Tải bản đầy đủ (.pdf) (347 trang)

Nghiên cứu, đánh giá các nguồn sử liệu về quy mô, cấu trúc hoàng thành thăng long thời lý trần lê

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.16 MB, 347 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
====================

Nguyễn Quang Hà

CÁC NGUỒN SỬ LIỆU VỀ QUY MÔ VÀ CẤU TRÚC
HOÀNG THÀNH THĂNG LONG THỜI LÝ- TRẦN - LÊ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

Hà Nội: 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
====================

Nguyễn Quang Hà

CÁC NGUỒN SỬ LIỆU VỀ QUY MÔ VÀ CẤU TRÚC
HOÀNG THÀNH THĂNG LONG THỜI LÝ- TRẦN - LÊ
Chuyên ngành: Lịch sử Sử học và Sử liệu học
Mã số: 60.22.03.16
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. GS. TS Nguyễn Quang Ngọc
2. TS. Nguyễn Văn Sơn

Hà Nội: 2019




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng
dẫn khoa học của GS. TS Nguyễn Quang Ngọc và TS Nguyễn Văn Sơn, các số liệu,
kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa
từng được bảo vệ ở bất cứ học vị nào. Tôi cũng xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho
việc thực hiện Luận án đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án đều rõ
ràng về nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 10/12/2018
Tác giả luận án

Nguyễn Quang Hà

1


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trịnh thực hiện Luận án, tôi đã được GS.TS. NGND Nguyễn
Quang Ngọc và TS Nguyễn Văn Sơn hỗ trợ và tạo điều kiện cho công tác nghiên
cứu tại Khu di sản Hoàng Thành Thăng Long - Hà Nội cũng như những chỉ dẫn
quý báu.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy, cô, các nhà khoa học: PGS.TS
Hoàng Hồng, PGS.TS Trần Kim Đỉnh, PGS.TS Phan Phương Thảo và nhiều thầy,
cô thuộc Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học
Quốc gia Hà Nội - nơi tôi được vinh dự làm nghiên cứu sinh.
Tôi xin được tri ân đến các thầy PGS.TS Tống Trung Tín, PGS. TS Bùi Văn
Liêm (Viện Khảo cổ học), PGS.TS Trần Thị Vinh, PGS.TS Nguyễn Đức Nhuệ,
PGS.TS Nguyễn Thị Phương Chi (Viện Sử học), thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã
hội Việt Nam; PGS. TS Vũ Văn Quân, TS Đỗ Thuỳ Lan, TS Đinh Thị Thuỳ Hiên

(Khoa Lịch sử, Đại học Khoa học xã hội và Nhân Văn, ĐHQGHN); PGS. TS Đào
Tố Uyên (Đại học Sư Phạm Hà Nội) và nhiều thầy, cô khác đã đóng góp cho tôi
nhiều ý kiến quý báu. Để hoàn thành luận án này, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu
sắc đến lãnh đạo Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội - đơn vị nơi tôi
được gắn bó suốt hơn mười năm qua đã tạo điều kiện cho tôi công tác nghiên cứu
và học tập.
Đặc biệt, từ đáy lòng, tôi xin được cảm ơn đến Bố, Mẹ, anh, em ruột cùng
vợ, con - những người thân yêu nhất trong gia đình luôn động viên tinh thần to lớn
cho tôi trong cuộc sống và công tác, học tập.
Hà Nội, ngày 10/9/2019

Nguyễn Quang Hà

2


CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
ANCN

An Nam chí nguyên

CMCB

Cương mục chính biên tiết yếu

ĐHKHXHVNĐHQGHN

Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - ĐHQGHN

ĐNTLCB


Đại Nam thực lục chính biên

ĐVSKTB

Đại Việt sử kí tiền biên

ĐVSKTT

Đại Việt sử kí toàn thư

HĐBĐ

Hồng Đức bản đồ

HTTL- HN

Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội

KĐVSTGCM

Khâm định Việt sử thông giám cương mục

LTHCLC

Lịch triều hiến chương loại chí

LTTK

Lịch triều tạp kỷ


NPHMVKCH

Những phát hiện mới về khảo cổ học

Nxb

Nhà xuất bản

NCLS

Nghiên cứu lịch sử

KCH

Khảo cổ học

FEFO

Viện viễn Đông Bắc Cổ (Ecole Francaise d Extreme - Orient)

Tc

Tạp chí

Tk

Thế kỷ

TS


Tiến sĩ

Ths.

Thạc sĩ

VHLKHXHVN

Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam

VNCHN

Viện nghiên cứu Hán Nôm

VSCB

Việt sử chính biên
3


VSL

Việt sử lược

4


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................1

LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................2
CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN ...........................................................3
MỤC LỤC ..................................................................................................................5
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................9
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................9
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. ...................................................................10
2.1. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................10
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu..................................................................................10
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. ....................................................................10
3.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................10
3.2. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................10
4. Nguồn tài liệu ....................................................................................................12
5. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................13
6. Đóng góp của luận án ........................................................................................14
7. Bố cục của luận án .............................................................................................15
Chƣơng 1 ..................................................................................................................17
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ........................................................17
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ..............................................................................17
1.1.1. Các nghiên cứu trước năm 2002 .............................................................18
1.1.2. Các nghiên cứu từ năm 2002 đến nay .....................................................20
1.2. Khát quát kết quả của các công trình nghiên cứu và những vấn đề luận án tập
trung nghiên cứu ....................................................................................................35
1.2.1. Kết quả của các công trình nghiên cứu trước ........................................35
1.2.2. Những vấn đề luận án cần tập trung nghiên cứu ....................................37
Tiểu kết ..................................................................................................................37
Chƣơng 2 ..................................................................................................................40

5



PHÂN LOẠI CÁC NGUỒN SỬ LIỆU VỀ QUY MÔ VÀ CẤU TRÚC HOÀNG
THÀNH THĂNG LONG THỜI LÝ - TRẦN - LÊ ..............................................40
2.1. Một số thuật ngữ, khái niệm ...........................................................................40
2.1.1. Khái niệm sử liệu .....................................................................................40
2.1.2. La Thành
, Cựu kinh
2.1. 3. Đại Nội

, thành Đại La

, Kinh phủ

..............................................................................................46
..........................................................................................47

2.1.4. Thăng Long thành (Long thành)
2.1.5. Long trì
2.1.6. Long thành
2.1.7. Cấm đình:
2.1.8. Cấm Thành

, Đô hộ phủ

.................................................48

...........................................................................................49
và Phượng Thành

.............................................51


.......................................................................................53
, Cấm Nội

, Cung Cấm

...............................54

2.2. Nguồn sử liệu chữ viết....................................................................................56
2.2.1. Nguồn sử liệu tử sử cũ .................................................................................63
2.2.2. Nguồn sử liệu từ các nguồn thư tịch cổ khác

2.2.3 Nguồn sử liệu văn bia ...................................................................................70
2.2.4. Sử liệu địa chí ..............................................................................................79
2.3. Nguồn sử liệu bản đồ ......................................................................................82
2.3.1. Bản đồ thời Lê..........................................................................................82
2.3.2. Bản đồ thời Nguyễn .................................................................................84
2.4. Sử liệu vật thực ...............................................................................................88
2.5. Nguồn sử liệu dân gian .................................................................................103
Tiểu kết ................................................................................................................109
Chƣơng 3 ................................................................................................................112

6


QUY MÔ VÀ CẤU TRÚC CỦA HOÀNG THÀNH THĂNG LONG THỜI LÝ
- TRẦN - LÊ QUA CÁC NGUỒN SỬ LIỆU ......................................................112
3.1. Vài nét về thành Đại La thuộc thời Đường ..................................................112
3.2. Quy mô, cấu trúc Hoàng thành Thăng Long thời Lý ..................................113
3.2.1. Quy hoạch Kinh thành Thăng Long buổi đầu mới dời đô (1010) ........114
3.2.2. Quy hoạch Hoàng thành Thăng Long vào thế kỷ XI, XII ......................117

3.2.3. Quy hoạch “Tân cung” năm 1203 - 1216 ............................................121
3.2.4. Chức năng của các điện thời Lý, “Điện” gắn với các nghi lễ, lễ hội tôn
giáo ..................................................................................................................122
3.2.5. Thảo điện triều Lý .................................................................................127
3.2.6. Chế độ Đông Cung Thái Tử và Đông Cung Thái Tử thời Lý ...............129
3.2.7. Chức năng của các công trình trong Cấm thành Thăng Long ..............130
3.2.8. Thiên tai và nguyên nhân của sự bị phá hủy các công trình kiến trúc
trong Hoàng thành Thăng Long ......................................................................135
3.2.9. Số lượng, loại hình các công trình khác trong Cấm thành và Hoàng
thành Thăng Long ............................................................................................137
3.2.10. Sân Long Trì và việc thiết kế không gian ...........................................145
3.2.11. Các công trình phục vụ tín ngưỡng, tôn giáo và văn hóa tinh thần ...148
3.2.12. Không gian sinh thái và cảnh quan thời Lý........................................150
3.3. Quy mô, cấu trúc Hoàng thành Thăng Long thời Trần (1225 - 1400) ................158
3.3.1. Quy mô Hoàng thành Thăng Long thời Trần qua các lần trùng tu, xây
dựng .................................................................................................................158
3.3.2. Đông Cung Thái Tử thời Trần ...............................................................161
3.3.3. Điện thời Trần ......................................................................................164
3.3.4. “Cung” thời Trần ..................................................................................166
3.3.5. Các “Cửa” thời Trần ............................................................................170
3.3.6. Không gian sinh thái: Ao, hồ, cầu, vườn trong Cấm Thành thời Trần 171
3.4. Quy mô và cấu trúc của Hoàng Thành Thăng Long thời Lê ........................172
3.4.1. Khu vực chính điện của Hoàng thành Thăng Long ..............................173
7


3.4.2. Khu vực trong Cấm thành......................................................................175
3.4.3. Các điện thời Lê .....................................................................................177
3.4.4. Các “cung” thời Lê ...............................................................................181
3.4.5. “Cửa” trong Hoàng thành Thăng Long thời Lê ...................................183

3.4.6. Các công trình kiến trúc, xây dựng trước sự tàn phá của chiến tranh và
thiên tai ............................................................................................................184
4.7.7. Khu vực phía Tây Hoàng thành .............................................................186
Tiểu kết ................................................................................................................189
KẾT LUẬN ............................................................................................................194
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ..................198
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ..............................................................................198
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................199
PHẦN PHỤ LỤC...................................................................................................237
Phụ lục I: Hệ thống bảng thống kê số liệu các công trình thời Lý - Trần - Lê ...241
Phụ lục II: Sơ đồ về quy mô, cấu trúc thời Lý - Trần - Lê ..................................284
Phụ lục III: Sử liệu thư tịch Hán nôm cổ.............................................................298
Phụ lục 4: Sử liệu ảnh ..........................................................................................307
Phụ lục V: Sử liệu ảnh di tích, di vật Khảo cổ học .............................................312
Phụ lục VI: Sử liệu thư tịch cổ ghi về điển chế trong HTTL ..............................316
Phụ lục VII: Văn bia đề cập đến Tứ trấn, Kinh thành và Hoàng thành Thăng Long
thời Lý - Trần - Lê ...............................................................................................322

8


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hoàng Thành Thăng Long (HTTL) có giá trị nổi bật toàn cầu bởi chính nơi
đây là sự hiện diện của sự hài hòa các phong cách kiến trúc châu Á, các kỹ thuật
xây dựng, quy hoạch đô thị, của sự kết nối, giao lưu văn hóa của nhiều nước trong
khu vực Đông Nam Á, của sự giao lưu giữa phương Đông và phương Tây. Trải qua
hơn 1.300 năm lịch sử, kinh đô Thăng Long giữ vai trò gần như liên tục của một
trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa kể từ thời thuộc Đường với tên gọi Đại La thuộc An Nam đô hộ phủ cho đến suốt thời Lý - Trần - Lê kể cả thời thuộc Pháp và
thời đại Hồ Chí Minh. HTTL từ nhiều thập kỷ nay đã được giới nghiên cứu quan

tâm, lý giải dưới nhiều giác độ khác nhau: như nghiên cứu về quy mô, giới hạn, vật
liệu kiến trúc, về các di tích thời thuộc Pháp, về mỹ thuật Lý, Trần, Lê…
Tuy nhiên với mỗi một vấn đề nghiên cứu, các tác giả chưa có điều kiện
quan tâm, nghiên cứu và đánh giá toàn diện về nguồn sử liệu, đặc biệt là tiến hành
nghiên cứu một cách toàn diện, liên ngành qua các nguồn sử liệu như: Nguồn sử
liệu khảo cổ, nguồn sử liệu thư tịch Hán Nôm cổ, nguồn tư liệu bản đồ cổ, nguồn tư
liệu thực địa gắn liền với các di tích hiện còn trên mặt đất. Nghiên cứu về HTTL tuy
đã có nhiều đề tài đề cập, nhưng tiến hành tìm hiểu một cách quy mô, trên nhiều
giác độ thì ít có công trình nào nghiên cứu toàn diện. Như vậy, HTTL cần được
nghiên cứu nhiều hơn, công phu hơn nhằm làm sáng tỏ nhiều vấn đề khoa học và
phát huy giá trị của di sản. Đề tài của chúng tôi sẽ cố gắng khắc phục những vấn đề
mà những người đi trước chưa có điều kiện đi sâu tìm hiểu, phê phán, phân tích,
đánh giá nguồn sử liệu về HTTL một cách đầy đủ, chính xác. Đặc biệt, chúng tôi
đặt các nguồn sử liệu bên cạnh nhau để tiến hành đối chiếu, so sánh, trực tiếp khai
thác những tư liệu gốc là tư liệu thư tịch cổ, bản đồ cổ, bi ký và đặc biệt là đối chiếu
với nguồn sử liệu vật thực thu thập được trong quá trình khai quật khảo cổ để đi đến
những nhận xét khoa học, khách quan về những vấn đề sử liệu liên quan đến Hoàng
thành Thăng Long - Hà Nội (HTTL - HN).

9


2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
2.1. Mục đích nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu của luận án là làm rõ các nguồn sử liệu về quy mô,
cấu trúc của HTTL; xác định độ tin cậy độ tin cậy của các thông tin trong các nguồn
sử liệu và vai trò của chúng đối với việc nghiên cứu, nhận thức về quy mô, cấu trúc
HTTL qua các triều đại Lý - Trần - Lê đồng thời nêu một số kiến nghị và giải pháp
nhằm phát huy giá trị sử dụng nguồn sử liệu.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài.
- Khảo sát toàn bộ các nguồn sử liệu về quy mô, cấu trúc của HTTL được
sản sinh trong các triều đại Lý - Trần - Lê và các thời kỳ sau có liên quan.
- Phân loại các nguồn sử liệu về quy mô, cấu trúc của HTTL. Phân tích các
đặc điểm bên ngoài của sử liệu, chỉ rõ: niên đại, địa điểm hình thành, tác giả và vật
mang tin, qua đó xác định về tính xác thực của nguồn sử liệu.
- Khái quát các thông tin lịch sử về quy mô, cấu trúc HTTL thời Lý, Trần, Lê
trong các nguồn sử liệu.
- Nhận xét, đánh giá các nguồn sử liệu về quy mô, cấu trúc của HTTL, từ đó
đưa ra các kiến nghị và giải pháp để phát huy giá trị nguồn sử liệu.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các nguồn sử liệu về quy mô, cấu trúc của HTTL
thời Lý - Trần - Lê gồm:Tư liệu thư tịch cổ, bản đồ cổ, tư liệu Khảo cổ học, các tư
liệu điền dã dân gian, thực địa. Các sử liệu được sản sinh trong thời kỳ Lý - Trần Lê là đối tượng nghiên cứu chính. Ngoài ra, một số sử liệu ra đời ở giai đoạn sau
nhưng quan tọng trong việc nghiên cứu quy mô, cấu trúc HTTL thời Lý - Trần - Lê
thì cũng được luận án tiếp cận
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Giới hạn thời gian nghiên cứu

10


Luận án tiếp cận chủ yếu đến các nguồn sử liệu sản sinh trogn thời gian tồn
tại của các triều đại Lý- Trần- Lê (Thế kỷ XI - XVIII). Ngoài ra, trong một số
trường hợp để làm rõ nội dung nghiên cứu, luận án sẽ mở rộng nghiên cứu của một
số sử liệu xuất hiện đến thời kỳ Cận đại Việt Nam.
Giới hạn không gian nghiên cứu
Không gian nghiên cứu chính của luận án là khu vực HTTL, nơi phát lộ
nhiều sử liệu quan trọng góp phần quyết định nhận diện cấu trúc Hoàng thành

Thăng Long thời kỳ Lý- Trần- Lê.
Ngoài ra, một số sử liệu phản ánh trực tiếp hoặc gián tiếp quy mô, cấu trúc
Hoàng thành Thăng Long nằm rải rác trong các địa điểm khác nhau trên đất nước
Việt Nam được đề cập đến.
Giới hạn nội dung nghiên cứu
Đề tài “Các nguồn sử liệu về quy mô cấu trúc của Hoàng thành Thăng Long”
thời Lý - Trần - Lê bao gồm các nguồn sử liệu: Nguồn sử liệu chữ viết (bao gồm sử
liệu thư tịch, sử liệu bi kí (kim thạch học); sử liệu bản đồ, sử liệu dân gian và nguồn
sử liệu vật thực. Trong nguồn sử liệu vật thực cũng bao gồm rất nhiều loại khác
nhau như: nghiên cứu về nguồn sử liệu chữ viết (bao gồm sử liệu sử cũ, nguồn sử
liệu thác bản, văn khắc);
Trong nghiên cứu về nguồn sử liệu chữ viết, chúng tôi chú trọng đến nguồn
thư tịch cổ, nguồn sử liệu văn bia cũng là một trong những nguồn sử liệu chữ viết
tin cậy để so sánh, đối chiếu và bổ sung cho nguồn sử liệu chữ viết trong thư tịch cổ
còn thiếu sót hoặc chưa có điều kiện đề cập.
Nghiên cứu nguồn sử liệu vật thực: di tích, di vật (vật liệu kiến trúc, đồ sinh
hoạt như đồ ngự dụng (mang tính chất hoàng cung), và vật dụng dân gian, nghiên
cứu di cốt người, di cốt động vật, nghiên cứu cổ sinh vật, môi trường, nghiên cứu
nguồn sử liệu bản đồ và các nguồn sử liệu dân gian ...
Tất nhiên, thao tác phân chia nguồn sử liệu chữ viết và nguồn sử liệu vật
thực chỉ có ý nghĩa tương đối. Có những sử liệu vừa là chữ viết vừa là vật thực như
những bài văn được khắc trên bia đá hay những thông tin về tên của các cung điện
11


được ghi trên đồ gốm sứ thời Lý, thời Lê sơ hay tên của các phiên đội thời Lê được
ghi trên gạch vồ thời Lê Trung hưng đều là nguồn sử liệu chữ viết đồng thời cũng là
sử liệu vật thực.
4. Nguồn tài liệu
Để nghiên cứu đề tài này, chúng tôi tập trung vào hai nguồn sử liệu chính là:

nguồn sử liệu chữ viết và nguồn sử liệu vật thực.
Về nguồn sử liệu chữ viết, chúng tôi tập trung vào các tác phẩm cổ sử do các
nhà sử học thời Trần và thời Lê biên soạn như: Việt sử lược (khuyết danh đời Trần),
Đại Việt sử kí toàn thư (của Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Lê), Đại Việt sử kí tiền
biên và các tác phẩm khác của các nhà sử học thời Lê và thời Nguyễn như: Lê Quý
Đôn, Phan Huy Chú...
Trong nguồn sử liệu chữ viết nguồn sử liệu văn bia cũng được coi là một
trong những nguồn sử liệu quan trọng trong nghiên cứu về quy mô và cấu trúc về
HTTL. Nguồn sử liệu này tuy không trực tiếp đề cập đến quy mô, cấu trúc của
HTTL nhưng đã gián tiếp đề cập đến 2 phương diện: Phương diện thứ nhất là xác
định vị trí của Hoàng thành (trong tương quan với các di tích xung quanh) và tên
của một số cung điện trong Cấm thành Thăng Long từng là nơi diễn ra các cuộc thi
Điện thí, Đình thí thời Lê (ghi trên bia Đề danh tiến sĩ tại Văn Miếu - Quốc Tử
Giám Hà Nội).
Nguồn tài liệu nghiên cứu về HTTL là những vật thực rất đa dạng, phong
phú: hiện vật gạch, ngói, đất nung, gốm sứ, gỗ, di cốt người, xương động vật, các tài
liệu về địa chất, môi trường... được tác giả sử dụng từ kết quả khai quật KCH từ
HTTL. Đây là những tài liệu không thể thiếu được để nghiên cứu về HTTL một
cách toàn diện. Các nguồn sử liệu này có vai trò dùng để so sánh và kiểm chứng lẫn
nhau, bổ sung cho nhau.
Bên cạnh nguồn sử liệu chữ viết và nguồn sử liệu vật thực, nguồn sử liệu bản
đồ và nguồn sử liệu dân gian cũng góp phần quan trọng trong việc nghiên cứu về
quy mô và cấu trúc của HTTL. Nếu như các nguồn sử liệu chữ viết miêu tả về quy
mô, cấu trúc HTTL một cách trừu tượng, khó hiểu thì sử liệu bản đồ lại hiện hữu
12


với những hình khối, đường nét cụ thể. Người đọc có thể căn cứ vào đó để dễ dàng
hình dung được quy mô, cấu trúc. Hoặc nguồn sử liệu vật thực nhiều khi không kèm
theo những thông tin cụ thể nên khó có thể đưa đến một cách hiểu duy nhất. Tuy

nhiên, với mỗi một nguồn sử liệu lại có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau,
không một nguồn sử liệu nào có thể thay thế cho nguồn sử liệu nào, chúng đều có
vai trò nhất định và bổ sung cho nhau. Người nghiên cứu rất cần khai thác tối đa các
thế mạnh của các nguồn sử liệu này để so sánh, đối chiếu nhằm đưa lại kết quả
nghiên cứu một cách khách quan và khoa học.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Tác giả tiến hành phương pháp nghiên cứu sử liệu học, nghiên cứu tổng hợp,
kết hợp nhiều phương pháp khác nhau như: Phương pháp phân tích, đối chiếu,
phương pháp nghiên cứu văn bản học, phương pháp thống kê, định lượng, phương
pháp nghiên cứu liên ngành, liên văn bản và phương pháp nghiên cứu khu vực học

Phương pháp sử liệu học chữ viết được tác giả quan tâm đặc biệt. Trong
nguồn sử liệu chữ viết, tác giả luận án chú trọng đến nguồn sử liệu thư tịch cổ, đây
là nguồn sử liệu quan trọng để nghiên cứu về quy mô, cấu trúc của HTTL thời Lý Trần- Lê. Bên cạnh đó, nguồn sử liệu vật thực (có chữ viết) như các thác bản văn
bia và các chữ viết trên các vật thực như gạch, ngói, sành, sứ, gỗ... cũng là những sử
liệu quan trọng. Do đó, phương pháp khảo cứu, đối chiếu, giám định văn bản không
thể thiếu được. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi phải đặt hiện vật trong bối
cảnh không gian và thời gian cụ thể, trong đó chú ý đến những đặc điểm hình thức
như: các thông tin về niên đại, tác giả, địa điểm lưu giữ và nội dung phản ánh của
nguồn sử liệu (chương 1 và chương 2) từ đó xác định về quy mô, cấu trúc của
HTTL qua các thời kỳ lịch sử Lý - Trần - Lê (Chương 3).
Phương pháp nghiên cứu văn bản cũng là một phương pháp quan trọng
không thể thiếu trong luận án như so sánh tư liệu văn bia với tư liệu trong sử cũ; so
sánh giữa các tài liệu sử cũ với nhau và thậm chí so sánh giữa nguyên bản với bản
dịch tiếng Việt để thấy được sự tương đồng hay độ chênh giữa nguyên bản chữ Hán
13


với bản dịch tiếng Việt. Phương pháp so sánh giữa các nguồn sử liệu với nhau cũng
được áp dụng như: nghiên cứu bản đồ với sử liệu thư tịch, nghiên cứu sử liệu thư

tịch với nghiên cứu so sánh sử liệu vật thực...
Phương pháp thống kê cũng là một phương pháp tối ưu để nghiên cứu những
tài liệu số đông như: Tên các cung, điện, lầu, gác, vườn, ao, cửa... của HTTL. Đặc
biệt những công trình này thường xuyên được trùng tu, xây dựng với số lượng lên
đến hàng trăm công trình, trải dài suốt mấy thế kỷ, lại ghi chép rất tản mát, rời rạc
trong các bộ chính sử nên rất khó theo dõi. Vì thế, việc thống kê thành các biểu
bảng như: Tên gọi, năm xây dựng, trùng tu, xuất xứ nguồn, sự kiện, bối cảnh, nguồn
trích dẫn... không thể thiếu được. Qua bảng thống kê, có thể nắm bắt được quá trình,
diễn biến của việc xây dựng trùng tu các công trình trong HTTL.
Những phương pháp trên đều phải tuân thủ theo phương pháp thực chứng
(Positivisme), tiệm cận chân lý khách quan. Tất cả các phương pháp này được xây
dựng trên cơ sở lý thuyết chung của phương pháp duy vật biện chứng và phương
pháp duy vật lịch sử, tức là đặt đối tượng trong một bối cảnh cụ thể, trong một sự
vận động và phát triển cụ thể của Lịch sử Việt Nam, của HTTL trong suốt chiều dài
lịch sử từ thời Lý - Trần - Lê.
6. Đóng góp của luận án
Luận án có những đóng góp sau đây:
+ Góp phần nhận diện một cách hệ thống, toàn diện các nguồn sử liệu hóa về
quy mô, cấu trúc của HTTL một cách tương đối đầy đủ trên nhiều giác độ: Sử liệu
chữ viết, sử liệu vật thực, bản đồ, địa chất, văn hóa dân gian (Folklore)…
+ Phân loại, chỉ rõ giá trị của từng nguồn sử liệu trong nghiên cứu về quy
mô, cấu trúc của HTTL thời Lý - Trần - Lê
+ Phân tích các nguồn sử liệu gốc, xác định độ tin cậy của các nguồn, đánh
giá vai trò của chúng trong việc nghiên cứu quy mô, cấu trúc của HTTL dưới thời
đại Lý - Trần - Lê;
+ Luận án cung cấp những thông tin đa chiều từ nhiều nguồn cho việc nghiên
cứu, đánh giá về HTTL nói chung và việc nghiên cứu về quy mô và cấu trúc của
14



HTTL nói riêng. Các tư liệu của luận án góp phần trực tiếp cho việc nghiên cứu,
tìm hiểu, thuyết minh trong di tích HTTL cũng như việc quảng bá di sản .
+ Từ việc nghiên cứu, đánh giá các nguồn sử liệu, đưa ra nhận xét về những
nguồn sử liệu liên quan đến quy mô, cấu trúc của HTTL thời Lý - Trần - Lê. Từ
những nghiên cứu về sử liệu HTTL, luận án góp phần nhận diện về quy mô, cấu
trúc của HTTL thời Lý - Trần- Lê.
7. Bố cục của luận án
Luận án ngoài phần Mở đầu và Kết luận gồm có 3 chương:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu.
Chương này, tác giả tập trung phân tích những quan điểm chính nhận thức về
Hoàng Thành, Cấm Thành Thăng Long qua các giai đoạn lịch sử của các nhà khoa
học trong nước cũng như ngoài nước. Tác giả chia làm 2 chặng đường nghiên cứu nhận thức về Hoàng Thành Thăng Long thông qua thời điểm phát lộ Hoàng Thành
Thăng Long năm 2002 của giới Khảo cổ học đồng thời cũng trình bày về các hướng
nghiên cứu Hoàng Thành Thăng Long của một số nhà sử học, khảo cổ
học…Chương này cũng đã trình bày về các phương pháp nghiên cứu, phạm vi
nghiên cứu một cách rành mạch, rõ ràng được thể hiện trong luận án.
Chương 2: Phân loại các nguồn sử liệu về quy mô và cấu trúc Hoàng Thành
Thăng Long thời Lý - Trần - Lê;
Trong chương này, luận án sẽ đi vào việc phân tích khái niệm sử liệu, cách
phân chia các nguồn sử liệu cụ thể đối với các nguồn sử liệu ở HTTL: Sử liệu vật
thực, sử liệu chữ viết, sử liệu dân gian. Do HTTL là di tích đặc biệt, từng là trung
tâm quyền lực, kinh tế, chính trị của nhiều triều đại nên tại đây đã tập trung các
nguồn sử liệu chữ viết trong đó có nguồn sử liệu trong chính sử, thư tịch cổ Hán
Nôm, bản đồ; nguồn sử liệu vật thực được phân chia thành nhiều chủng loại: nguồn
sử liệu vật thực có chữ viết, nguồn sử liệu vật thực không có chữ viết, vật thực có
văn tự, vật thực có hoa văn, biểu tượng; hiện vật lại được phân chia theo chất liệu:
gỗ, di cốt người, xương động vật, địa chất, môi trường, cảnh quan và cuối cùng là
nguồn sử liệu dân gian với truyền thuyết, thơ văn, câu đối...
15



Chương 3: Quy mô và cấu trúc Hoàng Thành Thăng Long thời Lý - Trần Lê qua các nguồn sử liệu.
Trong chương này, luận án tập trung trình bày về quá trình xây dựng, trùng
tu của Hoàng thành và Cấm Thành Thăng Long từ thời Lý qua thời Trần và đến thời
Lê. Phần này đã tập hợp, phân tích về số lượng, sự phân bố vị trí, công năng sử
dụng của hầu hết các công trình trong Cấm Thành và Hoàng Thành như: Các Cung,
điện, lầu, gác, cổng, cửa, vườn, ao, hồ... Các công trình tâm linh như: Đền, đài,
chùa, quán Đạo. Việc nghiên cứu về quy mô, cấu trúc cũng không thể không trình
bày về việc xây dựng khu vực “Tân cung” gắn liền với nhiều biến cố lịch sử. Bên
cạnh đó, luận án cũng phân tích, chứng minh về sự hiện diện của các cung “Quan
Triều”, cung “Thánh Từ”, “Đông Cung Thái Tử”... mang đặc trưng độc đáo thời
Trần. Điểm nổi bật và ấn tượng là các công trình trong Hoàng Thành và Cấm thành
phần lớn đều gắn với môi trường thiên nhiên, ao, hồ, vườn tược rất hài hòa mang
phong cách kinh thành phương Đông cổ truyền.
Thời Lê với nhiều điện lớn được xây dựng trong khoảng từ thời Lê Nhân
Tông đến thời Lê Thánh Tông. Tác giả cũng đã trình bày về sự tàn phá của một
số cung điện vào thời Lê Trung hưng và khu vực phía Tây của Hoàng Thành
Thăng Long. Qua việc nghiên cứu các nguồn sử liệu Hoàng Thành Thăng Long
thời Lý - Trần - Lê cho thấy, HTTL trải qua nhiều biến cố với biết bao thăng
thầm và có sự đổi thay nhiều về quy mô, cấu trúc với những đặc điểm riêng của
mỗi thời kỳ lịch sử.

16


Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Từ lâu, HTTL đã được giới nghiên cứu quan tâm, tìm hiểu. Việc nghiên cứu
về HTTL đã được đặt ra từ rất sớm. Ngay từ những thập kỷ 60 - 70 của Tk XX,

nhiều nhà nghiên cứu Việt Nam và nước ngoài đã đặt vấn đề về vị trí, quy mô, giới
hạn của HTTL, nghiên cứu về vị trí của núi Nùng, núi Sưa ở đâu… đã được nhiều
nhà nghiên cứu quan tâm lý giải. Cuối thập kỷ 90 của Tk XX, các nhà khảo cổ học
đã tiến hành khai quật với quy mô nhỏ ở các vị trí Đoan Môn, Hậu Lâu bước đầu
tìm thấy di tích kiến trúc cổ thời Lý - Trần - Lê. Di tích khai quật với diện tích nhỏ
này hiện nay vẫn được bảo tồn để trưng bày ngoài trời phục vụ khách tham quan và
các nhà nghiên cứu. Kể từ cuối thập kỷ 90 của Tk XX, di tích Thành cổ bắt đầu
được giới khoa học và dư luận quan tâm. Nhưng phải đến khi thực sự phát lộ khu di
tích 18 Hoàng Diệu (2002), thì vấn đề nghiên cứu về HTTL mới trở thành một đề
tài thu hút sự quan tâm của đông đảo các nhà sử học nói riêng và các nhà văn hóa
học, khoa học xã hội nói chung.
Cho đến nay, số lượng các công trình khoa học nghiên cứu về HTTL lên đến
hàng trăm bài, liên quan đến nhiều lĩnh vực nghiên cứu như: Khảo cổ học, Hán
Nôm học, Sử học, Văn hóa học, Môi trường học, Sử liệu học, Kiến trúc, Điêu khắc
…Tuy nhiên, những lĩnh vực nghiên cứu trên hầu hết được tiến hành theo phương
pháp của một chuyên ngành chuyên biệt nhất định mà chưa có những nghiên cứu về
sử liệu học về quy mô cấu trúc HTTL.
HTTL nằm trong một vùng đất cổ của vùng đồng bằng châu thổ Sông Hồng
có lịch sử định cư, khai phá của con người cách đây mấy ngàn năm. Tại khu vực
Đàn Xã Tắc, gần HTTL đã từng phát hiện dấu tích cư trú của cư dân văn hóa Phùng
Nguyên. Theo GS Phan Huy Lê: “Khu di tích nằm trong địa bàn trung tâm lịch sử
và văn hóa thủ đô Hà Nội. Trong khu vực này, khảo cổ học đã phát hiện dấu tích cư
trú sớm nhất của con người qua di tích văn hóa Phùng Nguyên tại lớp dưới của di
tích đàn Xã Tắc (Đống Đa, Hà Nội) có niên địa khoảng giữa thiên niên kỳ II BC,
17


trên một gò đất cao” [111 ; 11]. Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, khu vực Hà Nội là
nơi tụ cư, sinh sống của nhiều tầng lớp cư dân. Thăng Long - Hà Nội cũng là cái nôi
của nền văn minh Sông Hồng. TRong giai đoạn 1000 năm Bắc thuộc, Thăng LongHà Nội trở thành trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của nhà nước độc lập thời Lý

Nam Đế với thành Vạn Xuân, rồi phủ thành Tống Bình, An Nam Đô Hộ Phủ thời
Đường (Tk VII - IX) và trực tiếp là thành Đại La của Cao Biền. Chiếu dời đô của
Lý Thái Tổ đã viết: Hống chi thành Đại La ở vào vị trí trung tâm của trời đất, đúng
vị trí Nam, Bắc, Đông, Tây, tiện thế rồng cuộn hổ ngồi…
Quá trình sử dụng các nguồn sử liệu để nghiên cứu về quy mô kiến trúc
HTTL có thể chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn trước khi phát lộ lớn về khu khai quật
18 Hoàng Diệu (trước 2002) và giai đoạn 2 sau khi phát hiện khu vực 18 Hoàng
Diệu (từ 2002 đến nay).
- Các nghiên cứu từ đầu cho đến trước 2002.
- Các nghiên cứu từ năm 2002 đến nay.
1.1.1. Các nghiên cứu trước năm 2002
Các nghiên cứu về quy mô, cấu trúc của HTTL có thể kể đến những nghiên
cứu tương đối sớm thuộc về các học giả người Pháp. Như chúng ta đã biết, thành
Hà Nội bị phá hủy để xây dựng các khu phố xung quanh như đường Hoàng Diệu
(Khi đó là đường VictoHuygo), đường Phan Đình Phùng (khi đó là đường Casno),
để rồi các dấu tích của thành Hà Nội vĩnh viễn không còn nữa ngoài một vài điểm
di tích như Cột cờ (phía Nam) và dấu tích thành Cửa Bắc đường Phan Đình Phùng
(phía Bắc). Trong thời gian nửa đầu Tk XX có các nghiên cứu của Barbonneau, L.
Bezacier trong cuốn sách nổi tiếng Le Art Vietnamien - Nghệ thuật Việt Nam, xuất
bản năm 1955, tác giả đã so sánh những di vật tìm thấy trong Nội thành Hà Nội và
khu vực Quần Ngựa với những hiện vật thời Lý được tìm thấy tại một số địa điểm ở
tỉnh Bắc Ninh. Song, tác giả có một nhầm lẫn về mặt thuật ngữ và niên đại, các sản
phẩm thời Lý - Trần tìm thấy ở khu vực thành Hà Nội nhưng L. Bezacier đã gọi
bằng thuật ngữ chung là “Nghệ thuật Đại La” (Tk IX - XI). Riêng về vị trí cung
điện của triều Lý và triều Trần, các ý kiến của Parmentier và Mercier cho rằng các
18


cung điện thời Lê được làm chồng lên trên các di tích cung điện thời Lý, Trần. Còn
khu vực phía Tây HTTL là khu vực Quần Ngựa có thể là các cung (Hí cung) (Palais

de Plaisance) của Hoàng đế.
Tiếp sau các nhà nghiên cứu người Pháp, GS Trần Quốc Vượng trogn bài
viết: “Địa lý lịch sử miền Hà Nội (trước thế kỷ XI) [216] đăng trên tạp chí NCLS đã
nghiên cứu một loạt các thành Long Biên, Tống Bình, Đại La của Cao Biền. Riêng
về quy mô thành Đại La, GS Trần Quốc Vượng cho rằng: “Chu vi của thành khoảng
6 km2, vậy nó chiếm một diện tích vào khoảng trên dưới 2 km², trung tâm đại để có
thể là miền Quần Ngựa, mặt Tây giáp sông Tô Lịch, mặt Bắc giáp sông Hồng, phía
Đông có thể tới gần vườn Bách Thảo ngày nay, phía Nam có thể tới đường Đội Cấn
ngày nay [216; 47- 57]. Như vậy, vào thời điểm năm 1959, GS Trần Quốc Vượng
cho rằng trung tâm của thành Đại La có thể là khu vực Quần Ngựa chứ không phải
là khu vực HTTL hiện nay. Về vị trí của trung tâm thành Lũy thời thuộc Đường, GS
Trần Quốc Vượng viết: “Trong tình hình hiện nay, chưa có thể xác định một cách
chắc chắn các thành lũy nói trên của đời thuộc Đường”. Cuối bài viết, GS Trần
Quốc Vượng cho rằng: Để việc giao thông cho thuận tiện, đặc biệt sau khi sông Tô
Lịch bị cạn… “Cuối cùng đến đời Lê người ta đã phải dời thành về phía Đông thành
Đại La (Thăng Long) cũ, tức là thành ngày nay, góc Đông Bắc của thành cắt với
con đê cũ của Hà Nội. Như vậy, để cho Kinh thành ở ngay cạnh sông, giao thông
cho dễ dàng” [216; 47- 57 ].
Trong những năm đầu thập kỷ 60 của Tk XX, nhiều nhà nghiên cứu như:
Biệt Lam Trần Huy Bá, Trần Quốc Vượng, Vũ Tuấn Sán… đã để tâm nghiên cứu
về vị trí Thành Hà Nội và các di tích núi Cung, núi Nùng, Núi Sưa… tạo cho không
khí học thuật khá sôi nổi.
Các cuộc khai quật khảo cổ học tại các địa điểm khác thuộc khu vực
ngoài HTTL (hiện nay) đã được các nhà khảo cổ học tiến hành ở nhiều nơi như ở
Tây Nam núi Cung (1970- 1971); Đồng Gạch - Đồng Giếng (1972); khu vực
Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh (1973), thám sát khu vực chùa Chân Giáo (1978),
khai quật chữa cháy ở khu vực Ngọc Khánh … Đặc biệt là khai quật thăm dò với
19



diện tích nhỏ khu vực Đoan Môn, Hậu Lâu, Bắc Môn đã tìm thấy nhiều hiện vật
quý thời Lý - Trần - Lê với chân tảng, đồ gốm sứ, đường đi lát gạch hoa chanh
gây sự quan tâm cho các nhà nghiên cứu... Tuy nhiên, về quy mô, cấu trúc HTTL
chưa được nghiên cứu nhiều.
1.1.2. Các nghiên cứu từ năm 2002 đến nay
Ngay từ khi phát lộ khu di tích HTTL, các cơ quan chức năng đã tổ chức
nhiều cuộc Tọa đàm, Hội thảo tập trung đông đảo các nhà Khoa học của cả nước
đầu tư công sức, trí tuệ nghiên cứu. Các cuộc hội thảo do Viện Khoa học xã hội
Việt Nam, Bộ Văn hóa Thông tin và Bộ Xây dựng tổ chức. Đặc biệt là Hội nghị
Khoa học Toàn quốc do Viện Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức ngày 19 20/8/2004, Hội thảo Tư vấn Quốc tế do Viện Khoa học Xã hội Việt Nam phối
hợp với Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam và Văn phòng UNESCO tại Hà
Nội tổ chức ngày 10 - 11/8/2004 và Hội nghị ngày 18/2/2006 do Bộ Văn hóa
Thông tin tổ chức…
Tuy phát hiện từ 2002 nhưng để có được nhận định khoa học thì phải đợi
thêm một thời gian sau khi đã phát lộ khai quật được một không gian rộng, đồng
thời cần phải có thời gian chỉnh lý, nghiên cứu tư liệu. Vì vậy, phải đến khoảng năm
2007 trở đi những nghiên cứu bước đầu về quy mô, cấu trúc HTTL mới được công
bố, đánh giá, nhận định. Thậm chí, những nghiên cứu công bố mới chỉ là những tiếp
cận ban đầu, đúng như lời mở của Tòa soạn Tc KCH đặt lời dẫn cho bài viết:
“Bước đầu nghiên cứu trang trí trên ngói ở Hoàng thành Thăng Long qua tư liệu hố
D4- D5- D6 (khu D) ở 18 Hoàng Diệu- Hà Nội”: “Nghiên cứu chỉnh lý khu di tích
HTTL tại 18 Hoàng Diệu do viện Khảo cổ học chủ trì là một công trình tiến hành
lâu dài trong nhiều năm tới (...). Đây chỉ là một diện tích nhỏ đối với một khối tư
liệu khổng lồ mà cuộc khai quật đạt được. Cho nên, kết quả này chắc chắn sẽ thay
đổi khi toàn bộ công tác chỉnh lý được hoàn tất [101; 88]. Trong kết luận, các tác
giả viết: “Kết quả khai quật ở các hố D4, D5, D6 đã tìm thấy ngói và các bộ phận
trang trí trên ngói số lượng nhiều, loại hình khá phong phú (...). Trang trí trên ngói ở
ba hố D4 - D5 - D6 góp phần tìm hiểu kiến trúc Thăng Long, mỹ thuật Thăng Long
20



và góp phần định vị vị trí của địa điểm khảo cổ học 18 Hoàng Diệu trong quy hoạch
tổng thể của Kinh Thành Thăng Long xưa” [101; 107].
Nghiên cứu trực tiếp nhận định về quy mô, cấu trúc HTTL trong suốt các
triều đại, Lý - Trần - Lê sơ - Mạc và Lê Trung Hưng. GS. Phan Huy Lê trong bài: “
Càng nghiên cứu, càng nhận thức sâu sắc hơn giá trị khu di tích Hoàng thành Thăng
Long tại 18 Hoàng Diệu” đăng trên tạp chí Khảo cổ học, cho rằng quy mô La Thành
và HTTL suốt các thời kỳ từ Lý đến Trần và Lê có sự thay đổi nhưng về Cấm thành
hầu như không có sự thay đổi: “Khu di tích ngay từ khi mới phát hiện được xác
định nằm trong HTTL thì dần dần được xác định cụ thể hơn là nằm trong Cấm
thành tức trung tâm của Hoàng thành, Kinh thành Thăng Long gồm ba vòng thành:
Đại La, Hoàng thành (tên dùng từ thời Lê sơ) và Cấm thành. Thành Đại La và
Hoàng Thành có những thay đổi từ thời Lý, Trần sang Lê sơ, từ thời Lê sơ sang thời
Mạc và Lê Trung hưng nhưng vị trí và quy mô của Cấm thành thì hầu như không
thay đổi, chỉ có các cung điện thì trải qua nhiều lần xây dựng, tu sửa, phá dỡ, hủy
hoại… Cấm thành là nơi tập trung những cung điện tiêu biểu nhất của các vương
triều, những sản phẩm cao cấp nhất của nền kinh tế, văn hóa của đất nước qua các
thời kỳ lịch sử” [106; 56]. Qua nghiên cứu nguồn sử liệu khảo cổ (di tích và di vật),
thông qua các nghiên cứu về số đo của kiến trúc và mặt bằng kiến trúc, các nhà
nghiên cứu Nhật Bản và Việt Nam cho biết, quy mô của các cung, điện thời Lý,
Trần trong Cấm thành khá bề thế: “Kết quả nghiên cứu các di tích kiến trúc tại hiện
trường cho phép các chuyên gia Nhật Bản và Việt Nam đưa ra những nhận xét kiến
trúc và lập bản vẽ mặt bằng một số kiến trúc thời Lý, Trần với những số liệu đo đạc
cụ thể. Thông tin này càng cho thấy quy mô khá to lớn của các cung điện trong Cấm
thành xưa” [106; 56]. Khi nghiên cứu về quy mô, cấu trúc HTTL, PGS. TS. Tống
Trung Tín, PGS. TS Bùi Minh Trí cho rằng: Hai khó khăn trong nghiên cứu quy
mô, cấu trúc HTTL về mặt sử liệu, đặc biệt là về mặt sử liệu bản đồ cổ và nghiên
cứu trên mặt bằng di tích do các di tích bị cắt phá hoặc khai quật còn nhỏ lẻ nên khó
có thể có được nhận định chính xác: “Thứ nhất, hiện nay không có một nguồn tư


21


liệu lịch sử và bản vẽ cổ nào mô tả về hình dáng, quy mô, kích thước của các công
trình kiến trúc trong HTTL và Cấm thành Thăng Long xưa.
Thứ hai, các dấu tích kiến trúc còn lại chủ yếu là phần nền móng, lại rất
phức tạp bởi có rất nhiều loại hình kiến trúc của nhiều thời kỳ nằm chồng xếp
hoặc cắt phá lên nhau. Mặt khác, quy mô mặt bằng của các kiến trúc thường rất
lớn nhưng phạm vi khai quật còn nhỏ, nên nhiều dấu tích chưa xuất lộ hết, vì thế
chưa thể đưa ra được nhận thức chung về mặt bằng của các di tích kiến trúc đang
xuất lộ” [177; 59].
Các nhà Khảo cổ học cũng đã quan tâm nhiều đến nguồn sử liệu trong sử cũ
để nghiên cứu, đối sánh nhưng đã chỉ ra những miêu tả trong sử cũ với những kiến
trúc thật tìm được qua kết quả Khảo cổ rất khó hình dung vì trong sử cũ đề cập đến
các lầu, gác, cung, điện miêu tả tráng lệ đó không thể tìm thấy nhiều trong các di
tích Khảo cổ học mà chỉ có thể tìm thấy qua một bộ phận nào đó như nền móng
kiến trúc. Tuy nhiên, chỉ cần qua nguồn sử liệu vật thật là nền móng kiến trúc cũng
có thể hình dung được phần nào về quy mô kiến trúc HTTL. Các tác giả viết: “…
Nhưng nếu nghiên cứu kỹ hệ thống nền móng đó ta có thể hiểu được mặt bằng của
từng loại đơn nguyên kiến trúc cũng như diện mạo tổng thể chung của các kiến trúc
trong khu vực. Lý do đơn giản là các kiến trúc cung điện trong HTTL và Cấm thành
Thăng Long xưa, cũng như di tích kinh đô của nhiều nước châu Á như Trung Quốc,
Nhật Bản, Hàn Quốc trong cùng bối cảnh, thường là khu nhà bằng gỗ chịu lực và
thành phần chịu lực chủ yếu là các cột nhà. Vì vậy, các chân cột thường được chú ý
kê đỡ và gia cố với hai thành phần chính là chân tảng và móng trụ” [177; 59].
Nghiên cứu về quy mô kiến trúc của HTTL cũng như của các công trình kiến
trúc, các nhà KCH không thể bỏ qua những nguồn sử liệu vật thực có giá trị đưa lại
thông tin sát thực được tìm thấy trong các hố khai quật như kỹ thuật gia cố, hệ
thống cột trụ và hệ thống khung gỗ. Đặc biệt những kiến trúc này được xây dựng
trên một môi trường đồng bằng châu thổ có nhiều hồ ao dày đặc và khí hậu nóng,

ẩm, lụt, bão thường xuyên xảy ra nhiều thì việc gia cố lại rất quan trọng: “Tại nhiều
khu vực trong khu di tích HTTL đã tìm thấy nhiều cột gỗ đang còn nguyên ở vị trí
22


ban đầu. Ví dự như ở khu B16 đã tìm thấy hệ thống cột gỗ thời Tiền Thăng Long
nằm dưới lớp kiến trúc Lý - Trần. Tại khu B11 - B13, nhiều cột gỗ thời Lê cũng
được tìm thấy. Đáng chú ý là ở khu B3 và A16 tìm thấy các hàng cột gỗ nằm ở độ
sâu 3,5m - 4,0m (so với lớp đất mặt) đang đứng nguyên trên chân tảng đá. Các cột
gỗ này có thể thuộc niên đại Trần” [177; 59].
Tại khu A, B, C, D các nhà KCH đã phát hiện được hàng chục dấu tích kiến
trúc gỗ có quy mô lớn thời Lý - Trần - Lê với mặt bằng 5 đơn nguyên kiến trúc. Căn
cứ vào các trụ móng sỏi có kích thước lớn 1,3m x 1,3 m xuất lộ ở các hố A11, được
xếp thành 11 hàng, mỗi hàng có 4 móng trụ, chạy theo chiều Bắc - Nam. Chiều rộng
của công trình này là 17,65m, khoảng cách giữa các cột là 3,0 m, khoảng cách giữa
các cột Cái trong lòng nhà là 6,0 m, chiều rộng của các bước gian cũng rất lớn từ
5,8 - 6,0 m. Theo các nhà KCH, công trình này có 11 gian (9 gian và 2 chái), độ dài
khoảng 70 m, rộng gần 18 m (diện tích khoảng 1.200m2), mặt hướng về phía Đông.
Hai bên phía Đông và phía Tây của dãy nhà có hai đường thoát nước lớn được xây
bằng gạch. Nghiên cứu về mối quan hệ giữa các công trình dinh thự với hệ thống
thoát nước và các nguồn thông tin về sử liệu khác mới có thể góp phần phục dựng
được phần nào diện mạo quy mô và cấu trúc HTTL. Cũng trong khu A - B, các nhà
nghiên cứu đã tìm thấy mặt bằng kiến trúc lớn nhiều gian ở khu A (A20 + 5), khu B
với một số kiến trúc nhỏ và một số kiến trúc lớn thậm chí rất lớn mà các nhà nghiên
cứu gọi là: Kiến trúc “nhà dài” 13 gian ở giữa khu B; Mặt bằng kiến trúc 5 gian ở
khu D (D4 + 5) và có cả kiến trúc lục giác... Tại khu (A1 + 11) cũng phát hiện thấy
di tích lục giác. Các nhà Khảo cổ học cũng đã gắn kết, liên hệ giữa các nguồn sử
liệu khảo cổ với nguồn sử liệu sử cũ đồng thời nghiên cứu độ kiên cố của di tích
kiến trúc và đã đưa ra giả thuyết: Có thể đây là lầu được dùng để Thưởng Trà
hay còn gọi là “điện Hô Trà”


trong chính sử. “Căn cứ vào sự kiên cố của

móng trụ, các nhà KCH Nhật Bản suy đoán rằng, kiến trúc lầu lục giác này có thể
được làm nhiều tầng mái và có hình dáng rất đẹp. Những kiến trúc lầu này có niên
đại vào khoảng thời Lý, cùng thời với kiến trúc nhiều gian A1 + 11, được xây dựng
23


×