Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Chính sách tỷ giá hối đoái và tác động của nó đến nền kinh tế việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (216.2 KB, 22 trang )

Lời mở đầu
Tỷ giá hối đoái là một phạm trù kinh tế tổng hợp có liên quan đến các phạm
trù kinh tế khác và đóng vai trò như là một công cụ có hiệu lực, có hiệu quả trong
việc tác động đến quan hệ kinh tế đối ngoại của mỗi nước, đồng thời là yếu tố cực
kỳ quan trọng đối với chính sách tiền tệ quốc gia. Đã bao thời nay, loài người đã và
đang tiếp tục đứng trước một vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt này và cố gắng
tiếp cận nó, mong tìm ra một nhận thức đúng đắn để từ đó xác định và đưa vào vậ
n hành trong thực tế một tỷ giá hối đoái phù hợp, nhằm biến nó trở thành một công
cụ tích cực trong quản lý nền kinh tế ở mỗi nước.
Tỷ giá hối đoái, như các nhà kinh tế thường gọi là một loại "giá của giá" , bị
chi phối bởi nhiều yếu tố và rất khó nhận thức, xuất phát từ tính trừu tượng vốn có
của bản thân nó. Tỷ giá hối đoái không phải chỉ là cái gì đó để ngắm mà trái lại, là
cái mà con người cần phải tiếp cận hàng ngày, hàng giờ, sử dụng nó trong mọ i
quan hệ giao dịch quốc tế, trong việc xử lý những vấn đề cụ thể liên quan đến các
chính sách kinh tế trong nước và quốc tế. Và do vậy, nhận thức một cách đúng đắn
và sử lý một cách phù hợp một cách tỷ giá hối đoái là một nghệ thuật.
Trong điều kiện nền kinh tế thế giới ngày nay, khi mà quá trình quốc tế hoá đã
bao trùm tất cả các lĩnh vực sản xuất kinh doanh và trong cuộc sống, thì sự gia tăng
của hợp tác quốc tế nhằ m phát huy và sử dụng những lợi thế so sánh của mình đã
làm cho việc quản lý đời sống kinh tế của đất nước và là mối quan tâm đặc biệt của
chính phủ các nước trong quá trình phát triển kinh tế
Nhận thấy được sự quan trọng của chính sách tỷ giá hối đoái đối với nền kinh
tế của mỗi quốc gia, nhóm em xin trình bày đề tài: “Chính sách tỷ giá hối đoái và
tác động của nó đến nền kinh tế Việt Nam”.

1


I. Tổng quan lý thuyết
1.Tỷ giá hối đoái là gì


Ngày nay, các quốc gia hệ với nhau trên các mặt kinh tế, chính trị, du lịch…
Vì vậy những quan hệ thanh toán quốc tế nảy sinh. Đa số đồng tiền của một nước
chỉ có giá trị lưu thông trên nước đó. Do vậy để thực hiện các thanh toán trên thì
cần đổi tiền nước này ra tiền nước khác. Từ đó tỷ giá hối đoái là cần thiết và quan
trọng. Có rất nhiều nhà kinh tế đưa ra những khái niệm khác nhau về tỷ giá hối
đoái, tuy nhiên, ta có khái niệm tổng quát như sau: Tỷ giá hối đoái là quan hệ so
sánh về mặt giá cả giữa các đồng tiền của các quốc gia khác nhau.
2. Khái niệm chính sách tỷ giá hối đoái

Chính sách tỷ giá hối đoái là một hệ thống các nguyên tắc, công cụ và biện
pháp mà Nhà nước sử dụng để điều chỉnh mức tỷ giá hối đoái giữa các đồng nội tệ
và các đồng ngoại tệ, đồng thời tiến hành điều chỉnh các hoạt động giao dịch diễn
ra trên thị trường ngoại hối nhằm phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế xã
hội của quốc gia trong một thời gian nhất định.
3. Phương pháp yết giá

Tỷ giá hối đoái thường được yết giá theo hai phương pháp như sau:
- Phương pháp yết giá trực tiếp: Ngưới ta lấy ngoại tệ làm đơn vị so sánh với
đồng tiền trong nước.
Ví dụ: Tại Việt Nam 1 USD = 23000 VND
- Phương pháp yết giá gián tiếp: Người ta lấy nội tệ so sánh với ngoại tệ
Ví dụ: Tại Anh 1 GBP = 1,39 USD

2


4. Tác động của tỷ giá hối đoái đến các quan hệ kinh tế quốc tế

4.1. Tác động đến thương mại quốc tế
Khi tỷ giá hối đoái tăng lên, có nghĩa là đồng nội tệ có giá trị giảm xuống so

với đồng ngoại tệ. Việc này sẽ có tác động thúc đẩy xuất khẩu nhưng lại hạn chế
nhập khẩu. Vì cùng một lượng nội tệ sẽ đổi được ít ngoại tệ hơn nên hàng xuất
khẩu rẻ hơn, dễ cạnh tranh hơn trên thị trường quốc tế. Trong khi đó, cùng một
lượng ngoại tệ lại đổi ra được nhiều nội tệ hơn nên hàng xuất khẩu đắt hơn.
Ngược lại, khi tỷ giá hối đoái giảm xuống sẽ có tác động hạn chế xuất khẩu
và thúc đẩy nhập khẩu. Từ đó gây nên tình trạng mất cân đối cán cân thanh toán.
4.2. Tác động đến hoạt động đầu tư quốc tế
Khi tỷ giá hối đoái tăng lên (đồng nội tệ giảm giá trị so với đồng ngoại tệ ),
nó có tác động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và hạn chế sự đầu tư ra nước
ngoài của các nhà đầu tư trong nước. Vì các nhà đầu tư nước ngoài với cùng một
lượng ngoại tệ sẽ đổi được nhiều nội tệ hơn để phục vụ cho hoạt động đầu tư.
Ngược lại khi tỷ giá hối đoái giảm xuống sẽ hạn chế thu hút đầu tư trực tiếp
nước ngoài và thúc đẩy các nhà đầu tư trong nước đầu tư ra nước ngoài
5. Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái

Có rất nhiều yếu tố tác động đến sự biến động này, trong đó có thể nhắc đến
các yếu tố sau:
- Mức chênh lệch lạm phát của hai nước ảnh hưởng đến tỷ giá: Tỷ giá biến
động do lạm phát là do mức chênh lệch lạm phát của hai nước. Nếu không tính đến
các nhân tố khác, lạm phát làm cho giá cả ở hai nước có mức biến động khác nhau.
Ngang giá sức mua của hai đồng tiền bị phá vỡ, dẫn đến tỷ giá thay đổi. Nước nào
có mức độ lạm phát lớn hơn nước kia thì đồng tiền nước đó có sức mua thấp hơn
đồng tiền nước kia.
3


- Mức chênh lệch lãi suất giữa các nước: Bất kì một yếu tố nào tác động đến
cung hoặc cầu ngoại hối đều có tác động trực tiếp đến tỷ giá hối đoái. Trong trường
hợp này, khi lãi xuất ngắn hạn của một nước cao hơn nước khác, việc này sẽ có tác
dụng thu hút nguồn vốn ngắn hạn từ nước ngoài vào nước đó. Dẫn đến cung ngoại

hối tăng lên, cầu ngoại hối giảm đi, do đó tỷ giá hối đoái sẽ thay đổi.
- Sự can thiệp, điều chỉnh của Nhà nước: Bất kì một yếu tố nào tác động đến
cung hoặc cầu ngoại hối đều có tác động trực tiếp đến tỷ giá hối đoái. Trong trường
hợp này, khi lãi xuất ngắn hạn của một nước cao hơn nước khác, việc này sẽ có tác
dụng thu hút nguồn vốn ngắn hạn từ nước ngoài vào nước đó. Dẫn đến cung ngoại
hối tăng lên, cầu ngoại hối giảm đi, do đó tỷ giá hối đoái sẽ thay đổi.
- Một số nguyên nhân khác: các cú sốc tâm lý, các cú sốc kinh tế, chính trị, xã
hội, hoạt động của thị trường ngoại hối, các hoạt động đầu cơ…
6. Các chế độ tỷ giá hối đoái

Chế độ tỷ giá hối đoái là cách thức một đất nước quản lý đồng tiền của mình
liên quan đến các đồng tiền nước ngoài và quản lý thị trường ngoại hối.
Chế độ tỷ giá hối đoái ở mỗi nước và mỗi thời kỳ có thể khác nhau, song về
cơ bản là chế độ tỷ giá "thả nổi" theo đó thị trường quy định những biến động của
tỷ giá hối đoái, hoặc ngược lại hoàn toàn là chế độ tỷ giá hối đoái "cố định" theo đó
nhà nước sẽ can thiệp để tỷ giá hối đoái giữa đồng tiền của nước mình với đồng
tiền (các) nước khác không đổi, hoặc là một chế độ nằm giữa hai giải pháp góc đó
Các chế độ tỷ giá hối đoái:
+ Chế độ tỷ giá hối đoái cố định
+ Chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi tự do,
4


+ Chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi có sự quản lý của Nhà nước.
6.1. Chế độ tỷ giá hối đoái cố định
- Khái niệm:
Chế độ tỷ giá hối đoái cố định là một chế độ tỷ giá hối đoái, trong đó ngân
hàng trung ương tuyên bố sẽ duy trì tỷ giá hối đoái giữa đồng tiền của quốc gia
mình với đồng tiền nào đó ở một mức cố định không đổi bằng cách thường xuyên
can thiệp vào thị trường ngoại tệ để thực hiện các hoạt động mua hay bán lượng dư

cung hay cầu ngoại tệ với mức tỷ giá hối đoái cố định mới công bố.
- Đặc trưng của chế độ tỷ giá hối đoái cố định:
+ Tỷ giá hối đoái là cố định, những dự báo về sự thay đổi tỷ giá trên thị
trường là không có, trừ khi thị trường dự báo Chính phủ sẽ thay đổi mức tỷ giá cố
định.
+ Ngân hàng Trung ương sẽ cam kết duy trì tỷ giá hối đoái ở một mức cố định
nào đó. Cung và cầu ngoại tệ vẫn tồn tại trên thị trường nhưng chúng sẽ bị chi
phối. Nếu cung trên thị trường lớn hơn cầu ở mức tỷ giá cố định thì ngân hàng
trung ương sẽ đảm bảo mua hết lượng dư cầu. Còn trong trường hợp ngược lại, nếu
cung nhỏ hơn cầu ở mức tỷ giá cố định thì ngân hàng trung ương sẽ đảm bảo cung
cấp một lượng ngọai tệ bằng với lượng dư cầu.
* Ưu điểm:
- Tránh được tình trạng phá giá cạnh tranh, đồng thời tạo một môi trường
kinh doanh ổn định cho thương mại và đầu tư quốc tế.
- Việc cố định tỷ giá hối đoái còn giúp cho các nhà đầu tư và kinh doanh quốc
tế tránh được những rủi ro về sự thay đổi tỷ giá. Do đó hiệu quả kinh doanh sẽ tăng
lên, góp phần thúc đẩy thương mại và đầu tư quốc tế.
5


* Nhược điểm:
- Chính sách tiền tệ bị vô hiệu hóa vì phải kìm giữ tỷ giá ở mức cam kết.
- Trong chế độ tỷ giá hối đoái cố định, nếu đồng tiền nội địa được định giá quá
thấp thì sức ép về tăng giá sẽ làm cho dự trữ ngoại tệ sụt giảm. Nếu đồng nội địa
được định giá quá cao, sức ép giảm giá sẽ khiến cho dự trữ ngoại tệ tăng.
6.2 Chế độ tỷ giá thả nổi tự do
- Khái niệm:
Chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi tự do là chế độ tỷ giá hối đoái sẽ được vận dụng
và xác định một cách tự do theo quy luật thị trường
- Đặc trưng:

+ Tỷ giá hối đoái hoàn toàn phụ thuộc vào sự biến động của cung và cầu ngoại
tệ trên thị trường.
+ Ngân hàng trung ương không có bất kì sự can thiệp trực tiếp vào thị trường
ngoại tệ. Tuy nhiên ngân hàng trung ương vẫn có thể can thiệp gián tiếp vào thị
trường ngaọi tệ bằng cách tham gia mua bán ngoại tệ trên thị trường theo giá cả do
thị trường quyết định với tư cách là một nhà kinh doanh giao dịch bình thường.
* Ưu điểm:
- Cán cân thanh toán sẽ tự cân bằng.Trong trường hợp tài khoản vãng lai thâm
hụt, đồng nội tệ giảm giá làm cho xuất khẩu tăng lên và nhập khẩu giảm xuống cho
tới khi cán cân thanh toán trở về vị trí cân bằng. Còn trong trường hợp ngược lại,
khi tài khoản vãng lai thặng dư, đồng nội địa sẽ lên giá làm cho nhập khẩu tăng và
xuất khẩu giảm xuống cho tới khi cán cân thanh toán trở về trạng thái cân bằng.
- Nền kinh tế có thể chống lại những cú sốc giá cả từ bên ngoài.
6


* Nhược điểm:
Tỷ giá hối đoái thả nổi phụ thuộc vào sự biến động của cung và cầu ngoại tệ.
Do đó trên thị trường này có rất nhiều rủi ro. Các nhà kinh doanh cũng như đầu tư
sẽ gặp rủi ro do sự thay đổi tỷ giá. Chính vì vậy nó gây ra tâm lý e ngại khi tiến
hành kinh doanh cũng như đầu tư ở những nước áp dụng chế độ tỷ giá hối đoái thả
nổi tự do
Tỷ giá hối đoái còn phụ thuộc vào dự đoán của các nhà đầu cơ về mức tỷ giá
trong tương lai. Đôi khi những dự tính của họ không phù hợp với viễn cảnh tương
lai. Vì vậy việc đầu cơ một cách ồ ạt có thể làm cho tỷ giá hối đoái biến động
mạnh, gây ảnh hưởng đến việc thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô cũng như sự
ổn định của nền kinh tế.
6.3. Chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi có sự quản lý của Nhà n ước
- Khái niệm:
Chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi có sự quản lý của Nhà nước là chế độ, trong đó,

tỷ giá hối đoái sẽ tự xác định trên thị trường cung cầu, chính phủ chỉ can thiệp vào
thị trường khi tỷ giá có những biến động mạnh.
- Đặc trưng
+ Cung và cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ sẽ xác định tỷ giá hối đoái.
+ Trong chế độ tỷ giá hối đoái này, Ngân hàng trung ương sẽ tuyên bố một
mức tỷ giá hối đoái chính thức và một biên độ dao động cho phép. Nếu tỷ giá trên
thị trường vượt quá biên độ cho phép này, thì Ngân hàng trung ương sẽ dùng
những công cụ cần thiết và phù hợp để duy trì sự dao dộng của tỷ giá hối đoái chỉ
nằm trong biên độ cho phép.

7


+ Tuy nhiên trong những điều kiện đặc biệt như khi tình hình kinh tế có những
thay đổi lớn thì Nhà nước sẽ xác định và công bố lại mức tỷ giá hối đoái cũng như
biên độ dao động cho phép
* Ưu điểm:
- Ngân hàng trung ương có thể can thiệp trực tiếp hoặc gián tiếp vào thị
trường ngoại hối, tránh những biến động bất thường có thể gây ảnh hưởng nghiêm
trọng. Tức là có thể tham gia vào thị trường ngoại hối, mua bán ngoại tệ hoặc là sử
dụng các công cụ cung cấp thông tin cần thiết và chuẩn xác cho thị trường.
- Sự can thiệp tỷ giá hối đoái của Chính phủ giúp điều chỉnh nền kinh tế.
* Nhược điểm:
- Để việc can thiệp của Nhà nước vào thị trường có hiệu quả thì bản thân nhà
nước phải có uy tín đối với thi trường vầ phải có lượng dự trữ ngoại tệ đủ mạnh để
có thể can thiệp, bình ổn tỷ giá một cách kịp thời.
Sự can thiệp của Nhà nước chỉ hợp lý và hiệu quả khi sự can thiệp này không
ngăn cản xu hướng tiến tới vị trí can bằng dài hạn của tỷ giá
II. Chính sách tỷ giá hối đoái ở Việt Nam và tình hình t ỉ giá h ối đoái qua
các giai đoạn

1. Giai đoạn trước năm 1990

Thời gian này, nước ta duy trì chế độ tỷ giá hối đoái cố định. Nền kinh tế nước
ta vào thời điểm này là nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung. Lúc này, sự điều hành
và quản lý kinh tế còn sơ khai, kinh nghiệm và kiến thức quản lý kinh tế còn chưa
nhiều. Tỷ giá hối đoái trong thời gian này là tỷ giá hối đoái cố định nên thấp hơn

8


nhiều so với mức tỷ giá hối đoái thực tế trên thị trường. Mong muốn của nước ta
lúc này là ổn định và phát triển nền kinh tế.
Việc áp dụng tỷ giá hối đoái cố định trong giai đoạn này là hợp lý. Tuy nhiên,
do chúng ta đã áp dụng chế độ này quá lâu làm cho nền kinh tế Việt Nam gặp
nhiều khó khăn. Hơn nữa, chế độ tỷ giá hối đoái cố định làm cho đồng Việt Nam
lên giá một cách giả tạo, làm giảm sức cạnh tranh của hàng hóa nước ta và triệt tiêu
lợi thế so sánh của nền kinh tế.
Tháng 3 năm 1989 nước ta đã thiết lập một hệ thống tỷ giá hối đoái theo tín
hiệu thị trường có sự can thiệp của chính phủ. Chính sách tỷ giá hối đoái của Việt
Nam đã có những chuyển biến rất căn bản. Đồng nội tệ phá giá rất mạnh, hệ thống
tỷ giá cũ bị xóa bỏ và được nhanh chóng thay bằng hệ thống tỷ giá mới.
2. Giai đoạn sau 1990

- Trong giai đoạn từ năm 1990 đến 1997, chính phủ đã áp dụng tỷ giá hối đoái
linh hoạt có sự quản lý của nhà nước, chủ yếu là neo giữ và quy đổi VND qua một
số ngoại tệ trong đó USD chiếm một tỷ trọng lớn. Tuy nhiên, trong một thời gian
dài chế độ này cũng bộc lộ một số nhược điểm là đã không khuyến khích được
xuất khẩu và sản xuất hàng xuất khẩu.
- Để thích ứng hơn với thị trường và đặc biệt là hạn chế những tác động của
cuộc khủng hoảng tài chính Đông Nam Á ( ngày 02/7/1997), Ngân hàng Trung

ương đã liên tục thay đổi tỷ giá hối đoái:
+ Ngày 13/10/1997, mở rộng biên độ giao dịch lên mức +(-) 10%
+ Ngày 01/2/1998, nâng tỷ giá chính thức từ 1 USD = 111175 VND lên mức 1
USD = 11800; tăng 5,6%.

9


+ Ngày 7/8/1998, thu hẹp biên độ giao dịch xuống còn +(-) 7%, đồng thời
nâng tỷ giá chính thức lên 1 USD = 12998 VND.
+ Từ ngày 6/11/1998 đến 15/1/1999 là một chuỗi những điều chỉnh giảm liên
tục trong tỷ giá chính thức cùng biên độ.
Từ ngày 26/2/1999 tỷ giá chính thức được công bố hàng ngày. Tỷ giá này
được xác định trên cơ sở tỷ giá bình quân mua bán thực tế trên thị trường ngoại tệ
liên ngân hàng của thị trường giao dịch gần nhất trước đó. Đây chính là sự thay đổi
cơ chế quản lý, sao cho việc điều hành tỷ giá phù hợp với cơ chế thị trường. Đồng
thời biên độ giao dịch cũng được rút xuống +(-) 0,1%
- Từ đầu năm 1999 đến tháng 11/ 2003, chúng ta đã áp dụng chế độ biên độ
dao động của tỷ giá hối đoái ở mức thấp 10,1%. Đến cuối tháng 11/2003, trong khi
đồng USD mất giá kỷ lục so với hầu hết các loại ngoại tệ trên thị trường tài chính
quốc tế nhưng đồng USD lại lên giá so với đồng VND.
- Năm 2004, thị trường ngoại hối và thị trường tiền tệ trong nước chịu ảnh
hưởng của những biến động phức tạp trên thị trường thế giới. Đồng USD mất giá
kỷ lục so với Euro, JNP và một số ngoại tệ khác. Tính từ đầu tháng 1/2004 đến
cuối tháng 12/ 2004, đồng Việt Nam mất giá gần 0,8% so với USD; 5,51% so với
JPI; 8,98% so với Euro…
Theo số liệu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tỷ giá bình quân trên thị trường
liên ngân hàng chỉ tăng khoảng 0,63% so với mức tăng tương tự là 1,52% của năm
2003. Nhưng nhìn chung trong năm 2004, tỷ giá VND/ USD khá ổn định.
- Giai đoạn 2005-2007, tỷ giá VND/USD khá ổn định. Bình quân so với năm

trước, năm 2005 tăng 0,56%, năm 2006 tăng 0,95%, năm 2007 tăng 0,62%

10


Tuy nhiên trong thời gian này, cuộc khủng hoảng ở Mĩ khiến đồng đô la bị
mất giá, kéo theo đồng VND giảm trung bình 15% so với các ngoại tệ mạnh khác
như Euro, bảng Anh, yên Nhật.Việc này mặc dù đẩy mạnh xuất khẩu nhưng cũng
khiến lạm phát trong nước tăng cao.
- Giai đoạn 2008-2009, khủng hoảng tiếp tục khiến đồng đôla Mĩ giảm mạnh,
tỉ giá VND/USD tăng 6,28%
- Năm 2010, đồng VND liên tục mất giá, ngày 18/8/2010 Ngân hàng Nhà
nước niêm yết 18932VND/USD , tuy nhiên trên thị trường tự do vào thời điểm đó
là khoảng 21000VND/USD, chênh lệch gần 2000 VND.
- Giai đoạn 2011-2015, để ổn định tỷ giá và thị trường ngoại tệ, Ngân hàng
Nhà nước đã thay đổi cơ chế tỷ giá và can thiệp sâu vào thị trường ngoại tệ bằng
những biện pháp mua bán, duy trì chính sách chênh lệch lãi suất VNĐ và USD
nhằm đảm bảo nắm giữ tiền đồng có lợi hơn so với USD, cụ thể:
+ Ngày 11/2/2011, Ngân hàng Nhà nước ban hành Quyết định 230/QĐNHNN điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng lên 20,693 VNĐ, tăng 9.3% so
với mức 18,932 VNĐ trước đó, đồng thời thu hẹp biên độ giao dịch từ ±3% xuống
±1%
+ Năm 2012, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục đặt mục tiêu ổn định tỉ giá trong
biên độ tăng không quá 2-3%/năm và để hạn chế tình trạng đô la hóa nền kinh tế,
Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư số 03/TT-NHNN ngày 08/3/2012 thu
hẹp các trường hợp được vay vốn bằng ngoại tệ.
+ Năm 2013 Ngân hàng Nhà nước tiếp tục duy trì mục tiêu tỷ giá trong biên
độ không quá 2-3%. Tuy nhiên do đồng VND mất giá, ngày 27/6/2013, Ngân hàng

11



Nhà nước đã điều chỉnh tăng tỉ giá bình quân liên ngân hàng thêm 1% lên mức
21,036 VNĐ/USD
+ Năm 2014, Ngân hàng Nhà nước đề ra mục tiêu tỷ giá trong biên độ không
quá ±2%. Ngày 19/6/2014 Ngân hàng Nhà nước đã quyết định nâng tỉ giá chính
thức thêm 1% lên 21,246 VNĐ/USD.
+ Năm 2015, Ngân hàng Nhà nước thực hiện điều chỉnh tăng tỉ giá 3% và nới
biên độ thêm 2% từ mức +/-1% lên +/-3%.
- Điểm đáng chú ý nhất trong năm 2016 là việc áp dụng cơ chế tỷ giá trung
tâm ngay từ đầu năm 2016, mà theo nhiều người cho rằng đã góp phần ổn định hóa
thị trường ngoại hối trong năm vừa qua. Nhìn lại những năm trước đây, VNĐ
thường được neo chặt vào đồng USD trong suốt một quãng thời gian cố định, rồi
sau đó đột ngột bị phá giá mạnh trước áp lực bị dồn nén suốt một giai đoạn, gây
sốc cho nền kinh tế và khiến các chỉ số vĩ mô trở nên bất ổn.
Ngày 31/12/2015, NHNN đã ban hành Quyết định số 2730/QĐ-NHNN về
việc công bố tỷ giá trung tâm của VND và USD, tỷ giá tính chéo của VND và các
ngoại tệ khác. Tỷ giá trung tâm sẽ được xác định trên cơ sở diễn biến của 3 yếu tố
chính: 1/ Diễn biến tỷ giá bình quân gia quyền trên thị trường ngoại tệ liên ngân
hàng ngày hôm trước; 2/ Diễn biến tỷ giá trên thị trường quốc tế của 8 đồng tiền
của các nước có quan hệ thương mại, vay, trả nợ, đầu tư lớn với Việt Nam (gồm
USD, EUR, CNY, Bath, JPY, SGD, KRW, TWD); 3/ Các cân đối kinh tế vĩ mô,
tiền tệ và phù hợp với mục tiêu chính sách tiền tệ.
Bên cạnh việc thay đổi tỷ giá trung tâm, NHNN cũng sẽ thực hiện các nghiệp
vụ phái sinh trong giao dịch giữa NHNN với các NHTM. Trước đây NHNN chỉ sử
dụng nghiệp vụ giao ngay trong giao dịch ngoại tệ với NHTM. Tuy nhiên với cơ
12


chế mới, NHNN sử dụng cả công cụ phái sinh nhằm đảm bảo nguồn cung ngoại tệ,
giúp can thiệp thị trường tốt hơn và thúc đẩy phát triển thị trường phái sinh trong

nước. Tuy nhiên việc NHNN bán ngoại tệ kỳ hạn cho các ngân hàng đến quý
I/2016, tỷ giá chênh lệch 1% so với cuối năm 2015, cho thấy NHNN vẫn xác định
một “vùng mục tiêu” 1% cho việc điều chỉnh tỷ giá trong quý I/2016.
Như vậy, thay vì trước đây tỷ giá USD/VNĐ được điều chỉnh dựa trên sự
biến động và áp lực cung cầu của đồng USD trên thị trường thì giờ đây Ngân hàng
Nhà nước đã dựa vào 8 đồng tiền của các nước có quan hệ thương mại, vay, trả nợ
và đầu tư lớn vào thị trường Việt Nam để làm cơ sở, cụ thể là các đồng USD, EUR,
nhân dân tệ, yên Nhật, đô la Singapore, đồng Won, đô la Đài Loan và đồng bath
Thái. Về biên độ giao dịch thì Ngân hàng Nhà nước vẫn nhất quán duy trì ở tỷ lệ
3% vốn được điều chỉnh tăng từ 2% lên từ ngày 19/08/2015 cho đến nay.
Với tỷ giá trung tâm được điều chỉnh linh hoạt mỗi buổi sáng trước giờ giao
dịch đã giúp cho sự biến động hàng ngày không quá lớn và cũng không gây sốc
cho doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh sử dụng
nhiều ngoại tệ trong giao dịch thanh toán, vay mượn. Ngoài ra, sự điều chỉnh linh
hoạt ở đây là có tăng có giảm, tức đi theo xu hướng thị trường cũng như xu hướng
tăng giảm của các ngoại tệ mạnh trên thế giới, thay vì chỉ đi theo mỗi chiều tăng
lên như giai đoạn trước đây.
III. Ảnh hưởng của chính sách tỷ giá hối đoái đ ến n ền kinh t ế Vi ệt Nam
1. Ảnh hưởng đến xuất nhập khẩu và cán cân thương mại
Có thể nói tỷ giá hối đoái tác động trực tiếp đến hoạt động xuất nhập khẩu.
Bất kì sự thay đổi nào của tỷ giá hối đoái cũng đều ảnh hưởng đến tình hình xuất
nhập khẩu. Trong trường hợp, nếu VND giảm giá, điều này sẽ làm cho hàng hóa
13


Việt Nam tại thị trường nước ngoài rẻ hơn. Còn hàng hóa nước ngoài tại thị trường
Việt Nam trở nên đắt hơn. Điều này làm tăng hoạt động xuất khẩu hàng hóa Việt
Nam ra nước ngoài, đồng thời hạn chế nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt
Nam. Trong trường hợp đồng VND lên giá thì ngược lại, việc này sẽ khuyến khích
nhập khẩu và hạn chế xuất khẩu hàng hóa.

Như vậy cùng với sự biến động của tỷ giá thì lượng nhập khẩu và xuất khẩu
cũng biến động tương ứng.

Bảng 1 : Xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2005-2016
(đơn vị : triệu đô la Mĩ- nguồn: Niên giám thông kê tóm tắt 2016)

Năm

Xuất khẩu

Nhập khẩu

Cân đối

2005

32447,1

36761,1

-4314,0

2006

39826,2

44891,1

-5064,9


2007

48561,4

62764,7

-14203,3

2008

62685,1

80713,8

-18028,7

2009

57096,3

69948,8

-12852,5

2010

72236,7

84838,6


-12601,9

2011

96905,7

106749,8

-9844,1

2012

114529,2

113780,4

748,

2013

132032,9

132032,6

0,3

2014

150217,1


147849,1

2368,0
14


2015

162016,7

165775,9

-3759

2016

176580,8

174803,8

1777,0

Từ năm 2005 đến 2016, nhập khẩu tăng 138 tỷ USD, xuất khẩu tăng 144 tỷ
USD.
2. Ảnh hưởng đến công ăn việc làm

Tỷ giá là một nhân tố quan trọng tác động đến hoạt động đầu tư, và do đó
cũng tác động đến công ăn việc làm. Trong trường hợp đồng VND sụt giá ( tức là
một ngoại tệ ăn nhiều VND hơn) thì sẽ thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư
vào Việt Nam. Việc này sẽ dẫn đến mở rộng quy mô sản xuất và do đó góp phần

tăng số lượng việc làm, làm giảm tỷ lệ thất nghiệp ở trong nước. Còn trong truờng
hợp đồng VND lên giá, thì sẽ có tác động ngược lại. Giảm lượng đầu tư nước
ngoài vào Việt nam, từ đó làm giảm quy mô sản xuất, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng.
Việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài còn gây ảnh hưởng đến tình hình nhập
khẩu máy móc thiết bị của Việt Nam. Bởi vì đầu tư trực tiếp nước ngoài đi đôi với
việc chuyển giao công nghệ. Các nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam
thường mang theo máy móc, thiết bị, công nghệ hiện đại. Đây được coi như một
phần trong tỷ lệ vốn góp của các nhà đầu tư nước ngoài. Máy móc tăng lên tạo điều
kiện mở rộng quy mô sản xuất , tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động,
làm giảm tỷ lệ thất nghiệp
Bảng 2: Đầu tư trực tiếp nước ngoài giai đoạn 2006-2016
(Đơn vị : triệu USD , nguồn : Niên giám thống kê tóm tắt 2016)

Năm

Số dự án

Tổng vốn đăng ký

Tổng số vốn thực hiện

2006

987

12004,5

4100,4

15



2007

1544

21348,8

8034,1

2008

1171

71726,8

11500,2

2009

1208

23107,5

10000,5

2010

1237


19886,8

11000,3

2011

1186

15598,1

11000,1

2012

1287

16348,0

10046,6

2013

1530

22352,2

11500,0

2014


1843

21921,7

12500,0

2015

2120

24115,0

14500,0

2016

2613
26890,5
15800,0
Từ 2006 đến 2016, tổng vốn đầu tư nước ngoài thực hiện tăng 11,7 tỷ USD.

Góp phần lớn trong đó là chính sách ngân hàng tập trung vốn cho việc tăng liên tục
tổng đầu tư.
4. Ảnh hưởng tới ổn định tiền tệ

Khi mà sức mua của tiền tệ giảm mạnh hoặc khi tỷ giá hối đoái biến động
mạnh trong một thời gian dài thì việc xác định lại tỷ giá là vô cùng cần thiết.
Nhà nước có thể phá giá tiền tệ. Phá giá tiền tệ là việc đánh tụt sức mua
danh nghĩa của tiền tệ nước mình so với ngoại tệ. Kết quả là nó tác động trực tiếp
đến tỷ giá hối đoái. Khi một nước phá giá tiền tệ sẽ làm tăng giá của hàng xuất

khẩu và hàng nhập khẩu. Do vậy phần thuế xuất nhập khẩu sẽ tăng lên. Ngân sách
nhà nước nhờ đó mà cũng tăng lên. Tuy nhiên, độ lớn của tác động này phụ thuộc
vào quy mô của thuế xuất nhập khẩu trong tổng nguồn thu, độ co giãn về thuế.

16


Trong trường hợp, nếu chính phủ có nợ nước ngoài thì việc phá giá nội tệ sẽ
làm cho khoản nợ lớn hơn. Do chính phủ phải dùng nhiều nội tệ hơn để trả nợ.
Điều này sẽ khiến cho nền kinh tế phải chịu một gánh nặng không lường hết được.
5. Ảnh hưởng tới lạm phát

Khi nói nền kinh tế một nước đang có lạm phát, tức là đồng tiền nước đó bị
mất giá. Điều này có nghĩa là, giờ đây ta phải mất nhiều tiền hơn để mua được
cùng một loại hàng hóa so với trước khi xảy ra lạm phát.
- Diễn biến của tỷ giá USD/VND và lạm phát trong giai đoạn 2000-2012
Năm 2000, 2001 mặc dù tỷ giá tăng nhưng Việt Nam đã rơi vào tình trạng
giảm phát, nguyên nhân chính của tình trạng này là do tác động cuộc khủng hoảng
tài chính châu Á (1997), còn tác động tỷ giá tới lạm phát là hạn chế. Giai đoạn
2001- 2003, tỷ giá và lạm phát được được duy trì tương đối ổn định, điều này góp
phần không nhỏ tới ổn định và phát triển kinh tế. Giai đoạn tiếp theo 2003-2007,
Chính phủ đã áp dụng chính sách tỷ giá ổn định và đã kiểm soát tốt lạm phát.
Nhưng giai đoạn khủng hoảng 2008-2011, chính sách tỷ giá ổn định đã bắt đầu gây
tác động ngược, lạm phát tăng cao đột ngột tới mức 23,1% vào năm 2008 và
18,7% năm 2011.
Sự tăng cao của lạm phát năm 2008, ngoài do các nguyên nhân thuộc chính
sách tiền tệ kể trên, còn phải kể đến nguyên nhân: chính sách điều hành tỷ giá
USD/VND ‘neo’ trong giai đoạn khá dài, trong khi từ năm 2006 tới nay, đồng USD
giảm giá mạnh (khoảng 15%) so với đồng tiền khác, trong khi đó đồng VND lại
mất giá so với USD, điều này càng làm cho mức độ mất giá của VND với các đồng

tiền mạnh khác. Điều này làm cho hàng hóa nhập khẩu trở nên đăt đỏ hơn. Mặt
khác, Việt Nam là một quốc gia có tỷ trọng xuất khẩu cao, đặc biệt là trong những
năm gần đây, tỷ trọng nhập khẩu/GDP trung bình giai đoạn 2000-2010 là 75,98%
17


GDP do đó, chi phí sản xuất của doanh nghiệp tăng, kéo theo giá thành sản xuất
tăng, lạm phát tăng cao.

IV. Một số kiến nghị về chính sách tỷ giá hối đoái ở Việt Nam
1. Xác định chính xác mức tỷ giá hiện nay

18


2. Nhà nước phải có dự trữ ngoại tệ đủ mạnh, kiểm soát tăng trưởng tín dụng
ngoại tệ ở mức hợp lý.
Để kiểm soát tăng trưởng tín dụng ngoại tệ ở mức hợp lý, NHNN
đã ban hành Thông tư số 03/2012/TT-NHNN, ngày 8-3-2012, thu hẹp các
trường hợp được vay vốn bằng ngoại tệ. Theo đó, khách hàng chỉ được vay
ngoại tệ nếu có đủ nguồn thu ngoại tệ từ hoạt động sản xuất, kinh doanh để
trả nợ vay, những trường hợp khác phải có sự chấp thuận bằng văn bản của
NHNN.
Đến cuối năm 2012, giá USD mua vào tại các ngân hàng thương
mại (NHTM) giảm trung bình 1% so với cuối năm 2011, chênh lệch tỷ giá
chính thức và tỷ giá trên thị trường tự do được thu hẹp. Các tổ chức kinh tế
và cá nhân đẩy mạnh bán ngoại tệ cho các NHTM, tạo điều kiện cho
NHNN mua một lượng lớn ngoại tệ để tăng dự trữ ngoại hối.
3. Xử lý mối quan hệ giữa lãi suất và tỷ giá
Áp dụng các biện pháp đồng bộ nhằm duy trì tỷ giá trong biên độ

đã cam kết Trong năm 2013, NHNN đề ra mục tiêu duy trì tỷ giá trong
biên độ không quá 2% - 3% nhằm kiểm soát kỳ vọng về sự mất giá của
VND, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chủ động trong kế hoạch sản
xuất, kinh doanh. Để đạt mục tiêu đề ra, NHNN tiếp tục quản lý thị trường
ngoại tệ và điều hành tỷ giá chặt chẽ theo tín hiệu thị trường, phù hợp với
các cân đối vĩ mô và cán cân thanh toán quốc tế, thực hiện các biện pháp
tăng dự trữ ngoại hối của Nhà nước.
4. Nhà nước cần hoàn thiện công tác quản lý ngoại hối, cơ chế điều chỉnh tỷ
giá hối đoái và hoàn chỉnh thị trường, công bố tỷ giá trung tâm

19


Bước sang năm 2018, sau khi trải qua năm 2017 đầy biến động, để
duy trì ổn định thị trường ngoại tệ, NHNN phải bán ra một số lượng ngoại
tệ đáng kể để can thiệp vào thị trường, thị trường ngoại hối năm 2017 của
Việt Nam nhìn chung là khá ổn định, bất chấp bối cảnh thị trường thế giới
tiềm ẩn nhiều rủi ro với sự gia tăng các yếu tố bất định từ các sự kiện địa
chính trị xảy ra bất ngờ như việc nước Anh rời EU (Brexit), kết quả bầu cử
Tổng thống Mỹ cũng như việc Thủ tướng Ý tuyên bố từ chức sau trưng cầu
dân ý thất bại, thêm vào đó là kỳ vọng FED tăng lãi suất thúc đẩy luồng
vốn rút khỏi các thị trường mới nổi, tỷ giá các đồng tiền liên tục biến động.
Chính sách thông báo tỷ giá trung tâm hằng ngày của NHNN bước đầu
phát huy tác dụng, góp phần ổn định thị trường ngoại tệ, giảm tâm lý đầu
cơ của các nhà đầu tư. Đồng thời, điều này cũng góp phần ngăn chặn quá
trình “đô-la hóa” đang diễn ra trong nền kinh tế Việt Nam.
5. Đa dạng hóa đồng tiền chủ đạo
Điều chỉnh tỷ giá tăng dần nhằm tránh những cú sốc Bước sang
năm 2018, tỷ giá VND/USD tại các NHTM có xu hướng giảm trong tháng
1-2018, sau đó có nhiều biến động khi liên tiếp tăng cao từ nửa đầu tháng

2, luôn tiệm cận sát với mức trần do NHNN công bố và hiện nay đang
trong xu hướng giảm. Tính đến ngày 20-2-2018, tỷ giá giao dịch tại các
NHTM xoay quanh mức 22.740 đồng/USD, giảm 0,12% so với đầu năm.
Tỷ giá thị trường tự do trong nửa đầu tháng 2 cũng có mức tăng đột biến,
có những thời điểm đã lên trên mức 23.000 VND/USD nhưng ngay sau đó
đã hạ nhiệt (giảm 1,52% so với đầu năm) và hiện bám khá sát với tỷ giá
của các NHTM. Trong khi đó, tỷ giá trung tâm tính đến ngày 20-2-2018 đã
điều chỉnh tăng 0,77%. Động thái này cho thấy những bước điều chỉnh tỷ

20


giá tăng dần của NHNN nhằm tránh những cú sốc về chính sách tỷ giá
trong thời gian tới.

21


Tài liệu tham khảo
1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2001-2011), Báo cáo thường niên các năm;
2. Tổng cục Thống kê (2001 – 2011), Niên giám thống kê các năm;
3. Noer Azam Achsani và các đồng sự, The Relationship between Inflation and
Real Exchange Rate: Comparative Study between ASEAN+3, the EU and North
America, European Journal of Economics, Finance and Administrative Sciences,
ISSN 1450-2275 Issue 18 (2010);
4. Nguyễn Trần Phúc và Nguyễn Đức Thọ (2009). Exchange Rate Policy in
Vietnam, 1985–2008, ASEAN Economic Bulletin, Vol 26, No 2, August 2009
5. Niên giám thống kê tóm tắt 2016

22




×