Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên Module GVPT 15: Ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học và giáo dục học sinh trong các giáo dục phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (49.94 KB, 6 trang )

Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên Module GVPT 15: Ứng dụng
công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ
trong dạy học và giáo dục học sinh trong các giáo dục phổ thông
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Công nghệ thông tin với những ưu thế vượt trội của nó đã đi vào tất cả các lĩnh vực
ngày nay. Đối với giáo dục và đào tạo, CNTT đóng một vai trò to lớn, có tác động
mạnh mẽ làm thay đổi nội dung, phương pháp, phương thức dạy và học. CNTT là
phương tiện để tiến tới một “ xã hội học tập”.
Với sự phát triển của CNTT đã tạo ra cơ hội mới cho ngành GD & ĐT trong tất cả các
lĩnh vực, từ quản lý giáo dục, bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, giáo viên.
Hỗ trợ đắc lực cho phương pháp dạy học tích cực của hoạt động nhận thức của HS.
II. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Trong những năm gần đây, với sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là lĩnh
vực CNTT, nhận thức của nhân dân nói chung, của tầng lớp nhà giáo nói riêng đã
được tiếp cận nhiều với máy tính, mạng Internet. Với những phần mềm hỗ trợ cho
việc dạy và học thì CNTT thực sự là thiết bị hữu hiệu có thể thay tất cả những phương
tiện thủ công trước đây. Nhưng để ứng dụng CNTT thành công trong giảng dạy không
phải người giáo viên nào cũng có được. Do đó, đòi hỏi người giáo viên trực tiếp đứng
lớp phải có sự đầu tư về thời gian thích đáng để tìm tòi, nghiên cứu, không ngừng
nâng cao trình độ CNTT từ đó tổ chức hoạt động học tập có hiệu quả.
III. Thực trạng:
1. Thuận lợi:
a. Giáo viên:
- Được sự quan tâm, giúp đỡ, ủng hộ của BGH nhà trường và đồng nghiệp.
- Giáo viên được dạy đúng chuyên môn nghiệp vụ của mình đã được đào tạo.


- Giáo viên quan tâm tới học sinh, tận tâm với nghề, có sáng tạo trong việc đổi mới
phương pháp dạy học.
- Trường đã nối mạng Internet, có Wifi phục vụ cho nghiên cứu và giảng dạy.
b. Học sinh:


- Đa số các em ngoan ngoãn, lễ phép.
2. Khó khăn:
a. Giáo viên:
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho dạy học, đặc biệt là ứng dụng CNTT vào
giảng dạy của nhà trường còn nhiều hạn chế. Thiếu các phòng học chức năng.
- Đa số là giáo viên trẻ mới ra trường, nhiều giáo viên trình độ Tin học, kỹ năng sử
dụng máy tính và các phương tiện hỗ trợ còn hạn chế.
b. Học sinh:
- Học sinh còn nhút nhát, chưa mạnh dạn trước tập thể.
- Hầu hết học sinh là con em các dân tộc thiểu số. Chính vì thế mà điều kiện được tiếp
xúc với CNTT của đa số các em học sinh là rất hạn chế.
IV. Giải pháp:
Đổi mới phương pháp dạy học là yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục.
Đó là một trong những mục tiêu quan trọng nhất trong cải cách giáo dục nước ta hiện
nay. Việc ứng dụng CNTT dạy học có hiệu quả là một công việc lâu dài, khó khăn đòi
hỏi rất nhiều điều kiện về cơ sở vật chất, tài chính và năng lực của đội ngũ giáo viên.
Để đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT vào dạy học có hiệu quả, tôi xin đề xuất một số
định hướng và giải pháp như sau:
1. Nâng cao trình độ tin học cho bản thân:


Muốn ứng dụng CNTT vào giảng dạy hiệu quả, người giáo viên trực tiếp đứng lớp
phải không ngừng nâng cao trình độ tin học cho bản thân, ngoài kiến thức chuyên
môn nghiệp vụ vững vàng thì yêu cầu phải nắm vững công dụng các tính năng, bảo
quản tốt các phương tiện, kĩ thuật hỗ trợ cho dạy học như máy tính, máy chiếu…
Ngoài những hiểu biết căn bản về nguyên lý hoạt động của máy tính và các phương
tiện hỗ trợ, đòi hỏi giáo viên cần phải có kỹ năng thành thạo (thực tế cho thấy nhiều
người có chứng chỉ hoặc bằng cấp cao về Tin học nhưng nếu ít sử dụng thì kỹ năng sẽ
mai một, ngược lại chỉ với chứng chỉ A –Tin học văn phòng nhưng nếu bạn chịu khó
học hỏi, thực hành thì việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy sẽ chẳng mấy khó khăn).

2. Công tác bồi dưỡng giáo viên:
Xác định Con người là một trong những yếu tố hàng đầu quyết định sự thành công
trong việc ứng dụng CNTT vào trong quản lý và giảng dạy. Do đó, nhà trường đặc
biệt quan tâm đến việc bồi dưỡng nâng cao trình độ tin học, đặc biệt là các kỹ năng
ứng dụng CNTT cho đội ngũ giáo viên.
- Nhà trường phải thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng kỹ năng sử dụng máy tính
và các phần mềm Tin học với giảng viên là giáo viên CNTT và những giáo viên có kỹ
năng tốt về Tin học của trường, theo hình thức trao đổi giúp đỡ lẫn nhau, tập trung
chủ yếu vào những kỹ năng mà giáo viên cần sử dụng trong quá trình soạn giảng hàng
ngày như lấy thông tin, các bước soạn một bài trình chiếu, các phần mềm thông dụng,
cách chuyển đổi các loại phông chữ, cách sử dụng một số phương tiện như máy chiếu,
cách thiết kế bài kiểm tra,...
- Đẩy mạnh tuyên truyền cho giáo viên thấy rõ hiệu quả và yêu cầu mang tính tất yếu
của ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp giảng dạy thông qua các buổi sinh
hoạt chuyên môn, hội thảo chuyên đề.
- Định hướng cho giáo viên luôn có ý thức sưu tầm tài liệu hướng dẫn ứng dụng
CNTT hiệu quả, bộ phận chuyên môn nghiên cứu chọn lọc photo phát cho giáo viên
( bằng cách làm này nhà trường đã có nhiều tài liệu hay, dễ thực hành cho giáo viên
sử dụng như: tài liệu hướng dẫn soạn giáo án Powerpoint, hướng dẫn sử dụng máy
chiếu,...)


- Động viên giáo viên tích cực tự học, khiêm tốn học hỏi, sẵn sàng chia sẻ, luôn cầu
thị tiến bộ, thường xuyên trao đổi với đồng nghiệp; chuyên môn nhà trường phải là bộ
phận kết nối, là trung tâm tạo ra một môi trường học hỏi chuyên môn tích cực.
Để làm được điều đó, BGH đặc biệt là phó hiệu trưởng, các tổ trưởng chuyên môn
phải luôn quan tâm sâu sát, đi đầu gương mẫu, cùng học hỏi, cùng làm với giáo viên
thì mới hiểu được họ yếu ở điểm nào, gặp khó khăn ở khâu nào, cần giúp đỡ gì. Nói đi
đôi với làm luôn được coi là biện pháp hữu hiệu nhất để thúc đẩy phong trào phát
triển.

3. Các hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học:
- Đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT nhằm đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng
phát huy tính tích cực học tập của học sinh, giáo viên tích hợp CNTT vào từng môn
học thay vì chỉ được học trong môn Tin học. Chuyên môn nhà trường chú trọng dự
giờ thăm lớp, rút kinh nghiệm và tổ chức sinh hoạt chuyên môn trao đổi về cách ứng
dụng CNTT một cách chọn lọc, phù hợp với đối tượng, nhằm phát huy có hiệu quả tác
dụng của phương tiện, tránh lạm dụng quá mức.
- Các hình thức sử dụng hiệu quả được nhiều giáo viên sử dụng là: Dạy trình chiếu
với cách thiết kế các slide về hình thức gần giống với bảng truyền thống ( màu sắc,
cách chia bảng, cách trình bày đầu bài, đề mục,...); sử dụng máy chiếu như là phương
tiện hỗ trợ cung cấp kênh hình với nhiều hình ảnh sinh động, âm thanh, video mà
không phải mang vác nhiều tranh ảnh, bảng phụ, máy móc thiết bị khác; CNTT với
nhiều phần mềm tiện ích là công cụ hỗ trợ đắc lực cho GV trong công tác soạn bài,
quản lý điểm, đánh giá xếp loại học sinh… được tiện lợi và nhanh chóng. Các phần
mềm hỗ trợ phải kể đến như: MyEqText, cabri phần mềm toán học, soạn nhạc Ecore,
Convert, Snagit, Cool Edit Pro, Photoshop …
- Đẩy mạnh việc khai thác tài nguyên trên mạng Internet phục vụ công tác quản lý và
giảng dạy của CBGV thông qua bồi dưỡng, tập huấn…
- Tăng cường việc khai thác sử dụng hệ thống thư điện tử để tăng tiện ích, hiệu quả
trong trao đổi cập nhật thông tin. Yêu cầu mỗi cán bộ giáo viên lập và đăng ký một
địa chỉ mail cố định với nhà trường.


- Ngoài việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy thì việc sử dụng CNTT vào các buổi sinh
hoạt ngoại khóa, sinh hoạt KTX cũng đạt hiệu quả hơn, thu hút các em tham gia nhiệt
tình, sôi nổi.
V. Kết quả đạt được:
Cái được đầu tiên phải kể đến đó chính là giáo viên đã có sự chuyển đổi về nhận thức,
từ qui định (mang tính áp đặt) lúc ban đầu sang tâm thế thích thú với bài giảng ứng
dụng CNTT. Từ yêu thích đến chủ động học hỏi cho nên kỹ năng soạn giảng các tiết

có ứng dụng CNTT của giáo viên không ngừng được nâng lên, chất lượng bài dạy
cũng tốt hơn, hấp dẫn với học sinh hơn.
Hiện nay, Hầu hết giáo viên nhà trường có chứng chỉ Tin học văn phòng từ trình độ A
trở lên và đều soạn bài bằng máy vi tính.
VI. Kết luận:
Vạn sự khởi đầu nan, ứng dụng CNTT vào giảng dạy ban đầu là một bài toán khó với
giáo viên, nhưng qua một thời gian không dài, chủ trương này đã cho thấy hiệu quả
tích cực khi CNTT mang lại cho cả thầy và trò không gian mới nhiều hứng thú trong
lớp học. Với sự hỗ trợ của máy tính và một số phần mềm dạy học cùng các thiết bị đi
kèm, giáo viên có thể tổ chức tiết học một cách sinh động, các bài giảng không chỉ
mang hơi thở cuộc sống hiện đại gần gũi hơn với học sinh mà còn giúp cả người dạy
và người học được tiếp xúc với các phương tiện hiện đại, làm giàu thêm vốn hiểu biết
của mình.
Tuy nhiên, nhà trường cũng xác định rõ với giáo viên: ứng dụng CNTT không đồng
nhất với đổi mới phương pháp dạy học, CNTT chỉ là phương tiện tạo thuận lợi cho
triển khai phương pháp tích cực chứ không phải là điều kiện đủ của phương pháp này.
Không lạm dụng công nghệ nếu chúng không tác động tích cực đến quá trình dạy học.
Để một giờ học có ứng dụng CNTT là một giờ học phát huy tính tích cực của học sinh
thì điều kiện tiên quyết là việc khai thác CNTT phải đảm bảo các yêu cầu và tính đặc
trưng của phương pháp dạy học tích cực mà giáo viên sử dụng.
VII. Kiến nghị, đề xuất:


- Tiếp tục bồi dưỡng nâng cao trình độ tin học và kỹ năng ứng dụng CNTT cho toàn
thể giáo viên.
- Tăng cường việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, giảng dạy: sử dụng
các phần mềm, soạn giảng bài giảng điện tử, khai thác và sử dụng có hiệu quả tài
nguyên trên internet…
- Phát huy hiệu quả của công tác thông tin liên lạc qua email, mạng internet. Tổ chức
hội thảo chuyên đề cấp trường về ứng dụng CNTT trong dạy học.

Trên đây là một số ý kiến của tôi về ứng dụng CNTT trong dạy học với tinh thần
CNTT thực sự là phương tiện hữu hiệu trong công tác quản lý và đổi mới phương
pháp dạy học nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục toàn diện nhà trường.



×