Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Đề thi tham khảo tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn năm 2020 - Đề số 01

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (349.98 KB, 3 trang )

ĐỀ THI THAM KHẢO SỐ 1
BÀI THI MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian phát đề)
     I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
     Đọc đọc trích:
“Từ bốn phương trời thiên hạ  đã tìm đến đây rồi, con ạ,” lần ấy bố  cậu nói. “  
Họ đến để tìm sự mới lạ, nhưng rồi thì họ vẫn mãi là chính họ. Họ leo lên đồi để xem  
thành quách rồi cho rằng quá khứ hay ho hơn hiện tại. Dù tóc họ vàng hay da họ ngăm,  
nói chung họ cũng giống như người dân thành phố này cả thôi.”
“Nhưng con chưa được biết thành quách ở đất nước họ,” cậu đáp.
“Khi đã quen phong thổ và phụ nữ vùng này rồi thì những người đàn ông nọ nói  
rằng họ muốn vĩnh viễn ở lại đây”, ông bố nói tiếp.
“Con cũng rất muốn biết về  phụ  nữ  và đất nước của họ”, cậu thú nhận. “ Vì  
thật ra họ có hề ở lại đây mãi đâu.”
“Họ  thừa tiền bạc, con  ạ,” ông bố  đáp. “ Còn  ở  vùng mình chỉ  có người chăn  
cừu mới phải nay đây mai đó thôi.”
“Thế thì con sẽ làm người chăn cừu.”
Bố  cậu không nói gì nữa cả. Hôm sau ông cho cậu một chiếc ví đựng ba đồng  
tiền vàng cổ Tây Ban Nha.
“Bố  tình cờ  tìm thấy trong ruộng nhà ta cách đây lâu rồi. Lẽ  ra là tiền để  cho  
con được nhận vào nhà thờ  đấy. Con lấy mà mua một đàn cừu, rồi đi khắp nơi khắp  
chốn cho đến khi con hiểu ra rằng làng mạc, thành quách vùng mình tuyệt vời nhất,  
phụ nữ vùng mình xinh đẹp nhất.” Rồi ông ban phúc lành cho cậu. Cậu đọc thấy trong  
mắt bố cũng chính niềm ước mơ được phiêu du. Nó vẫn mãi sống trong ông sau hàng  
chục năm tìm cách lãng quên qua những lo toan sao cho có cái ăn, cái uống hàng ngày  
và một chốn nương thân.
                                                  (Trích Nhà Giả Kim – Paulo Coelho, NXB Văn học, tr 23)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2. Dựa vào nội dung đoạn trích, cho biết người bố  đang cố  thuyết phục con trai  
mình điều gì?


Câu 3. Vì sao người con trai quyết định “ Thế thì con sẽ làm người chăn cừu”? Anh/ chị 
có đồng tình với quyết định đó không? Vì sao?
Câu 4. Qua đoạn trích trên, anh/ chị rút ra được bài học gì cho bản thân?
II. LÀM VĂN ( 7,0 điểm)
Câu 1. ( 2,0 điểm)
     Từ  nội dung  ở phần Đọc hiểu, anh (chị) hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 
chữ) trình bày suy nghĩ về ý chí của con người trong việc thực hiện  khát vọng của bản  
thân.


Câu 2. ( 5,0 điểm)
    Phân tích nhân vật Tràng trong truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim  Lân.
 HẾT

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI THAM KHẢO SỐ 1
BÀI THI MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian phát đề)
Phầ
n
I

Câu

Nội dung

Điểm

ĐỌC – HIỂU

3,0


1

Phương thức biểu đạt chính: tự sự

0,5

2

Người bố  đang cố  thuyết phục con mình rằng: vùng đất của mình là nơi  
tuyệt vời nhất, do đó hãy từ  bỏ  ý định đi đến những vùng đất khác, từ  bỏ 
ước mơ phiêu lưu…

0.5

3

­ Người con trai quyết định trở thành người chăn cừu vì muốn theo đuổi ước 
mơ của mình, muốn được đi khắp nơi và khám phá những vùng đất mới.
­ Trả  lời theo quan điểm cá nhân, giải thích được lí do vì sao đưa ra sự  lựa  
chọn đó.

1,0

Rút ra được bài học:
4

­ Sống phải có  ước mơ, khát vọng, phải giữ  vững quan điểm của mình, và  
kiên định đi theo con đường mình đã chọn…
­ Bài học rút ra tuỳ theo quan điểm, cách nhìn nhận vấn đề của cá nhân….

LÀM VĂN
   Từ nội dung ở phần Đọc hiểu, anh (chị) hãy viết một đoạn văn ngắn 
(khoảng 200 chữ ) trình bày suy nghĩ về ý chí của con người trong việc 
thực hiện  khát vọng của bản thân.

II

1,0

7,0
2,0

a) Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn

1.

Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng ­ phân ­  
hợp, móc xích hoặc song hành.

0,25

b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận : ý chí của con người  trong việc thực  
hiện khát vọng của bản thân.
c) Triển khai vấn đề nghị luận
Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để  triển khai vấn đề  nghị 
luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ vấn đề : Ý chí của con người  trong 
việc thực hiện khát vọng  của bản thân. Có thể theo hướng sau:
­ Xác định khát vọng sống của bản thân.
­ Khi gặp khó khăn không được buông xuôi mà phải kiên trì theo đuổi đến 
cùng khát vọng đã đặt ra.

­  Khi thực hiện được những điều mình mong muốn phải tích cực đóng góp  
xây dựng quê hương, đất nước. 
d) Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt

0,25

1,0

0,25


e) Sáng tạo: Thể  hiện suy nghĩ sâu sắc về  vấn đề  nghị  luận; có cách diễn  
đạt mới mẻ.

2.

 

Phân tích nhân vật Tràng trong truyện ngắn Vợ nhặt của  Kim  Lân.
a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
­ Mở bài nêu được vấn đề. 
­ Thân bài triển khai được vấn đề, 
­ Kết bài khái quát được vấn đề
b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Nhân vật Tràng trong truyện ngắn Vợ nhặt của  Kim  Lân.
c) Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm:
Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao 
tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu 
cơ bản sau:

* Giới thiệu về tác giả, tác phẩm:  
­ Kim Lân là tác giả  thành công khi viết về  đề  tài nông thôn và người nông 
dân và có một số tác phẩm giá trị về đề tài này.
­ Vợ nhặt là tác phẩm xuất sắc của Kim Lân, tác phẩm được xây dựng trên  
bối cảnh của nạn đói năm 1945
­ Giới thiệu về luận đề: Xây dựng thành công hình tượng nhân vật Tràng.
* Dẫn dắt vấn đề nghị luận: nhân vật Tràng
­ Ngoại hình, hoàn cảnh sống của Tràng:
+ Tràng là người thô kệch, xấu xí, vụng về.
+ Tràng là người dân ngụ cư nghèo khổ
­ Vẻ đẹp phẩm chất tâm hồn Tràng:
+ Có phẩm chất hiền lành, tốt bụng; sẵn lòng cưu mang người đồng cảnh  
ngộ trong nạn đói khủng khiếp.
+ Trong hoàn cảnh khốn cùng vẫn khát khao hạnh phúc, có ý thức tạo dựng 
mái ấm gia đình.
+  Khát vọng sống mãnh liệt; có niềm tin vào tương lai tươi sáng.
* Đánh giá chung về nhân vật.
+ Tràng là hình  ảnh tiêu biểu cho số phận và phẩm chất của người dân lao  
động nghèo trong nạn đói 1945.
+ Nhân vật được đặt trong tình huống truyện độc đáo; diễn biến tâm lí được  
miêu tả chân thực, tinh tế; ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, phù hợp.
d) Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt với 
tính cách nhân vật.
e) Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề  nghị luận, có cách diễn 
đạt mới mẻ.
TỔNG ĐIỂM

0,25
5,0
0,25

0,5

0,5

2,0

1,0

0,25
0,5
10.0



×