Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Đề thi tham khảo tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn năm 2020 - Đề số 18

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (452.34 KB, 4 trang )

ĐỀ THI THAM KHẢO SỐ 18
BÀI THI MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian phát đề)
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:
Đất nước tôi ba nghìn cây số biển
Nhấp nhô ba nghìn đảo nhỏ, đảo to
Cỏ ở đây ánh màu san hô đỏ
Biển chỉ xanh ở chỗ xa bờ...
Những hải đội dân binh Hoàng Sa đi giữ đất
Cát vàng tươi rịn ướt Nồm, Nam
Gió biển đảo mặn mòi xanh cứng tóc
Quả bàng vuông hình chiếc bánh chưng
Tổ quốc tôi ba nghìn cây số biển
Chữ S bao đời hình chiếc mỏ neo
Neo lịch sử qua thăng trầm biến động
Giữa khơi xa vẫn thong thả nhịp:“chèo”
Nhà Giàn dựng những tán cây bằng thép
Bốn mùa tươi ­ không thể héo lá cờ!
Chim biển đứng co chân nhìn người không chớp mắt
Khay rau viền xanh mướt những tâm tư.
(Trích Tổ quốc tôi ba nghìn cây số biển ­ Nguyễn Ngọc Phú, 
Làng biển Kim Đôi, 02/10/2011. Vietnamnet.vn)

 

Câu 1. Xác định những phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn thơ trên.
Câu 2. Tinh thần bảo vệ biển đảo của Tổ quốc được thể hiện qua những dòng thơ nào?
Câu 3. Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai dòng thơ: “Tổ quốc tôi 
ba nghìn cây số biển/ Chữ S bao đời hình chiếc mỏ neo”.
Câu 4. Cảm nhận của anh (chị) về những tình cảm, cảm xúc của nhà thơ về biển đảo Tổ quốc 


được thể hiện qua đoạn thơ. (Trả lời khoảng 5 ­7 dòng)
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)

Từ nội dung ở phần Đọc­ hiểu, anh (chị) hãy viết 01 đoạn văn khoảng 200 chữ trình  
bày  suy nghĩ của mình về  trách nhiệm đối với biển đảo quê hương của thế  hệ  thanh niên Việt  
Nam hiện nay.
Câu 2 (5,0 điểm)
Cảm nhận của anh (chị) về vẻ đẹp hình tượng người lính Tây Tiến qua đoạn thơ sau:
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng Kiều thơm.
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành


(Tây Tiến­ Quang Dũng. Sách NV12 tập một trang 89, NXB GDVN)

 HẾT
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI THAM KHẢO SỐ 18
BÀI THI MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian phát đề)
.
PHẦN

I.


II.

CÂU
NỘI DUNG
ĐỌC HIỂU
Phương thức biểu cảm, miêu tả, tự sự. 
1.
(HS trả lời đúng 2 phương thức biểu đạt thì được điểm tối đa)
Tinh thần bảo vệ  biển đảo của Tổ  quốc được thể  hiện qua những 
2.
dòng thơ:  Những hải đội dân binh đi giữ  đất; Nhà Giàn dựng những  
tán cây bằng thép/ Bốn mùa tươi ­ không thể héo lá cờ!
­ Biện pháp tu từ: so sánh (Tổ  quốc Việt Nam dáng hình chữ  S, như 
hình mỏ neo) (0,5 điểm)
3.
­ Hiệu quả: Gợi hình  ảnh Tổ quốc Việt Nam với dáng vẻ  vững vàng, 
chắc chắn trước phong ba bão táp, đó cũng là niềm tự hào dân tộc của  
nhà thơ (0,5 điểm)
­ Những tình cảm, cảm xúc của nhà thơ về biển đảo Tổ quốc được thể 
hiện trong đoạn thơ: xúc động, tự  hào, ngợi ca vẻ  đẹp biển đảo quê 
hương và ý chí quyết tâm bảo vệ biển đảo Tổ quốc của dân tộc từ bao  
4.
đời nay. (0,5 điểm)
­ Nhận xét: Tình cảm, cảm xúc chân thành, sâu lắng khơi gợi được 
những tình cảm đẹp về  biển đảo, ý thức trách nhiệm tiếp nối truyền 
thống bảo vệ biển đảo Tổ quốc của cha anh từ bao đời. (0,5 điểm).
LÀM VĂN
1
     Viết 01 đoạn văn bàn về vấn đề: Trách nhiệm đối với biển đảo  
quê hương của thế hệ thanh niên Việt Nam hiện nay.

­ Yêu cầu về hình thức: 
+ Viết đúng 01 đoạn văn, khoảng 200 từ.
+ Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi về chính tả, về  dùng từ,  
đặt câu…
­ Yêu cầu về nội dung: 
Đoạn văn cần đảm bảo các ý:
­ Trước tình hình an nguy tới vận mệnh quốc gia, chủ quyền dân tộc , 
thế  hệ  trẻ  chúng ta cần nâng cao ý thức trách nhiệm đối với đất nước 
bằng những việc làm thiết thực:
+  Cần nghiên cứu và nhận thức sâu sắc về  ý nghĩa thiêng liêng chủ 
quyền biển đảo và giá trị to lớn chủ quyền mà ông cha ta đã đổ  xương 
máu để  xây dựng (về  địa lí, về  lịch sử  2 quần đảo Hoàng Sa, Trường 
Sa…).
+ Thanh niên cần hưởng ứng và tích cực tham gia các diễn đàn hợp pháp  
trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên internet, khẳng định chủ 
quyền biển đảo của Việt Nam trên các diễn đàn.
+ Thanh niên là hậu phương chỗ  dựa tình cảm vững chắc đối với các 
lính biển đảo (gửi thư đến các lính hải đảo để chia sẻ động viên và tiếp 
sức cho các anh thêm nghị lực để trông giữ biển đảo). 

ĐIỂM
3,0
0,5
0,5

1,0

1,0

7,0

2,0
0,5

1,0


2

+  Điều quan trọng, thanh niên cần không ngừng tu dưỡng phẩm chất 
người Việt Nam mới, tích cực tham gia xây dựng đất nước giàu mạnh, 
có định hướng lý tưởng yêu nước và đoàn kết để tạo nên sức mạnh bảo 
vệ chủ quyền biển đảo. Cần sẵn sàng chuẩn bị tinh thần tham gia trực  
tiếp vào công cuộc giữ  gìn biển đảo quê hương bằng tất cả  những gì 
mình có thể. 
­ Phê phán và kịch liệt lên án, đấu tranh tham gia ngăn chặn các hành vi 
cố  tình  xâm  phạm  phạm chủ  quyền biển  đảo Việt Nam  của Trung  
Quốc hiện nay.
­ Rút ra bài học nhận thức và hành động: Trách nhiệm của tuổi trẻ nói 
riêng là ra sức gìn giữ toàn vẹn phần lãnh thổ  này như  lời Bác Hồ năm  
xưa đã dặn  “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải 
cùng nhau giữ nước”.
     Cảm nhận của anh (chị) về  vẻ  đẹp  hình tượng người lính Tây  
Tiến qua đoạn thơ:“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc… Sông Mã  
gầm lên khúc độc hành”.
Yêu cầu:
­ Đảm bảo cấu trúc bài nghị  luận: có đủ  mở  bài, thân bài, kết bài;  mở 
bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai vấn đề gồm nhiều ý/ đoạn văn, 
kết bài kết luận đúng vấn đề.
­ Xác định đúng vấn đề  nghị  luận: Vẻ  đẹp hình tượng người lính Tây 
Tiến qua đoạn thơ:“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc… Sông Mã gầm 

lên khúc độc hành”.
­ Triển khai vấn đề  nghị  luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các  
thao tác lập luận.
*Cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
a) MB: Giới thiệu về tác giả, tác phẩm.
­ Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài, nhưng trước hết là một thi sĩ mang 
hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu.
­ Tây Tiến là bài thơ  tiêu biểu cho hồ  thơ  của Quang Dũng và thơ  ca  
kháng chiến chống Pháp, tác phẩm khắc họa thành công về hình tượng 
người lính Tây Tiến.
b) TB:
­ Vẻ đẹp hào hùng của người lính Tây Tiến 
Chân dung của người lính Tây Tiến được nhà thơ miêu tả bằng bút pháp 
tả  thực: “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc/ Quân xanh màu lá dữ  oai 
hùm”
+ Quang Dũng dùng từ  “đoàn binh” không phải đoàn quân gợi sự  trang 
trọng, mạnh mẽ, hào hùng.
+ Hình  ảnh “đoàn binh không mọc tóc” bệnh sốt rét rừng quái ác làm  
người lính rụng hết tóc nhưng với cách dùng từ “không mọc tóc” gợi lên 
sự  ngang tàng, khí phách của cả  đoàn binh Tây Tiến. Đó cũng là biểu  
tượng của đoàn quân Tây Tiến.
+ Hình  ảnh “Quân xanh màu lá dữ  oai hùm” màu xanh quân phục, màu  
xanh lá ngụy trang và làn da xanh vì bệnh sốt rét tạo nên vẻ  đẹp rất  
riêng của người lính Tây Tiến. “Dữ oai hùm” ẩn dụ: đoàn binh Tây Tiến  
oai phong lẫm liệt, kiêu hùng như những con hổ chốn rừng thiêng.
­ Vẻ đẹp lãng mạn, hào hoa: 
 Người lính Tây Tiến với vẻ đẹp tâm hồn lãng mạn, hào hoa của những  
chàng trai Hà Nội: “Mắt trừng gửi mộng qua biên giới/ Đêm mơ Hà Nội  
dáng kiều thơm”


0,25

0,25

5,0

1,0

0,5

1,0

1,0


+ Hình ảnh “Mắt trừng”: sự dữ dội, sức mạnh tiềm tàng, khí phách hiên  
ngang, ánh mắt rực lửa căm thù, quyết tâm đánh giặc. Ánh mắt ấy “gửi  
mộng qua biên giới” đã thú nhận nỗi nhớ quê hương da diết, khao khát 
lập chiến công, khát vọng giành chiến thắng để trở về.
+ Câu thơ “Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”: những tâm hồn lãng mạn,  
hào hoa, những trái tim đa sầu, đa cảm, khao khát, rạo rực yêu thương. 
Nhớ quê hương, nhớ người yêu để tiếp thêm động lực, sức mạnh chiến  
đấu bảo về Tổ quốc.
­ Vẻ đẹp bi tráng: 
Viết về  người lính Tây Tiến, Quang Dũng không hề  che giấu cái bi,  
nhưng cái bi lại được nâng đỡ bằng đôi cánh lãng mạn làm cho cái bi trở 
thành bi tráng: “Rải rác biên cương mồ viễn xứ/ Chiến trường đi chẳng 
tiếc đời xanh/ Áo bào thay chiếu anh về đất/ Sông Mã gầm lên khúc độc  
hành”
+ Những từ  Hán Việt cổ  kính:  “biên cương”, “mồ  viễn   xứ”  ,  “chiến 

trường”, “đời xanh”, “ áo bào”    tạo sắc thái   trang trọng, thiêng liêng, 
làm giảm nhẹ  cái bi thương của hình  ảnh những nấm mồ  chiến sĩ rải 
rác nơi rừng hoang biên giới lạnh lẽo, xa xôi.
+ Từ  phủ định “chẳng” (khác với “không” ­ sắc thái trung tính) và cách 
nói hoán dụ  “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh” thái độ  kiên quyết  
chiến đấu vì Tổ quốc, lí tưởng sống  quên mình thật cao đẹp, làm vơi đi  
cái đau thương
 + “Áo bào thay chiếu”: sự thật bi thảm ­  những người lính Tây Tiến hi 
sinh   không có đến cả  manh chiếu để  liệm thân, phải mai táng bằng 
chính chiếc áo các anh mặc hàng ngày nhưng được Quang Dũng gọi  là 
“áo bào”: nghe trang trọng, thiêng liêng, thể  hiện tình cảm yêu thương,  
tri ân đồng đội.
+ Cách nói giảm nói tránh “anh về đất” làm vơi đi cảm giác đau thương,  
ẩn chứa hàm nghĩa: chết là trở  về với lòng đất mẹ, là hoá thân với non 
sông đất nước, cái chết nhẹ tựa lông hồng, mang dáng dấp người tráng 
sĩ thuở xưa­ cái chết trở thành bất tử.
+ Biện pháp nhân hoá kết hợp với động từ  “gầm”  trong câu thơ “Sông 
Mã gầm lên khúc độc hành” dữ dội, hào hùng. Âm thanh làm át đi cảm 
xúc bi thương, đưa tiễn người là khúc nhạc bi tráng của núi sông. Cái 
chết thấm đẫm tinh thần bi tráng; người lính sẵn sàng hi sinh, hiến dâng  
đời mình vì lí tưởng.
+ Bằng ngôn ngữ kết hợp với cảm xúc  thẩm mĩ:  cảm hứng lãng mạn 
và bi tráng đan cài, Quang Dũng đã dựng nên tượng đài bất tử về anh bộ 
đội cụ Hồ trong thơ.
­ Nghệ  thuật:  Bút pháp tả  thực và lãng mạn, giọng thơ  trang trọng,  
đoạn thơ  đã vẽ  nên bức chân dung hội tụ những vẻ đẹp hào hùng, hào  
hoa của người lính Tây Tiến; đồng thời thể  hiện tình cảm tiếc thương 
và trân trọng trước sự hi sinh cao cả của các anh cho Tổ quốc, non sông.
3. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề.
TỔNG ĐIỂM (I+II)


1,0

0,25

0,25

10,0



×