Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

tiểu luận tài chính tiền tệ tìm hiểu và phân tích thị trường phái sinh của việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.15 KB, 11 trang )

I.

TÌM HIỂU CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG PHÁI SINH

1.

Khái niệm thị trường phái sinh

-

Thị trường Phái sinh là thị trường mà tại đó giao dịch các loại hợp đồng phái sinh.

-

Công cụ trên thị trường phái sinh là Chứng khoán phái sinh (Derivatives). Chứng khoán phái sinh
là những hợp đồng tài chính có giá trị phụ thuộc vào sự biến động giá trị của một tài sản khác gọi là tài sản cơ sở (Underlying Asset).

Để hiểu rõ hơn về hợp đồng phái sinh, hãy xem xét ví dụ này:
Ngày 3/3/2020: ông An
mua 10kg gạo của ông
Ba với giá thị trường là
15,000đ/kg. Tuy nhiên,
ông An dự đoán rằng sau
1 năm nữa giá gạo sẽ
tăng

lên

20,000đ/kg

thành


nên

ông

thương lượng với ông Ba tham gia vào một hợp đồng phái sinh.
Hợp đồng này quy định ngày này năm sau (3/3/2021), cho dù giá thị trường là bao nhiêu thì ông Ba
cũng sẽ bán cho ông An với giá 18,000đ/kg.
1 năm sau, vào ngày 3/3/2021: giá gạo trên thị trường là 20,000/kg nên ông An là người hưởng lợi.
Tuy nhiên, nếu giá gạo thị trường chỉ tăng nhẹ thành 16,000/kg thì người hưởng lợi sẽ là ông Ba.
2.
-

-

Đặc điểm của thị trường phái sinh
Hợp đồng phái sinh này tham chiếu đến một tài sản cơ sở (underlying asset).
Ví dụ: tài sản cơ sở trong ví dụ trên là gạo.
Tài sản cơ sở của hợp đồng phái sinh có thể là hàng hóa như nông sản, kim loại, v,v.. hoặc công
cụ tài chính như cổ phiếu, trái phiếu, lãi suất, v.v.
Giá trị của hợp đồng phụ thuộc vào sự thay đổi giá của tài sản tham chiếu.
1


Ví dụ: trong ví dụ trên, khi giá gạo tăng mạnh thì người mua (ông An) là người có lợi, nhưng khi
-

giá gạo chỉ tăng nhẹ thì người bán (ông Ba) là người có lợi.
Tổng giá trị hợp đồng đối với cả hai bên bằng 0 (zero-sum game)
Ví dụ: 1 năm sau, ông Ba bán cho ông An 10kg gạo với giá 18,000đ/kg trong khi giá thị trường là
20,000đ/kg thì ông Ba sẽ lỗ 2,000đ/kg, còn ông An sẽ lãi 2,000đ/kg. Như vậy, lãi của bên này sẽ

được lấy từ lỗ của bên kia.

3.
-

Mục đích của thị trường phái sinh
Phòng vệ (Hedging)
Đầu cơ (Speculation)
Trong ví dụ trên, ông An là người phòng vệ rủi ro giá gạo tăng cao. Còn ông Ba là người đầu cơ,
vì nếu giá gạo tăng mạnh thì ông bị thiệt, nhưng nếu chỉ tăng nhẹ thì ông lại hưởng lợi.

4.

Các loại hợp đồng trên thị trường phái sinh

-

Quyền mua cổ phần (Rights): Là quyền của các cổ đông hiện thời được ưu tiên mua trước cổ

-

phiếu mới phát hành với giá xác định và trong thời hạn nhất định
Chứng quyền (Warrents): Là chứng khoán mang lại cho người sở hữu quyền mua cổ phiếu phổ

-

thông với số lượng và giá cả nhất định, trong thời hạn nhất định.
Hợp đồng kỳ hạn (Forwards): Là một thoả thuận mua hoặc bán 1 tài sản cơ sở với khối lượng

-


xác định, tại một thời điểm xác định trong tương lai với một mức giá ấn định vào ngày hôm nay.
Hợp đồng tương lai (Futures): Là một thoả thuận mua hoặc bán một tài sản cơ sở tại một thời

-

hạn xác định trong tương lai theo một mức giá đã định trước.
Hợp đồng quyền chọn (Options): Là một hợp đồng cho phép người nắm giữ nó được mua (nếu
là quyền chọn mua) hoặc được bán (nếu là quyền chọn bán) một khối lượng nhất định hàng hoá
tại một mức giá xác định và trong một thời hạn nhất định.

-

Hợp đồng hoán đổi (Swaps): Là một thỏa thuận dạng hợp đồng giữa hai bên đối tác, theo đó các
bên đồng ý thực hiện các khoản thanh toán định kì cho nhau.
 Như vậy, bản chất của hợp đồng trong ví dụ ở đầu bài chính là hợp đồng tương lai. Trên thực
tế tại Việt Nam, đây cũng là loại hợp đồng đầu tiên và phổ biến nhất đang được giao dịch.
2


Giao dịch Hợp đồng đồng tương lai khác gì so với giao dịch cổ phiếu?

5.

Về cơ bản, việc giao dịch Hợp đồng đồng tương lai diễn ra tương tự so với giao dịch cổ phiếu. Nhà
đầu tư kỳ vọng chỉ số tăng sẽ mua hợp đồng tương lai chỉ số, nhà đầu tư kỳ vọng chỉ số giảm sẽ bán
hợp đồng tương lai chỉ số.
CHỨNG KHOÁN CƠ SỞ

Số


lượng

CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH

phát Có giới hạn (phụ thuộc vào Tổ Không giới hạn

hành/niêm yết
chức phát hành)
Bán khống chứng Bị cấm hoặc hạn chế ở một số Tham gia vị thế bán mà không
khoán
thị trường
cần có tài sản cơ sở
Số tiền cần để giao Bằng tổng giá trị chứng khoán Một phần giá trị chứng khoán
dịch
Thanh

muốn mua
toán/chuyển Ngay sau khi giao dịch

phái sinh
Một thời điểm nhất định trong

giao chứng khoán

tương lai

II.TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG PHÁI SINH THẾ GIỚI
Tổng khối lượng hợp đồng phái sinh toàn cầu năm 2017 và 2018


Tổng khối lượng hợp đồng phái sinh được giao dịch
năm 2017 và năm 2018
ĐVT: tỉ hợp đồng
16

35
30.1

14
12

30

24 .9

25

10

20

8

15

6
4

10


2

5

0

2017

0

2018

3

Tổng khối lượng theo khu vực

1.

Tổng cộng
Châu Mỹ
Châu Á-Thái Bình Dương
Châu Âu, Trung Đông và
châu Phi


Nguồn: World Federation of Exchanges

Năm 2018, tổng khối lượng giao dịch tăng 20,9% so với năm 2017, với tổng số 30,1 tỷ hợp đồng
phái sinh (13,2 tỷ hợp đồng quyền chọn và 16,9 tỷ hợp đồng tương lai) được giao dịch, dẫn đầu tốc
độ tăng trưởng là khu vực Á Thái. Lần đầu tiên, hơn 30 tỷ hợp đồng đã được giao dịch trong một

năm. Tổng khối lượng giao dịch so với năm 2005, tăng 225%, tốc độ tăng trưởng trung bình hàng
năm là 10,1% trong mười ba năm qua. Khối lượng tăng trên cả ba khu vực: khu vực châu Mỹ tăng
23,8%, khu vực châu Á - Thái Bình Dương tăng 27,1% và khu vực EMEA tăng 5,5%.

Cơ cấu phân bổ hợp đồng phái sinh toàn cầu

2.

Cơ cấu khối lượng giao dịch phái sinh năm 2018 (theo khu vực) Cơ cấu khối lượng giao dịch phái sinh năm 2017 (theo khu vực)

19.00%

37.00%

22.20%

Châu Mỹ

Châu Mỹ

Châu
Á-Thái
44.00%
Bình Dương

Châu
Á-Thái
43.00%
Bình Dương


Châu Âu,
Trung Đông
và Châu Phi

Châu Âu,
Trung Đông
và Châu Phi

34.80%

Nguồn: World Federation of Exchanges

Năm 2018, cả 3 khu vực phái sinh toàn cầu đều tăng về khối lượng giao dịch so với năm 2017, cụ
thể:


Khu vực Châu Mỹ, với 13.34 tỷ hợp đồng (chiếm 43,7% tổng khối lượng giao dịch) tăng
23,8%



Khu vực châu Á - Thái Bình Dương, với 11.19 tỷ hợp đồng (chiếm 36,8% tổng số hợp đồng
được giao dịch) tăng 27,1%
4




Khu vực EMEA, với 4.86 tỷ hợp đồng (chiếm 19,5% tổng khối lượng) tăng 5,5%


Tất cả là nhờ tăng khối lượng giao dịch ở hầu hết tất cả các sản phẩm phái sinh.

III.
1.

THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG PHÁI SINH CỦA VIỆT NAM

Nguồn gốc thị trường phái sinh của Việt Nam

Giao dịch chứng khoán phái sinh hiện đang là một trong những xu thế phát triển mạnh nhất hiện nay,
ước tính chiếm 50% tổng khối lượng vốn giao dịch trên thị trường toàn cầu. Theo khảo sát vào tháng
4/2003 của Hiệp hội Chứng khoán Phái sinh quốc tế (ISDA) cho biết rằng 92% trong số 500 công ty
lớn nhất thế giới đã sử dụng công cụ phái sinh để rào chắn những rủi ro trong kinh doanh.
Trước đòi hỏi khách quan của nền kinh tế và cũng nhằm thực hiện mục tiêu hình thành và phát triển
đồng bộ các loại thị trường, phát triển TTCK phái sinh ở Việt Nam đã trở thành mục tiêu quan trọng
trong Chiến lược phát triển TTCK Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020. Vì vậy, ngày 10/08/2017, sản
phẩm phái sinh Hợp đồng tương lai chỉ số VN30 được ra mắt và chính thức đi vào hoạt động.
2.

Thực trạng thị trường phái sinh Việt Nam sau 2 năm hoạt động
2.1.

Tăng trưởng tốt

5


Tổng khối lượng giao dịch HĐTL VN30 giai đoạn 8/2017-2019
ĐVT: triệu hợp đồng
25


22.6
19.7

20
15
10
5
0

1.11
2017

2018

2019

Thị trường phái sinh đã có bước tăng trưởng
Nguồn: Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội
rất tốt và ổn định. Giao dịch trên thị trường diễn ra sôi động, đặc biệt tăng mạnh khi thị trường cơ sở
có biến động mạnh. Trong 2 năm qua đã có hơn 43.41 triệu hợp đồng được giao dịch. Năm 2019,
khối lượng giao dịch hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu VN30 tăng gấp 0.15 lần so với năm 2018 và
gấp 19.5 lần so với năm 2017, đây là bước tăng trưởng hết sức mạnh mẽ của một thị trường non trẻ.
Nếu so sánh với giao dịch của sản phẩm tương tự là sản phẩm hợp đồng tương lai trên chỉ số SET50
trên thị trường phái sinh Thái Lan (vốn là thị trường phát triển trong khu vực với 13 năm tuổi) thì
mức giao dịch này tương đương khoảng 70% so với giao dịch bình quân của hợp đồng tương lai trên
chỉ số SET50.
Thị trường phái sinh Việt Nam đã làm tốt vai trò của mình trong việc ngăn chặn hiệu quả rủi ro và ổn
định tâm lý nhà đầu tư, đặc biệt là khi thị trường cơ sở biến động mạnh, và là một giải pháp hiệu quả
để giữ chân các nhà đầu tư và tránh thoái vốn khi thị trường cơ sở giảm.


2.2.

Các sản phẩm hấp dẫn

Theo lộ trình phát triển sản phẩm từ thấp đến cao, ngày 4/7/2019, Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội
chính thức ra mắt hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ nhằm cung cấp thêm một lựa chọn đầu tư

6


và công cụ phòng ngừa rủi ro hiệu quả cho các nhà đầu tư trên thị trường trái phiếu, đặc biệt là các
nhà đầu tư tổ chức.
Cho đến nay, thị trường phái sinh có 7 mã sản phẩm hợp đồng tương lai theo thông lệ quốc tế, trong
đó 4 mã sản phẩm của hợp đồng tương lai chỉ số VN30 bao gồm mã hợp đồng có thời gian đáo hạn là
tháng hiện tại, tháng tiếp theo và 2 tháng cuối của 2 quý tiếp theo, và 3 hợp đồng tương lai của trái
phiếu Chính phủ có thời hạn 5 năm với thời gian đáo hạn là 3 tháng cuối của 3 quý gần nhất. Sau hơn
một tháng, hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ cũng được các nhà đầu tư quan tâm và hơn 100
hợp đồng được giao dịch, khối lượng OI vào cuối tháng 7 năm 2019 là 55 hợp đồng.
Sự tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường chứng khoán phái sinh, đặc biệt là hợp đồng tương lai chỉ số
VN30 đã thu hút sự chú ý từ các tổ chức nước ngoài. Đặc biệt, các quỹ đầu tư mô phỏng chỉ số VN30
đã thu hút nhiều dòng vốn nước ngoài.
Theo Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội, mới đây, Sở giao dịch chứng khoán Singapore đã bày tỏ
mong muốn hợp tác phát triển các sản phẩm phái sinh trên các cổ phiếu Việt Nam niêm yết trên Sở
giao dịch chứng khoán Singapore để phục vụ nhu cầu đầu tư và bảo vệ rủi ro của các nhà đầu tư nước
ngoài.
Khối lượng tài khoản giao dịch phái sinh tiếp tục tăng hàng tháng. Hệ thống giao dịch và thanh toán
bù trừ của thị trường chứng khoán phái sinh cho đến nay đã có 14 công ty chứng khoán.
Đáng chú ý, giao dịch của các nhà đầu tư cá nhân trong nước vẫn chiếm tỷ lệ lớn mặc dù giảm dần,
chiếm 91,15% tổng khối lượng giao dịch (so với 99,1% vào cuối năm 2018). Giao dịch của các nhà

đầu tư tổ chức trong nước (bao gồm cả tự kinh doanh) vẫn chiếm một phần rất nhỏ trong 1,54% giao
dịch của các nhà đầu tư trong nước. Giao dịch của các nhà đầu tư nước ngoài tăng nhưng vẫn chiếm
tỷ lệ rất nhỏ 0,58% tổng khối lượng giao dịch của toàn thị trường. Đối với các sản phẩm như hợp
đồng tương lai trái phiếu Chính phủ 5 năm, các giao dịch được thực hiện bởi các nhà đầu tư tổ chức
7


là ngân hàng. Các giao dịch tự giao dịch của các công ty chứng khoán chỉ chiếm 10% khối lượng
giao dịch.

2.3.

Ra mắt sản phẩm mới

Năm 2019, Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội tiếp tục nghiên cứu phát triển hợp đồng tương lai chỉ
số VNX 200 và sẽ nghiên cứu các sản phẩm phái sinh mới như hợp đồng quyền chọn chỉ số chứng
khoán (stock index options), hợp đồng tương lai đơn (single stock futures) và hợp đồng quyền chọn
cổ phiếu đơn (single stock options).
Đồng thời, Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội sẽ làm việc với các cơ quan liên quan để xây dựng
khung pháp lý cho các sản phẩm mới để chuẩn bị ra mắt các sản phẩm mới sẽ được áp dụng sau năm
2020 nhằm đa dạng hóa và đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư và tuân theo các hướng dẫn và định
hướng của Chính phủ.
Ngoài việc phát triển các sản phẩm phái sinh mới, Sở giao dịch chứng khoán cũng sẽ tăng cường
phối hợp với các cơ quan quản lý thị trường và nhà điều hành thị trường liên quan để cải thiện hoạt
động giám sát và duy trì hệ thống giao dịch hiệu quả, thông suốt và kết nối với các thành viên thị
trường và nhà đầu tư để đáp ứng kịp thời các nhu cầu phát sinh trên thị trường.
3.

Kinh nghiệm từ thị trường phái sinh Đài Loan
3.1.


Nguyên nhân thành công của thị trường phái sinh Đài Loan

Đài Loan là đại diện điển hình trong khu vực Châu Á khi trở thành một trong những thị trường chứng
khoán phái sinh hàng đầu thế giới, với vốn hóa toàn thị trường chứng khoán trên 1.000 tỉ USD, giá trị
giao dịch khoảng 6 tỉ USD/ngày, khoảng 73 công ty chứng khoán cùng hoạt động. Năm 2018 Sở giao
dịch tương lai Đài Loan vào top 17 thị trường tương lai lớn nhất thế giới.

8


Tại chương trình "Chinh phục phái sinh cùng chuyên gia đến từ thị trường phái sinh hàng đầu thế giới",
ông Enoch He (Giám đốc khu vực Đài Trung, bộ phận Network Business, Yuanta Futures) đã lý giải
nguyên nhân thành công của chứng khoán phái sinh Đài Loan.
Thứ nhất, đa dạng sản phẩm đầu tư. Tới cuối năm 2018, thị trường phái sinh Đài Loan có gần 300
sản phẩm, danh mục sản phẩm phái sinh bao gồm nhiều loại sản phẩm đa dạng như hợp đồng tương
lai (futures) hoặc quyền chọn (options) chỉ số, hợp đồng tương lai lãi suất, hợp đồng tương lai cổ
phiếu đơn lẻ, hợp đồng quyền chọn vốn…
Thứ hai, cho phép giao dịch phiên đêm. Từ năm 2018, nhà đầu tư có thể giao dịch phái sinh tại sàn
giao dịch Đài Loan ngay cả sau giờ giao dịch.
Thứ ba, chính sách mở cửa, bắt tay với sàn giao dịch CME của Mỹ cũng là nhân tố góp phần thúc
đẩy thị trường phái sinh Đài Loan phát triển. Giai đoạn 2010 – 2019, khối lượng giao dịch của khối
ngoại tăng mạnh ở thị trường này, đồng thời thị phần khối ngoại cũng theo đó tăng mạnh.

3.2.

Tương lai của thị trường phái sinh Việt Nam

Các chuyên gia tài chính Đài Loan đánh giá chứng khoán phái sinh Việt Nam có tốc độ phát triển
đáng nể khi chỉ mới hoạt động 2 năm nhưng giá trị giao dịch vượt cả thị trường Đài Loan lúc mới

khởi đầu.
Theo các chuyên gia Đài Loan, hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán của thị trường Đài Loan và
VN30 có những điểm đáng chú ý cần so sánh. Cụ thể, hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán Đài Loan
và hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán Đài Loan mini có tỉ giá lần lượt là 71.200 USD và 17.800
USD. Trong khi đó hợp đồng tương lai VN30 thấp hơn rất nhiều lần với khoảng 3.965 USD. Tỉ lệ ký
quỹ của hai loại hợp đồng tương lai Đài Loan vào khoảng 4.86% trong khi VN30 là 13%. Đòn bẩy hai
hợp đồng tương lai Đài Loan là 22 lần, VN30 là 7 lần.
Để theo kịp khả năng thanh khoản cao như thị trường Đài Loan, thị trường Việt Nam cần cải tiến ba yếu
tố.
9




Thứ nhất, cải tiến chính sách mở cửa của Việt Nam, mở cửa cho các công ty khối ngoại tham gia
đầu tư vào thị trường Việt Nam.



Thứ hai là giáo dục nhà đầu tư để họ biết đến những ưu điểm khi tham gia thị trường phái sinh.



Thứ ba là nâng cao hệ thống giao dịch.

Hiện nay thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam đang có mức độ cạnh tranh lớn. Một năm trở lại
đây mức độ cạnh tranh cao hơn nữa khi các đơn vị vốn lớn áp dụng giảm phí, cạnh tranh về lãi suất.
Trên thị trường phái sinh các đơn vị cạnh tranh về mức tỉ lệ ký quỹ. Đây là điều có lợi cho nhà đầu tư.
Để tranh cạnh giành thị phần, ngoài giảm tỉ lệ ký quỹ, các công ty chứng khoán cũng cạnh tranh bằng
việc hỗ trợ, cung cấp công cụ tư vấn để nhà đầu tư dễ dàng cắt lỗ, sinh lời, theo dõi thị trường kịp thời.

Hiện tại thị trường các nước, trong đó có Việt Nam đang trong giai đoạn bị ảnh hưởng của chiến tranh
thương mại Mỹ - Trung, ông Jey Hsieh (chuyên gia phân tích bộ phận cố vấn kinh doanh Yuanta futures)
nhấn mạnh, nhà đầu tư có thể sử dụng chứng khoán phái sinh là công cụ để phòng tránh rủi ro.

KẾT LUẬN
Thị trường phái sinh của Việt Nam so với toàn cầu nói chung và khu vực Châu Á-Thái Bình Dương
nói riêng còn rất nhỏ (chỉ xấp xỉ 2/1000). Điều này là do thị trường còn non trẻ, cùng với việc chưa
đa dạng hóa các sản phẩm phái sinh. Việt Nam mới chỉ tập trung vào hợp đồng tương lai, trong khi
trên thế giới hai hợp đồng phái sinh chủ đạo ngoài hợp đồng tương lai còn có hợp đồng quyền chọn.
Tuy nhiên, với hướng đi đúng đắn và vô số những bài học kinh nghiệm từ các thị trường phái sinh đi
trước , thị trường phái sinh Việt Nam sẽ tiếp tục đà tăng trưởng và có được chỗ đứng trong khu vực.

Tài liệu tham khảo

ThS Vũ Khánh Linh, Slide bài giảng môn Tài chính tiền tệ
10


VNDirect, Tìm hiểu về thị trường phái sinh Việt Nam
WFE, annual IOMA Derivatives Report
FIA, annual trading statistics
FIA, Global Futures and Options Trading Reaches Record Level in 2019
HNX, tin tức, Thị trường chứng khoán phái sinh sôi động sau 2 năm hoạt động
Vietstock.vn, Chứng khoán phái sinh nhìn từ Đài Loan và những đóng góp cho Việt Nam

11




×