Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học địa lý lớp 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.42 KB, 10 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT LƯƠNG ĐẮC BẰNG

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY
HỌC ĐỊA LÝ LỚP 12

Họ và tên: Nguyễn Thị Dung
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực(môn): Địa lý

THANH HÓA NĂM 2019

1


MỤC LỤC
1. Mở
đầu...............................................................................................................1
1.1. Lí do chọn đề tài.............................................................................................1
1.2. Mục đích chọn đề tài......................................................................................1
1.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu......................................................................1
1.4. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................1
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.......................................................................1
2.1. Cơ sở lí luận của vấn đề.................................................................................1
2.2. Thực trạng của vấn đề....................................................................................2
2.3. Giải pháp và tổ chức thực hiện.......................................................................3
2.4. hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm............................................................14
3. Kết luận, kiến nghị..........................................................................................14


3.1. Kết luận........................................................................................................14
3.2. Kiến nghị .................................................................................................... 15

2


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
Hiện nay công nghệ thông tin đã thâm nhập sâu vào nhiều lĩnh vực khoa
học, đời sống, làm thay đổi căn bản, sâu sắc và tạo ra những bước phát triển
vượt bậc trong mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội trong đó có lĩnh vực giáo
dục. Trong giáo dục nói chung và đối với việc giảng dạy bộ môn địa lí nói riêng,
công nghệ thông tin đã mang lại triển vọng to lớn trong việc đổi mới phương
pháp dạy học theo hướng tích cực - “Lấy học sinh làm trung tâm” tức là người
dạy học phải phát huy tối đa tính tích cực chủ động của người học trong quá
trình dạy học .
Cùng với việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa thì việc đổi mới
phương pháp giảng dạy để nâng cao chất lượng giáo dục là hết sức cần thiết.
Hiện nay ngoài các phương pháp dạy học truyền thống việc ứng dụng công nghệ
thông tin trong dạy học sẽ góp phần làm cho giờ học trở nên sinh động, hiệu
quả, kích thích được tính tích cực, sáng tạo của học sinh.
Đối với chương trình sách giáo khoa địa lý lớp 12 đề cập đến các vấn đề
của Địa lý tự nhiên, Địa lý dân cư, Địa lý kinh tế Việt Nam, lại được thiết kế rất
nhiều tranh ảnh, lược đồ, bảng biểu .....có nhiều điểm thuận lợi để ứng dụng
công nghệ thông tin trong dạy học Địa lý 12 đồng thời góp phần vào việc đổi
mới phương pháp dạy theo hướng định hướng phát triển năng lực nên tôi đã
mạnh dạn chọn đề tài: “ Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học địa lý 12”
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Thực hiện đề tài “ Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học địa lý
12”, tôi hướng tới mục đích:

- Nhằm nâng cao khả năng sử dụng các thiết bị dạy học phục vụ cho
một tiết học có hiệu quả của giáo viên địa lý.
- Phát huy tính tích cực của công nghệ thông tin trong dạy học Địa lý.
- Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, tạo
hứng thú học tập cho học sinh, nâng cao hiệu quả dạy – học.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học địa lý đối với
học sinh lớp 12 trường THPT Lương Đắc Bằng – huyện Hoằng Hóa.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp thu thập nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp thực nghiệm
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc ứng dụng công nghệ thông tin
trong
dạy học địa lý 12.
2.1.1. Cơ sở lí luận.
- Sự cần thiết phải đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. ứng dụng công
nghệ thông tin trong dạy học nói chung và trong dạy học bộ môn Địa lý nói
riêng có thể tiến hành ở nhiều phương diện như nghiên cứu, thiết kế, xây dựng
sách điện tử, đĩa CD có nội dung của từng bài, đổi mới phương pháp dạy học,
3


tăng cường các phương tiện, thiết bị bài học bằng power point và các phần mềm
Địa lí.
- Tình hình ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng các phương tiện
trực quan trong trường trung học phổ thông.
+ Trong dạy học nói chung:
Các thiết bị dạy học hiện đại được trang bị cho các trường phổ thông như:
máy vi tính, máy chiếu, đầu video... được lắp đặt trong phòng học riêng. Hiện

nay môn tin học đã trở thành một môn học bắt buộc ở trường THPT. ứng dụng
công nghệ thông tin trong dạy học đang tạo ra một bước chuyển cơ bản trong
quá trình đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp dạy học, học tập và quản
lí giáo dục.
+ Trong môn địa lý nói riêng:
Môn Địa lý có nhiều điều kiện thuận lợi hơn các môn học khoa học xã hội
trong việc ứng dụng công nghệ thông tin do những yêu cầu đặt ra của môn học
đó. Thực tế cho thấy tất cả học sinh ở các trường phổ thông khi hỏi đều trả lời
rất thích học. Địa lí trong phòng đa năng, hay với công nghệ thông tin, các em
đều mong chờ và hào hứng với giờ học Địa lí của các thầy cô có ứng dụng công
nghệ thông tin vào quá trình dạy học.
2.1.2. Cơ sở thực tiễn.
- Cấu trúc chương trình Địa lý lớp 12: chương trình Địa lí lớp 12 được
xây dựng nhằm đảm bảo mục tiêu giáo dục cơ bản, hiện đại và thực tiễn. Nội
dung gồm 4 phần: Địa lí tự nhiên, Địa lí dân cư, Địa lí kinh tế, Địa lí địa
phương.
- Khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Đại lý lớp 12:
chương trình sách giáo khoa Địa lí lớp 12 được biên soạn phù hợp với những đổi
mới trong mục tiêu giáo dục, cung cấp cho học sinh những kiến thức về tự
nhiên, dân cư, kinh tế, xã hội của Việt Nam một cách căn bản nhất.
Chương trình sách giáo khoa Địa lí 12 gồm 45 bài trong đó : Lí thuyết 38
bài, thực hành 7 bài. Nội dung mỗi bài thì có các bản đồ, tranh ảnh, bảng số
liệu ...rất phong phú và thích hợp cho việc ứng dụng công nghệ thông tin.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1. Thuận lợi.
Bản thân là một giáo viên trẻ, đã được đào tạo chuyên môn nghiệp
vụ một cách bài bản, được tiếp cận và bồi dưỡng về công nghệ thông tin nên
năng lực sư phạm và khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy họclà khá
tốt. Nhiều năm qua tôi đã tích cực tự học hỏi, tự trau dồi trình độ công nghệ
thông tin, tích lũy được nhiều kinh nghiệm và tích cực ủng hộ phong trào dạy

học có sử dụng công nghệ thông tin.
Việc soạn và dạy học có ứng dụng công nghệ thông tin được giáo
viên thực hiện ở nhiều môn nên học sinh không còn lạ lẫm với cách học này.
Học sinh rất hào hứng với những tiết học bằng giáo án điện tử, các em học tập
tích cực và sôi nổi hơn, chủ động nắm kiến thức.
Về cơ sở vật chất: Trường đã có những trang bị cơ bản và cần thiết
cho việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học như: Máy tính, máy chiếu,
phòng học chức năng, mạng Internet và các phần mềm hỗ trợ khác.
4


Kho thông tin, tranh ảnh và các tư liệu về Địa lý Việt Nam trên
Internet rất phong phú đã tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên tìm kiếm lựa
chọn đưa vào bài học.
2.2.2. Khó khăn.
- Việc tiếp cận và bồi dưỡng công nghệ thông tin chủ yếu bằng con đường tự
học. Vì thế trình độ công nghệ thông tin còn nhiều hạn chế vì thế việc tìm kiếm
thông tin, soạn và dạy bằng giáo án điện tử gặp nhiều khó khăn.
- Việc soạn giáo án điện tử mất nhiều thời gian nên không thể thực hiện thường
xuyên, hàng ngày mà mới chỉ dừng lại ở các tiết học, bài học tiêu biểu như thao
giảng, thi giáo viên dạy giỏi, hoặc một số bài học có nội dung khó.
- Nhiều học sinh còn ỷ lại, chưa chủ động trong học tập vì thế các em coi những
hình ảnh, phim, video được giáo viên chiếu lên chỉ là để xem cho vui mắt.
- Khối lượng thông tin, tư liệu trên Internet rất nhiều nhưng không phải nguồn
thông tin nào cũng đã được kiểm chứng nên có những thông tin thiếu tính chính
xác. Vì vậy việc lựa chọn để đưa vào bài dạy gặp nhiều khó khăn.
- Nhiều học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn nên các em chưa có điều kiện
tiếp cận công nghệ thông tin và tự học qua Internet một cách thường xuyên.
2.3. Giải pháp thực hiện.
2.3.1. Khai thác phần mềm để thiết kế bài học Địa lý lớp 12.

- Khai thác hình ảnh: một số phần mềm cho phép khai thác trực tiếp các hình
ảnh thì ta chỉ cần mở ảnh cần lấy, sau đó nhấn lệnh coppy trực tiếp từ đĩa chưa
phần mềm và thực hiện lệnh Paste để dán hoặc lưu thành file riêng.
- Khai thác các video clip, flash.
- Khai thác phần mềm Encarta : đây là phần mềm có nhiều nội dung về địa lý.
Thông qua các phần mềm này có thể khai thác nhiều nội dung về các vấn đề
kinh tế - xã hội, văn hóa nghệ thuật, tôn gióa với một kho dữ liệu ở nhiều dạng
khác nhau như: các hình ảnh phong phú về các nước trên thế giới, một hệ thống
bản đồ, từ các bản đồ thành phần tự nhiên như địa hình, khí hậu, cho đến các
vùng sinh thái, bản đồ phân bố dân cư, quần cư, các dữ liệu dạng văn bản; các
bảng số liệu thống kê; ngoài ra còn có các đoạn video clip...
- Khai thác phần mềm Dd map: trong phần mềm này đã có 13 bản đồ Việt Nam
được số hóa từ bản đồ hành chính Việt Nam có tỉ lệ 1: 1750000 của cục đo đạc
và bản đồ Nhà nước.
Một số tính năng ưu việt của phần mềm Dd-Map là cho phép cập nhật,
sửa chữa các bản đồ đã có trong phần mềm, tùy theo lượng số liệu mà người
dùng thu nhập được và có trong tay. Ngoài ra, nó cũng cho phép nhập thêm vào
các loại bản đồ mới nếu sử dụng bản số hóa hoặc nếu có các bản đồ được xây
dựng với các chương trình khác như Autocad, Alát GIS...
- Khai thác phần mềm Microsoft Power Point để thiết kế bài giảng địa lí 12
- Khai thác phần mềm Violet để xây dựng câu hỏi trắc nghiệm địa lí 12: Violet là
phần mềm của Việt Nam, một công cụ giúp cho giáo viên có thể tự xây dựng
được các bài giảng trên máy tính một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Violet cho phép tạo được 4 kiểu bài tập trắc nghiệm :
+ Một đáp án đúng: chỉ cho phép chọn 1 đáp án.
+ Nhiều đáp án đúng : cho phép chọn nhiều đáp án cùng một lúc.
5


+ Đúng/sai: với mỗi phương án sẽ trả lời là đúng hay sai.

+ Câu hỏi ghép đôi: kéo thả các ý ở cột phải vào các ý tương ứng ở cột
trái để được kết quả đúng.
2.3.2. Quy trình thiết kế bài giảng giáo án điện tử bằng phần mềm Power
Point
- Bước 1: nghiên cứu nội dung bài học, xác định chuẩn kiến thức cần đạt.
- Bước 2: tìm tư liệu cần thiết cho mỗi đơn vị kiến thức: tranh ảnh, video clip,
âm thanh....
- Bước 3: các thao tác, kĩ thuật cơ bản sử dụng Power Point trong thiết kế bài
dạy học
+ Khởi động chương trình Power Point, định dạng và tạo flie mới: chọn
Start/Program/ Microsft Power Point, hoặc có thể nhấp trên thanh biểu tượng
hoặc trên màn hình Windows.
+ Chọn trang trình chiếu, màu sắc và biểu tượng cho silde
+ Chọn kiểu chữ, cỡ chữ
+ Thiết kế từng slide trình chiếu
+ Cài đặt hình ảnh và âm thanh vào các silde trình chiếu.
+ Tạo hiệu ứng cho từng slide trình chiếu
- Bước 4. Chạy thử chương trình và sửa chữa
- Bước 5. Lưu và đóng gói bài dạy.
2.3.3. Tổ chức dạy học trên lớp có sử dụng công nghệ thông tin.
- Yêu cầu:
+ Giáo viên phải có kĩ năng dạy học bằng giáo án điện tử
+ Giáo án phải được chuẩn bị kĩ lưỡng, hợp lí.
+ Phòng học phải có máy chiếu, màn chiếu, máy tính.
- Lưu ý:
+ Thầy cô vẫn nên sử dụng bảng và các đồ dùng dạy học truyền thống khác nếu
thấy cần thiết. Việc này cũng giúp thầy cô trong trường hợp có các sự cố kỹ
thuật thì việc sử dụng máy tính tiếp hay không cũng không ảnh hưởng nhiều lắm
đến giờ dạy.
+ Trong quá trình giảng dạy, thầy cô không nên đọc lại các nội dung được trình

chiếu trên màn hình. Việc đó hoàn toàn không cần thiết. Trái lại, nó mang lại cho
người học có cảm giảm là thầy cô không thuộc giáo án.
+ Để phát huy hiệu quả của giáo án điện tử, người giáo viên phải sử dụng thành
thạo máy tính, sử dụng linh hoạt các tư liệu đã thiết kế, chuẩn bị sao cho phù
hợp với các diễn biến trên lớp, hướng dẫn học sinh tìm hiểu kiến thức một cách
logic, tự nhiên, khoa học.
2.3.4. Hướng dẫn học sinh tự học qua công nghệ thông tin.
Hệ thống kiến thức địa lý rất phong phú và đa dạng, khi học trên lớp giáo
viên chỉ có thể giúp học sinh tìm ra những kiến thức cơ bản, việc mở rộng rất
hạn chế. Vì thế giáo viên cần hướng dẫn học sinh tự tìm hiểu, cập nhật thêm
thông tion thông qua mạng Internet bằng công cụ tìm kiếm Google và các
Wesside khác, từ đó sẽ kích thích các em lòng say mê học tập và ham hiểu biết.
2.3.5. Minh họa – soạn giáo án điện tử.
Tiết 10 – Bài 9 : Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa – Địa lý 12 THPT
6


• Khởi động: giáo viên cho học xem một số hình ảnh nổi tiếng của vùng
nhiệt đới (Silde1)

- Học sinh trả lời, giáo viên vào bài. Trình chiếu slide 2 giới thiệu nội
dung của bài.
- GV: Nhưng tiết học hôm nay chúng ta chỉ tìm hiểu mục 1- Khí hậu
nhiệt đới ẩm gió mùa
• Hình thành kiến thức mới: - HĐ 1. Cá nhân
Trình chiếu slide 3
- Học sinh làm việc theo yêu cầu và trả lời câu hỏi
- Gv nhận xét đánh giá và kết luận
Trình chiếu silde 4, 5
- Học sinh làm việc theo yêu cầu kết hợp các hình ảnh và Atlat Địa lý

Việt
Nam trang 9 để trả lời câu hỏi
- GV trình chiếu silde 6 chuẩn kiến thức cho HS
HĐ 2: cá nhân
- GV chuyển sang nội dung tiếp theo (Trình chiếu silde 7)
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân trả lời câu hỏi
- GV chốt kiến thức Trình chiếu silde 8,9
- Gv chuyển sang đơn vị kiến thức mới.
HĐ 3: cá nhân + thảo luận nhóm
Bước 1. (Trình chiếu silde 10) gv yêu cầu học sinh quan sát hình ảnh
và nhớ lại kiến thức lớp 10 trả lời câu hỏi
- Gv chốt kiến thức: Nước ta nằm trong đới gió tín phong Bắc Bán cầu, tuy
nhiên lại chịu ảnh hưởng của các khối khí hoạt động theo mùa, mỗi năm có 2
mùa gió chính: gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ, gió mùa lấn át hoạt động
của gió tín phon.
Bước 2. HS dựa vào kênh hình kênh chữ SGK thảo luận theo nội dung
phiếu học tập (trình chiếu silde 11)
- Gv trình chiếu slide 12, 13 để HS quan sát hoàn thành phiếu học tập

7


- Bước 3: đại diện 2 nhóm lên bảng trình bày kết quả. Học sinh của
nhóm còn lại nhận xét bổ sung. GV chuẩn kiến thức bằng cách phân
tích hình ảnh trên máy chiếu cho HS thấy rõ và hiểu kiến thức.
Gió
Nguồn Thời gian Phạm vi Hướng Tính chất
Hệ quả
mùa
gốc

gió
*Gió
mùa
mùa
đông

- Áp caoT 11- T 4 -Miền Bắc Đông-Đầu mùa- Mùa đông ở
xibia
Bắc
lạnh khô khu vực Miền
-Cuối mùaBắc
lạnh ẩm

*Gió
- Nửa đầuT 5- T 10 - Cả nước
mùa
mùa
áp
mùa hạ cao
Bắc
AĐD
- Nửa cuối
mùa
áp
cao
chí
tuyến
NBC

- Tây Nam

- Đầu mùa: Mưa
riêng BB
nhiều ở NB&
có hướng- Nóng ẩm TN, khô nóng ở
Đông Nam
Trung Bộ &
Nam TB
- Cuối mùa: Mưa
cho cả nước

HĐ 4: Cá nhân
- HS làm việc với Atlat địa lý Việt Nam và kết hợp hình ảnh trên trả lời câu hỏi
- Giáo viên chuẩn kiến thức (viết bảng)
Trình chiếu silde
• Luyện tập: bằng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
- Kết quả thông qua các bài kiểm tra trong năm học 2018 – 2019. Số học sinh
đạt điểm tối đa cho câu hỏi nằm trong các bài học có sử dụng công nghệ thông
tin cao, tăng so với năm học 2017 – 2018.
- Học sinh tích cực sưu tầm từ các trang wesside, nhờ vậy mà các tiết học trở
nên sôi nổi hơn. Nhiều tư liệu do các em sưu tầm có ý nghĩa hơn, góp phần tạo
8


thành một kho tư liệu lớn về các vấn đề Địa lý tự nhiên, Địa lý kinh tế - xã hội
Việt Nam.
- Học sinh rất hào hứng khi được học bằng giáo án điện tử, tiết học trở nên sôi
nổi hơn, học sinh tích cực, chủ động khai thác kiến thức từ tranh ảnh, các số liệu
thống kê....các em hiểu bài hơn, nắm vững kiến thức và nhớ lâu hơn.
- Khi điều tra học sinh thông qua câu hỏi: “ Em có thích học môn Địa lý bằng

giáo án điện tử không?”. Câu trả lời “có” là 100%. “Vì sao? ” và học sinh đã bày
tỏ : học địa lí bằng máy chiếu sẽ quan sát được nhiều ảnh thực tế nên dễ hiểu, dễ
nhớ và không nhàm chán.
- Những em dự thi THPT Quốc gia tự tin hơn về kĩ năng làm bài. Học sinh tích
cực, chủ động hơn trong học tập và ôn luyện thi, tự học và nghiên cứu thêm,
chịu khó tìm hiểu kiến thức thông qua công nghệ thông tin để hoàn thiện nội
dung và phương pháp làm bài, xác định đề và kĩ năng làm bài ngày càng chuẩn
hơn với yêu cầu của đề bài.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận.
- Đề tài “ Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học địa lý 12”, có ý nghĩa
thực tiễn, khả năng ứng dụng cao, đáp ứng được nhu cầu học tập của học sinh.
- Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học địa lý giúp cho giáo viên có
thể vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học, khắc phục được một số khó
khăn về đồ dùng dạy học: giáo viên có thể sử dụng tranh ảnh tư liệu, phim
video, các hình vẽ trong sách giáo khoa, tự vẽ được các bản đồ, biểu đồ thích
hợp cho từng bài dạy từ đó nâng cao hiệu quả dạy học. Tuy nhiên chúng ta
không nên quá lạm dụng cần phải sử dụng linh hoạt với các phương pháp dạy
học truyền thống.
- Việc nghiên cứu đề tài đã giúp bản thân tôi có được kiến thức về công nghệ
thông tin trong dạy học địa lí, biết cách nghiên cứu một đề tài khoa học về
phương pháp dạy học, được tiếp cận với một số phần mềm phục vụ cho việc
giảng dạy Địa lý ở trường THPT. Tuy nhiên, việc thực hiện chưa được nhiều
năm, nhiều lớp vì vậy chưa thể hoàn thiện được, tôi sẽ hoàn thiện trong những
năm học tiếp theo và ở tất cả các khối lớp. Rất mong nhận được ý kiến đánh giá
của đồng nghiệp trong Tỉnh để bộ môn Địa lí ngày càng hấp dẫn hơn, thu hút
được nhiều học sinh tích cực học tập.
3.2 Kiến nghị.
- Để có được một bài điện tử hay, chính xác, đúng yêu cầu,trước hết giáo viên
phải có sự hiểu biết nhất định về công nghệ thông tin. Bên cạnh đó giáo viên

phải mạnh dạn, không ngại khó, tự thiết kế bài giảng của mình.
- Bộ Giáo dục nên trang bị cho các trường phổ thông đầy đủ các phương tiện kỹ
thuật hiện đại để giáo viên và học sinh thuận lợi hơn trong giảng dạy, học tập và
nghiên cứu.
- Tổ chức các lớp tập huấn về công nghệ thông tin thường xuyên và hiệu quả
hơn.

9


XÁC NHẬN CỦA THỦ
TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Hoằng Hóa, Ngày 29/5/2019
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh
nghiệm của mình viết, không sao chép nội
dung của người khác.
Người viết

Nguyễn Thị Dung

10



×