I Khái quát về cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4
1 Khái niệm
Cách mạng công nghiệp 4.0 là cuộc cách mạng thay đổi về phương thức sản
xuất, phát triển của thế giới được xây dựng dựa trên nền tảng công nghệ số. Đây là
cuộc cách mạng lần thứ tư trong chiều dài lịch sử tồn tại và thay đổi địa cầu của
loài người sau ba cuộc cách mạng công nghiệp trước đây bắt đầu từ thế kỉ XVIII.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư được coi là kỉ nguyên của trí tuệ
thông minh nhân tạo, Internet of things, điện toán đám mây, công nghệ nano, vật
liệu mới, phương tiện tự hành... Đó là những công nghệ giúp kết nối hàng tỉ người
trong cùng một nền tảng, thay đổi về cách thức hoạt động và hiệu quả kinh doanh
của tất cả các tổ chức, tạo ra các lĩnh vực hoạt động kinh tế mới và đặc biệt là thay
đổi cơ bản về cách thức sống của con người.
Các diễn đàn kinh tế trên toàn cầu đã đánh giá thế giới đang ở trong giai
đoạn phát triển với tốc độ cao nhất của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Đây là cơ hội cho các nước kém phát triển và đặc biệt là cho các nước đang phát
triển tận dụng để theo kịp với toàn thế giới.
2 Đặc điểm
Đặc trưng thứ nhất: cách mạng công nghiệp 4.0 được xây dựng trên nền tảng
của sự phát triển và tác động khổng lồ của công nghệ số. Đó là sự hợp nhất các công
nghệ, làm mờ đi ranh giới giữa các các lĩnh vực vật lý, kỹ thuật số và sinh học. Cách
mạng công nghiệp 4.0 tạo điều kiện thuận lợi cho việc tạo ra các nhà máy thông
minh, với sự quản lý và trợ giúp tối đa từ máy móc công nghệ cao.
Với sự phát triển của Internet vạn vật {Internet of Things - IoT), các hệ thống
máy móc vật lý sẽ tương tác với nhau và với con người theo thời gian thực, phục vụ
con người thông qua mạng Internet dịch vụ. Công nghệ hiện tại đã cho phép hàng tỷ
người kết nối mạng mọi lúc, mọi nơi thông qua các thiết bị di động, cho phép xử lý,
lưu trữ, và tiếp cận tri thức không giới hạn.
Thứ hai, cách mạng công nghiệp 4.0 có thể mở ra kỷ nguyên mới của đầu tư,
năng suất và mức sống gia tăng. Sự áp dụng thành công trong lĩnh vực khoa học
robot, Internet vạn vật, dữ liệu lớn (Big data), điện thoại di động và công nghệ in 3D
(3D printing) sẽ thúc đẩy năng suât lao động toàn cầu như những gì mà máy tính cá
1
nhân và mạng Internet đã làm được vào cuối những năm 1990. Nhờ vào công nghệ
mà những lĩnh vực mới được ra đời, cung cấp thêm nhiều việc làm với thu nhập cao
cho xã hội. Đối với các nhà đầu tư cuộc cách mạng công nghiệp lần này sẽ mở ra cơ
hội cho lợi nhuận khổng lồ, lớn hơn rất nhiều những gì các cuộc cách mạng trước
mang lại.
Thứ ba, cách mạng công nghiệp 4.0 có một tốc độ phát triển, phạm vi và mức độ
tác động khổng lồ. Tốc độ của những đột phá hiện nay chưa hề có tiền lệ trong lịch
sử. So với các cuộc cách mạng công nghiệp trước đây, cách mạng công nghiệp 4.0
đang phát triển với tốc độ ở cấp số nhân chứ không phải cấp số cộng. Hơn nữa, nó
đang làm biến đổi hầu hết nền công nghiệp ở mọi quốc gia cả về bề rộng và chiều sâu
trong toàn bộ các hệ thống sản xuất, quản lý và quản trị. Ai cũng có thể tham gia vào
cuộc cách mạng này, không chỉ là tốc độ, mà còn là quy mô phát triển đáng kinh
ngạc.
3 Một số nội dung chụ cột của cách mạng 4.0
3.1
Internet
a. Khái niệm
Internet là một hệ thống thông tin toàn cầu có thể được truy nhập công cộng
gồm các mạng máy tính được liên kết với nhau. Hệ thống này truyền thông tin theo
kiểu nối chuyển gói dữ liệu (packet switching) dựa trên một giao thức liên mạng đã
được chuẩn hóa (giao thức IP). Hệ thống này bao gồm hàng ngàn mạng máy tính nhỏ
hơn của các doanh nghiệp, của các viện nghiên cứu và các trường đại học, của người
dùng cá nhân, và các chính phủ trên toàn cầu.
Từ "Internet" đề cập đến tất cả các cơ sở hạ tầng phần cứng hiện tại trong hệ
thống mạng. Phần cứng này bao gồm hệ thống máy tính, router, dây cáp, bridge, máy
chủ, các tháp di động, vệ tinh và các phần khác.
Tất cả các phần của phần cứng hoạt động theo giao thức Internet Protocol (IP). Các
thiết bị máy tính khác nhau trên Internet được xác định bởi địa chỉ IP của chúng.
b. Những nội dung chính của internet
* Là nhân tố quan trọng nhất trong cuộc cách mạng 4.0 nơi mà vạn vật kết nối.
Trong thời đại Kinh tế số cùng với cuộc đua “Cách mạng Công nghiệp 4.0”, vai
2
trò Internet ngày càng trở nên quan trọng và là nền tảng, là cầu nối của mọi hoạt động
kinh tế, xã hội quốc gia. Các hoạt động trong thế giới số đều phải dựa trên các nguồn
lực cơ bản đầu tiên, đó là tài nguyên Internet. Vì thế, vai trò của nó rất quan trọng, có
thể nói là sống còn đối với các quốc gia, doanh nghiệp.
Internet là công cụ tiện lợi nhất để truyền tải một số lượng thông tin lớn với tốc
độ nhanh đến hàng triệu người trên toàn thế giới. Chỉ cần một cái máy tính được kết
nối Internet, mọi người đều giống như có trong tay mình một quyển bách khoa toàn
thư, có thể tìm kiếm những thông tin mà mình cần. Lượng thông tin mà Internet cung
cấp là không giới hạn. Thông qua Internet, thông tin được cập nhật hàng giờ, hàng
ngày, mọi người đều có thể biết được những gì đang xảy ra xung quanh mình và cả
trên thế giới. Với mạng phủ sóng rộng trên toàn cầu, Internet không là của riêng ai.
Mọi người đều có thể sử dụng Internet để truy cập thông tin. Tốc độ truy cập thông tin
trên Internet thì cực kì nhanh, với sự hỗ trợ của những công cụ tìm kiếm như Google,
mọi người có thể tìm kiếm thông tin chỉ trong vài giây. Chỉ cần gõ từ khóa về vấn đề
cần tìm thì hàng loạt thông tin liên quan đến vấn đề đó sẽ hiện ra cho bạn lựa chọn.
* Internet có ảnh hưởng tới mọi hoạt động của đời sống xã hội, internet ngày càng
khẳng định vai trò thiết yếu của mình
Internet thúc đẩy sự phát triển của đời sống xã hội
3
4000
3424
3500
3185
2956
3000
2728
2494
2500
2231
2023
2000
1575
1373
1500
1000
500 414
0
1766
502
665
781
913
1030
1162
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016
Biểu đồ 1: Số lượng người dùng internet trên toàn thế giới từ năm 2000 – 2016
(Đơn vị tính: triệu người)
Nguồn số liệu: www.data.worldbank.org
Với nhiều ưu điểm và tiện ích vượt trội, Internet từ khi ra đời đến nay luôn đóng
một vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, có ảnh hưởng và tác động đến mọi mặt,
mọi lĩnh vực trong đời sống. Biểu đồ trên cho thấy số lượng người dùng Internet tăng
liên tục qua các năm, từ năm 2000 đến năm 2016 số lượng người dùng internet đã tăng
gấp gần 10 lần. Với số lượng người dùng internet khổng lồ, giờ đây đa phần các công
việc hay các giao tiếp với khoảng cách xa được thực hiện trên internet với mức chi phí
tối thiểu. Mọi người sử dụng internet mọi lúc và mọi nơi. Mọi lĩnh vực hoạt động đều
gắn liền với việc sử dụng internet, điều này góp phần phát triển xã hội một cách nhanh
hơn, mạnh hơn.
Cung cấp nguồn thông tin đa dạng
Internet cũng được đánh giá là công cụ tiện lợi nhất để truyền tải một số lượng
thông tin lớn với tốc độ nhanh đến hàng triệu người trên toàn thế giới. Chỉ với một
máy tính được kết nối Internet, người dùng như đang có trong tay mình một quyển
bách khoa toàn thư, có thể tìm kiếm bất cứ thông tin nào.
Lượng thông tin mà Internet cung cấp là không giới hạn. Qua Internet, thông tin
được cập nhật hàng giờ, hàng ngày, mọi người đều có thể biết được những gì đang
4
xảy ra xung quanh mình và cả trên thế giới. Với mạng phủ sóng rộng trên toàn cầu,
Internet không là của riêng ai. Mọi người đều có thể sử dụng Internet để truy cập
thông tin. Đặc biệt, tốc độ truy cập thông tin trên Internet thì cực kì nhanh, với sự
hỗ trợ của những công cụ tìm kiếm như Google, mọi người có thể tìm kiếm thông
tin chỉ trong vài giây. Chỉ cần gõ từ khóa về vấn đề cần tìm thì hàng loạt thông tin
liên quan đến vấn đề đó sẽ hiện ra cho bạn lựa chọn.
Internet là công cụ học tập hữu hiệu
Sự phát triển của internet cũng hỗ trợ tối ưu cho người dùng trong học tập. Nhờ
Internet, mọi người có thể học tập thông qua hình thức học trực tuyến, đặc biệt là
học ngoại ngữ hay tìm kiếm và tải các tài liệu học tập từ trên mạng.
Việc học qua mạng giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian hay có thể dễ dàng
trao đổi trực tuyến với giáo viên khi có những câu hỏi cần được giải đáp. Không
chỉ trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo mà ngay đến chính phủ cũng có một cổng
thông tin điện tử.
Phương tiện giải trí hiệu quả
Trong cuộc sống hiện nay, internet được xem là một phương tiện giải trí hữu ích
của con người. Những hình thức giải trí trên Internet như các trò chơi trực tuyến,
tán gẫu với bạn bè qua các diễn đàn, mạng xã hội giúp cho con người cảm thấy
thoải mái hơn sau khi làm việc, học tập vất vả.
Đồng thời, Internet cũng hình thành ra các ứng dụng, các trang mạng xã hội như
Yahoo, Facebook, Blog, Twitter, Skype,…. Người dùng có thể sử dụng các trang
mạng ấy để học hỏi thêm những điều xung quanh mình, giao lưu kết bạn với những
người bạn phương xa hay đơn giản là viết nên đôi dòng tâm sự của mình, xem các
chương trình giải trí,…
Môi trường kinh doanh lý tưởng
Internet cũng là một môi trường lí tưởng để cho bạn kinh doanh. Hiện nay có
rất nhiều hình thức để bạn có thể kinh doanh bán hàng online như: bán hàng trên
Facebook, tiếp thị liên kết, bán hàng trên các website trung gian,…Không chỉ hữu
ích với cá nhân mà nó còn đem lại nhiều lợi ích cho các công ty, doanh nghiệp.
Đây cũng là một kênh PR công ty, doanh nghiệp vô cùng hiệu quả có thể giúp cho
chúng ta tìm kiếm được những khách hàng tiềm năng hay những hợp đồng làm ăn.
5
c. Internet là xương sống của nền kinh tế toàn cầu
+ Phát triển thương mại điện tử toàn cầu
Thương mại điện tử gồm các hoạt động mua bán hàng hóa và dịch vụ qua
phương tiện điện tử, giao nhận các nội dung kỹ thuật số trên mạng, chuyển tiền
điện tử, mua bán cổ phiếu điện tử, vận đơn điện tử, đấu giá thương mại, hợp tác
thiết kế, tài nguyên mạng, mua sắm công cộng, tiếp thị trực tuyến tới người tiêu
dùng và các dịch vụ sau bán hàng.
Thương mại điện tử được thực hiện đối với cả thương mại hàng hóa (ví dụ
như hàng tiêu dùng, các thiết bị y tế chuyên dụng) và thương mại dịch vụ (ví dụ
như dịch vụ cung cấp thông tin, dịch vụ pháp lý, tài chính); các hoạt động truyền
thống (như chăm sóc sức khỏe, giáo dục ) và các hoạt động mới (ví dụ như siêu thị
ảo). Thương mại điện tử đang trở thành một cuộc cách mạng làm thay đổi cách
thức mua sắm của con người.
Thương mại điện tử không chỉ giới hạn trong biên giới của một quốc gia mà đã
phát triển mở rộng trên phạm vi toàn cầu. Bạn dễ dàng đặt mua một sản phẩm từ các
nước khác như Trung Quốc hay Hoa Kỳ chỉ với vài cú click chuột.
+ Phát triển các ngành dịch vụ trực tuyến
Với một số lượng người dùng internet khổng lồ cùng với tốc độ phản hồi cực
nhanh thì gần như tất cả các dịch vụ có thể phục vụ trực tuyến. Ví dụ như việc đặt
bàn trong các nhà hàng khách sạn, thay vì phải tới tận nơi để đặt bàn như trước đây
thì khách hàng chỉ cần đặt online thông qua hệ thống internet. Điều này giúp tiết kiệm
thời gian và công sức của khách hàng. Thêm vào đó với sự trợ giúp từ công nghệ các
doanh nhiệp và nhà hàng dễ dàng quản lý số lượng yêu cầu mà mình phải tiếp nhận.
Phát triển xu hướng du lịch trực tuyến. Với internet bạn có thể ngồi trước màn
hình máy tính và có thể đi vòng quanh thế giới, chiêm ngưỡng vẻ đẹp của các danh
lam thắng cảnh, sự bí hiểm của các khu rừng nhiệt đới hoặc khám phá tìm hiểu về các
món ăn mà bạn chưa từng thấy trước đây. Du lịch trực tuyến giúp tiết kiệm thời gian
và chi phí dành cho những người có ngân sách eo hẹp. Đây còn là nguồn cung cấp
thông tin thú vị về các địa điểm du lịch nơi mà các bạn chuẩn bị đặt chân tới
Phát triển dịch vụ thanh toán trực tuyến: Thanh toán trực tuyến đang trở thành
phương thức thanh toán phổ biến ở các nước trên thế giới. Thanh toán trực tuyến có
6
những bước phát triển nhanh chóng, tận dụng tối đa những ưu điểm như giảm thời
gian giao dịch, tăng tính tiện lợi, an toàn... cho người sử dụng
+ Tạo ra các xu hướng cung cấp dịch vụ và xu hướng tiêu dùng mới
Như Kinh tế chia sẻ (còn được gọi là sharing economy hoặc tiêu dùng cộng
tác) là mô hình tiêu biểu của nền kinh tế số, được coi là hoạt động tái thiết kinh tế
tận dụng lợi thế sử dụng nguồn tài nguyên của cá nhân (bao gồm cả tài sản vô hình
như kỹ năng, thời gian...) được giới thiệu, hay chia sẻ cho các cá nhân khác có thể
cùng sử dụng thông qua nền tảng phù hợp trên Internet. Ví dụ điển hình của mô
hình kinh tế chia sẻ có thể kể đến như: dịch vụ “Homestay”, cung cấp dịch vụ lưu
trú sử dụng nhà ở; dịch vụ ngồi chung xe di chuyển tới điểm đích đến bằng xe cá
nhân của Uber; dịch vụ sử dụng vật thuộc sở hữu cá nhân; hay dịch vụ cung cấp kỹ
năng chuyên nghiệp của cá nhân trong thời gian rảnh, dịch vụ sử dụng không gian
tại bãi đỗ xe trống...
3.2
IoT
a. Khái niệm:
Internet Of Things viết tắt là IOT chính là internet trong mọi thứ. Và theo
WikiPedia định nghĩa thì IOT chính là mạng lưới vạn vật kết nối Internet hoặc
mạng lưới kết nối thiết bị Internet . Là một kịch bản của thế giới, khi mà mỗi đồ
vật, con người được cung cấp một định danh riêng của nó và tất cả có khả năng
truyền tải, trao đổi thông tin, dữ liệu qua một mạng duy nhất mà không cần đến sự
tương tác trực tiếp giữa người với người, hay người với máy tính.
b. Những nội dung chính của IoT
+ IoT hoạt động như thế nào ?
7
Điều kì diệu ở đây đó chính là cảm
biến. Các thiết bị cần kết nối phải được
tích hợp một chip cảm biến để có thể
chuyển đổi, phát hiện các hiện tượng
trong môi trường tự nhiên và biến nó
thành dữ liệu trong môi trường Internet
để xử lý dữ liệu và tiến hành thực thi
các điều hướng trong mạng Internet đó
theo cách mà người dùng mong muốn.
Lấy ví dụ hệ thống tưới nước cây tự
động như ở trên thì hệ thống sinh thái
của chúng ta phải được gắn 1 bộ cảm
biến dùng để nhận biết các yếu tố như:
nhiệt độ, lượng nước, độ ẩm, thời tiết,
… Sau đó được chuyển thành dữ liệu
và các dữ liệu này được sử dụng và
được thiết lập các thiết lập các chế độ
theo mục đích sử dụng. Và qui trình
này sẽ kết nối và hoạt động trong môi
trường Internet để thông báo và tạo
giao diện đến người dùng.
+ Ảnh hưởng và ý nghĩa của IoT
Khi mà vạn vật đều có chung một mạng kết nối thì việc liên lạc và làm việc
trở nên rất dễ dàng. Con người có thể hiện thực hóa mục đích của mình trong
tương lai. Chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát mọi thứ. Giả sử 1 chiếc ví mà các
bạn đang sử dụng có tích hợp công nghệ IOT. Chúng có nhiệm vụ kiểm tra số
lượng tiền trong ví, kiểm tra ngày hết hạn của các giấy tờ mà các bạn để trong đó
8
như: bảo hiểm y tế, hạn nộp học phí,.. và thông báo tình trạng của nó đến cho
chúng ta biết thông qua các ứng dụng tin nhắn SMS, facebook, skype, zalo,…
Hay như một hệ thống tưới nước tự động cây cối trong gia đình bạn được
tích hợp công nghệ IOT. Giúp bạn điều khiển qui trình chăm sóc cây, tưới nước
cây, thậm chí là bắt sâu bọ,…khi bạn có chuyến đi công tác xa vài ngày hay vài
tháng mà không thể thực hiện được các chức năng đó. Điều đó sẽ trở nên rất đơn
giải khi giả sử mà hệ thống tưới cây tự động và điện thoại hoặc laptop, PC,.. của
bạn được kết nối và mạng lưới Internet và qua đó có thể trao đổi thông tin cũng
như thực thi các câu lệnh mà bạn mong muốn.
Chúng ta có thể tiết kiệm được rất nhiều thời gian cũng như tránh gặp phải
những trường hợp khó khăn khi không làm chủ và quản lý được tất cả mọi vật
xung quanh ta.
+ Một số ứng dụng của IoT:
Ứng dụng trong giao thông vận tải: IoT có thể hỗ trợ tích hợp thông tin liên
lạc, kiểm soát và xử lý thông tin trên các hệ thống giao thông khác
nhau . Ứng dụng của IoT mở rộng cho tất cả các khía cạnh của hệ thống
giao thông. Tương tác động giữa các khía cạnh này cho phép liên lạc nội
bộ, điều khiển giao thông thông minh, bãi đỗ xe thông minh, hệ thống thu
phí điện tử ... Ví dụ, trong Logistic và quản lý tàu, nền tảng IoT có thể liên
tục theo dõi vị trí và điều kiện của hàng hóa và tài sản thông qua các cảm
biến không dây và gửi cảnh báo cụ thể khi xảy ra ngoại lệ (chậm trễ, thiệt
hại, trộm cắp, v.v.).
Ứng dụng trong y tế: Các thiết bị IoT có thể được sử dụng để cho
phép các hệ thống thông báo khẩn cấp và theo dõi sức khỏe từ xa . Các thiết
bị theo dõi sức khỏe này có thể bao gồm từ máy đo huyết áp và nhịp tim
đến các thiết bị tiên tiến có khả năng theo dõi cấy ghép chuyên dụng, như
máy tạo nhịp tim, dây đeo cổ tay điện tử Fitbit hoặc máy trợ thính tiên tiến.
Một số bệnh viện đã bắt đầu triển khai "giường thông minh" có thể phát
hiện khi họ bị chiếm đóng và khi bệnh nhân cố gắng thức dậy. Việc áp dụng
IOT trong chăm sóc sức khỏe đóng vai trò cơ bản trong việc quản lý các
bệnh mãn tính và phòng ngừa và kiểm soát bệnh. Giám sát từ xa được thực
hiện thông qua kết nối các giải pháp không dây mạnh mẽ
9
3.3
Big Data
a. Khái niệm:
Theo định nghĩa của Gartner: “Big Data là tài sản thông tin, mà những thông
tin này có khối lượng dữ liệu lớn, tốc độ cao và dữ liệu đa dạng, đòi hỏi phải có
công nghệ mới để xử lý hiệu quả nhằm đưa ra được các quyết định hiệu quả, khám
phá được các yếu tố ẩn sâu trong dữ liệu và tối ưu hóa được quá trình xử lý dữ
liệu”
Big Data là một thuật ngữ rộng cho các tập dữ liệu quá lớn hoặc phức tạp
đến mức chúng khó xử lý bằng các ứng dụng xử lý dữ liệu truyền thống. Những
thách thứcbao gồm analysis (phân tích), capture (nắm bắt), curation (quản
lý), search (tìm kiếm), sharing (chia sẻ), storage (lưu trữ), transfer (chuyển
giao), visualization (trực quan hóa) và information privacy (bảo mật thông tin)
Từ khi hình thành cho tới đến hết năm 2003, toàn thế giới chỉ có khoảng 5 tỷ
gigabyte dữ liệu. Cũng một lượng dữ liệu như vậy được tạo ra chỉ trong 2 ngày
trong năm 2011. Đến năm 2013, khối lượng dữ liệu này được tạo ra cứ sau mỗi 10
phút. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi mà 90% dữ liệu của toàn thế giới hiện nay
được tạo ra trong một vài năm qua.
b. Những nội dung chính
+ Đặc trưng:
Big data thường đặc trưng với ba V:
Volume: Khối lượng dữ liệu
Variety: Nhiều loại dữ liệu đa dạng
Velocity: Vận tốc mà dữ liệu cần phải được xử lý và phân tích
Dữ liệu tạo thành các kho dữ liệu lớn có thể đến từ các nguồn bao gồm các trang
web, mạng xã hội, ứng dụng dành cho máy tính để bàn và ứng dụng trên thiết bị di
động, các thí nghiệm khoa học, và các thiết bị cảm biến ngày càng tăng và các thiết
bị khác trong internet (IoT).
Khái niệm big data đi kèm với các thành phần có liên quan cho phép các tổ chức
đưa dữ liệu vào sử dụng thực tế và giải quyết một số vấn đề kinh doanh. Bao gồm:
Cơ sở hạ tầng IT cần thiết để hỗ trợ big data.
10
Các phân tích áp dụng với dữ liệu.
Công nghệ cần thiết cho các dự án big data các bộ kĩ năng liên quan.
Và các trường hợp thực tế có ý nghĩa đối với big data.
+ Big Data và Analytics
Điều thực sự mang lại giá trị từ các tổ chức dữ liệu lớn là phân tích dữ liệu. Nếu
không có phân tích, nó chỉ là một tập dữ liệu với việc sử dụng hạn chế trong kinh
doanh.
Bằng cách phân tích dữ liệu lớn, các công ty có thể có những lợi ích như
tăng doanh thu, dịch vụ khách hàng được cải thiện, hiệu quả cao hơn và tăng khả
năng cạnh tranh.
Phân tích dữ liệu liên quan đến việc kiểm tra bộ dữ liệu để thu thập thông tin
chi tiết hoặc rút ra kết luận về những gì chúng chứa, chẳng hạn như các xu hướng
và dự đoán về hoạt động trong tương lai.
Bằng cách phân tích dữ liệu, các tổ chức có thể đưa ra các quyết định kinh
doanh tốt hơn như khi nào và ở đâu nên chạy chiến dịch tiếp thị hoặc giới thiệu
một sản phẩm hoặc dịch vụ mới.
Sự phân tích có thể tham khảo các ứng dụng kinh doanh thông minh hay tiên
tiến hơn. Phép phân tích dự đoán như ứng dụng được các tổ chức khoa học sử
dụng.
Loại phân tích dữ liệu cao cấp nhất là data mining, nơi các nhà phân tích
đánh giá các bộ dữ liệu lớn để xác định mối quan hệ, mô hình và xu hướng.
Phân tích dữ liệu có thể bao gồm phân tích dữ liệu thăm dò ( để xác định các
mẫu và mối quan hệ trong dữ liệu) và phân tích dữ liệu xác nhận ( áp dụng các kĩ
thuật thống kê để tìm ra giả thiết về một bộ dữ liệu có đúng hay không).
Một mảng khác là phân tích dữ liệu định lượng ( hoặc phân tích dữ liệu số
có các biến có thể so sánh theo thống kê) so với phân tích dữ liệu định tính ( tập
trung vào các dữ liệu không phải là dữ liệu cá nhân như video, hình ảnh và văn
bản).
+ Một số ứng dụng:
11
Quản lý chính phủ: Việc sử dụng các dữ liệu lớn trong các quy trình của
chính phủ cho phép tăng hiệu quả về mặt chi phí, năng suất và sự đổi mới, nhưng
không phải là không có sai sót của nó. Phân tích dữ liệu thường yêu cầu nhiều bộ
phận của chính phủ (trung ương và địa phương) hợp tác và tạo ra các quy trình mới
và sáng tạo để mang lại kết quả mong muốn. Dưới đây là một số ví dụ về các sáng
kiến liên quan đến dữ liệu lớn của chính phủ.
• Phân tích dữ liệu lớn đã đóng một vai trò lớn trong chiến dịch bầu cử lại thành
công của Barack Obama năm 2012.
• Chính phủ liên bang Hoa Kỳ sở hữu sáu trong số mười siêu máy tính mạnh nhất
trên thế giới.
• Chính phủ Ấn Độ sử dụng nhiều kỹ thuật để xác định cách thức cử tri Ấn Độ
phản ứng lại hành động cũng như các ý tưởng của chính phủ về thay đổi chính
sách.
Sự phát triển quốc tế: Nghiên cứu về việc sử dụng hiệu quả các công nghệ
thông tin và truyền thông cho mục đích phát triển (hay còn gọi là ICT4D) cho thấy
công nghệ dữ liệu lớn có thể có nhiều đóng góp quan trọng nhưng cũng là thách
thức đối với sự phát triển của quốc tế. Những tiến bộ trong phân tích dữ liệu lớn
giúp giảm chi phí cho việc ra quyết định trong các lĩnh vực quan trọng như chăm
sóc sức khoẻ, việc làm, năng suất kinh tế, tội phạm, an ninh, thiên tai và quản lý tài
nguyên. Tuy nhiên, những thách thức đối với các nước đang phát triển như cơ sở
hạ tầng công nghệ không đầy đủ và sự khan hiếm về kinh tế và nguồn nhân lực sẽ
làm nghiêm trọng thêm các mặt trái của dữ liệu lớn như sự riêng tư hoặc các vấn
đề khác.
II Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đối với
thương mại dịch vụ quốc tế
1 Kinh ngạch thương mại dịch vụ tăng trưởng nhanh
Thị trường DV QT là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi các loại hình dịch vụ
giữa người cung ứng và tiêu dùng DV giữa các nước trên thế giới, nó phản ánh
quan hệ cung cầu giữa các nước.
12
Trong hơn một thập kỷ qua, cùng với sự thay đổi của tình hình và xu hướng
phát triển kinh tế thế giới, mức sống của dân cư, các chính sách của chính phủ các
nước, tình hình cung và cầu dịch vụ ở mỗi quốc gia có sự thay đổi đáng kể. Song
song theo đó là việc áp dụng những thành tựu nổi bật của khoa học kỹ thuật trong
tất cả các lĩnh vực, nhìn chung thị trường dịch vụ quốc tế có nhiều chuyển biến tích
cực. Tốc độ tăng trưởng TMDV luôn cao hơn và có xu hướng ổn định hơn so với
thương mại hàng hóa, thể hiện qua việc quy mô TMDV trong tổng thương mại toàn
cầu gia tăng nhanh và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng giá trị TMQT. Quy
mô cung và cầu dịch vụ quốc tế được thể hiện chủ yếu qua kim ngạch xuất khẩu và
nhập khẩu dịch vụ của các quốc gia trên toàn tế giới.
7.00
30.00%
5.85
6.00
5.20
5.00
4.84
4.41
4.00
4.03
5.43
4.96
25.00%
5.03
4.54
20.00%
3.92
3.60
15.00%
Nghìn t ỷ USD
3.00
10.00%
2.00
5.00%
1.00
-
2008
2009
2010
2011
2012
Giá trị XK
2013
2014
2015
2016
2017
2018
Tỷ trọng XK TMDV
13
0.00%
Biểu đồ 2: Kim ngạch xuất nhập khẩu dịch vụ quốc tế trong giai đoạn 2008-2018
(Đơn vị tính: nghìn tỷ USD)
(Nguồn )
Nhận xét biểu đồ:
Trong giai đoạn 2008-2018, kim ngạch thương mại dịch vụ trên thế giới tăng
trưởng nhanh. Cụ thể:
Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa có xu hướng tăng qua các năm
trong giai đoạn 2008-2018.
Năm 2008, giá trị nhập khẩu đạt 3,92 nghìn tỷ USD, giá trị xuất khẩu
đạt 4,03 nghìn tỷ USD, tuy nhiên đến năm 2009, giá trị này chỉ đạt
ngưỡng 3,49 và 3,6 nghìn tỷ USD, cả hai đều giảm 0,43 nghìn tỷ USD
(tương đương giảm 10,97% và 10,67%) so với năm trước đó. Những
năm sau đó, kim ngạch xuất nhập khẩu tăng trưởng nhanh và đạt mức
ổn định vào năm 2014 với giá trị nhập khẩu tăng 1,64 nghìn tỷ USD và
giá trị xuất khẩu tăng 1,6 nghìn tỷ USD.
Từ năm 2015-2018, kim ngạch xuất nhập khẩu dịch vụ thế giới vẫn giữ
ở mức cao và ổn định. Giá trị xuất nhập khẩu dịch vụ giảm nhẹ ở năm
2015 nhưng chỉ năm sau đó lại có xu hướng tăng nhanh. Đặc biệt trong
năm 2018, giá trị xuất nhập khẩu lần lượt đạt 5,6 và 5,85 nghìn tỷ USD.
Chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu dịch vụ luôn luôn là số dương
và qua các năm, sự chênh lệch này có xu hướng tăng lên, cụ thể, và đầu
giai đoạn (tức năm 2008) mức chênh lệch là 0,11 nghìn tỷ USD nhưng
đến năm 2018, con số này đạt 0,25 nghìn tỷ USD và đây cũng là năm
có mức chênh lệch lớn nhất của cả giai đoạn.
Một số nhận xét về xu hướng gia tăng của TMDV quốc tế qua các năm:
Thương mại dịch vụ ngày càng quan trọng và có xu hướng gia tăng nhanh
hơn so với thương mại hàng hóa trong tổng TMQT (tỉ trọng thương mại dịch vụ
tăng từ 19,61% năm 2012 lên 22,66% năm 2018), và dự báo rằng xu hướng ngày
sẽ tiếp tục gia tăng hơn trong tương lai.
14
Trong sự tăng trưởng cao và ổn định của thương mại dịch vụ thì các thành
phần dịch vụ có sự biến động khác nhau, trong những năm qua, cơ cấu thương mại
dịch vụ dịch chuyển theo hướng giảm tỷ trọng của dịch vụ vận tải và du lịch
(ngành du lịch có tốc độ tăng trưởng nhanh song lại có xu hướng giảm nhẹ về mặt
tỷ trọng trong tổng TMDV, dịch vụ vận tải phụ thuộc nhiều vào nhu vầu vận tải
hàng hóa của các nước nên giá trị xuất nhập khẩu thường tăng giảm không ổn định
và tỷ trọng có xu hướng giảm nhanh), tăng tỷ trọng của các ngành dịch vụ khác
như dịch vụ viễn thông thông tin, dịch vụ tài chính – ngân hàng, các dịch vụ phân
phối (các dịch vụ sử dụng hàm lượng
công nghệ cao nói chung).
Một số tác động chủ yếu của cuộc
cách mạng công nghệ 4.0 trong tăng
trưởng và sự thay đổi cơ cấu TMDV:
Trong thời kì cả thế giới đang
chuyển mình để bắt kịp xu thế hiện đại
nhất, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
từng bước giúp ngành dịch vụ thế giới tăng trưởng liên tục qua các năm. Xét đến
sự tăng trưởng của dịch vụ quốc tế có thê kể đến tác động của cuộc cách mạng 4.0
đến tất cả các lĩnh vực của ngành dịch vụ. Cụ thể:
Sự phát triển của công nghệ thông tin giúp thương mại hóa nhiều loại hình
dịch vụ. Đặc điểm của dịch vụ là không thể lưu trữ và lưu kho do việc tiêu dùng và
cung cấp dịch vụ diễn ra đồng thời, cuộc cách mạng khoa học công nghệ đã giúp
chúng ta khắc phục điều này, biến dịch vụ có những đặc điểm gần như hàng hóa và
có thể tiêu thụ nhiều lần vì sản phẩm dịch vụ hầu như không bị quá phụ thuộc vào
các yếu tố điều kiện tự nhiên cũng như không có giới hạn phát triển. Ví dụ, trong
dịch vụ giáo dục, chúng ta quen với việc học trực tiếp trên lớp với giáo viên và hầu
như tiết học chỉ diễn ra khi có cả giáo viên và học sinh trên lớp. Tuy nhiên, sự ra
đời của điện thoại thông minh và nhiều phần mềm ứng dụng giúp chúng ta có thể
tham gia các buổi học online, học sinh và giáo viên thậm chí có thể ở nhà mà vẫn
hoàn thiện nhiệm vụ của mình, thậm chí học sinh có thể xem lại bài giảng nhiều
lần qua những video đã được ghi hình trong quá trình giảng bài của giáo viên, điều
đó giúp quá trình học tập trở nên đơn giản hơn rất nhiều.
15
Sự ra đời và phát triển của IoT thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của các dịch
vụ viễn thông máy tính, từ đó làm chuyển dịch cơ cấu TMDV theo hướng gia tăng
các ngành dịch vụ có hàm lượng công nghệ cao. Chẳng hạn, ở một số lĩnh vực như:
Đối với dịch vụ về tài chính – ngân hàng: CMCN 4.0 làm thay đổi
hoàn toàn kênh phân phối và các sản phẩm dịch vụ ngân hàng truyền thống và trải
nghiệm khách hàng đang dần trở thành xu hướng vượt trội. Với việc ứng dụng
nhiều hơn công nghệ thông tin, ứng dụng chuyển đổi kỹ thuật số, các sản phẩm của
ngân hàng có thể tích hợp được với nhiều sản phẩm dịch vụ phụ trợ để làm hài
lòng khách hàng.
Đối với các dịch vụ phân phối, như bán lẻ: Cách mạng công nghiệp đã
và đang thay đổi cuộc sống của tất cả chúng ta. Nếu như trước đây chúng ta luôn
gặp sự bất tiện khi mua sắm dù trời mưa hay nắng thì bây giờ dù đang ở nhà chúng
ta vẫn có thể mua sắm một cách dễ dàng và nhanh chóng. Ngoài việc mua sắm trực
tuyến trên các website thì việc mua đồ qua facebook, zalo hiện nay cũng đã phổ
biến trong xã hội.
Đối với các dịch vụ môi trường: cách mạng 4.0 có tác động tích cực
trong ngắn hạn và hết sức tích cực trong trung hạn và dài hạn nhờ các ứng dụng
công nghệ tiết kiệm năng lượng, nguyên vật liệu thân thiện với môi trường và các
công nghệ giám sát môi trường đang phát triển nhanh được hỗ trợ bởi Internet kết
nối vạn vật, giúp thu thập và xử lý thông tin liên tục 24/7 theo thời gian thực, từ đó
giúp các dịch vụ môi trường như thu gom rác thải, xử lí rác thải hay các dịch vụ
cấp thoát nước được tiến hành hiệu quả hơn.
2 Phương thức cung ứng và tiêu dùng dịch vụ có sự thay đổi quan trọng
Những tiến bộ về công nghệ thông tin, đặc biệt là hệ thống Internet, đã dẫn đến
những thay đổi quan trọng, mang tính cách mạng trong phương thức cung cấp và
tiêu dùng dịch vụ. Phương thức sản xuất, cung cấp dịch vụ đang dần chuyển từ
việc sử dụng nhiều sức lao động truyền thống sang việc sử dụng lao động tri thức
với những phương tiện hiện đại. Thương mại dịch vụ có xu hướng giảm việc trao
đổi theo những phương thức truyền thống – đòi hỏi sự tiếp xúc và tương tác trực
tiếp giữa người cung cấp dịch vụ và người tiêu dùng dịch vụ, thay vào đó sẽ được
tiến hành nhiều hơn qua mạng thông tin toàn cầu Internet (4 phương thức cung
cấp).
16
1.Cung ứng dịch vụ qua biên giới (Cross Border Supply)
Cung ứng dịch vụ qua biên giới được hiểu là việc cung cấp dịch vụ từ lãnh
thổ của một thành viên đến lãnh thổ của bất kỳ một thành viên nào khác. Đặc điểm
của loại hình cung cấp dịch vụ này là chỉ có bản thân dịch vụ là đi qua biên giới,
còn người cung cấp dịch vụ không có mặt tại nước nhận dịch vụ
Cách thức cung ứng dịch vụ này hiện nay rất phổ biến trên thế giới nhờ có sự phát
triển của Internet, đặc biệt trong thời đại cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
Ví dụ: một công ty luật có thể cung cấp tư vấn pháp lý qua điện thoại hoặc
qua internet cho khách hàng ở nước ngoài hoặc một cá nhân từ một quốc gia có thể
mua và tải xuống một trò chơi máy tính từ một công ty phần mềm cư trú ở một
quốc gia khác.Bên cạnh đó là việc cung cấp dịch vụ giáo dục trực tuyến (elearning), học viên có thể ngồi tại nhà để học, giáo viên nước ngoài cũng không
cần di chuyển đến tận nơi người học để giảng dạy, việc cung ứng dịch vụ được
thông qua internet, điện thoại…
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với các yếu tố cốt lõi là Vạn vật kết nối Internet of Things (IoT) và dữ liệu lớn (Big Data), khi mà vạn vật đều có chung
một mạng kết nối thì việc liên lạc và làm việc trở nên rất dễ dàng. Chúng ta có vô
vàn cơ hội và thông tin để tiếp cận và lựa chọn dịch vụ mà mình mong muốn mà
không bị giới hạn bởi khoảng cách. Các dịch vụ xuyên biên giới như Giáo dục trực
tuyến (E-learning) hay giáo dục di động (M-learning), Y học từ xa
17
(Telemedicine),... đang phát triển mạnh mẽ. Các khóa học online giúp học sinh,
sinh viên có thể tiếp cận với kho tri thức toàn thế giới, thậm chí sinh viên có thể
học tập lên những bậc cao hơn như đại học, thạc sĩ,... mà không cần phải di
chuyển. Thị trường giáo di động toàn cầu tăng từ 7,98 tỷ USD năm 2015 đến 37,60
tỷ USD vào năm 2020. Châu Á là thị trường giáo dục di động sôi động và độc đáo
nhất trên hành tinh. Doanh thu giáo dục di động ở châu Á đạt 4,5 tỷ đô la trong
năm 2014 và sẽ tăng lên 7,7 tỷ đô la vào năm 2019
Biểu đồ 3: Thị trường giáo dục di động 2011-2020
(Đơn vị tính: Triệu thuê bao)
Nguồn: McKindsey`
Y học từ xa giúp các quốc gia có cơ hội học hỏi công nghệ kỹ thuật y tế cao,
đặc biệt từ các nước phát triển, bệnh nhân cũng không cần tốn thời gian và công
sức để tiếp cận với dịch vụ khám chữa ở nước ngoài, điều mà trước đây vẫn còn
khá xa lạ. Có thể nói y học từ xa hay y học trực tuyến đang bùng nổ nhờ cuộc cách
mạng công nghiệp 4.0. Thay vì phải đi ra nước ngoài, tốn thời gian và tiền bạc gặp
trực tiếp bác sĩ để chẩn đoán, điều trị,... thì bây giờ có những bệnh, người ta có thể
chỉ cần có Internet và một công cụ kết nối là đủ.
2. Tiêu dùng dịch vụ ở nước ngoài (consumption abroad)
Tiêu dùng dịch vụ ở nước ngoài là việc cung cấp dịch vụ trên lãnh thổ của
một thành viên, cho người tiêu dùng dịch vụ của bất kì thành viên nào khác.
18
Phương thức cung ứng này là đặc trưng của một số ngành dịch vụ như dịch
vụ du lịch, dịch vụ chăm sóc sức khỏe hay dịch vụ giáo dục . Ví dụ như khách du
lịch đến một quốc gia và sử dụng dịch vụ khách sạn, lữ hành…ở tại quốc gia đó.
Có thể thấy nhờ cách mạng công nghệ 4.0 mà phương thức tiêu dùng dịch vụ
ở nước ngoài đã có sự thay đổi đáng kể. Tiêu biểu nhất phải kể đến dịch vụ du lịch,
nếu như trước đây trong thời đại 2.0 hay 3.0, người ta đi du lịch thuần túy với rất ít
những thông tin, sự bất tiện,.. thì giờ đây du lịch 4.0 thực sự là những trải nghiệm
vô cùng tiện lợi, từ tìm đánh giá, địa điểm, hoạt động vui chơi đến đặt phòng, di
chuyển,..đều được số hóa, lưu trữ và chia sẻ trên một thế giới phẳng, vạn vật kết
nối, nơi mà chỉ cần những cái click chuột người ta có thể có ngay những chuyến du
lịch đúng nghĩa. Trí tuệ nhân tạo còn giúp cho chúng ta những gợi ý về điểm đến,
tính toán tạo ra lịch trình phù hợp, dựa vào thông tin chúng ta cung cấp để đưa ra
những lựa chọn phù hợp cho nhu cầu của mỗi cá nhân...
900
817.54
800
755.94
693.91
700
629.81
564.87
600
470.97
500
496.21
400
300
200
100
0
2014
2015
2016
2017
2018
2019
2020
Biểu đồ 4: Doanh thu du lịch kỹ thuật số trên toàn thế giới từ 2014 đến 2020
(Đơn vị tính: tỷ USD)
Nguồn: Statista
3. Hiện diện thương mại (commercial presence)
Đây là phương thức cung cấp dịch vụ bởi một nhà cung cấp dịch vụ của một
thành viên, thông qua sự hiện diện thương mại trên lãnh thổ của một thành viên
19
khác.
Ví dụ: Một ngân hàng thương mại mở một chi nhánh ở nước ngoài.
Thông qua phương thức này, các nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu tư vào
các quốc gia trong các lĩnh vực bệnh viện, dịch vụ y tế, ngân hàng, giáo dục,... Đây
là phương thức chiếm tỉ trọng lớn nhất trong 4 phương thức ( 55%) .
Theo các chuyên gia kinh tế, đến nay, những thành tựu công nghệ nổi bật
của cách mạng công nghiệp 4.0 là Internet kết nối vạn vật (IoT- Internet of Things);
Dữ liệu lớn (Big Data); Trí tuệ nhân tạo (AI- Artificial Intelligence); Công nghệ
chuỗi khối (Blockchain)… đều mang đến những cơ hội lớn cho dịch vụ ngân hàng
trên nhiều khía cạnh. Cụ thể như tăng việc tiếp cận thị trường quốc tế cho các ngân
hàng trong nước, tăng cường khả năng ứng dụng công nghệ hiện đại, nâng cấp sản
phẩm dịch vụ ngân hàng theo hướng hiện đại, hiệu quả hơn để gia tăng lợi nhuận.
4. Hiện diện thể nhân (presence of natural persons)
Đây là phương thức cung ứng dịch vụ, theo đó, dịch vụ được cung ứng với
nhà cung ứng của một thành viên, thông qua hiện diện của nhà cung ứng này ở
lãnh thổ của một thành viên khác. Tuy nhiên, trong phương thức cung ứng này,
nhà cung ứng dịch vụ chỉ là một thể nhân. Hình thức này có thể liên quan đến sự
di chuyển tạm thời, như các chuyên gia độc lập (ví dụ: luật sư hoặc kế toán viên)
hoặc người chuyển nhượng nội bộ công ty, theo đó một số nhân viên được chuyển
từ công ty mẹ của họ sang một công ty con trên lãnh thổ của một thành viên khác.
Trên thực tế, phương thức cung ứng này cũng xuất hiện rất nhiều nhưng
chỉ chiếm khoảng 5% thương mại dịch vụ.
Ví dụ: mời các giáo viên từ các trường đại học nước ngoài về Việt Nam
dạy học chính là sự cung ứng dịch vụ giáo dục qua phương thức hiện diện thể
nhân.
3 Cơ cấu sản phẩm trên thị trường đang có sự thay đổi theo hướng gia tăng
nhanh chóng tỷ trọng của các ngành sử dụng nhiều hàm lượng công nghệ,
giảm tỉ trọng của dịch vụ du lịch và vận tải
Nhắc đến thương mại dịch vụ thì trước đây người ta hay cho rằng tỉ trọng luôn
chiếm phần lớn về các ngành du lịch, vận tải.
20
Trước năm 2013 – trước khi cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tỉ trọng ngành
dịch vụ chiếm khoảng 43,3% trong đó du lịch và vận tải chiếm phần lớn, phát triển
đều qua từng năm. Các ngành dịch vụ khác nhìn chung có phát triển nhưng vẫn
chiếm tỉ trọng nhỏ, chưa có sức ảnh hưởng đến nền kinh tế.
Theo đó thì cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 được dự báo sẽ có tác động mạnh
mẽ đến nền kinh tế toàn cầu đặc biệt là các ngành thương mại dịch vụ. Thương mại
dịch vụ từng bước phát triển mạnh mẽ và chiếm tỉ trọng ngày càng cao hơn trong
cơ cấu GDP của các nước trong đó có cả Việt Nam.
Các ngành sử dụng hàm lượng công nghệ ngày càng chiếm tỉ trọng cao hơn.
Đó là các ngành công nghệ số, công nghệ máy tính. Các dạng công nghệ này ngày
càng được tích hợp phức tạp hơn vì vậy có vai trò biến đổi nền kinh tế toàn cầu và
xã hội.
Từ đó ta cũng có thể thấy rằng thị trường cho các ngành dịch vụ sử dụng yếu
tố công nghệ ngày càng mở rộng, việc sử dụng các công nghê hiện đại như tần số
hóa, chuỗi số hóa đã đem lại hiệu quả cho nền kinh tế nói chung.
Nước ta cũng ngày càng chú trọng vào phát triển ngành dịch vụ có tiềm năng
trong đó có dịch vụ có hàm lượng công nghệ cao. Theo thống kê thì thị trường giao
dịch trong lĩnh vực này tăng trung bình 13,5%/năm. Tuy nhiên vào một số thời
điểm mà thế giới phát triển nóng thì lĩnh vực này ở nước ta vẫn được cho là phát
triển chậm hơn.
Ví dụ năm 2015, cơ cấu dịch vụ về tài chính ngân hàng chiếm khoảng 40%
nhưng các ngành có chưa hàm lượng công nghệ cao hơn chiếm khoảng chưa đến
26%.
Nhìn chung trên thế giới có sự tăng trưởng khá tốt về lĩnh vực này do sự đầu tư
có hiệu quả cũng như chiến lược.
Ta có biểu đồ về số liệu kim ngạch xuất khẩu dịch vụ viễn thông, thông tin và
máy tính thế giới trong giai đoạn 2014 – 2018 như sau
21
Các dịch vụ liên quan đến viễn thông, máy tính và thông tin từ năm 2008-2018 ( % )
12
10
9.31
9.68
9.89
9.78
2015
2016
2017
10.28
7.6
8
6
4
3.3
3.31
3.39
2009
2010
2011
3.92
2.24
2
0
2008
2012
2013
2014
2018
Series 1
Biểu đồ 5: Các dịch vụ liên quan đến viễn thông, máy tính và thông tin từ năm
2008-2018 (Đơn vị tính %)
Nguồn số liệu:
Theo đó ta có thể thấy rằng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng đều qua các năm và
tăng nhanh trong các năm gần đây.
III Tác động đối với một số lĩnh vực thương mại dịch vụ
chính
1 Đối với dịch vụ du lịch quốc tế
a. Khái niệm du lịch trực tuyến
Du lịch trực tyến (Online tourism) hay còn gọi là du lịch điện tử (e-tourism)
là việc sử dụng công nghệ số trong tất cả các quy trình và chuỗi giá trị trong du
lịch, bao gồm lữ hành, khách sạn và phục vụ ăn uống, vận chuyển… để các đơn vị,
tổ chức du lịch phát huy tối đa hiệu suất và hiệu quả hoạt động. Khái niệm về du
lịch trực tuyến là một hình thái du lịch có tính tương tác mạnh mẽ giữa doanh
nghiệp với doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với khách hàng và giữa khách hàng
với khách hàng, dựa trên phạm vi kỹ thuật số và nên tảng công nghệ là các trang
web du lịch.
22
Du lịch trực tuyến mang lại lợi ích cho toàn ngành du lịch. Sự gia tăng mạnh
mẽ của đối tượng khách lẻ sử dụng đại lý du lịch trực tuyến (OTA – Online Travel
Agency) và các ứng dụng công nghệ để tự lập kế hoạch chuyến đi đã thay đổi đáng
kể thị trường du lịch và dịch vụ. Chính vì vậy các tổ chức và doanh nghiệp hàng
đầu thế giới đã đưa ra nhiều nhận định về xu thế phát triển của du lịch trực tuyến.
Tổ chức Du lịch thế giới UNWTO nhận định có nhiều lý do dẫn đến sự bùng nổ và
phát triển du lịch trực tuyến, nhưng theo đó, yếu tố quan trọng tạo nên sự phát triển
của du lịch trực tuyến trong những năm gần đây phải kể đến cuộc cách mạng công
nghệ 4.0 và ảnh hưởng mạnh mẽ của truyền thông xã hội. Sự phát triển nhanh
chóng của công nghệ di động và các sàn cung cấp dịch vụ du lịch đã dẫn đến sự
mở rộng của việc chia sẻ các thông tin, là tác động sâu sắc của du khách lên lĩnh
vực du lịch trên khắp thế giới.
b. Sự phát triển của du lịch trực tuyến
Biểu đồ doanh thu du lịch trực tuyến trên thế giới (2014-2018) và dự báo năm 2019, 2020
(Đơn vị tính: tỷ USD)
Nguồn số liệu:
Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, sự ra đời và phát triển của du lịch
trực tuyến được xem như xu hướng tất yếu của nhân loại. Năm 2016, tổng doanh thu du
lịch trực tuyến đạt 564,87 tỷ đô la Mỹ, đến năm 2018, doanh thu này đạt xấp xỉ 695 tỷ đô
la Mỹ. Việc doanh thu tăng lên hơn 130 tỷ đô la Mỹ chỉ sau 2 năm cho thấy sự gia tăng
nhanh trong doanh thu của du
lịch trực tuyến.
Trong giai đoạn từ 2014
đến 2018, doanh thu từ du lịch
trực tuyến liên tục tăng nhanh và
không hề cho thấy dấu hiệu
chậm lại. Năm 2019 được dự
đoán là một năm phát triển mạnh
của du lịch trực tuyến khi doanh
thu dự kiến ước đạt 755,94 tỷ đô
la Mỹ, và đến năm 2020, con số
này ước đạt gần 817 tỷ đô la Mỹ.
23
Sự phát triển như vũ bão của công nghệ cho phép các quốc gia trên thế giới tận dụng lợi
thế của du lịch trực tuyến để gia tăng doanh thu cho nước mình. Nhiều du khách đánh giá
cao sự trợ giúp của các công cụ kỹ thuật số như các trang web lập kế hoạch du lịch hay
những ứng dụng giúp tìm kiếm và cung cấp thông tin cụ thể về chuyến đi, khu nghỉ
dưỡng, nhà nghỉ, khách sạn… Các nước đang phát triển tận dụng những thành tựu công
nghệ vốn có để đầu tư vào du lịch trực tuyến, điển hình là Mỹ. Năm 2015, doanh thu du
lịch trực tuyến qua di động đạt 52.08 tỷ đô la Mỹ và con số này ước đạt gần 95 tỷ đô la
Mỹ vào năm 2019. Các nước đang và kém phát triển cũng đang từng bước áp dụng công
nghệ vào du lịch, biến du lịch trực tuyến thành xu hướng phát triển. Hiện nay, ở Việt Nam
đã có một số OTA cung cấp dịch vụ cho du khách như Ivivu.com, Chudu24.com,
Mytour.vn, Vinabooking.vn, Gotadi.com, việc chú trọng vào thiết kế website du lịch,
khách sạn, nhà hàng giúp ích không nhỏ cho trong sự phát triển của thị trường trực tuyến,
giúp thay đổi mạnh mẽ cách thức hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.
c. Những lợi ích của du lịch trực tuyến
Thứ nhất, đối với khách du lịch, phát triển du lịch trực tuyến và nền tảng kỹ
thuật số là cơ hội tăng trưởng du lịch thông qua việc làm hài lòng khách du lịch.
Nền tảng kỹ thuật số điểm đến giúp cung cấp nhanh và nhiều thông tin, cung cấp
các dịch vụ đa dạng, hấp dẫn thu hút du khách. Hiện nay, nhiều trang bán hàng trực
tuyến chuyên về du lịch như Klook, Traveloka, Agoda, Booking,.. cho phép chúng
ta có thể đặt mua từng dịch vụ riêng biệt như đặt phòng nghỉ, vé máy bay khứ hồi,..
chứ không nhất thiết phải mua một tour du lịch trọn gói. Chúng ta cũng có thể
tham khảo trước sự trải nghiệm của những người nổi tiếng, những travel bloger,...
Ngày nay, nhờ vào điều này mà khách hàng không cần mất thời gian đến tận trung
tâm hay phải chủ động liên hệ đặt tour, cũng không phải đến thanh toán trực tiếp
tại các quầy mua vé hay các đại lý du lịch, chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh
có sẵn internet và các ứng dụng cần thiết, thực hiện các thao tác đăng nhập hệ
thống đặt tour trực tuyến của các công ty du lịch là đã có thể sở hữu được một kỳ
nghỉ như mong muốn.
Thứ hai, đối với các công ty du lịch, phát triển du lịch trực tuyến làm tăng
doanh thu và việc làm. Du lịch trực tuyến mang lại lợi ích không nhỏ cho các công
ty du lịch, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng khi lựa chọn sản phẩm,
dịch vụ với mức giá tốt nhất. Các công ty du lịch ngày nay đã nắm bắt theo xu thế
và xây dựng hệ thống đặ tour du lịch trực tuyến cho doanh nghiệp của mình để tối
ưu hóa việc thu hút khách hàng tối đa.
24
Các công ty cũng không phải mất nhiều thời gian và chi phí cho việc quảng
cáo hay trả lương cho nhân viên tiếp thị, bên cạnh đó việc liên kết trực tiếp với
khách hàng giúp tiết kiệm được khoản phí trung gian, giúp giảm thiểu chi phí cho
các doanh nghiệp. Công nghiệp 4.0 giúp cho các nhà kinh doanh du lịch triển khai
bán các dịch vụ du lịch cho mọi đối tượng có nhu cầu trên khắp thế giới với chi phí
thấp nhất, thời gian tiết kiệm nhất và doanh thu cao nhất. Nhờ đó, việc ứng dụng
công nghệ hiện đại đã làm giảm đáng kể nguồn nhân lực lao động, rút ngắn thời
gian làm việc, giảm mạnh các chi phí dẫn tới giảm giá thành các dịch vụ du lịch.
d. Áp dụngcông nghệ 4.0 vào du lịch trực tuyến
Việc áp dụng những thành tựu của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 vào ngành
du lịch giúp ngành này có sự tăng trưởng nhanh và dẫn đến một xu thế mới của
toàn thế giới – du lịch trực tuyến.
Ứng dụng trong việc tư vấn và cung cấp dịch vụ du lịch: Hiện nay, các trang
bán hàng trực tuyến chuyên về du lịch như Klook, Traveloka, Agoda, Booking,..
ngày càng gần gũi hơn đối với khách du lịch quốc tế thông qua những tính năng
đột phá mà chúng mang lại. Những tiến bộ của khoa học kỹ thuật cho phép các
công ty du lịch tự thiết kế những website du lịch để phục vụ việc tư vấn và cung
cấp thông tin tới khách hàng. Các website du lịch cho phép thiết kế Tour Booking
Engine – Hệ thống đặt tour trực tuyến, giúp khách hàng đặt tour nhanh chóng và
thuận lợi hơn. Sự bùng nổ của Internet và sự phát triển của các phần mềm ứng
dụng như Faceook, Google giúp các doanh nghiệp dễ dàng chạy quảng cáo và tiếp
cận khách hàng của mình. Hệ thống hotline và tư vấn online giúp các nhân viên tư
vấn rõ hơn và nắm bắt những thông tin của khách hàng mà không cần gặp gỡ trực
tiếp.
Ứng dụng trong việc lưu trữ thông tin khách hàng: Sự ra đời của khoa học
máy tính, Internet, IoT hay BigData là một bước tiến vượt bậc của trí tuệ nhân tạo
khi tạo ra những kho lưu trữ khổng lồ cho con người. Các nhà cung cấp dịch vụ du
lịch không còn gặp khó khăn trong việc thu thập và lưu trữ thông tin của khách
hàng, việc sắp xếp các chuyến bay hay các tour du lịch cũng dễ dàng và nhanh
chóng hơn.
Ứng dụng trong việc đặt mua vé và trải nghiệm trước về chuyến đi đối với
khách du lịch: Như thông tin đã cung cấp ở trên, khách du lịch không cần tốn
nhiều thời gian cho việc đặt mua vé mà chỉ cần điện thoại thông minh có kết nối
25