Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỞNG CỬA HÀNG XĂNG DẦU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.59 KB, 20 trang )

MỤC LỤC
CHƯƠNG I: MÔ TẢ TÓM TẮT VỀ CƠ SỞ............................................................2
1.1 Tên cơ sở:......................................................................................................................................................2
1.2 Chủ cơ sở:.....................................................................................................................................................2
1.3 Vị trí địa lý của cơ sở:...................................................................................................................................2
1.4 Các hạng mục xây dựng của cơ sở:..............................................................................................................3
1.4.1. Hạng mục xây dựng của cơ sở:............................................................................................................3
1.4.2. Các hạng mục phục vụ kinh doanh:.....................................................................................................4
1.4.3 Hạng mục bảo vệ môi trường:..............................................................................................................4
1.5 Quy mô, công suất, thời gian hoạt động của cơ sở:....................................................................................4
1.6 Quy trình vận hành của cơ sở:.....................................................................................................................4
1.7 Máy móc thiết bị:..........................................................................................................................................6
1.8 Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu:..................................................................................................................6
1.8.1 Nhu cầu sử dụng điện...........................................................................................................................6
1.8.2 Nhu cầu sử dụng nước:.............................................................................................................................7
1.8.3 Nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu:.........................................................................................................7
1.9.1 Tóm tắt các biện pháp bảo vệ môi trường đã thực hiện trong thời gian qua.....................................7

CHƯƠNG II: MÔ TẢ TẤT CẢ CÁC NGUỒN CHẤT THẢI,................................8
CÁC TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ, CÁC CÔNG TRÌNH,
BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG......................................................................8
2.1 Các nguồn phát sinh chất thải:.....................................................................................................................8
2.2.1 Nước thải:..............................................................................................................................................8
2.1.2 Chất thải rắn thông thường:...............................................................................................................10
2.1.3. Chất thải nguy hại...............................................................................................................................10
2.1.4. Khí thải................................................................................................................................................11
2.1.5. Nguồn tiếng ồn, độ rung....................................................................................................................12
2.2. Các tác động đối với môi trường và kinh tế - xã hội.................................................................................12
2.3. Các công trình biện pháp bảo vệ môi trường của cơ sở..........................................................................13



Đề án bảo vệ môi trường đơn giản – Cửa hàng xăng dầu DKC Sông biển số 3
2.3.1. Hệ thống thu gom, xử lý nước thải và nước mưa.............................................................................13
2.3.2. Phương tiện, thiết bị thu gom, lưu giữ và xử lý chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại 14
2.3.3. Công trình, thiết bị xử lý khí thải.......................................................................................................14
2.3.4. Các biện pháp chống ồn, rung...........................................................................................................15
2.4. Kế hoạch xây dựng, cải tạo, vận hành các công trình và thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường..16

CHƯƠNG III: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG......................................16
3.1. Giảm thiểu tác động xấu do chất thải.......................................................................................................16
3.2. Giảm thiểu tác động xấu khác...................................................................................................................17
3.3. Kế hoạch giám sát môi trường:.................................................................................................................18

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT..............................................................18
1. Kết luận:........................................................................................................................................................18
2. Kiến nghị:......................................................................................................................................................18
3. Cam kết:........................................................................................................................................................19

CHƯƠNG I: MÔ TẢ TÓM TẮT VỀ CƠ SỞ

1.1 Tên cơ sở:
Cửa hàng xăng dầu DKC Sông Biển số 3
1.2 Chủ cơ sở:
- Công ty chủ quản: Công ty cổ phần giao thông vận tải & dạy nghề
- Mã số thuế: 2901790075
- Đại diện bởi: Lý Ngọc Hùng
- Chức vụ: Giám đốc
- Sinh ngày: 22/3/1960
- Số CMND: 1800858844; Ngày cấp: 12/12/2012; Nơi cấp: Công an Nghệ An
1.3 Vị trí địa lý của cơ sở:
Cửa hàng xăng dầu DKC Sông biển Số 3 hoạt động tại thôn Bản Đình, xã Bình

Chuẩn, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An. Ranh giới tiếp giáp các khu vực sau:
- Phía Đông Nam giáp đất trồng lúa, dài 25m
2


Đề án bảo vệ môi trường đơn giản – Cửa hàng xăng dầu DKC Sông biển số 3

- Phía Tây Bắc đường QL 58C, dài 25m
- Phía Đông Bắc giáp với đường nội đồng (Đường đất); dài 26,4m
- Phía Tây Nam giáp vườn nhà ông Dũng, dài 26,4m
Vị trí phù hợp với việc xây dựng Cửa hàng xăng dầu để thu hút đầu tư và khai thác
quỹ đất nhằm cải thiện môi trường góp phần chỉnh trang vùng nông thôn
Điều kiện địa chất công trình: Nền đất khu vực có tính năng xây dựng tốt, nước
ngầm nằm ở độ sâu từ 100-150 cm địa hình trũng.
Nguồn tiếp nhận nước thải của Cửa hàng xăng dầu là nước mương xung quanh
khu vực. Nước thải tại Cửa hàng là nước thải sinh hoạt (không có nước thải từ quy trình
sản xuất) loại nước này sẽ được thu gom và xử lý bằng bể tự hoại trước khi thải ra môi
trường. Một dạng nước thải khác phát sinh từ việc súc rửa bồn, bể chứa, xả nước đáy bể
sẽ thu gom lắng cặn từng bể chứa sau đó xử lý bằng phương pháp phân hủy sinh học.
Nước thải sau khi được xử lý bằng phương pháp phân hủy sinh học. Nước thải sau khi đã
được xử lý sẽ được đổ thải vào hệ thống chung của xóm. Mạng lưới thoát nước này sẽ ra
môi trường tự nhiên.
1.4 Các hạng mục xây dựng của cơ sở:
1.4.1. Hạng mục xây dựng của cơ sở:
Hệ thống giao thông: Cơ sở tiếp giáp quốc lộ 48C
Hệ thống cấp điện: Nguồn điện được lấy từ đường dây hạ áp của lưới điện Quốc
gia phục vụ cho hoạt động kinh doanh sản xuất kinh doanh và sinh hoạt.
Hệ thống cấp nước: Nước dùng cho sinh hoạt và kinh doanh được lấy từ giếng
khoan của cửa hàng.
Hệ thống thoát nước thải: nước thải phát sinh trong quá trình súc rửa thiết bị được

thu gom theo ống nhựa D=72 mm vào bế lắng tách dầu sau đó chảy ra hệ thống thoát
nước của khu vực.
Hệ thống thoát nước mưa: hệ thống thoát nước mưa được bố trí xây dựng để thu
gom nước mưa và nước mái, nước mưa được thu gom và tự chạy vào hệ thống thoát
nước chung của khu vực.
Hệ thống chống sét: gổm một thanh kim loại nối từ đỉnh mái đến mặt đất nếu sét
đánh vào cửa hàng, thanh kim loại sẽ thu sét chuyền qua dây dẫn xuống đất.
Hệ thống phòng cháy bao gồm:
- 12 bình bột chữa cháy MFZ4-ABC
- 02 bình bột chữa cháy MFZL8-ABC
- 01 bình khí chữa cháy CO2 - MT5
- 02 nội quy tiêu lệnh PCCC
- 02 biển cấm lửa, 02 biển cấm hút
-10 chăn chiên
- 01 hố cát
3


Đề án bảo vệ môi trường đơn giản – Cửa hàng xăng dầu DKC Sông biển số 3

- 01 bể nước chữa cháy
- 04 xẻng, 04 xô
Và một số phương tiện chữa cháy khác
Tùy vào điều kiện cụ thể trang thiết bị các phương tiện trên bằng loại các ký hiệu
khác nhưng vẫn đảm bảo tính năng kỹ thuật tương đương.
1.4.2. Các hạng mục phục vụ kinh doanh:
Các hạng mục hạ tầng phục vụ hoạt động kinh doanh buôn bán của cơ sở đã bao gồm:
+ Mái che cột bơm
- Cấp công trình : cấp III
Số tầng: 01 tầng

- Diện tích mái che: 75m²
Chiều cao tầng: 5m
+ Văn phòng làm việc + bán hàng
- Cấp công trình : cấp III
Số tầng: 01 tầng
- Cao độ nền nhà: + 0.2 m so với cốt sân nội bộ
Tổng chiều cao công trình: 5.0 m
2
- Diện tích xây dựng: 117 m
Tổng diện tích sàn: 117 m2
1.4.3 Hạng mục bảo vệ môi trường:
Nước thải sinh hoạt được thu gom bởi hệ thống thoát nước được xử lý bằng bể tự
hoại, nước thải sản xuất được gạn bằng bể lắng dầu.
Nước mưa chảy tràn thu gom bằng rãnh thoát nước và tự chảy ra hệ thống thoát
nước vào mương nước chung của xóm.
Khí thải, tiếng ồn sử dụng tường bao quanh, cây xăng để hạn chế khí thải và tiếng
ồn phát ra môi trường xung quanh.
Đối với nguy hại được lưu trữ vào thùng riêng biệt có nắp đậy kín.
1.5 Quy mô, công suất, thời gian hoạt động của cơ sở:
- Quy mô diện tích: Diện tích cơ sở là: 333 m2
- Số Cán bộ, công nhân viên: có 04 Cán bộ, công nhân viên làm việc tại cơ sở
-Công suất tiêu thụ: công suất tiêu thụ dự kiến khoảng 1.5 m 3 / ngày tương đương 45
m3 / tháng
1.6 Quy trình vận hành của cơ sở:
Quy trình xuất nhập xăng dầu tại cửa hàng sau:
Kho xăng
Đầu mối

Xe bồn


Bể chứa

Cột bơm

Khách hàng

Hình 1: Quy trình xuất nhập xăng dầu tại Cửa hàng
- Xăng dầu được chở về cửa hàng bằng xe bồn xitec chuyên dụng của đơn vị cung
cấp, sau đó được bơm vào bể chứa xăng của cửa hàng.
4


Đề án bảo vệ môi trường đơn giản – Cửa hàng xăng dầu DKC Sông biển số 3

- Khi xe bồn vào bãi đỗ để nhập hàng, dùng ốm mềm nối vào vị trí họng thu hồi
của xe xitec. Trong quá trình nhập hàng, xăng được dẫn theo ống mềm từ xitec vào bể
chứa nước ngầm của cửa hàng và điền đầy thể tích trống của bể chứa đồng thời đầy hơi
xăng dầu từ bể chứa thoát ra theo đường ống thu hồi hơi của xe xitec. Nhờ việc điều
chỉnh áp lực dương của van hơi bể mà hơi xăng dầu được thu hồi hơi quay trở lại xe xitec
vì vậy hạn chế tối đa hơi phát ra môi trường. Khi nhập xăng dầu vào bể chứa phải sử
dụng phương pháp nhập kín.
- Tất cả các bể chứa đều đặt ngầm dưới đất dày 1 m, bể được kê trên nền bê tông
cốt thép
- Khi xuất bán được bơm dẫn tới thiết bị máy đo điện tử, bán cho người tiêu dùng,
xăng dầu được sản xuất cho khách hàng bằng đồng hồ điện tử.
- Để đảm bảo an toàn và tránh tình trạng giãn nở và co ngót xăng dầu, việc thực
hiện nhập kho xăng dầu sẽ thực hiện lúc trời râm mất, không thực hiện vào thời điểm
nắng nóng gây cháy nổ.
a, Quy trình nhập hàng vào bể
- Kiểm tra xitec

- Lấy mẫu lưu theo quy định
- Tính toán lượng hao hụt vận chuyển
- Đo hàng tồn dưới bể, cân đối sức chứa, khi đủ sức chứa mới tiến hành nhập hàng
- Nối ống nhập từ xitec vào họng nhập của bể cùng chủng loại, kiểm tra việc đầu
nối tranh nhầm hàng.
- Nối ống thu vào nồi hơi của bồn xe
- Nối dây tiếp đại từ xe với cọc tiếp địa
- Kiểm tra lại toàn bộ công việc thêm một lần nữa trước khi mở van xả nhập xuống
bể. Đối với các họng nhập phải có đánh dầu rõ ràng loại hàng cụ thể bằng các biển báo.
- Mở van xả hàng xuống bể
b, Quy trình vận hành cột bơm dầu (bán hàng)
B1. Quy trình kiểm tra trước khi vận hành
- khi nhận ca bán hàng, phải kiểm tra chất lượng, số lượng dụng cụ PCCC được
trang bị và để dụng cụ PCCC theo quy định.
- Kiểm tra an toàn thiết bị, độ bắt chặt thiết bị với bệ (không lung lay). Độ kín của
mỏ vịt , các khớp nối của ống dẫn.
- Màn hình sáng, các dãy số có hiển thị đầy đủ, ghi tổng của cột bơm vào sổ giao
ca
- Kiểm tra đơn giá bán trên cột bơm theo quy định hiện hành của Công ty
B2. Quy trình tắt máy
- Tắt máy thông thường:
Sau khi bơm đủ hàng cho khách, đóng mỏ vịt và đặt mỏ vịt vào vị trí gài mỏ vịt
của cột bơm, máy bơm sẽ tự động dừng. Nếu bơm không tự động dừng hoặc báo lõi phải
5


Đề án bảo vệ môi trường đơn giản – Cửa hàng xăng dầu DKC Sông biển số 3

cắt điện bơm để tắt máy. Báo cáo ca trưởng hoặc cửa hàng trưởng để xử lý đúng quy
định.

- Tắt máy khi có sự cố:
Khi có hiện tượng không bình thường (vỡ hoặc rò rỉ đường ống, kẹt mỏ vịt, máy
bơm có tiếng gõ hoặc chạy không êm, số hiển thị hàng bơm không nhảy, tràn hàng, mất
an toàn PCCC), công nhân vận hành phải dừng ngay việc bơm hàng. Dùng nút STOP
trên máy để dừng khẩn cấp (cột bơm SUNNY-REX) hoặc có biện pháp kịp thời cắt
nguồn điện vào máy.
B3. Quy trình sau ca bán hàng
- Lau chùi bên ngoài máy, vệ sinh công nghiệp khu bán hàng sạch sẽ
- Ghi vào sổ nhật trình vận hành thiết bị và sổ giao ca các thông số hoạt động vào
tình trạng kỹ thuật của cột bơm và các thiết bị khác.
- Tiến hành bàn giao ca bán hàng cho ca tiếp theo
1.7 Máy móc thiết bị:
Máy móc, thiết bị phục vụ cho hoạt động kinh doanh của cơ sở được thống kê
trong bảng sau:

TT
1
2
3
4
5
6

Bảng 1: Danh mục các máy móc thiết bị của cơ sở
Tên thiết bị
Đơn vị
Máy phát điện
Máy
Cột bơm xăng dầu
Cột

Bể chứa
Bể
Bình chữa cháy
Bình
Máy tính
Bộ
Bàn ghế
Bộ
Và một số máy móc khác

Số lượng
01
03
02
13
01
01

1.8 Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu:
1.8.1 Nhu cầu sử dụng điện
- Nguồn cấp điện:
Để cung cấp cho hoạt động tại cơ sở được lấy từ nguồn điện thông qua hệ thống điện của
huyện Con Cuông
Trường hợp mất điện, cửa hàng này sẽ chạy máy phát hiện để cung cấp nguồn điện phục
vụ bán hàng
- Nhu cầu sử dụng điện
Được tính căn cứ vào công suất tiêu thụ điện của máy móc, thiết bị và nhu cầu điện sinh
hoạt. Trung bình hàng tháng cơ sở tiêu thụ hết 250 kW/ tháng
Lượng dầu Diezen tiêu thụ cho máy phát khoảng 5-6 lít/ngày mất điện.


6


Đề án bảo vệ môi trường đơn giản – Cửa hàng xăng dầu DKC Sông biển số 3

1.8.2 Nhu cầu sử dụng nước:
Nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt: theo quy chuẩn xây dựng của Việt Nam
(TCXDVN), tiêu chuẩn cấp nước cho công trình công cộng đối với 1 người là 100 l ng/đ)
Với số lượng cán bô, công nhân cửa hàng là 04 người sẽ cần sử dụng 100 l *4 =400
l/ng/đ
Nước phục vụ sinh hoạt kinh doanh chủ yếu là nước phục vụ hoạt động lau rửa sàn
nhà, mỗi ngày cần khoảng 300 l nước.
Như vậy, tổng nhu cầu sử dụng nước khoảng 700 l/ ngày
Nguồn nước sử dụng là nước giếng khoan được khai thác tại khu vực cửa hàng.
1.8.3 Nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu:
- Với hoạt động hiện tại chủ yếu kinh doanh buôn bán xăng dầu. Công suất tiêu thụ nhiên
liệu lỏng tại cửa hàng xăng dầu trung bình mỗi tháng khoảng 100 m 3
1.9 Tình hình thực hiện các công tác bảo vệ môi trường của đơn vị trong thời gian
qua:
1.9.1 Tóm tắt các biện pháp bảo vệ môi trường đã thực hiện trong thời gian qua
Từ khi mua lại cửa hàng đến nay, Công ty đã tính đến đảm bảo an toàn cháy nổ
PCCC, BVMT theo quy định của Nhà nước.
Cửa hàng xăng dầu DKC Sông Biển số 3 đã thực hiện một số biện pháp bảo vệ
môi trường như sau:
- Đối với nước thải sinh hoạt: xây dựng bể tự hoại kích thước 1.5 x 1.5 để xử lý
nước thải sơ bộ trước khi xả ra hệ thống thoát nước chung.
- Nước thải nhiễm dầu thu gom xử lý sơ bộ bằng bể tách dầu thể tích 4 m3
- Đối với nước mưa chảy tràn thu gom bằng hệ thống mương trong khu vực cho
qua hố ga lắng cặn bùn, sau đó tự chảy ra hệ thống thoát nước chung của khu vực.
- Đối với chất rắn thông thường: thu gom, bán phế liệu đối với các loại rác thải có

thể tái chế và đối với rác sinh hoạt thì thực hiện thu gom, đổ vào thùng rác màu xanh.
- Đối với các chất thải có dính bám dầu mỡ, bóng đèn, hộp mực in được phân loại,
thu gom vào thùng rác nhựa có nắp đậy và định kỳ hàng năm có đơn vị chuyên môn thu
gom xử lý đúng quy định.
- Trồng cây xanh trong khuôn viên và nạo vét hệ thống mương thoát nước
- Thực hiện nghiêm túc các quy định về PCCC, ANTT

7


Đề án bảo vệ môi trường đơn giản – Cửa hàng xăng dầu DKC Sông biển số 3

CHƯƠNG II: MÔ TẢ TẤT CẢ CÁC NGUỒN CHẤT THẢI,
CÁC TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ, CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN
PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
2.1 Các nguồn phát sinh chất thải:
Các nguồn phát sinh chất thải trong quá trình hoạt động của cơ sở dự án gồm có: nước
thải sinh hoạt, nước thải nhiễm dầu, chất thải rắn, khí thải và tiếng ồn, độ rung. Cụ thể
như sau:
2.2.1 Nước thải:
a, Nước thải sinh hoạt
- Nguồn phát sinh: Nước thải sinh hoạt của Cơ sở chủ yếu phát sinh từ các hoạt
động: vệ sinh cá nhân của CB, CNV … Nước thải có một số đặc điểm là ổn định về
thành phần, chất bẩn vô cơ chiếm khoảng 42 % chủ yếu ở dạng hòa tan, chất hữu cơ
chiếm 50% chủ yếu dạng keo không tan nhưng dễ phân hủy sinh học và một số sinh vật,
vi trùng gây bệnh
- Tải lượng: Từ nhu cầu sử dụng nước cho mục đích sinh hoạt tại cơ sở khoảng
300 l /ngày (theo nhu cầu sử dụng thực tế tại cơ sở) ta có thể tính được tải lượng nước
sinh hoạt của cơ sở là 255 l / ngày (85% lượng nước cấp). Như vậy, lượng nước thải sinh
hoạt tại cơ sở không đáng kể , việc lấy mẫu phân tích chất lượng nước thải để đánh giá

hiện trạng môi trường nước là không cần thiết.
Bảng 2: Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt
Đại lượng
Khối lượng g/người.ngày
Chất rắn lơ lửng (SS)
60-65
BOD5 của nước thải đã lắng
30-35
BOD5 của nước thải chưa lắng
65
N-NH4
8
Photphat (P2O5)
3.3
Cl
10
Chất hoạt động bề mặt
2-2.5
(Nguồn: Bảng 25-TCVN 7957:2008)
8


Đề án bảo vệ môi trường đơn giản – Cửa hàng xăng dầu DKC Sông biển số 3

- Tác động của nước thải đến môi trường: Tác động của chất ô nhiễm trong nước
thải sinh hoạt của cơ sở được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 3 Tác động của các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt
STT
Chất ô nhiễm

Tác động
- Giảm độ oxy hòa tan trong nước
1
Các chất hữu cơ
- Ảnh hưởng đến hệ sinh thái hủy sinh
Ảnh hưởng đến chất lượng nước, tài
2
Chất rắn lơ lửng
nguyên thủy sinh
Gây ảnh hưởng phú dưỡng, ảnh hưởng
3
Các chất dinh dưỡng (N,P)
đến chất lượng nước, sự sống thủy sinh
- Nước có lẫn vi khuẩn gây bệnh và
nguyên nhân của các dịch bệnh thương
4
Các vi khuẩn gây bệnh
hàn, lỵ, tả,
- Coliform là nhóm vi khuẩn gây bệnh
đường ruột
- Lượng nước thải này được tập trung và thu gom về xử lý trong bể phốt 3 ngăn
(xây dựng theo quy định của Bộ xây dựng) để xử lý đạt quy chuẩn trước khi thải ra hệ
thống nước thải chung của khu vực.
Nước thải phát sinh trong quá trình xuất nhập hàng hóa:
Phần nước trong khu vực xuất nhập hàng hóa (gồm nước vệ sinh, súc rửa bể, chữa
cháy) Lượng nước thải này phát sinh không thường xuyên và lượng phát sinh không lớn,
tuy nhiên cần tiến hành xử lý trước khi cho chảy vào hệ thống thoát nước chung của khu
vực.
Nước mưa chảy tràn:
Vể nguyên tắc nước mưa là loại ô nhiễm nhẹ (quy ước sạch) nên có thể thải trực

tiếp ra môi trường tự nhiên mà không cần xử lý. Tuy nhiên nước mưa chảy qua khu vực
cơ sở hạ tầng dự án kéo theo bụi bẩn, đất cát , dầu mỡ… Tuy nhiên so với nước thải thì
nước mưa khá sạch, tác động của nước mưa là không lớn vì phần lớn lượng mưa rơi
xuống sẽ được thu gom qua hệ thống ống thoát nước mái, qua hệ thống mương ra hệ
thống thoát nước chung của khu vực. Nồng độ các chất ô nhiễm được thể hiện trong bảng
sau:
Bảng 4 : Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn
Các chất ô nhiễm
Nồng độ, mg/l
Tổng Nitơ

0.5 : 15
9


Đề án bảo vệ môi trường đơn giản – Cửa hàng xăng dầu DKC Sông biển số 3

Tổng Phốt pho

0.004 : 0.003

COD

10: 20

Tổng chất rắn lơ lửng (SS)

10:20

Lưu lượng nước mưa chảy tràn được tính theo công thức:

Q= 0.278 x 10 -3 x φ x h x F (m3/s)
Trong đó:
0.278 x 10 -3 :
hệ số quy đổi đơn vị
φ
Hệ số dòng chảy
h
Cường độ nước mưa trung bình
F
Diện tích khu vực
Thay các số liệu vào công thức ta ước tính được lượng mưa chảy tràn là 0.015 m 3/ s
2.1.2 Chất thải rắn thông thường:
Nguồn phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của Cán bộ, công nhân viên làm việc trong
cửa hàng; lượng chất thải sinh hoạt tương đối nhỏ, lượng chất thải rắn phát sinh 0.5
kg/người/ngđ. Với số lượng cán bộ công nhân viên là 3 người thì khối lượng rác thải sinh
hoạt sẽ là : 4 người x 0.5 kg/người/ngđ = 1.5 kg/ngđ
Với khối lượng rác thải sinh hoạt không lớn, tuy nhiên rác thải sinh hoạt với thành
phần hữu cơ cao, phân hủy nhanh nhất trong điều kiện khí hậu nóng ẩm tại địa phương,
gây mùi hôi thối khó chịu. Loại rác thải này sẽ được gom vận chuyển trong ngày.
Nhận xét: Các loại chất rắn sinh hoạt từ hoạt động của cửa hàng nếu không được
thu gom, xử lý tốt sẽ gây tác động xấu cho môi trường đất, môi trường nước và đồng thời
cũng là môi trường thuận lợi cho các loại vi sinh vật có hại phát triển và gây bệnh.
2.1.3. Chất thải nguy hại
Chất thải rắn nguy hại từ quá trình sinh hoạt: bóng đèn nion, pin, mực in,...chất
thải nguy hại từ quá trình kinh doanh: dẻ lau dính dầu mỡ, cặn bẩn nhiễm dầu trong quá
trình vét bể chứa xưng dầu theo định kỳ ( 2 – 4 năm/ lần). Tuy nhiên, nếu không được thu
gom và xử lý bằng các biện pháp phù hợp thì chất thải nguy hại này có thể gây ảnh
hưởng tới sức khỏe của cán bộ công nhân viên.
Trên cơ sở các nguyên liệu sử dụng có thể ước tính khối lượng chất thải nguy hại trong
các trong của hàng như sau:

Bảng 5: Khối lượng chất thải phát sinh trong cửa hàng
STT
Chất thải nguy hại
Số lượng (kg)
Mã CTNH
1
Hộp mực in thải
3
08 02 04
2
Bóng đèn huỳnh quang thải
1
16 01 06
3
Giẻ lau dính dầu
6.5
18 02 01
4
Cặn nhiễm dầu
8
19 07 01
10


Đề án bảo vệ môi trường đơn giản – Cửa hàng xăng dầu DKC Sông biển số 3

Tổng số lượng
18.5
Toàn bộ chất thải nguy hại phát sinh từ cửa hàng được thu gom, lưu giữ tại thùng
chứa rác thải nguy hại riêng biệt đặt tại cửa hàng.

2.1.4. Khí thải
Hoạt động sản xuất kinh doanh xăng dầu phát sinh các khí thải: Từ các xe bồn đến
nhập xăng, từ phương tiện của khách hàng ra vào đổ xăng, từ xăng dầu đổ ra ngoài.
Bụi phát sinh chủ yếu từ hoạt động của phương tiện giao thông vận chuyển xăng
dầu đến nhập hàng và bụi phát sinh từ hoạt động của xe gắn máy của khách hàng ra vào
cửa hàng.
Khí thải của các phương tiện bơm dầu; các khí bay hơi từ quá trình nhập và bơm
dầu cho khách; khí thải từ máy phát điện. Các khí thải chủ yếu là NO X, SO2, COX.
Bảng 6. Hệ số ô nhiễm môi trường không khí từ xe ô tô
STT
Khí thải
Hệ số ô nhiễm
g/km
kg/tấn NL
1
SO2
4,5S
20S
2
NOX
4,5
20
3
CO
70
300
4
Bụi
0,4
3,5

5
VOC
7
30
(Nguồn: WHO)
Bảng 7. Tải lượng ô nhiễm môi trường không khí từ xe ô tô
Khí thải
SO2
NOX
CO
Bụi
VOC
Tải lượng ô nhiễm
0,38
0,38
5,9
0,03
0,59
(g/s)
Theo đánh giá và phân tích ở trên thì mức lưu lượng phương tiện vận chuyển phục
vụ hoạt động của cơ sở là không quá lớn và không phát sinh chất phóng xạ.
Trong quá trình nhập, bán lẻ xăng dầu sẽ phát sinh một số chất, hợp chất dễ bay
hơi vào môi trường không khí như: hydrocacbua, CO, NO X, SOX. bụi,... và không phát
sinh chất phóng xạ.
Hiện nay, việc định lượng chính xác thành phần các hợp chất trong hơi xăng dầu là
rất khó khăn. Hơi xăng dầu gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cư dân sống xung quanh;
nhiễm độc cấp tính có thể gây nhức đầu, chóng mặt, khó chịu vì mùi,; nhiễm độc lâu dài
có thể dẫn tới những bệnh mãm tính, rối loạn hoạt động của một số cơ quan trong cơ
thể...
Hoạt động của trạm xăng dầu đòi hỏi phải sử dụng một lượng dầu DO để chạy

máy phát điện dự phòng. Khi đốt cháy, phát sinh các sản phẩm cháy chủ yếu là hơi nước,
muội khói và một lượng nhỏ các khí NO X, SOX..., trong đó các tác nhân cần kiểm soát là
SO2, NO2.

11


Đề án bảo vệ môi trường đơn giản – Cửa hàng xăng dầu DKC Sông biển số 3

Để đánh giá tác động của khí thải phát sinh từ máy nổ đến môi trường tiến hành
tính tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm không khí theo phương pháp đánh giá nhanh
của Tổ chức y tế Thế giới, hệ số và tải lượng ô nhiễm phát sinh từ máy nổ.
Bảng 8. Tải lượng các chất ô nhiễm phát sinh do máy nổ
TT
Chất ô nhiễm
Hệ số ô nhiễm
Tải lượng ô nhiễm
1
Bụi than
0,1
122,40
2
SO2
0,57
697,68
3
NO2
11,72
14,345,28
4

CO
1,93
2,362,32
5
Aldehyde
0,4
489,60
Kết quả cho thấy tải lượng các chất ô nhiễm trong khí thải từ máy phát điện là
không lớn và không phát sinh ra chất phóng xạ.
2.1.5. Nguồn tiếng ồn, độ rung
Trong quá trình hoạt động của cơ sở tiếng ồn sẽ phát sinh từ các hoạt động sau:
- Hoạt động của máy phát điện trong trường hợp mất điện. Tiếng ồn phát sinh từ
máy phát điện dự phòng cũng rất đáng kể, tùy máy có công suất lớn nhỏ mà mức ồn có
thể lên đến 90bBA do đó cần phải có biện pháp khắc phục.
- Hoạt động của các máy bơm cấp nước.
- Hoạt động của các phương tiện giao thông ra vào và dừng đỗ xe để bơm xăng và
đổ dầu... Tiếng ồn này chỉ tương đương với tiếng ồn giao thông và mức độ gián, phụ
thuộc vào từng thời điểm. Mức ồn của trạm xăng khi không có xe ra vào khoảng 50 - 60
dBA ( có chịu ảnh hưởng của xe cộ lưu thông trên đường) và khi có xe ra vào mức ồn
khoảng 70 – 78 dBA.
Ô nhiễm tiếng ồn thường gây khó chịu, mệt mỏi và giảm trí nhớ của công nhânm
thậm chí gây bệnh điếc nghề nghiệp.
2.2. Các tác động đối với môi trường và kinh tế - xã hội
Việc tăng mật độ giao thông khu vực cũng làm tăng nguy cơ mất an toàn và tai nạn
giao thông trong khu vực. Chủ cơ sửo đã phổ biến và thắt chặt luật an toàn giao thông
đối với mọi người sinh hoạt tại cơ sở.
Trong quá trình hoạt động của dự án có thể xảy ra hiện tượng cháy nổ do các
nguyên nhân sau:
- Do vô ý hoặc sơ suất trong việc sử dụng điện gây ra cháy.
- Các thiết bị về điện: dây điện, động cơ, quạt,...bị quá tải trong quá trình vận

hành, phá t sinh nhiệt và dẫn đến cháy; các trường hợp như đóng ngắt cầu dao, cháy cầu
chì, mối nối dây dẫn không chặt cũng là những nguồn dễ phát sinh ra tia lửa điện.
Để hạn chế những tác động này chủ cơ sở đã phổ biến cho mọi người cẩn thận
trong sinh hoạt, tránh để xảy ra chập điện. Đặc biệt là tập huấn công tác phòng chống
cháy nổ cho nhân viên định kỳ hàng năm.
12


Đề án bảo vệ môi trường đơn giản – Cửa hàng xăng dầu DKC Sông biển số 3

Chủ cơ sở đầu tư trang thiết bị và dụng cụ chữa cháy được đặt ở những vị trí dễ
nhìn thấy, dể lấy thuận tiện khi thao tác chữa cháy.
Khu vực Miền Trung nói chung và Nghệ An nói riêng luôn chịu ảnh hưởng do
thiên tai gây ra đặc biệt là bão, bão thường xuyên xuất hiện từ tháng 9 đến tháng 11 hàng
năm. Trung bình hàng năm khoảng 1 ÷ 3 cơn bão lớn đổ bộ vào khu vực đất liền. Bão lụt
thường gây thiệt hại lớn về người, tài sản và tác động xấu đến môi trường. Do đó, cơ sở
luôn có phương pháp để phòng chống và hạn chế những tác hại do các sự cố này gây ra.
Thành lập tổ trực ban phòng chống bão lụt theo dõi diễn biến ngày đêm trong suốt thời
gian có bão, lụt để có biện pháp ứng phó kịp thời. Và trang bị đầy đủ phương tiện phòng,
chống bão lụt, ứng cứu tai nạn và các sự cố do bão lụt gây ra.
2.3. Các công trình biện pháp bảo vệ môi trường của cơ sở
2.3.1. Hệ thống thu gom, xử lý nước thải và nước mưa
Nước thải sinh hoạt phát sinh từ sinh hoạt của cán bộ công nhân viên khoảng
300l/ngày được thu gom bằng đường ống PVC tới bể tự hoại để xử lý sơ bộ trước khi xả
thải ra mương thoát nước chung của địa phương.

Hình 2: Bể tự hoại 3 ngăn
Bể tự hoại ba ngăn là công trình đồng thời làm hai chức năng: Lắng và phân hủy
cặn lắng. Cặn lắng giữ lại trong bể từ 6 -8 tháng dứoi ảnh hưởng của các vi sinh vật kị
khí các chất hữu cơ bị phân hủy, một phần tạo thành các chất khí và một phần tạo thành

các chất vô cơ hòa tan. Nước thải lắng trong bể với thời gian dài đảm bảo hiệu suất lắng
cao.
Nước thải từ nhà vệ sinh sau khi bằng bể tự hoại sẽ theo đường ống chảy ra tuyến
mương thoát nước chung của khu vực. Hiện tại cơ sở đã xây dựng một bể tự hoại có thể
tích 1,5 x 1 x 1,5 m, bể được chôn ngầm.
Nước thải từ quá trình kinh doanh bao gồm nước vệ sinh nền bãi có dính dầu;
nước súc vét bể định kỳ ( 02 – 04 năm một lần).
Nước thải từ khu vực này thường có hàm lượng dầu tương đối cao. Do vậy, trước
khi thải ra hệ thống thoát nước chung, loại hình nước thải này sẽ được xử lý qua hệ thống
bể lắng để tách dầu và lắng cặn lơ lửng. Cấu tạo của bể này như hình 3.
13


Đề án bảo vệ môi trường đơn giản – Cửa hàng xăng dầu DKC Sông biển số 3

Nước thải nhiễm dầu tại cửa hàng được tập trung theo tuyến thu gom vào bể. Tại
đây sẽ có thiết bị chặn rác nhằm mục đích tách rác thải sinh hoạt, bao bì có lẫn trong
nước thải. Tại bể đầu tiên gọi là bể điều hòa, có tác dụng điều hòa lưu lượng và điều hòa
nồng độ.
Tiếp theo là bể tách dầu. Để được đưa vào bể tách dầu thì nước thải sẽ được đưa
vào thiết bị keo tu, tại đây sẽ được đưa hóa chất để điều chỉnh pH. Bể tách dầu nổi phía
trên bề mặt, dựa trên sự chênh lệch, tỷ trọng giữa xăng dầu và nước. Do dầu có tỷ trọng
nhẹ hơn, luôn có xu hướng nổi lên trong nước với tốc độ phụ thuộc vào tỷ trọng, kích cỡ
của hạt dầu; đồng thời lắng tách cặn dưới đáy, do tỷ trọng của cặn thường nặng hơn
nước.
Cuối cùng là bể lắng. Tại đây nước được khử trùng bằng dung dịch có chứa clo
trước khi thải ra môi trường tiếp nhận.
Nước mưa: Thiết kế mặt bằng cửa hàng dốc nghiêng để thoát nước tự nhiên mặt
bằng dốc một phía độ dốc >2% để thoát nước nhanh. Có hệ thống rãnh chuyển về hồ ga
rồi thoát ra mương thoát nước của khu vực.

+ Cửa hàng sẽ thường xuyên nạo vét mương và hố ga để tránh tắc nghẽn.
+ Phổ biến cho mọi người làm việc tại cửa hàng thường xuyên vệ sinh sạch sẽ
khuôn viên cửa hàng để tránh nước mưa cuốn theo bụi bẩn, rác thải;
+ Có hệ thống mương thoát nước mưa xung quanh khu vực cơ sở. Mương thu gom
nước mưa được xây bằng bê tông kiên cố có nắp đậy, định kỳ nạo vét 6 tháng/ lần để
đảm bảo kênh mương luôn được thông thoáng;
+ Láng nền xi măng khu vực sân bãi để hạn chế nước mưa chảy tràn kéo theo các
chất bẩn ( đất, đá,..) đi vào nguồn nước.
+ Lượng nước mưa sẽ được thoát ra theo các rãnh thấp chạy xung quanh cơ sở, rồi
thoát vào hệ thống thu gom nước thải chung của khu vực.
2.3.2. Phương tiện, thiết bị thu gom, lưu giữ và xử lý chất thải rắn thông thường và
chất thải nguy hại
Đối với chất thải rắn thông thường: Chủ cơ sở bố trí 1 thùng rác màu xanh dung
tích 120l thu gom rác trong khuôn viên của cửa hàng. Sau đó rác được Công ty Môi
trường thu gom và vận chuyển đến nơi xử lý theo đúng quy định.
Đối với chất thải nguy hại: Chủ cơ sở bố trí 1 thùng rác màu vàng dung tích 120l
thu gom rác nguy hại, sau đó được lưu giữ vào khu vực riêng biệt. Công ty tiến hành ký
hợp đồng với Công ty cổ phần môi trường và xử lý rác thải An Dương để đơn vị này thu
gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại phát sinh tại cơ sở.
2.3.3. Công trình, thiết bị xử lý khí thải
Các công trình, biện pháp xử lý khí thải bao gồm:
- Lắp đặt gioăng tại các van hạn chế hiện tượng rò rỉ, rơi vãi xăng dầu ra khu vực
nhập, bán hàng;
14


Đề án bảo vệ môi trường đơn giản – Cửa hàng xăng dầu DKC Sông biển số 3

- Lắp đặt hệ thống nhập kín, ống nhập được kéo xuống đáy bể cách đáy bể khoảng
200mm; hơi xăng dầu bay ra trong quá trình nhập hàng được thu hồi vào xe xi téc thông

qua hệ thống thu hồi xăng dầu quay trở lại bể;
- Chôn dưới đất các bể chứa xăng dầu nhằm ổn định nhiệt độ không bị tác động
bởi nhiệt độ bên ngoài, hạn chế tối đa sự bố hơi do thay đổi nhiệt độ xăng dầu;
- Hiện đại hóa dây chuyền xuất và đô tính xăng dầu, sử dụng họng bơm xăng đúng
tiêu chuẩn;
- Hệ thống nhập có cổ gài kín với ống xả của xe bồn, hệ thống xuất từ bể đến mỗi
cột bơm đều có van chân nhằm hạn chế quá trình bay hơi, giảm thiếu ô nhiễm không khí;
- Lắp đặt Crepin trên nắp bồn, bể chôn ngầm;
- Ống thông hơi của bể chứa được thiết kế đúng quy định của ngành xăng dầu, các
ống này hướng về vách tường ra sau văn phòng và được lên cao, sử dụng họng bơm xăng
đúng tiêu chuẩn;
- Duy trì áp suất làm việc tối đa của bể chứa nhằm hạn chế xăng dầu bay hơi trong
quá trình nhập, xuất xăng dầu;
- Toàn bộ khuôn viên cửa hàng thường xuyên được vệ sinh sạch sẽ, trồng cây
xanh, tiểu cảnh. Chọn loại cây có tán rộng, nhiều lá và phù hợp vơí thổ nhưỡng;
- Thường xuyên kiểm tra tình trạng vệ sinh an toàn lao động, trang phục lao động;
- Xây tường rào bao quanh khu vực cơ sở để hạn chế ảnh hưởng tới khu vực dân
cư gần đó;
- Che chắn cẩn thận, máy móc được bảo dưỡng thường xuyên nhằm giảm tiếng ồn
phát ra và đảm bảo thải ra ít các hỗn hợp khí độc do xăng dầu không được đối cháy hoàn
toàn. Các phương tiện được vệ sinh thường xuyên nhằm tránh mang theo các loại đất đá
rải ra đường. Đường trong khuôn viên của cửa hàng thường được tưới nước ẩm nhằm
tránh bụi bị cuốn lên khi các phương tiện chạy qua;
- Tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ môi trường và phòng ngừa sự cố cho nhân
viên, bảo đảm thành thạo quy trình xuất nhập dầu, phòng chống sự cố.
2.3.4. Các biện pháp chống ồn, rung
- Sử dụng nhiên liệu đúng với thiết kế của động cơ;
- Lắp đặt các biển báo yêu cầu giảm tốc độ xe xuống 5km/h đi vào cơ sở;
- Các thiết bị có phát sinh tiếng ồn lớn lắp đặt các gối đỡ mềm để tránh rung động
và giảm tiếng ồn phát sinh.

2.3.5. Các công trình, biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường
Đối với loại hình hoạt động của cửa hàng, sự cố về cháy nổ là sự cố có mức độ
gây ảnh hưởng nghiêm trọng nhất. Do đó về phòng chống sự cố môi trường và phòng
chống cháy, nổ, đảm bảo an toàn lao động, cửa hàng đã thực hiện các biện pháp sau:
- Thực hiện đúng và đầy đủ các quy định của cơ quan chức năng tại địa phương
cũng như của Nhà nước về công tác bảo đảm an toàn lao động và phòng chống cháy nổ.
15


Đề án bảo vệ môi trường đơn giản – Cửa hàng xăng dầu DKC Sông biển số 3

- Trang bị các phương tiện cứu hỏa: Bình bột các loại, chăn amiang, bồn chứa
nước dự trữ, bể cát.
- Phối hợp các cơ quan chức năng về phòng chống cháy nổ và an toàn lao động để
được hướng dẫn, huấn luyện về công tác này cũng như các biện pháp áp dụng để cán bộ
công nhân viên có kiến thức, kịp thời xử lý khi có tình huống xảy ra.
- Đối với các bồn chứa, téc xăng chứa xăng dầu:
+ Thường xuyên kiểm tra lại sự bền chắc, độ kín hơi của téc, bồn. Các gioăng,
đệm, van, khóa nếu bị hở do lão hóa cao su, phải kịp thời thay thế ngay.
+ Các téc, bồn quá cũ có thể thuê phương tiện kiểm tra bằng LAZE để phát hiện
kịp thời. Khi có phát hiện thất thoát xăng dầu do rò rỉ, phải kịp thời khắc phục, hoặc bơm
chuyển sang bồn và téc mới.
+ Đối với sự cố rủi ro do sét đánh: lắp đặt 1 cột chống sét và 5 cột tiếp đất.
2.3.6. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác
Ngoài các biện pháp đã nêu trên, để thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường trong
hoạt động của cơ sở, chủ cơ sở cần thực hiện đồng thời giữa các biện pháp kỹ thuật và
quản lý, thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn về an toàn vệ sinh lao động, bảo vệ môi
trường trong hoạt động kinh doanh xăng dầu. Đặc biệt là các chương trình tập huấn về
phòng chống cháy nổ và ứng phó sự cố hóa chất trong hoạt động kinh doanh xăng dầu.
2.4. Kế hoạch xây dựng, cải tạo, vận hành các công trình và thực hiện các biện pháp

bảo vệ môi trường
TT
1
2

Bảng 9. Kế hoạch xây dựng các công trình bảo vệ môi trường
Tên công trình
Số lượng
Tiến độ thi công
Trong suốt quá trình hoạt
Hệ thống cây xanh
5 – 10 cây
động
Hợp đồng vận chuyển
Hợp đồng định
Trong suốt quá trình hoạt
chất thải nguy hại với
kỳ 6 tháng/ lần
động
đơn vị chức năng
hoặc theo năm

CHƯƠNG III: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
3.1. Giảm thiểu tác động xấu do chất thải
Nhằm đảm bảo quản lý tốt các vấn đề về môi trường trong quá trình hoạt động của cơ sở,
chúng tôi đã đề xuất và xây dựng bảng tổng hợp kế hoạch thực hiện quản lý chất thải như
sau:
Bảng 10: Kế hoạch quản lý chất thải của Cửa hàng
Chất
Biện pháp giảm

Tính khả thi
Kế hoạch
Quy
thải
thiểu
thực hiện
chuẩn so
16


Đề án bảo vệ môi trường đơn giản – Cửa hàng xăng dầu DKC Sông biển số 3

phát
sinh

sánh

Xây dựng hệ thống thu
gom
Nước thải sinh hoạt
Nước
được xử lý bằng bể tự
thải
hoại 3 ngăn
Nước thải nhiễm dầu
được xử lý bằng bể tách
dầu.
Bê tông hóa hệ thống
sân bãi trong khu vực
cửa hàng.

Có hệ thống mương
thoát nước mưa xung
quanh khu vực cơ sở
Chất thải rắn được thu
Chất thải gom vào thùng rác màu
nguy hại
xanh
Chất thải rắn nguy hại
được phân loại thu gom
bằng các thùng rác màu
vàng
Hợp đồng thuê đơn vị
đủ chức năng đến thu
gom xử lý
Trồng cây xanh xung
quanh khuôn viên cơ
sở.
Thường xuyên vệ sinh
sạch sẽ khu vực ra vào
của cơ sở

Xây dựng bằng bê tông, dễ
xây dựng, tính khả thi cao
Bể làm bằng bê tông, cấu
tạo đơn giản nên dễ xây
dựng, tính khả thi cao.
Bể làm bằng bê tông, cấu
tạo đơn giản nên dễ xây
dựng, tính khả thi cao.
Dễ xây dựng, thuận lợi cho

khách hàng vào đổ xăng
dầu, tính khả thi cao.

Tiếp tục thực
hiện.

Dễ xây dựng, tính khả thi
cao

Tiếp tục thực
hiện.

Chi phí thấp, lượng rác nhỏ,
tính khả thi cao

Tiếp tục thực
hiện

Chi phí thấp, lượng rác nhỏ,
tính khả thi cao

Tiếp tục thực
hiện

Lượng rác nhỏ, chi phí vừa
phải, tính khả thi cao

Tiếp tục thực
hiện


Dễ thực hiện, đầu tư thấp,
tính khả thi cao

Tiếp tục thực
hiện

Tiếp tục thực
hiện.
Tiếp tục thực
hiện.

QCVN
14: 2008/
BTNMT
QCVN
29 :2010/
BTNMT

Tiếp tục thực
hiện.

QCVN
05: 2013/
BTNMT

3.2. Giảm thiểu tác động xấu khác
Bảng 11. Kế hoạch quản lý các vấn đề môi trường khác của cơ sở
Không liên quan
đến chất thải
Tiếng ồn

Sự cố cháy nổ

Biện pháp giảm thiểu

Tính khả thi

- Trồng cây xanh xung
quanh khuôn viên cơ sở
- Sử dụng nhiên liệu đúng
với thiết kế của động cơ
- Tuân thủ các quy định về
PCCC
- Trang bị các loại hình bột
chữa cháy, bồn chứa nước

Đơn giản, dễ
thực hiện, chi
phí thấp, tính
khả thi cao
Dễ thực hiện,
tính khả thi cao

17

Hiệu quả

Quy chuẩn
so sánh

Giảm tiếng

ồn

QCVN
26: 2010/
BTNMT

Giảm sự cố
cháy nổ


Đề án bảo vệ môi trường đơn giản – Cửa hàng xăng dầu DKC Sông biển số 3

Tai nạn giao
thông
Sấm sét

dự trữ, bể cát
- Hướng dẫn, huấn luyện
về công tác PCCC
- Phổ biến và thắt chặt luật
an toàn giao thông tại cửa
hàng
- Lắp đặt hệ thống chống
sét

Dễ thực hiện,
tính khả thi cao

Giảm tai nạn
giao thông


Chi phí thấp, dễ
thực hiện, tính
khả thi cao

Giảm các tai
nạn do sét
đánh

3.3. Kế hoạch giám sát môi trường:
Giám sát nước thải: Quan trắc chất lượng nước thải trước khi xả thải vào hệ
thống thoát nước.
Thông số quan trắc: pH, TSS, COD, dầu mỡ khoáng.
Quy chuẩn so sánh đối chiếu: cột B đối với cửa hàng không có dịch vụ rửa xe, QCVN
29: 2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải của khó và cửa hàng xăng
dầu.
Tần suất quan trắc: 2 lần/ năm, định kỳ vào tháng 4 và tháng 10 hàng năm.
Giám sát chất thải rắn: Tiến hành giám sát khối lượng chất thải rắn phát sinh, phân loại
chất thải rắn dễ phân hủy ngay tại nguồn.

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT
1. Kết luận:
Trên cơ sở phân tích và đánh giá về các nguồn gây tác động môi trường của cơ
sở chúng tôi rút ra kết luận: Trong quá trình kinh doanh, các hoạt động diễn ra đã gây ra
những tác động tiêu cực nhất định đến môi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội.
Đối với các tác động đến môi trường tự nhiên, chúng tôi đã và đang áp dụng
những biện pháp giảm thiểu như đã nêu ra trong bản báo cáo này. Trong tương lai sẽ đề
ra các biện pháp tối ưu hơn để quản lý tốt hơn.
Đối với các tác động về mặt kinh tế - xã hội, đây là những tác động thường xảy
ra bên ngoài phạm vi cơ sở và vượt tầm giải quyết của cơ sở.

2. Kiến nghị:
Để giải quyết các vấn đề liên quan đến tác động về mặt kinh tế - xã hội, chúng
tôi kiến nghị các cơ quan chức năng của địa phương như cơ quan công an, giao thông, y
tế,... phối hợp với chúng tôi trong việc đề ra cũng như áp dụng các biện pháp nhằm
phòng tránh, hạn chế các tác động này.
18


Đề án bảo vệ môi trường đơn giản – Cửa hàng xăng dầu DKC Sông biển số 3

3. Cam kết:
Cửa hàng xăng dầu DKC Sông biển số 3 cam kết thực hiện trách nhiệm và nghĩa
vụ của mình như sau :
- Thực hiện nghiêm túc kế hoạch quản lý môi trường theo quy định của pháp luật
về bảo vệ môi trường và định kỳ sẽ báo cáo bằng văn bản cho cơ quan quản lý Nhà nước
về bảo vệ môi trường theo đúng quy định hiện hành;
- Tuân thủ nghiêm túc các quy định chung về bảo vệ môi trường trong việc quản lý
và xử lý chất thải tạo ra từ quá trình hoạt động của cơ sở;
- Thực hiện các biện pháp khống chế và xử lý ô nhiễm môi trường, áp dụng các
phương án kiểm soát ô nhiễm để giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường trong suốt
quá trình hoạt động của cơ sở;
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam nếu vi phạm các quy định về bảo vệ
môi trường đã được ban hành để xảy ra các sự cố gây ô nhiễm môi trường;
- Sau khi Đề án bảo vệ môi trường được xác nhận, chúng tôi cam kết thực hiện
đầy đủ trách nhiệm được quy định tại điều 14, thông tư 26/2015/TT - BTNMT của Bộ
Tài nguyên và Môi trường ban hành ngày 28 tháng 05 năm 2015 quy định đề án bảo vệ
môi trường chi tiết, đề án bảo vệ môi trường đơn giản. Cụ thể như sau:
+ Thực hiện đúng, đầy đủ các nội dung của đề án bảo vệ môi trường đơn giản đã
được đăng ký.
+ Trường hợp xảy ra sự cố môi trường, phải dừng hoạt động, thực hiện các biện

pháp khắc phục và thông báo ngay cho UBND xã Bình Chuẩn, UBND huyện Con
Cuông.
- Có trách nhiệm hợp tác và tạo điều kiện thuận lợi để cơ quan quản lý Nhà nước
về bảo vệ môi trường tiến hành các hoạt động giám sát, kiểm tra việc thực hiện các biện
pháp bảo vệ môi trường.
- Thực hiện đầy đủ các quy định của luật bảo vệ môi trường Việt Nam năm 2014
cũng như các Nghị định, Thông tư, Quyết định của Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ
ngành liên quan về bảo vệ môi trường và các quy định, quy chế bảo vệ môi trường của
tỉnh Nghệ An.
Với bản báo cáo này, chúng tôi kính đề nghị phòng Tài nguyên và Môi trường
huyện Con Cuông xem xét, thẩm định và trình UBND huyện Con Cuông cấp giấy xác
nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản để chúng tôi có đủ cơ sở pháp lý phục vụ
cho hoạt động kinh doanh của cơ sở./.
GIÁM ĐỐC

19


Đề án bảo vệ môi trường đơn giản – Cửa hàng xăng dầu DKC Sông biển số 3

Lý Ngọc Hùng

20



×