Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

TAI LIEU MO HINH AHU GAS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.97 MB, 51 trang )

MH HT ĐHKK TT AHU GAS - GIẢI NHIỆT GIÓ

MODEL: TQĐHKKTT18

TÀI LIỆU:
“MÔ HÌNH HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ
TRUNG TÂM AHU GAS - GIẢI NHIỆT GIÓ”

1


MH HT ĐHKK TT AHU GAS - GIẢI NHIỆT GIÓ

MODEL: TQĐHKKTT18

MỤC LỤC
GIỚI THIỆU MÔ HÌNH HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ TRUNG TÂM AHU GAS
- GIẢI NHIỆT GIÓ ................................................................................................................. 7
I . MỤC ĐÍCH: ......................................................................................................................... 7
II. CẤU TẠO VÀ ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT: .......................................................................... 8
III. HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH: ........................................................................................ 11
BÀI 1: KHẢO SÁT CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA CÁC THIẾT BỊ
TRONG HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ TRUNG TÂM SỬ DỤNG AHU GAS GIẢI NHIỆT GIÓ .................................................................................................................. 12
I. Mục tiêu: ............................................................................................................................. 12
II. Nội dung: ........................................................................................................................... 12
1. Các thiết bị lạnh:................................................................................................................. 12
1.1. Máy nén: .......................................................................................................................... 12
1.2. Thiết bị ngưng tụ: ............................................................................................................ 12
1.3. Thiết bị tiết lưu: ............................................................................................................... 13
1.4. AHU gas: ......................................................................................................................... 14
1.5. Bình chứa cao áp: ............................................................................................................ 14


1.6. Bình tách lỏng ................................................................................................................. 15
1.7. Phin sấy, lọc: ................................................................................................................... 16
1.8. Mắt xem gas: ................................................................................................................... 16
1.9. Các loại van chặn: ........................................................................................................... 17
1.10. Van điện từ gas .............................................................................................................. 18
1.11. Van 1 chiều .................................................................................................................... 19
2. Các thiết bị điện .................................................................................................................. 21
2.1. Nút nhấn: ......................................................................................................................... 21
2.2. Contactor ......................................................................................................................... 21
2.2.1. Chức năng: ................................................................................................................... 21
2.2.2. Kí hiệu .......................................................................................................................... 22
2.2.3. Cách lựa chọn ............................................................................................................... 22
2


MH HT ĐHKK TT AHU GAS - GIẢI NHIỆT GIÓ

MODEL: TQĐHKKTT18

2.3. Aptomat (CB) .................................................................................................................. 23
2.3.1.Chức năng: .................................................................................................................... 23
2.3.2. Cách lựa chọn CB ......................................................................................................... 23
2.4. Cầu dao: ........................................................................................................................... 23
2.4.1. Chức năng: ................................................................................................................... 23
2.4.2. Kí hiệu: ......................................................................................................................... 23
2.4.3. Cách lựa chọn: .............................................................................................................. 24
2.5. Cầu chì: ............................................................................................................................ 24
2.5.1. Chức năng: .................................................................................................................... 24
2.5.2. Kí hiệu: ......................................................................................................................... 24
2.5.3. Cách lựa chọn: .............................................................................................................. 24

2.6. Rơ le nhiệt ....................................................................................................................... 24
2.6.1. Chức năng: ................................................................................................................... 25
2.6.2. Kí hiệu .......................................................................................................................... 25
2.6.3. Cách lựa chọn ............................................................................................................... 25
2.7. Rơle trung gian: ............................................................................................................... 25
2.7.1. Chức năng: ................................................................................................................... 25
2.7.2. Kí hiệu .......................................................................................................................... 25
2.8. Rơle thời gian: ................................................................................................................. 25
2.8.1. Chức năng: ................................................................................................................... 25
2.8.2. Kí hiệu: ......................................................................................................................... 25
2.9. Rơle bảo vệ áp suất ......................................................................................................... 26
2.10. Thermostat ..................................................................................................................... 27
2.11. Thermostat phòng .......................................................................................................... 28
BÀI 2: KHẢO SÁT NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ
TRUNG TÂM AHU GAS - GIẢI NHIỆT GIÓ..................................................................... 29
I. Mục tiêu: ............................................................................................................................. 29
II. Nội dung: ........................................................................................................................... 29
1. Sơ đồ nguyên lý: ................................................................................................................. 29
2. Nguyên lý làm việc: ........................................................................................................... 29
3


MH HT ĐHKK TT AHU GAS - GIẢI NHIỆT GIÓ

MODEL: TQĐHKKTT18

BÀI 3: THỬ KÍN, HÚT CHÂN KHÔNG VÀ NẠP GAS CHO HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA
KHÔNG KHÍ TRUNG TÂM AHU GAS - GIẢI NHIỆT GIÓ. ............................................ 31
I. Mục tiêu: ............................................................................................................................. 31
II. Nội dung: ........................................................................................................................... 31

1. Thử kín. .............................................................................................................................. 31
2. Hút chân không .................................................................................................................. 33
3. Nạp gas ............................................................................................................................... 33
3.1. Nạp môi chất theo đường hút: (Nạp bên phía đồng hồ hạ áp) ........................................ 34
3.2. Nạp môi chất theo đường cấp dịch: (Nạp bên phía đồng hồ cao áp) .............................. 34
3.3. Dấu hiệu nhận biết kho lạnh đủ gas: ............................................................................... 35
BÀI 4: KHẢO SÁT TỦ ĐIỆN ĐIỀU KHIỂN ....................................................................... 36
I. Mục tiêu: ............................................................................................................................. 36
II. Nội dung: ........................................................................................................................... 36
1. Sơ đồ nguyên lý mạch điện. ............................................................................................... 36
2. Nguyên lý làm việc ............................................................................................................ 36
BÀI 5: VẬN HÀNH HỆ THỐNG ĐIỀU HOÀA KHÔNG KHÍ TRUNG TÂM AHU GAS GIẢI NHIỆT GIÓ .................................................................................................................. 38
I. Mục tiêu: ............................................................................................................................. 38
II. Nội dung: ........................................................................................................................... 38
1. Vận hành hệ thống .............................................................................................................. 38
1.1. Kiểm tra hệ thống máy lạnh trung tâm giải nhiệt bằng không khí .................................. 38
1.2. Khởi động hệ thống - Sử dụng tủ điều khiển: ................................................................. 38
1.3. Dừng hệ thống: ................................................................................................................ 39
1.4. Theo dõi thông số kỹ thuật - ghi nhật ký vận hành ......................................................... 39
2. Cài đặt bộ Ewelly 181 ........................................................................................................ 40
BÀI 6: TẠO PAN TRÊN MÔ HÌNH HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ TRUNG
TÂM SỬ DỤNG AHU GAS ................................................................................................. 43
I. Mục tiêu: ............................................................................................................................. 43
II. Nội dung: ........................................................................................................................... 43
1. Thực hành tìm và xử lý các pan về lạnh của mô hình ........................................................ 43
1.1. Máy nén bị tắc đầu hút: Khóa van V11 (hoặc V12) trên mô hình .................................. 43
4


MH HT ĐHKK TT AHU GAS - GIẢI NHIỆT GIÓ


MODEL: TQĐHKKTT18

1.1.1.Vận hành hệ thống lạnh hoạt động ở chế độ bình thường: ........................................... 43
1.1.2. Triệu chứng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục khi máy nén bị tắc đầu hút ......... 43
1.2. Máy nén bị tắc đầu đẩy: Khóa van V2 (hoặc V1) trên mô hình ..................................... 43
1.2.1. Vận hành hệ thống lạnh hoạt động ở chế độ bình thường: .......................................... 43
1.2.2. Triệu chứng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục khi máy nén bị tắc đầu đẩy......... 43
1.3. Hệ thống bị nghẹt phin, nghẹt tiết lưu: Khóa van V6 ty từng trường hợp vận hnh đối với
nghẹt phin, sự cố nghẹt tiết lưu khóa van V9 (hoặc V7) trên mô hình .................................. 44
1.3.1. Vận hành hệ thống lạnh hoạt động ở chế độ bình thường: .......................................... 44
1.3.2. Triệu chứng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục khi máy lạnh bị nghẹt phin, nghẹt
tiết lưu ..................................................................................................................................... 44
2. Thực hành tìm và xử lý các pan về điện của mô hình ........................................................ 44
2.1. Hỏng rơle áp suất thấp..................................................................................................... 44
2.1.1. Vận hành hệ thống lạnh hoạt động ở chế độ bình thường: .......................................... 44
2.1.2. Triệu chứng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục khi hệ thống bị hỏng rơle áp suất
thấp (bậc công tắc pan 1)........................................................................................................ 45
2.2. Hỏng rơle áp suất cao ...................................................................................................... 45
2.2.1. Vận hành hệ thống lạnh hoạt động ở chế độ bình thường: .......................................... 45
2.2.2. Triệu chứng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục khi hệ thống bị hỏng rơle áp suất
cao (bậc công tắc pan 2) ......................................................................................................... 45
2.2.3. Hỏng van điện từ cấp dịch ............................................................................................ 45
2.3.1. Vận hành hệ thống lạnh hoạt động ở chế độ bình thường: .......................................... 45
2.3.2. Triệu chứng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục khi hệ thống bị hỏng van cấp dịch
(bậc công tắc pan 3)................................................................................................................ 46
2.4. Hỏng máy nén ................................................................................................................. 46
2.4.1. Vận hành hệ thống lạnh hoạt động ở chế độ bình thường: .......................................... 46
2.4.2. Triệu chứng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục khi hệ thống bị hỏng máy nén (bậc
công tắc pan 4) ....................................................................................................................... 46

2.5. Hỏng quạt dàn nóng (Fan motor) .................................................................................... 46
2.5.1. Vận hành hệ thống lạnh hoạt động ở chế độ bình thường: .......................................... 46
2.5.2. Triệu chứng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục khi hệ thống bị hỏng quạt dàn
nóng (bậc công tắc pan 5) ...................................................................................................... 47
5


MH HT ĐHKK TT AHU GAS - GIẢI NHIỆT GIÓ

MODEL: TQĐHKKTT18

2.6. Hỏng quạt dàn lạnh (Fan motor) ..................................................................................... 47
2.6.1. Vận hành hệ thống lạnh hoạt động ở chế độ bình thường: .......................................... 47
2.6.2. Triệu chứng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục khi hệ thống bị hỏng quạt dàn lạnh
(bậc công tắc pan 6)................................................................................................................ 47
BÀI 7: BẢO TRÌ - BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ TRUNG TÂM
SỬ DỤNG AHU GAS ........................................................................................................... 49
I. Mục tiêu: ............................................................................................................................. 49
II. Nội dung: ........................................................................................................................... 49
1. Kiểm tra hệ thống lạnh: ...................................................................................................... 49
1.1. Kiểm tra lượng gas trong máy: ........................................................................................ 49
1.2. Kiểm tra thiết bị bảo vệ: .................................................................................................. 49
2. Bảo dưỡng các thiết bị chính: ............................................................................................. 49
2.1. Bảo dưỡng máy nén: ....................................................................................................... 49
2.3. Bảo dưỡng thiết bị bay hơi: ............................................................................................. 50
3. Bảo trì - Bảo dưỡng các thiết bị trong hệ thống: ................................................................ 50
3.1 Bảo trì - Bảo dưỡng hệ thống điện động lực: ................................................................... 50
3.2 Bảo trì - Bảo dưỡng hệ thống điện điều khiển: ................................................................ 51

6



MH HT ĐHKK TT AHU GAS - GIẢI NHIỆT GIÓ

MODEL: TQĐHKKTT18

GIỚI THIỆU MÔ HÌNH HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA
KHÔNG KHÍ TRUNG TÂM AHU GAS - GIẢI NHIỆT GIÓ
I.

MỤC ĐÍCH:
Với mô hình hệ thống điều hòa không khí trung tâm AHU gas - giải nhiệt gió giúp

cho học viên:
- Trình bày cấu tạo, sơ đồ và nguyên lý hoạt động của hệ thống điều hoà không khí
trung tâm AHU gas - giải nhiệt gió.
- Phân tích được cấu tạo, mục đích sử dụng của các trang, thiết bị phục vụ lắp đặt.
- Trình bày được mục đích và phương pháp lắp đặt các thiết bị chính, phụ trong hệ
thống điều hòa không khí trung tâm AHU gas - giải nhiệt gió.
- Kiểm tra được thông số của thiết bị trước khi lắp.
- Lắp đặt các thiết bị chính, phụ trong hệ thống điều hòa không khí trung tâm AHU
gas - giải nhiệt gió đúng quy trình và đảm bảo an toàn.
- Phân tích được mục đích và phương pháp kiểm tra, vận hành hệ thống điều hòa
không khí trung tâm AHU gas - giải nhiệt gió.
- Đọc bản vẽ ghi nhật ký hệ thống, bảng biểu.
- Sử dụng thành thạo các dụng cụ đo.
- Phân tích được mục đích và phương pháp kiểm tra hệ thống điều hòa không khí
trung tâm AHU gas - giải nhiệt gió.
- Biết tra dầu, mỡ cho các thiết bị.
- Sửa chữa thay thế các thiết bị hỏng.

- Phân tích được phương pháp kiểm tra, xác định hư hỏng trong hệ thống điều hòa
không khí trung tâm AHU gas - giải nhiệt gió.
- Biết quan sát, phán đoán, phân tích.
Mô hình hệ thống điều hòa không khí trung tâm AHU gas - giải nhiệt gió nhằm giúp
cho giáo viên rút ngắn được thời gian giảng dạy, bên cạnh đó tạo được kỹ năng cho nghề
điện lạnh, cũng cố các kiến thức cơ bản và một số các kiến thức nâng cao về các hệ thống
máy lạnh trung tâm giải nhiệt bằng không khí trong thực tế hàng ngày.

7


MH HT ĐHKK TT AHU GAS - GIẢI NHIỆT GIÓ

II.

MODEL: TQĐHKKTT18

CẤU TẠO VÀ ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT:
Mô hình này lắp trên khung giá đỡ bằng sắt, sơn tĩnh điện, có bánh xe di chuyển. Mô

hình gồm có:
* Thiết bị lạnh:
- 01 dàn lạnh AHU.
- 01 thiết bị ngưng tụ giải nhiệt giĩ công suất tương đương máy nén.
- 01 máy nén kín công suất 3 HP/380V.
- 2 buồng điều hịa cĩ hệ thống phn phối khơng khí.
- Đồng hồ đo áp suất cao, thấp.
- Rơ le kiểm soát áp suất kép.
- Bình chứa, bình tách lỏng, phin lọc, mắt gas, van điện từ cấp dịch, van tiết lưu, các
loại van khoá, van chặn, ống đồng, thiết bị phù hợp với hệ thống.

* Thiết bị phần điều khiển:
- Hệ thống điện khởi động, dừng máy: Cb, contactor 9-32A, rơle nhiệt.
- Timer, rơle trung gian.
- 03 Đèn báo nguồn 3 pha. 01 Đèn báo hoạt động: 220V. các đèn báo hoạt động của
các thiết bị: 220V. 01 Bộ nguồn: 220VAC. 03 Đồng hồ đo dòng điện: 30A, 50Hz. 01 Đồng
hồ đo điện áp: 500V - 50Hz, các công tắc tạo pan, các đồng hồ đo nhiệt độ các điểm.
- Tủ điện bằng tole dầy 1.2mm sơn tĩnh điện dùng lắp các thiết bị.

8


MH HT ĐHKK TT AHU GAS - GIẢI NHIỆT GIÓ

MODEL: TQĐHKKTT18

Hình: Sơ đồ nguyên lý hệ thống máy lạnh trung tâm giải nhiệt bằng không khí
9


MH HT ĐHKK TT AHU GAS - GIẢI NHIỆT GIÓ

MODEL: TQĐHKKTT18

Hình: Sơ đồ mạch điện hệ thống máy lạnh trung tâm giải nhiệt bằng không khí
10


MH HT ĐHKK TT AHU GAS - GIẢI NHIỆT GIÓ

III.


MODEL:TQĐHKKTT18

HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH:



Hệ thống các bài thực hành:
- Cấu tạo các thiết bị trong hệ thống điều hòa không khí trung tâm AHU gas giải nhiệt gió.
- Nguyên lý hoạt động hệ thống điều hòa không khí trung tâm AHU gas - giải
nhiệt gió.
- Thử kín hút chân không và nạp gas hệ thống điều hịa trung tm lm lạnh không
khí (AHU).
- Nguyên lý hoạt động tủ điện điều khiển hệ thống điều hòa không khí trung
tâm AHU gas - giải nhiệt gió.
- Vận hành hệ thống điều hòa không khí trung tâm AHU gas - giải nhiệt gió.
- Thực hành tìm pan và xử lý các sự cố về phần lạnh trong hệ thống điều hòa
không khí trung tâm AHU gas - giải nhiệt gió.
- Thực hành tìm pan và xử lý các sự cố về phần điện trong hệ thống điều hòa
không khí trung tâm AHU gas - giải nhiệt gió.
- Bảo trì bảo dưỡng hệ thống điều hòa không khí trung tâm AHU gas - giải
nhiệt gió.

11


MH HT ĐHKK TT AHU GAS - GIẢI NHIỆT GIÓ

MODEL:TQĐHKKTT18


BÀI 1: KHẢO SÁT CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC
CỦA CÁC THIẾT BỊ TRONG HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ
TRUNG TÂM SỬ DỤNG AHU GAS - GIẢI NHIỆT GIÓ
I. Mục tiêu:
- Phân tích được cấu tạo các bộ phận của hệ thống điều hòa không khí trung
tâm AHU gas - giải nhiệt gió.
- Trình bày cấu tạo hệ thống điều hòa không khí trung tâm AHU gas - giải
nhiệt gió.
II. Nội dung:
1. Các thiết bị lạnh:
1.1. Máy nén:
Máy nén hút hơi môi chất sinh ra từ thiết bị bay hơi nhằm duy trì áp suất không
đổi trong thiết bị bay hơi sau đó nén hơi đến áp suất ngưng tụ và đẩy vào thiết bị
ngưng tụ. Máy nén là bộ phận quan trọng nhất của hệ thống lạnh, quyết định năng suất,
hiệu quả và tuổi thọ của hệ thống và thường được ví như trái tim của hệ thống lạnh.
Máy nén có nhiều loại như pittông, rôto, trục vít, xoắn ốc và tuabin.

Hình: Máy nén lạnh
1.2. Thiết bị ngưng tụ:
 Chức năng:
Là thiết bị trao đổi nhiệt, thải nhiệt nóng của gas lạnh ra môi trường để ngưng
tụ hơi môi chất thành lỏng.
 Phân loại:
Gồm hai loại chính: - Thiết bị ngưng tụ giải nhiệt gió
- Thiết bị ngưng tụ giải nhiệt nước
- Thiết bị ngưng tụ giải nhiệt hỗn hợp nước và không khí
12


MH HT ĐHKK TT AHU GAS - GIẢI NHIỆT GIÓ


MODEL:TQĐHKKTT18

Để tăng cường khả năng giải nhiệt có thể bố trí thêm quạt gió.
 Nguyên lý làm việc:
Hơi môi chất được máy nén nén lên thiết bị ngưng tụ, tại đây hơi môi chất trao
đổi nhiệt với môi trường làm mát là không khí thải nhiệt ra môi truờng bên ngoài đạt
đến áp suất và nhiệt độ ngưng tụ, ngưng tụ thành lỏng hoàn toàn. Kết thúc quá trình
ngưng tụ.

Hình: Thiết bị ngưng tụ giải nhiệt gió
1.3. Thiết bị tiết lưu:
Tiết lưu hay còn gọi là thiết bị giản nở, vì khi đi qua thiết bị này áp suất gas
lỏng giảm từ áp suất ngưng tụ xuống áp suất bốc hơi. Có nhiều loại thiết bị tiết lưu
như:
- Thiết bị tiết lưu cố định: Ống mao, ống tiết lưu.
- Thiết bị tiết lưu tự động: Van tiết lưu nhiệt, van tiết lưu tự động và van tiết lưu
điện tử, van phao cao áp, hạ áp…

Hình: Van tiết lưu nhiệt
13


MH HT ĐHKK TT AHU GAS - GIẢI NHIỆT GIÓ

MODEL:TQĐHKKTT18

1.4. AHU gas:
AHU được viết tắt từ chữ tiếng Anh: Air Handing Unit thực chất là dàn trao đổi
nhiệt để xử lý nhiệt ẩm không khí.

Bảng 1: Thông số kỹ thuật AHU gas
Model

KDF-08NBC

Công suất điện

123 W

Công suất lạnh

6300 Kcal/hr

Lưu lượng gió

800 CFM

Nguồn điện

1PH - 220V -50Hz

Dòng điện

0,56A

Khối lượng

27.0 kg

Số seri


KF193900531F

Hình: AHU gas
Các bộ phận chính của AHU gas là dàn ống đồng và quạt để thổi cưỡng bức
không khí trong phòng từ phía sau qua dàn ống trao đổi nhiệt. Dưới dàn bố trí máng
nước ngưng. Để đảm bảo áp suất gió phân phối qua ống gió và miệng thổi, các AHU
gas thường được trang bị quạt ly tâm lồng sóc dẫn động trực tiếp.
1.5. Bình chứa cao áp:
 Mục đích:
Bình chứa cao áp có chức năng chứa lỏng nhằm cấp dịch ổn định cho hệ thống,
đồng thời giải phóng bề mặt trao đổi nhiệt cho thiết bi ngưng tụ. Khi sửa chữa bảo
dưỡng bình chứa cao áp có khả năng chứa toàn bộ lượng môi chất của hệ thống.
 Theo chức năng bình chứa, dung tích bình chứa cao áp phải đáp ứng yêu cầu:
- Khi hệ thống đang vận hành, lượng lỏng còn lại trong bình ít nhất là 20%
dung tích bình.
- Khi sửa chửa bảo dưỡng, bình có khả năng chứa hết toàn bộ môi chất sử dụng
trong hệ thống và chỉ chiếm khoảng 80% dung tích bình.
- Kết hợp hai điều kiện trên, dung tích bình chứa cao áp khoảng 1,25 ÷ 1,5 thể
tích môi chất lạnh của toàn hệ thống là đạt yêu cầu.
- Bình chứa cao áp mục đích để cấp lỏng ổn định cho van tiết lưu. Chỉ có trong
hệ thống lạnh trung bình và lớn.
- Ngoài ra nó còn có nhiệm vụ chứa lỏng từ các thiết bị khác về khi sửa chữa hệ
thống.
- Vị trí: nằm sau thiết bị ngưng tụ và trước van tiết lưu.
14


MH HT ĐHKK TT AHU GAS - GIẢI NHIỆT GIÓ


MODEL:TQĐHKKTT18

Hình: Bình chứa cao áp
1.6. Bình tách lỏng
Để ngăn ngừa hiện tượng ngập lỏng gây hư hỏng máy nén, trên dòng hơi hút về
máy nén, người ta dùng bình tách lỏng.
 Nhiệm vụ bình tách lỏng:
Tách các giọt hơi ẩm còn lại trong dòng hơi trước khi về máy nén.
 Nguyên tắc làm việc của bình tách lỏng:
- Giảm đột ngột tốc độ đường hơi từ tốc độ cao xuống độ tốc độ thấp với
khoảng 0,5 m/s đến 1 m/s. Khi giảm tốc đột ngột, các giọt lỏng mất động năng và rơi
xuống đáy bình.
- Thay đổi hướng chuyển động của dòng môi chất một cách đột ngột. Dòng môi
chất đưa vào bình không theo phương thẳng mà thường đưa ngoặc theo những góc
nhất định.
- Dùng các tấm chắn để ngăn các giọt lỏng. Khi dòng môi chất chuyển động va
vào các vách chắn, các giọt lỏng bị mất động năng và rơi xuống.
- Kết hợp tách lỏng hồi nhiệt, hơi môi khi trao đổi nhiệt sẽ bốc hơi hoàn toàn.
 Phạm vi sử dụng:
- Hầu hết các hệ thống lạnh đều sử dụng bình tách lỏng. Trường hợp hệ thống
có những thiết bị có khả năng tách lỏng thì không sử dụng bình tách lỏng. Ví dụ: Bình
chứa hạ p, bình giữ mức. Các bình ny cĩ cấu tạo để cĩ thể tch lỏng được nn cĩ thể
khơng sử dụng bình tch lỏng.
 Vị trí lắp đặt bình tách lỏng:
- Bình tách lỏng làm việc ở nhiệt độ thấp nên phải bọc cách nhiệt. Thường lắp
trên cao ngồi gian my, ngay trn phịng lạnh.
15


MH HT ĐHKK TT AHU GAS - GIẢI NHIỆT GIÓ


MODEL:TQĐHKKTT18

Hình: Bình tách lỏng
1.7. Phin sấy, lọc:
Trong quá trình chế tạo, lắp ráp, sửa chữa, vận hành thiết bị lạnh, dù rất cẩn
thận vẫn có cặn bẩn như đất, cát, gỉ sắt,vẩy hàn, xỉ, muội… lọt vào hệ thống lạnh. Nó
có thể tồn tại trong hệ thống do chưa vệ sinh, làm sạch đầy đủ hoặc qua đường nạp
dầu, nạp môi chất, ngoài ra cặn bẩn cũng có thể tạo thành trong hệ thống phân hủy dầu
bôi trơn, môi chất hoặc do các chi tiết máy nén bị mài mòn, do han gỉ phía trong hệ
thống. Để đảm bảo hệ thống lạnh làm việc an toàn có độ tin cậy cao, không bị trục
trặc, cần phải có phin lọc cặn bẩn trong hệ thống. Cặn bẩn trong hệ thống lạnh có thể
làm tắt ống dẫn nhất là van tiết lưu, làm cho các chi tiết chuyển động của máy nén mau
mòn và dễ gây sự cố.

Hình: Phin sấy lọc
Để loại trừ cặn bẩn cơ học khi máy lạnh hoạt động người ta bố trí phin lọc cặn
bẩn trên đường hơi và đường lỏng của hệ thống lạnh.
Phin sấy có kết cấu gần giống như phin lọc, có vỏ hình trụ, đường vào và ra cho
môi chất lỏng, nắp có thể tháo và thay thế chất hút ẩm. khi vào và ra khỏi phin sấy,
môi chất phải đi qua 2 lớp lưới lọc dệt bằng dây thép tráng kẽm.
1.8. Mắt xem gas:

16


MH HT ĐHKK TT AHU GAS - GIẢI NHIỆT GIÓ

MODEL:TQĐHKKTT18


Trên các đường ống cấp dịch của các hệ thống nhỏ và trung bình, thường có lắp
đặt kính xem gas, mục đích là báo hiệu lưu lượng lỏng và môi chất của nó một cách
định tính, cụ thể như sau:
Báo hiệu lượng gas chảy trong đường ống có đủ không. Trong trường hợp lỏng
chảy điền đầy đường ống, hầu như không nhìn thấy sự chuyển động của lỏng, ngược
lại nếu thiếu lỏng, trên mặt kính sẽ thấy sủi bọt. Khi thiếu gas trầm trọng trên mắt kính
sẽ có vết dầu chảy qua.
Để tiện so sánh trên vòng chu vi của mắt kính người ta có in sẵn các vòng màu
đặt trưng để có thể kiểm tra và so sánh. Biện pháp xử lý ẩm là cần thay lọc ẩm mới
hoặc thay silicagel trong các bộ lọc.
Ngoài ra khi trong lỏng có lẫn các tạp chất cũng có thể nhận biết qua mắt kính.
Ví dụ trường hợp các hạt hút ẩm bị hỏng, xỉ hàn trên đường ống.
Trên hình giới thiệu cấu tạo bên ngoài của một kính xem gas. Kính xem gas loại
này được lắp đặt bằng ren. Có cấu tạo rất đơn giản, phần than có hình trụ tròn, phía
trên có lắp đặt một kính tròn có khả năng chịu áp lực tốt và trong suốt để quan sát
lỏng. Kính được áp chặt lên phía trên nhờ một lò xo đặt bên trong.

Hình: Mắt xem gas
Mắt gas là kính quan sát lấp trên đường lỏng để quan sát dòng chảy của môi
chất lạnh, ngoài việc chỉ thị dòng chảy mắt gas còn có nhiệm vụ:
Báo hiệu đủ gas khi dòng gas không bị sủi bọt.
Báo hiệu thiếu gas khi dòng gas bị sủi bọt mạnh.
Báo hết gas khi thấy xuất hiện các vệt dầu trên kính.
1.9. Các loại van chặn:

17


MH HT ĐHKK TT AHU GAS - GIẢI NHIỆT GIÓ


MODEL:TQĐHKKTT18

Hình: Van chặn
Van chặn và van khóa lắp trước và sau các thiết bị có thể tháo ráp ra vệ sinh,
thay thế khi sửa chữa, bảo dưỡng.
1.10. Van điện từ gas

1. Thân van
5. Cuộn dây

2. Đường vào
6. Đầu nối dây điện

3. Đường ra
7. Lõi sắt

4. Vỏ
8. Lò xo

Hình: Van điện từ
Chức năng:
Trước khi bắt đầu một chu trình lạnh thì motor của máy nén cần phải được khởi
động từ trạng thái nghỉ. Khi đó độ chênh áp suất giữa đầu hút và đầu đẩy tăng lên, đặc
biệt là trường hợp máy nén ngừng làm việc lâu ngày, nên khi khởi động lại máy nén
rất dễ bị quá tải. Đó là nguyên nhân cần phải giảm tải máy nén khi khởi động để tránh
cháy máy nén.
Để tránh trường hợp van tiết lưu nhiệt bị rò rĩ thì người ta cũng thường lắp đặt
các van điện từ.





Vị trí lắp đặt
18


MH HT ĐHKK TT AHU GAS - GIẢI NHIỆT GIÓ

MODEL:TQĐHKKTT18

Được lắp trên đường bybass từ đầu đẩy về đầu hút máy nén, lắp trước thiết bị
tiết lưu...
1.11. Van 1 chiều
Van một chiều l van chỉ dùng cho dòng chảy đi theo một hướng nhất định
không cho dòng chảy ngược lại. Van một chiều được lắp trên đường ống đẩy của bơm,
máy nén… Ngoài ra van một chiều còn được sử dụng rất nhiều trong máy lạnh và máy
điều hòa không khí hai chiều nóng lạnh trong các hệ thống khống chế áp suất bình
chứa cao p, p suất cacte của máy lạnh, xả băng…
Cấu tạo van một chiều
- Thân van: Đồng thau
- Đầu nối: Đồng

1. Ống đồng kết nối van
2. Thn van
3. Cnh
4. Vịng đệm kín
5. Piston
6. Lị xo
7. Hướng dịng
8. Tấm

9. Đầu chuyển nối van v ống đồng
Hình: Cấu tạo van một chiều NRV
Nguyên lý hoạt động của van một chiều:
Van một chiều cĩ nhiều nguyên lý cấu tạo và làm việc khác nhau, tùy theo các
ứng dụng khác nhau. Trong hệ thống lạnh freon, hng Danfoss chế tạo các loại van một
chiều NRV và NRVH đơn giản sử dụng lò xo như hình dưới.


19


MH HT ĐHKK TT AHU GAS - GIẢI NHIỆT GIÓ

MODEL:TQĐHKKTT18

Hình: Các loại van một chiều của Danfoss
Trong chu trình lỏng khi lắp van một chiều cĩ cc cơng dụng như tránh ngập lỏng
cho my nn, tránh tác động qua lại giữa cc my lm việc song song, tránh tác động của p
lực cao thường xuyn ln clape my nn.
Trong hệ thống lạnh thông thường trong chu trình chỉ cho lỏng và hơi đi theo
một hướng nhất định và khi đ đi vào thiết bị thì khơng được php quay trở lại my nn (để
đề phịng my nn, bơm hỏng đột ngột …) van 1 chiều cĩ nhiều loại khác nhau nhưng đều
lm việc trn nguyn tắc chnh lệch p suất. Khi p suất đầu vo lớn hơn, van tự động mở cho
dịng hơi hoặc lỏng đi qua, nhưng khi áp suất đầu vo giảm nhỏ hơn phía đầu ra, van sẽ
tự động đóng lại.
Mục đích lắp đặt van một chiều
- Trnh ngập lỏng: khi hệ thống lạnh ngừng hoạt động hơi gas lạnh cịn lại trên
đường ống đẩy cĩ thể ngưng tụ lại v chảy về đầu đẩy my nn v khi my nn hoạt động cĩ
thể gy ngập lỏng.
- Tránh tác động qua lại giữa các máy làm việc song song. Đối với các máy làm

việc song song, chung dàn ngưng, thì đầu ra các máy nàn cần lắp các van một chiều
tránh tác động qua lại giữa các tổ máy, đặc biệt khi một máy đang hoạt động, việc khởi
động tổ máy thứ hai.


- Tránh tác động của áp lực cao thường xuyên ln clape my nn.
Cc van một chiều của Danfoss cĩ thể lắp đặt trên đường hơi nóng, đường ht…cĩ
bố trí pittong giảm chấn nn cĩ thể lắp trên đường có xung động lớn. Kiểu NRVH cĩ
hiệu p mở van (lực lò xo) l 0.3 bar. Kiểu NRV v NRVH cĩ p suất lm việc tối đa là 28
bar, nhiệt độ mơi chất từ -50˚C đến 140˚C.
Lựa chọn van một chiều
Khi lựa chọn van một chiều cần lưu ý một số điểm sau đây:
- Nếu dùng để lắp trên đường đẩy máy nn thì hiệu p suất qua van phải luôn luôn
cao hơn là tổn thất p suất min (thấp nhất) mà khi đó van mở hoàn toàn. Điều đó cần
thiết để tính năng suất lạnh thấp nhất cho hệ thống lạnh có điều chỉnh năng suất lạnh.


20


MH HT ĐHKK TT AHU GAS - GIẢI NHIỆT GIÓ

MODEL:TQĐHKKTT18

- Nn sử dụng van kiểu NRVH cĩ lực lị xo cao hơn NRV cho các hệ thống lạnh
cĩ nhiều my nn mắc song song.


Cách lắp đặt van một chiều


Hình: Lắp đặt van 1 chiều
2. Các thiết bị điện
2.1. Nút nhấn:
Là khí cụ điện được dùng để khởi động hoặc dừng hệ thống. Nút nhấn có hai loại:
Nút nhấn đơn và nút nhấn kép.
Mỗi nút nhấn kép gồm hai nút nhấn đơn ON và OFF ghép lại với nhau.

Hình: Nút nhấn
2.2. Contactor
2.2.1. Chức năng:
Contactor là một khí cụ điện dùng để đóng ngắt các tiếp điểm, tạo liên lạc
trong mạch điện bằng nút nhấn. Như vậy khi sử dụng Contactor ta có thể điều
khiển mạch điện từ xa có phụ tải với điện áp đến 500V và dòng là 600A (vị trí điều
khiển, trạng thái hoạt động của Contactor rất xa vị trí các tiếp điểm đóng ngắt
mạch điện).

21


MH HT ĐHKK TT AHU GAS - GIẢI NHIỆT GIÓ

MODEL:TQĐHKKTT18

Hình: Contactor
2.2.2. Kí hiệu

Cuộn dây:
Kn (i=1, 2, 3…….n)
Tiếp điểm chính và tiếp điểm phụ


2.2.3. Cách lựa chọn
Các thông số cơ bản của contactor gồm:
- Điện áp Ui: là điện áp chịu được khi làm việc của contactor, nếu vượt quá
điện áp thì contactor sẽ bị phá hủy, hỏng.
- Điện áp xung chịu đựng: Uimp, khả năng chịu đựng điện áp xung của
contactor
- Điện áp Ue: giải điện áp mà contactor chịu được, trên mỗi contactor thời ghi
rõ dải dòng và áp làm việc mà nó chịu đựng được
- Dòng điện In: là dòng điện chạy qua tiếp điểm chính của contactor khi làm
việc (tải định mức và điện áp định mức)
- Dòng điện ngắn mạch Icu: dòng điện mà contactor chịu đựng được trong
vòng 1s, thường nhà sản xuất cung cấp theo loại contactor.
- Điện áp cuộn hút Uax: theo mạch điều khiển ta chọn, có thể là DC, AC,
110V hay 220V
Dòng điện của contactor ta chọn
22


MH HT ĐHKK TT AHU GAS - GIẢI NHIỆT GIÓ

MODEL:TQĐHKKTT18

Ict = Iđm × hệ số khởi động (hệ số khởi động lấy (1,2÷1,4) Iđm)
Ta nên chọn dòng contactor cao hơn để đảm bảo làm việc lâu dài nhưng cũng
phù hợp, không nên cao quá sẽ tăng chí phí và thay đổi thiết kế khi kích thước thay
đổi.
2.3. Aptomat (CB)
2.3.1.Chức năng:
CB là khí cụ điện dùng đóng ngắt mạch điện (một pha, ba pha). có công
dụng bảo vệ quá tải, ngắn mạch, sụt áp... mạch điện.


Hình: CB
- Chế độ làm việc ở định mức của CB là chế độ làm việc dài hạn.
- CB phải ngắt được trị số dòng điện ngắn mạch lớn.
- CB phải có thời gian cắt bé.
2.3.2. Cách lựa chọn CB
Việc lựa chọn CB chủ yếu dựa vào:
- Dòng điện tính toán đi trong mạch.
- Dòng điện quá tải.
- CB thao tác phải có tính chọn lọc.
Ngoài ra, lựa chọn CB còn phải căn cứ vào đặc tính làm việc của phụ tải.
Tức là CB không được phép cắt khi có quá tải ngắn hạn, thường xảy ra trong điều
kiện làm việc bình thường như dòng điện khởi động, dòng điện đỉnh trong phụ tải
công nghệ.
2.4. Cầu dao:
2.4.1. Chức năng:
Cầu dao là một khí cụ điện dùng để đóng cắt mạch điện bằng tay, được sử
dụng trong các mạch điện có nguồn dưới 500V, dòng điện định mức có thể lên tới
vài KA.
2.4.2. Kí hiệu:
Ký hiệu cầu dao không có cầu chì bảo vệ:

23


MH HT ĐHKK TT AHU GAS - GIẢI NHIỆT GIÓ

Một cực
Hai cực
Ký hiệu cầu dao có cầu chì bảo vệ:


Một cực

MODEL:TQĐHKKTT18

Bốn cực

Ba cực

Hai cực

Bốn cực

Ba cực

2.4.3. Cách lựa chọn:
Chọn cầu dao theo dòng điện định mức và điện áp định mức:
Gọi Itt là dòng điện tính toán của mạch điện.
Unguồn là điện áp nguồn của lưới điện sử dụng.
Iđm cầu dao  Itt
Uđm cầu dao  Unguồn
2.5. Cầu chì:
2.5.1. Chức năng:
Cầu chì là một loại khí cụ điện dùng để bảo vệ thiết bị và lưới điện tránh sự
cố ngắn mạch, thường dùng để bảo vệ cho đường dây dẫn, máy biến áp, động cơ
điện, thiết bị điện, mạch điện điều khiển, mạch điện thắp sáng.
2.5.2. Kí hiệu:

Hình: Cầu chì
2.5.3. Cách lựa chọn:

Các điều kiện chọn và kiểm tra cầu chì được tóm tắt ở bảng sau:
Stt Đại lượng lựa chọn và kiểm tra

Ký hiệu

Công thức chọn và kiểm tra

1

Điện áp định mức (kV)

UđmCC

UđmCC # Uđm mạng

2

Dòng điện định mức (A)

IđmCC

IđmCC # Ilv max

2.6. Rơ le nhiệt
24


MH HT ĐHKK TT AHU GAS - GIẢI NHIỆT GIÓ

MODEL:TQĐHKKTT18


2.6.1. Chức năng:
Rơle nhiệt là một loại khí cụ để bảo vệ động cơ và mạch điện khi có sự cố quá
tải. Rơle nhiệt không tác động tức thời theo trị số dòng điện vì nó có quán tính nhiệt
lớn, phải có thời gian phát nóng, do đó nó làm việc có thời gian từ vài giây đến vài
phút.
2.6.2. Kí hiệu

Hình: Rơle nhiệt
2.6.3. Cách lựa chọn
Dòng điện định mức của Rơle nhiệt bằng dòng điện định mức của động cơ
điện cần bảo vệ, rơle sẽ tác động ở giá trị Iqt = (1,2 ÷ 1,3)Iđm.
2.7. Rơle trung gian:
2.7.1. Chức năng:
Điều khiển đóng mở các tiếp điểm
2.7.2. Kí hiệu
i=1,2,3,……..n

Hình: Rơle trung gian
2.8. Rơle thời gian:
2.8.1. Chức năng:
Rơle thời gian là một khí cụ điện dùng trong lĩnh vực điều khiển tự động, với
vai trò điều khiển trung gian giữa các thiết bị điều khiển theo thời gian định trước.
2.8.2. Kí hiệu:

25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×