Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

tiểu luận pháp luật KTĐN luật doanh nghiệp 2014 về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.18 KB, 22 trang )

I.

PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH MỘT
THÀNH VIÊN
1 Lịch sử ra đời và phát triển của công ty TNHH

Mô hình công ty TNHH ra đời năm 1892, là sản phẩm của các nhà làm luật Đức,
sau hình thức công ty cổ phần và càng muộn hơn hình thức công ty đối nhân.
Sự xuất hiện của loại hình công ty TNHH có lẽ sẽ thích hợp cho kinh doanh ở quy mô
vừa và nhỏ. Mô hình công ty này vừa có yếu tố quan hệ nhân thân như của công ty đối
nhân, vừa có tư cách pháp nhân và chế độ trách nhiệm hữu hạn của thành viên như ở công
ty cổ phần. Với sự thành công và phát triển nhanh chóng của các Công ty TNHH tài Đức,
sau đó loại hình này được công nhận trên khắp thế giới : Portugal (1917); Brazil (1919);
Chile (1923); France (1925); Turkey (1926); Cuba (1929); Argentina (1932); Uruguay
(1933); Mexico (1934); Belgium (1935); Switzerland (1936); Italy ( 1936); Peru (1936);
Columbia (1937); Costa Rica (1942); Guatemala (1942); and Honduras (1950).
Tại Pháp, vào cuối những năm 1940, loại hình Công ty này đã trở nên phổ biến hơn cả
loại hình Công ty cổ phần truyền thống và chiếm đến 1/3 số các doanh nghiệp tại Pháp.
Wyoming là bang đầu tiên ở Mỹ ban hành chính thức luật cho phép thành lập Công ty
TNHH vào năm 1977 và cho đến ngày nay, luật cho phép thành lập loại hình công ty này
đã được thông qua ở tất cả các bang tại Mỹ, nhanh chóng trở thành loại hình doanh
nghiệp phổ biến nhất đối với việc kinh doanh nhỏ, lẻ.
Ban đầu, số thành viên tối thiểu của loại hình công ty này là hai thành viên. Tuy nhiên
ngày nay, một số nước đã chấp nhận con số một thành viên.

1. Khái quát chung về công ty TNHH 1 thành viên.
1.1.

Khái niệm công ty TNHH một thành viên

Luật về Công ty TNHH của Việt Nam được bắt nguồn từ Luật Công ty của Pháp. Ở


hầu hết các nước, khái niệm về Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên đều
tương tự nhau.
Theo điều 73 Luật DN Việt Nam 2014, điều 63 Luật DN Việt Nam 2005 cũng như
trong hầu hết các văn bản luật có liên quan đều có điểm chung khi nhắc về loại hình
Công ty TNHH một thành viên : Là loại hình công ty TNHH do một cá nhân hay một
tổ chức sở hữu. Cá nhân hay tổ chức sở hữu đó chịu trách nhiệm về các khoản nợ và
nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi giá số vốn điều lệ của Công ty

1


1.2.

Vốn

- Khoản 2 Điều 74 Luật doanh nghiệp Việt Nam 2014 quy định: “Vốn điều lệ của
công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tại thời điểm đăng kí doanh nghiệp là tổng
giá trị tài sản do chủ sở hữu cam kết góp và ghi trong Điều lệ công ty.”.
- Vốn điều lệ có thể được góp bằng tiền, hiện vật hoặc công nghệ.
- Vốn pháp định: là mức vốn tối thiểu phải có khi thành lập 1 doanh nghiệp. Vốn
pháp định do cơ quan có thẩm quyền ấn định, và được xem là có thể thực hiện được dự án
khi thành lập doanh nghiệp. Vốn pháp định được quy định không giống nhau ở các ngành
nghề, lình vực kinh doanh khác nhau, và ở các quốc gia khác nhau.
1.3.

Tư cách pháp nhân

- Theo Điều 84 Bộ luật Dân sự Việt Nam 2005, một tổ chức được công nhận là pháp
nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:
 Được thành lập hợp pháp;

 Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ;
 Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản
đó;
 Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.
- Khoản 1 Điều 74 Bộ luật Dân sự Việt Nam 2015 quy định rõ ràng hơn về việc khi nào
một tổ chức được công nhận là pháp nhân:
Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:
 Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;
 Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;
 Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản
của mình;
 Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
- Đối chiếu với định nghĩa về Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tại khoản 1
Điều 73 Luật doanh nghiệp 2014, ta có thể kết luận rằng Công ty trách nhiệm hữu hạn
một thành viên là loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân và chịu trách nhiệm
hữu hạn (chủ sở hữu chỉ phải chịu trách nhiệm về mọi khoản nợ, nghĩa vụ tài sản trong
phạm vi số vốn điều lệ của công ty).

2


- Theo khoản 2 Điều 73 Luật doanh nghiệp 2014: “Công ty trách nhiệm hữu hạn một
thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh
nghiệp.”
1.4.

Các quyền của công ty TNHH một thành viên

- Công ty TNHH một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng
nhận đăng kí kinh doanh theo khoản 2 Điều 73 Luật doanh nghiệp 2014.

- Công ty THHH một thành viên không được quyền phát hành cổ phần theo khoản 3
Điều 73 Luật doanh nghiệp 2014, nhưng vẫn được phép phát hành trái phiếu.

3


2. PHẦN II: CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT DOANH
NGHIỆP 2014 VỀ CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH
VIÊN
2.1.

Quy chế pháp lý về vốn của công ty TNHH một thành viên

2.1.1. Thực hiện góp vốn thành lập công ty
- Vốn điều lệ
 Theo khoản 1 điều 74 luật doanh nghiệp 2014 : Vốn điều lệ của công ty trách
nhiệm hữu hạn một thành viên tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp là tổng giá trị tài
sản do chủ sở hữu cam kết góp và ghi trong Điều lệ công ty.
 Doanh nghiệp được tự đưa ra mức vốn điều lệ. Tuy nhiên, không nên đưa ra mức
thực tế không có thật vì sẽ gây khó khăn cho việc thực hiện sổ sách kế toán, các
khoản hạch toán, lãi vay…Nếu bị phát hiện doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm hoàn
toàn trước Pháp Luật.
 Trong quá trình hoạt động kinh doanh vốn điều lệ của công ty có thể thay đổi để
phù hợp với chiến lược phát triển kinh doanh theo từng thời điểm khác nhau. Luật
doanh nghiệp 2014 quy định hướng mở tạo điều kiện hơn cho công ty trong việc chủ
động quyết định trực tiếp hoạt động kinh doanh của mình.
- Vốn pháp định:
 Tùy thuộc vào ngành nghề đăng ký
 Một số quốc gia trên thế giới có quy định cụ thể về vốn pháp định của công ty
trách nhiệm hữu hạn:

o

Áo: 35.000 Euro

o

Đức: 25.000 Euro

o

Thụy Sĩ: ít nhất 20.000 CHF nhiều nhất là 2 triệu CHF

- Tài sản góp vốn:
 Theo điều 35 luật doanh nghiệp 2014 có quy định về tài sản góp vốn:

4


o

Khoản 1: Tài sản góp vốn có thể là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi,
vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí
quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.

o

Khoản 2 : Quyền sở hữu trí tuệ được sử dụng để góp vốn bao gồm quyền tác
giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối
với giống cây trồng và các quyền sở hữu trí tuệ khác theo quy định của pháp
luật về sở hữu trí tuệ. Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp đối với các

quyền nói trên mới có quyền sử dụng các tài sản đó để góp vốn.

 Theo điều 37 quy định về định giá tài sản góp vốn:
o

Tài sản góp vốn không phải là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng
phải được các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức thẩm định giá chuyên
nghiệp định giá và được thể hiện thành Đồng Việt Nam.

o

Tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp phải được các thành viên, cổ đông
sáng lập định giá theo nguyên tắc nhất trí hoặc do một tổ chức thẩm định giá
chuyên nghiệp định giá. Trường hợp tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định
giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được đa số các thành viên sáng lập chấp
thuận. Trường hợp tài sản góp vốn được định giá cao hơn so với giá trị thực tế
tại thời điểm góp vốn thì các thành viên sáng lập cùng liên đới góp thêm bằng
số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn
tại thời điểm kết thúc định giá; đồng thời liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt
hại do cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế.

o

Tài sản góp vốn trong quá trình hoạt động do chủ sở hữu, Hội đồng thành viên
của công ty trách nhiệm hữu hạn và người góp vốn thỏa thuận định giá hoặc do
một tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá. Trường hợp tổ chức thẩm
định giá chuyên nghiệp định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được người góp
vốn và doanh nghiệp chấp thuận. Trường hợp nếu tài sản góp vốn được định
giá cao hơn giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn thì người góp vốn, chủ sở hữu,
thành viên Hội đồng thành viên cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch

giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết
thúc định giá; đồng thời, liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do việc cố ý
định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế.

5


- Thời điểm góp vốn: sau khi thành lập doanh nghiệp
 Theo khoản 2 điều 74: Chủ sở hữu phải góp đủ và đúng tài sản như đã cam kết khi
đăng kí thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy
chứng nhận đăng kí doanh nghiệp
 Theo khoản 3 điều 74: Trường hợp không góp đủ vốn điều lệ trong thời hạn quy
định tại khoản 2 Điều này, chủ sở hữu công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ
bằng giá trị số vốn thực góp trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ
vốn điều lệ.
- Chủ sở hữu chịu trách nhiệm hữu hạn tương ứng với phần vốn góp đã cam kết đối với
các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước khi công ty đăng kí
thay đổi vốn điều lệ.
- Tuy nhiên, nếu không đóng góp đủ vốn điều lệ như đã đăng kí đúng hạn, chủ sở hữu sẽ
phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình.
- Phân chia lợi nhuận:
Công ty chỉ được chia lợi nhuận cho các thành viên khi kinh doanh có lãi, đã hoàn
thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật và bảo
đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản đến hạn trả khác sau khi chia lợi
nhuận.
2.1.2. Tăng giảm vốn điều lệ
- Giảm vốn điều lệ: Luật Doanh nghiệp 2014 có quy định về thay đổi vốn điều lệ của
công ty TNHH một thành viên:
 Về quy định giảm vốn điều lệ của Công ty TNHH một thành viên, Luật doanh
nghiệp 2014 có sự thay đổi so với Luật doanh nghiệp 2005. Khoản 1 Điều 76 Luật

doanh nghiệp 2005 quy định:
“1. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được giảm vốn điều lệ.”
 Đến Luật doanh nghiệp 2014, quy định này được sửa đổi tại Khoản 1 Điều 87:
“1. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thay đổi vốn điều lệ trong các
trường hợp sau đây:
a) Hoàn trả một phần vốn góp trong vốn điều lệ của công ty nếu đã hoạt động kinh
doanh liên tục trong hơn 02 năm, kể từ ngày đăng ký doanh nghiệp và bảo đảm thanh

6


toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho chủ sở hữu;
b) Vốn điều lệ không được chủ sở hữu thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo quy định
tại Điều 74 của Luật này.”
Với quy định trên, công ty TNHH một thành viên có thể giảm vốn điều lệ khi chủ sở
hữu công ty rút vốn khỏi công ty nếu công ty hoạt động kinh doanh trong hơn 02 năm
và đảm bảo thanh toán đủ các khoản nợ.
- Tăng vốn điều lệ: Luật Doanh Nghiệp 2014 cũng như luật Doanh Nghiệp 2005 cho
phép tăng vốn điều lệ. Cụ thể tại Khoản 2 Điều 87 luật Doanh nghiệp 2014 quy định:
“2. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tăng vốn điều lệ bằng việc chủ sở
hữu công ty đầu tư thêm hoặc huy động thêm vốn góp của người khác. Chủ sở hữu
quyết định hình thức tăng và mức tăng vốn điều lệ.”.
Quy định này giống như quy định trong Khoản 2 Điều 76 luật Doanh Nghiệp 2005.
Tuy nhiên, về trường hợp tăng vốn điều lệ bằng việc huy động thêm phần vốn góp
của người khác, luật Doanh nghiệp 2014 có điều chỉnh so với luật Doanh nghiệp
2005. Cụ thể tại Khoản 3 Điều 87 luật Doanh nghiệp 2014 quy định:
“3. Trường hợp tăng vốn điều lệ bằng việc huy động thêm phần vốn góp của người
khác, công ty phải tổ chức quản lý theo một trong hai loại hình sau đây:
a) Công ty trách nhiệm hai thành viên trở lên và công ty phải thông báo thay đổi nội
dung đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc thay

đổi vốn điều lệ;
b) Công ty cổ phần theo quy định tại Điều 196 của Luật này.”.
Trong khi đó luật Doanh nghiệp 2005 quy định trong khoản 2 điều 76, trường hợp
tăng vốn điều lệ bằng việc huy động thêm phần vốn góp của người khác công ty chỉ
có thể đăng ký chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hai thành viên trở lên và trong
thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thành viên mới cam kết góp vốn vào công ty.
2.1.3. Chuyển nhượng vốn góp và mua lại vốn góp
Theo Điều 75h và 75c Luật Doanh Nghiệp 2014, chủ sở hữu của công ty trách nhiệm
hữu hạn một thành viên chỉ có quyền chuyển nhượng vốn góp chứ không có quyền mua
lại vốn góp, quyền: “chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của công ty cho
tổ chức, cá nhân khác” cùng với nghĩa vụ quy định trong Điều 76 khoản 5 Luật DN
2014 : “Trường hợp rút một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ đã góp ra khỏi công ty dưới
hình thức khác thì chủ sở hữu và cá nhân, tổ chức có liên quan phải liên đới chịu trách
nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty.”.

7


Là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu, công ty TNHH
một thành viên có những quy định chặt chẽ trong vấn đề chuyển nhượng vốn sở hữu.
Trong loại hình doanh nghiệp này, chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và
nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty khi chuyển
nhượng vốn. Điều 77 Luật DN 2014 quy định về Thực hiện quyền của chủ sở hữu công ty
trong một số trường hợp đặc biệt:
- Đầu tiên, “Trường hợp chủ sở hữu công ty chuyển nhượng, tặng cho một phần vốn điều
lệ cho tổ chức hoặc cá nhân khác hoặc công ty kết nạp thêm thành viên mới, công ty
phải tổ chức hoạt động theo loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở
lên hoặc công ty cổ phần và đồng thời thực hiện đăng ký thay đổi nội dung đăng ký
doanh nghiệp với Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày
hoàn thành việc chuyển nhượng, tặng cho hoặc kết nạp thành viên mới.”,(trích Khoản

1 Điều 77 Luật DN 2014).
 Người nhận chuyển nhượng phần vốn góp của chủ sở hữu sẽ trở thành thành
viên công ty, lúc này là công ty TNHH 2 thành viên hoặc công ty cổ phần.
 Hồ sơ “Đăng ký chuyển đổi công ty TNHH 1 thành viên thành công ty TNHH
2 thành viên trở lên” bao gồm:
(1) Giấy đề nghị Đăng ký doanh nghiệp;
(2) Điều lệ công ty chuyển đổi;
(3)Danh sách thành viên Công ty chuyển đổi;
(4) Bản sao hợp lệ CMND (hoặc hộ chiếu) còn hiệu lực đối với cá nhân; Bản
sao Quyết định thành lập/Giấy chứng nhận ĐKKD/ĐKDN đối với tổ chức,
kèm theo bản sao hợp lệ giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực của người đại
diện theo ủy quyền và quyết định ủy quyền tương ứng của tổ chức;
(5) Hợp đồng chuyển nhượng vốn và giấy tờ xác nhận hoàn tất chuyển nhượng
(nếu có chuyển nhượng vốn góp); hoặc giấy tờ xác nhận tặng cho một phần
quyền sở hữu công ty (đối với trường hợp tặng cho một phần sở hữu);
(6) Quyết định của chủ sở hữu về việc huy động thêm vốn góp từ các tổ
chức/cá nhân khác và chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;
(7) Các giấy tờ khác nếu có đăng ký kinh doanh ngành nghề có điều kiện.
- Trường hợp nếu chủ sở hữu công ty chuyển nhượng toàn bộ vốn sở hữu của mình cho
người khác thì phải thực hiện thủ tục thông báo thay đổi chủ sở hữu hoặc người đại
diện theo pháp luật nếu chủ sở hữu đồng thời là người đại diện theo pháp luật. Người

8


nhận chuyển nhượng phần vốn góp của chủ sở hữu sẽ trở thành chủ sở hữu mới của
công ty. Để thực hiện việc chuyển nhượng (bán) công ty thì bên chuyển nhượng (tức là
bên bán công ty) và bên nhận chuyển nhượng (tức là bên mua lại công ty) phải thực
hiện lập hợp đồng chuyển nhượng theo quy định của pháp luật với các điểu khoản liên
quan.

 Việc đầu tiên phải thực hiện để chuyển nhượng (bán) công ty TNHH một thành
viên là chủ sở hữu công ty phải nộp đầy đủ tiền góp vốn vào tài khoản của
công ty và có xác nhận số dư tài khoản của ngân hàng.
 Sau đó các bên tiến hành ký hợp đồng chuyển nhượng vốn góp tại công ty
TNHH 1 TV. Công ty nhận chuyển nhượng tiến hành thủ tục điều chỉnh giấy
chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật đầu tư (nếu giấy phép của công
ty TNHH 1 thành viên là giấy chứng nhận đầu tư) hoặc làm thủ tục thay đổi
ĐKKD nếu là giấy ĐKKD.
 Hồ sơ thay đổi chủ sở hữu công ty TNHH 1 thành viên do chuyển nhượng bao
gồm:
(1) Thông báo về việc thay đổi Chủ sở hữu;
(2) Bản sao các giấy tờ chứng thực hợp pháp:
o Giấy CNĐKKD/Giấy CNĐKDN/Giấy CNĐT/Quyết định thành lập đối
với tổ chức là chủ sở hữu mới;
o Giấy tờ chứng thực cá nhân; Quyết định cử uỷ quyền; Danh sách Người
đại diện theo uỷ quyền của tổ chức.
(3) Hợp đồng chuyển nhượng vốn và các giấy tờ chứng nhận đã hoàn tất việc
chuyển nhượng vốn;
(4) Điều lệ mới đã sửa đổi, bổ sung của Công ty.
- Ngoài ra, Khoản 5 Điều 77 còn quy định “Trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức bị
giải thể hoặc phá sản thì người nhận chuyển nhượng phần vốn góp của chủ sở hữu sẽ
trở thành chủ sở hữu hoặc thành viên công ty. Công ty phải tổ chức hoạt động theo
loại hình doanh nghiệp tương ứng và đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp
trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc chuyển nhượng”.
2.2.

Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty TNHH một thành viên

9



2.2.1. Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty TNHH một thành viên do cá nhân làm chủ
sở hữu
- Công ty TNHH một thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu có Chủ tịch công ty, Giám
đốc hoặc Tổng giám đốc.
- Chủ sở hữu công ty có thể đồng thời là Chủ tịch Công ty có quyền cao nhất điều hành
mọi hoạt động của Công ty.
- Chủ sở hữu Công ty có thể thuê Giám đốc hoặc đồng thời là Giám đốc, người đại diện
theo pháp luật của Công ty.
- Quyền, nghĩa vụ của giám đốc hoặc Tổng giám đốc được quy dịnh tại Điều lệ công ty,
hợp đồng lao động mà Giám đốc hoặc Tổng giám đốc ký với Chủ tịch công ty.
- Quyền của chủ sở hữu:
 Quyết định nội dung Điều lệ công ty, sửađổi, bổ sung Điều lệ công ty.
 Quyết định đầu tư, kinh doanh và quản trị nội bộ doanh nghiệp, trừ trường hợp
Điều lệ công ty có quy định khác.
 Chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của công ty cho tổ chức, cá
nhân khác.
 Quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các
nghĩa vụ khác của công ty.
 Quyết định tổ chức lại, giải thể và yêu cầu phá sản công ty.
 Thu hồi toàn bộ giá trị tài sản của công ty sau khi công ty hoàn thành giải thể hoặc
phá sản.
 Các quyền khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.

10


Chủ sở hữu công ty Chủ tịch công ty
(cá nhân)


Giámđốc Tổng giámđốc

Phòng tài chính
- kế toán

Phòng sản xuất
-kinh doanh

Phòng đầu tư

Phòng hành chính

Hình 2.1. Cơ cấu tổ chức quản lý công ty TNHH một thành viên do cá nhân làm chủ sử
hữu
2.2.2. Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty TNHH một thành viên dưới chủ sở hữu là
tổ chức
Theo như điều 78 trong luật Doanh nghiệp Việt Nam:
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu được tổ chức
quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình sau đây:
o Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên;
o Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên.
 Trường hợp Điều lệ công ty không quy định thì Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc
Chủ tịch công ty là người đại diện theo pháp luật của công ty.
 Trường hợp Điều lệ công ty không quy định khác, thì chức năng, quyền và nghĩa
vụ của Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và
Kiểm soát viên thực hiện theo quy định của Luật này.

11



Kiểm soát viên

Chủ sở hữu công ty
(Pháp nhân)

Hội đồng thành viên
(Đại diện theo ủy
quyền)

Chủ tịch công ty
(Đại diện theo ủy
quyền)

Giám đốc hoặc
Tổng giám đốc

Phòng hành chính

Phòng tài chính
- kế toán

Phòng sản xuất
kinh doanh

Phòng đầu tư

Hình 2.2. Cơ cấu tổ chức quản lý công ty TNHH một thành viên do tổ chức làm chủ sử
hữu
- Quyền của chủ sở hữu công ty:
 Quyền quyết định nội dung Điều lệ công ty, sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty.

 Quyết định chiến lược phát triển và kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty.
 Quyết định cơ cấu tổ chức quản lý công ty, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các
chức danh quản lý công ty.
 Quyết định các dự án đầu tư có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản
được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn
quy định tại Điều lệ công ty.
 Quyết định các giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ.
 Thông qua hợp đồng vay, cho vay và các hợp đồng khác do Điều lệ công ty quy
định có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo
tài chính gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ
công ty.
 Quyết định bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được
ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy
định tại Điều lệ công ty.
 Quyết định tăng vốn điều lệ của công ty, chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ
vốn điều lệ của công ty cho tổ chức, cá nhân khác.
 Quyết định thành lập công ty con, góp vốn vào công ty khác.
 Tổ chức giám sát và đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty.
 Quyết định việc sử dụng lợi nhận sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa

12


vụ tài chính khác của công ty.
 Quyết định tổ chức lại, giải thể và yêu cầu phá sản công ty.
 Thu hồi toàn bộ giá trị tài sản của công ty sau khi công ty hoàn thành giải thể hoặc
phá sản.
 Các quyền khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty
a. Hội đồng thành viên
 Số lượng: 3-7 thành viên

 Thời gian: không quá 5 năm
 Quyền và nghĩa vụ: tùy theo điều lệ của công ty và pháp luật Việt Nam Hội đồng
thành viên nhân danh chủ sở hữu công ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ
sở hữu công ty; nhân danh công ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty, trừ
quyền và nghĩa vụ của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc; chịu trách nhiệm trước pháp
luật và chủ sở hữu công ty về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao.
 Cách thức lựa chọn: Chủ tịch Hội đồng thành viên do chủ sở hữu bổ nhiệm hoặc
do các thành viên Hội đồng thành viên bầu theo nguyên tắc quá bán ( trên 1/2 tổng
số phiếu của hội đồng thành viên biểu quyết cho 1 người thì người đó được lựa
chọn; nếu điều lệ công ty không có quy định khác thì mỗi thành viên có một phiếu
biểu quyết có giá trị như nhau. Hội đồng thành viên có thể thông qua quyết định
theo hình thức lấy ý kiến bằng văn bản).
 Cuộc họp hội đồng thành viên được tiến hành khi có ít nhất 2/3 số thành viên hội
đồng dự họp. Trong cuộc họp, nghị quyết của Hội đồng thành viên được thông qua
khi có hơn một nửa số thành viên dự họp tán thành. Việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ
công ty, tổ chức lại công ty, chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của
công ty phải được ít nhất ba phần tư số thành viên dự họp tán thành.
 Nghị quyết của Hội đồng thành viên có hiệu lực kể từ ngày được thông qua hoặc từ
ngày ghi tại nghị quyết đó, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác.
b. Chủ tịch công ty
 Quyền và nghĩa vụ: theo quy định của điều lệ công ty và pháp luật Việt Nam Chủ
tịch công ty nhân danh chủ sở hữu thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu
công ty; nhân danh công ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty, trừ quyền

13


và nghĩa vụ của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc; chịu trách nhiệm trước pháp luật
và chủ sở hữu công ty về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao.
 Cách thức lựa chọn: chủ tịch công ty do chủ sở hữu bổ nhiệm

 Quyết định của Chủ tịch công ty về thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu
công ty có hiệu lực kể từ ngày được chủ sở hữu công ty phê duyệt, trừ trường hợp
Điều lệ công ty có quy định khác.

c. Giám đốc, tổng giám đốc
 Thời gian: không quá 5 năm
 Cách thức lựa chọn: Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty bổ nhiệm hoặc
thuê Giám đốc hoặc Tổng giám đốc để điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày
của công ty.
o Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và không thuộc đối tượng quy định tại
khoản 2 Điều 18 của Luật này;
o Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế trong quản trị kinh doanh của
công ty, nếu Điều lệ công ty không có quy định khác.
 Quyền và nghĩa vụ: Giám đốc hoặc Tổng giám đốc chịu trách nhiệm trước pháp
luật và Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty về việc thực hiện quyền và
nghĩa vụ của mình. Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên khác của Hội đồng
thành viên hoặc Chủ tịch công ty có thể kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc trừ
trường hợp pháp luật, Điều lệ công ty có quy định khác.
o Tổ chức thực hiện quyết định của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty;

14


o Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hằng ngày của công
ty;
o Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty;
o Ban hành quy chế quản lý nội bộ của công ty;
o Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm người quản lý trong công ty, trừ các đối
tượng thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty;
o Ký kết hợp đồng nhân danh công ty, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Chủ

tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty;
o Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức công ty;
o Trình báo cáo quyết toán tài chính hằng năm lên Hội đồng thành viên hoặc
Chủ tịch công ty;
o Kiến nghị phương án sử dụng lợi nhuận hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh;
o Tuyển dụng lao động;
o Quyền và nghĩa vụ khác được quy định tại Điều lệ công ty, hợp đồng lao động
mà Giám đốc hoặc Tổng giám đốc ký với Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc
Chủ tịch công ty.
d. Kiểm soát viên
- Số lượng: do chủ sở hữu công ty quyết định
- Thời gian: không quá 5 năm
- Quyền và nghĩa vụ: Kiểm soát viên chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ sở hữu
công ty về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.
 Kiểm tra tính hợp pháp, trung thực, cẩn trọng của Hội đồng thành viên, Chủ tịch
công ty và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc trong tổ chức thực hiện quyền chủ sở
hữu, trong quản lý điều hành công việc kinh doanh của công ty;
 Thẩm định báo cáo tài chính, báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo đánh giá công
tác quản lý và các báo cáo khác trước khi trình chủ sở hữu công ty hoặc cơ quan
nhà nước có liên quan; trình chủ sở hữu công ty báo cáo thẩm định;
 Kiến nghị chủ sở hữu công ty các giải pháp sửa đổi, bổ sung, cơ cấu tổ chức quản
lý, điều hành công việc kinh doanh của công ty;
 Xem xét bất kỳ hồ sơ, tài liệu nào của công ty tại trụ sở chính hoặc chi nhánh, văn
phòng đại diện của công ty. Thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty,
Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ,
kịp thời các thông tin về thực hiện quyền chủ sở hữu, về quản lý, điều hành và hoạt
động kinh doanh của công ty theo yêu cầu của Kiểm soát viên;

15



 Tham dự và thảo luận tại các cuộc họp Hội đồng thành viên và các cuộc họp khác
trong công ty;
 Quyền và nghĩa vụ khác quy định tại Điều lệ công ty hoặc theo yêu cầu, quyết định
của chủ sở hữu công ty.
- Cách thức lựa chọn:
 Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2
Điều 18 của Luật này
Đối với cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để
thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình:
o Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công
chức, viên chức;
o Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc
phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan
chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam,
trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp
của Nhà nước tại doanh nghiệp;
o Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ những
người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà
nước tại doanh nghiệp khác;
o Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất
năng lực hành vi dân sự; tổ chức không có tư cách pháp nhân;
o Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết
định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc
hoặc đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công
việc nhất định, liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án; các
trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản, phòng, chống tham
nhũng.
 Không phải là người có liên quan của thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch
công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, người có thẩm quyền trực tiếp bổ nhiệm

Kiểm soát viên;
 Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp về kế toán, kiểm toán hoặc
trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế trong ngành, nghề kinh doanh của công ty
hoặc tiêu chuẩn, điều kiện khác quy định tại Điều lệ công ty.

16


3.

3.1.

PHẦN III: ƯU ĐIỂM VÀ HẠN CHẾ TRONG QUY
ĐỊNH CỦA LUẬT DOANH NGHIỆP 2014 VỀ CÔNG
TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN
Ưu điểm

Các ưu điểm của Luật Doanh nghiệp 2014 về công ty TNHH một thành viên được thể
hiện qua các chế định sau:
3.1.1. Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là tổ
chức
Điều 78 của Luật Doanh nghiệp 2014 được sửa đổi so với điều 67 Luật Doanh nghiệp
2005 để thể hiện rõ hơn hai mô hình quản trị đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một
thành viên là: Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên; Hội
đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên. Quy định này đã góp
phần tạo ra quyền tự chủ kinh doanh cho doanh nghiệp trong việc lựa chọn mô hình tổ
chức quản lý phù hợp.
3.1.2. Kiểm soát viên
Kiểm soát viên quy định tại điều 71 Luật Doanh nghiệp 2005 cho thấy quy định về cơ
cấu và tiêu chuẩn thành viên Ban kiểm soát chưa bảo đảm được tính độc lập của Ban

kiểm soát. Ngoài ra, chưa có cơ chế để Ban kiểm soát sử dụng để buộc Hội đồng quản trị
phải thực hiện kiến nghị của mình trong trường hợp thực sự cần thiết và giám sát có hiệu
quả đối với hoạt động của người quản lý công ty.
Điều 82 Luật Doanh nghiệp 2014 đã khắc phục những bất cập này theo cách bổ sung
quy định chi tiết hơn và bổ sung một số quyền cho kiểm soát viên, như quyền quy định tại
điểm d, đ khoản 2: tham dự và thảo luận tại các cuộc họp của Hội đồng thành viên, cuộc
họp của công ty; xem xét bất kỳ hồ sơ, tài liệu nào của công ty tại trụ sở chính hoặc chi
nhánh, văn phòng đại diện của công ty.
3.1.3. Vốn điều lệ
Như đã trình bày trong phần trên, trong quy định tại điều 87 của Luật Doanh nghiệp
2014 cho phép công ty TNHH một thành viên được giảm vốn điều lệ như đối với công ty
TNHH hai thành viên trở lên.
Khoản 3 điều luật này quy định về việc tăng vốn điệu lệ bằng việc huy động thêm vốn
góp của người khác đã được sửa đổi theo cách bãi bỏ thủ tục đăng ký chuyển đổi thành
loại hình doanh nghiệp và thay vào đó chỉ phải yêu cầu thay đổi cơ cấu tổ chức hoạt động.

17


Thay đổi này sẽ giúp tiết kiệm nhiều chi phí thực hiện thủ tục hành chính chuyển đổi loại
hình doanh nghiệp.
3.1.4. Thực hiện góp vốn thành lập công ty
Điều 74 luật Doanh nghiệp 2014 đã quy định rõ thời thời hạn thanh toán đủ vốn điều
lệ khi thành lập công ty là 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh
nghiệp. Bên cạnh đó luật cũng quy định chặt chẽ hơn trách nhiệm chủ sở hữu công ty góp
vốn đủ và đúng hạn. Cụ thể tại khoản 3, 4 điều 74:
“3. Trường hợp không góp đủ vốn điều lệ trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều
này, chủ sở hữu công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng giá trị số vốn thực góp
trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ vốn điều lệ. Trường hợp này,
chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã cam kết đối với các

nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước khi công ty đăng ký thay
đổi vốn điều lệ.
4. Chủ sở hữu chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các nghĩa vụ
tài chính của công ty, thiệt hại xảy ra do không góp, không góp đủ, không góp đúng hạn
vốn điều lệ.”
3.1.5. Quyền của chủ sở hữu công ty trong một số trường hợp đặc biệt
Đây là quy định mới tại điều 77 của Luật Doanh nghiệp 2015 nhằm quy định rõ
nguyên tắc thực hiện quyền chủ sở hữu trong một số trường hợp đặc biệt như chủ sở hữu:
chết, mất tích, bị kết án tù, giải thể hoặc phá sản.
3.1.6. Người đại điện theo pháp luật
Theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Luật Doanh nghiệp năm 2014 thì công ty TNHH
có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Công ty hoàn toàn có thể tự quyết
định, chỉ định một người đại diện theo pháp luật hoặc trong trường hợp cần thiết thì có
quyền tự chủ quyết định việc có nhiều người đại diện theo pháp luật, số lượng, chức danh
quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp được quy
định tại điều lệ công ty.
Như vậy, luật Doanh nghiệp năm 2014 có những quy định mang tính định hướng, gợi
mở về thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động có liên quan của doanh nghiệp, trao cho
doanh nghiệp tự do, tự nguyện, cam kết, thoả thuận theo các quy định của Pháp luật.
3.2.

Hạn chế

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp:

18


Theo quy định tại Điều 29 Luật Doanh nghiệp năm 2014 thì Giấy chứng nhận đăng
ký doanh nghiệp chỉ còn 4 nội dung chính (Luật Doanh nghiệp 2005 là 10 nội dung

chính). Theo đó, luật Doanh nghiệp 2014 đã bỏ nội dung ngành, nghề kinh doanh; bỏ việc
xác định vốn pháp định và chứng chỉ hành nghề. Nếu doanh nghiệp có sự thay đổi ngành,
nghề kinh doanh, doanh nghiệp chỉ phải thông bảo với cơ quan đăng ký kinh doanh để
được bổ sung trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp mà không phải đăng ký thay đổi nội
dung đăng ký kinh doanh để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới như
luật cũ. Điều này giúp cho các doanh nghiệp không phải mất thời gian và thủ tục để chờ
cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi muốn bổ sung ngành nghề kinh
doanh.
Tuy nhiên vì còn khá nhiều các nội dung bị thiếu so với Giấy chứng nhận đăng ký
doanh nghiệp trước đây nên cơ quan quản lý lại phát sinh thêm Giấy phép con để ghi
nhận những nội dung còn thiếu và bổ sung những nội dung chưa có như: các nội dung về
ngành nghề kinh doanh; về đăng ký thuế … từ đây thì các doanh nghiệp phải lưu giữ
thêm những giấy tờ khác và các giấy tờ này phải luôn đi kèm với nhau gây khó khăn cho
việc lưu trữ.
Ngoài hạn chế trong nội dung của giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì còn một
số vướng mắc trong quy định do sự phức tạp trong quy định của các văn bản dưới luật với
luật Doanh nghiệp 2014 hoặc là sự ban hành chậm chễ của các nghị định, thông tư hướng
dẫn luật. Ví dụ như sự phát sinh hàng loạt các thủ tục bao gồm thủ tục “tách giấy” cùng
với thủ tục “trả con dấu”, “trả Giấy chứng nhận mẫu dấu” hoặc “thông báo mất con dấu”,
“thông báo mất Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu” theo quy định tại Nghị định
96/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của luật Doanh nghiệp 2014 đã làm cho
doanh nghiệp mất nhiều thời gian, chi phí hơn trong việc quản lý và sử dụng con dấu của
doanh nghiệp.

19


KẾT LUẬN
Từ những quy định của luật Doanh nghiệp 2014 có thể thấy được một số ưu điểm, nhược
điểm của công ty TNHH một thành viên như sau:

- Ưu điểm:
 Công ty TNHH một thành viên do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu,
chủ sở hữu chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty
trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
 Công ty TNHH một thành viên có tư cách pháp nhân nên các thành viên công ty
chỉ trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công
ty, do đó ít gây rủi ro cho người góp vốn.
 Số lượng thành viên công ty TNHH một thành viên không nhiều và các thành viên
thường là người quen biết, tin cậy nhau, nên việc quản lý, điều hành công ty không
quá phức tạp.
 Chế độ chuyển nhượng vốn được điều chỉnh chặt chẽ nên nhà đầu tư dễ dàng kiểm
soát được việc thay đổi các thành viên, hạn chế sự thâm nhập của người lạ vào
công ty.
- Nhược điểm:
 Công ty TNHH một thành viên gặp khó khăn trong việc huy động vốn. Bởi vì,
công ty TNHH một thành viên khi muốn tăng hoặc giảm vốn điều lệ bằng cách
chuyển nhượng vốn góp cho người khác hoặc tiếp nhận phần vốn của thành viên
mới thì phải chuyển đổi sang công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên.
Ngoài ra, việc huy động vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn còn hạn chế do
không có quyền phát hành cổ phiếu.
 Công ty TNHH một thành viên có chế độ trách nhiệm hữu hạn nên uy tín của công
ty trước đối tác, bạn hàng cũng phần nào bị ảnh hưởng.

20


Tài liệu tham khảo
1. Bộ kế hoạch và đầu tư, thuyết minh chi tiết nội dung dự án luật Doanh nghiệp (sửa
đổi), 2014.
2. Đặng Hoàng Dũng, Những điểm thay đổi trong luật Doanh Nghiệp mới,

,
truy cập ngày 25/04/2016.
3. Huy Việt, Luật Doanh nghiệp 2014: Cởi mở, nhưng còn nhiều băn khoăn,
/>PL9cXdNDmjyRSWlMZHKB8qRT77nhY8yWpvTM5TWZ7HM6vBsyhg3s!958944896!769595819?
dDocName=MOF149811&_afrLoop=17559152191438544#!
%40%40%3F_afrLoop%3D17559152191438544%26dDocName
%3DMOF149811%26_adf.ctrl-state%3D11any5gabv_4 , truy cập ngày
25/04/2016.

21


Danh sách hình vẽ
1. Hình 2.1. Cơ cấu tổ chức quản lý công ty TNHH một thành viên do cá nhân làm

chủ sử hữu (trang 11).
2. Hình 2.2. Cơ cấu tổ chức quản lý công ty TNHH một thành viên do tổ chức làm

chủ sử hữu (trang 12).

22



×