Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT QUAN ĐIỂM CÁCH MẠNG VIỆT NAM GIỮA QUỐC TẾ CỘNG SẢN VÀ NGUYỄN ÁI QUỐC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.22 KB, 19 trang )

SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT QUAN ĐIỂM CÁCH MẠNG VIỆT
NAM GIỮA QUỐC TẾ CỘNG SẢN VÀ NGUYỄN ÁI QUỐC

TÓM TẮT
Bài viết trình bày những điểm tương đồng và khác biệt về quan điểm cách
mạng Việt Nam giữa Quốc tế Cộng sản và Nguyễn Ái Quốc. Trong đó, nhóm đã cố
gắng giải đáp phần nào nguyên nhân của sự khác biệt đó, cũng như là làm rõ sự
đúng đắn về quan điểm cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam của Nguyễn Ái
Quốc.
1. Đặt

vấn đề

Sau nhiều năm bôn ban tìm kiếm con đường cứu nước để giải phóng dân tộc
khỏi ách thống trị của thực dân. Nguyễn Ái Quốc đã đến với chủ nghĩa Mác - Lênin và tìm thấy tia hy vọng cho con đường giải phóng đó. Đảng Cộng sản Việt
Nam ra đời và trở thành một bộ phận khăng khít với phong trào cách mạng thế
giới, là một chi bộ trực thuộc Quốc tế Cộng sản. Dưới sự lãnh đạo và giúp đỡ của
Quốc tế Cộng sản, Đảng Cộng sản Việt Nam đã gặt hái được nhiều thắng lợi, chấm
dứt tình trạng bế tắc về đường lối cách mạng.
Song bên cạnh những tác động tích cực, cũng đã có những sự khác biệt giữa
quan điểm giữa Quốc tế Cộng sản và Nguyễn Ái Quốc, những tác động thiếu tích
cực từ sự chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản đối với cách mạng Việt Nam cũng đã
khiến phong trào trong nhiều năm có những tổn thất nhất định. Và sự phát triển của
phong trào cách mạng Việt Nam trong suốt từ 1930 đến 1945 biểu thị cho việc
Đảng Cộng sản Đông Dương từng bước từng bước quay trở về đúng với quan điểm
của Nguyễn Ái Quốc.
2. Những

điểm tương đồng về quan điểm cách mạng Việt Nam



2.1 Tương

đồng về con đường cách mạng Việt Nam

- Quan điểm của Nguyễn Ái Quốc
Sự thất bại của các con đường đấu tranh theo khuynh hướng phong kiến và
tư sản những năm cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX đã đẩy phong trào giải phóng
dân tộc ở Việt Nam vào cơn khủng hoảng. Mặc dù Nguyễn Ái Quốc khâm phục
lòng yêu nước của các bậc tiền bối đi trước song, không tán thành các cách thức
đấu tranh và phương hướng đó. Để đi tìm lời giải cho con đường cứu nước và giải
phóng dân tộc, Nguyễn Ái Quốc đã quyết định rời Tổ Quốc bôn ba nhiều nước trên
thế giới hy vọng rằng sẽ tìm thấy con đường đúng đắn để trở về giải phóng đồng
bào.
Trong suốt 30 năm hoạt động cách mạng và sống ở nước ngoài, Nguyễn Ái
Quốc đã đi nhiều nơi, mắt thấy tai nghe, đã nghiên cứu nhiều cuộc cách mạng và từ
đó rút ra được những bài học sâu sắc cho bản thân mình và không ngừng mày mò
tìm kiếm con đường đúng đắn để giải phóng dân tộc. Nguyễn Ái Quốc đã nghiên
cứu các cuộc cách mạng Pháp, cách mạng Mỹ, cách mạng Nga, đã so sánh, tìm
hiểu những cuộc cách mạng này và cuối cùng Người đã lựa chọn: “Trong thế giới
ngày nay chỉ có cách mệnh Nga là thành công, và thành công đến nơi, nghĩa là
dân chúng được hưởng cái hạnh phúc tự do, bình đẳng, bác ái thực sự, chứ không
phải tự do, bình đẳng, bác ái trên lời nói như tuyên bố của cách mạng Pháp, cách
mạng Mỹ”1.
Nguyễn Ái Quốc còn quan tâm đến việc tìm kiếm một học thuyết, một chủ
nghĩa để làm cơ sở lý luận cho con đường cách mạng Việt Nam. Tại Hội nghị Vécxây của các nước đế quốc thắng trận, Nguyễn Ái Quốc đã gửi bản Yêu sách của
nhân dân An Nam nhưng đã bị từ chối, Người gọi chủ nghĩa Uynxơn là một trò lừa

1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2011, t.2, tr.304.



bịp2. Nguyễn Ái Quốc cũng đã tìm hiểu chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn,
nhận thấy rằng ở học thuyết ấy cũng có nhiều điều phù hợp với cách mạng Việt
Nam.
Sau khi nghiên cứu và tìm tòi nhiều chủ nghĩa, nhiều học thuyết thì Nguyễn
Ái Quốc cũng đã rút ra kết luận: “Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều,
nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa
Lê-nin”3. Trong tác phẩm Đường cách mệnh, Nguyễn Ái Quốc đã tiếp tục khẳng
định lại một lần nữa rằng cách mạng Việt Nam phải đi theo con đường Cách mạng
tháng Mười Nga. Đây là định hướng chính trị đúng đắn, nhưng buổi ban đầu
Người vẫn chưa khái quát cụ thể những đặc điểm của con đường đấy để phù hợp
với một nước thuộc địa nửa phong kiến như Việt Nam.
Đến Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản ở Trung Quốc, Nguyễn Ái
Quốc với tư cách là đặc phái viên của Quốc tế Cộng sản đã đứng ra chủ trì Hội
nghị. Trong Chánh cương vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo, Người chỉ rõ:
“chủ trương làm cách mạng tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để
đi tới xã hội cộng sản”4. Tư tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội đã
được Nguyễn Ái Quốc xác định ngay từ thời điểm thành lập Đảng. Con đường này
tương đồng với những quan điểm về con đường cách mạng Việt Nam của Quốc tế
Cộng sản.
- Quan điểm của Quốc tế Cộng sản
Quốc tế Cộng sản được thành lập tại Mát-xcơ-va vào tháng 3/1919 do lãnh
tụ Lê-nin sáng lập. Tại Đại hội lần thứ nhất của mình, Quốc tế Cộng sản đã thông
qua một Tuyên ngôn quan trọng đối với các dân tộc thuộc địa. Trong đó Tuyên
ngôn chỉ rõ: “vấn đề thuộc địa đã trở thành một vấn đề cần được giải quyết cấp
2 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995, t.1, tr.416.
3 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2011, t.2, tr.289.
4 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2011, t.3, tr.12.


bách”5. Thực thi hóa Tuyên ngôn của Đại hội lần thứ nhất, tác phẩm Sơ thảo lần

thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lê-nin được công
bố. Đây là văn kiện quan trọng nhất trong Đại hội.
Cũng chính văn kiện này, Nguyễn Ái Quốc đã đọc và tìm thấy con đường
cứu nước cho nhân dân Việt Nam. Nguyễn Ái Quốc đã từng viết: “Luận cương của
Lê-nin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao! Tôi vui
mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang
nói trước quần chúng đông đảo: Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần
thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta!”.
Từ Đại hội II đến Đại hội VI, Quốc tế Cộng sản cũng đã có những bước phát
triển rõ rệt về tư duy và lý luận về vấn đề dân tộc thuộc địa. Tại Đại hội VI, Quốc
tế Cộng sản đã thông qua Luận cương về phong trào cách mạng ở các nước thuộc
địa và nửa thuộc địa. Luận cương lần đầu tiên chỉ rõ phong trào ở các nước thuộc
địa và nửa thuộc địa là “dân chủ tư sản, nhiệm vụ trọng tâm của nó là chống đế
quốc và phong kiến, chuẩn bị tiền đề cho cách mạng xã hội chủ nghĩa và chuyên
chính vô sản”6.
Sự quan tâm của Quốc tế Cộng sản đến các nước thuộc địa và nửa thuộc địa
trong đó có Việt Nam còn đến từ những chỉ thị, nghị quyết về cách mạng Đông
Dương. Ngày 18/10/1929, Ban bí thư Phương Đông thuộc Quốc tế Cộng sản họp
Dự thảo Nghị quyết về thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương và nhiệm vụ sắp tới
của những người cộng sản Đông Dương có viết: “Những mâu thuẫn giữa Đông
Dương là xứ thuộc địa với chủ nghĩa đế quốc Pháp, những mâu thuẫn giữa một
bên là công nhân, nông dân và dân nghèo thành thị, với bên kia là khối liên minh
của bọn đế quốc Pháp, bọn địa chủ phong kiến bản xứ và bọn quan lại chủ điền,

5 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1998, t.3, tr.268.
6 Lịch sử Chủ nghĩa Mác, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2003, t.3, tr.276


ngày càng trở nên gay gắt và ở xứ Đông Dương có những điều kiện khách quan
cho cuộc cách mạng dân chủ tư sản”7.

Trong văn kiện Về thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương gửi những người
cộng sản Đông Dương ngày 27/10/1929, Quốc tế Cộng sản đã tiếp tục khẳng định
lại quan điểm của mình: “Và ở Đông Dương, chúng ta đã có đủ mọi điều kiện
khách quan cho một cuộc cách mạng tư sản dân chủ”8. Sau khi Đảng Cộng sản
Việt Nam ra đời, ngày 13/11/1930, Ban phương Đông Quốc tế Cộng sản gửi thư
cho Đảng Cộng sản Đông Dương tiếp tục khẳng định: “Mục tiêu của cách mạng
Đông Dương trong giai đoạn hiện nay là tiêu diệt sự thốg trị của đế quốc và chế
độ phong kiến, lập nên các Xô-viết công nông”9. Như vậy, quan điểm của Quốc tế
Cộng sản về con đường cách mạng Việt Nam là tương đồng với Nguyễn Ái Quốc
2.2 Tương

đồng về lực lượng cách mạng

- Quan điểm Nguyễn Ái Quốc
Về lực lượng lãnh đạo cách mạng: Xuyên suốt từ trước và sau Hội nghị
thành lập Đảng, quan điểm của Nguyễn Ái Quốc về vấn đề này là nhất quán khi
cho rằng Đảng Cộng sản - đảng của giai cấp công nhân là lực lượng lãnh đạo cách
mạng Việt Nam. Trong tác phẩm Đường cách mệnh, mặc dù chưa đề cập trực tiếp
song, Nguyễn Ái Quốc cũng đã chỉ ra rằng muốn làm cách mạng cần phải có Đảng,
mà phải là Đảng theo chủ nghĩa Mác - Lê-nin. Đến Hội nghị thành lập Đảng, vai
trò lãnh đạo cách mạng của Đảng cộng sản - đội tiên phong của giai cấp công nhân
đã được Nguyễn Ái Quốc chỉ rõ. Sách lược vắn tắt có viết: “Đảng là đội tiên
phong của vô sản giai cấp, ... phải làm cho mình lãnh đạo được quần chúng”10.
Điều lệ tóm tắt tiếp tục khẳng định: “Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức ra để lãnh
7 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1998, t.1, tr.594.
8 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1998, t.1, tr594-595
9 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1998, t.2, tr.275276
10 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2011, t.3, tr.3.



đạo quần chúng lao khổ làm giai cấp tranh đấu để tiêu trừ tư bản đế quốc chủ
nghĩa, làm cho thực hiện xã hội cộng sản”11.
Về động lực chính của cách mạng: trong tác phẩm Đường cách mệnh,
Nguyễn Ái Quốc đã khẳng định “dân chúng công nông là gốc cách mệnh”12. Khi
nghiên cứu Cách mạng tháng Mười Nga, Nguyễn Ái Quốc đã rút ra bài học rằng:
“Cách mệnh Nga dạy cho chúng ta rằng muốn cách mệnh thành công thì phải dân
chúng (công nông) làm gốc”13. Quan điểm đó của Nguyễn Ái Quốc tiếp tục nhất
quán trong Hội nghị thành lập Đảng. Trong Chương trình vắn tắt, Nguyễn Ái Quốc
nhấn mạnh đến tầm quan trọng của lực lượng công nông khi tuyên bố: “...không
bao giờ Đảng lại hy sinh quyền lơi của giai cấp công nhân và nông dân cho một
giai cấp nào khác”14.
Trong quan điểm của Nguyễn Ái Quốc, Người coi công nông là giai cấp bị
áp bức nặng nề nhất nên họ là lực lượng tham gia hăng hái nhất trong phong trào
đấu tranh giải phóng dân tộc; công nông là lực lượng chiếm đông đảo trong xã hội
cho nên tranh thủ công nông sẽ làm lực lượng cách mạng phát triển; công nông
dưới chế độ thuộc địa không có gì để mất ngoài xiềng xích của chính họ, do đó họ
là lực lượng kiên quyết nhất. Vì thế Nguyễn Ái Quốc kết luận: “vì những cớ ấy,
nên công nông là gốc cách mệnh”15.
- Quan điểm Quốc tế Cộng sản
Về lực lượng lãnh đạo cách mạng: trong các văn kiện gửi những người
cộng sản Đông Dương trước và sau Hội nghị thành lập Đảng, Quốc tế Cộng sản
luôn nhấn mạnh đén việc cần thiết thành lập ở Đông Dương một Đảng Cộng sản đội tiên phong của giai cấp công nhân để lãnh đạo phong trào cách mạng ở Đông
11 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1998, t.2, tr.7.
12 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2011, t.2, tr.297.
13 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002, tr.300.
14 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002, t.3, tr.4.
15 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2011, t.2, tr.266.


Dương. Trong văn kiện Dự thảo nghị quyết về việc thành lập Đảng Cộng sản Đông

Dương và nhiệm vụ sắp tới của những người cộng sản Đông Dương ngày
18/10/1929, Quốc tế Cộng sản đã nhận định rằng sự phát triển của phong trào cách
mạng Đông Dương, phong trào công nhân “đã tạo điều kiện về sự cấp thiết không
thể trì hoãn của việc tổ chức Đảng Cộng sản Đông Dương”16. Ngày 27/10/1929,
Quốc tế Cộng sản tiếp tục gửi những người cộng sản Đông Dương về việc thành
lập Đảng Cộng sản Đông Dương, trong đó Quốc tế Cộng sản phê bình một số sai
lầm và kết luận: “Nhiệm vụ quan trọng nhất và cấp bách nhất của tất cả những
người cộng sản Đông Dương là thành lập một đảng cách mạng có tính chất giai
cấp của giai cấp vô sản nghĩa là một Đảng cộng sản có tính chất quần chúng ở
Đông Dương”17. Từ sự cần thiết phải thành lập một Đảng Cộng sản đó, Quốc tế
Cộng sản đã kết luận: “Sau cuộc khởi nghĩa Yên Bái chỉ có Đảng Cộng sản mới có
thể là lãnh tụ duy nhất của cuộc đấu tranh cách mạng chống đế quốc”18. Có thể
thấy, ngay cả trong lúc cao trào nhất hay lúc khó khăn nhất của cách mạng Đông
Dương, Quốc tế Cộng sản cũng hết lòng ủng hộ Đảng Cộng sản Đông Dương là
lực lượng lãnh đạo cuộc cách mạng ở Việt Nam.
Về động lưc chính của cách mạng: trong tài liệu của Quốc tế Cộng sản gửi
cho những người cộng sản Đông Dương đã cho thấy rõ mối quan tâm hàng đầu của
họ đối với vai trò và là động lực của cuộc cách mạng là giai cấp công nhân và nông
dân. Trong thư của Ban Phương Đông gửi Đảng Cộng sản Đông Dương ngày
13/11/1930 đã viết: “Động lực của cách mạng Đông Dương là giai cấp vô sản và
giai cấp nông dân”19. Xuyên suốt trong nhiều văn kiện của mình, Quốc tế Cộng
sản tiếp tục khẳng định lại quan điểm đó: “Những động lực chính của c.m (cách
mạng) là vô sản, bần, trung nông”20. Trong các bức thư gửi những người cộng sản
16 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1998, t.1, tr.594.
17 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1998, t.1, tr.614.
18 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1998, t.4, tr.464.
19 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002, t.2, tr.277.
20 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1998, t.2, tr.291.



Đông Dương tháng 10/1929 hay sau này 3/8/1934, Quốc tế Cộng sản tiếp tục
khẳng định lại quan điểm xem công nông là động lực, là nguồn gốc chủ yếu của
cách mạng.
2.3 Tương

đồng về phương pháp bạo lực cách mạng

Phương pháp bạo lực cách mạng là nhân tố quyết định thắng lợi của cách
mạng Việt Nam, trong chặng đường đầu tiên của cách mạng Việt Nam, cả Nguyễn
Ái Quốc và Quốc tế Cộng sản đều chú trọng vào phương pháp bạo lực cách mạng,
đây cũng là vấn đề trọng tâm và rõ ràng nhất trong chặng đường đầu tiên này.
- Quản điểm của Nguyễn Ái Quốc
Nguyễn Ái Quốc là một người yêu chuộng hòa bình, song không thể giành
lấy nền độc lập tự do cho Tổ quốc Việt Nam bằng con đường hòa bình trong chế độ
thuộc địa của thực dân Pháp, vì thế con đường bạo lực cách mạng là con đường
đầu tiên, và là mở đầu cho một nền hòa bình chân chính và lâu dài cho nhân dân
Việt Nam sau khi giành thắng lợi. Từ 1924, Nguyễn Ái Quốc đã nói đến cuộc khởi
nghĩa vũ trang có tính quần chúng được tổ chức và chuẩn bị, Người viết: “Để có
cơ thắng lợi, một cuộc khởi nghĩa vũ trang ở Đông Dương: 1- phải có tính chất
một cuộc khởi nghĩa quần chúng chứ không phải một cuộc nổi loạn. Cuộc khởi
nghĩa phải được chuẩn bị trong quần chúng”21. Cũng tinh thần ấy, năm 1927,
Nguyễn Ái Quốc viết bài Công tác quân sự của Đảng trong nông dân, trong đó có
viết: “Bất kỳ một phong trào cách mạng nghiêm chỉnh nào trong nông dân đều
nhất thiết phải sử dụng hình thức hoạt động vũ trang..., đó là điều hoàn toàn cốt
lõi để bàn luận công tác quân sự của Đảng trong nông dân suốt thời gian dài”22.
Ngày 2/10/1928, Nguyễn Ái Quốc đã gửi một bài viết tới Quốc tế Cộng sản dưới
nhan đề Chủ nghĩa tư bản đế quốc Pháp ở Đông Dương, trong đó Người viết: “Đế
21 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2009, t.1, tr.468-469.
22 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2009, t.2, tr.419.



quốc Pháp ở Đông Dương luôn luôn bị ám ảnh bởi ý nghĩa một cuộc cách mạng
sắp tới. Việc đã tạo ra một giai cấp vô sản và dạy cho người An Nam biết sử dụng
súng ống là một bằng cơ chứng tỏ chủ nghĩa đế quốc tự mình đào hố để chôn
mình”23.
Sau Hội nghị thành lập Đảng cho đến ngày Tổng khởi nghĩa cách mạng
tháng Tám, Nguyễn Ái Quốc dành phần lớn quan tâm tới hình thức chủ yếu của
cách mạng bạo lực ở một nước nông dân chiếm chủ yếu đó là đánh du kích. Hình
thức phù hợp nhất cho cách mạng Việt Nam, nhất là trong thế và lực thì ta là nước
nhỏ, trình độ còn lạc hậu chống lại nước có nền quân sự mạnh, hiện đại. Đồng thời
cách đánh này đảm bảo tính hiệu quả và bảo toàn lực lượng cho cách mạng Việt
Nam. Các tác phẩm chủ yếu được Nguyễn Ái Quốc trực tiếp dịch và giới thiệu
như: Cách đánh du kích Tàu, Cách đánh du kích Pháp, Cách đánh du kích Nga.
- Quan điểm của Quốc tế Cộng sản
Quan điểm nhất quán của Quốc tế Cộng sản đối với cách mạng Việt Nam đó
là đấu tranh vũ trang để giải phóng dân tộc: “Chỉ có dân chúng vũ trang tranh đấu
mới tự giải phóng được ách đế quốc chủ nghĩa Pháp”24. Quốc tế Cộng sản nhắc
nhở những người cộng sản Đông Dương nên rút ra những bài học thực tiễn từ cao
trào Xô viết Nghệ - Tĩnh khi phê bình cuộc khởi nghĩa còn non và quá sớm, Quốc
tế Cộng sản chỉ ra rằng khởi nghĩa vũ trang không chỉ cần các trung tâm chỉ huy
mà còn cần phải biết đếm thời điểm thích hợp để tiến hành, không quá sớm cũng
không quá muộn.
Quốc tế Cộng sản còn chú trọng đến việc Đảng Cộng sản Đông Dương phải
triển khai các hình thức đấu tranh bạo lực vũ trang trong mọi tầng lớp nhân dân,

23 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2009, t.2, tr.361.
24 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005, t.2, tr.292.


tức là phải thành lập các đội tự vệ trong công xưởng và các làng, nhằm tập hợp

đông đảo quần chúng công nhân và nông dân25.
3. Những
3.1 Khác

điểm khác biệt về quan điểm cách mạng Việt Nam

biệt trong việc giải quyết mối quan hệ dân tộc và giai cấp

- Quan điểm của Nguyễn Ái Quốc
Nguyễn Ái Quốc đã sớm phát hiện ra những tính đặc thù về giai cấp ở Việt
Nam khá khác biệt so với các nước phương Đông khác. Việt Nam là một nước
nông nghiệp lạc hậu, sự phân hóa và đối kháng giai cấp chưa sâu sắc như các nước
phương Đông khác. Do sớm nhận thức được vấn đề đó, nên trong hai nhiệm vụ
đánh đổ đế quốc và đánh đổ phong kiến trong cách mạng tư sản dân quyền,
Nguyễn Ái Quốc cho rằng trước hết cần tập trung nhiệm vụ đánh đổ đế quốc giành
độc lập cho dân tộc. Ngay trong tác phẩm Đường cách mệnh, Người chỉ rõ: “Dân
tộc cách mạng thì chưa phân chia giai cấp, nghĩa là sĩ, nông, công, thương đều
nhất trí chống lại cường quyền”26. Nguyễn Ái Quốc đã xem tính sống còn của dân
tộc cách mạng khi khẳng định: “Sự áp bức và bóc lột vô nhân đạo của đế quốc
Pháp đã làm cho đồng bào ta hiểu rằng có cách mạng thì sống, không có cách
mạng thì chết”27.
Từ đó, Nguyễn Ái Quốc đã phác họa ra cuộc đấu tranh đó được diễn ra theo
các phương diện khác nhau:
Về phương diện chính trị: “Đánh đổ phong kiến An Nam và giai cấp tư sản
phản cách mạng. Làm cho nước An Nam được độc lập”28.

25 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005, t.2, tr.302.
26 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2009, t.2, tr.266.
27 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2009, t.3, tr.9.
28 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2009, t.3, tr.10



Về phương diện kinh tế: thủ tiêu quốc trái, quốc hữu hóa công nghiệp, nhà
băng và cơ sở sản xuất của đế quốc Pháp, thâu hết đồn điền và ruộng đất của đế
quốc Pháp, bọn tay sai, bỏ sưu thuế nặng.
Về phương diện xã hội: thực hiện dân quyền tự do, dân sinh, dân chủ.
Trong Báo cáo của Việt Nam gửi Quốc tế Cộng sản 7/1940, Nguyễn Ái Quốc chỉ
rõ: “dù là sĩ, nông, công, thương, ai cũng căm thù ách thống trị của người Pháp, ai
cũng chán ghét cuộc đời nô lệ, ai cũng mong muốn độc lập, tự do, ai cũng có tâm
lý “tao với mày cùng chết”, tất cả đang trong tư thế một người lên tiếng vạn người
ủng hộ”29. Như vậy, quan điểm giải quyết vấn đề cách mạng Việt Nam trước hết
cần giải quyết vấn đề dân tộc cách mạng của Nguyễn Ái Quốc là quan điểm xuyên
suốt, đúng đắn và đầy sáng tạo.
- Quan điểm Quốc tế Cộng sản
Sự khác biệt trong việc giải quyết vấn đề dân tộc và giai cấp giữa Quốc tế
Cộng sản và Nguyễn Ái Quốc được thể hiện rõ tại bản Đề cương về phong trào
cách mạng ở các nước thuộc địa và nửa thuộc địa do Đoàn chủ tịch Quốc tế Cộng
sản trình bày tại Đại hội VI của Quốc tế Cộng sản năm 1928.
Cần hiểu rằng, quan điểm của Quốc tế Cộng sản trong bản Đề cương có
nhiều điểm đúng đắn và tương đồng với quan điểm của Nguyễn Ái Quốc, sự khác
biệt có nguồn gốc từ tính đặc thù riêng biệt của nước Việt Nam. Đề cương khẳng
định: “yếu tố dân tộc là yếu tố quyết định phần lớn tính chất độc đáo của cách
mạng thuộc địa”30.
Tại Đại hội VI, Quốc tế Cộng sản lần đầu tiên xác định tính chất phong trào
cách mạng ở các nước thuộc địa, nửa thuộc địa là cách mạng dân chủ tư sản, với

29 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2009, t.3, tr.174
30 Điacốp-Xớckin: Quốc tế Cộng sản với vấn đề dân tộc và thuộc địa, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1960, tr.62.



hai nhiệm vụ trọng tâm là chống đế quốc và chống phong kiến, chuẩn bị tiền đề
cho cách mạng xã hội chủ nghĩa và chuyên chính vô sản.
Tuy vậy trong cách thức giải quyết vấn đề dân tộc và giai cấp, Quốc tế Cộng
sản có những điểm khác biệt, sự khác biệt đó cũng biểu hiện những tính hạn chế
của Quốc tế Cộng sản đối với vấn đề cách mạng Việt Nam. Nguyên nhân chủ yếu
đến từ việc đại bộ phận thành viên của Quốc tế Cộng sản và Ban Phương Đông đều
là các đảng viên có xuất thân từ châu Âu hoặc từ các thuộc địa phương Đông đã bị
ảnh hưởng của chủ nghĩa tư bản xâm nhập sâu rộng, sự phân hóa giai cấp cao độ,
còn Việt Nam là một quốc gia nông nghiệp lạc hậu, chủ nghĩa tư bản chưa thâm
nhập sâu rộng cho nên mâu thuẫn giai cấp chưa sâu sắc, mà chủ yếu là mâu thuẫn
dân tộc.
Cho nên khi đề ra nhiệm vụ cho cuộc cách mạng ở Việt Nam, Quốc tế Cộng
sản nhấn mạnh đến việc phải thực hiện song song các nhiệm vụ dân chủ với nhiệm
vụ giải phóng dân tộc31, tức thực hiện cuộc cách mạng ruộng đất song hành cùng
đấu tranh giải phóng dân tộc.
Tháng 12/1929, Quốc tế Cộng sản đã đặt ra hai nhiệm vụ chống đế quốc và
chống phong kiến cho những người cộng sản Đông Dương: “Tính chất cách mạng
là do nền kinh tế trong nước và tương quan lực lượng giai cấp quyết định, cho nên,
do tính chất của nó cách mạng Đông Dương như là một cuộc cách mạng ruộng
đất và phản đế”32. Quốc tế Cộng sản còn nhận định: “Chỉ có đồng thời tranh đấu
giành ruộng đất và giải phóng dân tộc mới có thể làm cho quần chúng trở nên cấp
tiến đẩy mạnh ý chí chiến đấu của họ và đưa họ đến thắng lợi”33.
Thư của Ban Phương Đông ngày 13/11/1930 vạch rõ: “Nhiệm vụ trung tâm,
điều cốt lõi của cách mạng điền địa là tiêu diệt bọn địa chủ với tư cách là một giai
31 Điacốp-Xớckin: Quốc tế Cộng sản với vấn đề dân tộc và thuộc địa, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1960, tr.62
32 Hà Huy Tập - Một số tác phẩm, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006, tr.271
33 Hà Huy Tập - Một số tác phẩm, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006, tr.271


cấp và chia đều ruộng đất cho quần chúng dân cày nghèo và tá điền nghèo. Chú ý

đừng rơi vào sai lầm nguy hiểm là phân chia địa chủ thành loại “tốt” và
“xấu”...”34.
Như vậy, rõ ràng Quốc tế Cộng sản quan điểm rằng cuộc đấu tranh giải
phóng dân tộc ở Việt Nam phải gắn kết với cuộc cách mạng ruộng đất, tiến tới thủ
tiêu giai cấp địa chủ một cách triệt để. Trong khi đó Nguyễn Ái Quốc lại đề cao
mỗi nhiệm vụ đấu tranh giải phóng dân tộc, chống đế quốc và tay sai, còn đại chủ
thì phân hóa, trung lập và lợi dụng họ nhằm có lợi cho việc đấu tranh giải phóng
dân tộc. Đó là điểm khác biệt mấu chốt.
3.2 Khác

biệt về nhận định và đánh giá các tầng lớp, giai cấp ngoài công nông

- Quan điểm của Nguyễn Ái Quốc
Không chỉ tiếp thu những phương pháp đánh giá, phân tích về quan hệ sản
xuất, Nguyễn Ái Quốc còn chú trọng xem xét và đánh giá các giai cấp theo nhiều
mặt khác nhau, trong đó quan trọng nhất đó là thuộc tính giai cấp theo những điều
kiện riêng biệt và thái độ của giai cấp đó đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc. Chủ
nghĩa dân tộc có nền tảng sâu sắc trong lịch sử Việt Nam, không phải chỉ có mỗi
giai cấp công nông mới có tinh thần ái quốc, mặc dù có chịu tác động của sự phân
hóa, song đại bộ phận các giai cấp hữu sản như tư sản, địa chủ hay các tầng lớp
tiểu tư sản và phú nông có tinh thần ái quốc không kém. Do đó, cần và nhất thiết
phải tranh thủ một bộ phận giai cấp tư sản và địa chủ có tinh thần ái quốc để có thể
đồng hành cùng giai cấp công nông đấu tranh cho dân tộc.
Do đó Nguyễn Ái Quốc có thái độ đối với từng giai cấp rất khác biệt:
Đối với giai cấp tư sản:

34 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002, t.2, tr.279.


Tư sản mại bản, đại tư sản cần phải đánh đổ vì nó cấu kết trực tiếp với chủ

nghĩa đế quốc.
Tư sản dân tộc, tư bản bản xứ không có nhiều thế lực về kinh tế, đa số họ là
chủ các công xưởng nhỏ, bị chủ nghĩa thực dân đè nén cho nên có xu hướng dân
tộc. Vì thế Đảng phải có sách lược động viên họ vào mặt trận thống nhất để đấu
tranh cho vấn đề dân tộc hoặc chí ít là trung lập họ.
Đối với giai cấp địa chủ:
Đại địa chủ là những kẻ cấu kết với chủ nghĩa đế quốc, vì thế phải đánh đổ.
Đối với phú, trung, tiểu địa chủ thì cần tranh thủ, phát huy tinh thần dân tộc,
các giai tầng này chịu sự đè nén của chủ nghĩa thực dân lẫn các đại địa chủ phong
kiến. Cần phải tranh thủ hoặc chí ít là trung lập họ.
Đối với trí thức và tiểu tư sản:
Nguyễn Ái Quốc coi đây là các tầng lớp bị áp bức, đè nén nên họ có tinh
thần dân tộc cao, bộ phận trí thức lại có tính tiên phong cho nên cần phải động viên
họ vào phong trào cách mạng do Đảng lãnh đạo.
Có thể thấy, quan điểm của Nguyễn Ái Quốc đứng trên lập trường của một
người dân nước thuộc địa có tính chất đặc thù để mà xem xét, đánh giá các giai
cấp, tầng lớp. Điều đó cho phép phát huy tính triệt để trong việc lãnh đạo cách
mạng giải phóng dân tộc đi đến thắng lợi.
- Quan điểm Quốc tế Cộng sản
Đối với giai cấp tư sản:
Trong những tài liệu gửi đến những người cộng sản Đông Dương, Quốc tế
Cộng sản không có sự phân chia giai cấp tư sản, do đó sự chỉ đạo cho Đảng Cộng


sản Đông Dương của Quốc tế cộng sản đối với giai cấp tư sản đã có nhiều điểm
khác biệt so với Nguyễn Ái Quốc.
Nguyên nhân chủ yếu là đến từ Đại hội VI của Quốc tế Cộng sản. Mặc dù
trong các báo cáo của mình, Quốc tế Cộng sản chỉ nói đến thái độ dao động của
giai cấp tư sản trong việc là người lãnh đạo cuộc cách mạng, song bài tham luận
của Nguyễn Văn Tạo, dưới danh nghĩa đại biểu Đảng Cộng sản Pháp tại Đại hội VI

đã nhấn mạnh rằng: “Và quần chúng ở Đông Dương đã xa lìa giai cấp tư sản bản
xứ là giai cấp đã tỏ ra công khai phản cách mạng”35. Quan điểm đó của Nguyễn
Văn Tạo đã tác động không ít tới Luận cương về phong trào cách mạng ở các nước
thuộc địa và nửa thuộc địa khi Ban Thuộc địa đánh giá tính chất chung của giai cấp
tư sản thuộc địa mà không thấy tính riêng biệt của vấn đề cách mạng Việt Nam.
Ngày 18/10/1929, khi đánh giá hoạt động của Hội Việt Nam cách mạng
thanh niên, Quốc tế Cộng sản cho rằng Hội đã đi chệch lập trường trong một số
vấn đề, trong đó đánh giá mâu thuẫn về giai cấp tư sản và cường điệu vai trò của
tiểu tư sản36. Sau khởi nghĩa Yên Bái, Quốc tế Cộng sản cho rằng giai cấp tư sản
bản xứ đã chạy sang hàng ngũ đế quốc, trở thành quốc gia cải lương, vì thế cần
phải triệt để đấu tranh để lột mặt nạ đó37.
Đó cũng là điểm khác biệt trong quan điểm giữa Quốc tế Cộng sản và
Nguyễn Ái Quốc, trong đó Nguyễn Ái Quốc đã khai thác triệt để tinh thần dân tộc,
chủ nghĩa yêu nước của giai cấp tư sản yêu nước
Đối với giai cấp địa chủ:
Quốc tế Cộng sản cũng không phân định địa chủ thành nhiều loại to hay
nhỏ. Theo quan điểm của mình, Quốc tế Cộng sản xem địa chủ là một giai cấp có
tính chất bóc lột cao độ, vì thế phải tiêu diệt địa chủ về mặt giai cấp, tức là tước bỏ
35 Điacốp-Xớckin: Quốc tế Cộng sản với vấn đề dân tộc và thuộc địa, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1960, tr.82
36 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005, t.1, tr.596.
37 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005, t.3, tr.357.


hoàn toàn tư liệu sản xuất của họ đó là ruộng đất. Do đó, Ban chấp hành Trung
ương Đảng Cộng sản Đông Dương trong một khoảng thời gian dài kể từ sau Hội
nghị Trung ương tháng 10/1930, do các đồng chí được Quốc tế Cộng sản phái về
nước nắm công tác cách mạng đã ra những quyết định mang tinh thần Quốc tế
Cộng sản như phê phán Hội nghị hợp nhất của tổ chức cộng sản, phê phán Chánh
cương vắn tắt và Sách lược vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo.
Trong cuốn Sơ thảo Lịch sử phong trào cộng sản ở Đông Dương, do Hà Huy

Tập viết 1933 cũng đã có những nhận xét phê phán đối với Hội nghị hợp nhất, cho
rằng việc phân chia địa chủ là một nhận xét sai lầm.
Đối với các tầng lớp khác:
Quốc tế Cộng sản cũng nhắc nhở những người cộng sản Đông Dương cần
phải cảnh giác với phú nông, không lôi kéo họ vào địa vị đồng minh của cách
mạng.
Quốc tế Cộng sản cũng xem những người trí thức thượng lưu gắn kết mật
thiết với đế quốc. Bên cạnh việc ghi nhận tinh thần cách mạng của các tầng lớp tiểu
tư sản, song Quốc tế Cộng sản nhắc nhở không nên cường điệu khuynh hướng cách
mạng của tiểu tư sản.
3.3 Khác

biệt về tên gọi Đảng

- Quan điểm của Nguyễn Ái Quốc
Việc xác định tên Đảng là Đảng Cộng sản Việt Nam của Nguyễn Ái Quốc
trong Hội nghị thành lập Đảng là một tư tưởng xuyên suốt, từ lúc thành lập Đảng
cho đến khi Đảng công khai hoạt động vào năm 1951 với tên gọi mới là Đảng Lao
động Việt Nam. Nhận thức đó hoàn toàn phù hợp với chủ nghĩa Mác - Lê-nin.
Trong tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, Mác và Ăng-ghen viết: “trước hết giai cấp
vô sản mỗi nước phải thanh toán xong kẻ thù ở trong nước mình, phải tự mình trở


thành dân tộc”38. Quan điểm trên cũng phù hợp với tư tưởng về quyền dân tộc tự
quyết của Lê-nin khi Lê-nin cho rằng các quốc gia dân tộc có quyền phân lập và
thành lập một quốc gia-dân tộc riêng biệt39.
Trong điều kiện gia nhập vào Quốc tế Cộng sản, họ cũng quy định các Đảng
xin gia nhập phải là Đảng mang tên nước đó. Do đó Nguyễn Ái Quốc đã làm đúng
và tuân thủ đúng điều lệ của Quốc tế Cộng sản khi đặt tên là Đảng Cộng sản Việt
Nam.

- Quan điểm Quốc tế Cộng sản
Tuy nhiên, đối với vấn đề tên Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc tế Cộng sản
lại có thái độ biệt phái trong việc nhận định không đúng và bắt buộc phải đặt tên là
Đảng Cộng sản Đông Dương. Thực tế tên gọi đầu tiên khi đưa thảo luận trong
phiên họp của Hội đồng ban bí thư Phương Đông về tên gọi của Đảng Cộng sản ở
Việt Nam được đề cập đến là “Đảng Cộng sản Việt Nam Đông Dương” 40 vào ngày
18/10/1929. Tuy nhiên, qua quá trình thảo luận, xu hướng biệt phái đã xảy ra, và
thay vì lựa chọn một Đảng cho cách mạng Việt Nam, họ lựa chọn một Đảng chung
cho cách mạng của cả khu vực Đông Dương. Vì thế trong văn kiện Về việc thành
lập một Đảng Cộng sản ở Đông Dương, Quốc tế Cộng sản đã thay thế Đảng Cộng
sản Việt Nam Đông Dương thành Đảng Cộng sản Đông Dương.
Xu thế biệt phái này càng nặng nề hơn khi Ban Phương Đông Quốc tế Cộng
sản còn nhấn mạnh rằng: “Tất cả những tổ chức và cá nhân không thừa nhận các
nghị quyết của Quốc tế Cộng sản đều phải đuổi ra khỏi Đảng”41. Chính xu hướng
biệt phái đó đã dẫn đến những hạn chế nhất định của Quốc tế Cộng sản trong việc
chỉ đạo cách mạng Việt Nam.
38 Các Mác - Ăng-ghen, Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1958, tr.39.
39 V.I. Lê-nin: Toàn tập, Nxb Tiến bộ, Mát-xcơ-va, 1980, t.25, tr.308-309.
40 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005, t.1, tr.593.
41 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005, t.1, tr.616.


4. Kết

luận

Sự xuất hiện những khác biệt giữa Quốc tế Cộng sản và Đảng Cộng sản Việt
Nam là một vấn đề có tính chất quy luật trong việc vận động và phát triển của các
phong trào xã hội. Điều đó biểu thị cho tính phong phú và phức tạp của lịch sử
phát triển của phong trào công nhân quốc tế, rằng mỗi quốc gia, dân tộc, trong

những điều kiện khác nhau, trong từng đặc thù vấn đề dân tộc và giai cấp khác
nhau, cần thiết phải có cách xử lý khác nhau, đầy tính sáng tạo chứ không nên
khuôn khổ bó ép trong một số nghị quyết giáo điều, biệt phái.
Sự khác biệt này cũng biểu hiện cho việc, từ lúc ra đời, Đảng ta mặc dù có
đội ngũ đông đảo những người yêu nước, trí thức trẻ, nhiệt tình cách mạng song
thực tiễn kinh nghiệm cách mạng còn quá yếu, chưa trãi nghiệm nhiều, trình độ lý
luận cách mạng còn hạn chế, xu hướng giáo điều còn nặng nề, chưa thể kết hợp
chặt chẽ lý luận với thực tiễn, chưa thể áp dụng và phân tích những đặc điểm đặc
thù của cách mạng Việt Nam.
Sự tương đồng và khác biệt về quan điểm giữa Quốc tế Cộng sản và Nguyễn
Ái Quốc là sự tương đồng và khác biệt giữa những người cộng sản có cùng lý
tưởng, mục tiêu. Trong đó chủ yếu là tương đồng về chiến lược, khác biệt về sách
lược đối với việc chỉ đạo cách mạng Việt Nam.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đảng

Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia,

Hà Nội, 1998.
2. Đảng

Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia,

Hà Nội, 2002.
3. Đảng

Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia,


Hà Nội, 2005.
4. Đảng

Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia,

Hà Nội, 2011.
5. Điacốp-Xớckin:

Quốc tế Cộng sản với vấn đề dân tộc và thuộc địa, Nxb Sự

thật, Hà Nội, 1960
6. Hà

Huy Tập - Một số tác phẩm, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006

7. Hồ

Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1998

8. Hồ

Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002

9. Hồ

Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2009

10. Hồ

Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2011


11. V.I.

Lê-nin: Toàn tập, Nxb Tiến bộ, Mát-xcơ-va, 1980, t.25

12. Lịch

sử Chủ nghĩa Mác, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2003

13. Các

Mác - Ăng-ghen, Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, Nxb Sự thật, Hà Nội,

1958



×