Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

KẾ HOẠCH TUẦN PTGT đường thủy, hàng không

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.55 KB, 23 trang )

KẾ HOẠCH TUẦN
Chủ đề: Một số phương tiện giao thông
Thời gian: Từ ngày 11- 15/ 5/ 2020
Hoạt
động

Thứ hai

Thứ ba

Thứ tư

Thứ năm

Thứ sáu

- Cô đón trẻ niềm nở, nhẹ nhàng, ân cần. Trò chuyện với trẻ về những ngày
ĐÓN
nghỉ dịch . Thời gian nghỉ dịch các con ở nhà làm gì? Các con ở nhà có thường
TRẺ,
xuyên rửa tay bằng xà phòng không? Dịch covid -19 đã xảy ra trên toàn thế
CHƠI
giới là một dịch bệnh rất nguy hiểm vì thế chúng ta cần phải đeo khẩu trang
mỗi khi đi ra đường, rửa tay trước khi ăn , sau khi đi vệ sinh và khi tay bị bẩn .
Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng.
- Nhắc nhớ trẻ ăn mặc phù hợp theo mùa.
THỂ
- Cho trẻ chơi tự do.
DỤC
* Khởi động: Trẻ tập theo nhạc,làm theo hiệu lệnh của cô: Đi bằng mũi bàn
SÁNG


chân, đi bằng gót chân, chạy nhanh, chạy chậm.
* Trọng động: Tập bài TPTC
- ĐT hô hấp: Hít vào thở ra; thổi bóng.
- ĐT tay: Đưa ra phía trước, sang ngang; Đưa tay ra trước, lên cao.
- ĐT chân: Đưa chân ra phía trước ; Khuỵu gối
- ĐT lưng, bụng: Đứng cúi về trước; Cúi về trước, ngửa ra sau.
- Động tác bật: Bật tách chân, chụm chân; bật tiến, bật lùi.
* Hồi tĩnh: - Trẻ thả lỏng làm chim bay nhẹ nhàng; Máy bay hạ cánh.
PTNT
PTNT
PTTC
PTNN
PTTM
- Tìm hiểu về
- Đo độ
- Tung bắt
- Thơ: Cô
- Dạy hát: Em đi
HOẠT
một số phương dài một
bóng với
dạy con
chơi thuyền
ĐỘNG
tiện giao thông vật bằng
người đối
- Nghe hát: Anh
HỌC
một đơn
diện

phi công ơi
vị đo
PTTM
TCÂN: Bạn nào
- Tô màu kinh
hát
khí cầu
HĐCCĐ
HĐCCĐ
HĐCCĐ
HĐCCĐ
HĐCCĐ
CHƠI
- Tổ chức trò
- Tổ chức - Quan sát xe - Dạy trẻ gấp - Dạy trẻ làm
NGOÀI chơi: Máy bay
cho trẻ
máy
máy bay
vòng từ cọng lá
TRỜI
gieo hạt
- TCVĐ: Về
bằng giấy

- TCVĐ: đúng bến
- TCVĐ:
- TCVĐ:
Bánh xe
Ôtô và chim Chuyền bóng

quay
sẻ
CHƠI,
- Kỹ năng sống: - Cho trẻ
- Làm quen
Thực hiện
- ĐCĐ: Một số
HOẠT
Dạy trẻ đội mũ chơi tự do bài thơ “ Cô
vở toán
phương tiện
ĐỘNG
bảo hiểm khi
ở các góc. dạy con”
( Trang 15)
giao thông.
THEO Ý tham gia giao
- MCĐ: Bác Hồ
THÍCH thông
kính yêu


KẾ HOẠCH CHƠI, HOẠT ĐỘNG Ở CÁC GÓC
đang làm gì? nấu ăn, bán hàng.
Đomino học
hình
- Cô đến góc nghệ thuật, học tâp,
toán
- Trẻ biết chơi với
thiên nhiên hỏi trẻ đang làm gì?

Đomino
(Nếu trẻ chơi không thành thạo cô
- Trẻ biết cách
- Dụng cụ
chăm sóc cây
chăm sóc cây nhập vai chơi cùng trẻ); Gợi cho trẻ
Góc thiên
xanh, và các loại xanh như bình đổi vai chơi.
nhiên - KPKH
* Nhận xét: Cô đến từng góc chơi
rau như tưới
tưới nước, xô
- Chăm sóc cây
nước, làm cỏ, lau chậu, khăn… gợi ý cho trẻ tự nhận xét vai chơi.
xanh
Sau đó cô nhận xét các vai chơi.
lá.
- Hạt, cuốc.
- Gieo hạt
- Trẻ biết gieo hạt - Bộ dụng cụ - Cô mời cả lớp nhận xét. Cô nhận
- Chơi với cát
xét chung cả lớp. Nhắc trẻ thu dọn
- Biết cách đong, chơi với cát
nước, màu
đồ chơi cẩn thận.
đo cát nước
nước, chậu
nước
* Kết thúc.
nước, cát,

phễu nhựa


Thứ 2 ngày 11 tháng 5 năm 2020
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
MTXQ: Một số phương tiện giao thông
1. Kết quả mong đợi:
3 tuổi:
- Trẻ biết tên gọi, đặc điểm, công dụng, cách sử dụng một số PTGT đường bộ, đường
sắt, đường thủy, đường hàng không.
- Rèn kĩ năng quan sát, ghi nhớ có chủ định cho trẻ.
4 tuổi
- Trẻ biết tên gọi, đặc điểm, công dụng của một số PTGT đường bộ, đường sắt, đường
thủy, đường hàng không.
- Trẻ biết so sánh của các phương tiện giao thông.
- Rèn kĩ năng quan sát, ghi nhớ có chủ định cho trẻ
- Giáo dục trẻ chấp hành luật lệ an toàn giao thông, khi ngồi trên các phương tiện giao
thông chúng mình không được thò đầu ra ngoài. Khi tham gia giao thông chúng mình
cần phải đeo khẩu trang, rửa tay bằng xà phòng để tránh dịch bệnh virut corona.
2. Chuẩn bị:
- Bài giảng powerpoint.
3. Hoạt động của cô và trẻ:
- Cho trẻ hát bài “ Bạn ơi có biết”.
- Các con vừa hát xong bài gì?
- Bài hát nói đến phương tiện gì? Ô tô, xe máy, máy bay, tàu thuyền thuộc phương tiện
giao thông đường gì? Ngoài các phương tiện này ra chúng mình còn có phương tiện
giao thông đường gì nữa?
- Bây giờ cô và cả lớp tìm hiểu 1 số PTGT nhé.
* Cô đọc câu đố:
“ Xe có hai bánh

Mà chạy bon bon
Nó kêu kính coong
Để mọi người tránh”
( Là xe gì?)
- Cho trẻ xem hình ảnh về xe đạp và nhận xét.
- Các con quan sát xe đạp có những đặc điểm gì?


+ Đây là cái gì?
+ Xe đạp có mấy bánh? Bánh xe có dạng hình gì?
+ Xe đạp dùng để làm gì?
+ Xe đạp chạy ở đâu ? Xe đạp là PTGT gì?
=> Xe đạp là PTGT đường bộ, xe đạp gồm có tay lái, chuông xe, yên xe, bánh xe, xe
đạp dùng để chở hàng hóa và người.
- Cho trẻ xem hình ảnh xe ôtô:
+ Xe ôtô có màu gì?
+ Còi kêu như thế nào?
+ Đây là cái gì?
+ Ôtô có mấy bánh? Bánh xe có dạng hình gì?
+ Ôtô dùng để là gì? Các con đã được đi ôtô chưa?
+ Ôtô là PTGT đường gì?
+ Khi ngồi trên ôtô chúng mình phải ngồi như thế nào?
=> Ô tô có bốn bánh, có cửa ra vào và có bốn chỗ ngồi, ôtô dùng để chở người và chở
hàng. Là PTGT đường bộ, khi ngồi trên ôtô chúng mình phải ngồi ngay ngắn không
được thò tay, thò đầu ra ngoài.
- Ngoài xe đạp, ô tô còn có những phương tiện nào thuộc PTGT đường bộ nữa?
* PTGT Đường sắt :
- Cô cho trẻ nghe tiếng còi tàu để đoán PTGT. Đó là loại phương tiện gì?
- Các con nhìn xem cô có gì đây?
+ Tàu hỏa có những đặc điểm gì?

+ Đây là cái gì? Còn đây là gì?
+ Ghế dành cho ai ngồi?
+ Tàu hỏa dùng để làm gì?
+ Tàu hỏa chạy ở đâu?
+ Tàu hỏa được gọi là PTGT đường gì?
=> Tàu hỏa chạy trên đường ray còn gọi là đường sắt và tàu hỏa được gọi là PTGT đường sắt.
* Cho trẻ xem hình ảnh tàu thuyền:


- Tàu thuyền có những đặc điểm gì?
+ Tàu thuyền có những bộ phận nào? (Mui tàu, thân tàu)
+ Tàu thuyền dùng để làm gì? Chạy ở đâu? (chở nhiều người và hàng hoá, chạy ngoài
biển)
+ Khi ngồi trên tàu thuyền chúng mình phải ngồi như thế nào?
=> Tàu thuyền là PTGT đường thủy, tàu thuyền dùng để chở hàng hóa và người, khi
ngồi trên tàu thuyền chúng mình phải ngồi ngay ngắn không được thò đầu ra ngoài.
- Ngoài các PTGT đường thủy như tàu thuyền trên bạn nào biết có phương tiện gì
thuộc PTGT đường thủy nữa?
* PTGT Đường hàng không :
- Cho trẻ quan sát máy bay:
+ Các con nhìn xem cô có gì đây? (Máy bay hàng không)
+ Máy bay có những bộ phận nào? (Đầu máy bay, cánh máy bay, đuôi máy bay, thân
máy bay, bánh máy bay)
+ Máy bay dùng để làm gì? (Chở hàng hóa, chở người)
+ Người lái máy bay gọi là gì?( phi công)
+ Máy bay thuộc phương tiện giao thông đường gì?
=> Máy bay là phương tiện giao thông đường hàng không, gồm có nhiều bộ phận:
Máy bay có hai cánh, đầu, thân mình và đuôi phía dưới thân mình máy bay có các bánh
xe để giúp máy bay cất cách và hạ cánh trên đường bay trên đường băng (máy bay cất
cách và hạ cánh ở nơi đặc biệt - gọi là sân bay)

- Ngoài máy bay ra PTGT đường hàng không còn có những phương tiện nào nữa.
* So sánh:
- xe ô tô và tàu hỏa:
+ Xe ô tô và tàu hỏa có đặc điểm gì giống nhau? ( Đều là phương tiện giao thông, dùng
để chở người và hàng hóa)
+ Xe ô tô và tàu hỏa khác nhau? ( Xe ô tô là PTGT đường bộ, tàu hỏa là PTGT đường
sắt)
- Tàu thuyền và máy bay:
+ Tàu thuyền và máy bay có đặc điểm gì giống nhau? ( Đều là phương tiện giao thông,
dùng để chở người và hàng hóa)
+ Tàu thuyền và máy bay khác nhau? ( Tàu thuyền là PTGT đường thủy, Máy bay là
PTGT đường hàng không)
* Giáo dục trẻ: Khi tham gia giao thông thì các con phải bảo vệ sức khỏe của chính
mình phải đeo khẩu trang, rửa tay bằng xà phòng, không thò đầu, tay, chân ra ngoài.
* Luyện tập:
+ Trò chơi 1: “Giơ nhanh đọc đúng”
- Cô phát lô tô các PTGT cho trẻ.


- Trẻ dơ theo yêu cầu của cô:
+ Lần 1: khi cô gọi tên loại PTGT nào? Các con hãy tìm thật nhanh và giơ lên cao để
cô kiểm tra.
+ Lần 2: Khi cô nói về đặc điểm của PTGT, chúng mình cũng tìm thật nhanh và nói
đúng tên loại PTGT đó.
+ Lần 3: Cô nói công dụng của PTGT nào thì trẻ dơ nhanh PTGT đó.
- Cho trẻ chơi 3 -4 lần. Cô bao quát sửa sai cho trẻ.
* Kết thúc: Trẻ và cô đọc thơ “ Thuyền giấy” và ra sân chơi.
CHƠI NGOÀI TRỜI
HĐCCĐ: Tổ chức trò chơi mới “ Máy bay”
1. Kết quả mong đợi:

3 tuổi:
- Trẻ biết tên trò chơi “ Máy bay”
- Trẻ húng thú tham gia trò chơi.
4 tuổi:
- Trẻ biết cách chơi trò chơi vận động “ Máy bay”
- Phát triển sự nhanh nhẹn khi chơi
- Rèn sự tập trung chú ý khi chơi
- Giáo dục trẻ có ý thức tổ chức, kỷ luật, chấp hành các quy định của trò chơi.
2. Chuẩn bị:
- Biển đèn xanh, đèn đỏ, đèn vàng.
- Bóng, kèn, chong chóng, còi.
3. Hoạt động của cô và trẻ:
- Ổn định lớp, cô kiểm tra sức khỏe, dặn dò trẻ một số quy định khi chơi ngoài trời.
- Cô và trẻ hát bài “ Bạn ơi có biết”
- Cô vừa hát bài hát gì?
- Bài hát nói về PTGT đường gì?
- Hôm nay cô sẽ tổ chức cho các con một trò chơi mới “ Máy bay”
- Có bạn nào được chơi trò chơi này rồi.
- Cho trẻ nêu luật chơi, cách chơi ( nếu trẻ biết)
- Cô nêu luật chơi, cách chơi cho trẻ.
Luật chơi:
- Trẻ phải xuất phát và ngừng lại theo đúng hiệu lệnh. Ai không thực hiện đúng phải ra
ngoài và không chơi 1 vòng.


Cách chơi:
- Cô hướng dẫn làm phi công, trẻ làm máy bay.
- Khi cô ra hiệu lệnh : “ Máy bay cất cánh” thì tất cả phải chạy xung quanh sân chơi,
hai tay giơ sang ngang , nghiêng người sang 2 bên bắt chước máy bay liệng và kêu :
“ u u u”

- Khi cô ra hiệu lệnh: “ Máy bay hạ cánh” thì tất cả phải dừng lại ngay.
- Cô hướng dẫn có thể dùng mô hình đèn hiệu giao thông để ra hiệu lệnh:
- “ Đèn xanh” thì máy bay xuất phát, trẻ đi từ từ, 2 tay giơ sang ngang, nghiêng người
sang 2 bên, bắt chước máy bay liệng, miệng kêu : “ u u u”
- “ Đèn vàng” trẻ đi chậm lại chuẩn bị hạ cánh.
- “ Đèn đỏ” trẻ phải đứng lại ngay.
- Cô mời trẻ lên thực hiện.
- Cô bao quát trẻ chơi.
- Cô khuyến khích và động viên trẻ.
* Chơi theo ý thích: Cô chuẩn bị bóng, kèn, chong chóng... tổ chức cho trẻ chơi.
- Cô bao quát trẻ chơi.

CHƠI, HOẠT ĐỘNG Ở CÁC GÓC
Góc chính:
Góc xây dựng: Xếp bến thuyền
Góc kết hợp: Góc phân vai: Nấu ăn
Góc học tập : Xem tranh các loại PTGT
Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây xanh.
CHƠI, HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH
Dạy trẻ kỹ năng đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông
1. Kết quả mong đợi:
3 tuổi:
- Trẻ biết được đặc điểm, công dụng của mũ bảo hiểm.
- Trẻ biết được khi đi trên xe phải đội mũ bảo hiểm, cách đội mũ bảo hiểm đúng cách.
- Phát triển tư duy, ngôn ngữ cho trẻ.
4 tuổi:
- Trẻ biết được đặc điểm, tác dụng của mũ bảo hiểm, biết được khi đi xe máy phải đội
mũ bảo hiểm.
- Có kỹ năng đội mũ bảo hiểm đúng cách.
- Rèn trẻ có tính tự lập, thói quen tự phục vụ. –

- Giáo dục trẻ có ý thức chấp hành luật an toàn giao thông.
2. Chuẩn bị:
- Bản tin về an toàn giao thông.
- Một số hình ảnh powerpoint khi tham gia giao thông đường bộ.


- Hình ảnh hành vi đúng, hành vi sai về đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông
đường bộ.
- Mũ bảo hiểm.
3. Hoạt động của cô và trẻ:
- Cho trẻ xem một đoạn bản tin về an toàn giao thông.
+ Cô vừa cho con xem những gì?
+ Bản tin nói lên điều gì?
+ Ngồi trên xe máy con phải làm gì?
+ Đội mũ bảo hiểm để làm gì?
+ Điều gì xảy ra khi không đội mũ bảo hiểm?
+ Con đội mũ bảo hiểm như thế nào?
-> Cô và trẻ cùng tập đội mũ bảo hiểm.
+ Cô giải thích cách đội mũ bảo hiểm: Khi đội mũ bảo hiểm nhớ mở dây quai mũ sang
2 bên, đội vành mũ ở phía trước, rồi cài quai mũ lại, kiểm tra xem quai mũ đã vừa đầu
chưa, bằng cách đưa 2 ngón tay vào quai mũ dưới cằm.
* Giáo dục trẻ: Giáo dục trẻ khi đi học, đi chơi đi vào vỉa hè đi bên tay phải, khi đi xe
máy phải đội mũ bảo hiểm và cài quai mũ đúng cách.
- Cô và trẻ cùng thực hiện đội mũ. Cô chú ý chỉnh sửa cho trẻ
* Cho trẻ chơi ở các góc
- Cô bao quát trẻ.
* Đánh giá cuối ngày:

………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
…..
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………….

Thứ 3 ngày 12 tháng 5 năm 2020
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC


Toán: Đo độ dài một vật bằng một đơn vị đo
1. Kết quả mong đợi:
3 tuổi:
- Trẻ biết cách đo một đối tượng bằng một đơn vị đo, hiểu được mối quan hệ giữa đối
tượng đo và nêu kết quả đo…
- Rèn kỹ năng quan sát, ghi nhớ, tư duy khả năng so sánh chiều dài của các đối tượng.
- Rèn kỹ năng đo một đối tượng bằng một đơn vị đo và nêu kết quả.
- Giáo dục trẻ chấp hành luật lệ giao thông.
2. Chuẩn bị:
- Bố trí khung cảnh rệt vải,khung cửi,các mảnh vải cho trẻ chơi trò chơi.
- Mỗi trẻ một rổ dụng cụ học để đo, một đối tượng để đo.
- Nhạc bài hát: “Cháu yêu cô thợ dệt”.
III. CÁCH TIẾN HÀNH
1. Gây hứng thú, giới thiệu bài
Cô gọi trẻ lại gần
Lắng nghe, lắng nghe: Nghe cô đố các bạn cái gì nhé!
Con gì ví với thời gian, Đi lại thành màn, thành vải, thành chăn? Là cái gì?
Cô đưa con thoi dệt vải ra: Đúng rồi đó là cái thoi đấy!

+ Cái thoi là dụng cụ của nghề nào? (nghề dệt vải)
Cô mời các con về 3 nhóm để dệt vải nào?
2. Nội dung
* Ôn so sánh chiều dài
Bật nhạc bài “Cháu yêu cô thợ dệt” cho trẻ ngồi vào khung dệt vải.
Lần 1: Mỗi nhóm dệt được 1 mảnh vải (Xanh, đỏ, vàng).


Cô mời đại diện của 3 nhóm cầm miếng vải vừa dệt được lên xếp ra và so sánh
- Các con thấy 3 miếng vải này như thế nào với nhau? (trẻ trả lời)
=> Cô cho tất cả trẻ nhặc lại: Miếng vải màu đỏ dài nhất, miếng vải màu vàng ngắn
hơn, miếng vải mảu xanh ngắn nhất.
Lần 2: 3 nhóm dệt vải và mỗi nhóm dệt được 3 miếng vải
- Nhóm 1: Con dệt được mấy tấm vải?
+ Tấm vải nào dài nhất? Vì sao con biết?
(Trẻ vừa nói vừa chồng 3 miếng vải lên nhau và kết quả
Tương tự 2 nhóm còn lại nói xem dệt được tấm vải nào dài nhất, ngắn hơn, ngắn nhất.
=> Các con vừa được làm những cô chú thợ dệt và dệt được rất nhiều mảnh vải đẹp lên
có một bác gửi tặng cho các con rất nhiều vườn hoa để trang trí lớp học của chúng
mình. Và để sắp xếp cho phù hợp thì cô và các cùng đo xem vườn hoa này bằng bao
nhiêu lần hình chữ nhật nhé!
* Dạy trẻ đo độ dài của một vật bằng 1 đơn vị đo.
- Để đo được chiều dài của vườn hoa, đầu tiên cô sẽ làm mẫu cho cả lớp xem. Cô sẽ
dùng 1 hình chữ nhật để đo chiều dài của vườn hoa, chúng mình cùng chú ý xem cách
đo của cô như thể nào nhé!
- Cô đo kết hợp với giải thích cách đo: Tay trái cô cầm hình chữ nhật, tay phải cô cầm
phấn. Cô sẽ đo chiều dài của khu vườn từ trái sang phải, đặt hình chữ nhật để chiều dài
sát một mép chiều dài của khu vườn,đầu trái của hình chữ nhật trùng với đầu trái của
khu vườn, sau đó vạch 1 vạch phấn sát với đầu phải của hình chữ nhật,nhấc hình chữ
nhật lên rồi lại đặt tiếp lên khu vườn như cách đặt trên, sao cho đầu trái của hình chữ

nhật trùng với vạch phấn,rồi lại dùng phấn vạch một vạch sát với đầu phải của hình
chữ nhật…cứ tiếp tục làm như vậy cho đến khi hết khu vườn.
- Chúng mình cùng đếm xem khu vườn có bao nhiêu đoạn? ( Cô dùng tay chỉ vào từng
đoạn vừa đo được để trẻ đếm ). Sau đó cô kết luận (Khu vườn dài bằng 7 lần hình chữ
nhật). Để biểu thị cho 7 lần hình chữ nhật cô chọn số mấy? ( số 7 ).
- Cô cho trẻ lên chọ thẻ số 7 đặt vào.
- Cô cho cả lớp nhắc lại ( Chiều dài của khu vườn dài bằng 7 lần hình chữ nhật ).


- Bây giờ chúng mình có muốn đo chiều dài khu vườn của mình không?( Cô cho trẻ
lấy dụng cụ đo trong rổ ra để tập đo ).
- Cô quan sát và hướng dẫn trẻ cách đo cho chính xác và hướng dẫn những trẻ chưa
biết cách đo.
Cô gọi 2 – 3 trẻ nói lên kết quả đo và nhặc lại kĩ năng đo
Cô xử lý tình huống khi có trẻ đo dài hơn hoặc ngắn hơn
- Chúng mình cùng đếm xem khu vườn của chúng mình có bao nhiêu đoạn? Để biểu
thị cho 6 lần chúng mình dùng số gì? (Số 6 ).
- Hỏi trẻ: Các con vừa làm gì?
=> Cô và các con vừa đo chiều dài của vườn hoa bằng 6 lần hình chữ nhật lát nữa cô
và các con cùng sắp xếp trong lớp học của mình cho đẹp nhé và cùng cảm ơn bâc nông
dân đã trồng những vườn hoa nay nhé!
Ngoài nghề thợ dệt, nghề nông con còn biết nghề nào?
=> Trong xã hội có rất nhiều nghề khác nhau, mỗi nghề có dụng cụ khác nhau. cô có
chuẩn bị 1 số dụng cụ về các nghề: Dạy học, nghề bác sĩ và nghề nông đấy, nhiệm vụ
của 3 nhóm là đo dụng cụ của của 3 nghề này.
* Luyện tập
Trò chơi: Thi xem nhóm nào nhanh
- Cách chơi
+ Nhóm 1: đo dụng cụ nghề dạy học.
+ Nhóm 2: Đo dụng cụ của nghề bác sĩ.

+ Nhóm 3: Đo dụng cụ nghề nông.
- Luật chơi: Sau một bản nhạc đội nào đo xong trước thì được trả lời trước.
- Cô cho 3 nhóm nhận xét kết quả đo của nhóm mình. Cô khen trẻ.
Và bơi giờ cô và các con đi cảm ơn bác nông dân khi đi các con phải đo xem con
đường dài bắng mấy lần bước chân của chúng mình nhé!


Cho mỗi nhóm đi trên một con đường và đo bằng bước chân sau đó hỏi đại diện của 3
nhóm.(Cô xử lí tình huồng khi có trẻ đo dài hơn hoặc ngắn)
3. Kết thúc:
Cô nhận xét khen trẻ. Mở nhạc đi ra ngoài.
CHƠI NGOÀI TRỜI
HĐCCĐ: Tổ chức cho trẻ gieo hạt
TCVĐ: Bánh xe quay
1. Kết quả mong đợi:
3 tuổi:
- Trẻ biết cách gieo hạt.
- Rèn cho trẻ kỹ năng gieo hạt: Làm đất, bỏ phân…
4 tuổi:
- Trẻ biết cách gieo hạt xuống đất
- Trẻ biết một số kỹ năng khi gieo hạt: Làm đất, bỏ phân, rãnh đất, gieo hạt.
- Giáo dục trẻ đoàn kết không xô đẩy nhau, không dẫm lên cây.
2. Chuẩn bị:
- Chậu cây, đất, phân vi sinh, hạt giống ( Đậu, lạc…)
- Một số vật dụng làm vườn: Bình tưới nước, bình chứa nước, khăn… Đủ để trẻ thực
hiện.
- Bóng, kèn, chong chóng …
3. Hoạt động của cô và trẻ:
- Ổn định lớp, kiểm tra sức khỏe. Nhắc nhở trẻ trước lúc ra sân không được xô đẩy
bạn, khi ra sân không chơi những chỗ trời nắng.

- Cô cho cả lớp nghe hát bài “ Em yêu cây xanh”.
- Bài hát có tên là gì?
- Bài hát nói về điều gì?
- Muốn có cây xanh chúng ta phải làm gì?
- Cô hỏi trẻ về dụng cụ làm vườn. Muốn làm đất tơi xốp cần có gì?
- Cô đưa hạt giống ra hỏi trẻ: Cô có gì đây? Bạn nào có thể cho cô biết hạt giống này
dùng để làm gì?
- Cô mời trẻ nhẹ nhàng về các nhóm chọn hạt giống, dụng cụ để làm đất gieo hạt.
- Cô cho trẻ thực hành làm đất gieo hạt.
- Cô bao quát trẻ.
- Trong quá trình thực hiện, cô cho trẻ nghe giai điệu bài hát “ Em yêu cây xanh”
* Giáo dục: Để có nhiều cây xanh chúng mình cần phải gieo hạt khi cây lớn chúng ta
phải nhổ cỏ, tưới nước cho cây. Khi chăm sóc cây các con nhớ không được dẫm đạp
lên cây, tưới nước vừa phải, không nghịch nước làm ướt, bẩn quần áo.
* Trò chơi vận động: Bánh xe quay.
- Cô nêu luật chơi, cách chơi cho trẻ chơi.
- Cô bao quát trẻ và tham gia chơi cùng trẻ.


- Tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần.
* Chơi theo ý thích: Cho trẻ chơi với đồ chơi như bóng, kèn, chong chóng...
- Cô bao quát trẻ chơi.
CHƠI, HOẠT ĐỘNG Ở CÁC GÓC
- Góc chính : Góc phân vai : Quầy bán vé
- Góc kết hợp : Góc xây dựng: Xây sân bay
Góc nghệ thuật: Hát múa về chủ đề.
Góc học tập: Xếp hình bằng que tính
CHƠI, HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH
Cho trẻ chơi tự do các góc
1. Kết quả mong đợi :

3 tuổi:
- Trẻ biết một số kỹ năng chơi ở góc mà mình lựa chọn .
- Biết phối hợp góc chơi, nhóm chơi, có kỹ năng giao tiếp khéo léo khi chơi.
4 tuổi:
- Trẻ biết lựa chọn góc chơi, nắm được cách chơi.
- Trẻ biết thảo luận, bàn bạc phân công công việc.
- Trẻ có kỹ năng hoạt động theo nhóm, cá nhân, thao tác vai chơi, quan hệ vai chơi,
nhóm chơi.
- Giáo dục trẻ biết cất, lấy đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định, gọn gàng và ngăn nắp,
không tranh giành đồ chơi với bạn, biết thu dọn đồ chơi gọn sau khi chơi.
2. Chuẩn bị:
- Lớp học sạch sẽ.
- Góc xây dựng: Gạch, hàng rào, cây xanh
- Góc phân vai: Bộ đồ chơi bán hàng như rau, củ, quả...
- Góc học tập: Sách, báo
- Góc thiên nhiên: Dụng cụ chăm sóc cây
3. Hoạt động của cô và trẻ:
- Cô và trẻ hát bài “ Em đi chơi thuyền ” trò chuyện cùng trẻ về nội dung bài hát.
- Cô hỏi trẻ tên chủ đề đang học là chủ đề gì?
- Cho trẻ trả lời cô bổ sung cho trẻ .
- Cô gợi hỏi trẻ các góc chơi:
Góc xây dựng: Xếp bến thuyền
Góc phân vai: Bán hàng
Góc học tập: Xem tranh ảnh sách báo về chủ đề


Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây xanh
- Cô hỏi trẻ thích chơi ở góc nào, cho trẻ chọn góc chơi, vai chơi.
- Trẻ nhận vai chơi
- Trẻ hát bài “ Em đi chơi thuyền” về góc chơi.

- Cô đến từng góc quan sát và trò chuyện với trẻ với góc chơi.
- Cô động viên khuyến khích trẻ chơi.
- Nhận xét góc chơi: cô cho trẻ nhận xét cô bổ sung thêm.
* Chơi tự do ở các góc: Xếp hình bằng hột hạt.
- Cô phát hột hạt cho trẻ xếp hình theo ý thích.
- Cô bao quát trẻ chơi.
* Đánh giá cuối ngày:

.............................................................................................................
.............................................................................................................
.............................................................................................................
.............................................................................................................
.............................................................................................................
.............................................................................................................
.............................................................................................................
.....................................................................................................


Thứ 4 ngày 13 tháng 5 năm 2020
PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
Thể dục: Tung, bắt bóng với người đối diện
1. Kết quả mong đợi:
3 tuổi:
- Trẻ biết thực hiện bài tập tung bắt bóng với người đối diện mà không làm rơi bóng.
- Trẻ biết phối hợp với nhau để tung bóng cho nhau.
- Rèn cho trẻ phản xạ nhanh nhẹn, khéo léo.
4 tuổi:
- Trẻ biết thực hiện bài tập tung bắt bóng với người đối diện mà không làm rơi bóng.
- Trẻ biết phối hợp tay mắt nhịp nhàng để tung cho người đối diện và bắt được bóng.
- Phát triển tố chất nhanh nhẹn khéo léo.

- Trẻ biết phối hợp với nhau để tung bóng cho nhau.
- Giáo dục trẻ yêu thích thể dục thể thao và tham gia tích cực vào hoạt động rèn luyện
cho cơ thể khỏe mạnh.
2. Chuẩn bị:
- Xắc xô, nhạc bài hát: “ Đoàn tàu nhỏ xíu’’
- Bóng, rổ đủ cho trẻ hoạt động.
- Dây kéo co.
3. Hoạt động của cô và trẻ.
- Muốn cơ thể khỏe mạnh các con còn phải làm gì?
+ Ngoài ăn uống đủ chất chúng mình còn phải làm gì nữa?
- Bây giờ cô cháu chúng mình cùng tập luyện để cơ thể khỏe mạnh nhé!


* Khởi động: Cô cho trẻ đi thành vòng tròn đi theo nhạc bài hát: “ Đoàn tàu nhỏ xíu’’
kết hợp các tư thế: Tàu đi thường, tàu lên dốc, tàu xuống dốc, tàu đi nhanh, đi chậm,
tàu về ga. Sau đó chuyển về đội hình 3 hàng dọc.
* Trọng động: Bài tập phát triển chung:
- Cô cùng trẻ tập với các động tác:
- Động tác tay vai: Hai tay ra trước ngực, đưa lên cao, hạ xuống ( 4l x 4n).
- Động tác lưng bụng: Hai tay đưa lên cao, nghiêng sang hai bên ( 3l x 4n).
- Động tác chân : Dang tay đưa ra trước, khụy gối (3l x 4n).
- Động tác Bật: Bật chụm chân, tách chân (3l x 4n).
* Vận động cơ bản : Tung, bắt bóng với người đối diện
- Các con xem cô có gì đây?
- Quả bóng dùng để làm gì?
- Để biết quả bóng dùng làm gì nữa hôm nay cô sẽ dạy chúng mình làm quen bài tập :
Tung bắt bóng với người đối diện
+ Ai có thể lên thực hiện thử xem bài tập vận động có giống với bài học cô giới thiệu
không?
- Cô thực hiện lần 1: Không giải thích

- Cô thực hiện kết hợp phân tích động tác: Đầu tiên cô cầm bóng bằng 2 tay các ngón
tay xoè rộng ôm bóng sau đó dùng lực tung bóng mạnh về phía người đối diện. người
đối diện chú ý mắt nhìn theo bóng lưng thẳng và dùng hai tay bắt bóng . sau đó lại tung
cho người đối diện.
- Cô vừa thực hiện xong vận động gì?
- Cô mời 2 trẻ khá lên thực hiện.
- Cô cho trẻ thi đua giữa 2 tổ với nhau. Cô chú ý sửa sai và động viên trẻ
- Cô mời 2 nhóm lên thực hiên.
- Cô mời một vài cá nhân trẻ lên thực hiện.
- Cô nhận xét, tuyên dương trẻ.
* Trò chơi vận động: Kéo co
- Cô có gì đây ? Với chiếc dây này chúng mình sẽ chơi trò chơi gì ?
- Cô cho trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi
- Tổ chức cho trẻ chơi 3 - 4 lần.
- Cô động viên khuyến khích trẻ chơi.
- Cô củng cố lại bài học cho trẻ: Cho trẻ nhắc lại tên bài tập vận động.
- Cô mời 2 – 3 trẻ lên thực hiện.
* Hồi tĩnh :
- Cho trẻ làm những chú chim bay nhẹ nhàng 1-2 vòng quanh sân.
PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
Tạo hình: Tô màu kinh khí cầu


1. Kết quả mong đợi:
3 tuổi:
- Trẻ biết ngồi đúng tư thế, biết cầm bút bằng ba đầu ngón tay và tô màu không bị
chờm ra ngoài
- Trẻ biết cách tô màu, hoàn thành tranh của mình.
4 tuổi:
- Trẻ biết ngồi đúng tư thế, biết cầm bút bằng ba đầu ngón tay và tô màu không bị

chờm ra ngoài.
- Trẻ biết cách tô màu, hoàn thành tranh của mình.
- Trẻ biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, biết giữ gìn sản phẩm của mình và cất đồ dùng gọn
gàng.
2. Chuẩn bị:
- Bàn, ghế, bút màu, giấy
- Đoạn video về PTGT
3. Hoạt động của cô và trẻ:
- Cho trẻ xem đoạn video về PTGT đường
- Đàm thoại về nội dung đoạn video:
+ Các con vừa xem đoạn video nói về gì nào?
+ Những PTGT này thuộc phương tiện giao thông đường gì?
+ Các con có nhận ra những loại PTGT đường hàng không không nào?
+ Có rất nhiều loại PTGT đường hàng không khác nhau, hôm nay cô đã chuẩn bị một
số loại PTGT đường hàng không các con cùng xem nhé.
- Đây là loại PTGT gì?
- Bạn nào có nhận xét về bức tranh?
- Bức tranh có màu gì?
- Để có bức tranh đẹp chúng ta cần phải làm gì?
- Nếu trẻ biết mời trẻ lên trình bày cách thực hiện, sau đó cô hướng dẫn lại cách tô
màu.
- Nếu trẻ không biết cô sẽ gợi ý hướng dẫn cách tô màu.
- Mời một trẻ nhắc lại cách tô màu.
- Bây giờ chúng mình cùng tô màu kinh khí cầu nào.
- Cho trẻ về chỗ ngồi thực hiện.
- Cô bao quát nhắc trẻ tư thế ngồi và cách cầm bút.
- Gợi ý hướng dẫn những trẻ còn lúng túng.
- Cho trẻ lên trưng bày sản phẩm.
- Cho trẻ nhận xét bức tranh của mình, của bạn.
- Cô nhận xét bổ sung.

- Cô động viên, khuyến khích trẻ.


* Kết thúc: Cho trẻ bài hát “ Em đi chơi thuyền” đi ra sân.
CHƠI NGOÀI TRỜI
HĐCMĐ:Quan sát xe máy.
TCVĐ: Về đúng bến.
1. Kết quả mong đợi:
3 tuổi:
- Trẻ nhận biết và gọi tên xe máy, biết được đặc điểm và công dụng của xe máy.
- Rèn khă năng quan sát và ghi nhớ cho trẻ.
4 tuổi:
- Trẻ nhận biết và gọi tên xe máy, biết được đặc điểm và công dụng của xe máy.
- Phát triển ngôn ngữ, kỹ năng quan sát cho trẻ.
- Trẻ đoàn kết trong khi chơi, biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi, biết một số luật khi ngồi
trên xe máy, biết cách giữ gìn xe.
2. Chuẩn bị:
- Xe máy để trẻ quan sát.
- Túi cát và mô hình bến xe để trẻ chơi
3. Hoạt động của cô và trẻ:
- Cô kiểm tra sức khỏe của trẻ, dặn dò trẻ trước khi xuống sân.
- Cô cho trẻ hát bài “ Em tập lái ô tô ” đi ra sân dạo chơi và đến quan sát xe máy và
đàm thoại:
+ Xe gì đây các con? Xe máy màu gì?
+ Xe máy có những bộ phận nào?
+ Bánh xe hình gì? Bánh xe được cấu tạo bằng những gì đây?
+ Nơi chúng ta ngồi được gọi là gì?
+ Cái gì chúng ta dùng để điều khiển xe đi?
+ Nơi chúng ta gác chân được gọi là gì?
+ Muốn cho xe chạy được chúng ta phải làm gì?

- Khi ngồi trên xe các con phải làm gì?
- Các con phải làm gì để bảo vệ xe luôn sạch đẹp?
- Giáo dục trẻ khi ngồi trên xe máy nhớ phải đội mũ bảo hiểm, không được quay ngang
quay ngửa.
* TCVĐ: Về đúng bến
- Cô nêu luật chơi, cách chơi.
- Cho trẻ nhắc lại luật chơi, cách chơi và tổ chức cho trẻ chơi 2- 3 lần
- Cô bao quat trẻ chơi.
CHƠI, HOẠT ĐỘNG Ở CÁC GÓC


Góc chính: Góc xây dựng: Xếp bến thuyền
Góc kết hợp: Góc học tập: Chơi vơi domino học toán
Góc sách: Làm abum về các PTGT
Góc KPKH: Chơi với cát nước, màu nước
CHƠI, HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH
Làm quen bài thơ “ Cô dạy con”
1. Kết quả mong đợi:
3 tuổi:
- Trẻ biết tên bài thơ, tên tác giả của bài thơ, trẻ hứng thú khi đọc thơ.
- Trẻ trả lời câu hỏi rõ ràng, mạch lạc.
4 tuổi:
- Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả, hiểu nội dung bài thơ và đọc thuộc bài thơ.
- Trẻ đọc thơ diễn cảm, trả lời câu hỏi rõ ràng, mạch lạc.
- Giáo dục trẻ chăm ngoan, học giỏi, biết vâng lời ông bà, bố mẹ.
2. Chuẩn bị:
- Bài giảng PP
3. Hoạt động của cô và trẻ:
- Cô và trẻ vận động bài “ Đi đường em nhớ”
-Các con vừa cùng cô hát bài hát gì?

- Cô giáo đã dạy bé điều gì?
- Cô giáo còn dạy bé điều gì nữa?
- Cô có một bài thơ “ Cô dạy con” của tác giả Bùi Thị Tình cũng viết về những điều cô
dạy bé về các loại phương tiện giao thông và con đường đi của từng loại phương tiện
giao thông, để biết bài thơ như thế nào, chúng mình cùng lắng nghe cô đọc nhé!
- Cô đọc cho trẻ nghe.
+ Cô vừa đọc bài thơ gì?
+ Bài thơ do ai sáng tác?
- Cô mời cả lớp đọc thơ.
- Cô chú ý sữa sai và động viên khuyến khích trẻ tham gia tích cực.
- Giáo dục trẻ chăm ngoan, học giỏi, biết vâng lời ông bà, bố mẹ.
- Cô củng cố bài học trẻ.
- Kết thúc: cô cùng trẻ đọc lại bài thơ: “ Cô dạy con”
* Chơi tự do ở các góc: Cô bao quát trẻ chơi.
* Đánh giá cuối ngày:


………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

Thứ 5 ngày 03 tháng 1 năm 2019
HOẠT ĐỘNG HỌC
PTTM: Thơ: Đèn đỏ, đèn xanh
1. Kết quả mong đợi:
- Trẻ nhớ tên bài thơ, nhớ nội dung bài thơ, biết đèn giao thông có 3 màu và ý nghĩa
của 3 màu đó.

- Trẻ đọc thuộc thơ, to, rõ lời.
- Giáo dục trẻ khi đi bộ thì đi trên vỉa hè, đi xe ở lòng đường, khi đi qua ngã tư đường
phố đèn xanh bật lên thì đi qua, đèn đỏ bật lên thì dừng lại.
2. Chuẩn bị:
- Hình ảnh đèn giao thông, hình ngã tư đường phố.
- Giáo án điện tử.
3. Hoạt động của cô và trẻ:
- Cô và trẻ đi hát bài “ Em đi qua ngã tư đường phố” quanh lớp, và gợi ý cho trẻ xem
các hình ảnh quanh lớp rồi hỏi trẻ:
+ Chúng ta thấy gì đây
+ Đèn giao thông thường thấy ở đâu?
+ Đèn giao thông có mấy màu?
- Nhà thơ Định Hải đã sáng tác một bài thơ rất hay nói về đèn giao thông, bạn nào biết
bài thơ có tên là gì nào?
- Bạn nào thuộc bài thơ đọc cho cô và cả lớp nghe nào? Mời trẻ đọc.
- Cô dẫn dắt giới thiệu bài thơ và đọc thơ diễn cảm cho trẻ nghe.
- Bài thơ cô vừa đọc có tên là gì? Của tác giả nào?
- Để bài thơ hay hơn cô kết hợp với tranh trên powerpoint.
- Bài thơ cô vừa đọc có tên là gì? Của tác giả nào?
- Cô mời cả lớp đọc thơ.
- Đàm thoại nội dung bài thơ.
+ Cô vừa đọc bài thơ gì? Tác giả bài thơ là ai?


+ Các bạn nhỏ đang vui vẻ đi đâu?
+ Các bạn đã gặp gì?
+ Khi gặp đèn đỏ các bạn làm gì?
+ Khi gặp đèn xanh các bạn như thế nào?
+ Đèn giao thông có mấy màu?
+ Là những màu gì?

- Cô khuyến khích nhiều trẻ trả lời.
* Giảng nội dung: Bài thơ nói về đèn tín hiệu giao thông có các màu đỏ, xanh. Trong
bài thơ khuyên các bạn khi đi trên đường gặp đèn đỏ thì dừng lại và đứng chờ một tý,
khi có đèn màu xanh bật lên thì các bạn mới được đi.
- Cô mời cả lớp đọc thơ cùng cô. (2 - 3 lần)
- Cô cho trẻ chơi trò chơi “ Tiếng còi của các phương tiện giao thông”
- Cô mời tổ, nhóm, cá nhân đọc.
- Cô chú ý sửa sai cho trẻ, khuyến khích trẻ đọc thơ diễn cảm.
- Cô cho cả lớp đọc lại lần nữa.
- Giáo dục: Các con cũng luôn nhớ khi đi trên đường gặp đèn đỏ thì phải dừng lại, khi
nào đèn báo hiệu bật màu xanh mới đi nhé!
- Cô củng cố lại bài học cho trẻ: Cho trẻ nhắc lại tên bài thơ, tên tác giả.
* Kết thúc: Cô cùng trẻ đọc lại bài thơ đi ra sân.
CHƠI NGOÀI TRỜI
HĐCCĐ: Dạy trẻ gấp máy bay bằng giấy
CTYT
1. Kết quả mong đợi:
- Trẻ biết dùng giấy để gấp máy bay.
- Trẻ biết được máy bay gồm có những bộ phận gì?
2. Chuẩn bị:
- Giấy, kéo.
- Thảm cho cô và trẻ
- Sân trường rộng, sạch sẽ.
3. Hoạt động của cô và trẻ:
- Cô kiểm tra sức khỏe, dặn dò trẻ trước lúc ra sân.
- Cô mở nhạc bài hát “ Anh phi công ơi”
- Trò chuyện với trẻ về bài hát.
- Trên tay cô có gì đây?
- Với mẫu giấy này chúng ta xếp được gì?
- Mời trẻ lên thực hiện nếu trẻ biết.

- Hôm nay cô sẽ hướng dẫn các con gấp máy bay bằng giấy nhé!
- Cô thực hiện gấp cho trẻ xem.
- Cho trẻ lấy giấy và thực hiện.


- Cô giúp đỡ những trẻ còn lúng túng.
- Trẻ thực xong cho trẻ trưng bày sản phẩm, cho trẻ chọn sản phẩm mà mình thích
nhất.
- Cô nhận xét và tuyên dương trẻ.
- Giáo dục trẻ: Biết thu dọn đồ dùng sau khi làm đồ chơi.
* Chơi theo ý thích: Cho trẻ chơi với bóng, chong chóng…
- Cô bao quát trẻ chơi.
CHƠI, HOẠT ĐỘNG Ở CÁC GÓC
- Góc chính : Góc nghệ thuật: Tô màu PTGT
- Góc kết hợp: Góc xây dựng: Xây sân bay
Góc phân vai : Chơi nấu ăn.
Góc thiên nhiên: Chơi với cát, nước
CHƠI, HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH
Xếp hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác bằng hột hạt
1. Kết quả mong đợi:
- Trẻ biết xếp hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác và xếp được các hình khác
nhau.
- Luyện khả năng khéo léo của đôi bàn tay.
2. Chuẩn bị:
- Các hình tròn, hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác.
- Que tính.
3. Hoạt động của cô và trẻ:
- Cô và cả lớp hát bài: “ Cô và mẹ ”
- Đàm thoại về chủ đề
- Giới thiệu đề tài: “ Xếp hình bằng que tính”

- Cô đưa ra tranh mẫu cho trẻ quan sát và trò chuyện:
- Các con thấy các bức tranh của cô như thế nào?
- Muốn xếp được những hình như cô các con sử dụng những kỹ năng gì? ( Cô gợi ý
cho trẻ trả lời để trẻ biết được kỹ năng xếp que tính)
- Cô gợi hỏi về ý tưởng của cả lớp để biết được sở thích, khả năng của một số trẻ và
hỏi trẻ về tư thế ngồi.
- Cô bao quát trẻ thực hiện.
- Cô giúp đỡ trẻ khi trẻ gặp khó khăn.
- Cho trẻ chơi tự do ở các góc
- Vệ sinh trả trẻ.
* Đánh giá cuối ngày


………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………

Thứ 6 ngày 04 tháng 01 năm 2019
HỌAT ĐỘNG HỌC
PTTM: Dạy hát: Em đi chơi thuyền
Nghe hát: Anh phi công ơi
TCAN: Bạn nào hát
1. Kết quả mong đợi:
- Trẻ thuộc bài hát, hiểu nội dung bài hát. Hứng thú nghe cô hát và hưởng ứng cùng cô.
- Luyện kỹ năng hát theo nhạc và sự chú ý lắng nghe cho trẻ.
- Giáo dục trẻ biết ngồi yên lặng, đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, khi ngồi
trên tàu xe không thò đầu cửa sổ.
2. Chuẩn bị:

- Máy tính, loa; Nhạc bài hát “Em đi chơi thuyền, Anh phi công ơi” và một số bài hát
khác
- Dụng cụ âm nhạc: Xắc xô, phách tre, trống lắc
- Mũ chóp để chơi trò chơi.
3. Hoạt động của cô và trẻ:
- Cả lớp đọc bài thơ " Cô dạy con".
- Hỏi trẻ: Các con vừa đọc bài thơ gì?
- Trong bài thơ nói đến những loại PTGT nào? Chạy trên đường nào?
- Không chỉ có những bài thơ hay viết về các PTGT mà còn có những bài hát viết về
các PTGT nữa đấy. Có một bài hát nói về PTGT đường thủy do nhạc sỹ trần kiết tường
sáng tác bạn nào biết tên bài hát là gì không?
- Cô mời trẻ hát nếu trẻ thuộc.
- Cô dẫn dắt giới thiệu bài hát “ Em đi chơi thuyền” và hát cho trẻ nghe.
- Cô hỏi trẻ:


+ Cô vừa hát cho các con nghe bài hát gì?
+ Bài hát do ai sáng tác?
- Cô cho trẻ hát cùng cô.
* Đàm thoại về nội dung bài hát:
+ Cô vừa hát bài hát gì? Trong bài hát nói về PTGT gì?
+ Trong bài hát nói em bé đi đâu? Thuyền là PTGT đường gì?
+ Thuyền của em là thuyền gì? Thuyền con Vịt thì làm sao?
+ Thuyền con Rồng thì làm sao? Em bé có thích đi chơi thuyền không?
+ Thế khi ngồi trên thuyền, tàu xe thì các con phải như thế nào?
- Mời từng tổ, nhóm, cá nhân đứng dậy hát.
- Cho cả lớp hát lại bài hát kết hợp nhạc cụ.
- Cô chú ý chỉnh sửa sai cho trẻ.
- Giáo dục trẻ biết ngồi ngoan khi ngồi trên thuyền, tàu xe. Không được thò đầu ra
ngoài.

* Nghe hát:: “ Anh phi công ơi”
- Cô hát một đoạn bài hát và cho trẻ đoán tên bài hát, tên tác giả.
- Cô giới thiệu tên bài hát, tác giả, nội dung bài hát.
- Cô hát mời trẻ đứng dậy làm động tác minh họa cùng cô.
- Cô tuyên dương trẻ.
* Trò chơi âm nhạc: Bạn nào hát.
- Cô có gì đây? Với chiếc mũ này chúng ta sẽ chơi được trò chơi gì?
- Cô cho trẻ nêu luật chơi, cách chơi.
- Cô nêu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi và tổ chức cho trẻ chơi 3-4 lần.
- Cô bao quát trẻ.
- Cô củng cố kiến thức bài học cho trẻ.
- Kết thúc cho trẻ hát lại bài hát đi ra sân.
CHƠI NGOÀI TRỜI
HĐCCĐ: Cô cho trẻ thổi bong bóng xà phòng
1. Kết quả mong đợi:
- Trẻ hứng thú trong khi chơi.
- Trẻ tập dự đoán điều gì sẽ xảy ra.
- Giáo dục trẻ: Trong khi chơi không được xô đẩy nhau.
2. Chuẩn bị
- Cốc, xà phòng, ống nhựa để thổi bong bóng.
- Trẻ ăn mặc gọn gàng.
3. Hoạt động của cô và trẻ:
- Ổn định lớp, kiểm tra sức khỏe trẻ, dặn dò trẻ khi ra sân không được xô đẩy lẫn nhau.
- Cô cho trẻ ra sân quây quần bên cô.
- Trên tay cô có cái gì đây.
- Những dụng cụ này dùng để làm gì?
- Cô có cốc gì đây? Lấy xà phòng cho vào nước. Các con dự đoán điều gì sẽ xảy ra khi
nước xà phòng tiếp xúc với ống nhựa?



- Cô thổi bong bóng xà phòng cho trẻ xem, các con có thể bắt được nó không? Chơi và
đuổi bắt nó.
- Cô cho trẻ thổi bong bóng và đuổi bắt.
* Trò chơi vận động: Chuyền bóng
- Cô có gì đây? Với quả bóng này các con sẽ chơi được trò chơi vận động gì?
- Cô cho trẻ đoán. Cho trẻ nêu luật chơi, cách chơi.
- Cô giới thiệu trò chơi, luật chơi và hướng dẫn cho trẻ chơi.
- Cô bao quát trẻ.
* Chơi theo ý thích: Chơi với đồ chơi ngoài trời: Bóng, chong chóng…
- Cô bao quát trẻ chơi.
CHƠI, HOẠT ĐỘNG Ở CÁC GÓC
+ Góc Chính: Góc học tập: Xem tranh ảnh sách báo về chủ đề
+ Góc kết hợp: Góc xây dựng: Xây sân bay
Góc nghệ thuật: Tô màu PTGT
Góc thiên nhiên: Chơi với cát, nước, nước màu
CHƠI, HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH
* Đóng chủ đề nhánh: Một số PTGT đường Thủy, đường Hàng không
* Mở chủ đề: Bé đi đường an toàn
Hướng dẫn trẻ thực hiện:
- Cho trẻ hát bài “ Em đi chơi thuyền” cô hỏi trẻ trong tuần này các con được học chủ
đề gì?
- Trong chủ đề này có bài thơ gì?
- Cô mời trẻ đọc.
- Trong chủ đề ta vừa học có bài hát gì? Cô mời trẻ hát
- Cô cùng trẻ trẻ trò chuyện về chủ đề mới.
- Cô cùng trẻ treo tranh, đồ dùng, đồ chơi, theo chủ đề mới.
- Hát, đọc thơ, các bài có nội dung trong chủ đề sắp học.
- Giáo dục trẻ phải ăn uống đủ chất dinh dưỡng, luyện tập thể dục thể thao để cơ thể
khỏe mạnh. Khi tham gia giao thông phải có người lớn đi cùng
* Nêu gương cuối tuần.

- Cho trẻ nhận xét về mình, về bạn.
- Cô nhận xét tuyên dương trẻ. Cô phát phiếu bé ngoan cho trẻ.
* Đánh giá cuối ngày:

………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………


×