Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

ngân hàng thương mại nợ xấu và một số ví dụ minh họa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.11 KB, 14 trang )

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NHTM – RỦI RO TÍN
DỤNG, NỢ XẤU VÀ THANH KHOẢN NGÂN HÀNG
1.1

Lý thuyết về rủi do tín dụng
Ngày nay, nhu cầu về vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh, cải tiến trang thiết bị kỹ

thuật, nâng cao công nghệ và các nhu cầu phục vụ sản xuất kinh doanh luôn tăng lên. Để
đáp ứng nhu cầu này, các NHTM cũng phải luôn mở rộng quy mô hoạt động tín dụng,
điêu đó có nghĩa là rủi ro tín dụng cũng phát sinh nhiều hơn.
Rủi ro tín dụng là loại rủi ro phức tạp nhất, việc quản lý và phòng ngừa nó rất khó
khăn, nó có thể xảy ra ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào… Rủi ro tín dụng nếu không được phát
hiện và sử lý kịp thời sẽ nảy sinh các rủi ro khác.
1.1.1. Khái niệm
Rủi do tín dụng là rủi ro do một khách hàng hay một nhóm khách hàng vay vốn
không trả được nợ cho ngân hàng. Trong kinh doanh ngân hàng, rủi ro tín dụng là loại rủi
ro lớn nhất, thường xuyên xảy ra và gây hậu quả nặng nề có khi dẫn đến phá sản ngân
hàng.
1.1.2. Hậu quả đối với NHTM của rủi ro tín dụng
Việc không thu hồi được nợ (gốc, lãi và các khoản phí) làm cho nguồn vốn của các
NHTM bị thất thoát, trong khi đó, các ngân hàng này vẫn phải chi trả tiền lãi cho nguồn
vốn hoạt động, làm cho lợi nhuận bị giảm sút. Nếu lợi nhuận không đủ thì ngân hàng còn
phải dùng chính vốn tự có của mình để bù đắp thiệt hại. Điều này có thể làm ảnh hưởng
đến quy mô hoạt động của các NHTM.
Mặt khác, tỷ lệ nợ quá hạn cao làm cho uy tín, niềm tin vào tiềm lực tài chính của ngân
hàng bị suy giảm, dẫn đến làm giảm khả năng huy động vốn của ngân hàng, nghiêm trọng
hơn nó có thể dẫn đến rủi ro thanh khoản, đẩy ngân hàng đến bờ vực phá sản và đe dọa sự
ổn định của toàn bộ hệ thống ngân hàng.



2
1.1.3. Các chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng
Nợ quá hạn: Là chỉ tiêu cơ bản phản ánh rủi ro tín dụng. Nợ quá hạn sẽ phát sinh khi
đến thời hạn trả nợ theo cam kết, người vay không có khả năng trả được nợ một phần hay
toàn bộ khoản vay cho người cho vay. Tùy theo thời gian quá hạn, khoản nợ này sẽ được
xác định là nợ đủ tiêu chuẩn, nợ cần chú ý, nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ, hoặc là nợ có
khả năng mất vốn...
Nợ xấu: Là các khoản nợ quá hạn trên 90 ngày và bị nghi ngờ về khả năng trả nợ lẫn
khả năng thu hồi vốn của chủ nợ do con nợ làm ăn thua lỗ liên tục, tuyên bố phá sản hoặc
đã tẩu tán tài sản, mất khả năng thanh toán... Nợ xấu sẽ phản ánh một cách rõ nét chất
lượng tín dụng của ngân hàng, căn cứ vào thời gian quá hạn và khả năng trả nợ của khách
hàng để phân loại nợ xấu thành 3 nhóm: nhóm 3 (dưới chuẩn), nhóm 4 (nghi ngờ) và
nhóm 5 (có khả năng mất vốn).
Dự phòng rủi ro tín dụng: Dự phòng rủi ro là số tiền được trích lập và hạch toán vào
chi phí hoạt động để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với nợ của tổ chức tín
dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Dự phòng RRTD được tính trên số dư nợ gốc của
khách hàng bao gồm: Dự phòng cụ thể - để bảo hiểm rủi ro cụ thể cho từng khoản vay; dự
phòng chung - bảo hiểm các rủi ro chung không xác định trong danh mục tín dụng và toàn
bộ dự phòng được tính vào chi phí hoạt động của doanh nghiệp.
1.1.4. Nợ xấu và tác động tiêu cực tới NH

 Khái niệm
Nợ xấu chính là các khoản tiền mà ngân hàng cho khách hàng vay nhưng khi đến
hạn thu hồi nợ lại không thể đòi được do yếu tố chủ quan từ chính phía khách hàng như
doanh nghiệp, tổ chức vay tín dụng làm ăn thua lỗ, phá sản dẫn đến tình trạng mất khả
năng thanh toán khoản nợ đã vay của ngân hàng khi đến kỳ hạn.
Nợ xấu đã, đang và có thể sẽ tiếp tục tác động tiêu cực đến việc lưu thông dòng vốn
vào nền kinh tế. Tỷ lệ nợ xấu càng cao thì rủi ro và tổn thất dòng vốn của các NHTM
càng lớn. Đây được coi là nguyên nhân chính gây kìm hãm, hạn chế sự lưu thông của
dòng tín dụng trong nền kinh tế.


 Tác động tới ngân hàng của nợ xấu


3
Đối với khách hàng: nợ xấu sẽ làm tăng chi phí hoạt động, tăng gánh nặng trả nợ
cho ngân hàng, làm giảm tốc độ chu chuyển vốn với ngân hàng gây ảnh hưởng trực tiếp
đến mối quan hệ cả hai bên, từ đó uy tín của khách hàng sẽ bị giảm sút khá lớn khiến cho
các NHTM không còn dám tiếp tục cho khách hàng vay, dù nguồn vốn không thiếu. Ngân
hàng phải thận trọng hơn với các khoản vay để tránh các khoản nợ xấu tiếp theo, dẫn tới
hậu quả là các ngân hàng có tiền mà không cho vay được, còn nền kinh tế thì vẫn tiếp tục
khát vốn.
1.2

Tính thanh khoản của NHTM

1.2.1. Khái niệm tính thanh khoản
Tính thanh khoản chỉ mức độ mà một tài sản bất kì có thể được mua hoặc bán trên thị
trường mà không làm ảnh hưởng đến giá thị trường của tài sản đó. Một tài sản có tính
thanh khoản cao nếu nó có thể được bán nhanh chóng mà giá bán của nó không giảm đáng
kể, thường được đặc trưng bởi số lượng giao dịch lớn.
Ví dụ, tiền mặt có tính thanh khoản cao, vì nó thường có thể được "bán" (để đổi lấy
hàng hóa) với giá trị gần như không thay đổi.. Chứng khoán hay các khoản nợ, khoản phải
thu... có tính thanh khoản cao nếu chúng khả năng đổi thành tiền mặt dễ dàng.
1.2.2. Thanh khoản ngân hàng
 Khái niệm
Tính thanh khoản của NHTM được xem như khả năng tức thời (the short-run ability)
để đáp ứng nhu cầu rút tiền gửi và giải ngân các khoản tín dụng đã cam kết.
Rủi ro thanh khoản là loại rủi ro khi ngân hàng không có khả năng cung ứng đầy đủ
lượng tiền mặt cho nhu cầu thanh khoản tức thời; hoặc cung ứng đủ nhưng với chi phí cao.

Nói cách khác, đây là loại rủi ro xuất hiện trong trường hợp ngân hàng thiếu khả năng chi
trả do không chuyển đổi kịp các loại tài sản ra tiền mặt hoặc không thể vay mượn để đáp
ứng yêu cầu của các hợp đồng thanh toán.


Các nguyên nhân gây ra các vấn đề về thanh khoản của ngân hàng

Tình trạng khó khăn về thanh khoản của NHTM xuất phát từ những lý do chính sau đây:
-

Ngân hàng vay mượn quá nhiều các khoản tiền gửi, quỹ dự trữ từ các cá nhân

và các tổ chức tài chính khác, sau đó chuyển hoá thành những tài sản đầu tư có kỳ hạn.


4
Vì vậy, tình trạng mất cân đối về thời hạn giữa nguồn vốn và sử dụng vốn xảy ra đối
với ngân hàng. Trường hợp hiếm thấy là luồng tiền thu hồi được từ các khoản đầu tư
cân bằng chính xác với luồng tiền đang chi ra để trang trải cho các nguồn vốn huy động
trước đây.
-

Do sự nhạy cảm đối với sự thay đổi về lãi suất đầu tư, nhất là các khoản tiền

gửi. Khi lãi suất đầu tư tăng, một số người gửi tiền rút vốn của họ ra khỏi ngân hàng để
đầu tư vào nơi có tỷ suất sinh lợi cao hơn, còn các khách hàng vay tiền có thể trì hoãn yêu
cầu vay vốn và tích cực tiếp cận các khoản tín dụng có lãi suất thấp hơn. Như vậy, sự thay
đổi lãi suất ảnh hưởng cả khách hàng gửi tiền và khách hàng vay tiền và cả hai đều tác
động trạng thái thanh khoản của ngân hàng. Hơn nữa, những xu hướng về sự thay đổi lãi
suất còn ảnh hưỏng đến giá trị thị trường các tài sản mà ngân hàng có thể đem bán để

tăng thêm nguồn cung cấp thanh khoản và trực tiếp ảnh hưởng đến chi phí vay mượn trên
thị trường tiền tệ.


Thiệt hại từ rủi ro thanh khoản đối với ngân hàng

Đối với các Ngân hàng – xét ở chức năng trung gian tín dụng, khi bị mất tính thanh khoản
thì ngân hàng sẽ chịu thiệt hại:
-

Buộc phải chạy đua huy động vốn dẫn đến lãi suất huy động cao

-

Lãi suất huy động cao buộc lãi suất cấp tín dụng cao và khó cho vay

-

Khi buộc phải trả lãi suất huy động nhưng không thể cho vay rõ ràng Ngân hàng sẽ

bị lỗ.
-

Không đáp ứng được nhu cầu rút tiền dẫn đến mất niềm tin của Người gửi tiền (kể

cả các giao dịch liên ngân hàng)
-

Không đáp ứng nhu cầu giải ngân cho các khoản cấp tín dụng.




Ngân hàng mất khả năng thanh toán (Mất tính thanh khoản)
Mất khả năng thanh toán có thể được định nghĩa là không có khả năng thanh toán

các khoản nợ. Khi người gửi tiền rút tiền mặt từ tài khoản ngân hàng mà ngân hàng không
có đủ tiền trả dẫn đến tình trạng mất thanh khoản tạm thời. Khi tình trạng mất tính thanh
khoản tạm thời kéo dài sẽ dẫn đến ngân hàng bị phá sản. Mất khả năng thanh toán thường
xảy ra vì hai lý do:


5
-

Ngân hàng có thể sẽ nợ nhiều hơn số tiền sở hữu hoặc đang nợ. Trong thuật ngữ kế

toán, điều này có nghĩa là tài sản của nó có giá trị thấp hơn nợ phải trả.
-

Một ngân hàng có thể mất khả năng thanh toán nếu không có khả năng thanh toán

các khoản nợ khi đến hạn, mặc dù tài sản của nó có thể có giá trị cao hơn các khoản nợ
của nó. Điều này được gọi là mất khả năng thanh toán dòng tiền, hoặc 'thiếu thanh khoản'.

CHƯƠNG 2: NHỮNG VÍ DỤ MINH HỌA VỀ SỰ ẢNH HƯỞNG
CỦA NỢ XẤU TỚI NHTM
2.1. Ảnh hưởng của nợ xấu tới B&N Bank (Nga)
2.1.1. Thực trạng:
21/9/2017, TASS dẫn thông tin từ Ngân hàng Trung ương Nga cho biết, Chính phủ
Nga đã phải tiến hành quốc hữu hóa B&N Bank - nhà băng lớn thứ 12 đất nước xét theo

giá trị tài sản. Theo Ngân hàng Trung ương Nga, B&N Bank có thể đã chịu khoản lỗ 6 tỉ
USD trong bảng cân đối kế toán. Gói cứu trợ ngân hàng gần 7 tỉ USD là gói cứu trợ tài
chính lớn nhất từ trước tới nay của Nga.
2.1.2. Nguyên nhân:
Theo Reuters, các ngân hàng Nga đã và đang chịu ảnh hưởng mạnh vì nhiều biện
pháp trừng phạt từ phương Tây sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea vào năm 2014.
Ngoài ra, kinh tế Nga cũng lao đao vì giá dầu giảm.
Cuộc suy thoái trong ngành ngân hàng bắt nguồn từ sự bùng nổ tín dụng. Theo Ngân
hàng Thanh toán Quốc tế, nợ tư nhân của Nga tăng từ 50% (năm 2005) lên gần 90% (năm
2015). Tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng Nga hiện là 10%, cao hơn so với mức 6% trước
khi giá dầu đi xuống. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cảnh báo Moscow rằng hệ thống ngân
hàng Nga có thể không thông báo toàn diện tình hình nợ xấu. IMF cho hay tỷ lệ nợ xấu
thực tế có thể lên đến 13,5%.
Cuộc suy thoái và lạm phát gia tăng đã khiến nhiều người không trả được các khoản
vay miễn phí trong những năm kinh tế tăng trưởng, do đó dẫn đến sự bùng nổ nợ xấu
trong nền kinh tế Nga. Từ đó ảnh hưởng trực tiếp tới các NHTM trong đó có B&N Bank:


6
ngân hàng này liên tiếp bị lỗ và phải nhân gói cứu trợ từ NHTW Nga và cuối cùng đã bị
quốc hữu hóa.
2.1.3. Biện pháp của chính phủ Nga
Ngân hàng trung ương Nga (BoR) thành lập một cơ cấu đặc biệt để xử lý số nợ xấu
18 tỷ USD của các ngân hàng có vấn đề nhằm làm lành mạnh hệ thống tài chính nước
này. Một “Ngân hàng nợ xấu” chuyên xử lý nợ xấu sẽ được thành lập và hoạt động như
một quỹ. Ngân hàng hày sẽ tiếp nhận các tài sản xấu của ngân hàng đã được giải cứu với
một khoản vay có lãi suất ưu đãi là 0,5%.
Ngân hàng Trung ương Nga ngày 21/9/2017 đã thông qua quyết định về các biện pháp
tăng cường ổn định tài chính cho Ngân hàng B&N và Ngân hàng Rost bằng việc sử dụng
tiền của Quỹ củng cố ngân hàng. Quyết định này được đưa ra một ngày sau khi Ngân

hàng B&N đề nghị ngân hàng trung ương cứu trợ.
Theo quyết định trên, ngân hàng B&N vẫn tiếp tục hoạt động bình thường. Ngân
hàng Trung ương Nga sẽ hỗ trợ, đảm bảo để ngân hàng hoạt động liên tục. Các nhà phân
tích cho rằng quyết định tăng cường ổn định tài chính nêu trên của Ngân hàng Trung ương
Nga được đưa ra kịp thời và hợp lý nhằm ngăn chặn sự bất ổn của hệ thống tài chính.
2.2. Ba ngân hàng thương mại Việt Nam bị mua lại với giá 0 đồng
2.2.1. Ngân hàng Xây dựng VNCB
Lí do: Ngân hàng Xây dựng (VNCB) là ngân hàng đầu tiên bị NHNN mua lại bắt buộc
toàn bộ cổ phần với giá 0 đồng vào ngày 2/2/2015.
VNCB tiền thân là Ngân hàng Đại Tín (TrustBank). Tại thời điểm cuối năm 2012 khi
ngân hàng đã được liệt kê vào danh sách 9 ngân hàng yếu kém và bị kiểm soát, TrustBank
lỗ lũy kế 8.765 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu âm 5.711 tỷ đồng. Đến cuối năm 2013, con số lỗ
lũy kế lên 11.348 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu âm 8.293 tỷ đồng. Đến cuối năm 2014, phần
vốn chủ sở hữu âm tới hơn 24.000 tỷ và lỗ lũy kế 27.000 tỷ đồng.
Theo lời của một vị đại diện NHNN thì thời điểm ấy không có nhà đầu tư nào mua lại
Ngân hàng xây dựng và theo các định giá của đơn vị độc lập EY thì cơ sở để mua lại giá 0
đồng là do Ngân hàng xây dựng lúc đó có giá trị thực âm hơn 80 nghìn đồng/cổ phiếu.


7
Sau khi bị mua lại: Ngân hàng Xây dựng có những thay đổi nhiều nhất. Sau khi được
mua lại và chuyển đổi mô hình hoạt động sang ngân hàng TNHH một thành viên kể từ
ngày 5/3/2015, ngân hàng được đổi thành CBBank với nhận diện thương hiệu cũng hoàn
toàn mới: màu vàng, xanh nước biển chủ đạo.
Vietcombank là ngân hàng được NHNN giao hỗ trợ cho CBBank với ông Nguyễn Văn
Tuân là chủ tịch hội đồng thành viên. Đến nay, CBBank đã có mạng lưới 112 điểm giao
dịch trên toàn quốc với nhân sự 1.500 người và vốn điều lệ 3.000 tỷ.
Theo giới thiệu của ngân hàng này thì CBBank thì từ một ngân hàng 0 đồng, mất thanh
khoản vào tháng 3/2015, nhưng đến tháng 6/2016 ngân hàng đã đạt số dư huy động vốn
đạt 29.552 tỷ đồng với doanh số huy động vốn tăng ròng trong 6 tháng đạt 2.497 tỷ đồng.

Hoạt động xử lý nợ xấu được chú trọng với 500 tỷ đồng bán cho VAMC năm ngoái và
tiếp tục bán nợ thêm trong năm nay. CBBank cũng đã tiến hành xử lý nợ xấu tồn đọng cũ
từ thời TrustBank với khởi đầu là việc khởi kiện Phương Trang để đòi 3.000 tỷ đồng.
Đáng lưu ý, chỉ sau 120 ngày kể từ khi được mua lại giá 0 đồng, tháng 7/2015 đánh dấu
sự trở lại đồng loạt các hoạt động kinh doanh của CBBank. Cho đến nay, ngân hàng đã
được mở đầy đủ phạm vi hoạt động nghiệp vụ với tất cả các mảng hoạt động trong lĩnh
vực tài chính, ngân hàng đối với một ngân hàng thương mại như huy động vốn, sử dụng
vốn, cấp tín dụng, trung gian tài chính, cho vay khách hàng cá nhân, bảo lãnh, phát triển
các dịch vụ ngân hàng bán lẻ và đổi mới mạng lưới hoạt động...
2.2.2. Ngân hàng OCEAN BANK
Lí do: Thông cáo của Ngân hàng Nhà nước cho biết, thời gian qua hoạt động của Ocean
Bank đã bộc lộ nhiều yếu kém, việc quản trị và điều hành vi phạm nghiêm trọng quy định
của pháp luật.
Trước tình hình đó, để kiểm soát rủi ro, giảm thiểu tổn thất tài sản của ngân hàng, Ngân
hàng Nhà nước đã quyết định đặt Ocean Bank vào tình trạng kiểm soát đặc biệt.
Với tổn thất tài chính nặng nề, trong khi Ocean Bank không có các giải pháp khả thi để
tăng vốn điều lệ đảm bảo mức vốn pháp định theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước,
nhằm xử lý dứt điểm các vấn đề tồn tại yếu kém của ngân hàng, căn cứ các quy định hiện


8
hành, Ngân hàng Nhà nước đã tuyên bố mua bắt buộc toàn bộ cổ phần của các cổ đông
hiện hữu tại Ocean Bank.
“Việc trực tiếp mua lại toàn bộ cổ phần của Ocean Bank giúp Ngân hàng Nhà nước hoàn
toàn chủ động trong việc tiếp tục tái cơ cấu Ocean Bank, đảm bảo chi trả tiền gửi, ngăn
ngừa sự lây lan các yếu kém của Ocean Bank sang các tổ chức tín dụng khác”, thông cáo
trên viết.
Theo đó, Ngân hàng Nhà nước trở thành chủ sở hữu (100%) vốn điều lệ của Ocean Bank,
chấm dứt toàn bộ quyền, lợi ích và tư cách cổ đông của các cổ đông hiện hữu của
OceanBank.

Để đảm bảo ổn định công tác quản trị, điều hành, Ngân hàng Nhà nước chỉ định Ngân
hàng Công thương Việt Nam (VietinBank) tham gia quản trị, điều hành Ocean Bank.
Sau khi mua: OceanBank, nay đã được đổi tên thành Ngân hàng TM TNHH MTV Đại
Dương do Nhà nước sở hữu có vốn điều lệ là 4.000 tỷ đồng. Mạng lưới hoạt động bao
gồm 21 chi nhánh và 101 phòng giao dịch.
Chủ tịch HĐTV OceanBank ông Đỗ Thanh Sơn, tại buổi tổng kết hoạt động năm 2015
của nhà băng này, thì cho biết trong năm qua ngân hàng tập trung tối đa vào công tác xử
lý, thu hồi nợ; đồng thời tiến hành sắp xếp lại mô hình tổ chức một cách khoa học; ổn
định thanh khoản và đảm bảo khả năng chi trả cho khách hàng; hoàn thiện hệ thống cơ
chế chính sách, quy trình quy chế, văn hóa quản trị kinh doanh lành mạnh, công khai và
minh bạch. Kết quả, OceanBank đã hoạt động có lãi trở lại, ổn định tâm lý, đảm bảo công
việc cũng như thu nhập phù hợp với tình hình thực tế của OceanBank cho hơn 2.500
CBNV.
Việc OceanBank có lãi cũng được đề cập tại Hội nghị tổng kết năm 2015 của VietinBank
khi Chủ tịch ngân hàng VietinBank cho biết công tác thu hồi nợ xấu tại OceanBank đã có
sự cải thiện, đã xử lý thu hồi được 5.000 tỷ đồng nợ xấu và đến cuối năm 2015 ngân hàng
đã bắt đầu có lãi.
Tại buổi hội nghị sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm nay, ông Sơn cho biết, chỉ riêng 6
tháng đầu năm huy động tiền gửi tiết kiệm cá nhân có mức tăng trưởng gần 30% so với số
liệu ngày 31/12/2015. Đối với cho vay khách hàng cá nhân, OceanBank đã ban hành


9
nhiều sản phẩm ưu đãi lãi suất giành cho khách hàng, dư nợ cho vay tăng 24%; Công tác
thu hồi nợ đạt 28% kế hoạch năm 2016.
2.2.3. Ngân hàng GP BANK
Lí do: Ngân hàng Dầu khí Toàn cầu (GP.Bank) là ngân hàng thứ 3 bị NHNN mua lại bắt
buộc toàn bộ cổ phần giá 0 đồng kể từ ngày 7/7/2015.
Theo báo cáo tài chính kiểm toán 2014 thì tính đến ngày 02/04/2015, tổng số lỗ lũy kế
của GP.Bank lên đến 12.280 tỷ đồng, dẫn tới vốn chủ sở hữu bị âm 9.195 tỷ đồng (vốn

điều lệ của GPBank là 3.018 tỷ đồng). Tỷ lệ nợ xấu của GPBank đạt tới con số cao kỷ lục
45,37%. Đồng thời, dư nợ cho vay khách hàng giảm mạnh, chỉ còn 6.669 tỷ đồng.
Do không thể khắc phục được, NHNN đã mua lại bắt buộc GP.Bank toàn bộ cổ phần với
giá 0 đồng từ ngày 7/7/2015.
Sau khi được mua: GPBank được chuyển đổi mô hình kể từ ngày 7/7/2015. Sau khi
chuyển đổi vẫn mang tên GPBank nhưng nhận diện thương hiệu đã thay đổi với logo màu
vàng xanh chủ đạo – giống như CBBank.
Từ 1 ngân hàng âm vốn, GPBank nay có vốn điều lệ 3.018 tỷ đồng. VietinBank đã hỗ trợ
bằng cách cử người sang với ông phó tổng giám đốc Phạm Huy Thông sang làm Tổng
giám đốc, còn bà Trần Thị Lệ Nga trong Ban kiểm soát sang làm chủ tịch Hội đồng thành
viên. Từ đầu tháng 10 này, bà Nga về hưu, ngân hàng vẫn chưa công bố ai làm chủ tịch.
Theo lời giới thiệu của nhà băng này, GPBank nay có 1 hội sở chính và không ngừng mở
rộng với gần 80 chi nhánh/phòng giao dịch/quỹ tiết kiệm trên toàn quốc cùng đội ngũ hơn
1.400 cán bộ nhân viên được đào tạo chuyên nghiệp. Có tới hơn 97% cán bộ nhân viên
của GPBank đã có trình độ đại học, trên đại học và thành thạo nghiệp vụ chuyên môn.
Theo số liệu mới nhất từ GPBank mà chúng tôi tìm hiểu được, đến cuối tháng 6/2016, số
dư huy động vốn của GPBank tăng 8,7% so với ngày 06/07/2015. Đặc biệt từ tháng
4/2016, dư nợ trên toàn hệ thống đã tăng trưởng trở lại so với đầu năm.
Ngoài ra, ngân hàng xác định công tác xử lý nợ xấu là một trong những ưu tiên hàng đầu.
GPBank đang tích cực, triển khai rà soát, phân loại và đánh giá lại các khoản nợ xấu,
khoản phải thu, thành lập Ban thu hồi nợ, sát sao xử lý nợ xấu và chủ động triển khai
đồng bộ các giải pháp xử lý nợ xấu.


10


11

CHƯƠNG 3: BÀI HỌC VÀ GIẢI PHÁP

Xử lý nợ xấu của các ngân hàng thương mại là vấn đề quan tâm hàng đầu của toàn
hệ thống ngân hàng từ nhiều năm nay, bởi đây được coi như “cục máu đông” có thể làm
tắc nghẽn “mạch máu” của nền kinh tế.
Hiện nay, Bộ luật Dân sự năm 2015 đã bỏ quyền thu giữ tài sản bảo đảm (TSĐB),
trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác. Điều này gây khó khăn đến quyền xử lý
TSĐB của VAMC và TCTD, bởi VAMC hay TCTD không thể chủ động thu giữ nếu các
chủ tài sản không đồng thuận, cố tình chống đối, hay tạo ra các tranh chấp khác liên quan
đến TSĐB để khởi kiện ra tòa nhằm kéo dài thời gian xử lý. VAMC/TCTD sẽ phải chờ
bản án của tòa án, tạo tâm lý chây ỳ trả nợ của bên có nghĩa vụ, tạo áp lực lên các cơ quan
xét xử.
Vướng mắc khác là ở giai đoạn thi hành án. Theo quy định tại Luật Thi hành án dân sự, số
tiền thu được từ việc bán TSĐB sẽ phải được ưu tiên thu án phí, lệ phí tòa án trước khi
chuyển cho TCTD. Việc này làm cho số tiền thu nợ của TCTD bị giảm, không thu hồi đủ.
Ngoài ra, với nhiều khoản chi phí và phí phải trả trong quá trình bán TSĐB, trong nhiều
trường hợp, nếu chủ nợ khó có thể thu hồi đủ giá trị khoản nợ sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi
hợp pháp của bên được thi hành án. Chưa kể, khi xử lý, TSĐB theo nội dung bản án và
thực tế đôi lúc không thống nhất hoặc không rõ ràng dẫn đến cơ quan thi hành án dân sự
phải yêu cầu tòa án giải thích bản án, quyết định của tòa án gây thêm sự chậm trễ trong
việc thi hành án...
Để đẩy nhanh tốc độ xử lý nợ đạt hiệu quả cao, cũng cần nghiên cứu xây dựng
Luật Hỗ trợ tái cơ cấu các TCTD và xử lý nợ xấu của NHNN, trong đó có nêu một số cơ
chế riêng cho VAMC và các ngân hàng thương mại trong quá trình xử lý nợ xấu. Cụ thể,
nếu người giữ tài sản không giao TSĐB thì cho phép VAMC hoặc TCTD được thực hiện
quyền thu giữ TSĐB trong trường hợp VAMC hoặc TCTD và chủ tài sản đã có thỏa thuận
về việc thu giữ tài sản trong hợp đồng đảm bảo tài sản, thay vì yêu cầu tòa án giải quyết
như đã quy định tại Bộ luật Dân sự 2015; cho phép VAMC (bên mua nợ của TCTD) được
nhận thế chấp bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; bãi bỏ quy định yêu cầu
người được thi hành án phải nộp phí thi hành án nhằm giảm chi phí xử lý nợ xấu.



12
Bên cạnh đó, đối với từng ngân hàng, cần nâng cao năng lực tài chính như: chủ sở
hữu, chất lượng tài sản. Các NHTM đặc biệt là những ngân hàng nhỏ hiện nay cần gấp rút
thực hiện lộ trình tăng vốn chủ sở hữu. Bên cạnh việc xử lý dứt điểm nợ xấu bằng quỹ dự
phòng rủi ro, phát mại tài sản, các ngân hàng có thể chuyển khoản nợ sang công ty
chuyên xử lý nợ xấu. Để nâng cao chất lượng khoản nợ, ngân hàng cần tuân thủ nghiêm
túc quy trình cho vay, thực hiện tốt việc kiểm tra, giám sát khoản vay đúng quy định.
Các ngân hàng cần cải thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. Hiện nay, hầu hết
ngân hàng đều đã áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, tuy nhiên thời gian qua,
việc đánh giá giữa các ngân hàng chưa có sự đồng nhất. Cùng một khách hàng nhưng qua
hệ thống của các ngân hàng khác nhau sẽ cho ra “điểm” khác nhau. Vì vậy, cần xây dựng
hệ thống chấm điểm tài chính, phi tài chính thống nhất các bộ tiêu chuẩn, triển khai áp
dụng mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ cho toàn hệ thống.


13

KẾT LUẬN
Nợ xấu là yếu tố tất yếu trong hoạt động ngân hàng, là cơn ác mộng kéo dài vẫn
chưa tìm thấy hồi kết. Nợ xấu không những làm tắc nghẽn dòng tín dụng trong nền kinh
tế mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín, chất lượng cũng như hiệu quả hoạt động kinh
doanh của ngân hàng thương mại. Nợ xấu gia tăng là mối nguy hại lớn cho hệ thống ngân
hàng (có thể gây ra sự đổ vỡ của một số ngân hàng thương mại yếu kém và gây tác động
lan truyền đến cả hệ thống ngân hàng thương mại, nghiêm trọng hơn, nó có thể dẫn đến
sự sụp đổ của hệ thống tài chính quốc gia) và gây nguy hại cho nền kinh tế (khi nợ xấu
tăng cao, ngân hàng thương mại hạn chế cho vay khiến các thành phần khác trong nền
kinh tế khó tiếp cận nguồn vốn để kinh doanh, khiến cho nền kinh tế đình trệ).
Xử lý nợ xấu của các ngân hàng thương mại là vấn đề quan tâm hàng đầu của toàn
hệ thống ngân hàng từ nhiều năm nay. Để đẩy nhanh tốc độ xử lý nợ đạt hiệu quả cao, cần
nghiên cứu xây dựng Luật Hỗ trợ tái cơ cấu và xử lý nợ xấu của NHNN.

Bên cạnh những yếu tố khách quan thì nguyên nhân chính làm gia tăng nợ xấu xuất
phát từ chính các ngân hàng. Do đó, tìm kiếm giải pháp nhằm chặn đà tăng của nợ xấu,
giảm thiểu tác động bất lợi của nợ xấu đối với hệ thống ngân hàng và nền kinh tế phải bắt
đầu từ chính các ngân hàng, đồng thời không xem nhẹ nguyên nhân từ chính sách điều
hành chung.


14
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. How do banks become insolvent? - PositiveMoney
2. Where Does Money Come From? A GUIDE TO THE UK MONETARY AND
BANKING SYSTEM
Written By: Josh Ryan-Collins, Tony Greenham, Richard Werner & Andrew Jackson
3. Quản lý thanh khoản trong ngân hàng - Rudolf Duttweiler – NXB Tổng hợp
TP.HCM & Tinh văn Media – 2010
4. Ngân hàng Trung ương Nga “đau đầu” giải cứu các ngân hàng thương mại
Tạp chí tài chính, Linh Chi, 20/12/2017
5. Ngân hàng Trung ương Nga cứu trợ hai ngân hàng B&N và Rost
BáoVietnamplus - 21/9/2017
6. Đằng sau cuộc giải cứu 3 ngân hàng Nga
Báo Cảnh sát toàn cầu, Nhiệm Bình, 27/9/2017
7. Ba ngân hàng 0 đồng: Ngày ấy – bây giờ
CafeF, Tùng Lâm – Kim Tiền, 6/10/2016 (Theo trí thức trẻ)
8. Vì sao mua lại Ocean Bank giá 0 đồng?
Báo VnEconomy, Minh Đức, 25/4/2015




×