Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

SKKN pp giai PEPTIT(1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.85 KB, 19 trang )

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ:
- Khoa học hóa học là nền tảng đưa nhân loại vững bước vào thời đại công nghiệp
hóa hiện đại hóa. Vì vậy, việc dạy và học tốt môn hóa học ở bậc trung học là rất
cần thiết.
- Từ vai trò quan trọng của bộ môn hóa học như đã nêu trên, trách nhiệm của mỗi
thầy cô giáo là phải giảng dạy cho học sinh hiểu được tầm quan trọng của bộ môn
thông qua từng bài học, rèn luyện các kĩ năng cơ bản để học sinh nắm được bản
chất các quá trình hóa học đồng thời giải quyết nhanh các bài toán hóa học, đây là
kĩ năng rất cần thiết để đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra.
- Căn cứ vào tình hình học sinh còn yếu kém trong giải bài tập trắc nghiệm.
- Đây là loại bài tập tương đối phổ biến trong chương trình học phổ thông và
chương trình thi đại học từ năm 2010 đến nay.
- Giúp học sinh rèn luyện kĩ năng, khắc sâu kiến thức, hệ thống hoá kiến thức nâng
cao mức độ tư duy, khả năng phân tích phán đoán khái quát.
- Bài tập trắc nghiệm là bài tập nâng cao mức độ tư duy, khả năng phân tích phán
đoán, khái quát của học sinh và đồng thời rèn kĩ năng, kỹ xảo cho học sinh.
- Người giáo viên muốn giảng dạy, hướng dẫn học sinh giải bài tập loại này có hiệu
quả cao thì bản thân phải nắm vững hệ thống kiến thức cơ bản , nắm vững cơ sở lý
thuyết, đặc điểm và cách giải. Từ đó mới tích cực hoá được các hoạt động của học
sinh.
- Xuất phát từ tình hình thực tế học sinh lớp 12 của trường sở tại: Kiến thức cơ bản
chưa chắc chắn, tư duy hạn chế . Do thay đổi phương pháp kiểm tra đánh giá từ
năm học 2006-2007, môn hoá học 100% câu hỏi trắc nghiệm khách quan. Để giúp
học sinh nắm chắc kiến thức cơ bản và hoàn thành tốt được các bài tập theo
phương pháp trắc nghiệm khách quan. Bài toán về peptit đang còn tương đối khó
khăn với học sinh và cả với một số giáo viên vì đây là phần kiến thức còn khá mới,
ít tìm thấy trong các tài liệu tham khảo nhưng lại xuất hiện tương đối nhiều trong
các đề thi đại học các năm gần đây. Do đó việc tìm hiểu các bài tập dạng này gây
ra cho học sinh không ít khó khăn và nếu có tìm thấy dạng bài tập này thì cách giải
của các em hay cách giải của một vài tài liệu vẫn còn dài, làm mất nhiều thời gian,
dễ sai sót vì viết phương trình peptit phức tạp và chưa phù hợp. Chuyên đề


"PHƯƠNG PHÁP GIẢI NHANH BÀI TOÁN THỦY PHÂN PEPTIT" đưa ra
nhằm đáp ứng những nhu cầu cấp bách trên. Trên cơ sở của các định luạt cơ bản
trong hóa học, "phương pháp giải nhanh bài toán thủy phân peptit" không chỉ
cho phép học sinh nắm vững nội dung hóa học, bản chất của phản ứng thủy phân
peptit mà còn cho phép học sinh giải quyết nhanh gọn bài toán thủy phân peptit,
thủy phân protein cũng như các dạng bài tập khác liên quan đến peptit, protein.

1
- -


PHẦN II: NỘI DUNG
II.1 Thực trạng của vấn đề:
Qua nghiên cứu và khảo sát thực trạng học sinh khối 12 của 2 năm học liên
tiếp tôi nhận thấy một số vấn đề sau:
- Khả năng hiểu kiến thức cũng như kĩ năng giải bài tập về peptit là rất yếu, các em
hầu như không thích phải học những nội dung lí thuyết với các công thức dài,
không thích làm bài tập liên quan đến peptit.
- Bên cạnh đó cũng còn rất ít giáo viên chú trọng đến truyền đạt và rèn luyện cho
học sinh về phần kiến thức này.
- Đề thi đại học, cao đẳng các năm gần đây đề cập tương đối nhiều về chuyên đề
peptit, protein.
- Các tài liệu tham khảo cũng rất ít đề cập đến vấn đề về peptit hoặc có nhắc tới
nhưng còn hạn chế cả về nội dung, phương pháp và cả hệ thống bài tập quá ít nên
đã gây ra không ít khó khăn cho giáo viên cũng như học sinh về tài liệu tham khảo.
Những điều này hoàn toàn có thể khắc phục được khi các em được định hướng cụ
thể về nội dung và phương pháp giải bài tập, cần đưa ra được bản chất vấn đề một
cách khoa học, có hệ thống bài tập để các em rèn luyện.Khi đã hiểu bài chúng ta sẽ
khơi dậy được tinh thần ham học hỏi của các em.
II.2. Cơ sở của phương pháp:

1. Phản ứng thủy phân của Peptit:
a. Thủy phân hoàn toàn:
H2N - CH - CO - NH - CH - CO - ... - NH- CH- COOH + (n-1)H2O
R1

R2

Rn

H+,tO
hay enzim

H2N - CH - COOH + H2N - CH - COOH + ... + H2N - CH - COOH
R1

R2

Rn

Hay:
H[NHCHCO]2OH + (n-1)H2O

xt

n H2NCHCOOH

R

R


- Nếu thủy phân hoàn toàn trong môi trường axit như HCl, H2SO4,loãng ... tạo muối:

2
- -


xt

H[NHCHCO]2OH + (n-1)H2O

n H2NCHCOOH

R

R

Aminoaxit sinh ra sẽ tác dụng tiếp với axit tạo muối:
H2NCHCOOH + HCl

xt

ClH3NCHCOOH

R

R

Hay:
xt


H[NHCHCO]nOH + (n-1)H2O + nHCl

nClH3NCHCOOH
R

R

- Nếu thủy phân hoàn toàn trong môi trường bazơ tạo muối:

H[NHCHCO]2OH + (n-1)H2O

xt

n H2NCHCOOH

R

R

Aminoaxit sinh ra sẽ tác dụng tiếp với bazơ tạo muối:

H2NCHCOOH + NaOH

xt

H2NCHCOONa

R

Hay:


H[NHCHCO]nOH + nNaOH

R

xt

nH2NCHCOONa + H2O
R

R
b. Thủy phân không hoàn toàn:

Peptit bị thủy phân không hoàn toàn tạo các chuỗi peptit nhỏ hơn và các α aminoaxit
Ví dụ 1:
xt
H[NHCH2CO]4OH+H2O →
H[NHCH2CO]3OH + H2NCH2COOH
xt
[NHCH2CO]4OH + H2O →
2 H[NHCH2CO]2OH
xt
H[NHCH2CO]4OH + 3H2O →
4 H2NCH2COOH

hay có thể viết:
Gly - Gly - Gly-Gly + H2O → Gly + Gly - Gly-Gly
Gly - Gly - Gly-Gly + H2O→ 2Gly
3
- -



Gly - Gly - Gly-Gly + 3H2O→ 4Gly
Ví dụ 2: Thủy phân hoàn toàn hợp chất heptapeptit trong môi trường axit hoặc
bazơ hoặc có enzim
H[NH(CH3)CHCO)3(NHCH2CO)4 ]OH + 6H2O
xt
→
4 H2NCH2COOH + 3 H2N(CH3)CHCOOH

2. Phương pháp giải bài tập thủy phân peptit:
a. Phương pháp cũ mà các tài liệu tham khảo đưa ra:
Để giải quyết bài toán liên quan đến thủy phân peptit học sinh phải tiến hành
theo các bước cơ bản sau:
- Viết được phương trình hóa học, kiểm tra các hệ số cân bằng
- Tính được số mol các chất theo giả thiết
- Dựa vào số mol các chất giả thiết cho để xác định yếu tố mà đề ra yêu cầu
Như vậy với cách giải theo khuôn mẫu và thứ tự này học sinh sẽ gặp một số
khó khăn về viết và cân bằng phản ứng và tính toán dài mất nhiều thời gian.
+ Chẳng hạn chỉ riêng phần viết phương trình, nếu học sinh viết đầy đủ các
khả năng phản ứng cũng mất thời gian, chưa kể đến việc học sinh viết gộp các sản
phẩm trên cùng một phản ứng mà không quan tâm đến tỉ lệ số mol các chất sản
phẩm:
xt
H[NH(CH3)CHCO]4OH+H2O →

H[NH(CH3)CHCO]3OH +
H2N(CH3)CHCOOH

xt

[NH(CH3)CHCO]4OH + H2O →
2 H[NH(CH3)CHCO]2OH
xt
H[NH(CH3)CHCO]4OH + 3H2O →
4 H2N(CH3)CHCOOH

Hoặc:
a H[NH(CH3)CHCO]4OH+b H2O  c H[NH(CH3)CHCO]3OH
+d H[NH(CH3)CHCO]2OH + e H2N(CH3)CHCOOH
( trong đó học sinh đặt giá trị a, b, c, d, e không theo qui định)
+ Việc tính phân tử khối của các hợp chất peptit nếu chỉ tính gộp số nguyên
tử C, H, O, N lại để tính rất mất thời gian và dễ sai sót, cần có kĩ năng tính nhanh
hơn.
4
- -


+ Không chỉ với dạng bài chủ đạo là thủy phân peptit, nếu học sinh không
biết cách giải nhanh bài toán thủy phân peptit thì các bài toán đốt cháy peptit hay
xác định số gốc amino axit tạo nên peptit và những bài toán khác về peptit sẽ gặp
rát nhiều khó khăn.
b. Phương pháp mới:
Để giải quyết bài toán liên quan đến peptit nhanh gọn hơn ta cần khắc phục
các nhược điểm trên bằng cách sau:
- Áp dụng Định luật bảo toàn khối lượng và bảo toàn nguyên tố vào bài toán thủy
phân peptit
- Tính nhanh khối lượng Mol của Peptit:
Ta dựa vào nguyên tắc : Nếu có n amino axit cấu tạo thành peptit thì số liên kết
peptit tạo thành là n – 1 và peptit + (n-1) H2O xúctác



→ n. α-amioaxit.Từ đó học
sinh sẽ biết cách tính nhanh phan tử khối của các peptit trung gian tạo thành
Thí dụ: H[NHCH2CO]4OH Ta có Mtetragly = MGly .4 – 3.18 = 246g/mol
H[NHCH(CH3)CO]3OH Ta có Mtriala = MAla . 3 – 2.18 = 231g/mol
H[NHCH2CO]nOH .

Ta có M = [MGly . n – (n-1).18]g/mol

H[NH(CH3)CHCO)3(NHCH2CO)4 ]OH
Ta có Mheptapeptit = MGly . 4 + MAla .3 – 6.18 = 459g/mol
- Các phương pháp giải nhanh trên không chỉ vận dụng tốt trong bài toán thủy phân
peptit mà còn sử dụng được cho nhiều bài toán khác liên quan đến peptit chẳng hạn
như với bài toán đốt cháy của Peptit, cũng theo nguyên tắc trên ta tìm được dạng
công thức phân tử của các peptit đem đốt cháy khi biết dạng amino axit tạo nên
peptit đó.
Thí dụ: Tripeptit mạch hở X và Tetrapeptit mạch hở Y được tạo từ một Aminoaxit
no,hở trong phân tử có 1(-NH2) + 1(-COOH). Đốt cháy X và Y. Vậy làm thế nào để
đặt CTPT cho X,Y? Ta làm như sau:
Từ CTPT của Aminoaxit no:
Tripeptit là:

3 CnH2n+1O2N – 2H2O thành CT C3nH6n – 1O4N3

Tetrapeptit

4 CnH2n+1O2N – 3H2O thành CT C4nH8n – 2O5N4

t
C3nH6n – 1O4N3 + pO2 →

3nCO2 + (3n-0,5)H2O + 1,5 N2
o

t
C4nH8n – 2 O5N4 + pO2 →
4nCO2 + (4n-1)H2O +2 N2.
o

5
- -


Xét bài tập sau: (Đề ĐH-K.A-2011) Thủy phân hết m(g) Tetrapeptit Ala-Ala-AlaAla thu được hỗn hợp gồm 28,48(g) Ala ; 32(g) Ala-Ala và 27,72(g) Ala-Ala-Ala.
Giá trị của m(gam)?
A. 66,44.

B. 111,74.

C. 81,54.

D. 90,6.

Cách 1: Phương pháp cũ Với phản ứng trên khi cho biết số mol các chất sau phản
ứng ,thì ta dựa vào số mol rồi cân bằng phản ứng sẻ tính được số mol peptit ban
đầu tham gia phản ứng và suy ra khối lượng.
Cụ thể: nalanin =
nala- ala =

28,48
= 0,32 mol

89
32
= 0,2 mol
160

nala- ala- ala=

27,72
= 0,12 mol
231

Đặt Peptit H[NH(CH2)2CO]4OH bằng Công thức gọn: (X)4
Với X = [NH(CH3)CH2CO]
(X)4

(X)3

+

0,12 ←
0,12 →
(X)4
0,1


X
0,12 mol

2 (X)2


0,2

(X)4

mol

4X

0,05 ←
0,2 mol
Từ 3 phản ứng ta tính được số mol của tetraPeptit ban đầu tham gia phản ứng
là:0,12+0,1+0,05= 0,27 mol
⇒ mtetrapeptit =0,27.(89.4-18.3) = 81,54(gam)
⇒ Đáp án đúng: C

Cách 2: Phương pháp mới
Đặt Peptit H[NH(CH3)CH2CO]4OH bằng Công thức gọn: (X)4
Với X = [NH(CH3)CH2CO]
Ta có: Theo bảo toàn nguyên tố C, N :
nX(tetrapeptit) = nX(tripeptit) + nX(đipeptit) + nX(aminoaxit)
6
- -


⇔ nX(tetrapeptit) = 0,12.3 + 0,2.2 + 0,32.1 = 1,08 mol
⇒ ntetrapeptit=

1,08
= 0,27 mol ⇒ mtetrapeptit =0,27.(89.4-18.3) = 81,54(gam)
4


⇒ Đáp án đúng: C

3. CÁC BÀI TẬP VẬN DỤNG:
Bài 1: X là một Tetrapeptit cấu tạo từ Aminoaxit A,trong phân tử A có 1(NH2) + 1(-COOH) ,no,mạch hở.Trong A Oxi chiếm 42,67% khối lượng . Thủy
phân m gam X thì thu được 28,35(g) tripeptit; 79,2(g) đipeptit và 101,25(g) A. Giá
trị của m là:
A. 184,5.

B. 258,3.

C. 405,9.

D. 202,95.

Hướng dẫn: Từ % khối lượng Oxi trong A ta xác định được A là Gly
( H2NCH2COOH) với M=75 ⇒ Công thức của Tetrapeptit là H[NHCH2CO]4OH
với M= 75.4 – 3.18 = 246g/mol
nglyxin =

101,25
= 1,35 mol
75

nala- ala- ala=

ngly-gly=

79,2
= 0,6 mol

132

28,35
= 0,15 mol
189

Giải gọn như sau: Đặt mắt xích NHCH2CO = X.
Ta có: Theo bảo toàn nguyên tố C, N :
nX(tetrapeptit) = nX(tripeptit) + nX(đipeptit) + nX(aminoaxit)
⇔ nX(tetrapeptit) = 0,15.3 + 0,06.2 + 1,35.1 = 1,5 mol
⇒ m = 0,75.246 =184,5(g) ⇒ Đáp án đúng: A

Bài 2:
Thủy phân hoàn toàn 143,45 gam hỗn hợp A gồm hai tetrapeptit
thu được 159,74 gam hỗn hợp X gồm các Aminoaxit (Các Aminoaxit chỉ chứa
1nhóm COOH và 1 nhóm NH2 ) . Cho tòan bộ X tác dụng với dung dịch HCl
dư,sau đó cô cạn dung dịch thì nhận được m(gam) muối khan. Tính khối lượng
nước phản ứng và giá trị của m lần lượt:
A. 8,145(g) và 203,78(g).

B. 32,58(g) và 10,15(g).

C. 16,2(g) và 203,78(g)

D. 16,29(g) và 203,78(g).

Hướng dẫn: (X)4 + 3H2O
Áp dụng ĐLBTKL ⇒ nH2O =

4X


( Trong đó X = HNRCO)

mX − mA
= 0,905(mol ) ⇒ mH2O = 16,29 g
18

7
- -


X + HCl

X.HCl

Từ phản ứng ⇒ nHCl = nX=4/3 nH2O = 4/3. 0,905 mol
⇒ mMuối = mX + mHCl = 159,74 + 4/3. 0,905.36,5 = 203,78(g)
⇒ Đáp án đúng: D

Bài 3: Tripeptit M và Tetrapeptit Q được tạo ra từ một Aminoaxit X mạch hở
( phân tử chỉ chứa 1 nhóm NH2 ) .Phần trăm khối lượng Nito trong X bằng
18,667%. Thủy phân không hoàn toàn m(g) hỗn hợp M,Q(có tỉ lệ số mol 1:1) thu
được 0,945(g) M; 4,62(g) đipeptit và 3,75 (g) X.Giá trị của m:
A. 4,1945(g). B. 8,389(g).

C. 12,58(g).

Hướng dẫn:

14 18,667

=
⇒ MX = 75 X là Glyxin
MX
100

Ta có %N =

D. 25,167(g).

t
a X4 + a X3 + H2O →
0,005.X3 + 0,035.X2 +0,05.X
o

⇒ a=

0,005.3 + 0,035.2 + 0,05.1
= 0,135/7 mol
7
⇒ m = 8,389(g) ⇒ Đáp án đúng: B

Bài 4: (ĐH_B_12): Đun nóng m gam hỗn hợp gồm a mol tetrapeptit mạch hở X và
2a mol tripeptit mạch hở Y với 600 ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ). Sau khi các
phản ứng kết thúc, cô cạn dung dịch thu được 72,48 gam muối khan của các amino
axit đều có một nhóm –COOH và một nhóm –NH2 trong phân tử. Giá trị của m là:
A. 51,72.

B. 54,30.

C. 66,00.


D. 44,48.

Hướng dẫn:
X3 + 3NaOH → muối + H2O ;

X4 + 4NaOH → Muối + H2O

2a

a

6a

2a

4a

a

(mol)

Dễ thấy 10a = 0,6 => a = 0,06 mol
Bảo toàn khối lượng có: m = 72,48 + 3.0,06.18 – 0,6.40 = 51,72 gam
⇒ Đáp án đúng: A

Bài 5:Khi thủy phân hoàn toàn 20,3 gam một oligopeptit (X) thu được 8,9 gam
alanin và 15 gam glyxin. (X) là ?
A. tripeptit.


B. tetrapeptit.

Hướng dẫn: n

C. pentapeptit.

= 0,1 (mol)

D. đipeptit.

n glyxin = 0,2 (mol)

alanin

8
- -


Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng mX + mH2O = mglyxin
=> nH2O = (mglyin + malanin - mX) :18 =(8,9 + 15 – 20,3) :18 = 0,2 mol
Peptit (X) + (n + m -1)H2O → n.glyxin + m.alanin

0,2
0,2
0,1
(mol)
Giải ra n = 2, m = 1. Vậy có 2 gốc glyxyl và 1 gốc alanyl trong (X). Hay (X) là
tripetit. Chọn đáp án A.
Bài 6:Tripeptit mạch hở X và Tetrapeptit mạch hở Y đều được tạo ra từ một
Aminoaxit no,mạch hở có 1 nhóm –COOH và 1 nhóm –NH2 .Đốt cháy hoàn toàn

0,1 mol X thu được sản phẩm gồm H2O,CO2 và N2 trong đó tổng khối lượng CO2
và H2O bằng 36,3(g) .Nếu đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol Y thì số mol O2 cần phản
ứng là:
A. 2,8(mol).

B. 1,8(mol).

C. 1,875(mol).

D. 3,375 (mol)

Hướng dẫn: Rõ ràng X,Y đều sinh ra do Aminoaxit có CT CnH2n+1O2N. Do vậy
X,Y tương ứng là: C3nH6n – 1O4N3(X) , C4nH8n – 2O5N4(Y).
C3nH6n – 1O4N3 +
0,1

t
pO2 →
3nCO2
o

+ (3n-0,5)H2O +1,5 N2
0,3n
0,3(3n-0,5)

mol

Tổng khối lượng H2O và CO2 : 0,3[44.n + 18. (3n-0,5)] = 36.3
⇒ n=2


C4nH8n – 2 O5N4 +
0,2mol

t
(6n-3)O2 →
4nCO2 + (4n-1)H2O + 2 N2 .
o

0,2.p

0,8n

(0,8n -0,2)

Áp dụng BT nguyên tố Oxi : 0,2.5+ 0,2.2p = 0,8.2.2 +(0,8.2 -0,2) ⇒ p = 9.
⇒ nO2 = 9x0,2 = 1,8(mol) ⇒ Đáp án đúng: B
Bài 7: Đốt cháy hoàn toàn 0,12 mol một peptit (X) do n gốc glyxyl tạo nên thu
được sản phẩm cháy hấp thụ vào bình đựng nước vôi trong dư thì thu được 72 gam
kết tủa. (X) thuộc loại ?
A. đipetit.

B. tripetit.

C. tetrapetit.

D. pentapetit.

Hướng dẫn: Ta biết công thức của glyxin là H2N-CH2-COOH
⇒ Công thức peptit tạo bởi n gốc glyxyl là : H[HN-CH2-CO]nOH hay


C2nH3n+2On+1Nn. Phương trình đốt cháy như sau :
+O

→ 2nCO2 + (3n+2)/2H2O + n/2N2
C2nH3n+2On+1Nn 
2,

Theo phương trình

1

Theo đề:

0,12

2n

(mol)
0,72

(mol)
9

- -


Ta có: n↓= nCO2= m↓/100 = 72/100 = 0,72 (mol).
⇒ n = 0,72 : (2.0,12) = 3. Có 3 gốc glyxyl trong (X).

Vậy X thuộc loại tripetit. Chọn đáp án B.

Bài 8: Cho một (X) peptit được tạo nên bởi n gốc glyxin và m gốc alanin có khối
lượng phân tử là 203 đvC. Trong (X) có ?
A. 2 gốc gly và 1 gốc ala.

B. 1 gốc gly và 2 gốc ala.

B. 2 gốc gly và 2 gốc ala.

D. 2 gốc gly và 3 gốc ala.

Hướng dẫn: n.Gly + m.Ala → (X) + (n + m-1)H2O
áp dụng định luật bảo toàn khối lượng phân tử ta có:
75.n + 89.m = 203 + (n + m-1).18 ⇒ 57.n + 71.m =185.
Lập bảng biện luận:
n

1

2

3

m

1,8

1

0,2


Chỉ có cặp n = 2, m = 1 thõa mãn. Vậy trong (X) có 2 gốc glyxyl và 1 gốc alanyl.
(X) thuộc loại tripeptit. Chọn đáp án A.

4.

BÀI TẬP RÈN LUYỆN.

Câu 1 (ĐH_B_08): Đun nóng chất H2N-CH2-CONH-CH(CH3)-CONH-CH2COOH trong dung dịch HCl (dư), sau khi phản ứng kết thúc thu được sản phẩm là
A. H3N+-CH2-COOHCl-, H3N+-CH(CH3)-COOHCl-.
10
- -


B. H3N+-CH2-COOHCl-, H3N+-CH2-CH2-COOHCl-.
C. H2N-CH2-COOH, H2N-CH(CH3)-COOH.
D. H2N-CH2-COOH, H2N-CH2-CH2-COOH.
Câu 2 (ĐH_A_09): Thuốc thử được dùng để phân biệt Gly-Ala-Gly với Gly-Ala

A. dung dịch NaOH.
B. dung dịch NaCl
C. Cu(OH)2 trong môi trường kiềm.

D. dung dịch HCl.

Câu 3 (ĐH_B_09): Số đipeptit tối đa có thể tạo ra từ một hỗn hợp gồm alanin và
glyxin làA. 2.
B. 3
C. 4.
D. 1.
Câu 4: Khi thủy phân pentapeptit X (Gly-Ala-Val-Ala-Gly) thì thu được tối đa bao

nhiêu sản phẩm chứa gốc glyxyl mà dung dịch của nó có phản ứng màu biure?
A. 9.

B. 5.

C. 4.

D. 2.

Câu 5:(Đề ĐH-2011) Thủy phân hoàn toàn 60(g) hỗn hợp hai Đipeptit thu được
63,6(g) hỗn hợp X gồm các Aminoaxit no mạch hở (H2NRCOOOH). Nếu lấy 1/10
hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HCl dư thu được m(g) muối. Giá trị của m là
A. 7,82.
B. 8,72.
C. 7,09.
d.16,3.
Câu 6: Cho 26,46 gam peptit (X) do n gốc glyxyl tạo thành, thủy phân hoàn toàn
trong môi trường axit loãng thu được 31,5 gam glyxin( là aminoaxit duy nhất). (X)
thuộc loại :
A. đipetit.

B. tripetit.

C. tetrapeptit.

D. pentapepit.

Câu 7: Cho 9,24 gam peptit (X) do m gốc alanyl tạo thành, thủy phân hoàn toàn
trong môi trường axit loãng thu được 10,68 gam alanin( là aminoaxit duy nhất). Số
gốc alanyl có trong (X) là ?

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Câu 8: Cho 5,48 gam peptit (X) do n gốc glyxyl và m gốc alanyl tạo thành, thủy
phân hoàn toàn trong môi trường axit loãng thu được 3 glyxin và 3,56 gam
alanin( không còn aminoaxit nào khác và X thuộc oligopeptit). (X) thuộc loại ?
A. tripetit.

B. đipetit.

C. tetrapeptit.

D. hexapepit.

Câu 9: Cho 14,472 gam peptit (X) do n gốc glyxyl và m gốc alanyl tạo thành, thủy
phân hoàn toàn trong môi trường axit loãng thu được 8,1 glyxin và 9,612 gam
alanin( không còn aminoaxit nào khác và X thuộc oligopeptit). Trong (X) có:
A. 1 gốc gly và 1 gốc ala.

B. 2 gốc gly và 2 gốc ala.

C. 3 gốc gly và 3 gốc ala.

D. 4 gốc gly và 4 gốc ala.


11
- -


Câu 10: Thuỷ phân hoàn toàn 500 gam một oligopeptit X (chứa từ 2 đến 10 gốc αamino axit) thu được 178 gam amino axit Y và 412 gam amino axit Z. Biết phân tử
khối của Y là 89 đvC. Khối lượng phân tử của Z là ?
A. 103 đvC.

B. 75 đvC.

C. 117 đvC.

D. 147 đvC.

Câu 11: Khi thủy phân hoàn toàn 65 gam một oligopeptit (X) thu được 22,25 gam
alanin và 56,25 gam glyxin. (X) là ?
A. tripeptit.

B. tetrapeptit.

C. pentapeptit.

D. đipeptit.

Câu 12:(Đề ĐH-2012) Thủy phân hoàn toàn m gam đipeptit Gly- Ala bằng dung
dịch KOH vừa đủ, thu được dung dịch X. Cô cạn toàn bộ dung dịch X thu được 2,4
gam muối khan Giá trị của m (gam) là:
A. 1,22

B. 1,46


C. 1,36

D. 1,64.

Câu 13:(Đề ĐH-2012) Đun nóng m gam hỗn hợp a mol tetrapeptit mạch hở X và
2a mol tripeptit mạch hở Y với 600ml dung dịch NaOH 1M( vừa đủ). Sau khi các
phản ứng kết thúc, cô cạn dung dịch thu được 72,48 gam muối khan của các amino
axit đều có một nhóm -COOH và một nhóm -NH2 trong phân tử. Giá trị của m là:
A. 51,72

B. 54,30

C. 66,00

D. 44,48

Câu 14: (Thi thử Chuyên Vinh I/2013) Thuỷ phân hoàn toàn m gam một
pentapeptit mạch hở M thu được hỗn hợp gồm hai amino axit X1, X2 (đều no, mạch
hở, phân tử chứa một nhóm -NH2 và một nhóm -COOH). Đốt cháy toàn bộ lượng
X1, X2 ở trên cần dùng vừa đủ 0,1275 mol O2, chỉ thu được N2, H2O và 0,11 mol
CO2. Giá trị của m là
A. 3,17.

B. 3,89.

C. 4,31.

D. 3,59.


Câu 15: (Thi thử Chuyên Vinh II/2013) Thủy phân hoàn toàn m gam tetrapeptit X
mạch hở thu được hỗn hợp Y gồm 2 amino axit (no, phân tử chứa 1nhóm COOH
và 1 nhóm NH2) là đồng đẳng kế tiếp. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y cần vừa đủ
4,5 mol không khí (chứa 20% O2 về thể tích, còn lại là N2) thu được CO2, H2O và
82,88 lít khí N2 (ở đktc). Số công thức cấu tạo thỏa mãn của X là
A. 8.

B. 4.

C. 12.

D. 6.

Câu 16: X là một Hexapeptit cấu tạo từ một Aminoaxit H2N-CnH2n-COOH(Y) . Y
có tổng % khối lượng Oxi và Nito là 61,33%. Thủy phân hết m(g) X trong môi
trường acid thu được 30,3(g) petapeptit, 19,8(g) đieptit và 37,5(g) Y. Giá trị của m
là:A. 69 gam.
B. 84 gam.
C. 100 gam.
D.78 gam.
Câu 17: Thủy phân 14(g) một Polipeptit(X) với hiệu suất đạt 80%,thi thu được
14,04(g) một α - Aminoaxit (Y). Xác định Công thức cấu tạo của Y?
A. H2N(CH2)2COOH.

B. H2NCH(CH3)COOH.
12
- -


C. H2NCH2COOH


D. H2NCH(C2H5)COOH

Câu 18:Xác định Phân tử khối gần đúng của một Polipeptit chứa 0,32% S trong
phân tử. Giả sử trong phân tử chỉ có 2 nguyên tử S?
A. 20.000(đvC)

B.10.000(đvC).

C. 15.000(đvC).

D. 45.000(đvC).

Câu 19: (ĐỀ ĐH 2010) Đipeptit mạch hở X và Tripeptit mạch hở Y đều được tạo
ra từ một Aminoaxit no,mạch hở có 1 nhóm –COOH và 1 nhóm –NH2 .Đốt cháy
hoàn toàn 0,1 mol Y thu được sản phẩm gồm H2O,CO2 và N2 trong đó tổng khối
lượng CO2 và H2O bằng 54,9(g) .Nếu đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol X,sản phẩm thu
được cho loiij qua dung dịch nước vôi trong dư thì được m(g) kết tủa . Giá trị của
m làA. 45.
B. 120.
C.30.
D.60.
Câu 20: X là một tetrapeptit cấu tạo từ một amino axit (A) no, mạch hở có 1
nhóm –COOH ; 1 nhóm –NH2. Trong A %N = 15,73% (về khối lượng). Thủy
phân m gam X thu được 41,58 gam tripeptit ; 25,6 gam đipeptit và 92,56 gam A.
Giá trị của m là :
A. 149 gam.

B. 161 gam.


C. 143,45 gam.

D. 159 gam.

Câu 21: X và Y lần lượt là các tripeptit và tetrapeptit được tạo thành từ cùng
một amino axit no mạch hở, có một nhóm –COOH và một nhóm –NH2. Đốt cháy
hoàn toàn 0,1 mol Y thu được sản phẩm gồm CO2, H2O, N2, trong đó tổng khối
lượng của CO2 và H2O là 47,8 gam. Nếu đốt cháy hoàn toàn 0,3 mol X cần bao
nhiêu mol O2 ?
A. 2,8 mol.

B. 2,025 mol.

C. 3,375 mol.

D. 1,875 mol.

Câu 22: X là tetrapeptit Ala-Gly-Val-Ala, Y là tripeptit Val-Gly-Val. Đun nóng m
gam hỗn hợp X và Y có tỉ lệ số mol nX : nY = 1 : 3 với 780 ml dung dịch NaOH
1M (vừa đủ), sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch Z. Cô cạn dung dịch
thu được 94,98 gam muối. m có giá trị là :
A. 68,1 gam.

B. 64,86 gam.

C. 77,04 gam.

D. 65,13 gam.

Câu 23: Một hemoglobin (hồng cầu của máu) chứa 0,4% Fe (mỗi phân tử

hemoglobin chỉ chứa 1 nguyên tử Fe). Phân tử khối gần đúng của hemoglobin trên
là : A. 12000.
B. 14000.
C. 15000.
D. 18000.
Câu 24: Đun nóng alanin thu được một số peptit trong đó có peptit A có phần
trăm khối lượng nitơ là 18,54%. Khối lượng phân tử của A là :
A. 231.

B. 160.

C. 373.

D. 302.

Câu 25: Khi thủy phân hoàn toàn 55,95 gam một peptit X thu được 66,75 gam
alanin (amino axit duy nhất). X là :
13
- -


A. tripeptit.

B. tetrapeptit.

C. pentapeptit.

D. đipeptit.

Câu 26: Khi thủy phân hoàn toàn 65 gam một peptit X thu được 22,25 gam

alanin và 56,25 gam glyxin. X là :
A. tripeptit. B. tetrapeptit.

C. pentapeptit.

D. đipeptit.

Câu 27: Thuỷ phân hoàn toàn 500 gam một oligopeptit X (chứa từ 2 đến 10 gốc
α-amino axit) thu được 178 gam amino axit Y và 412 gam amino axit Z. Biết phân
tử khối của Y là 89. Phân tử khối của Z là :
A. 103.

B. 75.

C. 117.

D. 147.

Câu 28: Tripeptit X có công thức sau :
H2N–CH2–CO–NH–CH(CH3)–CO–NH–CH(CH3)–COOH
Thủy phân hoàn toàn 0,1 mol X trong 400 ml dung dịch NaOH 1M. Khối lượng
chất rắn thu được khi cô cạn dung dịch sau phản ứng là :
A. 28,6 gam.

B. 22,2 gam.

C. 35,9 gam.

D. 31,9 gam.


Câu 29: Protein A có khối lượng phân tử là 50000 đvC. Thuỷ phân 100 gam A
thu được 33,998 gam alanin. Số mắt xích alanin trong phân tử A là :
A. 191.

B. 38,2.

C. 2.3.1023

D. 561,8.

Câu 30: Thủy phân 1250 gam protein X thu được 425 gam alanin. Nếu phân tử
khối của X bằng 100000 đvC thì số mắt xích alanin có trong X là :
A. 453.

B. 382.

C. 328.

D. 479.

Câu 31: Thuỷ phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit A thì thu được 3 mol glyxin ;
1 mol alanin và 1mol valin. Khi thuỷ phân không hoàn toàn A thì trong hỗn hợp
sản phẩm thấy có các đipeptit Ala-Gly ; Gly-Ala và tripeptit Gly-Gly-Val. Amino
axit đầu N, amino axit đầu C ở pentapeptit A lần lượt là :
A. Gly, Val.

B. Ala, Val.

C. Gly, Gly.


D. Ala, Gly.

Câu 32: Thuỷ phân không hoàn toàn tetrapeptit (X), ngoài các a-amino axit
còn thu được các đipetit: Gly-Ala ; Phe-Val ; Ala-Phe. Cấu tạo nào sau đây là
đúng của X ?
A. Val-Phe-Gly-AlA.

B. Ala-Val-Phe-Gly.

C. Gly-Ala-Val-Phe.

D. Gly-Ala-Phe-Val.

Câu 33: Thủy phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit X, thu được 2 mol glyxin
(Gly), 1 mol alanin (Ala), 1 mol valin (Val) và 1 mol phenylalanin (Phe). Thủy
phân không hoàn toàn X thu được đipeptit Val-Phe và tripeptit Gly-Ala-Val
nhưng không thu được đipeptit Gly-Gly. hất X có công thức là
14
- -


A. Gly-Phe-Gly-Ala-Val.

B. Gly-Ala-Val-Val-Phe.

C. Gly-Ala-Val-Phe-Gly.

D. Val-Phe-Gly-Ala-Gly.

Câu 34:


Công thức nào sau đây của pentapeptit (A) thỏa điều kiện sau:

Thủy phân hoàn toàn 1 mol A thì thu được các α - amino axit là : 3 mol glyxin, 1
mol alanin, 1 mol valin. Thủy phân không hoàn toàn A, ngoài thu được các amino
axit thì còn thu được 2 đipeptit :
Ala-Gly ; Gly-Ala và 1 tripeptit Gly-Gly-Val.
A. Ala-Gly-Gly-Gly-Val.

B. Gly- Gly-Ala-Gly-Val.

C. Gly-Ala-Gly-Gly-Val.

D. Gly-Ala-Gly-Val-Gly.

Bài 35: Thuỷ phân hợp chất :
H2N–CH2–CO–NH–CH(CH3)–CO–NH–CH(CH(CH3)2)–CO–NH–CH2–CO–
NH–CH2–COOH sẽ thu được bao nhiêu loại amino axit nào sau đây ?
A. 3. B. 4.

C. 5.

D. 2.

Câu 36: Cho 3 chất X,Y,Z vào 3 ống nghiệm chứa sẵn Cu(OH)2 trong NaOH lắc
đều và quan sát thì thấy: Chất X thấy xuất hiện màu tím, chất Y thì Cu(OH)2 tan
và có màu xanh nhạt, chất Z thì Cu(OH)2 tan và có màu xanh thẫm. X, Y, Z lần
lượt là :
A. Hồ tinh bột, HCOOH, mantozơ.


B. Protein, CH3CHO, saccarozơ.

C. Anbumin, C2H5COOH, glyxin. D. Lòng trắng trứng, CH3COOH, glucozơ.
Câu 37: Thuốc thử được dùng để phân biệt Gly-Ala-Gly và Gly-Ala là : A. dd
HCl. B. Cu(OH)2/OH- C. dd NaCl.
D. dd NaOH.
Câu 38: Thủy phân hết m gam tripeptit : Gly-Gly-Gly ( mạch hở) thu được hỗn
hỡp gồm 20,25 gam Gly; 23,76 gam Gly-Gly. Giá trị m là ?
A. 39,69.

B. 26,24.

C. 44,01.

D. 39,15.

Câu 39: Thủy phân hết m gam tetrapeptit Ala-Ala-Ala-Ala (mạch hở) thu được
hỗn hợp gồm 0,24 mol Ala, 0,16 mol Ala-Ala và 0,1mol Ala-Ala-Ala. Giá trị của m

A. 27,784.

B. 72,48.

C. 81,54.

D. 132,88.

Câu 40: X là tetrapeptit , Y tripeptit đều tạo nên từ 1 loại α–aminoaxit (Z) có 1
nhóm –COOH và 1 nhóm –NH2 và MX =1,3016.MY. Cho 0,12 mol pentapeptit tạo
thành từ Z tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ sau đó cô cạn thu được bao nhiêu

chất rắn khan?

15
- -


A. 75,0 gam

B. 58,2 gam

C. 66,6 gam

D. 83,4 gam

Câu 41: Một peptit X tạo thành từ 1 aminoaxit no mạch hở có 1 nhóm –COOH và
1 nhóm –NH2 trong đó phần trăm khối lượng oxi là 19,324%. X là :
A. đipeptit

B. tripeptit

C. tetrapeptit

D. pentapeptit

Câu 42: X và Y là 2 tetrapeptit, khi thủy phân trong môi trường axit đều thu được
2 loại amino axit no đơn chức mạch hở là A và B. Phần trăm khối lượng oxi trong
X là 23,256% và trong Y là 24,24%.A và B lần lượt là :
A. alanin và valin

B. glyxin và alanin


C. glyxin và axit α–aminobutiric

D. alanin và axit α–aminobutiric

Câu 43: X và Y lần lượt là tripeptit và tetrapeptit tạo thành từ 1 loại aminoaxit no
mạch hở có 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH. Đốt cháy 0,1 mol Y thu được CO2,
H2O và N2 trong đó tổng khối lượng CO2 và H2O là 47,8 gam. Nếu đốt 0,1 mol X
cần bao nhiêu mol O2:
A. 0,560 mol

B. 0,896 mol

C. 0,675 mol

D. 0,375 mol

Câu 44: Thủy phân hoàn toàn 22,68 gam hỗn hợp hai tripeptit thu được 27 gam
hỗn hợp các aminoaxit (các amino axit chỉ có một nhóm amino và một nhóm
cacboxyl trong phân tử). Nếu cho 1/2 hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HCl (dư),
cô cạn cẩn thận dung dịch, thì lượng muối khan thu được là :
A. 20,07 gam.

B. 54,18 gam.

C. 33,57 gam.

D. 45,42 gam.

Câu 45: Thủy phân hoàn toàn 13,86 gam hỗn hợp hai tripetit thu được 16,02 gam

hỗn hợp X gồm các amino axit (các amino axit chỉ có một nhóm amino và một
nhóm cacboxyl trong phân tử). Nếu cho 1/3 hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HCl
(dư), cô cạn cẩn thận dung dịch, thì lượng muối khan thu được là :
A. 7,09 gam.

B. 16,30 gam.

C. 7,53 gam.

D. 7,82 gam.

Bài 46:
Thủy phân hoàn toàn 1 mol Pentapeptit(X) thu được 3 mol Gly; 1 mol
Ala; 1 mol Phe. Khi thủy phân không hoàn toàn (X) thu được hỗn hợp gồm AlaGly ; Gly-Ala và không thấy tạo ra Phe-Gly. Xác định CTCT của Petapeptit?
Hướng dẫn: Từ các đipeptit ta thấy Gli ở giữa Ala-Gly-Ala hoặc Ala ở giữa
Gly-Ala-Gly. Nhưng vì thu được 1 mol Ala nên chắc chắn Ala phải ở giữa GlyAla-Gly. Do không có Phe-Gly tạo thành nên Phe không đứng trước Gli mà đứng
sau Gly. Vây CTCT là: Gly-Gly-Ala-Gly-Phe
Bài 47: Với xúc tác men thích hợp , chất hữu cơ G bị thủy phân hoàn toàn cho 2
amino axit thiên nhiên X, Y với tỉ lệ số mol các chất như sau:

16
- -


1 G + 2 HCl → 2 X + 1 Y.Thủy phân hoàn toàn 20,3 gam G được a gam X và b
gam Y.Đốt cháy hoàn toàn b gam Y cần 8,4 lít O2 (đktc) thu được 13,2 gam CO2 ,
6,3 gam nước và 1,23 lít N2(270C, 1 atm). Biết Y có công thức phân tử trùng với
công thức đơn giản nhất.Tìm X, Y và tính giá trị a, b? Hướng dẫn: - Dựa vào các
giả thiết đốt cháy Y ta áp dụng ĐLBTKL và BTNT suy ra được b= 8,9 gam và
CTPT của Y là: C3H7O2N.

- Dựa vào tỉ lệ phản ứng suy ra G là tripeptit. Áp dụng BTKL cho phản ứng
thủy phân G suy ra a= 15 gam và CTPT của X là C2H5O2N
Đáp số: X là glyxin. Y là Alanin. a= 15 gam, b= 8,9 gam
Bài 48: Khi thủy phân không hoàn toàn 1 peptit A có khối lượng phân tử là
293g/mol và chứa 14,3% N(theo khối lượng) thu được 2 peptit B và C . Mẫu 0,472
gam peptit B khi đem đun nóng, phản ứng hoàn toàn với 18 ml dung dịch HCl
0,222M. Mẫu 0,666 gam peptit C khi đun nóng, phản ứng hoàn toàn với 14,7 ml
dung dịch NaOH 1,6%( khối lượng riêng là 1,002 g/ml). Xác định công thức cấu
tạo có thể có của A?
Hướng dẫn: - Dựa vào %mN2= 14,3% và MA= 293 ⇒ A có 3 nguyên tử N trong
phân tử nên A là tripeptit ⇒ B, C là đipeptit
- Để xác định từng đipeptit B, C dựa vào khối lượng và số mol các chất phản
ứng.B là Ala- Phe hoặc Phe- Ala. C là Gly- Phe hoặc Phe- Gly.
Đáp số: A là: Ala- Phe- Gly hoặc Gly- Phe- Ala

17
- -


Phần III: KẾT LUẬN
1. Hiệu quả của đề tài:
+ Chất lượng giải các bài tập trắc nghiệm tăng lên rõ rệt.
+ Giúp học sinh củng cố các kiến thức cơ bản một cách có cơ sở khoa học.
+ Nâng cao tư duy của học sinh.
Cụ thể tôi đã lập kế hoạch thực hiện đề tài theo các bước sau:
- Bước 1. Nghiên cứu thực trạng học sinh khối 12 năm học 2011- 2012 khảo sát về
khả năng nhớ kiến thức phần peptit và kĩ năng giải bài tập phần này.
- Bước 2. Lập kế hoạch thực hiện đề tài trong năm học 2012- 2013 và học kì 1 năm
học 2012- 2013 ở 2 lớp 12A1,12A2, 12A3
- Bước 3. Nhận xét – kết luận về hiệu quả của đề tài ở học sinh lớp 12A1,12A2,

12A3.
kết quả hiểu bài và hoàn thành
kết quả hiểu bài và hoàn
nhanh trước khi học phương
thành nhanh sau khi học
pháp mới
phương pháp mới
Lớp 12A1
25,3%
95,7 %
Lớp 12A2
17,3%
80%
Lớp 12A3
17%
80%
- Bước 4. Hoàn thiện đề tài: Ngày 7 tháng 4 năm 2013
2. Kiến nghị và đề xuất:

18
- -


- Trên đây là nội dung của chuyên đề “PHƯƠNG PHÁP GIẢI NHANH BÀI
TOÁN THỦY PHÂN PEPTIT” của tôi. Với mong muốn đưa đề tài vào giúp các
em học sinh cũng như một số đồng nghiệp có thêm tài liệu tham khảo. Trong quá
trình tìm tòi và nghiên cứu chắc hẳn gặp một vài thiếu sót, tôi rất mong sự chỉ bảo
của ban chuyên môn, sự góp ý của anh chị em đồng nghiệp để giúp tôi hoàn thiện
hơn chuyên đề này.
- Nếu chúng ta thấy chuyên đề này thiết thực thì cùng áp dụng để nhằm mục đích

chung là nâng cao chất lượng dạy học. Góp phần nhỏ bé vào công việc nâng cao
chất lượng bộ môn hoá học vốn còn đang yếu hiện nay.

19
- -



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×