Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

TIỂU THUYẾT VIỆT NAM 1945 1975 ngắn gọn đầy đủ nhất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (53.05 KB, 4 trang )

Tiểu thuyết là một thể loại chủ lực của văn xuôi, đồng thời là thước đo sự trưởng
thành của một nền văn học. Nó là danh dự, là niềm tự hào của dân tộc, “thiếu nó, dân tộc
thiếu sử thi”. Hoặc nói như Hegel: “Danh dự của mỗi dân tộc cần phải nó Homeros của
riêng mình”. Tuy nhiên sự sinh thành và phát triển của tiểu thuyết gặp nhiều khó khăn
hơn các thể loại khác. Và trong chặng đường phát triển của văn học, tiểu thuyết đã gặp
những thăng trầm, trãi qua thử thách để vươn mình trở thành một thể loại đặc sắc, đầy
luôn cuốn qua các giai đoạn. Và có thể nói, tiểu thuyết trong giai đoạn 1945-1945 đã có
những khởi sắc và những thành tựu nhất đất để lại dấu ấn đặc biệt trong lòng công chúng
yêu văn học.
Có thể nhận thấy, sự vận động của tiểu thuyết giai đoạn 1945 -1975 trải qua ba
chặng đường.
Năm 1945, Cách mạng tháng Tám thành công, rồi tiếp đó là cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp quay trở lại xâm lược là những biến cố trọng đại đối với vận mệnh
đất nước. Cuộc sống khó khăn không cho phép các văn nghệ sĩ sáng tác các tác phẩm dài
hơi. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dặn các văn nghệ sĩ, ưu tiên viết các thể loại ngắn. Bởi vậy
mà các thể loại ngắn như thơ, ký tự, truyện ngắn… được ưu tiên sáng tác. Đến những
năm giữa cuộc kháng chiến mới xuất hiện một số truyện vừa như Nhà Phó Ba của Xuân
Thu, Bên đường 12 và Nhân dân tiến lên của Vũ Tú Nam, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng
giai đoạn này chỉ có ba tiểu thuyết là Xung kích của Nguyễn Đình Thi, Vùng Mõ – Huy
Tâm, Con trâu – Nguyễn Văn Bổng, nhưng không khác xa truyện vừa là mấy. Ngoài các
tác phẩm trên cũng có một số tiểu thuyết đã công bố ở giai đoạn này nhưng chưa có điều
kiện in thành sách như Tranh tối tranh sáng – Nguyễn Công Hoan, Chết rồi sống lại của
Lưu Trùng Dương… Ba tác phẩm tiểu thuyết viết về ba thành phần cơ bản trong kháng
chiến: Công – Nông – Binh. Đây là kết quả trong việc đi tìm nhân vật điển hình trong
tiểu thuyết thởi chống Pháp, là những nét mới về nội dung tư tưởng so với tiểu thuyết
trước 1945. Ý thức được vai trò quan trọng của Công – Nông – Binh, các nhà văn bắt đầu
tìm hiều và học hỏi họ qua những chuyến đi thâm nhập thực tế.
Các truyện vừa và tiểu thuyết này thường xây dựng theo một biến cố, một sự kiện
trong cuộc kháng chiến như một chiến dịch của bộ đội, một cuộc đấu tranh của công nhân
trong vùng tạm chiến… Nhân vật trong các vưà truyện vừa và tiểu thuyết này thường là
một tập thể, một đơn vị, tuy cũng có những nhân vật được tập trung miêu tả kĩ nhưng hầu


như không có nhân vật nào được miêu tả rõ nét. Tính cách và số phận nhân vật chưa được
nhà văn quan tâm làm nổi bật mà điều quan trọng là thể hiện sức mạnh và vai trò của
quần chúng.
Xét về mặt hình thức nghệ thuật, tiểu thuyết thời kháng chiến chống Pháp còn non
yếu. Chân dung của nhân vật chưa được khắc họa rõ nét, chưa được chú ý khai thác nội
tâm. Giọng văn đơn điệu, ngôn ngữ chưa được gọt dũa đúng mức… Đặt trong dòng chảy
văn học dân tộc thì tiểu thuyết cách mạng 1946 – 1954 là một bước thụt lùi tạm thời.
Nhưng đây chỉ là khúc dạo đầu cho bản hợp ca sau này.
Bước qua giai đoạn 1955 – 1964, đây được xem là thời kì thực sự phát triển của
tiểu thuyết trong nền văn học mới. Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp, hòa bình đất nước được lập lại, nền văn học cách mạng có điều kiện thuận lợi để
phát triển ở miền Bắc đang đi vào xây dựng chủ nghĩa xã hội. Số đầu sách nhiều, số


lượng xuất bản cao, xuất hiện nhiều tiểu thuyết hoành tráng, đa dạng về đề tài, cảm hứng
thẩm mỹ, bút pháp, phong cách… Một trại sáng tác được chính phủ mở ra để cho các văn
nghệ sĩ có điều kiện tập trung sáng tác và nhiều tiểu thuyết ra đời trong trại viết.
Tiểu thuyết lúc này không chỉ khai thác đề tài về kháng chiến và lịch sử cách mạng
mà còn bám sát cuộc sống hiện tại đang có nhiều biến đổi, với những xung đột mới trong
cách mạng xã hội chủ nghĩa đang diễn ra.
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp vẫn là đề tài thu hút sự chú ý của nhiều
cây bút và đã có được nhiều tác phẩm thành công: Đất nước đừng lên của Nguyên Ngọc,
Vượt Côn Đảo – Phùng Quán, Đất rừng Phương Nam – Đoàn Giỏi, Sống mãi với Thủ
Đô – Nguyễn Huy Tưởng,… những sáng tác này đã làm sống lại hình ảnh cuộc kháng
chiến trường kì và anh dũng của toàn dân, những chiến công to lớn và cả sự hi sinh thầm
lặng.
Cùng với đề tài về cuộc kháng chiến chống Pháp, nhiều tác phẩm tiểu thuyết trở về
tái hiện quá khứ trước Cách mạng tháng Tám 1945: Mười năm – Tô Hoài, Tranh tối
tranh sáng, Đống rác cũ – Nguyễn Công Hoan, Cửa biển – Nguyên Hồng…các tác phẩm
này miêu tả bức tranh xã hội – lịch sử với những xung đột dân tộc, giai cấp gay gắt.

Đất nước bị chia cắt lâu ngày đã gây nên nổi đau trong lòng dân tộc và niềm khao
khát thống nhất dân tộc trở thành đề tài của phần lớn tiểu thuyết cách mạng Việt Nam.
Những tác phẩm nổi bật về đề tài này là Đôi bờ, Biển động, Nhật kí người ở lại, Mùa
mưa…
Hướng vào đời sống hiện tại, phản ảnh những đổi thay của đất nước và con người
trong công cuộc xây dựng cuộc sống mới với những xung đột là đề tài thu hút nhiều cây
bút tiểu thuyết. Nhiều tác phẩm viết về nông thôn trong cuộc cách mạng ruộng đất, xây
dựng hợp tác xã nông thôn như Xung đột – Nguyễn Khải, Cái sân gạch, Vụ lúa chiêm –
Đào Vũ, Người người lớp lớp - Trần Dần… Bên cạnh những tác phẩm ngợi ca thành quả
của cải cách ruộng đất, còn có những tác phẩm vạch ra những sai lầm trong cải cạch
ruộng đất như: Sắp cười, Phá đám, Những này bảo táp…
Tiểu thuyết giai đoạn này còn có sự đa dạng về cảm hứng sáng tác. Cảm hứng
cách mạng chiếm vị trí áp đảo, tiếp theo đó là cảm hứng hiện thực nhưng phần lớn tác
phẩm này đều bị uốn nắn. Thứ ba là cảm hứng lãng mạn vẫn xuất hiện thưa thớt qua một
số tác phẩm của các Nhà xuất bản tư nhân.
Đây cũng là thời nổ ra nhiều vụ án văn học, nhiều cuộc tranh luận, phê bình văn
học. Lĩnh vực phê bình tiểu thuyết diễn ra khá sôi động. Các cuốn tiểu thuyết như Vào
đời, Phá vây, Tranh tối tranh sáng, Đống rác cũ, Sỗng mãi với thủ đô… đều bị giới phê
bình có những đánh giá trái chiều, có tác phẩm lúc đầu được khen ngợi nhưng về sau lại
bị chỉ trích gay gắt và cấm phát hành, có tác phẩm vừa mới xuất bản đã bị lên án kịch liệt.
Nổi cộm nhất là tiểu thuyết Cái sân gạch của Đào Vũ, đã có khoảng 30 bài phê bình cho
tiểu thuyết này và đây là cuộc tranh luận lớn nhất về văn xuôi cách mạng trong giai đoạn
1945 – 1975.
Tiểu thuyết giai đoạn này có sự dung hợp nhiều sắc màu thẩm mỹ và cảm hứng tư
tưởng. Đó là sự hài hòa của hai yếu tố trái ngược nhau là chất thi ca và chất văn xuôi.
Điều đó tạo ra tính chất phong phú, phức tạp của tiểu thuyết giai đoạn này. Những nhân
vật có những phẩm chất cao đẹp, môi trường sống đẹp đẽ vui tươi. Đó là “chất thi ca lý


tưởng” của thời đại anh hùng. Ta có thể thấy điều này trong phần lớn tiểu thuyết cách

mạng Việt Nam 1955 -1964 có các tác phẩm như Đất nước đứng lên, Đường về cánh
đồng Chum, Sao Mai… Tuy nhiên cũng có một số tác phẩm miêu tả “chất văn xuôi vụ
lợi” của cuộc sống. Đó là những tiểu thuyết miêu tả hiện thực xấu xa của xã hội Việt Nam
thời Pháp thuộc và những hỗn độn của buổi đầu xây dựng chế độ mới. Tiêu biểu cho
khuynh hướng này là tiểu thuyết của Nguyễn Công Hoan với Đống rác cũ, Tranh tối
tranh sáng. Ngoài ra còn có các tiểu thuyết khác: Sắp cưới, Vào đời, Mở hầm, Trước giờ
nổ súng… Chính sự có mặt của “chất tiểu thuyết” đã làm nên số phận thăng trầm cho các
tác phẩm này.
Tiểu thuyết giai đoạn này cũng dung hợp cả yếu tố bi lẫn yếu tố hài. Nói đến cảm
hứng hài đời phải kể đến tác phẩm: Đống rác cũ, Một nhà đại thiện xạ, Phất, Mười năm,
… Yếu tố bi đậm nét ở trong các tác phẩm: Những ngày bão táp, Đất lửa, Cái sân gạch…
Về tư tưởng thẩm mỹ, quan điểm sử thi yêu cầu nhà văn phải đứng trên lập trường
dân tộc, của Đảng để xem xét mọi vấn đề. Tuy nhiên, tiểu thuyết giai đoạn này rất đa
dạng về điểm nhìn. Ta có thể thấy những quan điểm khác nhau về chiến tranh trong: Vỡ
bờ, Trên mãnh đất này, Phá vây, Sống mãi với Thủ đô… Trong chế độ XHCN, người ta
coi cái chung hơn cái riêng, tác phẩm sử thi cũng đòi hỏi như vậy. Mọi đánh giá phải
đứng trên lập trường của Đảng, nên ngôn ngữ sử thi thống nhất một giọng, tác giả không
có phong cách riêng. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có nhiều nhà tiểu thuyết thể hiện khá
rõ phong cách riêng, nhất là Nguyễn Công Hoan và Nguyên Hồng.
Lần đầu tiên trong lịch sử tiểu thuyết nước nhà, loại hình nhân vật anh hùng đa
diện xuất hiện trở thành một phòng trào và đã tạo ra diện mạo riêng cho giai đoạn này.
Những nhân vật này xuất hiện đầu tiên trong các tác phẩm Sống mãi với thủ đô, đó là các
tự vệ thành, họ là những người yêu nước chân thành nhưng vẫn có những hành động vô
kỷ luật hay Trước giờ nổ súng với nhân vật Chánh có động cơ gia nhập bộ đội rất tầm
thường nhưng nhìn bề ngoài có vẻ rất cao cả… Và các tiểu thuyết như Trên mảnh đất này
– Hoàng Văn Bổn, Gia đình Má Bảy, Mẫn và tôi – Phan Tứ… đều có mặt những nhân vật
đa diện.
Cảm hứng sử thi trước năm 1945 đã xuất hiện trong nhiều thể loại, nhất là trong
các tiểu thuyết lịch sử. Nhưng đúng theo ý nghĩa mà các nhà văn học Xô Viết đưa ra thì
phải sau năm 1954 mới xuất hiện ở Việt Nam. Các cuốn tiểu thuyết sử thi được sáng tác

trong giai đoạn này là Người người lớp lớp, Cao điểm cuối cùng, Vỡ bờ, Bên kia biên
giới, Phá vây… Phần lớn tiểu thuyết sử thi giai đoạn này đều nói về cuộc chiến kháng
Pháp. Mặc dù số lượng không nhiều nhưng đây là bước khởi đầu quan trọng để chuẩn bị
cho một trào lưu tiểu thuyết sử thi giai đoạn sau.
Có thể nói, trong 30 năm chiến tranh, tiểu thuyết giai đoạn 1955 – 1964 đạt được
nhiều thành tựu xuất sắc nhất. Với sự đa dạng về đề tài, cảm hứng, phong cách… đã làm
cho tiểu thuyết để lại những ấn tượng nhất định trong lòng người đọc.
Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, văn học cách mạng bước vào một chặng
đường mới. Văn học giai đoạn này phải theo một chuẩn mực, một khuôn mẫu. Văn nghệ
sĩ siết thành một khối, chấm dứt tự do sáng tác gây tranh luận ồn ào như trước. Đảng chủ
trương xây dựng mẫu nhân vật anh hùng để cổ vũ chiến đấu. Khuynh hướng sử thi là đặc
điểm bao trùm trong tiểu thuyết giai đoạn này.


Tiểu thuyết giai đoạn này xuất bản không nhiều, đến 1973, tiểu thuyết mới có
nhiều tác phẩm được công bố, cảm hứng anh hùng ca tràn ngập các trang sách. Chia làm
hai bộ phận lớn: tiểu thuyết miền Nam và tiểu thuyết miền Bắc.
Văn học giải phóng miền Nam thành ba bộ phận: Nam Bộ, khu Năm, Trị Thiên.
Tiểu thuyết cách mạng Nam bộ xây dựng những nhân vật nổi tiếng của lịch sử, anh hùng
cách mạng, nhân vật đầy cá tính, ngôn ngữ giản dị, dẫn truyện đặc sắc, giàu kịch tính,
cung cấp kiến thức về lịch sử, về người Nam bộ qua tác phẩm Hòn Đất của Anh Đức;
Rừng U Minh (Trần Hiếu Minh); Áo trắng; Người mẹ cầm súng (Nguyễn Thi)… Chiến
trường khu Năm, chủ yếu nhà văn tập trung phản ánh tình trạng phổ biến các gia đình
miền Nam bấy giờ; hoạt động cách mạng quân và dân; dựng lên cuộc chiến ác liệt giữa
du kích với quân đội Mỹ và quân quốc gia với các tác phẩm mang bút pháp mới mẽ, ngôn
ngữ sinh động, hài hước, giàu màu sắc tu từ, kết cấu linh hoạt: Phan Tứ với tiểu thuyết
Gia đình má Bảy, Nguyễn Trung Thành với các tác phẩm Đất Quảng (tập I – 1971);
Chớp trắng của Thu Bồn…Chiến trường Trị Thiên với rất nhiều các nhà văn cách mạng
“B ngắn” phản ánh chân thực mối quan hệ ta với địch, xây dựng nhân vật hào hùng, thể
hiện rõ nét lý tưởng cách mạng của thanh niên: Hồ Phương với (Thôn ven đường), Sao

Mai của Dũng Hà, Chiến sĩ của Nguyễn Khải, Dấu chân người lính của Nguyễn Minh
Châu …
Đến với tiểu thuyết miền Bắc với nhiều đề tài. Đề tài người anh hùng, người
bộ đội như Sao Băng (1968), Đường trong mây, Con đường mòn ấy, Vùng trời, Biển
động, Hoa hồng trắng… mang tính thời sự cao, phản ánh sự kiện chính trị kịp thời. Đề tài
sản xuất nông nghiệp với phong trào xây dựng HTX, mâu thuẩn giữa tư tưởng, giữa cái
cũ và cái mới, chứa đựng nhiều sự kiện, bức tranh gai góc ở nông thôn: Cửa sông, Người
ở nhà, Gương xanh, Ao làng; Bão biển của Chu An... Đề tài công nghiệp chiếm số lượng
khiêm tốn với hình tượng chính là người công nhân cần cù lao động: Đi lên đi, Nơi anh
sẽ đến, Những tầm cao, Xi măng, Bạch đàng…. Đề tài miêu tả cuộc sống ở miền núi với
việc tạo dựng được không khí miền núi, cung cấp đầy đủ những phong tục tập quán của
đồng bào thiểu số: Sao Mai, Làng cao, Vùng cao, Miền tây, Lưu lạc, Hoa lửa, Dãi lụa, …
Tiểu thuyết trinh thám viết về chiến tranh chống gián điệp cũng để lại dấu ấn mạnh mẽ
qua Mũi tên 17, Thiếu tá đặc nhiệm, Nhóm rắn lục…
Tiểu thuyết cách mạng Việt Nam 1965 – 1975 có sự đa dạng về chủng loại và
thống nhất trên nhiều phương diện. Văn học hướng đến mục tiêu chính trị, phục vụ chính
sách của Đảng, thể tài lịch sử dân tộc được ưu tiên. Nhân vật có tác dụng nêu gương và
cổ vũ chiến đấu, cảm hứng anh hùng được chú trọng mạnh mẽ, sáng tác hướng theo hiện
thực XHCN. Nhìn vào văn học cách mạng Việt Nam 1965 – 1975, người ta thấy được tất
cả đặc điểm của nền văn học cách mạng XHCN.
Như vậy, chúng ta thấy rằng tiểu thuyết giai đoạn 1945 – 1975 đã ghi lại những
bức tranh xã hội – lịch sử của một thời đại nhiều biến cố. Tiểu thuyết mang khuynh
hướng sử thi với ưu thế của loại hình tự sự. Mặc dù còn không ít hạn chế do sự quy định
của thời đại nhưng tiểu thuyết giai đoạn này vẫn để lại những thành tựu có giá trị góp vào
tiến trình phát triển của tiểu thuyết Việt Nam.



×