Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Nghiên cứu vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ tại xã thanh định, huyện định hóa, tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 81 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN THỊ THÙY DƯƠNG
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ
HỘ TẠI XÃ THANH ĐỊNH, HUYỆN ĐỊNH HÓA, TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Kinh tế nông nghiệp

Khoa

: Kinh tế & PTNT

Khóa học

: 2015 - 2019

THÁI NGUYÊN – 2019


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM



NGUYỄN THỊ THÙY DƯƠNG
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ
HỘ TẠI XÃ THANH ĐỊNH, HUYỆN ĐỊNH HÓA, TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Kinh tế nông nghiệp

Lớp

: K47 – KTNN

Khoa

: Kinh tế & PTNT

Khóa học

: 2015 - 2019

Giảng viên hướng dẫn : Th.S Nguyễn Thị Hiền Thương


THÁI NGUYÊN – 2019


i

LỜI CẢM ƠN
Được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa
Kinh tế và Phát triển nông thôn trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, sau
khi hoàn thành khoá học ở trường tôi đã tiến hành thực tập tốt nghiệp tại xã
Thanh Định, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên với đề tài:
“Nghiên cứu vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ tại xã
Thanh Định, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên”.
Khóa luận được hoàn thành nhờ sự hướng dẫn, quan tâm giúp đỡ, tạo
điều kiện của thầy cô, cá nhân, cơ quan và nhà trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc tới cô giáo ThS. Nguyễn Thị Hiền
Thương giảng viên khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, người đã trực tiếp
hướng dẫn chỉ bảo và giúp đỡ tận tình tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế và Phát
triển nông thôn đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ. Đồng thời tôi xin chân thành
cảm ơn sự giúp đỡ của UBND xã Thanh Định, huyện Định Hóa, tỉnh Thái
Nguyên, các ban ngành cùng nhân dân trong xã, bạn bè và gia đình đã tạo
mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện khóa luận.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày

tháng năm 2019

Sinh viên

Nguyễn Thị Thùy Dương



ii

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Nguyên nghĩa

BHYT

: Bảo hiểm y tế

DL

: Dương lịch

ĐVT

: Đơn vị tính



: Gia đình

KTXH

: Kinh tế xã hội


KT

: Kỹ thuật

PT, CCSX

: Phương tiện, công cụ sản xuất



: Quyết định

SC

: Sửa chữa

SL

: Số lượng

TB

: Trung bình

TC

: Tài chính

THCS


: Trung học cơ sở

UBND

: Ủy ban nhân dân


iii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1: Tình hình sử dụng đất tại xã Thanh Định qua 3 năm 2016-2018... 30
Bảng 4.2: Ngành nghề công nghiệp và số lượng lao động trên địa bàn xã .... 33
Bảng 4.3: Tình hình lao động và nhân khẩu của xã Thanh Định ................... 34
Bảng 4.4: Trình độ văn hóa của người dân xã Thanh Định ............................ 36
Bảng 4.5: Đối tượng thực hiện các khâu trong trồng lúa ................................ 37
Bảng 4.6: Đối tượng thực hiện các khâu trong chăn nuôi (ĐVT: %) ............ 39
Bảng 4.7: Người thực hiện các khâu ngành nghề và dịch vụ (ĐVT. %) ........ 40
Bảng 4.8: Số lượng nam, nữ tham gia hoạt động tái sản xuất ........................ 41
Bảng 4.9: Vấn đề chăm sóc sức khỏe của người dân...................................... 42
Bảng 4.10: Số lượng nam, nữ tham gia vào các tổ chức xã hội của xã .......... 44
Bảng 4.11: Sự tham gia của nam, nữ trong các hoạt động cộng đồng............ 45
Bảng 4.12: Số lượng nam, nữ tham gia các lớp tập huấn ............................... 47
Bảng 4.13: Việc tiếp cận các kênh thông tin và quan hệ xã hội của hai giới . 48
Bảng 4.14: Người quyết định các khâu sản xuất (ĐVT:%) ............................ 49
Bảng 4.15: Người quyết định các công việc quan trọng trong gia đình ......... 52
Bảng 4.16: Người quyết đinh các công việc của cộng đồng (ĐVT: %) ......... 54
Bảng 4.17: Tính bình đẳng trong kế thừa tài sản hộ gia đình ......................... 55


iv


MỤC LỤC
PHẦN I. MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu chung ........................................................................................ 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 3
1.3.1. Ý nghĩa trong khoa học ........................................................................... 3
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ........................................................................... 3
PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .............................................................. 4
2.1. Một số vấn đề lý luận về phụ nữ và vai trò của phụ nữ nông thôn trong
phát triển kinh tế hộ........................................................................................... 4
2.1.1. Phụ nữ và vai trò của phụ nữ trong gia đình và xã hội .......................... 4
2.1.2. Phụ nữ và vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ...................... 11
2.1.3. Phụ nữ và vai trò của phụ nữ nông thôn ............................................... 13
1.2. Thực trạng vai trò của phụ nữ trên thế giới và ở Việt Nam ..................... 16
1.2.1. Khái quát về thực trạng vai trò của phụ nữ ở một số nước
trên thế giới ..................................................................................................... 16
1.2.2. Thực trạng phụ nữ nông thôn Việt Nam và vai trò của phụ nữ trong
phát triển kinh tế nông thôn ............................................................................ 17
1.2.3. Chủ trương, chính sách của nhà nước với sự phát triển của bình đẳng
giới và nhận thức giới...................................................................................... 19
1.2.4. Vai trò phụ nữ trong hoạt động sản xuất nông nghiệp của gia đình ..... 20
1.3. Một số vấn đề đặt ra với phụ nữ nông thôn nói chung, và phụ nữ xã
Thanh Định, huyện Định Hóa nói riêng .......................................................... 20
1.3.1. Về chuyên môn kỹ thuật ....................................................................... 21
1.3.2. Sự bất bình đẳng giới trong tiếp cận nguồn lực và ra quyết định ......... 21



v

PHẦN III. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CƯU ............................................................................................... 25
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 25
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 25
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu: xã Thanh Định, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên .. 25
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................... 25
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 25
3.4. Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu nghiên cứu............................... 25
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp ................................................... 25
3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp..................................................... 26
3.4. Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu nghiên cứu............................... 26
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp ................................................... 26
3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp..................................................... 26
3.4.3. Phương pháp thống kê và xử lý số liệu. ................................................ 27
3.4.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu .......................................................... 28
PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 29
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Thanh Định ................................ 29
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 29
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................... 31
4.2. Thực trạng vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình trên địa
bàn xã Thanh Định .......................................................................................... 36
4.2.1. Trình độ văn hóa theo giới của người dân xã Thanh Định ................... 36
4.2.2. Thực trạng vai trò của phụ nữ trong các hộ nghiên cứu ....................... 36
PHẦN V. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ................................................ 56
5.1. Định hướng về việc nâng cao vai trò của phụ nữ .................................... 56
5.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh
tế hộ gia đình tại xã Thanh Định ..................................................................... 57
5.2.1. Giải pháp chung .................................................................................... 57



vi

5.2.2. Giải pháp cụ thể .................................................................................... 59
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................... 62
1. Kết luận ....................................................................................................... 62
2. Đề nghị ........................................................................................................ 62
2.1. Đối với các cấp chính quyền và đoàn thể địa phương ............................. 62
2.2. Đối với người nông dân ........................................................................... 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 64


1

PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Những vấn đề về phụ nữ có ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống xã
hội, ở nước ta phụ nữ chiếm gần 50% dân số cả nước họ tham gia vào tất cả
các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng…và ngày
càng thể hiện rõ vai trò của chính mình trong suốt chặng xây dựng đất nước.
Trong công cuộc đổi mới đất nước phụ nữ luôn giữ và phát huy cao tinh thần
yêu nước, đoàn kết, lao động, sáng tạo, khắc phục mọi khó khăn gian khổ để
vươn lên học tập, lao động và đạt được nhiều thành tích trên mọi lĩnh vực.
Đảng và nhà nước ta ngày càng quan tâm phát huy vai trò của phụ nữ
trong xã hội đặc biệt là ở những vùng nông thôn miền núi, vùng sâu, vùng xa,
những nơi có nhiều đồng bào dân tộc thiếu số khác nhau. Tạo mọi điều kiện
cho phụ nữ tham gia và phát huy vai trò của mình trên các lĩnh vực nhất là ở
khu vực nông thôn. Cùng với việc tham gia tích cực vào phát triển kinh tế gia

đình mỗi phụ nữ còn tham gia nhiều hoạt động kinh tế xã hội góp phần quan
trọng trong phát triển kinh tế, xã hội ổn định góp phần vào thay đổi diện mạo của
nông thôn Việt Nam.
Tỷ trọng nữ giới trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lên
đến 66,8%, trong các doanh nghiệp, công nghiệp chế biến là 57,5%, trong các
doanh nghiệp dệt là 60,8%, trong các doanh nghiệp may là 81,5%. Tỷ trọng
phụ nữ trong các cấp lãnh đạo Đảng, Chính quyền, đoàn thể, doanh nghiệp,
cán bộ khoa học kỹ thuật cũng đã tăng lên so với trước đây.
Đảng và Nhà nước ta ngày càng quan tâm phát huy vai trò của phụ nữ
trong xã hội, tạo điều kiện cho phụ nữ tham gia vào tất cả các lĩnh vực Kinh
tế, xã hội, An ninh quốc phòng... Ở khu vực nông thôn cùng với việc tích cực
tham gia vào quá trình phát triển kinh tế gia đình, mỗi phụ nữ còn tham gia


2

nhiều hoạt động xã hội, góp phần quan trọng trong phát triển Kinh tế - Xã hội,
ổn định An ninh quốc phòng làm thay đổi diện mạo khu vực nông thôn.
Xã Thanh Định là một xã miền núi thuộc huyện Định Hóa, tỉnh Thái
Nguyên, với 13.700 dân số, trong đó dân số là phụ nữ chiếm 51%, lực lượng
này đã và đang có những đóng góp to lớn vào sự phát triển Kinh tế - Xã hội
của toàn xã. Tuy nhiên, sự đóng góp của phụ nữ lại chưa được ghi nhận một
cách xứng đáng, chưa tương xứng với vị trí, vai trò của họ trong nền kinh tế,
trong các quan hệ xã hội và trong đời sống gia đình. Đặc biệt trong nền kinh
tế thị trường, người phụ nữ lại phải “Gánh nặng hai vai” vừa phải làm tốt
công việc xã hội, vừa phải đảm nhiệm vai trò làm vợ, làm mẹ trong khi quỹ
thời gian của họ chỉ được như mọi người, sức khoẻ lại hạn chế. Để cố gắng
làm tốt họ phải cố gắng và hi sinh những quyền lợi về mọi mặt của họ chưa
được quan tâm đúng mức.
Xuất phát từ thực tế trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu

vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ tại xã Thanh Định, huyện
Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích thực trạng về vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ, từ
đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của phụ nữ trong phát triển
kinh tế hộ tại xã Thanh Định.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá được vai trò của phụ nữ trong các hoạt động phát triển kinh tế hộ.
- Tìm hiểu được một số nguyên nhân ảnh hưởng tới vai trò của phụ nữ
trong phát triển kinh tế hộ
- Đề xuất được một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò của phụ nữ trong
phát triển kinh tế hộ.


3

1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong khoa học
- Giúp cho sinh viên có cơ hội được học tập, rèn luyện, đi sâu vào thực tế.
- Tích luỹ thêm những kiến thức mới cho bản thân và vận dụng những
kiến thức đã học ở trường.
- Thấy được những khó khăn đang gặp phải của người dân tại địa
phương, từ đó đưa ra một số giải pháp giúp họ khắc phục.
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ giúp nhìn nhận đúng hơn về vai trò
của phụ nữ trong phát triền kinh tế hộ.
Từ đó nâng cao nhận thức của chính người phụ nữ và người dân về vai
trò của phụ nữ, góp phần phát huy hơn nữa vai trò của phụ nữ trong phát triển
kinh tế của chính họ, đóng góp vào sự phát triển của địa phương.



4

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Một số vấn đề lý luận về phụ nữ và vai trò của phụ nữ nông thôn
trong phát triển kinh tế hộ
2.1.1. Phụ nữ và vai trò của phụ nữ trong gia đình và xã hội
2.1.1.1. Giới tính và giới
* Khái niệm Giới tính và Giới
Giới tính: là một khái niệm xuất phát từ môn sinh vật học, chỉ sự khác
biệt giữa nam và nữ về mặt sinh học. Con người sinh ra đã có những đặc điểm
về giới (bẩm sinh). Mọi người đàn ông hay đàn bà trên thế giới đều có những
đặc điểm giới tính giống nhau (tính đồng nhất), ví dụ mang thai là đặc điểm giới
tính của phụ nữ [1].
Giới: Là một thuật ngữ xã hội học, nói đến vai trò, trách nhiệm và quan
hệ xã hội giữa nam và nữ. Giới đề cập đến việc phân công lao động, phân chia
nguồn lực và lợi ích giữa nam và nữ trong một bối cảnh xã hội cụ thể. Giới
được hình thành do học và giáo dục, không đồng nhất, khác nhau ở mỗi nước,
mỗi địa phương, thay đổi theo thời gian, theo quá trình phát triển kinh tế xã
hội [1].
Khái niệm về “Giới” được xuất hiện ban đầu là các nước nói tiếng anh,
vào khoảng những năm 60 của thế kỷ XX… Ở Việt Nam, khái niệm này mới
xuất hiện vào khoảng thập kỷ 80.
Giới là một thuật nữ xã hội học bắt nguồn từ nhân học, nói đến vai trò,
trách nhiệm và quyền lợi mà xã hội quy định cho nam và nữ. Giới đề cập đến
vấn đề phân công lao động, các kiểu phân chia nguồn lực và lợi ích giữa nam
và nữ trong một bối cảnh cụ thể [9].
Giới là yếu tố luôn biến đổi cũng như tương quan về dịa vị trong xã hội

của nữ giới và nam giới, không phải là hiện tượng bất biến và liên tục thay
đổi. Nó phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội cụ thể. “Giới là sản


5

phẩm của xã hội, có tính xã hội, dùng để phân biệt sự khác nhau trong quan
hệ nam và nữ. Đây là cơ sở để nghiên cứu sự cân bằng về giới và đảm bảo
công bằng xã hội [11].
* Đặc điểm, nguồn gốc và sự khác biệt về giới
+ Đặc điểm về giới:
- Không tự nhiên mà có
- Học được từ gia đình và xã hội
- Đa dạng (khác nhau giữa các vùng miền)
- Có thể thay đổi được
+ Nguồn gốc của giới:
- Trong gia đình, bắt đầu từ khi sinh ra, đứa trẻ được đối xử tùy theo nó
là trai hay gái. Đó là sự khác nhau về đồ chơi, quần áo, tình cảm của ông bà, bố
mẹ, anh, chị. Đứa trẻ được dạy dỗ và điều chỉnh hành vi của chúng theo giới
tính của mình.
- Trong nhà trường, các thầy cô giáo cũng định hướng theo sự khác biệt
về giới cho học sinh. Học sinh nam được hướng theo các ngành kỹ thuật, điện
tử, các ngành cần có thể lực tốt. Học sinh nữ được hướng theo các ngành như
may, thêu, trang điểm, các ngành cần sự khéo léo, tỷ mỷ. [1]
+ Sự khác biệt về giới:
- Phụ nữ được xem là phái yếu, vì họ sống thiên hơn về tình cảm, họ là
thành phần quan trọng tạo nên sự yên ấm trong gia đình. Thiên chức của phụ
nữ là làm vợ, làm mẹ, nên họ gắn bó với con cái, gia đình hơn nam giới và
cũng từ đấy mối quan tâm của họ cũng có phần khác nam giới.
- Nam giới được coi là phái mạnh, là trụ cột gia đình. Họ cứng rắn hơn

về tình cảm, mạnh bạo và năng động hơn trong công việc. Đặc trưng này cho
phép họ dồn hết tâm trí vào lao động sản xuất, vào công việc xã hội, ít bị ràng
buộc bởi con cái và gia đình. Chính điều này đã làm tăng thêm khoảng cách
khác biệt giữa phụ nữ và nam giới trong xã hội. Hơn nữa, nam giới và nữ giới


6

lại có xuất phát điểm không giống nhau để tiếp cận cái mới, họ có những
thuận lợi, khó khăn với tính chất và mức độ khác nhau để tham gia vào các
chương trình kinh tế, từ góc độ nhận thức, nắm bắt thông tin xã hội. Trong
nền kinh tế hội nhập quốc tế, từ điều kiện và cơ hội được học tập, tiếp cận
việc làm và làm việc, từ vị trí trong gia đình, ngoài xã hội khác nhau, từ tác
động của định kiến xã hội, các hệ tư tưởng, phong tục tập quán đối với mỗi
giới cũng khác nhau.[1]
* Nhu cầu lợi ích giới và bình đẳng giới
- Nhu cầu giới: là những nhu cầu xuất phát từ công việc và hoạt động
hiện tại của phụ nữ và nam giới. Nếu những nhu cầu này được đáp ứng thì sẽ
giúp cho họ làm tốt vai trò sẵn có của mình [12].
- Lợi ích giới (còn gọi là nhu cầu chiến lược): là những nhu cầu của
phụ nữ và nam giới xuất phát từ sự chênh lệch về địa vị xã hội của họ. Những
lợi ích này khi được đáp ứng sẽ thay đổi vị thế của phụ nữ theo hướng bình
đẳng [12].
- Bình đẳng giới: nam giới và nữ giới được coi trọng như nhau, cùng
được công nhận và có vị thế bình đẳng [12].
Nam giới và phụ nữ được bình đẳng về:
+ Các điều kiện để phát huy đầy đủ tiềm năng
+ Các cơ hội để tham gia vào đóng góp, hưởng lợi trong quá trình phát triển.
+ Quyền tự do và chất lượng cuộc sống
* Vai trò của giới:

- Vai trò sản xuất: là những hoạt động do phụ nữ và nam giới thực hiện
để làm ra của cải vật chất hoặc tinh thần đem lại thu nhập hoặc để tự tiêu
dùng. Ví dụ: trồng lúa, nuôi gà, dạy học,…
- Vai trò tái sản xuất (còn gọi là công việc gia đình): Bao gồm các hoạt
động nhằm duy trì nói giống, tái tạo sức lao động. Vai trò này không chỉ đơn
thuần là tái sản xuất sinh học, mà còn cả việc chăm lo, duy trì, phát triển lực


7

lượng lao động cho hiện tại và tương lai như: nuôi dạy con cái, nuôi dưỡng
các thành viên trong gia đình, làm công việc nội trợ,… vài trò này hầu như
của người phụ nữ.
- Vai trò cộng đồng: Thể hiện ở những hoạt động tham gia thực hiện ở
mức cộng đồng nhằm duy trì và phát triển các nguồn lực cộng đồng, thực hiện
các nhu cầu mục tiêu chung của cộng đồng. Những hoạt động tự nguyện
mang lại phúc lợi cho cộng đồng như: dọn đường sạch sẽ, bảo vệ nguồn nước
sạch, hoạt động từ thiện,… Hoạt động lãnh đạo ra quyết định như: tham gia
cấp ủy Đảng, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, lãnh đạo đoàn thể.
Tuy phụ nữ và nam giới thực hiện ba vai trò, xong lại được phân công
lao động khác nhau. Phụ nữ thường làm những việc đơn giản, ít kỹ thuật nên
thu nhập thấp và giá trị công việc bị đánh giá thấp.
Phân công lao động theo giới truyền thống đã tạo ra bất bình đẳng giới,
hạn chế sự phát huy tiềm năng của phụ nữ và ảnh hưởng tới sự tham gia của phụ
nữ vào quá trình phát triển của đất nước và xây dựng hạnh phúc gia đình. Vì vậy,
một trong những yếu tố tạo nên bình đẳng giới là thay đổi phân công lao động
theo giới truyền thống.
* Quan điểm về giới:
Quan điểm giới khẳng định và đánh giá cao vai trò của phụ nữ. Quan
điểm này cho rằng để đạt đến bình đẳng nam nữ cần thay đổi cơ chế phân

công lao động hiện đang quá nhấn mạnh đến mức khác biệt giữa phụ nữ và
nam giới.
Vào những năm 1970 người ta đã tìm cách đưa các vấn đề của phụ nữ
vào các chính sách phát triển nhưng nhìn chung, các nghiên cứu cũng như các
nhà làm chính sách đã không thấy hết được vai trò kinh tế to lớn của phụ nữ.
Nhà kinh tế người Đan mạch là Ester Boserup với cuốn “vai trò của phụ nữ
trong phát triển kinh tế” (1970) được coi là người đầu tiên đặt vấn đề về cách
nhìn nhận vai trò của người phụ nữ. Điểm hạn chế của cách tiếp cận này là coi


8

phụ nữ như một nhóm đặc thù và những giải pháp được đưa ra cũng là những
giải pháp đặc thù [13].
2.1.1.2. Vị trí, vai trò của phụ nữ trong gia đình và xã hội
+ Vai trò: là một tập hợp các mong đợi, các quyền và những nghĩa vụ
được gán cho một địa vị cụ thể mà địa vị là một sự xác định vị trí xã hội trong
một cơ cấu xã hội.
+ Xã hội: xã hội là một tập thể hay một nhóm những người được phân
biệt với các nhóm người khác bằng các lợi ích, mối quan hệ đặc trưng, chia sẻ
cùng một thể chế và có cùng văn hóa.
+ Phát triển xã hội: Phát triển xã hội có nội hàm rộng nhất bao gồm
phát triển tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội nhằm chuyển xã hội từ trạng
thái này sang trạng thái khác theo hướng xây dựng xã hội phát triển dân chủ,
văn minh, tiến bộ, đảm bảo cuộc sống văn minh vật chất và tinh thần của con
người, tất cả vì hạnh phúc của con người. Theo đó, tất cả các lĩnh vực của đời
sống xã hội từ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội đều phải được tôn trọng,
quản lý phát triển nhằm bảo đảm quyền con người, bảo đảm tự do và công
bằng, thoả mãn nhu cầu nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của mọi thành
viên trong xã hội.

+ Vai trò giới là những quan niệm văn hóa xã hội được thống nhất tại
địa phương về chức năng tác dụng của phụ nữ và nam giới, mà tại địa phương
đó được coi là thông thường và phù hợp.
Vai trò giới có thể thay đổi được theo thời gian, cùng với sự phát triển
của xã hội, nhanh hay chậm tùy và sự tác động tích cực của mỗi giới, mỗi cá nhân.
Vai trò các thành viên trong gia đình phụ thuộc lẫn nhau. Vai trò sản
xuất của nam giới thường đưa vào vai trò tái sản xuất của phụ nữ. Thường
nam giới có thì giờ rảnh rang để làm công tác chuyên môn hoặc hoạt động
chính trị là vì vợ ông ta lo công việc nội trợ trong gia đình và chăm sóc các
con. Hơn nữa, do phụ nữ là người thực hiện chính các vai trò sinh sản và nuôi


9

dưỡng, nên giá trị công việc của phụ nữ thường không được xã hội và các nhà
lập chính sách đánh giá đầy đủ [2].
* Vai trò của phụ nữ trong gia đình và xã hội:
Gia đình là một tế bào của xã hội và tồn tại cùng với sự tồn tại của xã
hội. Người phụ nữ là người thiết tha nhất với hạnh phúc gia đình, đóng vai trò
rất quan trọng giữa gia đình và xã hội trong mọi thời đại. Phụ nữ vừa là người
công dân, người lao động, vừa là người mẹ và người thấy đầu tiên của con
người; phụ nữ có vai trò quan trọng trong xây dựng gia đình cần tạo điều kiện
để phụ nữ kết hợp hài hòa giữa nghĩa vụ công dân và chức năng người mẹ
trong việc xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.
Trên toàn thế giới, phụ nữ đóng vai trò then chốt trong gia đình về khả
năng sản xuất và tái sản xuất. Họ chiếm trên 50% trong tổng số lao động; số
giờ lao động của họ chiếm 2/3 tổng giờ lao động của xã hội và sản xuất ra 1/2
trong tổng sản lượng nông nghiệp. Cùng với việc đảm nhiệm nhiều công việc
khác nhau, lao động nữ chiếm tỷ lệ ngày càng cao trong các ngành công
nghiệp, dịch vụ với trình độ không ngừng được nâng cao.

Theo kết quả của những nghiên cứu trước phụ nữ là người tạo ra phần
lớn lương thực tiêu dùng cho gia đình. 1/4 số hộ gia đình trên thế giới do nữ
làm chủ hộ và nhiều hộ gia đình khác phải phụ thuộc vào thu nhập của lao
động nữ. Tuy vậy sự bất bình đẳng vẫn còn tồn tại ở rất nhiều nước trên thế
giới. Đặc biệt là ở vùng nông thôn, phụ nữ bị hạn chế về mọi mặt, đời sống,
điều kiện sống và làm việc tồi tàn, địa vị trong xã hội thấp. Trong số hơn 1,3
tỷ người trên thế giới ở trong tình trạng nghèo khổ thì có đến 70% là nữ. Có ít
nhất 1/2 triệu phụ nữ tử vong do các biến chứng về mang thai, sinh đẻ… [2].
Ở Việt Nam ngày nay, phụ nữ chiếm hơn 50% dân số và gần 50% lực
lượng lao động xã hội, vai trò của phụ nữ đã được quan tâm nhiều hơn.
Ngày càng có nhiều phụ nữ đảm nhiệm các vị trí quan trọng trong hệ thống
các cơ quan lãnh đạo Đảng, nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội, tổ


10

chức xã hội - nghề nghiệp. Trong bộ chính trị hiện có 3 nữ Ủy viên; trong
ban bí thư có 2 thành viên nữ; trong Ban chấp hành Trung ương hiện có 9
Ủy viên là nữ. Việt Nam có Chủ tịch quốc hội là nữ, Trưởng Ban pháp chế
quốc hội là nữ. Trong Chính phủ hiện có 2 nữ Bộ trưởng. Tỷ lệ nữ đại biểu
quốc hội nhiệm kỳ 2011 - 2016 là 24,4% (cao thứ 2 trong khu vực và thứ
43 trên thế giới). Tỷ lệ nữ đại biểu HĐND cấp tỉnh là 25,2%, cấp huyện là
24,6%, cấp xã là 21,7% [15].
Về dân số, lao động và kinh tế, nữ giới cũng chiếm tỷ lệ cao và có vai
trò rất quan trọng về kinh tế. Trong tổng lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên,
nữ giới chiếm 48,5%. Trong tổng số lao động làm việc ở các doanh nghiệp
của cả nước, nữ giới chiếm 42,1%. Tỷ lệ nữ làm việc trong một số ngành
chiếm tỷ trọng lớn, như dệt may trên 70%, nông lâm thủy sản 53,7%, thương
mại… Tỷ lệ nữ tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp là hơn 20%, khá
cao so với khu vực và trên thế giới; những doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ

thường có sự phát triển toàn diện, bền vững hơn và tham gia tốt hơn trong
công tác xã hội. Thu nhập bình quân đầu người một tháng của hộ gia đình do
nữ làm chủ hộ cao hơn 22,4% so với con số tương ứng của hộ do nam giới
làm chủ hộ [15].
Về giáo dục đào tạo, nữ giới có nhiều đóng góp to lớn. Giáo viên, một
chủ thể quan trọng của lĩnh vực này thì nữ giới chiếm tỷ lệ khá cao: chiếm tỷ
lệ gần như tuyệt đối ở hệ mẫu giáo; chiếm 70,9% bậc phổ thông; chiếm
48,9% giảng viên đại học, cao đẳng; 41,2% giảng viên trung cấp chuyên
nghiệp. Tỷ lệ nữ học sinh phổ thong đạt 49,4%; nữ sinh viên đại học, cao
đẳng đạt 49.4%, trung cấp chuyên nghiệp đạt 53,7% [15].
Đạt được kết quả trên do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân
từ đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước sớm xác định
nam nữ bình quyền từ khi Đảng ra đời, từ Hiến pháp 1946, từ năm 1982 khi
Việt Nam phê chuẩn Công ước xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ


11

nữ, từ năm 2006 thông qua luật Bình đẳng giới, năm 2007 thông qua Luậh
nhân và gia đình, Nghị quyết 11 - NQ/TW của Bộ Chính trị, Chiến lược quốc
gia về bình đẳng giới 2011 - 2020… có nguyên nhân từ sự cố gắng của các
ngành, các cấp, các đoàn thể xã hội và của người dân.[17]
Bên cạnh những kết quả tích cực, về bình đẳng giới vẫn còn những hạn
chế, bất cập và đứng trước những thách thức không nhỏ. Bao trùm nhất là tư
tưởng định kiến trọng nam kinh nữ. Việc thực hiện trong thực tế còn có
khoảng cách với quy định pháp luật. Định kiến giới còn khá phổ biến trong
mọi đối tượng, trên nhiều mặt. Tỷ số giới tính của trẻ em mới sinh (số bé
trai/100 bé gái) đã tăng lên nhanh (từ 105,5 năm 2005 lên 111,2 năm 2010,
lên 111,9 năm 2011; ở khu vực thành thị, ở một số vùng cao còn hơn) gây ra
nguy cơ mất cân bằng giới tính. Bạo lực gia đình, tệ mại dâm, buôn bán phụ

nữ, trẻ em, môi giới +lấy chồng người nước ngoài diễn ra phức tạp. Tỷ lệ nữ
tham gia lãnh đạo, quản lý còn thấp. Ở nhiều vùng nông thôn, miền núi, vùng
sâu vùng xa, phụ nữ còn bị ràng buộc bởi phong tục tập quán lạc hậu, tỷ lệ
phụ nữ nghèo, phụ nữ mù chữ còn cao [17].
2.1.2. Phụ nữ và vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ
2.1.2.1. Một số khái niệm:
+ Phát triển: là quá trình thay đổi toàn diện nền kinh tế, bao gồm sự
tăng thêm về quy mô sản lượng, cải thiện về cơ cấu, hoàn thiện thể chế nhằm
nâng cao chất lượng cuộc sống [7].
+ Phát triển kinh tế: là quá trình lớn lên, tăng tiến về mọi mặt của nền
kinh tế. Nó bao gồm sự tăng trưởng kinh tế và đồng thời có sự hoàn chỉnh về
mặt cơ cấu, thể chế kinh tế, chất lượng cuộc sống [7].
+ Hộ: là một nhóm người cùng huyết tộc hay không cùng huyết tộc, họ
cùng sống chung hay không cùng sống chung dưới một mái nhà, có chung
một nguồn thu nhập và ăn chung, cùng tiến hành sản xuất chung [3].


12

+ Hộ nông dân: là những hộ chủ yếu hoạt động nông nghiệp, theo nghĩa
rộng hơn bao gồm cả nghề rừng, nghề cá và hoạt động phi nông nghiệp ở
nông thôn [3].
+ Kinh tế hộ nông dân: là hình thức tổ chức kinh tế cơ sở của nền sản
xuất xã hội, trong đó các nguồn lực như đất đai, tiền vốn và tư liệu sản xuất
được coi là của chung để tiến hành sản xuất. Mọi quyết định trong sản xuất
kinh doanh và đời sống là tùy thuộc vào chủ hộ, được nhà nước thừa nhận, hỗ
trợ và tạo điều kiện phát triển [3].
2.1.2.2. Vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ
Có thể nói người phụ nữ trong giai đoạn hiện nay trở thành một chủ thể
quan trọng trong đời sống các gia đình. Họ cũng là người lao động trong lĩnh

vực buôn bán dịch vụ góp phần tạo nên nguồn thu tiền mặt cho gia đình.
Cùng với chồng, người vợ cũng trở thành người tạo ra nguồn thu nhập chính.
Ở nông thôn khi mà người chồng đi làm thuê xa kiếm tiền cho gia đình thì
người vợ trở thành người lao động chính, họ là chủ thể chính phát triển kinh
tế hộ nông dân ở nông thôn. Ở thành phố, phụ nữ là lực lượng chính phát triển
buôn bán - dịch vụ. Và khi là người làm trong các công sở thì lương tháng của
họ cũng như lương của đồng nghiệp nam. Hiện nay thật khó khẳng định một
cách chung chung rằng người đóng vai trò quan trọng nhất trong gia đình là
người chồng hay người vợ.
Trong thực tế phụ nữ Việt Nam đang có mặt ở hầu hết các cơ quan
quản lý hành chính, sự nghiệp và doanh nghiệp. Phụ nữ chiếm 50,3% số
người làm công ăn lương và 32,4% các chủ doanh nghiệp.
Trong khi các gia đình do phụ nữ làm chủ hộ ở Việt Nam nói chung
sung túc hơn các gia đình do nam giới làm chủ hộ, vẫn có những nhóm gia
đình nhỏ và phụ nữ làm chủ hộ lại rất nghèo và có nguy cơ bị tổn thương cao.
Các số liệu nghiên cứu đã cho thấy vai trò và khả năng của phụ nữ trong nền
kinh tế cũng như trong gia đình, phụ nữ hoàn toàn có khả năng làm việc và tổ


13

chức không chỉ trong việc chăm sóc gia đình mà còn cả những công việc làm
ăn kinh tế tạo thu nhập cho gia đình hoặc những công việc khác ngoài xã hội.
2.1.3. Phụ nữ và vai trò của phụ nữ nông thôn
2.1.3.1. Vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế nông thôn
Hiện nay, phụ nữ nông thôn đã nhận thức và phát huy vai trò của mình
trong sản xuất nông nghiệp, các ngành kinh tế phi nông nghiệp, các hoạt động
xã hội và cộng đồng nông thôn. Phát triển kinh tế thị trường đã đem lại nhiều
cơ hội hơn cho phụ nữ. Phụ nữ luôn là người đóng vai trò then chốt trong gia
đình về khả năng sản xuất và tái sản xuất. Sự nghiệp giải phóng phụ nữ đã

đem lại cho xã hội nguồn nhân lực, trí lực dồi dào và ngày càng phát triển.
Vai trò của phụ nữ trong sự phát triển kinh tế nông thôn thể hiện như sau:
- Trong lao động sản xuất: Phụ nữ là người làm ra phần lớn lương thực,
thực phẩm tiêu dùng cho gia đình. Đặc biệt các hộ nghèo sinh sống chủ yếu
dựa vào kết quả làm việc của phụ nữ.
- Ngoài làm việc tham gia vào lao động sản xuất đóng góp thu nhập cho
gia đình, phụ nữ còn đảm nhận chức năng người vợ, người mẹ. Họ phải làm
hầu hết các công việc nội trợ chăm sóc con cái, các công việc này rất quan
trọng đối với sự tồn tại, phát triển của gia đình và xã hội.
- Trong sinh hoạt cộng đồng: phụ nữ tham gia hầu hết các hoạt động
cộng đồng tại xóm, thôn bản.
Như vậy, phụ nữ đã khẳng định vai trò và vị trí của họ trong gia đình,
trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, trong bước tiến của nhân
loại. Phụ nữ cùng lúc phải thực hiện nhiều vai trò, cho nên họ cần được chia
sẻ, thông cảm cả về hành động lẫn tinh thần, gia đình và xã hội cũng cần có
những trợ giúp để họ thực hiện tốt hơn vai trò của mình
1.1.3.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh
tế nông thôn


14

* Quan niệm về giới, những phong tục tập quán ở Việt Nam và một số
nước Á Đông: Phụ nữ trước hết phải lo việc gia đình, con cái. Dù làm bất kỳ
công việc gì, thì việc nội trợ vẫn là trách nhiệm của họ, đây là một quan niệm
ngự trị ở nước ta từ nhiều năm nay. Sự tồn tại những hủ tục lạc hậu, trong
nam kinh nữ đã kìm hãm tài năng sáng tạo của phụ nữ, hạn chế sự cống hiến
của họ cho xã hội và cho gia đình. Việc mang thai, sinh đẻ, nuôi dưỡng con
nhỏ và làm nội trợ gia đình đè nặng lên đôi vai người phụ nữ. Đây là trở ngại
lớn cho họ tập trung sức lực, thời gian, trí tuệ vào sản xuất và các hoạt động

chính trị, xã hội. Vì vậy nhiều chị em trở nên không mạnh bạo, không năng
động sáng tạo bằng nam giới và gặp nhiều khó khăn trong giao tiếp xã hội.
Phong tục tập quán là một nguyên nhân cơ bản cản trở phụ nữ tham gia vào
quá trình phát triển kinh tế [1].
* Trình độ học vấn, chuyên môn, khoa học kỹ thuật của lao động nữ
còn nhiều hạn chế:
Ở nông thôn, đặc biệt là miền núi phương tiện thông tin nghe nhìn và
sách báo đến với người dân còn rất nhiều hạn chế, do vậy việc lao động nữ
tiếp cận và nắm bắt các thông tin kỹ thuật về chăn nuôi, trồng trọt còn gặp
nhiều khó khăn. Ngoài thời gian lao động sản xuất, người phụ nữ dường như
ít có thời gian dành cho nghỉ ngơi hoặc hưởng thụ văn hóa tình thần, học hỏi
nâng cao hiểu biết kiến thức xã hội mà họ phải giành phần lớn thời gian còn
lại cho công việc gia đình. Do vậy, phụ nữ bị hạn chế về kỹ thuật chuyên môn
và sự hiểu biết xã hội. Phụ nữ ở độ tuổi lao động có trình độ chuyên môn kỹ
thuật là 6%, còn ở nam giới tỷ lệ này là 10% . Theo thông báo của Liên hiệp
quốc thì hiện nay thế giới còn hơn 840 triệu người bị mù chữ, trong đó nữ
giới chiếm 2/3; trong số hơn 180 triệu trẻ em không được đi học thì có tới
70% là trẻ em gái.
Còn ở Việt Nam, theo thống kê cho thấy tỷ lệ lao động nữ không qua
đào tạo là rất cao, chiếm gần 90% tổng số lao động không qua đào tạo trong


15

cả nước; chỉ có 0,63% công nhân kỹ thuật có bằng là nữ, trong khi chỉ tiêu
này của nam giới là 3,46%. Tỷ lệ lao động nữ có trình độ đại học và trên đại
học 0,016%, tỷ lệ này ở nam giới là 0,077% (gấp 5 lần so với nữ giới). Điều
đó cho thấy trình độ học vấn và chuyên môn nghề nghiệp của phụ nữ là rất
thấp và thấp hơn so với nam giới. Phụ nữ bị hạn chế về kỹ thuật, chuyên môn
và sự hiểu biết nên gặp không ít khó khăn trong việc nắm bắt kiến thức pháp

luật, tìm nguồn vốn, tìm kiếm thị trường khó khăn trong việc tiếp cận và áp
dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và đời sống. Do vậy, hiệu quả
công việc và năng suất lao động của họ thấp [1].
* Yếu tố sức khỏe: Với phụ nữ nông thôn vừa phải lao động nặng vừa
phải thực hiện thiên chức của mình là phải mang thai, sinh con và cho con bú,
cùng với điều kiện sinh hoạt thấp kém đã làm cho sức khỏe của họ bị giảm
sút. Điều này không những ảnh hưởng đến khả năng lao động và còn làm vai
trò của phụ nữ trong gia đình cũng như trong việc phát triển kinh tế gia đình
trở nên thấp hơn.
* Khả năng tiếp cận thông tin: Do phụ nữ phải đảm nhận một khối
lượng công việc lớn nên cơ hội để họ giao tiếp rộng rãi, tham gia hoạt động
cộng đồng để nắm bắt thông tin rất hiếm. Ở nhiều vùng nông thôn hẻo lánh
người dân còn chưa được tiếp xúc thường xuyên, liên tục với báo chí và các
hình thức truyền tải thông tin khác.
* Yếu tố do bản thân người phụ nữ: đó chính là nguyên nhân do phụ nữ
gây ra, đó chính là quan niệm lệch lạc về giới, nhiều vùng nông thôn ngay cả
phụ nữ cũng có cái nhìn không đúng về vấn đề đó. Họ cũng cho rằng, những
công việc nội trợ, chăm sóc gia đình, con cái, v.v., là việc của phụ nữ. Trong
khi họ lên tiếng đòi quyền bình đẳng thì họ vô tình ràng buộc thêm trách
nhiệm cho mình. Vậy nên, toàn bộ công việc gia đình, sản xuất càng đè nặng
lên đôi vai phụ nữ khiến họ mệt mỏi cả về thể xác lẫn tinh thần. Ta có thể
khẳng định rằng, phụ nữ có vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển của


16

nhân loại. Song có nhiều nguyên nhân gây cản trở sự tiến bộ của họ trong
cuộc sống.
1.2. Thực trạng vai trò của phụ nữ trên thế giới và ở Việt Nam
1.2.1. Khái quát về thực trạng vai trò của phụ nữ ở một số nước trên thế giới

Tại châu Phi, châu Á và Thái Bình Dương, trung bình một tuần phụ nữ
làm việc nhiều hơn nam giới 12 - 13 giờ và có ít thời gian để nghỉ ngơi hơn.
Hầu hết mọi nơi trên thế giới, phụ nữ được trả công thấp hơn nam giới cho
cùng một loại công việc. Thu nhập của phụ nữ bằng từ 50% - 90% thu nhập
của nam giới [12].
* Phụ nữ chiếm một tỷ trọng lớn trong lực lượng lao động: Tỷ lệ nữ
tham gia hoạt động kinh tế theo các nhóm tuổi rất cao.
Bangladesh: có 67,3% phụ nữ nông thôn tham gia lực lượng lao động
so với 82,5% nam giới. Tỷ lệ này của phụ nữ nông thôn cao cấp 2 lần phụ
nữ thành thị (28,9%). Theo nhóm tuổi, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động
nhiều nhất ở độ tuổi 30 - 49, tiếp đó là các nhóm tuổi 25 – 29; 50 - 54. Đáng
chú ý rằng, gần 61% phụ nữ nông thôn ở độ tuổi 60 - 64 vẫn tham gia lực
lượng lao động, cao gấp 2 lần phụ nữ thành thì cùng nhóm tuổi. Đặc biệt phụ
nữ nông thôn trên 65 tuổi vẫn còn 32, 53% tham gia lực lượng lao động, con
số này cao gấp 2 lần phụ nữ thành thị cùng nhóm tuổi. Đặc biệt phụ nữ nông
thôn trên 65 tuổi vẫn có 36% tham gia lực lượng lao động [16].
Trung Quốc: Nhóm phụ nữ nông thôn tham gia lực lượng lao động cao
nhất từ 20-29 tuổi, tiếp đó là nhóm 30-39 tuổi, và giảm dần theo các nhóm
tuổi cao hơn. Giống như ở Bangladesh, ở nông thôn Trung Quốc phụ nữ ở độ
tuổi 60-64 vẫn còn 32,53% tham gia lực lượng lao động, con số này cao gấp 2
lần phụ nữ thành thị cùng nhóm tuổi [16].
* Bất bình đẳng giới mang tính phổ biến: Bất bình đẳng giới tồn tại ở
hầu hết các nước đang phát triển. Điều đó trước hết bắt nguồn từ tình trạng
phụ nữ có trình độ học vấn thấp. Một nguyên nhân khác không kém phần


17

quan trọng là những định kiến xã hội không coi trọng phụ nữ đã được hình
thành ở hầu hết các nước đang phát triển. Do vậy, ngay cả khi phụ nữ có bằng

cấp cao và kỹ năng tốt thì những công việc họ làm vẫn không được ghi nhận
một cách xứng đáng. Đấu tranh để đạt được sự bình đẳng thực sự giữa nam và
nữ trong xã hội ta nói riêng và trên thế giới nói chung là vấn đề lâu dài và còn
nhiều khó khăn, thử thách. Đây là cuộc đấu tranh giữa cái mới và cái cũ, cái
tiến bộ và lạc hậu. Đất nước ta đã trải qua hàng ngàn năm phong kiến, tư
tưởng “trọng nam kinh nữ” vẫn còn ăn sâu trong tiềm thức của một bộ phận
dân chúng, nhất là những vùng, miền còn nặng nề về thủ tục lạc hậu, … Ngay
các bộ, ngành và những đơn vị hành chính, kinh tế lớn, vấn đề bình đẳng giới
vẫn còn gặp những khó khăn nhất định. Việc bồi dưỡng phát triển cán bộ nữ
có lúc, có nơi còn bị hạn chế, một số đơn vị kinh tế thậm chí không muốn
nhận lao động nữ,… Như vậy, mặc dù đã đạt được những thành quả nhất định
nhưng vấn đề bình đẳng về giới vẫn còn những bất cập mà chúng ta còn phải
tiếp tục phấn đấu để đạt được mục tiêu bình đẳng thật sự.
1.2.2. Thực trạng phụ nữ nông thôn Việt Nam và vai trò của phụ nữ trong
phát triển kinh tế nông thôn
Bảo đảm bình đẳng giới trong đời sống gia đình là một trong các mục
tiêu quan trọng đã và đang được thúc đẩy thực hiện ở Việt Nam. Một trong
những điểm dễ nhận biết nhất trong kết quả thực hiện bình đẳng giới, đó
chính là việc phân công, sắp xếp lại công việc trong gia đình một cách hài
hòa, hợp lý giữa người vợ và người chồng. Trong gia đình hiện nay, người
chồng đã biết chia sẽ với vợ về công việc nhà, chăm sóc con; người vợ cũng
đã chủ động chia sẻ với chồng gánh nặng kinh tế gia đình. Năm 2011, cả nước
có 12.727.903 gia đình được công nhận đạt danh hiệu “gia đình văn hóa”
trong tổng số 17.312.198 gia đình (chiếm tỷ lệ 73,5%).
Công tác tư vấn, hỗ trợ hôn nhân, gia đình được đẩy mạnh. Nhiều mô
hình được duy trì và nhân rộng, thu hút các nhóm phụ nữ tham gia, trong đó


×