Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

tiểu luận quản lý rủi ro thực trạng hoạt động quản lý rủi ro trong kinh doanh của công ty cổ phần sữa việt nam vinamilk tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 33 trang )

1

Chương 1.Tổng quan về rủi ro và quản trị rủi ro trong kinh doanh
1.1. Tổng quan về rủi ro trong kinh doanh
1.1.1. Khái niệm về rủi ro và rủi ro trong kinh doanh
- Khái niệm về rủi ro
Theo trường phái truyền thống: Rủi ro là những thiệt hại, mất mát, nguy hiểm
hoặc các yếu tố liên quan đến nguy hiểm, khó khăn hoặc điều không chắc chắn có
thể xảy ra cho con người.
Theo trường phái trung hòa: Rủi ro là khả năng xảy ra biến cố bất thường có
hậu quả thiệt hại hoặc mang lại hậu quả không mong đợi.
- Khái niệm về rủi ro trong kinh doanh: là một dạng rủi ro và cũng mang đầy đủ
những đặc điểm cơ bản như bất kỳ một loại rủi ro nào khác. Rủi ro trong kinh
doanh thường dễ nhận thấy và được con người quan tâm nhiều nhất, nó là một biến
cố không chắc chắn trong kinh doanh mà nếu xảy ra sẽ gây tổn thất cho cá nhân
hoặc tổ chức tham gia hoạt động kinh doanh.

1.1.2. Đặc trưng của rủi ro
Khi nói đến rủi ro, ta thường nhắc đến hai đặc trưng cơ bản của chúng, đó là
tần suất rủi ro và biên độ rủi ro.
Tần suất rủi ro là đặc trưng nói lên tính phổ biến hay mức độ thường xuyên
của một biến cố rủi ro. Tần suất rủi ro biểu hiện số lần xuất hiện rủi ro trong một
khoảng thời gian hay trong tổng số lần quan sát sự kiện.
Biên độ rủi ro là đặc trưng thể hiện mức độ tổn thất mà rủi ro có thể gây ra nếu
nó xảy ra. Biên độ rủi ro thể hiện tính chất nguy hiểm, mức độ thiệt hại tác động tới
chủ thể. Biên độ rủi ro thể hiện hậu quả hay tổn thất do rủi ro gây ra.

1.2. Tổng quan về quản trị rủi ro trong kinh doanh
1.2.1. Khái niệm quản trị rủi ro trong kinh doanh
Trường phái cũ: Quản trị rủi ro là quá trình xác định các rủi ro và tìm cách
quản lí nhằm hạn chế các thiệt hại đối với tổ chức.


Trường phái mới: Quản trị rủi ro là một quy trình cho phép xác định, đánh giá,
hoạch định và quản lí các loại rủi ro hướng đến ba mục tiêu:


2
- Xác định được rủi ro
- Phân tích những rủi ro đặc thù đối với tổ chức
- Ứng phó với những rủi ro đặc thù phì hợp và hiệu quả

1.2.2. Vai trò quản trị rủi ro trong kinh doanh
-

Giúp doanh nghiệp tránh khỏi nguy cơ phá sản
Đóng góp trực tiếp vào lợi nhuận của doanh nghiệp nhờ hoạt động kiểm

-

soát chi phí liên quan đến rủi ro của doanh nghiệp
Giúp doanh nghiệp tránh được những giảm sút về thu nhập hoặc thiệt hại

-

về tài sản
Giúp doanh nghiệp tham gia vào những dự án có khả năng sinh lời cao

1.2.3. Nội dung quản trị rủi ro trong kinh doanh
1.2.3.1.Nhận dạng – phân tích – đo lường rủi ro
a.

Nhận dạng rủi ro


Khái niệm: Nhận dạng rủi ro là quá trình xác định một cách liên tục và có hệ
thống các rủi ro trong hoạt động kinh doanh của tổ chức nhằm tìm kiếm thông tin về
nguồn gốc rủi ro, các yếu tố mạo hiểm, đối tượng rủi ro và các loại tổn thất.
Phương pháp nhận dạng rủi ro gồm:
- Lập bảng câu hỏi nghiên cứu về rủi ro và tiến hành điều tra: gồm hệ thống các
câu hỏi về các vấn đề cần tìm hiểu để giúp nhà quản trị định hướng trong quá trình
xác định rủi ro.
- Phương pháp lưu đồ: xác định lưu đồ trình bày tất cả hoạt động của tổ chức.
- Nghiên cứu hiện trường: quan sát, theo dõi trực tiếp hoạt động của doanh
nghiệp.
- Phân tích các hoạt động: phân tích tất cả các điều khoản của hoạt động.
b. Phân tích rủi ro
Khái niệm: xác định nguyên nhân gây ra rủi ro cũng như các nhân tố làm gia
tăng khả năng xảy ra rủi ro cho doanh nghiệp để tìm ra biện pháp phòng ngừa.
Để hỗ trợ phân tích rủi ro, nhà quản trị dùng các công cụ:
- Bảng câu hỏi phân tích rủi ro: sắp xếp theo nguồn gốc, môi trường tác động,
mức độ, số lần xuất hiện của rủi ro ở những lần trước, biện pháp phòng ngừa đã sử
dụng và hiệu quả.
- Danh mục các nguy cơ: liệt kê rủi ro thường gặp


3
- Danh mục các rủi ro bảo hiểm: lấy từ các công ty bảo hiểm để xác định rủi ro
có thể chia sẻ bằng rủi ro bảo hiểm.
- Các hệ thống chuyên gia: quy trình xác định rủi ro được xác định sẵn cho từng
lĩnh vực nhất định.
c. Đo lường rủi ro
Khái niệm: thu thập số liệu, phân tích, đánh giá theo hai khía cạnh: tần suất
xuất hiện rủi ro, mức độ nghiêm trọng của rủi ro rồi lập ma trận đo lường rủi ro.

Các phương pháp đo lường rủi ro:
- Các phương pháp đo lường định lượng
- Các phương pháp đo lường định tính

1.2.3.2.Kiểm soát rủi ro
Kiểm soát rủi ro là việc sử dụng các kỹ thuật, công cụ khác nhau nhằm né
tránh, phòng ngừa, giảm thiểu và chuyển giao các rủi ro có thể xảy ra trong quá
trình hoạt động của tổ chức.
Như vậy hoạt động kiểm soát tập trung chủ yếu vào các vấn đề sau:
- Một là, né tránh rủi ro. Né tránh rủi ro là một trong những biện pháp của quản
trị giúp cho việc đưa ra các quyết định để chủ động phòng ngừa trước khi rủi ro xảy
ra và loại bỏ nguyên nhân của chúng.
- Hai là, phòng ngừa rủi ro. Ngăn ngừa rủi ro là giải pháp mà nhà quản trị xác
định trước khả năng xảy ra của rủi ro và chấp nhận nó với sự chuẩn bị và khả năng
hoàn thành công việc kinh doanh trên cơ sở mức chi phí thích hợp để vẫn có được
những lợi ích mong muốn.

1.2.3.3.Tài trợ rủi ro
Tài trợ rủi ro là tập hợp các hoạt động nhằm tạo ra và cung cấp những phương
tiện (hay nguồn lực) để khắc phục hậu quả hay bù đắp tổn thất khi rủi ro xảy ra, gây
quỹ dự phòng cho những chương trình để giảm bớt bất trắc và rủi ro hay để gia tăng
những kết quả tích cực.
Các biện pháp tài trợ rủi ro bao gồm:
- Tự tài trợ: đây là phương pháp mà theo đó doanh nghiệp nếu bị tổn thất khi rủi
ro xảy ra phải tự lo nguồn tài chính để bù đắp tổn thất.


4
- Chuyển giao tài trợ rủi ro: là việc chuẩn bị một nguồn kinh phí từ bên ngoài để
bù đắp tổn thất khi rủi ro xuất hiện. Chuyển giao tài trợ có thể thực hiện thông qua

bảo hiểm hoặc bằng chuyển giao tài trợ phi bảo hiểm.

Chương 2. Thực trạng quản trị rủi ro trong kinh doanh của Công ty Cổ
phần Sữa Việt Nam Vinamilk
2.1. Giới thiệu về Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam Vinamilk
2.1.1. Giới thiệu chung
Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam, tên khác: Vinamilk, mã chứng khoán HOSE:
VNM, là một công ty sản xuất, kinh doanh sữa và các sản phẩm từ sữa cũng như
thiết bị máy móc liên quan tại Việt Nam. Theo thống kê của Chương trình Phát triển
Liên Hiệp Quốc, đây là công ty lớn thứ 15 tại Việt Nam vào năm 2007.
Công ty là doanh nghiệp hàng đầu của ngành công nghiệp chế biến sữa, hiện
chiếm lĩnh 54,5% thị phần sữa nước, 40,6% thị phần sữa bột, 33,9% thị phần sữa
chua uống, 84,5% thị phần sữa chua ăn và 79,7% thị phần sữa đặc trên toàn quốc.
Ngoài việc phân phối mạnh trong nước với mạng lưới hơn 220.000 điểm bán hàng
phủ đều 63 tỉnh thành, sản phẩm Vinamilk còn được xuất khẩu sang 43 quốc gia
trên thế giới như Mỹ, Pháp, Canada, Ba Lan, Đức, khu vực Trung Đông, Đông Nam
Á... Sau hơn 40 năm ra mắt người tiêu dùng, đến nay Vinamilk đã xây dựng được
14 nhà máy sản xuất, 2 xí nghiệp kho vận, 3 chi nhánh văn phòng bán hàng, một
nhà máy sữa tại Cambodia (Angkormilk) và một văn phòng đại diện tại Thái Lan.

2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển

Thời gian
Năm 1976

Sự kiện
Công ty Sữa Việt Nam (Vinamilk) được thành lập với tên gọi Công
ty Sữa – Cà phê Miền Nam, trực thuộc Tổng cục Công nghiệp thực
phẩm với 2 đơn vị là Nhà máy sữa Thống Nhất và Nhà máy sữa



5
Trường Thọ.
Công ty có thêm nhà máy bột Bích Chi, nhà máy bánh Lubico và
Năm 1978

Năm 1989

Năm 1991

Năm 1992

Năm 1994

nhà máy Cà phê Biên Hòa. Công ty được chuyển cho Bộ Công
nghiệp Thực phẩm quản lý và được đổi tên thành Xí nghiệp liên hợp
sữa café và bánh kẹo I.
Nhà máy sữa bột Dilac đi vào hoạt động, lần đầu tiên ra mắt sản
phẩm sữa bột và bột dinh dưỡng cho trẻ em tại Việt Nam.
“Cuộc cách mạng trắng” ra đời đưa ra giải pháp cho nguồn nguyên
liệu sản xuất sữa bằng cách xây dựng các vùng nguyên liệu nội địa.
Lần đầu tiên giới thiệu sản phẩm sữa UHT (Ultra High Temperature
– Sữa tiệt trùng nhiệt độ cao) và sữa chua tại Việt Nam.
Chính thức đổi tên thành Công ty Sữa Việt Nam và thuộc sự quản lý
trực tiếp của Bộ Công nghiệp nhẹ.
Công ty Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã xây dựng thêm một nhà máy
sữa ở Hà Nội để phát triển thị trường tại miền Bắc, nâng tổng số nhà
máy trực thuộc lên 4 nhà máy.
Liên doanh với Công ty Cổ phần Đông lạnh Quy Nhơn để thành lập


Năm 1996

Năm 2001

Năm 2003

Năm 2004

Xí Nghiệp Liên Doanh Sữa Bình Định. Liên doanh này tạo điều
kiện cho Công ty thâm nhập thành công vào thị trường Miền Trung
Việt Nam.
Khánh thành và đưa nhà máy sữa Cần Thơ tại miền Tây đi vào hoạt
động.
Chính thức chuyển đổi thành công ty cổ phần, đổi tên thành Công ty
Cổ phần Sữa Việt Nam. Mã giao dịch trên sàn giao dịch chứng
khoán là VNM. Cũng trong năm 2003, công ty khánh thành nhà
máy sữa ở Bình Định và TP. Hồ Chí Minh.
Mua thâu tóm Công ty Cổ phần sữa Sài Gòn. Tăng vốn điều lệ của
Công ty lên 1,590 tỷ đồng.
Mua số cổ phần còn lại của đối tác liên doanh trong Công ty Liên
doanh Sữa Bình Định (sau đó được gọi là Nhà máy Sữa Bình Định)

Năm 2005

và khánh thành Nhà máy Sữa Nghệ An. Cùng năm đó Vinamilk liên
doanh với SABmiler Asia B.V để thành lập Công ty TNHH Liên

Năm 2006
Năm 2008


doanh SABmiler Việt Nam.
Khánh thành trang trại bò sữa đầu tiên tại Tuyên Quang.
Khánh thành Nhà máy sữa Tiên Sơn và trang trại bò sữa ở Bình


6

Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011

Năm 2013

Định.
Khánh thành trang trại bò sữa tại Nghệ An, đây là trang trại bò sữa
hiện đại nhất Việt Nam.
Thực hiện chiến lược đầu tư ra nước ngoài bằng việc liên doanh xây
dựng một nhà máy chế biến sữa tại New Zealand.
Đưa vào hoạt động nhà máy sữa Đà Nẵng với vốn đầu tư 30 triệu
USD.
Đưa vào hoạt động siêu nhà máy Sữa Việt Nam (Mega) tại khu công
nghiệp Mỹ Phước 2, Bình Dương giai đoạn 1 với công suất 400
triệu lít sữa/năm.
Khánh thành nhà máy Sữa Angkormilk tại Campuchia. Cùng năm

Năm 2016

Năm 2017
Năm 2018


đó, Vinamilk chính thức ra mắt thương hiệu sữa tại Myanmar và
Thái Lan.
Khánh thành trang trại Vinamilk Organic Đà Lạt, trang trại bò sữa
hữu cơ đầu tiên tại Việt Nam.
Khánh thành Trang trại số 1 thuộc Tổ hợp trang trại bò sữa công
nghệ cao Vinamilk Thanh Hóa.


7

2.1.3. Sơ đồ quản trị công ty

Ưu điểm
- Tổ chức linh động
- Sử dụng hiệu quả nhân lực
- Đáp ứng tình hình sản xuất kinh
doanh nhiều biến động

Nhược điểm
- Dễ xảy ra tranh chấp ảnh hưởng các
lãnh đạo và các bộ phận
- Cần có nhiều người có năng lực quản
lí chung


8

2.1.4. Hệ thống sản phẩm
Vinamilk cung cấp hơn 250 chủng loại sản phẩm với các ngành hàng chính:
- Sữa nước: sữa tươi 100%, sữa tiệt trùng bổ sung vi chất, sữa tiệt trùng, sữa

organic, thức uống cacao lúa mạch với các nhãn hiệu ADM GOLD, Flex, Super
SuSu.
- Sữa chua: sữa chua ăn, sữa chua uống với các nhãn hiệu SuSu, Probi,
ProBeauty.
- Sữa bột: sữa bột trẻ em Dielac, Alpha, Pedia, Grow Plus, Optimum Gold, bột
dinh dưỡng Ridielac, sữa bột người lớn như Diecerna đặc trị tiểu đường,
SurePrevent, CanxiPro, Mama Gold.
- Sữa đặc: Ngôi Sao Phương Nam (Southern Star) và Ông Thọ.
- Kem và phô mai: kem sữa chua Subo, kem Delight, Twin Cows, Nhóc Kem,
Nhóc Kem Ozé, phô mai Bò Đeo Nơ.
- Sữa đậu nành - nước giải khát: nước trái cây Vfresh, nước đóng chai Icy, sữa
đậu nành GoldSoy.

2.1.5. Các thành tích đạt được
Hơn 38 năm hình thành và phát triển, Vinamilk đã trở thành một trong những
Doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam trên tất cả các mặt, đóng góp lớn vào sự phát


9
triển của đất nước và con người Việt Nam. Với những thành tích nổi bật đó, Công ty
đã vinh dự nhận được các Danh hiệu cao quý:
- HUÂN CHƯƠNG LAO ĐỘNG: Huân chương Lao động Hạng I (1996), Huân
chương Lao động Hạng II (1991), Huân chương Lao động Hạng III (1985)
- HUÂN CHƯƠNG ĐỘC LẬP: Huân chương Độc lập Hạng II (2010), Huân
chương Độc lập Hạng IIII (2005)
- TOP 10 HÀNG VN CHÂT LƯỢNG CAO (Từ năm 1995 tới nay)
- THƯƠNG HIỆU QUỐC GIA (Năm 2010, 2012, 2014)
- ĐỨNG THỨ 1 TRONG 50 DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TỐT NHẤT VIỆT
NAM (Năm 2013, Tạp chí Forbes Việt Nam)
- ĐỨNG THỨ 2 TRONG TOP 10 DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN LỚN NHẤT

VIỆT NAM (Năm 2013, do VNR 500(Công ty cổ phần Báo cáo đánh giá Việt Nam)
và Vietnamnet đánh giá)
- TOP 200 DOANH NGHIỆP DƯỚI 1 TỶ USD KHU VỰC CHÂU Á – THÁI
BÌNH DƯƠNG (Năm 2010, Tạp chí Forbes Asia)
- DOANH NGHIỆP XANH – SẢN PHẨM XANH ĐƯỢC YÊU THÍCH NHẤT
NĂM 2013 DO NGƯỜI TIÊU DÙNG BÌNH CHỌN (Năm 2013)
- TOP 100 DOANH NGHIỆP ĐÓNG THUẾ NHIỀU NHẤT CHO NHÀ
NƯỚC (Năm 2013)

2.1.6. Nguyên tắc hoạt động, tầm nhìn và mục tiêu
Tầm nhìn: “Trở thành biểu tượng niềm tin số một Việt Nam về sản phẩm dinh
dưỡng và sức khỏe phục vụ cuộc sống con người”
Sứ mệnh: “Vinamilk cam kết mang đến cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng và
chất lượng cao cấp hàng đầu bằng chính sự trân trọng, tình yêu và trách nhiệm cao
của mình với cuộc sống con người và xã hội”
Triết lý kinh doanh: “Vinamilk mong muốn trở thành sản phẩm được yêu thích ở
mọi khu vực, lãnh thổ. Vì thế chúng tôi tâm niệm rằng chất lượng và sáng tạo là
người bạn đồng hành của Vinamilk. Vinamilk xem khách hàng là trung tâm và cam
kết đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. Luôn thỏa mãn và có trách nhiệm với
khách hàng bằng cách đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ, đảm bảo chất lượng, an


10
toàn vệ sinh thực phẩm với giá cả cạnh tranh, tôn trọng đạo đức kinh doanh và tuân
theo luật định.”
Chiến lược phát triển: 3 lĩnh vực quan trọng tạo ra đòn bẩy cho việc đạt sứ mệnh
của Vinamilk là:
- Phát triển quản trị nguồn nhân lực chiến lược.
- Duy trì và quản lý hoạt động với mục tiêu phát triển bền vững.
- Hoạch định và thực thi các lĩnh vực quản lý Kiến thức, Cải tiến và Sự thay

đổi.
Vinamilk sẽ ưu tiên hoàn thành các mục tiêu chiến lược sau:
- Kế hoạch đầu tư tài sản:
 Trong giai đoạn 2012 - 2017 đạt mức doanh số 3 tỷ USD.
 Duy trì việc phân chia cổ tức hàng năm cho các Cổ đông, với tỷ lệ cổ tức
tối thiểu là 30% mệnh giá.
- Khách hàng: Là doanh nghiệp có sự thỏa mãn của khách hàng về chất lượng
sản phẩm, giá cả hợp lý và hệ thống phân phối hàng đầu Việt nam.
- Quản trị doanh nghiệp:
 Trở thành doanh nghiệp có cơ cấu, quản trị điều hành chuyên nghiệp
được công nhận.
 Trở thành một doanh nghiệp có môi trường làm việc mà tại đó nhân viên
có thể phát huy tốt nhất khả năng, đóng góp vào thành tựu chung và trở
thành một trong các doanh nghiệp hàng đầu mà nhân viên đánh giá là lý
tưởng để làm việc.

2.2. Thực trạng quản trị rủi ro trong kinh doanh của Công ty Cổ phần Sữa
Việt Nam Vinamilk
2.2.1. Rủi ro nguyên vật liệu đầu vào
2.2.1.1.Nhận dạng rủi ro
Theo Báo cáo thường niên 2018 của Vinamilk, doanh nghiệp vẫn đang gặp rủi
ro đối với nguồn nguyên vật liệu đầu vào, nhất là nguồn nguyên vật liệu nhập khẩu
do không đủ nguyên vật liệu đầu vào cho quá trình sản xuất và biến động giá thị
trường. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng đối mặt với rủi ro về chất lượng nguyên


11
vật liệu đầu vào làm cho sản phẩm không sử dụng được, hoặc gây hại cho người
tiêu dùng.
Ngoài ra, trước tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm bùng phát như hiện nay

thì các ngành chăn nuôi và sản xuất cũng phải đối đầu với những thách thức lớn.
Đặc biệt là Vinamilk, với 12 trang trại trên cả nước và số bò lên đến 27.000 con, thì
nguy cơ xảy ra dịch bệnh trên đàn bò dẫn tới bò chết hoặc giảm chất lượng sữa là
thách thức vô cùng to lớn để kiểm soát dịch bệnh trong trang trại và cả các nông hộ,
đảm bảo nguồn cung ứng sữa tươi.
Đặc biệt, đối với ngành sản suất và kinh doanh các sản phẩm về sữa thì yêu
cầu đối với các khâu thu mua và bảo quản nguyên liệu đầu vào cũng rất đáng chú
trọng.

2.2.1.2.Phân tích rủi ro
Hơn 70% sữa bột của Vinamilk được nhập khẩu từ thi trường nước ngoài.
Chính vì vậy, để đảm bảo chủ động được nguồn cung nguyên vật liệu đầu vào về
chất lượng và số lượng đối với công ty chiếm lĩnh thị trường sữa hàng đầu Việt
Nam như Vinamilk là một thách thức và rủi ro không nhỏ.
Theo Hiệp hội sữa Việt Nam, lượng sữa sản xuất trong nước chỉ đáp ứng được
21% nhu cầu hiện nay, như vậy Việt Nam phải nhập khẩu 79% lượng sữa tiêu thụ.
Do hơn 70% đầu vào là nhập khẩu, giá sữa bột thế giới sẽ gây áp lực lên ngành sản
xuất sữa Việt Nam. Với diễn biến giá sữa khó nắm bắt như những năm gần đây, các
nhà sản xuất trong nước vẫn ở trong thế bị động khi phán ứng với diễn biến giá cả
nguồn nguyên liệu nhập khẩu.
Ngoài ra, chăn nuôi bò sữa là ngành đòi hỏi kỹ thuật, đầu tư cao. Tuy nhiên,
trên thực tế hơn, 95% số bò sữa ở nước ta được nuôi phân tán trong các nông hộ với
quy mô nhỏ lẻ, thiếu chuyên nghiệp. Người dân không được hướng dẫn bài bản về
kỹ thuật chăn nuôi, biện pháp phòng trừ bệnh tật. Thêm vào đó, người nuôi bò hoàn
toàn thụ động trước các tác động kinh tế, xã hội khác ảnh hướng trực tiếp đến quá
trình chăn nuôi như việc tăng giá của con giống, thức ăn đầu vào hay chi phí đầu ra
cho sản phẩm sữa thu hoạch. Để xây dựng một hệ thống chăn nuôi bò sữa đạt
chuẩn, doanh nghiệp phải đầu tư một số vốn rất lớn. Hơn nữa, muốn đáp ứng yêu
cầu thị trường, các doanh nghiệp trong ngành sữa phải nhập khẩu công nghệ,



12
nguyên liệu, thiết bị từ nước ngoài do kỹ thuật trong nước còn hạn chế ảnh hưởng
đến giá thành của sản phẩm, doanh thu của doanh nghiệp.
Đặc biệt, sữa tươi là nguyên liệu đòi hỏi cao trong quá trình vắt sữa, thu mua
và bảo quản nên Vinamilk cũng có thể gặp rủi ro trong khâu hoạt động này.

2.2.1.3.Kiểm soát rủi ro
Để kiểm soát rủi ro về nguồn cung cấp nguyên vật liệu đầu vào, Vinamilk đã
xây dựng mục tiêu phát triển lâu dài và bền vững đối với các nhà cung cấp chiến
lược lớn trong và ngoài nước, nhằm đảm bảo nguồn cung cấp nguyên liệu thô
không những ổn định về chất lượng cao cấp mà còn ở giả cả rất cạnh tranh. Ngay từ
đầu, Vinamilk đã xác định nguồn cung cấp nguyên liệu sữa chất lượng và ổn định là
đặc biệt quan trọng.
Các nông trại sữa là đối tác chiến lược hết sức quan trọng của Vinamilk trong
việc cung cấp tới cho người tiêu dùng sản phẩm tốt nhất. Vinamilk đã hỗ trợ tài
chính cho nông dân để mua bò sữa và mua sữa có chất lượng tốt với giá cao. Sữa
được thu mua từ các nông trại phải luôn đạt được các tiêu chuẩn về chất lượng đã
được ký kết giữa công ty Vinamilk và các nông trại sữa nội địa. Bên cạnh đó, công
ty cũng ký kết hợp đồng hàng năm với các nhà cung cấp sữa và hiện tại 40% sữa
nguyên liệu được mua từ nguồn sản xuất trong nước. Các nhà máy sản xuất được
đặt tại các vị trí chiến lược gần nông trại bò sữa, cho phép Vinamilk duy trì và đẩy
mạnh quan hệ với các nhà cung cấp. Đồng thời, Vinamilk cũng tuyển chọn rất kỹ vị
trí đặt trung tâm thu mua sữa để đảm bảo sữa tươi và chất lượng tốt.
Về nguồn nguyên liệu nhập khẩu, Vinamilk nhập khẩu sữa bột từ Úc và New
Zealand để đáp ứng nhu cầu sản xuất cả về chất lượng lẫn số lượng như Fonterra,
Hoogwegt,… Đó đều là những tập đoàn đa quốc gia hàng đầu trên thế giới trong
lĩnh vực về sữa và xuất khẩu các sản phẩm sữa. Ngoài ra, Vinamilk cũng có mối
quan hệ lâu bền với các nhà cung cấp nguyên vật liệu thô khác như hộp, bao bì,… là
Pertima Bình Dương, Tetra Pak,….

Để đảm bảo nguồn cung sữa tươi về cả số lượng lẫn chất lượng, Vinamilk đã
tiên phong trong chăn nuôi bò sữa công nghệ cao ngang tầm thế giới với tầm nhìn
và định hướng đúng đắn. Công ty đã mạnh dạn đầu tư và áp dụng sáng tạo công
nghệ tiên tiến vào điều kiện đặc thù về môi trường và khí hậu tại Việt Nam. Tất cả


13
đàn bò sữa của Vinamilk đều được nhập giống bò thuần chủng trực tiếp từ ÚC, Mỹ
và New Zealand. Tính đến ngày 1/6/2019, Vinamilk đã có 12 trang trại tại Việt Nam
với khoảng 27.000 con bò sữa. Theo chiến lược kinh doanh đến 2021, Vinamilk sẽ
tiếp tục đẩy mạnh triển khai dự án mở rộng trang trại để đáp ứng nhu cầu càng tăng
của thị trường. Bên cạnh đó, tất cả các hệ thống chuồng trại chăn nuôi bò sữa được
Vinamilk đầu tư xây dựng dựa theo tư vấn thiết kế và công nghệ hiện đại trên Thế
giới như Mỹ, Thụy Điển và Israel. Ngoài ra, Vinamilk cũng tập trung vào chuẩn hóa
đội ngũ chuyên môn và kết nối với chuyên gia hàng đầu thế giới, nhằm ngày càng
nâng cao chất lượng sữa.
Để đảm bảo trong khâu thu mua và bảo quản sữa tươi, Vinamilk hợp tác toàn
diện và đồng hành cùng nông hộ bằng cách xây dựng hơn 80 trạm trung chuyển sữa
tươi trên cả nước để thu nhận sữa tươi của nông hộ. Ngoài ra, các trạm thu mua này
còn thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ cho nông hộ về chăn nuôi bò sữa như phân phối thức
ăn chăn nuôi, dung dịch vệ sinh vắt sữa, tư vấn, chuyển giao công nghệ và kiểm
soát dịch bệnh... các hoạt động này đã và đang được bà con đón nhận và thực sự tin
tưởng.

2.2.2. Rủi ro nhân sự
2.2.2.1.Nhận dạng rủi ro
Đội ngũ nhân sự là một yếu tố vô cùng quan trọng góp phần vào hệ thống vận
hành của Vinamilk. Là một doanh nghiệp lớn, Vinamilk luôn đòi hỏi một đội ngũ
lao động đông đảo. Tuy nhiên, thực trạng về công tác quản lý nhân sự của Vinamilk
những năm gần đây cho thấy nhiều bất cập như tình trạng tuyển dụng không hiệu

quả, tuyển nhầm người, người chưa có kinh nghiệm hay không có ý định gắn bó lâu
dài,…gây tổn thất rất nhiều về mặt chi phí và thời gian đào tạo, qua đó gián tiếp gây
ảnh hưởng đến chất lượng công việc và kết quả hoạt động của công ty.
Một ví dụ điển hình về rủi ro nhân lực của Vinamilk là vào tháng 7/2009, ông
Trần Bảo Minh giữ chức vụ Phó Tổng Giám Đốc cùng ekip làm việc gồm 6 giám
đốc và các chuyên viên cấp cao khác đồng loạt rời khỏi chức vụ. Việc các cán bộ
chủ chốt của Vinamilk đồng loạt nghỉ việc dẫn đến rất nhiều rủi ro cho Vinamilk.


14

2.2.2.2.Phân tích rủi ro
Sử dụng người không đúng năng lực, sở trường: Đây là tình trạng tuyển người
khi mà bản thân người lao động không nhìn ra được thế mạnh của mình và người
tuyển dụng cũng không đánh giá được năng lực của nhân viên đó sẽ phù hợp với vị
trí làm việc nào. Điều này rất dễ gây ra sự thiếu tinh thần làm việc, dẫn đến tình
trạng làm việc qua loa, không có trách nhiệm của một số nhân viên. Lấy ví dụ về vị
trí nhân viên chăm sóc khách hàng – họ là những người trực tiếp giao tiếp với khách
hàng và là bộ phận đại diện hình ảnh của thương hiệu Vinamilk, nếu họ không yêu
thích công việc, không có năng lực thực sự thì không thể làm tốt công việc và làm
xấu đi hình ảnh doanh nghiệp trong mắt người tiêu dùng.
Mâu thuẫn trong nội bộ tổ chức, nhóm làm việc: Các nhân viên trong
Vinamilk có sự khác nhau về vị trí, mức lương thưởng trong đãi ngộ, quan điểm
khác nhau trong công việc, dẫn tới nảy sinh sự so sánh, ganh đua, phát sinh mâu
thuẫn là điều khó tránh khỏi, từ đó dễ gây ra tình trạng đùn đẩy công việc, không
chủ động hợp tác rất dễ làm ảnh hưởng đến kết quả công việc.
Nguồn nhân lực biến động: Nếu người lao động nhận được sự đãi ngộ tốt hơn
từ công ty khác, khả năng họ sẽ từ bỏ công việc hiện tại là rất cao. Công ty sẽ mất đi
những nhân sự có năng lực mà đã phải tốn chi phí, thời gian đào tạo.


2.2.2.3.Kiểm soát rủi ro
Để giảm thiểu tỷ lệ chuyển việc, Vinamilk đang chú trọng phát triển đội ngũ
lãnh đạo kỹ năng quản lý con người và tổ chức các khóa đào tạo để phát triển nguồn
nhân lực. Nâng cao liên tục chất lượng đội ngũ quản lý và đa dạng hóa nguồn nhân
lực cũng là vấn đề cấp thiết đối với Vinamilk hiện nay, tránh tình trạng để lỡ nhân
tài. Chính vì vậy, ở ngay từ năm 1993, Vinamilk đã ký hợp đồng dài hạn với Đại
học Công nghệ sinh học ứng dụng Moscow (thuộc Liên bang Nga) để gửi cán bộ,
công nhân viên sang học. Nhờ đó, Vinamilk đã có nhiều thành công trong quá trình
quản lý, quản trị và điều hành để phát triển ngành sữa, đạt được những thành tích
như ngày hôm nay.
Cùng với đào tạo trong nội bộ, hiện nay công ty đang phối hợp với các trường
đại học có ngành chăn nuôi – thú y như các trường đại học Nông lâm TP.Hồ Chí
Minh, Huế, Học viện Nông nghiệp Hà Nội,… đưa các sinh viên năm cuối chuyên


15
ngành bác sỹ thú y/kỹ sư chăn nuôi đến tham quan thực tập tại các trang trại. Ở đó,
công ty kết hợp tổ chức phỏng vấn tuyển dụng các em có nguyện vọng làm việc lâu
dài tại trang trại sau khi tốt nghiệp. Công ty cũng rất chú trọng tìm kiếm nguồn nhân
lực đầu vào vào các mảng kinh doanh khác qua việc phối hợp với các trường đại
học, các cuộc thi tìm kiếm tài năng, và có sự định hướng, phân tích ứng viên để
phân bổ vào vị trí phù hợp.
Cũng như những doanh nghiệp khác, Vinamilk xây dựng bộ quy tắc dành cho
người lao động, vừa đề ra những quy tắc tạo tính kỉ luật, chuyên nghiệp trong công
ty, vừa tạo nên môi trường cởi mở, sáng tạo và gắn kết giữa nhân viên.
Ban lãnh đạo của Vinamilk cho rằng, để giải quyết vấn đề nguồn nhân lực biến
động, công ty cần phải tập trung cải thiện chính sách nhân sự và chế độ đãi ngộ :
Bảo đảm thu nhập về lương và có chế độ khen thưởng đầy đủ, kịp thời. Ngoài thu
nhập về lương, người lao động còn có thêm thu nhập từ lợi nhuận được chia theo tỷ
lệ sở hữu của họ trong công ty. Việc đưa nhân viên có thành tích tốt đi đào tạo đề

cập bên trên cũng tạo động lực và cơ hội thăng tiến cho người lao động trong.

2.2.3. Rủi ro đối thủ cạnh tranh.
2.2.3.1.Rủi ro
Thị trường sữa tại Việt Nam là 1 thị trường cạnh tranh. Hiện nay trên thị
trường có khoảng 238 công ty sản xuất và kinh doanh các sản phẩm sữa tại Việt
Nam. Các đối thủ cạnh tranh lớn của Vinamilk tại Việt Nam là những công ty tên
tuổi như Nestle, Nutifood, TH true milk, Mộc Châu, Ba Vì, Frieslandcampina,…, số
lượng các đối thủ cạnh tranh ngày càng tăng lên.
Thị trường sữa Việt bao gồm các sản phẩm sữa nước, sữa bột, sữa đặc, bơ và
phomai. Thị phần sữa bột là cuộc chơi của các doanh nghiệp nước ngoài như
Abbott, Frieslandcampina, Mead Johnson, Nestle... Hiện Việt Nam tích cực mở cửa
mậu dịch, ngành sữa tiếp tục phải đối mặt với áp lực cạnh tranh lớn về giá từ các
đối thủ cạnh tranh ngoài nước. Thuế nhập khẩu sản phẩm sữa từ New Zealand,
Singapore, Nhật Bản cắt giảm xuống còn 0% khiến các dòng sản phẩm này tăng khả
năng cạnh tranh về giá.
Thị phần sữa của Vinamilk tại Việt Nam:


16
Theo Báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2019 của Công ty Cổ phần Sữa Việt
Nam (Vinamilk) thị phần tiếp tục mở rộng tăng 2,2% so với cùng kỳ năm ngoái đạt
60,7% với ba mảng sữa chính gồm:
- Mảng sữa tươi: Thị phần khoảng 50-55%, tuy nhiên mức tăng trưởng mở rộng
thị phần chậm lại khi mà ngành sữa tương đối bão hòa
- Mảng sữa chua: Chiếm thị phần cao nhất khoảng 62%, chủ yếu giành thị phần
từ các hãng khác như Cô Gái Hà Lan, TH Yogurt,..
- Mảng sữa bột: Thị phần 20-30%, hiện đang cạnh tranh khốc liệt với đối thủ
ngoại như Abbott, Friesland Campina, Nestlé… Theo đánh giá của BVSC, giá sữa
bột tăng có thể sẽ gây áp lực lên biên lợi nhuận của Vinamilk trong quý IV/2019 và

năm 2020.
Mặt khác các đối thủ liên tiếp đưa ra những chiến lược giá rẻ, cuộc chạy đua
khuyến mãi và tri ân khách hàng, đổi mơi sản phẩm tạo áp lực cho Vinamilk trong
việc chiều khách hàng, giữ chân khách và tìm kiếm khách. Các hãng cũng liên tục
đưa ra các sản phẩm mới, sản phẩm thay thế như sữa hạt, sữa đậu nành, đồ uống
ngũ cốc hoặc các loại nước giải khát có pha sữa,..
Ngoài việc cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước, Vinamilk phải đối
mặt với các đối thủ cạnh tranh là các ông lớn như Coca-Cola đã chính thức công bố
quyết định dấn thân vào ngành sữa và lựa chọn Fonterra (New Zealand) làm đối tác
chiến lược tại thị trường Việt Nam. Việt Nam cũng là thị trường đầu tiên mà CocaCola tung sản phẩm sữa Nutriboost.
Hiện nay sau khi Việt Nam ký hiệp định EVFTA thì áp lực cạnh tranh càng
tăng lên do phải cạnh tranh với sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU vốn có ưu thế về
chất lượng, dinh dưỡng và độ an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng. Theo BVSC
cho biết các sản phẩm sữa mà Việt Nam nhập khẩu khá nhiều từ EU gồm sữa whey
và các biến thể, bơ, pho mát, sữa bột và kem dạng bột. Tính chung 3 tháng đầu năm
2019, kim ngạch nhập khẩu sữa và sản phẩm từ sữa là 266 triệu USD, tăng 8,5% so
với cùng kỳ năm 2018.
Như vậy, trước tình trạng thị trường sữa có quá nhiều đối thủ cạnh tranh như
hiện nay, rủi ro Vinamilk có thể gặp phải là giảm thị phần, giảm doanh thu và lợi
nhuận,...


17

2.2.3.2.Kiểm soát rủi ro
- Thực hiện chính sách giá:
Vinamilk đã sử dụng một số chính sách trong việc xây dựng chiến lược giá cả
cạnh tranh như là:
Chính sách giữ nguyên giá nhưng chất lượng cao hơn: Nếu như các sản phẩm
hiện tại có giá trị định vị thấp thì thường các công ty sử dụng hình thức định vị giá

trị cao hơn nhưng giữ nguyên giá chứ không tăng giá. Rõ nét nhất là khi Vinamilk
định vị dòng sữa tiệt trùng và sữa chua của họ.
Vinamilk có chất lượng tốt nhưng giá cả phải chăng nhờ có chính sách về giá
thu mua sữa tươi của mình như sau: Vinamilk mua sữa tươi tại các vùng có nhiều
đòng cỏ, không đô thị hóa, có điều kiện chăn nuôi tốt nhưng phải vận chuyển sữa đi
xa thì giá thấp hơn. Đồng thời, Vinamilk luôn điều chỉnh giá mua sữa theo mùa vụ
và theo tình hình giá sữa thế giới.
Vinamilk có thể cạnh tranh được về giá với các doanh nghiệp khác nhờ khả
năng tự sản xuất, tự cung cấp nguyên liệu. Vinamilk xây dựng được một hệ thống
các trang trại bò sữa từ Bắc vào Nam với hệ thống 10 trang trại quy mô lớn đạt
chuẩn quốc tế (Global G.A.P.) đảm bảo nguồn cung cấp nguyên liệu sữa đạt tiêu
chuẩn với một mức giá cạnh tranh.
- Chính sách sản phẩm
Để cải thiện sức tiêu thụ, Vinamilk đang nỗ lực đa dạng hoá và cao cấp hoá
sản phẩm. Trong 9 tháng năm 2019, "ông lớn" này đã đưa ra thị trường khoảng 17
sản phẩm mới, trong đó có các sản phẩm sữa bột và bột ăn dặm cao cấp, sữa chua
và sữa hạt, các loại nước uống có vị Chocolate, kem lạnh, nước trái cây, v.v.


18

- Đẩy mạnh xuất khẩu
Theo ước tính của Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), tại quý III/2019
Xuất khẩu có tín hiệu tích cực với mức tăng trưởng doanh thu 8,2%, chủ yếu nhờ sự
phục hồi của thị trường Iraq. Doanh thu của các công ty con ở nước ngoài cũng tăng
trưởng khả quan 12,4%, đặc biệt là Angkor Milk với mức tăng hơn 35% so với cùng
kỳ năm 2018.
Hiện nay, ngoài 10 trang trại quy mô lớn và 13 nhà máy sản xuất sữa tại Việt
Nam, Vinamilk còn đầu tư xây dựng nhà máy sữa Angkor tại Campuchia (Vinamilk
sở hữu 100%), nắm 22,8% cổ phần tại nhà máy sữa Miraka (New Zealand), sở hữu

100% cổ phần nhà máy Driftwood (Mỹ) và đầu tư công ty con tại Ba Lan, làm cửa
ngõ giao thương các hoạt động thương mại của Vinamilk tại châu Âu.
Sản phẩm của Vinamilk hiện cũng có mặt ở hơn 40 nước trên thế giới, như
Campuchia, Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Nga,
Canada, Mỹ, Australia… Các sản phẩm của Vinamilk đều đạt các tiêu chuẩn quốc tế
như HACCP, Halal….và được sản xuất trong hệ thống nhà máy đạt chuẩn GMP và
các tiêu chuẩn quốc tế khắt khe như tiêu chuẩn ISO 9001, ISO 17025, ISO 14000,
FSSC 22000, trong đó GMP là tiêu chuẩn bắt buộc đối với các nhà máy sản xuất
dược phẩm và được khuyến khích áp dụng cho cả các công ty thực phẩm nói chung.


19

2.2.4. Rủi ro truyền thông
2.2.4.1.Rủi ro
Các rủi ro truyền thông mà Vinamilk gặp phải:
Công chúng là một nhóm bất kì, tỏ ra quan tâm thực sự hay có thể sẽ quan tâm
đến những hoạt động của doanh nghiệp, họ có ảnh hưởng đến những khả năng đạt
tới những mục tiêu mà doanh nghiệp để ra. Họ có thể kích thích doanh số của công
ty lan tỏa các hình ảnh, thông tin tốt đẹp về sản phẩm hay cũng có thể tuyên truyền
các thông tin không có lợi về công ty, làm ảnh hưởng đến uy tín của công ty, từ đó
ảnh hưởng đến doanh thu của doanh nghiệp, đặc biệt trong thời đại Internet, thông
tin chỉ truyền đi trong nháy mắt. Vì vậy, việc gặp phải rủi ro truyền thông càng dễ
xảy ra.
Vinamilk gặp phải rủi ro truyền thông khi vào ngày 23/02/2013, trong cộng
đồng mạng xuất hiện một video trong sữa Vinamilk có đỉa. Tuy sau đó đã được xác
nhận là tin đồn thất thiệt nhưng nó cũng đã gây ra ảnh hưởng không nhỏ cho danh
tiếng công ty, thậm chí thiệt hại về tài chính. Đó là hậu quả của việc do không xử lý
kịp thời, hợp lý các thông tin bất lợi bị phát tán trên các phương tiện thông tin đại
chúng.

Ngày 4/5/2018, trên mạng xã hội lan truyền một đoạn phim quay cảnh một
nông dân ở xã Nghĩa Hòa, thị xã Thái Hòa (tỉnh Nghệ An) đổ bỏ hàng chục lít sữa
tươi, vì cho rằng mình bị cơ sở thu mua Vinamilk ép giảm giá mua sữa tươi.
Một rủi ro truyền thông nữa xảy ra là khi hiệu quả của hoạt động truyền thông
của truyền thông không xứng đáng với chi phí bỏ ra. Báo cáo thường niên của
Vinamilk năm 2018 và 2019 chi ra hoạt động truyền thông của công ty không đạt
được hiệu quả như mong đợi.

2.2.4.2.Kiểm soát rủi ro
Kiểm soát kịp thời các thông tin truyền thông: Vinamilk đã xây dựng đội ngũ
nhân viên theo dõi và phản ánh kịp thời các thông tin truyền thông tiêu cực thông
qua công cụ tự động và đội xử lý khủng hoảng phù hợp. Đặc biệt, từ khi bắt đầu đi
vào hoạt động, công ty đã xây dựng một thương hiệu có nền tảng phát triển bền
vững-chất lượng-toàn diện để khẳng định uy tín công ty trong nhận thức của khách
hàng.


20
Đối với giải quyết các tin đồn có đia trong sữa được lan truyền trêng mạng
internet, công ty đã nhanh chóng chứng minh là tin đồn thất thiệt, làm dịu đi lo lắng
của khách hàng. Về tin đồn ép giá thu mua Vinamilk giải thích chỉ mua sữa của
những hộ nông dân chăn nuôi bò sữa có ký hợp đồng với mình. Đây là những hộ đã
được Vinamilk khảo sát, đánh giá hạ tầng chuồng trại và các tiêu chuẩn chăn nuôi
bò sữa. Sữa không đạt tiêu chuẩn theo hợp đồng thì Vinamilk sẽ kiên quyết không
thu mua và chỉ xem xét thu mua trở lại sau khi hộ chăn nuôi đã khắc phục tình trạng
chất lượng sữa. Được biết, sau khi sự việc xảy ra, Vinamilk đã có gặp gỡ, trao đổi,
làm rõ các nguyên tắc thu mua sữa trong hợp đồng mà hộ chăn nuôi và Vinamilk đã
ký kết. Hộ chăn nuôi đã hiểu rõ sự việc và nhập sữa trở lại cho Nhà máy sữa Nghệ
An ngay trong buổi chiều cùng ngày.
Bên cạnh đó Vinamilk cũng tích cực làm các hoạt động truyền thông :

Vinamilk có chiến lược truyền thông trải rộng. Công ty quảng cáo sản phẩm của
mình trên các phương tiện truyền thông và thông qua các hoạt động cộng đồng như
tài trợ các chương trình trò chơi giải trí trên truyền hình, tặng học bổng cho các học
sinh giỏi và tài trợ các chương trình truyền hình vì lợi ích của cộng đồng và người
nghèo. Bên cạnh các hoạt động marketing nêu trên, Vinamilk còn cung cấp dịch vụ
tư vấn dinh dưỡng tại các trung tâm dinh dưỡng của công ty. Các trung tâm tư vấn
này vừa hoạt động có thu phí vừa gián tiếp đưa sản phẩm của công ty ra thị trường.
Vinamilk cũng xây dựng chiến dịch tiếp thị truyền thông đa phương diện
nhằm giúp người tiêu dùng hiểu rõ lợi ích “tươi, thuần khiết, đến trực tiếp từ thiên
nhiên” thông qua chiến lược nhân cách hoá hình ảnh của những chú bò sữa mạnh
khoẻ, vui nhộn, năng động. Hình ảnh những cánh đồng cỏ xanh rì, bát ngát, đầy ánh
nắng, gắn với nó là những chú bò đang vui vẻ nhảy múa, hát ca, thể hiện sự gần gũi
với thiên nhiên. Đây thật sự là một hình ảnh đầy cảm xúc có tác dụng gắn kết tình
cảm của người tiêu dùng với thương hiệu Vinamilk. Qua đó, khẳng định Vinamilk là
vị trí số 1 của thương hiệu Việt, là niềm tự hào của người Việt Nam; xây dựng giá
trị tình cảm mới của thương hiệu Vinamilk - hiện thân của “cuộc sống tươi đẹp
hơn”.


21

2.2.5. Rủi ro khách hàng
2.2.5.1. Rủi ro
Thị trường các sản phẩm về sữa ngày càng bảo hòa và cạnh tranh cả về giá cả
và chất lượng. Hiện nay thực trạng phân phối trên thị trường sữa của Việt Nam:
Vinamilk chiếm 35%; Dutch Lady chiếm 24%; 22% là các sản phẩm sữa bột nhập
khẩu như Mead Johnson, Abbott, Nestle…; 19% còn lại là các hãng nội địa: Anco
Milk, Hanoimilk, Mộc châu, Hancofood, Nutifood…. Vì vậy, Vinamilk đang đối
mặt với rủi ro mất các mối quan hệ với khách hàng quan trọng, dẫn đến mất doanh
thu.

Nhu cầu cuộc sống tăng cao, yếu tố sức khỏe ngày được chú trọng thúc đẩy sự
tăng trưởng của các sản phẩm dinh dưỡng, đặc biệt các sản phẩm như sữa. Khách
hàng mục tiêu của các sản phẩm này cũng đã được mở rộng – từ trẻ em (thức đấy sự
phát triển thân thể, trí thông minh…) đến những người già (bổ sung dinh dưỡng do
chán ăn, loãng xương, bệnh tật…) hay thậm chí sữa cho người ăn kiêng. Điều này
đòi hỏi các doanh nghiệp không ngừng cải thiện quy trình sản xuất, nâng cao chất
lượng sản phẩm để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường nội địa.
Khách hàng là đối tượng mà các doanh nghiệp phục vụ và là yếu tố quyết định
sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Khách hàng của Vinamilk được chia
thành 2 loại:
- Khách hàng cá nhân: người tiêu dùng sản phẩm của công ty, có nhu cầu sử
dụng và mong muốn được thỏa mãn như cầu đó của mình
- Khách hàng tổ chức: là những nhà phân phối, nhà bán buôn, nhà bán lẻ, đại lý
của công ty, sử dụng sản phẩm của công ty để làm chức năng phân phối lại sản
phẩm.
Khi cung cấp sữa cho thị trường thì công ty phải chịu rất nhiều sức ép từ khách
hàng.
- Sức ép về giá cả: Cuộc sống ngày càng phát triển, người dân càng có thêm
nhiều sự lựa chọn trong việc mua sắm hàng hóa, thực phẩm... Bên cạnh đó, mức thu
nhập là có hạn, người tiêu dùng luôn muốn mua được nhiều sản phẩm với chi phí bỏ
ra là ít nhất nên giá cả của hàng hóa luôn là mối quan tâm lớn của người tiêu dùng.
Người tiêu dùng luôn có xu hướng muốn mua hàng giá rẻ nhưng chất lượng tốt.


22
- Sức ép về chất lượng: Khi cuộc sống của con người phát triển hơn thì con
người luôn mong muốn những sản phẩm đảm bảo chất lượng đặc biệt những sản
phẩm tiêu dùng hàng ngày như sữa và các sản phẩm từ sữa.Ngoài ra mỗi đối tượng
khách hàng lại có những mong muốn khác nhau trong tiêu dùng sản phẩm. Vì vậy,
Vinamilk phải có có sự nghiên cứu kĩ lưỡng từng đối tượng khách hàng để có thể

đáp ứng tốt nhất cho những mong muốn của khách hàng đặc biệt sau khi có tin đồn
có đỉa trong sữa.
Khách hàng là mọi đối tượng có nhu cầu mua các sản phẩm về sữa nên việc có
“sự xuất hiện” của một số người hám lợi có hành vi ác ý nhằm bôi nhọ uy tín công
ty nhằm đòi bồi thường của công ty là không thể tránh khỏi.

2.2.5.2. Kiểm soát rủi ro
Cả nhà phân phối lẫn người tiêu dùng đều có vị thế cao trong quá trình điều
khiển cạnh tranh từ quyết định mua hàng của họ. Công ty Vinamilk đã hạn chế được
rủi ro này xuất phát từ khách hàng bằng cách định giá hợp lý các dòng sản phẩm
của mình và đưa ra nhưng thông tin chính xác về sản phẩm đồng thời tạo được sự
khác biệt hóa đối với những sản phẩm của đôi thủ cạnh tranh và các sản phẩm thay
thế khác. Ngoài ra, Vinamilk cũng chú trọng trong công việc tương tác với khách
hàng. Đó là theo dõi mối quan hệ với khách hàng, thường xuyên đánh giá doanh thu
bán hàng, và có các chính sách tương ứng đối với các khách hàng quan trọng. Đặc
biệt, đối với khách hàng mục tiêu, việc thường xuyên phải chuyển các thông tin như
về sản phẩm mới, để thông báo là hết sức cần thiết.
Công ty Vinamilk cũng liên tục đổi mới về công nghệ, khoa học kỹ thuật để
tạo ra sản phẩm với giá thành ngày càng tốt để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của
khách hàng. Đồng thời, Vinamilk cũng phải đa dạng hóa các loại sản phẩm để cạnh
tranh với các đối thủ của mình trên thị trường cũng như thỏa mãn được yêu cầu của
khách hàng. Với phương châm luôn đi đầu trong việc phát triển sản phẩm và công
nghệ để đáp ứng tối đa nhu cầu khách hàng với giá cả phải chăng và chi phí tối ưu,
Vinamilk luôn tự tin góp phần đem lại sức khỏe cho cộng đồng bằng các sản phẩm
an toàn, đa dạng và có chất lượng cao. Đặc biệt, Vinamilk có một đội ngũ tiếp thị và
bán hàng có kinh nghiệm về phân tích và xác định tiêu dùng, đồng thời hỗ trợ các


23
nhân viên bán hàng trực tiếp, những người hiểu rõ thị hiếu người tiêu cùng thông

qua việc tiếp cận thường xuyên với khách hàng tại nhiều điểm bán hàng.
Đồng thời, Vinamilk cũng tập trung xây dựng chiến lược truyền thông nhằm
kiểm soát các tin đồn thất thiệt ảnh hưởng đến uy tín công ty và xây dựng hình ảnh
tốt đẹp về chất lượng sản phẩm công ty trong tâm trí khách hàng.

2.2.6. Rủi ro tài chính
2.2.6.1.Rủi ro
Rủi ro tài chính có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực đến hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp. Trên thực tế, phần lớn các doanh nghiệp kinh doanh trên
thị trường đều ngại rủi ro, vì thế khi xem xét tác động của rủi ro tài chính, mặt tác
động tiêu cực của rủi ro thường được các DN quan tâm xem xét, đánh giá đầy đủ
hơn. Bởi nếu rủi ro quá lớn, không khắc phục được, doanh nghiệp có thể rơi vào
tình trạng suy thoái, mất khả năng thanh toán và có thể bị phá sản. Là 1 doanh
nghiệp lớn sản xuất và kinh doanh nhiều loại sản phẩm, Vinamilk đã, đang sẽ đối
mặt với rất nhiều rủi ro tài chính tiêu biểu như: Rủi ro tỷ giá, rủi ro tín dụng, rủi ro
thanh khoản, rủi ro lãi suất....
Rủi ro tỷ giá: Hiện tại nguyên vật liệu của Vinamilk chủ yếu được nhập khẩu
từ New Zealand, Châu Âu và Mỹ, do vậy Vinamilk cũng chịu rủi ro nhất định về
chất lượng nguồn cung cũng như tỷ giá. Giá sữa bột nguyên liệu trên thế giới gây áp
lực lên ngành sản xuất sữa Việt Nam (Chiếm 50% chi phí nguyên vật liệu chính hay
25% giá vốn). Mặt khác thương hiệu Vinamilk có mặt ở 43 nước trên thế giới, bao
gồm Mỹ, Pháp, Canada, Ba Lan...Khi tỷ giá giảm ngoại tệ thu được sẽ giảm theo.
Rủi ro lãi suất: Để phục vụ kinh doanh, đầu tư, hầu như tất cả các doanh
nghiệp đều phải sử dụng vốn vay. Do đó, lãi suất tiền vay – chi phí sử dụng vốn –
trở thành bộ phận cấu thành quan trọng trong chi phí sản xuất kinh doanh và đầu tư
của doanh nghiệp. Khi lập kế hoạch kinh doanh và dự án đầu tư, lãi suất tiền vay đã
được dự tính. Song, có rất nhiều nhân tố nằm ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp
tác động đến lãi suất tiền vay. Thông thường khi lạm phát xảy ra, lãi suất tiền vay
tăng đột biến. Do đó, những tính toán, dự kiến trong kế hoạch kinh doanh, đầu tư bị
đảo lộn. Một rủi ro lớn đã xảy ra và ảnh hưởng lớn tới hoạt động kinh doanh. Lượng



24
tiền vay càng lớn, tác động tiêu cực của rủi ro này càng nghiêm trọng và có thể dẫn
đến tình trạng phá sản doanh nghiệp nếu nó tồn tại trong một thời kỳ dài.

2.2.6.2.Kiểm soát rủi ro
Rủi ro tỷ giá:
- Các nhà quản trị phải dự báo trước về tỷ giá hối đoái và lãi suất từ đó hoạch
định cho hoạt động đầu tư của doanh nghiệp.
- Sử dụng các công cụ tài chính phái sinh để ngăn ngừa rủi ro tỷ giá.
VD: Sử dụng hợp đồng hoán đổi tiền tệ để khi mua máy móc thiết bị phòng
ngừa tỷ giá tăng trong tương lai giúp cố định chi phí đầu vào cho Vinamilk.
Rủi ro lãi suất: Sử dụng công cụ chính như hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng hoán
đổi lãi suất để giảm thiểu rủi ro tăng lãi suất khi Vinamilk đi vay, cố định chi phí lãi
vay của doanh nghiệp.

Chương 3. Đánh giá và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị
rủi ro trong kinh doanh của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam
Vinamilk
3.1. Đánh giá về hoạt động quản trị rủi ro trong kinh doanh của Công ty
Cổ phần Sữa Việt Nam Vinamilk
3.1.1. Ưu điểm
Đầu tiên, Hội đồng quản trị của Vinamilk đã thành lập Tiểu ban Kiểm toán có
trách nhiệm đảm bảo một hệ thống quản lý rủi ro và kiểm soát nội bộ nhằm bảo vệ
khoản đầu tư của các cổ đông và tài sản của Công ty. Trong đó mỗi thành viên của
Tiểu ban giám sát các khu vực khác nhau để đảm bảo tính đầy đủ và hiệu quả của
các kiểm soát tài chính, vận hành, tuân thủ và công nghệ thông tin, bao gồm quản lý
rủi ro có hệ thống thông qua việc xác định chủ thể cấu trúc, chiến lược và rủi ro,
theo dõi kết quả quản lý rủi ro.Tiểu ban Kiểm toán của Vinamilk hàng năm đưa ra

những đánh giá đầy đủ và hiệu quả về hệ thống quản lý rủi ro và kiểm soát nội bộ
tổng thể dựa trên các quy trình kiểm soát nội bộ và quản lý rủi ro do Công ty thiết
lập và duy trì liên tục, các cuộc kiểm toán do kiểm toán nội bộ và kiểm toán độc lập
thực hiện.


25
Quy trình quản lý rủi ro của công ty được tóm tắt như sau:
- Quy định chính sách và khuôn khổ của Công ty về quản lý rủi ro và thông báo
cho Ban Điều hành và nhân viên của Công ty bằng cách nhấn mạnh tầm quan trọng
của việc quản lý rủi ro và thực hiện chính sách đó để đảm bảo đạt được các mục tiêu
của Công ty.
- Xác định các rủi ro trọng yếu, đặt ra các tiêu chí đánh giá rủi ro và khẩu vị rủi
ro để quản lý các rủi ro cao.
- Tiến hành đánh giá rủi ro theo các tiêu chí đánh giá rủi ro.
- Xác định các phản ứng rủi ro đối với rủi ro vượt quá mức rủi ro chấp nhận
được của Công ty.
- Theo dõi và rà soát các rủi ro chính và các quy trình xử lý rủi ro để đảm bảo
rủi ro được quản lý hợp lý.
Hàng năm công ty đưa ra danh mục các rủi ro quan trọng và thiếp lập cảnh báo
rủi ro KRIs cho hơn 86% rủi ro trong danh mục.
Rủi ro
Rủi Ro
Chiến
Lược

Rủi ro về
kế hoạch
chiến
lược


Định nghĩa
Thiếu kế hoạch chiến

Cách giải quyết
Liên tục theo dõi, rà soát và

lược thích đáng để đáp

điều chỉnh (khi cần thiết) đối

ứng các mục tiêu chiến

với chiến lược. Công ty đã

lược dài hạn của Công

xây dựng và ban hành các tài

ty.

liệu kiểm soát (thủ tục, quy
trình) liên quan tới việc lập

Rủi ro trong việc đánh

và triển khai các mục tiêu.
Nhận diện và phân tích kịp

mất lợi thế cạnh tranh,


thời các thay đổi của bối

khi mức độ tăng trưởng

cảnh, môi trường, từ đó xây

Rủi ro

của ngành giảm và sự

dựng và triển khai các

cạnh tranh

gia tăng cạnh tranh cả về

chương trình, dự án để củng

số lượng lẫn mức độ

cố, gia tăng lợi thế cạnh

cạnh tranh các đối thủ

tranh và thị phần.

cạnh tranh.
Việc không nhanh chóng


Thường xuyên cập nhật các

Rủi ro môi


×