Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Quy chế hoạt động của chi nhánh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (63.72 KB, 4 trang )

CÔNG TY TNHH ABC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: …………………..
Hà Nội, ngày

tháng

năm 201

QUYẾT ĐỊNH CỦA GIÁM ĐỐC
CÔNG TY TNHH ABC
(V/v ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của các chi nhánh)
GIÁM ĐỐC
Công ty TNHH ABC
- Căn cứ luật doanh nghiệp 2014;
- Căn cứ theo quy định chung của công ty và yêu cầu quản lý;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Ban hành theo quyết định này “Quy chế tổ chức hoạt động của các chi nhánh công ty
ABC”
Điều 2: Quyết định có hiệu lực kể từ ngày kí
Điều 3: Các Ông, bà Giám đốc, trưởng các phòng ban công ty, Giám đốc chi nhánh và các bộ
phận liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
CÔNG TY TNHH ABC
GIÁM ĐỐC
Nơi nhận:
- Giám đốc
- Phòng NS, KT
- Lưu Văn thư



1


CÔNG TY TNHH ABC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: ………………….
Hà Nội, ngày

tháng

năm 201

QUY CHẾ
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG
CỦA CÁC CHI NHÁNH CÔNG TY ABC

CHƯƠNG 1: NHỮNG QUI ĐỊNH CHUNG
Điều 1: Các nguyên tắc quản lý
Các chi nhánh của công ty ABC (sau đây gọi tắt là công ty) được thành lập, giải thể
theo quy định của pháp luật và các quyết định của công ty.Công ty quản lý các chi nhánh dựa
trên Quy chế hoạt động này.
Các chi nhánh của công ty là đơn vị hạch toán phụ thuộc và chịu sự quản lý trực tiếp
của công ty.
Quy chế này được áp dụng trong mọi hoạt động của chi nhánh. Nếu có bất kỳ điều
khoản nào trong Quy chế này mâu thuẫn với Điều lệ Công ty, quy định tài chính của công ty
thì các quy định của Điều lệ, quy định tài chính sẽ được áp dụng.

Điều 2: Chức năng, quyền hạn của chi nhánh
Căn cứ vào phạm vi kinh doanh của mình, các chi nhánh chủ động xây dựng kế
hoạch hoạt động chi nhánh. Giám đốc chi nhánh chịu trách nhiệm trực tiếp trước Ban giám
đốc công ty về các hoạt động của chi nhánh và kết quả kinh doanh của chi nhánh.
Các chi nhánh có trách nhiệm thực hiện đúng các quy định của công ty cũng như các
quy định của pháp luật hiện hành.
CHƯƠNG 2: CƠ CẤU TỔ CHỨC, QUẢN LÝ CỦA CHI NHÁNH
Điều 1: Cơ cấu tổ chức, quản lý:
Mỗi chi nhánh tại các tỉnh sẽ bao gồm các cửa hàng trên địa bàn tỉnh đó. Nhân sư của
mỗi chi nhánh sẽ bao gồm: Giám đốc chi nhánh, cửa hàng trưởng, nhân viên kế toán, nhân
viên bán hàng.
Điều 2: Chức năng, quyền hạn của giám đốc chi nhánh
Giám đốc chi nhánh chịu trách nhiệm cao nhất trong việc tổ chức, điều hành mọi hoạt
động hàng ngày của chi nhánh, thay mặt công ty quản lý toàn bộ vốn, tài sản của Công ty tại
chi nhánh, chịu trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn theo đúng thẩm quyền được quy định
tại Điều lệ của Công ty và Quy chế này.


Chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch kinh doanh, phát triển hệ thống cửa hàng của chi
nhánh và trình trước ban lãnh đạo công ty phê duyệt hàng năm.
Chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Hàng năm, căn cứ
vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của từng chi nhánh, nếu chi nhánh nào hoạt động
không hiệu quả, dẫn đến kết quả kinh doanh lỗ, Giám đốc chi nhánh phải chịu trách nhiệm bồi
hoàn số lỗ phát sinh trong năm của chi nhánh đó.
Nếu chi nhánh hoạt động hiệu quả, kết quả kinh doanh có lãi, công ty sẽ xem xét
trích một phần lợi nhuận sau thuế của chi nhánh (tùy theo quyết định của Giám đốc công ty
hàng năm nhưng không ít hơn 5% tổng lợi nhuận sau thuế của chi nhánh) để khen thưởng cho
Giám đốc và tập thể nhân viên của chi nhánh.
Đề xuất và trình ban Giám đốc quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ
luật, mức lương, phụ cấp của các chức danh thuộc thẩm quyền quản lý của chi nhánh.

Tuyển dụng và sử dụng lao động, khen thưởng và kỷ luật, chấm dứt Hợp đồng lao
động đối với trường hợp nhân viên thuộc thẩm quyền quản lý của chi nhánh
Được quyền ký các Hợp đồng kinh tế phát sinh, các công văn, quyết định và một số
công việc cụ thể của chi nhánh theo ủy quyền của Giám đốc công ty.
Điều 3: Chức năng, quyền hạn của cửa hàng trưởng
Cửa hàng trưởng là người trực tiếp điều hành, quàn lý công việc hàng ngày tại cửa
hàng. Nếu phát sinh bất kỳ vấn đề gì phải báo ngay cho Giám đốc chi nhánh để có phương án
xử lý kịp thời.
Thực hiện tốt các nội qui của công ty về công tác quản lý lao động, phòng chống
cháy nổ và quản lý tài sản,
Báo cáo tình hình kinh doanh hàng ngày của cửa hàng cho Giám đốc chi nhánh.
Điều 4: Chức năng, quyền hạn của kế toán chi nhánh
Kế toán chi nhánh là người ghi chép sổ sách và báo cáo thu chi hàng ngày của chi
nhánh.
Định kỳ khi kết thúc tháng hoặc đột xuất (nếu cần), phải tiến hành kiểm quỹ tiền mặt,
lập biên bản và đối chiếu số dư tồn quỹ thực tế với sổ sách.
Chuyển tiền mặt thu được của khách hàng từ chi nhánh về công ty.
Bảo quản và lưu trữ hồ sơ, chứng từ sổ sách phát sinh của chi nhánh và chuyển về bộ
phận kế toán của công ty theo yêu cầu.
Thực hiện chấm công hàng ngày, lập bảng lương hàng tháng trình Giám đốc chi
nhánh phê duyệt. Chi lương cho người lao động tại chi nhánh.
CHƯƠNG 3: CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC VÀ NGƯỜI LAO ĐỘNG
Điều 1: Chế độ làm việc
Chế độ làm việc, nghỉ ngơi, quy chế lao động, tiền lương của chi nhánh căn cứ theo
quy định chung của công ty.
Điều 2: Người lao động


Người lao động làm việc tại chi nhánh đều có chức danh, nhiệm vụ cụ thể theo quy
định của công ty.

Người lao động phải có năng lực, trình độ chuyên môn phù hợp với công việc, là
người có phẩm chất, đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, trung thực, có thái độ, phong cách
làm việc lịch sự, hòa nhã, tôn trọng và lắng nghe ý kiến của khách hàng, của đối tác cũng như
của đồng nghiệp. Chấp hành nghiêm sự phân công của cấp trên.
Tùy theo từng thời điểm, người lao động của chi nhánh sẽ theo lệnh điều động,
thuyên chuyển của công ty. Các trường hợp thuyên chuyển trong nội bộ chi nhánh sẽ do Giám
đốc chi nhánh quyết định trên cơ sở đề xuất của cửa hàng. Các trường hợp thuyên chuyển liên
chi nhánh sẽ do Giám đốc công ty quyết định trên cơ sở đề xuất của Giám đốc chi nhánh.
CHƯƠNG 4: SỬA ĐỔI, BỔ SUNG
Trong quá trình thực hiện, Giám đốc chi nhánh có thể đề xuất, kiến nghị với Ban
lãnh đạo công ty về việc sửa đổi, bổ sung, thay thế những quy định của Quy chế này cho phù
hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Trong trường hợp các quy định của Công ty liên quan đến chi nhánh thay đổi thì
Quy chế này cũng phải sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
Bất cứ sửa đổi, bổ sung, thay thế nào trong Quy chế này chỉ có hiệu lực khi được
Giám đốc công ty phê duyệt.
CHƯƠNG 5: TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Quy chế này áp dụng chung cho tất cả các chi nhánh. Ban Giám đốc công ty chủ trì
cùng các phòng ban, nghiệp vụ của công ty phối hợp với chi nhánh làm tốt chức năng, nhiệm
vụ của mình.
Quy chế này có hiệu lực kể từ ngày kí.
Giám đốc Công ty ký và công bố Quy chế này.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 20
THAY MẶT CÔNG TY
GIÁM ĐỐC




×