Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Đáp án đề thi HSG TTH 12 (2)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.13 KB, 3 trang )

SỞ GIÁO DỤC- ĐÀO TẠO KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH
THỪA THIÊN -HUẾ NĂM HỌC 2006- 2007
THPT NGUYỄN CHÍ THANH
................................... Môn : VĂN - Lớp 12- THPT
Thời gian:150 phút
( không kể thời gian giao đề )
.............................................................................
ĐÁP ÁN:
I) Yêu cầu chung:
- Học sinh có kỹ năng bình luận một vấn đề lý luận văn học.
- Học sinh thể hiện cách nắm bắt và lý giải vấn đề qua việc phân tích bài thơ
“ Tây tiến” của Quang Dũng.
- Bố cục bài sáng rõ, diễn đạt truyền cảm.
II) Yêu cầu cụ thể:
Học sinh đi từ luận giải vấn đề về lý luận văn học đến phân tích bài thơ “Tây
tiến”. Sau đây là một số ý cơ bản:
1) Bình:
+ Cũng như các loại hình nghệ thuật khác, văn học nhận thức, phản ánh đời
sống và thể hiên tư tưởng, tình cảm bằng hình tượng nghệ thuật. Hình tượng
là “ Máu thịt và linh hồn” của tác phẩm văn học. Nó là một cách tư duy, là
hình thức mang tính nội dung của văn học nghệ thuật.
+ Hình tượng văn học không giống với hình tượng âm nhạc, hội họa hay
điêu khắc. Sở dĩ có sự khác nhau đó là do mỗi loại hình nghệ thuật sử dụng
một chất liệu riêng để xây dựng hình tượng. Chất liệu của âm nhạc là âm
thanh, giai điệu; của hội họa là đường nét, màu sắc; của điêu khắc là mảng
khối...còn của văn học chính là ngôn từ. Vì vậy người ta thường nói “ Văn
học là nghệ thuật ngôn từ”.
+ Sức sống của tác phẩm văn học suy cho cùng là bắt nguồn từ chính sức
sống của ngôn từ. Một thứ ngôn từ đậm chất nghệ thuật, đậm cá tính sáng
tạo và ẩn chứa một sức nặng tư tưởng không cùng. Qua vẻ đẹp của ngôn từ
trong tác phẩm văn học, con người nhận chân được giá trị đích thực của đời


sống. Từ đó mà thêm gắn bó và yêu mến hơn cuộc sống này.
2) Luận:
+ Mục đích quan trọng bậc nhất của VHNT là phản ánh, nhận thức, khám
phá hiện thực theo quy luật của cái đẹp, nhằm thỏa mãn cho con người
những tình cảm thẩm mỹ vô cùng phong phú và đa dạng. Mà muốn vậy thì
chỉ có ngôn từ với tính chất “ Phi vật thể” mới có khả năng “ nói hết những
điều muốn nói” của hình tượng nghệ thuật.
+ Ngôn từ văn học được đúc kết từ bốn đặc điểm cơ bản : tính chính xác,
tính hàm súc, tính biểu cảm và tính hình tượng. Trong đó, tính hình tượng là
một đặc trưng cơ bản nhất. Tính hình tượng của ngôn từ văn học đã đem lại
cho văn học khả năng diễn tả thế giới tự nhiên, xã hội và thế giới tâm hồn
con người một cách sống động, gợi cảm, ý nhị và hấp dẫn, làm cho đời sống
con người hiện ra y như thật từ những chi tiết nhỏ nhất một cách cụ thể, xác
thực cho đến những ý nghĩa phong phú mà người đọc phải liên hệ, tưởng
tượng mới hiểu hết những ẩn ý sâu xa trong đó.
+ Tính hình tượng của ngôn từ văn học được thể hiện trong nội dung của lời
nói nghệ thuật thông qua các loại từ “ tượng hình”, “ tượng thanh”, “ từ miêu
tả cảm giác, trạng thái”, qua những hình thức chuyển nghĩa từ các biện pháp
tu từ như so sánh, ẩn dụ, nhân hóa... Vì vậy, trong một TPVH chỉ một từ
dùng đắt, một câu văn hay, một đoạn văn hấp
dẫn... khiến chúng ta nhiều khi quên cả câu chữ mà chỉ thấy một thế giới
hình tượng đang tự bộc lộ, tự nói lên bằng ngôn từ.
+ Thế giới cuộc sống vô cùng đa dạng và phong phú. Bởi vậy, hình tượng
nghệ thuật cũng được dệt nên bởi một thế giới ngôn từ nhiều màu, nhiều vẻ.
Có ngôn từ đẹp một cách mỹ lệ, có ngôn từ mộc mạc, đáng yêu, có ngôn từ
mạnh mẽ, có ngôn từ tha thiết, lắng sâu... Tất cả làm nên những hình tượng
thẫm mỹ độc đáo, đem lại cho văn học một thế giới đa thanh, đa điệu.
+ Hình tượng nghệ thuật trong TPVH là sự kết tinh của hai yếu tố cảm xúc
và tư tưởng. Nó chứa đựng trong đó thái độ sống, quan niệm sống, triết lý
nhân sinh và bao nhiêu những vấn đề khác cần được giãi bày, được bộc lộ

của người nghệ sĩ. Vì thế, ngôn từ văn học mang đậm tính chủ quan của
người viết và ẩn chứa một sức nặng tư tưởng không cùng.
3) Phân tích bài th ơ “ Tây tiến” của Quang Dũng:
a) Vài nét về tác giả và tác phẩm:
+ Quang Dũng là một trí thức Hà Nội yêu nước và rất đỗi tài hoa, từng là đại
đội trưởng của binh đoàn Tây tiến, cuối năm 1948 nhà thơ chuyển sang đơn
vị khác.
+ Bài thơ ra đời sau khi Quang Dũng rời đơn vị không bao lâu, tại hội nghị
toàn quân ở Phù Lưu Chanh.
b) Về nội dung:
+ Bài thơ là những ký ức của Quang Dũng, cảm xúc bao trùm là một nỗi nhớ
“ chơi vơi” nồng nàn, tha thiết, làm sống lại những kỷ niệm tự nhiên, chân
thật gắn liền với cuộc đời chiến đấu của binh đoàn Tây tiến trên một vùng
núi non hiểm trở của Tây Bắc.
+ Khung cảnh thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ và thơ mộng, vẻ đẹp người lính
Tây tiến hào hùng và lãng mạn càng trở nên độc đáo, khác thường dưới ngòi
bút tài hoa, giàu chất lãng mạn của Quang Dũng.
c) Về nghệ thuật:
+ Phân tích được những đặc sắc về nghệ thuật ngôn từ: giàu tính gợi hình
và biểu cảm; nghệ thuật phối thanh độc đáo; thủ pháp đối lập; cách xây dựng
hình ảnh thơ vừa gân guốc, khỏe khoắn vừa trữ tình lãng mạn.
+ Chỉ ra được những sáng tạo riêng độc đáo của nhà thơ: ngôn ngữ thơ vừa
rất thật vừa mang màu sắc cổ điển, đậm chất bi tráng.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×