Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

hướng dẫn hóa vô cơ 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.98 KB, 11 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM
VIỆN MÔI TRƯỜNG
BỘ MÔN HÓA HỌC
PHẦN 1
NGÂN HÀNG CÂU HỎI
Học phần: Hóa Vô cơ 2
Mã học phần: 26211
Hệ: Đại học chính quy
CHƯƠNG 1
Câu 1**. Gọi tên quốc tế của các phức sau:
[Cr(NH3)6](NO3)3: Hexaammin crom (III) nitrat
[Co(NH3)5CO3]Cl: Monocacbonato pentaammin coban (III) clorua
[Pt(NH3)2(H2O)(OH)]NO3: Monohiđroxo monoaqua điammin platin (II) nitrat
[Pt(NH3)4(NO2)Cl]SO4: Monoclorua mononitro tetra platin (II) sunfat
K2[PtCl6]: Kali hexacloro platinat (IV)
Ca2[Fe(CN)6]: Canxi hexaxiano ferat (II)
(NH4)3[Cr(NSC)6]: Amoni hexaisotioxianato Cromat (III)
[Co(NH3)3(NO3)3]: Trinitrato triammin coban (III)
[Ni(CO)4]: Tetracacbonyl niken(0)
[Pt(NH3)4] [PtCl4]: Tetraammin platin (II) tetracloro platinat (II)
Câu 2*.

a) Cho biết số oxi hóa của ion trung tâm trong các phức chất sau:
[Cr(NH3)6](NO3)3: +3
[Co(NH3)5CO3]Cl: +3
[Pt(NH3)2(H2O)(OH)]NO3: +2
[Pt(NH3)4(NO2)Cl]SO4: +4
K2[PtCl6]: +4
Ca2[Fe(CN)6]: +2
(NH4)3[Cr(NSC)6]: +3
[Co(NH3)3(NO3)3]: +3


[Ni(CO)4]: 0
K2[V(C2O4)3]: +4
b) Cho biết số phối trí của các ion kim loại trong các hợp chất phức sau:
[Cr(NH3)6](NO3)3: 6
[Co(NH3)5CO3]Cl: 6
[Pt(NH3)2(H2O)(OH)]NO3: 4
[Pt(NH3)4(NO2)Cl]SO4: 6
K2[PtCl6]: 6


Ca2[Fe(CN)6]: 6
(NH4)3[Cr(NSC)6]: 6
[Co(NH3)3(NO3)3]: 6
[Ni(CO)4]: 4
K2[V(C2O4)3]:6
Câu 3. Viết công thức hóa học của các phức chất sau:
Diclorobis(etylendiamin)coban(III) clorua: [Co(En)2Cl2]Cl
Hexacacbonylcrom (0): [Cr(CO)6]
Ion tetrachlorocuprate(II): [Cu(Cl4)]2Sunfatopentaammincoban (III) bromua: [Co(NH3)5(SO4)]Br
Natri bisthiosunfatoargenat (I): Na3[Ag(S2O3)2]
Tetraaquadiclorocrom(III) clorua: [Cr(H2O)4Cl2]Cl
Natri hexanitrocobantat(III): Na3[Co(NO2)6]
Pentaaquathioxinato-N-sắt (III) sunfat: [Fe(H2O)5(SCN)]SO44


CHƯƠNG 2
Câu 5*.
a) Tính chất cơ bản của dung dịch muối Cr2+?
b) Hãy giải thích tại sao khi muốn điều chế CrCl2 bằng phương pháp cho crom tác dụng với
HCl phải thực hiện trong bầu khí quyển hidro?


Hướng dẫn:
a) Tính chất cơ bản của dung dịch muối Cr 2+ là có tính khử mạnh, ngay trong dung dịch
khi không có chất oxi hóa cũng bị nước phân hủy dần:
2CrCl2 + 2H2O → 2Cr(OH)Cl2 + H2
b) Khi muốn điều chế CrCl2 bằng phương pháp cho crom tác dụng với HCl phải thực hiện
trong bầu khí quyển hidro để tránh hiện tượng oxi của không khí oxi hóa CrCl2.
Câu 7*.
a) Viết phương trình phản ứng nhiệt phân (NH4)Cr2O7 để thu được Cr2O3. Bằng cách nào có
thể thu được Cr2O3 khi nhiệt phân lượng dư (NH4)2Cr2O7?
b) Viết phương trình phản ứng khi cho Cr2O3 tinh thể nấu nóng chảy với K2S2O7, KOH. Các
phản ứng đó chứng minh tính chất gì của Cr2O3?

Hướng dẫn:
0

t
a) (NH4)2Cr2O7 → Cr2O3 + N2 + 4H2O

Hòa tan hỗn hợp trong nước thu được Cr2O3 không tan.
Cr2O3 + 3K2S2O7 → Cr2(SO4)3 + 3K2SO4

b)

Cr2O3 + 2KOH → 2KCrO2 + H2O
Phản ứng chứng minh tính lưỡng tính của Cr2O3 tinh thể.
Câu 8*. Dung dịch muối Cr3+ có đặc điểm là màu sắc thay đổi. Giải thích nguyên nhân và cho biết
những yếu tố nào đã gây ra hiện tượng đó?

Hướng dẫn:

Màu sắc của dung dịch thay đổi theo số lượng phối tử H2O trong cầu nội. Ví dụ:
[Cr(H2O)6]Cl3: xanh tím (tím)
[Cr(H2O)5Cl]Cl2: xanh sáng (xanh lục)
[Cr(H2O)4Cl2]Cl: xanh tối (lục đen)
Số phối tử đó phụ thuộc vào các yếu tố nhiệt độ, nồng độ, pH của dung dịch làm cho
thành phần của phức thay đổi.
Câu 9**.
a) Các ion Cr2O72- và CrO42- bền trong môi trường nào? Giải thích nguyên nhân.
b) Khi cho KOH vào dung dịch muối Cr3+, CrO42- và Cr2O72- có hiện tượng gì xảy ra? Giải
thích.

Hướng dẫn:


a) Giữa CrO42- và Cr2O72- có tồn tại cân bằng sau đây trong dung dịch:
2CrO42- + 2H+ ⇌ Cr2O72- + H2O
Từ đó ta thấy ion Cr2O72- tồn tại trong môi trường axit; ion CrO 42- tồn tại trong môi trường
kiềm.

b) Khi cho KOH vào dung dịch muối Cr 3+ tạo ra kết tủa keo, xanh xám, kết tủa tan trong kiềm dư:
Cr3+ + 3OH- → Cr(OH)3↓
Cr(OH)3 + 3OH- → Cr(OH)63+ Khi cho KOH vào dung dịch Cr2O72- cân bằng trên sẽ chuyển sang trái, dung dịch sẽ chuyển
từ vàng da cam sang vàng.
Câu 10***. Biết rằng thế điện cực chuẩn của Cr2O72-/Cr3+ trong môi trường axit là +1,36V và
thế điện cực chuẩn của Cl2/2Cl- là +1,36V, nhưng tại sao trong phòng thí nghiệm người ta
có thể dùng K2Cr2O7 tác dụng với HCl để điều chế clo? Ưu điểm của phương pháp đó?

Hướng dẫn:
Khi đun nóng thế điện cực sẽ thay đổi. Vì vậy khi cho HCl đặc tác dụng với tinh thể K 2Cr2O7 và
đun nóng sẽ có khí Clo thoát ra, nếu ngừng đun phản ứng sẽ dừng lại. Phản ứng này dùng để điều

chế một lượng nhỏ khí clo, khi ngừng đun khí clo sẽ không thoát ra nữa.
0

t

K2Cr2O7 + 14HCl 

2KCl + 2CrCl3 + Cl2 + 7H2O

Câu 12*. Viết phương trình của các phản ứng sau:
1) Na2Cr2O7 + KI + H2SO4 →
2) K2Cr2O7 + H2S + H2SO4 →
3) K2CrO4 + H2S + H2O →
4) K2Cr2O7 + SO2 + H2SO4 →
5) H2CrO4 + FeSO4 + H2SO4 →
6) Cr2(SO4)3 + K3[Fe(CN)6] + KOH →

Hướng dẫn:
1) Cr2O72- + 6I- + 14H+ → 2Cr3+ + 3I2 +7 H2O
2) Cr2O72- + 8H+ + 3H2S → 2Cr3+ + S ↓ + 7H2O
3) 2CrO42- + 3H2S + 2H2O → 2Cr(OH)3 + 3S ↓ + 4OH4) Cr2O72- + 3SO2 + 2H+ → 2Cr3+ + 3SO42- + H2O
5) CrO42- + 3Fe2+ + 8H+ → Cr3+ + 3Fe3+ +4H2O
6) Cr3+ +3[Fe(CN)6]3- +8OH-→CrO42- +3[Fe(CN)6]4-+4H2O


Câu 14*.
a) Người ta có thể điều chế Mangan bằng phương pháp điện phân dung dịch MnSO4. Hỏi có
những quá trình nào đã xảy ra trên bề mặt điện cực khi điện phân dung dịch đó?
b) Ngoài phương pháp điện phân có thể dùng phương pháp nào để điều chế Mangan?


Hướng dẫn:
a) Điện phân dung dịch MnSO4:
+ Tại cực âm xảy ra quá trình khử ion Mn2+:
Mn2+ + 2e → Mn0
+ Tại cực dương xảy ra quá trình oxi hóa nước:
H2O → ½ O2 + 2H+ + 2e
b) Có thể điều chế Mn bằng phương pháp nhiệt kim hoặc nhiệt silic:
3Mn3O4 + 8Al → 9Mn + 4Al2O3
MnO2 + Si → Mn + SiO2
Câu 15*.
a) Từ MnO bằng phương pháp nào có thể thu được Mn(OH)2 biết rằng MnO không tan trong
nước?
b) Bằng phản ứng nào chứng minh rằng Mn(OH)2 có tính khử?

Hướng dẫn:
a) Chuyển MnO thành MnSO4 hoặc MnCl2, sau đó cho dung dịch muối Mn2+ tác dụng với
kiềm thu được kết tủa Mn(OH)2 màu trắng.
b) Có thể dùng phản ứng :
2Mn(OH)2 + O2 (không khí) + 2H2O → 2Mn(OH)4
Câu 16**. Viết phương trình của các phản ứng sau:
1) MnSO4 + KClO3 + KOH (nóng chảy) →
2) MnSO4 + PbO2 + HNO3 →
3) MnSO4 + Br2 + NaOH →
4) MnBr2 + H2O2 + KOH →
5) MnSO4 + CaOCl2 + NaOH →

Hướng dẫn:
1) 3MnSO4 + 2KClO3 + 12KOH → 3K2MnO4 + 2KCl + 6H2O + 3K2SO4
2) 2MnSO4 + 5PbO2 + 6HNO3 → 2HMnO4 + 3Pb(NO3)2 + 2PbSO4 + 2H2O
3) MnSO4 + 2H2O2 + 4KOH → K2MnO4 + 4H2O + K2SO4

4) MnSO4 + 2Br2 + 8NaOH → Na2MnO4 + 4H2O + 4NaBr + Na2SO4
5) MnSO4 + CaOCl2 + 2NaOH → MnO2 + Na2SO4 + CaCl2 + H2O


Câu 17**.
a) Các ion MnO42- và MnO4- bền trong môi trường nào? Giải thích nguyên nhân.
b) Thêm từ từ từng giọt dung dich NaOH cho đến môi trường kiềm vào một dung dịch
KMnO4 sau đó cho thêm từng giọt H2SO4 loãng cho đến môi trường axit. Hãy nêu các
quá trình xảy ra trong quá trình trên và giải thích nguyên nhân.

Hướng dẫn:
a) Trong dung dịch có tồn tại cân bằng sau:
3MnO42- + 2H2O ⇌ 2MnO4- + MnO2 + 4OHtừ cân bằng đó có thể thấy được ion MnO 42- tồn tại trong môi trường kiềm; MnO 4- bền trong môi
trường axit.

b) Thêm từ từ dung dich NaOH cho đến môi trường kiềm vào một dung dịch KMnO 4 thấy dd
chuyển từ màu tím sang màu xanh do cân bằng của phản ứng chuyển dịch theo chiều nghịch:
3MnO42- + 2H2O ⇌ 2MnO4- + MnO2 + 4OHXanh
Tím
Sau đó cho thêm từng giọt H2SO4 loãng cho đến môi trường axit thấy hiện tượng dd chuyển sang màu tím
do cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận.
Câu 18**.
a) Viết phương trình phản ứng mô tả tính oxi hóa và tính khử của K2MnO4.
b) Có thể thu được H2MnO4 bằng phương pháp cho H2SO4 đặc tác dụng với muối K2MnO4
được không?

Hướng dẫn:
a) Có thể bằng các phản ứng:
K2MnO4 + 2H2S + 2H2SO4 → 2S + MnSO4 + K2SO4 + 4H2O
2K2MnO4 + Cl2 →2KMnO4 + 2KCl

4K2MnO4 + O2 + 2H2O → 4KMnO4 + 4KOH
b) Không thu được do H2MnO4 không bền nhanh chóng bị phân hủy:
K2MnO4 + H2SO4 → H2MnO4 + K2SO4
2H2MnO4 → 2HMnO4 + MnO2 + 2H2O
Câu 19*. Viết các phương trình phản ứng sau:
1) KMnO4 + MnCl2 + 2H2O →
2) K2MnO4 + Cl2 →
3) KMnO4 + KI + H2SO4 →
4) KMnO4 + KI + H2O →
5) KMnO4 + FeSO4 + H2SO4 →

Hướng dẫn:
1) 2KMnO4 + 3MnCl2 + 2H2O → 5MnO2 + 2KCl + 4HCl
2) 2K2MnO4 + Cl2 →2KMnO4 + 2KCl


3) 2KMnO4 + 10KI + 3H2SO4 → 2MnSO4 + 6K2SO4 + 5I2 + 8H2O
4) 2KMnO4 + 6KI + 4H2O → 2MnO2 + 3I2 + 8KOH
5) 2KMnO4 + 10FeSO4 + 8H2SO4 → 5Fe2(SO4)3 + 2MnSO4 + K2SO4+ 8H2O
Câu 20**. Viết các phương trình phản ứng sau đây dưới dạng phân tử:
1) Mn2+ + ClO- + OH- →
2) MnO4- + NO2- + H+ →
3) MnO4- + Fe + H+ →
4) Mn2 + BrO3- + H2O →
5) MnO4- + H2O2 + OH- →

Hướng dẫn:
1) 2MnCl2 + 4KClO + 8KOH → 2K2MnO4 + 8KCl + 4H2O
2) 2KMnO4 + 5NaNO2 + 3 H2SO4 → 2MnSO4 + 5NaNO3 + 3H2O
3) 6KMnO4 + 10Fe + 24 H2SO4 → 6MnSO4 + 5Fe2(SO4)3 + 3K2SO4 + 24H2O

Tương tự, viết phương trình phân tử dựa vào các phương trình ion sau:
4) 5Mn2+ + 2BrO3- + 4H2O → 5MnO2 + Br2 + 8H+
5) 2MnO4- + H2O2 + 2OH- → 2MnO42- + O2 + 2H2O
Câu 22*. Viết phương trình phản ứng khi cho các oxit: FeO, Fe2O3, Fe3O4 tác dụng với các chất
sau:
1) HCl loãng?
2) H2SO4 loãng và đặc nóng?
3) HNO3 đặc nóng?

Câu 23**.
a) Hãy giải thích sự hình thành liên kết trong phân tử hợp chất Fe(CO)5.
b) Phương pháp điều chế và ứng dụng của Fe(CO)5

Hướng dẫn:
Phân tử được hình thành theo cơ chế "cho - nhận" nhờ các obital lai hóa dsp 3 của nguyên
tử Fe và các cặp electron của 5 phân tử CO.
a)

b) Fe(CO)5 điều chế bằng cách nung bột sắt trong dòng khí CO ở 150 - 200 0C với áp suất
khoảng 100at.
Fe + 5CO → Fe(CO)5
+ Ứng dụng của Fe(CO)5: Dùng để điều chế sắt tinh khiết theo phương trình:
0

140 C
Fe(CO)5 →

Fe + 5CO



Câu 24***.
a) Hai chất K4[Fe(CN)6]và K3[Fe(CN)6] chất nào có tính oxi hóa? Chất nào có tính khử?
b) Viết phương trình phản ứng khi cho K3[Fe(CN)6] tác dụng với H2O2 trong môi trường
KOH.
c) Viết phương trình phản ứng khi cho K4[Fe(CN)6] tác dụng với H2O2 trong dung dịch HCl.

Hướng dẫn:
a) Trong môi trường kiềm K3Fe(CN)6 là chất oxy hoá mạnh, có thể biến

Cr3+ thành CrO2-4
b) 2K3[Fe(CN)6] + H2O2 +2KOH→2K4[Fe(CN)6] + O2 +2H2O
c) 2K4[Fe(CN)6] + H2O2 + 2HCl → 2K3[Fe(CN)6] + 2KCl + 2H2O
Câu 25*. Viết phương trình của các phản ứng sau:
1) Fe(SO4)3 + Na2SO3 + H2O →
2) FeSO4 + HNO3 + H2SO4 →
3) FeSO4 + HNO3 →
4) 10FeSO4 + 2KMnO4 + 8H2SO4 → 5Fe(SO4)3 + 8H2O + 2MnSO4 +
K2SO4
5) FeCl3 + Na2CO3 + H2O →

Hướng dẫn:
1) Fe2(SO4)3 + Na2SO3 + H2O → 2FeSO4 + Na2SO4 + H2SO4
2) 6FeSO4 + 2HNO3 + 3H2SO4 → 3Fe2(SO4)3 + 2NO + 4H2O
3) 3FeSO4 + 10HNO3 → 3Fe(NO3)3 + NO + 3H2SO3 + 2H2O
5) 2FeCl3 + 3Na2CO3 + 3H2O → 2Fe(OH)3 + 6NaCl + 3CO2
Câu 26**. Viết phương trình của các phản ứng sau đây dưới dạng ion:
1) FeSO4 + K2Cr2O7 + H2SO4 →
2) FeSO4 + HClO3 + H2SO4 → HCl + …
3) FeSO4 + KBrO3 + H2SO4 →
4) K4[Fe(CN)6] + KMnO4 + H2SO4 →

5) K4[Fe(CN)6] + H2O2 + H2SO4 →

Hướng dẫn:
1; 2 SV tự làm
3) 6Fe2+ + BrO3- + 6H+ → 6Fe3+ + Br- + 3H2O
4) 5[Fe(CN)6]4- + MnO4- + 8H+ → 5[Fe(CN)6]3- + 4H2O + Mn2+
5) 2[Fe(CN)6]4- + H2O2 + 2H+ → 2[Fe(CN)6]3- + 2H2O
CHƯƠNG 3
Câu 28***.
a) Viết các phương trình phản ứng và giải thích nguyên nhân sự tạo thành kết tủa khi cho
axit Nitric tác dụng với dung dịch [Ag(NH3)2]Cl.
b) Giải thích tại sao Ag kim loại có khả năng hòa tan trong dung dịch KCN khi có mặt oxi?
Viết phương trình phản ứng.

Hướng dẫn:


a) Có các quá trình:
[Ag(NH3)2]+ ⇌ Ag+ + 2NH3
HNO3 → H+ + NO3NH3 + H+ ⇌ NH4+
Trong dung dịch có ion Cl- do sự điện li cầu ngoại:
[Ag(NH3)2]Cl → [Ag(NH3)2]- + ClNhờ quá trình tạo ra ion NH4+ nên đã làm tăng quá trình điện li ion phức, và nồng độ ion
Ag+ sẽ đủ để đạt đến tích số tan:
Ag+ + Cl- ⇌ AgCl ↓

b) Ag kim loại có khả năng hòa tan trong dung dịch KCN khi có mặt oxi vì tạo ra phức chất:
4Ag + 8KCN + 2H2O + O2 → 4K[Ag(CN)2] + 4KOH
Câu 29*.
Viết phương trình phản ứng:
Au(OH)3 + NaOH →…

Au(OH)3 + HNO3 → …
Au(OH)3 + HCl → …

Hướng dẫn:
Au(OH)3 tan trong NaOH, HNO3 và HCl tạo ra các phức chất:
Au(OH)3 + NaOH → Na[Au(OH)4]
Au(OH)3 + 4HNO3 → H[Au(NO3)4] + 3H2O
Au(OH)3 + 4HCl → H[AuCl4] + 3H2O
Câu 32**.

a) Có phản ứng xảy ra không khi cho Hg(NO3)2 tác dụng với dung dịch NaCl?
b) Tại sao các muối HgCl2, Hg(CN)2 lại là chất điện li kém?
c) Thủy ngân có phản ứng với Iot không? Có tan trong dung dịch gồm Iot và Kali Iodua
không?

Hướng dẫn:
a) Có phản ứng trao đổi tạo ra HgCl2 là chất điện li kém:
Hg(NO3)2 + 2NaCl → HgCl2 + 2NaNO3

b) Hg có độ điện âm tương đối lớn nên liên kết trong các hợp chất đó có bản chất cộng
hóa trị ở mức độ khá lớn.
c) Thủy ngân tác dụng với Iod ngay ở nhiệt độ thường:
Hg + I2 → HgI2
Với dung dịch I2 + KI tạo ra ion phức [HgI4]2-:
Hg + I2 + 2KI → K2[HgI4]






Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×