướng về người yêu với tấm lòng thủy chung, son sắt. Lời
thề thủy chung tuyệt đối trong tình yêu, dù đi đâu về đâu vẫn hướng về
người mình đang thương nhớ đợi chờ. Khẳng định niềm tin đợi chờ trong

tình yêu.
- Đoạn thơ thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ: chân thành, thủy
chung trong tình yêu, khát vọng tình yêu và hạnh phúc mãnh liệt,...Đồng thời
thể hiện được chiều sâu của cảm xúc và tài năng thơ Xuân Quỳnh trong toàn
bộ bài thơ.
* Nghệ thuật đoạn thơ:
+ Thể thơ 5 chữ, nhịp thơ linh hoạt gợi lên nhịp điệu của sóng, của tâm hồn
con người.
+ Phép đối, điệp từ, lặp cú pháp,...
0,5
+ Hình tượng sóng: vừa mang ý nghĩa tả thực vừa là hình ảnh ẩn dụ,...
d. Sáng tạo: có cách diễn đạt độc đáo; suy nghĩ, cảm nhận sâu sắc; phát hiện,
0,25
kiến giải mới mẻ về nội dung, nghệ thuật đoạn thơ.
e. Chính tả, dùng từ đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa
0.25
tiếng Việt.
------------- Hết -------------ĐỀ THI MINH HỌA SỐ 08

ĐỀ THI THỬ THPTQG
CHUẨN CẤU TRÚC CỦA BỘ GIÁO DỤC
Bài thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian
phát đề
Họ, tên thí sinh:..............................................................
Số báo danh:...................................................................
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích:
… Nhiều bậc cha mẹ đặt quá nhiều kỳ vọng vào con trẻ, họ mong muốn con mình luôn đạt kết
quả cao trong học tập, vô tình đã đánh mất tuổi thơ của các em, làm cho trẻ luôn cảm thấy bị áp

lực trong việc học. Cha mẹ phải hiểu rõ bên cạnh việc làm tròn vai trò, trách nhiệm của mình
trong việc nuôi dạy con cái, họ cần phải dạy cho con hiểu biết nhân cách sống bằng đạo đức và
lòng yêu thương chân thành. Không nên đặt các mục tiêu bắt buộc con cái phải hoàn thành theo ý
mình, mà hãy là người bạn của con mình để lắng nghe trẻ nói. Sẽ là sai lầm nếu cha mẹ nghĩ rằng
lo cho con đầy đủ về vật chất là đủ, mà quên đi trẻ rất cần tình yêu thương của gia đình. Tình cảm
gia đình là chiếc nôi nuôi dưỡng tâm hồn con cái, giúp con trẻ có thể đứng vững trong cuộc sống.
Xây dựng một gia đình hạnh phúc là một quá trình đòi hỏi sự kiên nhẫn từ cha mẹ lẫn con cái.
Vậy trách nhiệm của một người con đối với gia đình của mình là gì? Đó là ý thức, bổn phận
và trách nhiệm mà con cái phải thực hiện đối với cha mẹ, vì không có tình thương nào sánh bằng
tình thương của cha mẹ dành cho con. Bổn phận của con cái là phải biết vâng lời cha mẹ, tránh xa
những thói hư, tật xấu, nên quan tâm, chăm sóc và giúp đỡ gia đình. Sống có trách nhiệm với gia
đình của mình, nhất là khi còn có cha mẹ để yêu thương.


×