Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

quyền đối với chỉ dẫn địa lý trong sở hữu trí tuệ và phân tích một số case study về quyền chỉ dẫn địa lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.91 KB, 33 trang )

PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
I. Khái quát về QCDDL
1. Khái niệm
Ngoài các dấu hiệu để phân biệt sản phẩm trên nhãn hiệu, người tiêu dùng còn có
thể nhận biết sản phẩm thông qua hình dáng sản phẩm, nhãn, màu sắc và các đặc điểm
độc đáo khác. Các đặc điểm này đóng vai trò thông tin cho người tiêu dùng và được
coi như những chỉ dẫn thương mại của sản phẩm.Theo Luật SHTT, chỉ dẫn thương
mại bao gồm “các dấu hiệu nhằm hướng dẫn thương mại hàng hoá ...bao gồm nhãn
hiệu, kiểu dáng bao bì của hàng hoá, nhãn hàng hoá ... ”. Danh sách nói trên không có
giới hạn, nó cung cấp cho chủ sở hữu các chỉ dẫn thương mại công cụ bảo vệ hữu hiệu
nếu các dấu hiệu này chưa được bảo hộ độc quyền nhãn hiệu hay kiểu dáng công
nghiệp.
Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa
phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể. (Theo khoản 22, điều 4 Luật SHTT VN
2005 )
 Các chỉ dẫn này phải được thể hiện trên hàng hóa, bao bì hàng hóa hay giấy tờ
giao dịch liên quan nhằm chỉ dẫn nguồn gốc hàng hóa.
 Phải có đặc trưng về chất lượng, uy tín, danh tiếng hoặc các đặc tính khác của
một loại hàng hóa.
Ví dụ: Chỉ dẫn địa lý hình ảnh tháp Eiffel cho hàng may mặc xuất xứ từ Paris, Hàng
hoá không xuất xứ từ quốc gia trên mà sử dụng dấu hiệu như vừa kể là xâm phạm
quyền sở hữu công nghiệp về chỉ dẫn địa lý.
 Công ước Paris đưa ra khá niệm Tên gọi xuất sứ, chưa đề cập đến đối tượng chỉ
dẫn
địa lý
 Thỏa thuận LISBON về bảo hộ tên gọi xuất sứ, đăng ký quốc tế đối với tên gọi
xuất xứ
 Thỏa ước TRIPS: hiệp định quốc tế đầu tiên đề cập đến Chỉ dẫn địa lý và bảo hộ
cho chỉ dẫn địa lý
 Tên gọi xuất xứ: Là tên địa lý dung để chỉ xuất xứ của sản phẩm mang tính chất,
chất


lượng đặc thù do điều kiện địa lý của vùng mang tên địa lý quyết định. Tên gọi xuất xứ
3


hàng hóa chính là tên địa lý (địa danh) của nước, địa phương dung để chỉ xuất xứ của
mặt hàng từ nước, địa phương đó. Những mặt hàng đó có tính chất, chất lượng đặc thù
do điều kiện địa lý độc đáo và ưu việt, bao gồm yếu tố tự nhiên, con người hoặc kết
hợp cả hai yếu tố đó tạo nên.
 Chỉ dẫn nguồn gốc: Với mục đích sử dụng là chỉ ra nguồn gốc của sản phẩm, nơi
sản xuất ra sản phẩm đó. Nó chỉ có tác dụng dẫn chiếu nguồn gốc chứ không có tác
dụng
đặc trưng cho các tính chất hàng hóa giống như tên gọi xuất xứ.
Chú ý:
Chỉ dẫn địa lý: Là một hình thức đặc biệt của tên gọi xuất xứ.
2. Ý nghĩa của việc bảo hộ đối với CDĐL
Nước mắm "Phú Quốc", chè Shan tuyết "Mộc Châu", bưởi "Ðoan Hùng", rượu
"Bourdeux", xì gà "La Havana"... là những thí dụ về tên gọi nổi tiếng thường làm
chúng ta liên tưởng đến những sản phẩm tự nhiên, có chất lượng cao ở Việt Nam và
trên thế giới. Một đặc điểm chung của tất cả các tên gọi này là ý nghĩa về mặt địa lý
của chúng, tức là chức năng chỉ dẫn một khu vực, thành phố, huyện, tỉnh... Những thí
dụ nêu trên cho chúng ta thấy rằng, chỉ dẫn địa lý có thể nổi tiếng và vì thế có thể là tài
sản thương mại có giá trị. Chính vì vậy các chỉ dẫn địa lý này thường bị giả mạo, dẫn
tới nhu cầu cần phải được bảo hộ chỉ dẫn địa lí.
Bảo hộ chỉ dẫn địa lý có hiệu quả tạo lợi ích kinh tế cho tất cả các mắt xích tham
gia quy trình sản xuất, lưu thông, tiêu dùng sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý. Ðặc biệt,
việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý có vai trò và ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế
nông nghiệp, nông thôn.
Bảo hộ chỉ dẫn địa lý tạo công cụ pháp lý để nhà sản xuất chống lại các hành vi giả
mạo chỉ dẫn địa lý, lạm dụng nó hay gian lận thương mại. Từ đó, nhà sản xuất có thể
gia tăng giá trị cho sản phẩm của mình. Một khi người tiêu dùng biết chắc chắn hàng

hóa định mua là sản phẩm thật sự được bảo đảm về nguồn gốc, họ sẵn sàng trả giá cao
cho sản phẩm đó. Tuy nhiên, để có được điều đó cũng đòi hỏi bản thân các nhà sản
phẩm phải tự hoàn thiện và bảo đảm quy trình sản xuất, kinh doanh sản phẩm để có thể
đưa ra thị trường các sản phẩm có chất lượng ổn định, có nguồn gốc rõ ràng. Tiếp đến
là thúc đẩy tiềm năng các nguồn lực địa phương, tăng cường lợi thế so sánh và sức
4


cạnh tranh của sản phẩm thông qua một chiến lược riêng của các sản phẩm khu vực
nông thôn, đặc biệt là nông sản thực phẩm.
Ngoài ra, chỉ dẫn địa lý còn là sứ giả mang văn hóa khu vực mà hàng hóa được sản
xuất ra đến vùng miền khác, thúc đẩy hoạt động xuất khẩu.
II. Pháp luật về bảo hộ QCDDL tại Việt Nam
1. Điều kiện bảo hộ đối với CDĐL
Mục 6, chương VII Luật SHTT 2005
Điều 79. Điều kiện chung đối với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ
Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phương, vùng
lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý;
2. Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu do
điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ
dẫn địa lý đó quyết định.
Điều 80. Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa chỉ dẫn địa lý
Các đối tượng sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa chỉ dẫn địa lý:
1. Tên gọi, chỉ dẫn đã trở thành tên gọi chung của hàng hoá ở Việt Nam;
2. Chỉ dẫn địa lý của nước ngoài mà tại nước đó chỉ dẫn địa lý không được bảo hộ, đã
bị chấm dứt bảo hộ hoặc không còn được sử dụng;
3. Chỉ dẫn địa lý trùng hoặc tương tự với một nhãn hiệu đang được bảo hộ, nếu việc sử
dụng chỉ dẫn địa lý đó được thực hiện thì sẽ gây nhầm lẫn về nguồn gốc của sản phẩm;
4. Chỉ dẫn địa lý gây hiểu sai lệch cho người tiêu dùng về nguồn gốc địa lý thực của

sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đó.
Điều 81. Danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý
1. Danh tiếng của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được xác định bằng mức độ tín nhiệm
của người tiêu dùng đối với sản phẩm đó thông qua mức độ rộng rãi người tiêu dùng
biết đến và chọn lựa sản phẩm đó.

5


2. Chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được xác định bằng một
hoặc một số chỉ tiêu định tính, định lượng hoặc cảm quan về vật lý, hoá học, vi sinh và
các chỉ tiêu đó phải có khả năng kiểm tra được bằng phương tiện kỹ thuật hoặc chuyên
gia với phương pháp kiểm tra phù hợp.
Thí dụ, nước mắm Phú Quốc nổi tiếng nhờ cảm quan về mùi vị cũng như màu sắc
của sản phẩm cùng với tỉ lệ đạm, … rất đặc trưng.
Điều 82. Điều kiện địa lý liên quan đến chỉ dẫn địa lý
1. Các điều kiện địa lý liên quan đến chỉ dẫn địa lý là những yếu tố tự nhiên, yếu tố về
con người quyết định danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa
lý đó.
2. Yếu tố tự nhiên bao gồm yếu tố về khí hậu, thuỷ văn, địa chất, địa hình, hệ sinh thái
và các điều kiện tự nhiên khác.
3. Yếu tố về con người bao gồm kỹ năng, kỹ xảo của người sản xuất, quy trình sản
xuất truyền thống của địa phương.
Điều 83. Khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý
Khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý có ranh giới được xác định một cách chính xác
bằng từ ngữ và bản đồ.
(Theo thông tư 01/2007/TT – BKHCN)
43.5 Yêu cầu đối với bản đồ khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý
Bản đồ khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý phải thể hiện đầy đủ thông tin tới
mức có thể xác định chính xác vùng địa lý hội đủ các điều kiện tự nhiên tạo nên tính

chất/chất lượng đặc thù, danh tiếng của sản phẩm. Bản đồ có thể được nộp kèm theo
tài liệu mô tả về khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý.
2. Xác lập quyền sở hữu công nghiệp với CDĐL
Theo Thông tư 01/2007/TT – BKHCN, Điều 1 Căn cứ xác lập quyền sở hữu công
nghiệp

6


1.3 Quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý được xác lập trên cơ sở quyết
định của Cục Sở hữu trí tuệ về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý cho
tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý.
(Mục 1 chương VIII Luật SHTT 2005)
Điều 88. Quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý
Quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý của Việt Nam thuộc về Nhà nước.
Nhà nước cho phép tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý, tổ chức
tập thể đại diện cho các tổ chức, cá nhân đó hoặc cơ quan quản lý hành chính địa
phương nơi có chỉ dẫn địa lý thực hiện quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý. Người thực hiện
quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý không trở thành chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý đó.
Khoản 2- Điều 92 Luật SHTT 2005: Văn bằng bảo hộ
Văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý ghi nhận tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý, các tổ chức, cá
nhân có quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý, chỉ dẫn địa lý đƣợc bảo hộ, tính chất đặc thù
của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý, tính chất đặc thù về điều kiện địa lý và khu vực địa
lý mang chỉ dẫn địa lý.
Điểm b- Khoản 1- Điều 97: Sửa đổi văn bằng bảo hộ
1. Chủ văn bằng bảo hộ có quyền yêu cầu cơ quan quản lý nhà nƣớc về quyền sở hữu
công nghiệp sửa đổi những thông tin sau đây trên văn bằng bảo hộ với điều kiện phải
nộp phí, lệ phí:
b) Sửa đổi bản mô tả tính chất, chất lượng đặc thù, khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa
lý; sửa đổi quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể, quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận.

Điều 95: Chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ
1. Văn bằng bảo hộ bị chấm dứt hiệu lực trong các trường hợp sau đây:
b) Chủ văn bằng bảo hộ tuyên bố từ bỏ quyền sở hữu công nghiệp;
g) Các điều kiện địa lý tạo nên danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang
chỉ dẫn địa lý bị thay đổi làm mất danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm đó.

7


Như vậy, một chỉ dẫn địa lý bị chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ khi CSH noa là nhà
nước tuyên bố từ bỏ nó ( chưa xảy ra) hoặc những điều kiện địa lý tạo nên sự nổi bật,
đặc trưng của sản phẩm đã không còn.
Điều 96: Hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ
1. Văn bằng bảo hộ bị hủy bỏ toàn bộ hiệu lực trong các trƣờng hợp sau đây:
a) Người nộp đơn đăng ký không có quyền đăng ký và không được chuyển nhượng
quyền đăng ký đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu;
b) Đối tượng sở hữu công nghiệp không đáp ứng các điều kiện bảo hộ tại thời điểm
cấp văn bằng bảo hộ.
2. Văn bằng bảo hộ bị hủy bỏ một phần hiệu lực trong trường hợp phần đó không đáp
ứng điều kiện bảo hộ.
3. Tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công
nghiệp hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ trong các trường hợp quy định tại khoản 1 và
khoản 2 Điều này với điều kiện phải nộp phí và lệ phí.
Thời hiệu thực hiện quyền yêu cầu huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ là suốt thời hạn
bảo hộ; đối với nhãn hiệu thì thời hiệu này là năm năm kể từ ngày cấp văn bằng bảo
hộ, trừ trường hợp văn bằng bảo hộ được cấp do sự không trung thực của người nộp
đơn.
4. Căn cứ kết quả xem xét đơn yêu cầu hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ và ý kiến của
các bên liên quan, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp quyết định
hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ hiệu lực văn bằng bảo hộ hoặc thông báo từ chối hủy bỏ

hiệu lực văn bằng bảo hộ.
5. Quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này cũng được áp dụng đối với việc huỷ
bỏ hiệu lực đăng ký quốc tế đối với nhãn hiệu
(Mục 2, Chương VIII: ĐƠN ĐĂNG KÝ SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP)
Điều 100. Yêu cầu chung đối với đơn đăng ký sở hữu công nghiệp
1. Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp bao gồm các tài liệu sau đây:
a) Tờ khai đăng ký theo mẫu quy định;

8


b) Tài liệu, mẫu vật, thông tin thể hiện đối tượng sở hữu công nghiệp đăng ký
bảo hộ quy định tại các điều từ Điều 102 đến Điều 106 của Luật này;
c) Giấy uỷ quyền, nếu đơn nộp thông qua đại diện;
d) Tài liệu chứng minh quyền đăng ký, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của
người khác;
đ) Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;
e) Chứng từ nộp phí, lệ phí.
2. Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp và giấy tờ giao dịch giữa người nộp đơn và cơ
quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp phải được làm bằng tiếng Việt,
trừ các tài liệu sau đây có thể được làm bằng ngôn ngữ khác nhưng phải được dịch ra
tiếng Việt khi cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp yêu cầu:
a) Giấy uỷ quyền;
b) Tài liệu chứng minh quyền đăng ký;
c) Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên;
d) Các tài liệu khác để bổ trợ cho đơn.
3. Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên đối với đơn đăng ký sở hữu công nghiệp
bao gồm:
a) Bản sao đơn hoặc các đơn đầu tiên có xác nhận của cơ quan đã nhận đơn
đầu tiên;

b) Giấy chuyển nhượng quyền ưu tiên nếu quyền đó được thụ hưởng từ người
khác. Điều 106. Yêu cầu đối với đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý
1. Tài liệu, mẫu vật, thông tin xác định chỉ dẫn địa lý cần bảo hộ trong đơn đăng ký
chỉ dẫn địa lý bao gồm:
a) Tên gọi, dấu hiệu là chỉ dẫn địa lý;
b) Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý;
c) Bản mô tả tính chất, chất lượng đặc thù, danh tiếng của sản phẩm mang chỉ dẫn
địa lý và các yếu tố đặc trưng của điều kiện tự nhiên tạo nên tính chất, chất lượng đặc
thù, danh tiếng của sản phẩm đó (sau đây gọi là bản mô tả tính chất đặc thù);
9


d) Bản đồ khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý;
đ) Tài liệu chứng minh chỉ dẫn địa lý đang đƣợc bảo hộ tại nước có chỉ dẫn địa lý
đó, nếu là chỉ dẫn địa lý của nước ngoài.
2. Bản mô tả tính chất đặc thù phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Mô tả loại sản phẩm tương ứng, bao gồm cả nguyên liệu thô và các đặc tính lý
học, hoá học, vi sinh và cảm quan của sản phẩm;
b) Cách xác định khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý;
c) Chứng cứ về loại sản phẩm có xuất xứ từ khu vực địa lý theo nghĩa tương ứng
quy định tại Điều 79 của Luật này;
d) Mô tả phương pháp sản xuất, chế biến mang tính địa phương và có tính ổn định;
đ) Thông tin về mối quan hệ giữa tính chất, chất lượng đặc thù hoặc danh tiếng của
sản phẩm với điều kiện địa lý theo quy định tại Điều 79 của Luật này;
e) Thông tin về cơ chế tự kiểm tra các tính chất, chất lượng đặc thù của sản phẩm.
Theo thông tư 01/2007/TT – BKHCN, có hướng dẫn về Bản mô tả tínhchất /
chất lượng/danh tiếng của sản phẩm
43.4 Yêu cầu đối với Bản mô tả tính chất/chất lượng/danh tiếng của sản phẩm
a) Bản mô tả tính chất/chất lượng/danh tiếng của sản phẩm phải có các thông tin
chủ yếu sau đây:

(i) Liệt kê các tính chất/chất lượng đặc thù của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý do
điều kiện địa lý quyết định - được xác định bằng các chỉ tiêu cảm quan, định tính, định
lượng về vật lý, hoá học, sinh học, có khả năng kiểm tra được bằng phương tiện kỹ
thuật hoặc bằng chuyên gia theo một phương pháp thử xác định; và/hoặc
(ii) Danh tiếng của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý do điều kiện địa lý quyết định được xác định thông qua sự biết đến sản phẩm đó một cách rộng rãi trong giới tiêu
dùng liên quan, có khả năng kiểm chứng được; và
(iii) Điều kiện địa lý tạo nên tính chất/chất lượng đặc thù, danh tiếng của sản phẩm
mang chỉ dẫn địa lý, bao gồm các yếu tố độc đáo về khí tượng, thuỷ văn, địa chất, địa
hình, hệ sinh thái và các điều kiện tự nhiên khác; các yếu tố độc đáo về kỹ năng, kỹ
xảo của người sản xuất, bao gồm cả quy trình sản xuất truyền thống của địa phương
10


(có thể bao gồm một, một số hoặc tất cả các công đoạn, từ sản xuất nguyên liệu, chế
biến nguyên liệu đến tạo ra sản phẩm và có thể gồm cả công đoạn đóng gói sản phẩm,
nếu công đoạn đó có ảnh hưởng đến tính chất/chất lượng, danh tiếng của sản phẩm),
nếu quy trình đó là nhân tố tạo ra và duy trì tính chất/chất lượng đặc thù, danh tiếng
của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý, trong đó có các thông tin rõ ràng và chi tiết đến
mức có thể kiểm tra được (nếu trong các thông tin nêu trên có các thông tin bí mật, bí
quyết kỹ thuật chưa được bộc lộ hoặc chưa được biết đến một cách rộng rãi bên ngoài
địa phương thì người nộp đơn có quyền từ chối cung cấp các thông tin chi tiết về bí
mật, bí quyết đó nếu không được cam kết bảo mật các thông tin đó theo yêu cầu của
mình); và
(iv) Mối quan hệ hữu cơ giữa tính chất/chất lượng đặc thù, danh tiếng của sản phẩm
mang chỉ dẫn địa lý nêu tại các điểm 43.4.a (i) và (ii) với điều kiện địa lý nêu tại điểm
43.4.a (iii) trên đây.
b) Bản mô tả tính chất/chất lượng/danh tiếng của sản phẩm phải kèm theo tài liệu
xác nhận rằng các thông tin về tính chất/chất lượng/danh tiếng là có căn cứ và xác
thực (kết quả khảo nghiệm, nghiên cứu, điều tra…).
45.3 Đánh giá chỉ dẫn địa lý theo các điều kiện bảo hộ

a) Đối tượng nêu trong đơn được chấp nhận đăng ký và được ghi vào Sổ đăng ký
quốc gia về chỉ dẫn địa lý nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại Điều 79 của
Luật Sở hữu trí tuệ và không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 80 của Luật Sở
hữu trí tuệ, cụ thể là phải chứng minh được đầy đủ các điều kiện:
(i) Tồn tại một vùng địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý nêu trong đơn;
(ii) Sản phẩm có nguồn gốc từ vùng địa lý nói trên;
(iii) Sản phẩm đó có tính chất/chất lượng đặc thù và/hoặc danh tiếng quyết định bởi
điều kiện địa lý của vùng địa lý nói trên theo quy định tại Điều 82 của Luật Sở hữu trí
tuệ;
b) Trong các trường hợp sau đây, chỉ dẫn địa lý nêu trong đơn không được đăng ký:
(i) Chỉ dẫn địa lý đã trở thành tên gọi chung của hàng hoá ở Việt Nam;
(ii) Chỉ dẫn địa lý của nước ngoài mà tại nước đó chỉ dẫn địa lý không được bảo hộ, đã
bị chấm dứt bảo hộ hoặc không còn được sử dụng;
11


(iii) Chỉ dẫn địa lý trùng hoặc tương tự với một nhãn hiệu đang được bảo hộ tại Việt
Nam, nếu việc sử dụng chỉ dẫn địa lý đó được thực hiện thì sẽ gây nhầm lẫn về nguồn
gốc của sản phẩm;
(iv) Chỉ dẫn địa lý gây hiểu sai lệch cho người tiêu dùng về nguồn gốc địa lý thực của
sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đó.
c) Cách thức đánh giá chỉ dẫn địa lý theo các điều kiện bảo hộ
Việc đánh giá chỉ dẫn địa lý theo các điều kiện bảo hộ nêu tại các điểm 45.3.a và b trên
đây được thực hiện trên cơ sở các thông tin do người nộp đơn cung cấp và trên cơ sở
các thông tin tìm thấy được từ nguồn thông tin tối thiểu bắt buộc sau đây:
(i) Các nhãn hiệu đang được bảo hộ tại Việt Nam cho sản phẩm trùng hoặc tương tự
với sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý, với ngày bắt đầu được bảo hộ sớm hơn ngày nộp
đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý, kể cả các nhãn hiệu được bảo hộ theo các điều ước quốc tế
mà Việt Nam là thành viên;
(ii) Các nhãn hiệu được Cục Sở hữu trí tuệ ghi nhận là nhãn hiệu nổi tiếng.

Trường hợp tìm thấy nhãn hiệu trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý, Cục Sở hữu
trí tuệ thông báo cho chủ sở hữu nhãn hiệu biết để có ý kiến về việc đăng ký chỉ dẫn
địa lý trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày ký thông báo, trong đó nêu rõ quyền phản đối
đăng ký chỉ dẫn địa lý của chủ sở hữu nhãn hiệu nếu có đủ căn cứ chứng minh chỉ dẫn
địa lý thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 80 của Luật Sở hữu trí tuệ. Việc
xem xét ý kiến của chủ sở hữu nhãn hiệu được thực hiện theo quy định về việc xem
xét ý kiến của bên thứ ba quy định tại điểm 6 của Thông tư này.

Chỉ dẫn địa lý gây hiểu sai lệch cho người tiêu dùng về nguồn gốc địa lý thực của
sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đó khi bị coi là trùng hoặc tương tự tới mức không thể
phân biệt với một dấu hiệu đang được người tiêu dùng Việt Nam biết đến với danh
nghĩa là chỉ dẫn nguồn gốc địa lý của hàng hoá, dịch vụ
Điểm d- Khoản 2 - Điều 119
Đối với chỉ dẫn địa lý, không quá 6 tháng kể từ ngày công bố đơn

12


3. Sử dụng chỉ dẫn địa lý:
Theo khoản 7 – Điều 124 Luật SHTT VN
Sử dụng chỉ dẫn địa lý là việc thực hiện các hành vi sau đây:
a) Gắn chỉ dẫn địa lý được bảo hộ lên hàng hoá, bao bì hàng hoá, phương tiện kinh
doanh, giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh;
b) Lưu thông, chào bán, quảng cáo nhằm để bán, tàng trữ để bán hàng hoá có mang
chỉ dẫn địa lý được bảo hộ;
c) Nhập khẩu hàng hoá có mang chỉ dẫn địa lý được bảo hộ.
4. Hành vi xâm phạm CDDL và ngoại lệ
Theo khoản 3 – Điều 129 Luật SHTT VN 2005
Các hành vi sau đây bị coi là xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý đƣợc bảo hộ:
a) Sử dụng chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm mặc dù có nguồn gốc xuất xứ

từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý, nhưng sản phẩm đó không đáp ứng các tiêu
chuẩn về tính chất, chất lượng đặc thù của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý;
b) Sử dụng chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm tương tự với sản phẩm mang
chỉ dẫn địa lý nhằm mục đích lợi dụng danh tiếng, uy tín của chỉ dẫn địa lý;
c) Sử dụng bất kỳ dấu hiệu nào trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ
cho sản phẩm không có nguồn gốc từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý đó làm cho
người tiêu dùng hiểu sai rằng sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực địa lý đó;
d) Sử dụng chỉ dẫn địa lý được bảo hộ đối với rượu vang, rượu mạnh cho rượu
vang, rượu mạnh không có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn
địa lý đó, kể cả trường hợp có nêu chỉ dẫn về nguồn gốc xuất xứ thật của hàng hoá
hoặc chỉ dẫn địa lý được sử dụng dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm hoặc được sử dụng
kèm theo các từ loại, kiểu, dạng, phỏng theo hoặc những từ tương tự như vậy.
Quy định điều 12, Nghị định 105/NĐCP quy định về chi tiết và hướng dẫn thi hành
một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà
nước về sở hữu trí tuệ thì việc xác định yếu tố xâm phạm quyền đối với CDĐL được
quy định như sau:

13


Yếu tố xâm phamh quyền đối với CDĐL được thể hiện dưới dạng dấu hiệu gắn trên
hàng hóa, bao bì hành hóa, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch, biển hiệu, phương
tiện quảng cáo, các phương tiện kinh doanh khác, trùng hoặc tương tự đến tới gây
nhầm lẫn với CDĐL được bảo hộ.
Để xác định một dấu hiệu bị nghi ngờ có phải là yếu tố xâm phạm quyền đối với
CDĐL được bảo hộ hay không cần phải so sánh dấu hiệu đó với CDĐL và so sánh sản
phẩm mang dấu hiệu bị nghi ngờ với sản phẩm mang CDĐL được bảo hộ dựa trên các
căn cứ sau đây:
a) Dấu hiệu bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với CDĐL,
trong đó một dấu hiệu bị coi là trùng với CDĐL nếu giống với CDĐL được

bảo hộ về cấu tạo từ ngữ, kể cả cách phát âm, phiên âm đối với chữ cái, ý
nghĩa hoặc về hình ảnh biểu tượng thuộc phạm vi bảo hộ của CDĐL, một
dấu hiệu bị coi là tương tự đến mức gây nhầm lẫn đối với CDĐL nếu tương
tự đến mức gây nhầm lẫn với CDĐL đó về cấu tạo từ ngữ, kể cả cách phát
âm, phiên âm đối với chữ cái, ý nghĩa, hoặc về hình ảnh, biểu tượng thuộc
phạm vi bảo hộ của CDĐL.
b) Sản phẩm mang dấu hiệu bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự với sản phẩm mang
CDĐL được bảo hộ trong đó sản phẩm bị coi là trùng hoặc tương tự nếu
giống nhau hoặc tương tự nhau về bản chất, chức năng, công dụng và kênh
tiêu thụ.
Điều 125: Quyền cấm người khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp
Chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp và tổ chức, cá nhân được trao quyền sử
dụng hoặc quyền quản lý chỉ dẫn địa lý có quyền ngăn cấm người khác sử dụng đối
tượng sở hữu công nghiệp nếu việc sử dụng đó không thuộc các trường hợp quy định
tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
2. Chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp và tổ chức, cá nhân được trao quyền sử
dụng hoặc quyền quản lý chỉ dẫn địa lý không có quyền cấm người khác thực hiện
hành vi thuộc các trường hợp sau đây

14


g) Sử dụng nhãn hiệu trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ nếu nhãn
hiệu đó đã đạt được sự bảo hộ một cách trung thực trước ngày nộp đơn đăng ký chỉ
dẫn địa lý đó;
h) Sử dụng một cách trung thực tên người, dấu hiệu mô tả chủng loại, số lượng, chất
lượng, công dụng, giá trị, nguồn gốc địa lý và các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ.

5. Thời gian bảo hộ
Khi cục SHTT đã cấp giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý thì:

Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý có hiệu lực vô thời hạn kể từ ngày cấp
( khoản 7 Điều 93 Luật SHTT VN 2005)
6. Chủ sở hữu của CDĐL
Theo khoản 4- Điều 121 Luật SHTT VN 2005 ( có chỉnh sửa năm 2009)
Chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý của Việt Nam là Nhà nước.
Nhà nước trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý cho tổ chức, cá nhân tiến hành việc sản
xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý tại địa phương tương ứng và đưa sản phẩm đó ra thị
trƣờng. Nhà nước trực tiếp thực hiện quyền quản lý chỉ dẫn địa lý hoặc trao quyền
quản lý chỉ dẫn địa lý cho tổ chức đại diện quyền lợi của tất cả các tổ chức, cá nhân
được trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý.
Theo Nghị định 103/2006/NĐ-CP : Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số
điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp
Điều 19. Thực hiện quyền sở hữu của Nhà nước đối với chỉ dẫn địa lý
1. Cơ quan, tổ chức có quyền quản lý chỉ dẫn địa lý quy định tại khoản 4 Điều 121 của
Luật Sở hữu trí tuệ bao gồm:
a) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có khu vực địa lý
tương ứng với chỉ dẫn địa lý trong trường hợp chỉ dẫn địa lý thuộc một địa phương;
b) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là đại diện theo uỷ
quyền của các Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác nơi có khu
vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý trong trường hợp chỉ dẫn địa lý thuộc nhiều địa
phương;
15


c) Cơ quan, tổ chức được Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương trao quyền quản lý chỉ dẫn địa lý với điều kiện cơ quan, tổ chức đó đại diện cho
quyền lợi của tất cả các tổ chức, cá nhân được trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý theo
quy định tại khoản 4 Điều 121 của Luật Sở hữu trí tuệ.
2. Tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý được phép thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với
chỉ dẫn địa lý quy định tại khoản 2 Điều 123, Điều 198 của Luật Sở hữu trí tuệ.

3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản, Bộ Công nghiệp chủ trì,
phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xác định các
loại đặc sản, các đặc tính của sản phẩm, quy trình sản xuất của các đặc sản mang chỉ
dẫn địa lý thuộc phạm vi quản lý của bộ, ngành, địa phương.
4. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiến hành đăng ký và tổ
chức quản lý chỉ dẫn địa lý dùng cho các đặc sản của địa phương
7. Sự đánh giá nhận xét
A, Sự khác nhau giữa chỉ dẫn địa lí và nhãn hiệu
TIÊU CHÍ

Khái niệm

CDĐL

NHÃN HIỆU

là dấu hiệu dùng để chỉ sản

Là dấu hiệu dùng để phân biệt

phẩm có nguồn gốc từ khu

hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức

vực, địa phương, vùng lãnh cá nhân khác nhau
thổ hay quốc gia cụ thể
được quy định ở Điều 79, 80

Điều kiện bảo hộ


được quy định tại Điều 72, 73 và

và Điều 81 Luật sở hữu trí Điều 74 Luật sở hữu trí tuệ
tuệ.

Chủ sở hữu

Nhà nước

Thời hạn bảo hộ

Vô thời hạn

Quyền đv SHCN

Không chuyển gia được

Các cá nhân, tập thể và doanh
nghiệp
Thời han 10 năm, được gia hạn
thêm
Chuyển giao được
16


B, Sự khác nhau trong việc bảo hộ CDĐL trong luật của Việt Nam và Hoa Kỳ
Hoa Kỳ bảo hộ chỉ dẫn địa lý thông qua bảo hộ nhãn hiệu. Không giống như các
nước châu Âu hay Việt Nam đã thiết lập hệ thống quy định riêng về bảo hộ Chỉ dẫn
địa lý, Hoa Kỳ để đáp ứng yêu cầu của WTO không thiết lập hệ thống riêng mà thực
hiện bảo hộ CDĐL thông qua hệ thống bảo hộ nhãn hiệu sẵn có của mình.

Theo quan điểm của Hoa Kỳ, CDĐL có thể được coi như một dạng của nhãn hiệu vì
có cùng chức năng như nhãn hiệu, đó là:
 dấu hiệu chỉ nguồn gốc;
 bảo đảm chất lượng
 phương tiện có giá trị trong kinh doanh.
Mỗi quốc gia luôn muốn bảo vệ an toàn cho các tài sản trí tuệ mà mình có, nên luật
SHTT là hoàn toàn cần thiết để đảm bảo cán cân lợi ích cho cả doanh nghiệp và người
tiêu dung. Đa số các nước có các quy định khá giống nhau, vì tuân theo những hiệp
định, quy ước chung. Nhưng trong đó cũng có khá nhiều sự khác biệt trong quy định
của từng nước, họ xây dựng nó vừa phải phù hợp với các hiệp định đa phương, song
phương và còn phải phù hợp với trình độ phát triển và khả năng quản lí của họ.
III. Một số thoả thuận quốc tế về QCDDL
1. HIỆP ĐỊNH VỀ CÁC KHÍA CẠNH LIÊN QUAN TỚI THƯƠNG MẠI CỦA
QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ (AGREEMENT ON TRADE – RELATED ASPECTS
OF IPR – TRIPS)
A, Quy định: Mục 3 - Chỉ dẫn địa lý
Điều 22
Bảo hộ chỉ dẫn địa lý
Trong Hiệp định này chỉ dẫn địa lý là những chỉ dẫn về hàng hoá bắt nguồn từ lãnh
thổ của một Thành viên hoặc từ khu vực hay địa phương thuộc lãnh thổ đó, có chất
lượng, uy tín hoặc đặc tính nhất định chủ yếu do xuất xứ địa lý quyết định.
Liên quan đến chỉ dẫn địa lý, các Thành viên phải quy định những biện pháp pháp
lý để các bên liên quan ngăn ngừa:
a) việc sử dụng bất kỳ phương tiện nào để gọi tên hoặc giới thiệu hàng hoá nhằm
chỉ dẫn hoặc gợi ý rằng hàng hoá đó bắt nguồn từ một khu vực địa lý khác với xuất xứ
thực, với cách thức lừa dối công chúng về xuất xứ địa lý của hàng hoá;

17



b) bất kỳ hành vi sử dụng nào cấu thành một hành vi cạnh tranh không lành mạnh
theo ý nghĩa của Điều 10bis Công ước Paris (1967).
Mỗi Thành viên phải, mặc nhiên nếu pháp luật quốc gia cho phép như vậy hoặc theo
yêu cầu của bên liên quan, từ chối hoặc huỷ bỏ hiệu lực đăng ký nhãn hiệu hàng hoá
có chứa hoặc được cấu thành bằng một chỉ dẫn địa lý dùng cho hàng hoá không bắt
nguồn từ lãnh thổ tương ứng, nếu việc sử dụng chỉ dẫn đó trên nhãn hiệu hàng hoá cho
những hàng hoá như vậy tại nước Thành viên đó khiến công chúng hiểu sai về xuất xứ
thực.
Quy định tại các khoản 1, khoản 2 và khoản 3 trên đây phải được áp dụng đối với
cả các chỉ dẫn địa lý mặc dù đúng theo nghĩa đen về lãnh thổ, khu vực hoặc địa
phương là nơi xuất xứ của hàng hoá, nhưng lại làm công chúng hiểu là hàng hoá đó
bắt nguồn từ lãnh thổ khác.
Điều 23
Bảo hộ bổ sung đối với các chỉ dẫn địa lý dùng cho rượu vang và rượu mạnh
Mỗi Thành viên phải quy định những biện pháp pháp lý để các bên liên quan ngăn
ngừa việc sử dụng một chỉ dẫn địa lý của các rượu vang cho những loại rượu vang
không bắt nguồn từ lãnh thổ tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó hoặc sử dụng chỉ dẫn địa
lý của rượu mạnh cho những loại rượu mạnh không bắt nguồn từ lãnh thổ tương ứng
với chỉ dẫn địa lý đó, kể cả trường hợp có nêu chỉ dẫn về xuất xứ thật của hàng hoá
hoặc chỉ dẫn địa lý được sử dụng dưới dạng dịch hoặc được sử dụng kèm theo các từ
như "loại", "kiểu", "dạng", "phỏng theo" hoặc những từ tương tự như vậy. [4]
Việc đăng ký một nhãn hiệu hàng hoá dùng cho rượu vang, có chứa hoặc được cấu
thành bằng chỉ dẫn địa lý của rượu vang, hoặc nhãn hiệu hàng hoá dùng cho rượu
mạnh, có chứa hoặc được cấu thành bằng chỉ dẫn địa lý của rượu mạnh phải bị từ chối
hoặc bị huỷ bỏ hiệu lực, một cách mặc nhiên nếu pháp luật quốc gia của Thành viên
cho phép như vậy, hoặc theo yêu cầu của bên liên quan, đối với những loại rượu vang
hoặc rượu mạnh không có xuất xứ tương ứng.
Mỗi chỉ dẫn địa lý trong số các chỉ dẫn địa lý đồng âm dùng cho rượu vang đều
được bảo hộ phù hợp với quy định tại khoản 4 Điều 22. Mỗi Thành viên phải xác định
các điều kiện thực tế để các chỉ dẫn đồng âm được phân biệt với nhau trong đó phải

bảo đảm đối xử công bằng với các nhà sản xuất và bảo đảm để người tiêu dùng không
bị lừa dối.
18


Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo hộ các chỉ dẫn địa lý dùng cho rượu vang,
Hội đồng TRIPS phải tiến hành các cuộc đàm phán về việc thành lập một hệ thống đa
phương để thông báo và đăng ký các chỉ dẫn địa lý dùng cho rượu vang cần được bảo
hộ tại các nước Thành viên tham gia hệ thống đó.
B, Cơ chế giải quyết tranh chấp
Điều 64
Giải quyết tranh chấp
Các quy định tại các Điều XXII và XXIII của GATT 1994 được chi tiết hoá và áp
dụng trong Thoả thuận về giải quyết tranh chấp (*) phải được áp dụng đối với việc
thương lượng và giải quyết tranh chấp theo Hiệp định này, nếu không có quy định cụ
thể khác trong Hiệp định này.
Trong thời hạn 5 năm kể từ ngày Hiệp định WTO bắt đầu có hiệu lực, không được
áp dụng các điểm 1(b) và điểm 1(c) Điều XXIII của GATT 1994 để giải quyết các
tranh chấp theo Hiệp định này.
Trong suốt thời hạn được quy định tại khoản 2, Hội đồng TRIPS phải nghiên cứu
phạm vi và thể thức đơn kiện thuộc loại quy định tại các điểm 1(b) và điểm 1(c) điều
XXIII của GATT nộp theo Hiệp định này, và đề xuất ý kiến để Hội nghị Bộ trưởng
thông qua. Hội nghị Bộ trưởng chỉ được ra quyết định thông qua những ý kiến đề xuất
đó hoặc quyết định kéo dài thời hạn nêu tại khoản 2 trên cơ sở nhất trí, và ý kiến đề
xuất đã được thông qua phải có hiệu lực đối với tất cả các Thành viên mà không phải
qua bất kỳ một thủ tục chấp nhận nào khác.
2. BẢO HỘ CHỈ DẪN ĐỊA LÝ DỰA TRÊN NHÃN HIỆU THEO QUY ĐỊNH
CỦA HOA KỲ
2.1. Quan điểm của Hoa Kỳ về bảo hộ chỉ dẫn địa lý


Hoa Kỳ bảo hộ chỉ dẫn địa lý thông qua bảo hộ nhãn hiệu. Không giống như các nước
châu Âu hay Việt Nam đã thiết lập hệ thống quy định riêng về bảo hộ Chỉ dẫn địa lý,
Hoa Kỳ để dáp ứng yêu cầu của WTO không thiết lập hệ thống riêng mà thực hiện bảo
hộ CDĐL thông qua hệ thống bảo hộ nhãn hiệu sẵn có của mình.
2.2. Nguyên nhân lựa chọn hình thức bảo hộ này

19


Về mặt lịch sử, Hoa Kỳ là một quốc gia trẻ, không có nhiều các chỉ dẫn địa lý nổi
tiếng, đặc thù tới mức khó có thể tìm thấy sản phẩm tương tự ở khu vực địa lý khác.
Hoa Kỳ cho rằng mức độ bảo hộ chỉ dẫn địa lý cao có thể tạo ra những rào cản
thương mại, ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của các nhà sản xuất, cản trở nhập
khẩu. Chính vì vậy, Hoa Kỳ không tham gia vào Thoả ước Madrid lẫn Thoả ước
Lisbon. Trong khuôn khổ thực thi nghĩa vụ pháp lý quốc tế theo Hiệp định TRIPs, Hoa
Kỳ đã lựa chọn hình bảo hộ chỉ dẫn địa lý thông qua hệ thống pháp luật hiện hành về
nhãn hiệu với các sửa đổi và bổ sung cho phù hợp với các quy định tối thiểu của Hiệp
định này.
2.3. Hệ thống bảo hộ chỉ dẫn địa lý của Hoa Kỳ

Hoa Kỳ và các quốc gia khác xếp nhãn hiệu thương mại, nhãn hiệu chứng nhận và
nhãn hiệu tập thể theo đầu đề chung là Luật thương mại (đặc biệt là luật về nhãn hiệu
và luật cạnh tranh không lành mạnh ở Hoa Kỳ).
Hoa Kỳ không có đăng ký cho chỉ dẫn địa lý và vì thế chỉ dẫn địa lý được đăng ký
thông qua xem xét mỗi nhãn hiệu đăng ký để xem có đủ điều kiện để được xem là chỉ
dẫn địa lý không. Điều này có thể khó khăn vì một số nhãn hiệu sử dụng tên địa lý
nhưng không đủ điều kiện được gọi là chỉ dẫn địa lý.
2.4. Lợi ích của việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý thông qua hệ thống nhãn hiệu

Theo quan điểm của Hoa Kỳ, việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý như một nhãn hiệu chứng

nhận hoặc nhãn hiệu tập thể cho phép sử dụng hệ thống nhãn hiệu sẵn có và đã quen
thuộc với các doanh nghiệp trong và ngoài Hoa Kỳ. Hơn nữa, nó không đòi hỏi chính
phủ hoặc người đóng thuế phải chi thêm phương tiện, tài chính hoặc nhân sự để thiết
kế một hệ thống bảo hộ chỉ dẫn địa lý riêng. Toàn bộ hệ thống nhãn hiệu từ nộp đơn,
đăng ký, phản đối, hủy bỏ, xét xử và thực thi đều có thể áp dụng cho chỉ dẫn địa lý.
Ngoài ra, hệ thống cũng dễ thích nghi cho tất cả các chỉ dẫn địa lý, không chỉ cho các
tên địa danh mà còn cho các từ, khẩu hiệu, hình ảnh, dấu hiệu ba chiều, màu sắc hoặc
thậm chí cả âm thanh và mùi vị.
Bên cạnh đó, để thực hiện các yêu cầu bảo hộ một cách thực chất chỉ dẫn địa lý
và nhãn hiệu theo quy định của TRIPS, hệ thống này cũng đáp ứng các yêu cầu về quy
chế đối xử quốc gia và thực thi quyền. Hệ thống cũng tạo ra cơ chế tự điều chỉnh : các
doanh nghiệp cạnh tranh, hoặc các chủ nhãn hiệu trong vùng địa lý luôn không ngần
20


ngại đưa ra để yêu cầu xử lý các vụ việc về xâm phạm quyền hoặc không đảm bảo các
tiêu chuẩn chứng nhận … Do vậy, chính quyền không phải tạo một nguồn lực thực thi
bổ sung để giải quyết vấn đề đó. Hơn nữa, các chủ tư nhân cũng không bắt buộc phải
đợi chính quyền thực thi các biện pháp chống lại hành vi xâm phạm quyền hoặc gửi
thông báo về việc sử dụng trái phép. Chủ nhãn hiệu có thể quyết định khi nào thì hành
động và có thể thực hiện ngay lập tức, tại thời điểm có dấu hiệu đầu tiên về sự xâm
phạm, do đó giữ được ưu thế trước khi họ hướng vào đối thủ cạnh tranh cụ thể.
3. Cách thức bảo hộ chỉ dẫn địa lý ở nước ngoài
 Đăng ký chỉ dẫn địa lý tại nước muốn bảo hộ
 Bảo hộ chỉ dẫn địa lý dựa trên cơ sở bảo hộ nhãn hiệu
 Luật chống cạnh tranh không lành mạnh
IV. Thực tiễn bảo hộ QCDĐL tại Việt Nam
1. Thực trạng bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Việt Nam
Hiện nay, ở Việt Nam có 63 sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Có thể nói, các
sản phẩm được cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý không chỉ đa dạng về loại

hình sản phẩm (hoa, quả, thực phẩm, sản phẩm tiêu dùng), mà còn có tính đại diện cho
các vùng miền trên khắp cả nước: Từ miền núi phía Bắc (Hà Giang), Đông Bắc Bộ
(Quảng Ninh) tới Bắc Trung Bộ (Thanh Hóa) cho đến cả Đồng bằng sông Cửu Long
(Vĩnh Long, Bạc Liệu).
Trong đó, sản phẩm nước mắm Phú Quốc được đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại thị
trường châu Âu. Điều này mang lại các giá trị kinh tế và cả ý nghĩa chính trị to lớn cho
Việt Nam nói chung và Phú Quốc nói riêng.
Tuy nhiên, trên thực tế các chỉ dẫn địa lý của Việt Nam thường được giao bảo tồn,
phát triển và sử dụng cho một tổ chức, cơ quan ở địa phương. Các chỉ dẫn địa lý được
khai thác và giám sát lỏng lẻo khiến cho nạn giả nhái các chỉ dẫn địa lý diễn ra ở nhiều
nơi. Cũng đã có những bài học về các chỉ dẫn địa lý của Việt Nam bị đánh cắp ở nước
ngoài.

21


Sự việc “Cà phê Buôn Ma Thuột” bị đăng ký và dùng tại thị trường Trung Quốc vào
năm 2011 là một ví dụ. Sau sự việc đó, các cơ quan chức năng tỉnh Đắk Lắk và Trung
ương đã rất vất vả để đưa chỉ dẫn địa lý này về đúng “chỗ” của nó.
Thêm vào đó, hiện chưa có cơ quan kiểm soát bên ngoài về chất lượng sản phẩm
mang chỉ dẫn địa lý. Cơ quan quản lý Nhà nước vừa là chủ thể quản lý, kiểm soát chất
lượng đồng thời thực hiện cả những hoạt động như tổ chức tập thể, dẫn đến tình trạng
không phân biệt hoạt động kiểm soát nội bộ và kiểm soát ngoại vi chất lượng sản
phẩm.
Một trong những khó khăn trong việc bảo hộ ở Việt Nam hiện nay là tập hợp được
những nhà sản xuất lại với nhau. Không ít nhà sản xuất hay nông dân do không hiểu
hết giá trị của bảo hộ mang lại nên đã không hợp tác tích cực, thậm chí còn cạnh tranh
không lành mạnh, ảnh hưởng đến việc hình thành các sản phẩm mang đăc trưng riêng
của một vùng.
Bên cạnh đó, các chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam tuy có nhiều tiềm năng phát triển,

nhưng việc đăng ký và bảo hộ ở nước ngoài lại còn nhiều hạn chế, vướng mắc do thiếu
đầu tư kinh phí. Thêm vào đó, chiến lược xây dựng phát triển bền vững ở thị trường
nước ngoài cũng gần như bị bỏ ngỏ.
2. Bài toán nâng cao hiệu quả bảo hộ chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam
Để góp phần nâng cao hiệu quả bảo hộ chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam, trong bài viết
“Kinh nghiệm bảo hộ chỉ dẫn địa lý trên thế giới” được đăng trên báo Kinh tế và Dự
báo, số 23 tháng 12/2014, tác giả Vũ Tuấn Hưng đã chỉ ra một số giải pháp sau:
Một là, tăng cường khâu quản lý, kiểm soát về chất lượng đối với các sản phẩm,
dịch vụ mang chỉ dẫn địa lý. Có sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan thẩm quyền từ
quản lý thị trường, quản lý sản xuất, đến phòng chống các loại hàng giả, hàng nhái và
hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Đồng thời, chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ thông tin cho các đơn
vị quản lý thuộc Cục Sở hữu trí tuệ để đảm bảo thường xuyên cập nhật thông tin về
bảo hộ chỉ dẫn địa lý, phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm, góp phần tạo
môi trường lành mạnh cho mỗi sản phẩm, dịch vụ gắn với chỉ dẫn địa lý.
22


Hai là, huy động tối đa sức mạnh của các tổ chức, cá nhân liên quan đến bảo hộ chỉ
dẫn địa lý. Mặc dù chỉ dẫn địa lý thuộc sở hữu Nhà nước, nhưng việc sử dụng và khai
thác chỉ dẫn địa lý thuộc về các cá nhân và tổ chức liên quan của khu vực địa lý. Vì
vậy, thành phần tham gia tổ chức tập thể cần có đại diện của cả cơ sở sản xuất và các
hộ kinh doanh để đảm bảo quyền lợi cho tất cả các tổ chức và cá nhân trong chuỗi hoạt
động liên quan đến quản lý chỉ dẫn địa lý.
Ba là, đẩy mạnh triển khai các hoạt động trong khuôn khổ các thỏa thuận chương
trình, dự án hợp tác song phương và đa phương về sở hữu trí tuệ mà Việt Nam đã ký
kết, như: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế
giới (WIPO), Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu á - Thái Bình Dương (APEC), Hiệp định
đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP),…. Từ đó, tăng cường mở rộng các hoạt động
hợp tác quốc tế về chỉ dẫn địa lý nói riêng và sở hữu trí tuệ nói chung, nhằm phục vụ

cho quá trình phát triển của toàn bộ hệ thống sở hữu trí tuệ của Việt Nam.

PHẦN 2: TÌNH HUỐNG TRANH CHẤP THỰC TẾ
I. Case 1: Tranh chấp giữa việc sử dụng nhãn hiệu Bưởi Tân Triều giữa doanh
nghiệp tư nhân Quê hương Tân Triều và uỷ ban nhân dân Đồng Nai.
1. Tóm tắt vụ việc:
Bưởi Tân Triều vốn là đặc sản có chất lượng cao và hương vị độc đáo trồng tại
huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai) với diện tích hiện trên 1.400ha với sản lượng gần 11.000
tấn. Không chỉ trái, các sản phẩm từ bưởi Tân Triều hiện có mặt khắp cả nước, trong
các siêu thị lớn mà được xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới.
Năm 2009, Sở KHCN Đồng Nai đã triển khai dự án “Xác lập quyền chỉ dẫn địa lý
cho sản phẩm bưởi Tân Triều huyện Vĩnh Cửu”. Theo sở, sau khi hoàn thành, nhãn
hiệu bưởi Tân Triều sẽ được xem là thành quả chung của hàng trăm nông dân trồng
bưởi vùng Tân Triều - Vĩnh Cửu.
Tuy nhiên khi hồ sơ đến Cục SHTT, năm 2011, cục thông báo nhãn hiệu “Tân
Triều” đã được đăng ký bảo hộ độc quyền số 97289, ngày 11/12/2006 cho doanh
nghiệp tư nhân Quê Hương Tân Triều (TP.Biên Hòa - Đồng Nai), nên không thể xác
lập quyền chỉ dẫn địa lý.
Tranh chấp bắt đầu khi sở KHCN cho rằng để đúng luật và hài hòa lợi ích thì DN có
thể làm đơn bãi bỏ quyền được bảo hộ nhãn hiệu và sau khi được cấp chứng nhận chỉ
23


dẫn địa lý, DN vẫn có thể sử dụng chung nhãn hiệu này với những nông dân khác.
Nhưng DNTN Quê Hương Tân Triều không đồng ý bởi nhãn hiệu của DN đã được cơ
quan đúng chức năng cấp và suốt từ 2006 tới nay sử dụng hợp pháp và sự nổi danh của
bưởi Tân Triều có công đầu và lớn nhất chính là DN. Từ đó dẫn đến vụ kiện tranh
chấp giữa quyền chỉ dẫn địa lý Tân Triều giữa Doanh nghiệp và uỷ ban nhân dân tỉnh
Đồng Nai.


1.1. Đối tượng vấn đề:
Đối tượng sở hữu trí tuệ ở trường hợp này là chỉ dẫn địa lý, cụ thể là chỉ dẫn địa lý
“Tân Triều” dùng cho sản phẩm bưởi Đường Lá Cam Tân Triều và bưởi Ổi Tân Triều.
Cục Sở hữu trí tuệ đã ban hành Quyết định số 2837/QĐ-SHTT về việc cấp Giấy chứng
nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý số 00031 cho sản phẩm này.
Chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý bưởi Tân Triều là Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Nai.
1.2. Các bên tham gia:
Về phía doanh nghiệp tư nhân Quê Hương Tân Triều:
Nhãn hiệu “Tân Triều” đã được Cục SHTT cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn
hiệu số 97289 ngày 11-12-2006 cho Doanh nghiệp tư nhân Quê Hương Tân Triều cho
nhiều mặt hàng không chỉ liên quan tới trái bưởi như nem bưởi, trái cây tươi (bưởi,
cam, chôm chôm, măng cụt, xoài) nước trái cây, nước ép hoa quả, nước ép bưởi, nước
khoáng, nước uống có ga, rượu trái cây, rượu bưởi...
Ông Nguyễn Thanh Sang (GĐDN) vốn sinh ra ở làng bưởi Tân Triều. Với quyết
tâm tạo dựng thương hiệu cho bưởi Tân Triều, cuối năm 2003, ông Sang đã thành lập
website về bưởi (www. buoibienhoa.vn), lập DNTN Quê Hương Tân Triều với mục
đích phát triển đặc sản quê hương. Năm 2004, ông lặn lội ra tận Hà Nội tìm đến Viện
KHCN mua máy xử lý ozon xử lý bưởi để bưởi tươi đẹp. Sau đó, ông Sang còn chế
biến làm ra hàng loạt sản phẩm từ bưởi như nem, rượu v.v... rồi đem đi triển lãm, dự
festival nhiều nơi nhằm quảng bá thương hiệu. Với sự gầy dựng miệt mài đó, bưởi Tân
Triều đã có mặt ở khắp các siêu thị lớn như: Maximark, Co.opMart, Big C. Bản thân
ông Sang và DN cũng được các phương tiện thông tin đại chúng ghi nhận và ca ngợi là
người đầu tiên đưa bưởi Tân Triều xuất khẩu đi khắp các nước như Đức, Hà Lan... nếu
trả lại nhãn hiệu thì sau đó ai sẽ quản lý nhãn hiệu? Và liệu được sử dụng chung thì
nhãn hiệu có bị mất uy tín? Lợi nhuận và thành quả của DN suốt mấy năm qua có bị
thiệt hại sau khi từ bỏ nhãn hiệu?
24


Về phía sở KH và CN:



DN có thể làm đơn bãi bỏ quyền được bảo hộ nhãn hiệu và sau khi được

cấp chứng nhận chỉ dẫn địa lý, DN vẫn có thể sử dụng chung nhãn hiệu này với những
nông dân khác.
Xem xét lại tiến trình đăng ký bảo hộ của DN cho thấy, năm 2005 UBND tỉnh đã có
văn bản số 8331 ngày 23-12-2005 về việc “Không chấp nhận cho sử dụng địa danh
Tân Triều, Biên Hòa” làm nhãn hiệu hàng hóa. Theo nội dung văn bản này thì tỉnh
không chấp thuận cho DNTN Quê Hương sử dụng tên địa danh “Tân Triều, Biên Hòa”
như nhãn hiệu hàng hóa hay yếu tố cấu thành nhãn hiệu hàng hóa để nộp đơn đăng ký
quyền sở hữu trí tuệ. Bên cạnh đó, cũng theo văn bản này, DN chỉ được phép sử dụng
địa danh Biên Hòa, Tân Triều gắn trên sản phẩm bưởi với điều kiện sản phẩm phải có
nguồn gốc xuất xứ từ địa bàn huyện Vĩnh Cửu và đạt yêu cầu về phẩm chất, chất
lượng do Hội làm vườn huyện Vĩnh Cửu và cơ quan quản lý quy định. Tuy nhiên, sau
đó DN đã ủy quyền cho Văn phòng luật sư tại TP. Hồ Chí Minh làm các thủ tục xin
bảo hộ ở Cục SHTT, và cuối 2006 đã được chấp nhận.
DN đã chủ động gửi đơn lên xin phép UBND tỉnh, tức là đã biết quy định rằng chỉ
khi được phép của chính quyền địa phương, DN mới được sử dụng địa danh để đăng
ký nhãn hiệu. UBND tỉnh từ chối mà DN vẫn làm thủ tục đăng ký ở Cục SHTT thì rõ
ràng DN đã sai. Tuy nhiên, không hiểu do nhầm lẫn hay do không biết rằng Tân Triều
là địa danh (theo Luật SHTT, cá nhân hay tập thể muốn đăng ký một tên địa phương
làm nhãn hiệu thì phải được sự cho phép của chính quyền địa phương) mà Cục SHTT
đã cấp văn bằng bảo hộ chính thức cho DNTN Quê Hương vào cuối năm 2006 và
nhãn hiệu này trên thực tế đã được DN sử dụng hợp pháp cho đến nay.

1.3. Cơ sở pháp lý:
Theo quy định tại Điều 96, Luật Sở hữu trí tuệ: Văn bằng bảo hộ bị huỷ bỏ toàn
bộ hiệu lực trong trường hợp người nộp đơn đăng ký không có quyền đăng ký nhãn
hiệu; Đối tượng sở hữu công nghiệp đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ; Tổ chức, cá nhân có

quyền yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp huỷ bỏ hiệu lực văn
bằng bảo hộ đối với trường hợp văn bằng bảo hộ được cấp do sự không trung thực của
người nộp đơn. Áp dụng các quy định nêu trên

25


Theo quy định tại Điều 19 Nghị định 103/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Sở hữu trí
tuệ về sở hữu công nghiệp và Khoản 2 Điều 1 Nghị định 122/2010/NĐ-CP thì quyền
sở hữu của Nhà nước đối với chỉ dẫn địa lý được quy định cụ thể như sau:
Cơ quan, tổ chức có quyền quản lý chỉ dẫn địa lý quy định tại khoản 4 Điều 121
của Luật Sở hữu trí tuệ bao gồm:
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có khu vực địa lý
tương ứng với chỉ dẫn địa lý trong trường hợp chỉ dẫn địa lý thuộc một địa phương;
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là đại diện theo uỷ quyền
của các Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác nơi có khu vực
địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý trong trường hợp chỉ dẫn địa lý thuộc nhiều địa
phương;
Cơ quan, tổ chức được Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương trao quyền quản lý chỉ dẫn địa lý với điều kiện cơ quan, tổ chức đó đại diện cho
quyền lợi của tất cả các tổ chức, cá nhân được trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý theo
quy định tại khoản 4 Điều 121 của Luật Sở hữu trí tuệ.
Tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý được phép thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với
chỉ dẫn địa lý quy định tại khoản 2 Điều 123, Điều 198 của Luật Sở hữu trí tuệ.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xác định các loại đặc sản,
các đặc tính của sản phẩm, quy trình sản xuất các các đặc sản mang chỉ dẫn địa lý
thuộc phạm vi quản lý của bộ, ngành, địa phương.
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiến hành nộp đơn
đăng ký và tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý cho các đặc sản của địa phương và cấp phép

để đăng ký nhãn hiệu chứng nhận đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý
đặc sản địa phương.

1.4. Kết luận và bài học rút ra
Cục Sở hữu trí tuệ cho rằng: Doanh nghiệp Quê Hương Tân Triều đã không trung
thực khi đăng ký nhãn hiệu. Trước khi đăng ký nhãn hiệu “Tân Triều”, Doanh nghiệp
Quê Hương Tân Triều đã tìm hiểu các quy định liên quan đến việc đăng ký bảo hộ
26


nhãn hiệu là địa danh “Tân Triều” nên đã xin phép UBND tỉnh Đồng Nai và đã được
UBND tỉnh Đồng Nai thông báo bằng văn bản số 8331 ngày 23/12/2005 không cho
phép Doanh nghiệp Quê Hương Tân Triều sử dụng địa danh này làm nhãn hiệu độc
quyền cho riêng mình. Tuy nhiên, Doanh nghiệp Quê Hương Tân Triều đã thông qua
đại diện của mình vẫn làm thủ tục đăng ký nhãn hiệu “Tân Triều” và trên các đơn yêu
cầu Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ trí tuệ cho nhãn hiệu “Tân Triều”.


Như vậy, để nhãn hiệu được bảo hộ, khi đăng ký bảo hộ, Doanh nghiệp Quê

Hương Tân Triều đã không cung cấp 2 thông tin quan trọng: Một là, “Tân Triều” là
một địa danh và địa danh này liên quan đến một vùng sản xuất bưởi có tiếng tại Đồng
Nai; Hai là: Doanh nghiệp Quê Hương Tân Triều không được UBND tỉnh Đồng Nai
cho phép đăng ký và sử dụng nhãn hiệu này. Việc dấu 2 thông tin này và chỉ mô tả
nhãn hiệu “Tân Triều” là “tên của người nộp đơn” tại các đơn đăng ký nhãn hiệu dẫn
tới việc các văn bằng bảo hộ được cấp cho Doanh nghiệp Quê Hương Tân Triều trên
cơ sở thiếu thông tin bởi sự không trung thực của người nộp đơn. Hơn nữa, địa danh
“Tân Triều” đã gắn liền với sự nổi tiếng của bưởi Tân Triều và có quá trình hình thành
từ rất lâu (trước khi Doanh nghiệp Quê Hương Tân Triều đăng ký nhãn hiệu này).
Nhưng cũng thừa nhận rằng suốt 6 năm qua, doanh nghiệp tư nhân Quê Hương Tân

Triều đã có công lớn trong việc đưa nhãn hiệu bưởi Tân Triều nổi danh như hiện nay.
Vì vậy, theo Sở KH&CN Đồng Nai, khi Đề án “Xác lập quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý
cho sản phẩm bưởi Tân Triều huyện Vĩnh Cửu” được chứng nhận, doanh nghiệp hoàn
toàn có thể sử dụng chung tên “Tân Triều” với nông dân.
II. Case 2: Tranh chấp về chỉ dẫn “ chè Tân Cương”

1. Tóm tắt lại vụ việc
Sản phẩm chè của vùng Tân Cương đã được cấp văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý
(CDĐL) tại Quyết định số: 1144/QĐ-SHTT ngày 20-9-2007 của Cục Sở hữu trí tuệ
(SHTT). Sau khi được bảo hộ, CDĐL “Tân Cương” đã góp phần làm tăng sức cạnh
của sản phẩm trên thị trường, nâng cao được các giá trị về kinh tế, văn hoá, xã hội
của sản phẩm. CDĐL “Tân Cương” đã góp phần quan trọng thúc đẩy sản xuất chè
của vùng chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ.
Tuy nhiên, việc khai thác, sử dụng và phát triển CDĐL “Tân Cương” hiện nay còn
nhiều hạn chế. Trên thị trường cả trong và ngoài tỉnh hiện vẫn tồn tại nhiều sản
phẩm chè xâm phạm quyền SHTT đối với CDĐL “Tân Cương”.
27


×