Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

tiểu luận quản lý rủi ro TD QTRR của DN việt nam vào thị trường mỹ trong bối cảnh chiến tranh thương mại mỹ trung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (356.45 KB, 38 trang )

A. GIỚI THIỆU CHUNG
I. Tổng quan về rủi ro và quản trị rủi ro
1. Rủi ro trong kinh doanh
1.1 Định nghĩa
Theo PGS.TS. Nguyễn Thị Quy, Quản trị rủi ro trong doanh nghiệp, NXB Khoa học
xã hội, 2008:
- Rủi ro là một tình huống của thế giới khách quan trong đó tồn tại khả năng xảy ra
một sự sai lệch bất lợi so với kết quả dự tính mong chờ.
- Rủi ro trong kinh doanh là một dạng rủi ro và nó cũng mang đầy đủ những đặc điểm
cơ bản như bất cứ một loại rủi ro nào. Rủi ro trong kinh doanh thường dễ nhận thấy và
được con người quan tâm nhiều nhất. Bởi vì kinh doanh là một hoạt động mang lại lợi
nhuận cho doanh nghiệp, cho mỗi cá nhân và lợi nhuận chính là động lực thúc đẩy
doanh nghiệp khơng ngừng phát triển hoạt động của mình.
1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro
Các nhân tố mang tính vật chất: Đây là các nhân tố phản ánh tình trạng về mặt vật
chất như kết cấu của khu nhà , kho xưởng, vị trí của chúng, số người làm việc, tình
trạng máy móc,…
Các nhân tố có tính đạo đức: Đây là nhóm nhân tố liên quan đến thái độ không trung
thực của con người.
Các nhân tố thuộc về tinh thần: Đây cũng là các nhân tố liên quan đến thái độ, hành vi
của con người như thái độ vơ trách nhiệm, tính cẩu thả, nóng vội, chủ quan,…
Các nhân tố có tính mơi trường hay pháp lý: Nhóm nhân tố này liên quan đến môi
trường hoạt động của doanh nghiệp, hệ thống luật pháp chi phối các hoạt động đó.
1.3. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro
1.3.1. Nhóm nguyên nhân từ nội bộ doanh nghiệp
- Thiếu thông tin kinh doanh dẫn đến các quyết định sai lầm: Trong nền kinh tế thị
trường, thơng tin có một vai trị hết sức quan trọng trong việc quản trị doanh nghiệp.

1



Lãnh đạo doanh nghiệp chỉ có thể ra được các quyết định đúng đắn, đem lại hiệu quả
cao cho doanh nghiệp trên cơ sở nguồn thơng tin chính xác, đầy đủ và kịp thời.
- Sai lầm của lãnh đạo doanh nghiệp: Việc xác định đúng đắn chiến lược kinh doanh
sẽ có tác dụng thúc đẩy và đảm bảo sự phát triển thuận lợi của doanh nghiệp; nâng cao
tính mục đích của sản xuất kinh doanh, tăng khả năng thích nghi của doanh nghiệp
trong mọi điều kiện. Ngược lại, việc lựa chọn một chiến lược kinh doanh sai lầm của
lãnh đạo doanh nghiệp sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
- Yếu kém về trình độ quản lý: Sự yếu kém về trình độ của các nhà quản trị doanh
nghiệp thể hiện ở sự thiếu kiến thức trong kinh doanh, trình độ, năng lực chưa đáp ứng
được yêu cầu của nhiệm vụ được giao,…
- Yếu kém về năng lực cạnh tranh: Sự yếu kém về năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp sẽ dẫn đến các hậu quả như chất lượng hàng kém, giá thành cao gây ra sự thiếu
tin tưởng của khách hàng,..
1.3.2. Nhóm ngun nhân từ mơi trường kinh doanh
- Nguyên nhân từ môi trường tự nhiên: Là những thảm họa tự nhiên như: gió bão,
sóng thần, động đất,… gây ra những tổn thất to lớn về người và tài sản.
- Ngun nhân từ chính sách kinh tế và mơi trường pháp lý thiếu ổn định: Sự thay đổi
và tính khơng ổn định của các chính sách kinh tế và hệ thống văn bản pháp lý là một
trong những nguyên nhân dẫn đến các rủi ro trong kinh doanh quốc tế
- Ngun nhân từ mơi trường chính trị phức tạp và bất ổn: Nguyên nhân chủ yếu xảy
ra xung đột chính trị trên thế giới xuất phát từ những mâu thuẫn về chính trị, lợi ích
kinh tế, về biên giới lãnh thổ,…
- Nguyên nhân từ sự thiếu hiểu biết về mơi trường văn hóa - xã hội: Rủi ro do mơi
trường văn hóa – xã hội là những rủi ro xảy ra cho các doanh nghiệp thiếu sự hiểu biết
về phong tục, tập quán, tín ngưỡng, lối sống,… của quốc gia, dân tộc đang và sẽ kinh
doanh.
1.4. Phân loại rủi ro và mối quan hệ giữa rủi ro và lợi nhuận
1.4.1 Phân loại rủi ro
- Nhóm rủi ro từ nội bộ doanh nghiệp: rủi ro thông tin, rủi ro quản trị, rủi ro do năng
lực cạnh tranh kém


2


- Nhóm rủi ro mang tính ngành nghề kinh doanh: rủi ro trong đàm phán hợp đồng, rủi
ro trong soạn thảo và ký kết hợp đồng, rủi ro trong thực hiện hợp đồng, rủi ro do các
quy định pháp luật
- Nhóm rủi ro từ mơi trường kinh doanh: rủi ro từ môi trường tự nhiên, rủi ro kinh tế,
rủi ro chính trị, rủi ro văn hóa, rủi ro pháp lý
1.4.2 Mối quan hệ giữa rủi ro và lợi nhuận
Về mặt lý thuyết, rủi ro càng cao thì lợi nhuận kỳ vọng, yêu cầu càng cao vì nhà đầu
tư sẽ chỉ tham gia vào một dự án rủi ro khi mức độ lợi nhuận dự tính từ dự án đó
tương xứng với một mức độ rủi ro mà nhà đầu tư chấp nhận gánh chịu. Tuy nhiên về
mặt dài hạn, rủi ro là một trong những nhân tố làm xói mịn lợi nhuận khi nó khơng
được kiểm sốt. Để làm rõ những tác động bất lợi của rủi ro đối với lợi nhuận, phần
này sẽ liệt kê những chi phí phát sinh khi xảy ra rủi ro. Các chi phí này có thể chia
thành các nhóm sau:
- Chi phí phát sinh trực tiếp từ hậu quả bất lợi của rủi ro mang lại
+ Những thiệt hại về giá trị các tài sản bị mất mát hoặc hư hỏng hay những giảm sút
về lợi nhuận, thậm chí thua lỗ
+ Nguồn thu nhập khơng có cơ hội nhận được
+ Các chi phí phải bồi thường: là các chi phí phải chi trả do cam kết của doanh nghiệp
hay thuộc trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp đối với người thứ ba khi rủi ro xảy
ra.
- Chi phí phát sinh trong q trình khắc phục những tổn thất do rủi ro mang lại:
+ Chi phí khoanh lại tổn thất: nhằm làm cho tổn thất không trầm trọng hơn, không trở
thành nguyên nhân cho các tổn thất khác hay làm tăng nguy cơ cho các rủi ro có liên
quan.
+ Chi phí khắc phục rủi ro: là tồn bộ chi phí liên quan đến phục hồi sức khỏe của con
người, phục hồi lại giá trị sử dụng của tài sản, phục hồi lại hoạt động sản xuất kinh

doanh, thị phần, uy tín,..
- Chi phí phịng ngừa rủi ro: là tồn bộ các chi phí liên quan đến việc tập huấn, tuyên
bố, tuyên truyền, trang bị thiết bị kỹ thuật, mua bảo hiểm… liên quan đến hoạt động
quản trị rủi ro để nhằm ngăn chặn, phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro.

3


- Chi phí xã hội và tinh thần: là các chi phí mang tính chất gián tiếp, xem xét về khía
cạnh vĩ mơ hoặc tinh thần. Xét về mặt vĩ mô, một môi trường kinh doanh nhiều rủi ro
sẽ làm giảm hiệu quả của việc sử dụng vốn gây thiệt hại cho nền kinh tế nói chung.
2. Quản trị rủi ro trong kinh doanh
2.1. Định nghĩa quản trị rủi ro
Theo PGS, TS Nguyễn Thị Quy - Giáo trình Quản trị rủi ro trong doanh nghiệp:
Quản trị rủi ro là quá trình xử lý các rủi ro thuần túy một cách có hệ thống, khoa học,
tồn diện, thơng qua các hoạt động nhận diện và đánh giá rủi ro, xây dựng và thực thi
các kế hoạch phòng ngừa, ngăn ngừa rủi ro xảy ra, thực hiện việc kiểm soát, giảm
thiểu những tổn thất gây ra cho doanh nghiệp một khi xảy ra rủi ro cũng như dự phịng
về tài chính để bù đắp cho các tổn thất đó

2.2. Mục đích Quản trị rủi ro
- Né tránh các tổn thất từ rủi ro:
Là việc né tránh những hoạt động, con người, tài sản làm phát sinh tổn thất có thể
ngay từ đầu hoặc loại bỏ những nguyên nhân dẫn tới tổn thất đã được thừa nhận. Để
né tránh rủi ro, chúng ta có thể sử dụng các phương thức
+ Chủ động né tránh trước rủi ro có thể xảy ra
+ Loại bỏ nguyên nhân gây ra rủi ro
- Hạn chế
+ Né tránh rủi ro bằng phương pháp loại bỏ nguyên nhân rủi ro khơng hồn tồn phổ
biến như chủ động né tránh rủi ro trước khi nó xảy ra rủi ro

+ Né tránh rủi ro có thể làm mất đi cơ hội. Vì thế, né tránh rủi ro khơng thể thực hiện
một cách tuyệt đối
- Tối thiểu hóa tổn thất có thể xuất hiện và tối thiểu hóa hậu quả của tổn thất
Các biện pháp nhằm tối thiểu hóa tổn thất là các biện pháp nhằm mục đích giảm bớt
giá trị hư hại khi tổn thất xảy ra( tức giảm nhẹ sự nghiêm trọng của tổn thất).
Tối thiểu hóa hậu quả của tổn thất là những biện pháp được các nhà quản trị đưa nhằm
giảm thiểu sau khi tổn thất đã xảy ra.
- Ngăn ngừa tổn thất
Các biện pháp được sử dụng với mục đích giảm bớt số lượng tổn thất xảy ra hoặc bằng
cách giảm bớt mức thiệt hại khi tổn thất xảy ra.
4


Ngăn ngừa tổn thất chủ yếu căn thiệp vào 3 mắt xích của rủi ro
+ Thay đổi hoặc sửa đổi mối hiểm họa
+ Thay thế hoặc sửa đổi môi trường nơi mối hiểm nguy tồn tại
+ Can thiệp vào quy trình tác động lẫn nhau giữa sự nguy hiểm và mơi trường
2.3 Vai trị của Quản trị rủi ro trong kinh doanh
- Quản trị rủi ro giúp doanh nghiệp tránh khỏi nguy cơ bị phá sản: với các quỹ phòng
ngừa rủi ro, mua bảo hiểm hoặc chia sẻ rủi ro với các bên khác, doanh nghiệp hồn
tồn có thể giảm mức tổn thất có thể gánh chịu, qua đó làm giảm nguy cơ vỡ nợ phải
phá sản
- Quản trị rủi ro đóng góp trực tiếp vào lợi nhuận của doanh nghiệp: doanh nghiệp nếu
kiểm soát rủi ro tốt sẽ hạn chế được những tổn thất xảy ra với con người và tài sản
doanh nghiệp, qua đó góp phần giảm bớt chi phí hoạt động kinh doanh chung và có
thể tham gia những dự án có mức sinh lời cao với rủi ro thấp, qua đó làm gia tăng lợi
nhuận của doanh nghiệp
- Quản trị rủi ro giúp doanh nghiệp tránh được những giảm sút về thu nhập hoặc thiệt
hại về tài sản nhờ kết hợp được những thế mạnh và chính sách tối ưu của nhà quản lý,
doanh nghiệp có thể đặt được môi trường kinh doanh thuận lợi, nâng cao hiệu quả

kinh doanh, qua đó nâng cao vị thế doanh nghiệp cũng như giảm được tổn thất hay
những sự suy giảm thu nhập hay thiệt hại về tài sản
- Quản trị rủi ro giúp doanh nghiệp tham gia vào các dự án có khả năng sinh lời cao:
Doanh nghiệp phải chủ động tiếp cận xử lý các tình huống nên có thể đảo ngược tình
thế. Nhờ vào kinh nghiệm và bản lĩnh của nhà quản lý, dự án có thể biến đổi từ rủi ro
thành cơ hội kinh doanh

2.4 Nội dung của Quản trị rủi ro trong kinh doanh
Bước 1: Nhận dạng và phân tích rủi ro trong kinh doanh
- Định nghĩa: Nhận dạng rủi ro là quá trình xác định liên tục và có hệ thống các rủi ro
nảy sinh trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Phương pháp nhận dạng rủi ro có 2 cách chính
+ Phương pháp nhận dạng dựa trên những rủi ro đã xảy ra trong quá khứ
+ Phương pháp hệ thống an tồn: xây dựng các mơ hình mơ phỏng rủi ro trên cơ sở
những phân tích về quy trình hoạt động và mơi trường hoạt động, qua đó sẽ phát hiện
những rủi ro nảy sinh trong mơi trường giả lập đó
5


- Công cụ phát hiện rủi ro
+ Bảng câu hỏi phân tích rủi ro: Các câu hỏi được sắp xếp theo nguồn gốc rủi ro hoặc
theo môi trường tác động xoay quanh các vấn đề mà doanh nghiệp đã gặp phải, mức
độ tổn thất, số lần xuất hiện rủi ro trong khoảng thời gian nhất định, những biện pháp
phòng ngừa đã sử dụng và hiệu quả của chúng
+ Danh mục các nguy cơ: Liệt kê các rủi ro thường gặp
+ Danh mục các rủi ro được bảo hiểm: Xác định các rủi ro nào có thể di chuyển hay
chia sẻ bằng các hợp đồng bảo hiểm
+ Hệ thống các chuyên gia: Là sự kết hợp cả 3 cơng cụ nói trên cho từng lĩnh vực
- Quy trình phát hiện rủi ro
+ Định hướng: mục đích là được hiểu biết bao quát, tổng thể về doanh nghiệp và các

hoạt động của doanh nghiệp để định hướng trong việc phát hiện rủi ro
+ Phân tích tài liệu: là việc phân tích các tài liệu liên quan đến doanh nghiệp bao gồm
cả những tài liệu lưu hành nội bộ doanh nghiệp và những tài liệu về doanh nghiệp do
bên ngoài cung cấp
+ Phỏng vấn: nhằm làm rõ những thông tin tài liệu hoặc bổ sung thơng tin cịn thiếu
+ Khảo sát, điều tra trực tiếp:điều tra trực tiếp tại hiện trường, điều tra các thơng tin có
giá trị.
Bước 2: Đo lường rủi ro
Để đánh giá mức độ nghiêm trọng hay quy mô tổn thất của mỗi rủi ro, nhà quản trị
thường sử dụng hai tiêu chí là: mức độ nghiêm trọng của rủi ro và khả năng xảy ra tổn
thất
- Phân loại mức độ nghiêm trọng của rủi ro
(1) Nhóm nguy hiểm
(2) Nhóm quan trọng
(3) Nhóm khơng quan trọng
- Phân loại theo mức độ nghiêm trọng của rủi ro
(1) Chỉ tiêu mức độ tổn thất tối đa
(2) Chỉ tiêu khả năng xảy ra tổn thất
- Các phương pháp đo lường rủi ro
(1) Phương pháp đo lường định lượng: Đánh giá khả năng xảy ra tổn thất thơng
qua các phân tích lượng hóa trên cơ sở xác suất thống kê
(2) Phương pháp đo lường định tính: Đánh giá dựa trên ý kiến chuyên gia để
xếp hạng RR và đưa ra báo cáo tổng hợp.

6


Bước 3: Kiểm soát rủi ro trong kinh doanh
- Định nghĩa: Kiểm soát rủi ro là việc sử dụng các chiến lược, các chương trình hành
động, cơng cụ, kỹ thuật...nhằm ngăn ngừa, né tránh hoặc giảm thiểu những tổn thất,

những ảnh hưởng không mong đợi của rủi ro đối với doanh nghiệp.
- Các biện pháp kiểm soát rủi ro
+ Né tránh rủi ro: Đây là biện pháp trong đó nhà quản trị sẽ tìm cách phát hiện những
dự án kinh doanh có nguy cơ xảy ra rủi ro cao để tránh cho doanh nghiệp khơng tham
gia vào, nhờ đó khơng phải chịu rủi ro
+ Ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro
Ngăn ngừa rủi ro: là biện pháp nhằm vào nguyên nhân gây ra rủi ro, khiến cho rủi ro
không thể xảy ra
Giảm thiểu rủi ro: Khi không thể tránh được rủi ro, nhà quản trị sẽ phải tìm cách giảm
thiểu số lần xảy ra rủi ro.
Giảm thiểu những tổn thất do rủi ro gây ra: là biện pháp nhằm kiểm soát, giảm thiểu
thiệt hại một khi rủi ro xảy ra
Bước 4: Tài trợ rủi ro trong kinh doanh
- Định nghĩa: Tài trợ rủi ro là nội dung Quản trị rủi ro nhằm mục đích chuẩn bị cho
doanh nghiệp trước những tổn thất xảy ra.
Tài trợ rủi ro bao gồm các hoạt động nhằm dự phịng các nguồn tài chính cho các thiệt
hại một khi rủi ro xảy ra.
- Các biện pháp tài trợ rủi ro
+ Chấp nhận rủi ro và lập quỹ dự phòng để bù đắp tổn thất nếu rủi ro xảy ra. Chấp
nhận rủi ro là biện pháp không tránh khỏi để không bỏ lỡ những cơ hội kiếm lời
+ Chuyển giao hoặc chia sẻ rủi ro
Để chia sẻ rủi ro, doanh nghiệp sẽ phải ký kết những hợp đồng với những điều khoản
đặc biệt như những hợp đồng ngoại tệ kỳ hạn để tránh rủi ro tỷ giá, hay ký hợp đồng
bảo hiểm để chia sẻ với những người tham gia bảo hiểm
Để chuyển giao rủi ro, doanh nghiệp tham gia vào các hợp đồng đặc biệt nhằm chuyển
giao phần rủi ro mình khơng muốn gánh chịu sang những chủ thể sẵn sàng nhận thêm
rủi ro để đổi lấy một khoản thu nhập như mua hợp đồng quyền chọn mua ngoại tệ,

7



doanh nghiệp có thể chuyển giao rủi ro tỷ giá tăng khi cần mua ngoại tệ sang ngân
hàng để đổi lấy việc nhận được tiền bán quyền chọn
II. Chiến tranh thương mại Mỹ Trung
1. Tổng quan chiến tranh thương mại Mỹ Trung
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc chính thức nổ ra từ ngày 22/3/2018, khi
Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố đánh thuế 50 tỷ USD đối với hàng hóa Trung
Quốc xuất khẩu vào Mỹ, để ngăn chặn những gì họ cho là hành vi thương mại khơng
cơng bằng và hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ. Với hành động đó, Bộ Thương mại
Trung Quốc cáo buộc, Mỹ đã châm ngòi cho một cuộc chiến thương mại và Trung
Quốc sẽ đáp trả với mức thuế tương tự đối với hàng nhập khẩu của Mỹ, bắt đầu từ
ngày 6/7/2018.
Trong năm 2019, Mỹ và Trung Quốc đã tổ chức nhiều cuộc hội đàm để giải quyết
những bất đồng. Một số sự kiện tiêu biểu như:
- Ngày 21-24/02/2019, Mỹ và Trung Quốc tiến hành hội đàm tại Washington. Tổng
thống Trump thơng báo gia hạn đình chiến thương mại Mỹ- Trung vì những nỗ lực đã
đạt được trong các cuộc đàm phán.
- Ngày 31/03/2019, Trung Quốc quyết định tiếp tục hoãn đánh thuế bổ sung lên ô tô
và phụ tùng ô tơ của Mỹ.
- Ngày 10/5/2019, Mỹ chính thức áp thuế 25% lên hàng hóa từ Trung Quốc trị giá 200
tỷ USD theo Danh sách 3 từng công bố.
- Ngày 13/5/2019, Trung Quốc tuyên bố sẽ áp thuế bổ sung 10-25% lên hàng hóa từ
Mỹ trị giá 60 tỷ USD, chính thức có hiệu lực từ 1/6/2019.
- Ngày 15/05/2019, Bộ thương mại Mỹ đưa Huawei và khoảng 68 chi nhánh vào danh
sách những bên bị cấm mua các bộ phận và linh kiện từ cơng ty Mỹ, nếu khơng có sự
chấp thuận của chính phủ Mỹ, Google ngừng cấp phép sử dụng Android với Huawei.
Và tình hình hiện nay cho thấy, căng thẳng thương mại vẫn còn tiếp diễn, ngày càng
gay gắt và chưa có dấu hiệu sẽ dừng lại.

8



2. Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh thương mại Mỹ Trung
2.1. Nguyên nhân sâu xa
Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung là mâu thuẫn ngày càng gay gắt giữa 2
cường quốc kinh tế lớn nhất thế giới
Những năm gần đây, sự cạnh tranh giữa 2 siêu cường càng trở nên gay gắt trong bối
cảnh sức mạnh của Mỹ có dấu hiệu suy giảm trong khi Trung Quốc đang bộc lộ tham
vọng thay thế Mỹ ở vị trí thống lĩnh bàn cờ địa chính trị thế giới.
2.2. Nguyên nhân cụ thể
Thứ nhất là do chính sách bảo hộ mậu dịch của chính quyền Tổng thống Trump “ làm
nước Mỹ vĩ đại trở lại”. Chính sách này đã dẫn đến xung đột thương mại với Trung
Quốc.
Thứ hai là do thâm hụt trong cán cân thương mại của Mỹ với Trung Quốc. Thâm hụt
thương mại của Mỹ và Trung Quốc liên tục tăng từ khi Trung Quốc gia nhập (từ 100
tỷ USD năm 2001 lên 375 tỷ USD năm 2017).
Thứ ba, là do tham vọng của Trung Quốc trở thành quốc gia công nghệ hàng đầu thế
giới. Tham vọng của Trung Quốc rất lớn, trong khi trình độ cơng nghệ lại cịn nhiều
hạn chế. Để thực thi chiến lược sản xuất tại Trung Quốc, các công ty Trung Quốc phải
dựa vào các công nghệ cốt lõi từ Mỹ. Mỹ cáo buộc Trung Quốc tìm mọi cách lấy cơng
nghệ của Mỹ thơng qua các phương thức như nhập khẩu công nghệ hay thậm chí ăn
cắp bản quyền cơng nghệ.
Thứ tư, tình trạng vi phạm bản quyền nghiêm trọng ở Trung Quốc. Mỹ nhiều lần cáo
buộc về tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nghiêm trọng ở Trung Quốc. Chính
quyền Mỹ cho rằng, các công ty Mỹ đã mất nhiều tỷ USD mỗi năm do việc ăn cắp bí
mật thương mại của Trung Quốc. Điều này xuất phát từ khả năng bảo vệ quyền sở hữu
trí tuệ rất yếu kém của hệ thống pháp luật Trung Quốc.
Thứ năm, các biện pháp hạn chế đầu tư của Trung Quốc. Mỹ đã có phản ứng mạnh mẽ
trước việc Trung Quốc không trao cho các cơng ty nước ngồi quyền tiếp cận thị
trường nước này một cách tương xứng.


9


3. Tác động của chiến tranh thương mại Mỹ trung đến nền kinh tế tồn cầu
3.1. Tác động tích cực
Đây là một cơ hội rất tốt để một số thị trường mới nổi phát triển và có mối quan hệ lâu
dài với hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Theo Tổ chức Thương mại Thế giới, thương
mại trong khu vực châu Á đã tăng lên và khu vực này có tốc độ tăng trưởng khối
lượng thương mại nhanh nhất thế giới năm 2018 cho cả xuất khẩu và nhập khẩu 6,7% và 9,6%.
Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung ngày càng leo thang, nhiều doanh nghiệp tại
Trung Quốc đang dịch chuyển nguồn vốn sang các quốc gia khác, tập trung vào các
nước châu Á, trong đó Việt Nam. Điều đó sẽ khiến dịng vốn FDI chảy vào các quốc
gia châu Á ngày càng lớn.
Bên cạnh đó các nước khu vực châu Á như Việt Nam, Hàn Quốc,.. sẽ có cơ hội tiếp
cận và chiếm lĩnh thị phần đối với những mặt hàng bị đánh thuế cao ở thị trường Mỹ.
Việc xuất khẩu nông nghiệp châu Âu sang Trung Quốc gia tăng. ví dụ, khi họ thay thế
các sản phẩm một khi có nguồn gốc từ Mỹ. Các cơng ty châu Âu sản xuất hàng tiêu
dùng có thể được hưởng lợi từ các cơ hội xuất khẩu đang tăng ở Mỹ.
3.2. Tác động tiêu cực
Tăng trưởng kinh tế của Mỹ và Trung Quốc giảm mạnh và sẽ ảnh hưởng đến sự tăng
trưởng của toàn cầu.
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung thay đổi chuỗi cung ứng toàn cầu.Trung Quốc là
nước xuất khẩu hàng hóa sản xuất lớn nhất thế giới và là một phần rất quan trọng
trong chuỗi cung ứng tồn cầu. Vì vậy, Chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung
Quốc sẽ gây ra vấn đề cho chuỗi cung ứng tồn cầu.
Cuộc chiến tranh thương mại khơng có dấu hiệu hạ nhiệt, các thị trường tài chính tiền tệ quốc tế cũng chìm trong lo ngại. Đối với Trung Quốc, việc mất giá đồng nhân
dân tệ có thể sẽ đẩy mạnh dân Trung Quốc chuyến tiền ra ngoại quốc. Việc đồng đô la
mạnh hơn, sẽ dẫn đến sự sụt giảm của nhiều loại tiền tệ như peso của Argentina, đồng
lira của Thổ Nhĩ Kỳ

Sự bất ổn về thương mại có thể khiến các ngân hàng lo ngại về sự tham gia của mình
trong các ngành bị ảnh hưởng, từ đó ảnh hưởng đến giá cả và dịng chảy tín dụng. Nó
cũng có thể khiến các cơng ty ngần ngại đầu tư.

10


4. Những thay đổi trên thị trường của Mỹ trong chiến tranh thương mại Mỹ Trung
Trước những diễn biến mới nhất của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung với những
đòn đáp trả mạnh tay của hai bên, thị trường tài chính - tiền tệ, thị trường chứng khốn
của Mỹ và Trung Quốc có nhiều sự biến đổi khó lường.

Những sự kiện mới
nhất của 2 bên

Những thay đổi từ thị
trường Mỹ

1/8/2019: Mỹ bất Sau tuyên bố của ông
ngờ tuyên bố sẽ áp Trump:
thuế quan 10% lên
- Thị trường chứng
nốt 300 tỷ USD hàng
khốn Mỹ tụt điểm
hóa Trung Quốc
trong phiên giao dịch
ngày 2/8/2019
- Giá dầu giảm 7%,
chỉ số S&P 500 của
chứng khoán Mỹ

giảm 0,9%, giá vàng
tăng 2,2%. Lợi suất
trái phiếu kho bạc
Mỹ sụt giảm.

Những thay đổi từ thị trường
Trung Quốc

Sáng 2/8 thị trường
chứng khoán Trung Quốc
giảm mạnh chỉ số Shanghai
Composite Index của chứng
khoán Trung Quốc đại lục
sụt gần 1,5%.
- Trung Quốc tuyên bố sẽ
có những hành động “ trả
đũa” như áp thuế quan, cấm
xuất khẩu đất hiếm, hoặc
nhằm vào các công ty Mỹ
làm ăn ở Trung Quốc

Các nhà đầu tư
Mỹ bán tháo cổ
phiếu,
mua
vào
những tài sản an toàn
như trái phiếu kho
bạc Mỹ và vàng. Giá
trái phiếu tăng mạnh,

kéo lợi suất trái phiếu
kho bạc Mỹ giảm
mạnh.

11


5/8/2019 Trung Quốc
lần đầu tiên trong
hơn một thập kỷ hạ
giá nhân dân tệ
(CNY) phá mốc 7
CNY đổi một USD

- Bộ Trưởng Tài chính
Mỹ Steven Mnuchin đã
ra tuyên bố liệt Trung
Quốc vào danh sách các
nước thao túng tiền tệ.

- Nhân dân tệ mất giá châm
ngịi cho làn sóng bán tháo trên
khắp thị trường châu Á

- Hạ giá nhân dân tệ có thể
giúp Trung Quốc giảm thiểu tác
Thị trường chứng động từ thuế Mỹ.
khoán Mỹ giảm mạnh
nhất từ cuối năm ngoái - Dù vậy, nó sẽ gây ra nhiều tác
trong phiên giao dịch động tiêu cực trong nước. Nhân

ngày
5/8/2019,
khi dân tệ mất giá sẽ châm ngịi cho
những bước leo thang làn sóng rút vốn ra khỏi Trung
mới nhất của thương Quốc và gây bất ổn kinh tế.
chiến Mỹ-Trung khiến
- Ngày 29/11/2019 Trung Quốc
nhà đầu tư bán tháo cổ
cảnh báo sẽ có biện pháp đáp
phiếu trong tâm trạng
trả việc Tổng thống Mỹ Donald
hoảng loạn
Trump ký phê chuẩn dự luật
- Nhóm cổ phiếu cơng ủng hộ người biểu tình địi dân
nghệ thuộc S&P 500, chủ ở Hồng Kơng.
vốn là những cơng ty có
mức độ phụ thuộc cao
vào thị trường Trung
Quốc, sụt 4,1%. Trong
đó, cổ phiếu Apple trượt
5,2% do giới phân tích
cảnh báo thuế quan mới
sẽ gây suy giảm nhu cầu
điện thoại iPhone. Nhóm
cổ phiếu con chip sụt
4,4%
→ Chính sách của Mỹ :
Chính quyền Tổng thống
Mỹ Donald Trump sẽ
can thiệp để vơ hiệu hóa

tác động từ đồng NDT
suy yếu, hoặc sẽ tìm
cách nâng giá đồng tiền
đối phương
12


- Ngày 29/11/2019 Thị
trường chứng khoán Mỹ
giảm điểm trong phiên
giao dịch

Những biến động diễn ra từng ngày của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đã
có những ảnh hưởng nhất định đến quỹ đầu tư của Việt Nam vào thị trường Mỹ. Cụ
thể: - Tác động tích cực: Trong bối cảnh các doanh nghiệp Trung Quốc ngày càng gặp
khó khi kinh doanh tại Mỹ, đây có thể là cơ hội cho các nhà đầu tư Việt Nam. Các
doanh nghiệp Việt Nam nếu nắm bắt nhanh nhạy được thông tin, diễn biến của cuộc
chiến tranh thương mại và có những quyết định đầu tư kịp thời, đúng đắn chắc chắn sẽ
thu được “món lợi” lớn. Chẳng hạn như các lĩnh vực đang được thị trường Mỹ quan
tâm như : hàng hóa chứa hàm lượng cơng nghệ cao ; tài sản trí tuệ ; thị trường trái
phiếu...
- Tác động tiêu cực: Các doanh nghiệp Việt Nam khi quyết định đầu tư vào thị trường
Mỹ đầy biến động sẽ có thể gặp phải những rủi ro chẳng hạn như : sự biến động liên
tục của tỷ giá sẽ khiến cho dòng vốn biến động ; rủi ro thanh khoản gia tăng, tạo nên
thị trường chứng khốn ảo, gây khó khăn cho việc đưa ra các quyết định đầu tư. Bên
cạnh đó sự thay đổi liên tục về chính sách pháp lý và bộ luật của Mỹ khiến cho các
nhà đầu tư Việt Nam phải tìm hiểu kỹ trước khi đưa ra quyết định đầu tư.
III. Tổng quan về quỹ đầu tư
1. Định nghĩa
Quỹ đầu tư là quỹ hình thành từ vốn góp của nhà đầu tư với mục đích kiếm lợi nhuận

từ việc đầu tư vào chứng khoán hoặc các dạng tài sản đầu tư khác, kể cả bất động sản,
trong đó nhà đầu tư khơng có quyền kiểm sốt hàng ngày đối với việc ra quyết định
đầu tư của quỹ.

13


2. Phân loại:
2.1. Căn cứ vào nguồn vốn huy động
Quỹ đầu tư tập thể (Quỹ cơng chúng): Để có thể huy động vốn, các nhà đầu tư sẽ
phát hành rộng rãi quỹ này ra cơng chúng. Đây là hình thức giúp cho các nhà đầu tư
nhỏ giảm bớt rủi ro và có được hiệu quả cao với chi phí đầu tư thấp.
Quỹ đầu tư cá nhân (Quỹ thành viên): Là loại quỹ được phát hành riêng lẻ dành
riêng cho một nhóm các nhà đầu tư bao gồm: cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp lớn…
thường là được lựa chọn trước. Đặc điểm của quỹ này là có tính thanh khoản thấp hơn
so với quỹ đầu tư tập thể, lượng vốn lớn và người đầu tư có thể tham gia vào kiểm
sốt quỹ.
2.2. Căn cứ vào cấu trúc vận động vốn
Quỹ đóng: Chứng chỉ quỹ đóng chỉ được phát hành ra cơng chúng một lần duy nhất.
Với số lượng chứng chỉ quỹ cố định và quỹ không thực hiện giao dịch mua lại khi các
nhà đầu tư có ý định bán. Loại quỹ này có tính ổn định và tính thanh khoản cao.
Quỹ mở: Khác với quỹ đóng, quỹ mở khơng giới hạn về thời gian cũng như số lượng
người tham gia đầu tư. Các nhà đầu tư có thể bán lại chứng chỉ quỹ dựa theo giá trị tài
sản ròng tại thời điểm giao dịch. Đây là lý do vì sao quỹ mở có tính linh hoạt cũng
như tính thanh khoản cao hơn so với các dạng đầu tư khác.
2.3. Căn cứ vào cơ cấu tổ chức và hoạt động của quỹ
Quỹ đầu tư dạng công ty: Giống như tên gọi, quỹ đầu tư thực chất là một cơng ty.
Nó dựa trên pháp luật và được điều hành bởi hội đồng quản trị – cơ quan điều hành
cao nhất do chính các nhà đầu tư bầu ra. Nhiệm vụ chính là kiểm sốt tồn bộ hoạt
động của quỹ. Và lựa chọn công ty quản lý quỹ, giám sát mọi hoạt động đầu tư của họ

và có thể thay đổi cơng ty quản lý nếu thấy không hiệu quả.
Quỹ đầu tư dạng hợp đồng: Với mơ hình này, cơng ty quản lý sẽ đứng ra mở quỹ và
kêu gọi huy động vốn từ các nhà đầu tư và thực hiện đầu tư dựa trên những mục tiêu
đã đề ra trong điều lệ quỹ.
3. Tình hình quỹ đầu tư ở Việt Nam hiện nay
Kết thúc nửa đầu năm 2019 chỉ số VNIndex vẫn ghi nhận tăng trưởng hơn 6,5%, tuy
nhiên nhìn vào hoạt động của các quỹ đầu tư, khơng có nhiều quỹ đạt kết quả tăng
trưởng kỳ vọng.
Dưới tác động khó lường của diễn biến thương mại Mỹ - Trung và dự báo tăng trưởng
tồn cầu chậm lại, cơng ty Chứng khốn MB cho rằng VNIndex khó thể vượt ngưỡng
1.010 điểm trong năm nay. Quan điểm đưa ra trên cơ sở số liệu P/E thị trường bình
quân 5 năm, mặt bằng định giá thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay ở mức 14
14


lần, cùng với đó là dự báo tăng trưởng lợi nhuận doanh nghiệp niêm yết năm 2019
thấp hơn nhiều so với năm 2018, chỉ khoảng 10%.
Kết quả hoạt động của các quỹ có quy mơ và tên tuổi trên thị trường trong nửa đầu
năm cũng ít điểm sáng, mặc dù danh mục các cổ phiếu chiếm tỉ trọng top đầu của các
quỹ này đều là cổ phiếu các công ty có vị thế trong ngành và tiềm năng tăng trưởng tốt
như VNM, VHM, HPG, MWG, TPB, KDH…
Theo số liệu thống kể Ủy ban Chứng khốn Nhà nước (SSC), tính đến hết tháng
4/2019, thị trường có 44 quỹ đầu tư hoạt động, tăng thêm 4 quỹ so với cuối năm 2018.
Trong số này có 28 quỹ mở, 2 quỹ đóng. Đáng chú ý, cùng với số lượng quỹ đầu tư
tăng, dòng vốn ngoại đổ vào thị trường chứng khoán 6 tháng đầu năm vẫn trong xu
hướng mua ròng.
Cũng theo SSC, 5 tháng đầu năm khối ngoại mua ròng 9.411 tỉ đồng trên sàn, 393 tỉ
đồng trên thị trường cổ phiếu đăng ký giao dịch nhưng chưa niêm yết và mua ròng
16.814 tỉ đồng trên thị trường trái phiếu. Tổng vốn ngoại rót rịng qua ba thị trường
này là 26.618 tỉ đồng.

B. QUẢN TRỊ RỦI RO QUỸ ĐẦU TƯ CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ TRONG BỐI CẢNH CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI
MỸ TRUNG
I. Tổng quan về case study
Trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ- Trung, việc lựa chọn kênh đầu tư hiệu
quả, ít rủi ro trở nên vơ cùng khó khăn đối với các nhà đầu tư. Cuộc chiến tranh
thương mại tác động mạnh mẽ tới nền kinh tế tồn cầu và Việt Nam cũng khơng nằm
ngồi vịng xốy đó.
Cuộc chiến tranh thương mại khiến cho các nhà đầu tư chuyển tiền - các tài sản mang
tính rủi ro cao sang những tài sản trú ẩn an toàn như cổ phiếu, trái phiếu và sự quan
tâm ngày càng tăng đối với vàng. Từ đó kéo theo sự phát triển mạnh của thị trường
chứng khoán tại Việt Nam.

15


Trong tình hình này các doanh nghiệp trong nước khá thận trọng trong việc huy động
vốn, mở rộng sản xuất kinh doanh; cịn các nhà đầu tư Việt Nam thì “rụt rè” trong việc
đầu tư, sử dụng đồng vốn làm thế nào cho hiệu quả, ít rủi ro và thu được lợi nhuận ổn
định. Vì vậy quyết định đầu tư như thế nào, phân bố tài sản ra sao trong thời điểm này
có thể đem lại lợi nhuận lớn là điều các nhà đầu tư quan tâm. Muốn những điều đó
được thực hiện, các nhà đầu tư cần phải có các biện pháp quản trị rủi ro như thế nào?
Đây là vấn đề được quan tâm hàng đầu, đặc biệt trong bối cảnh chiến tranh thương
mại Mỹ Trung đang leo thang.
II. Quản trị rủi ro quỹ đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam và thị trường Mỹ
trong
1. Nhận dạng và phân tích rủi ro quỹ đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam vào thị
trường Mỹ trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ Trung
1.1. Rủi ro từ nội bộ doanh nghiệp
1.1.1. Rủi ro thông tin

Việc nắm bắt được các nguồn thơng tin để ra quyết định có vai trị then chốt trong mọi
ngành nghề, mọi lĩnh vực, và thông tin trong hoạt động nghiệp vụ đầu tư cũng như
vậy.
Trong bối cảnh trong chiến tranh thương mại Mỹ - Trung luôn được đánh giá sẽ có
những diễn biến hết sức khó lường, nắm chắc và đúng thông tin là những yêu cầu đặt
ra với doanh nghiệp Việt Nam nếu muốn đầu tư vào thị trường Mỹ.
Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, kèm với đó là sự phát triển không
ngừng của mạng xã hội không chỉ đem lại những mặt tích cực, mà chính nó cũng ẩn
chứa vơ cùng nhiều những rủi ro mang tính sống cịn đối với doanh nghiệp. Việc có
q nhiều kênh thơng tin sẽ gây khó dễ cho người tiếp cận trong việc đánh giá, thẩm
định tính chính thống của nguồn tin. Hơn nữa, khơng phải doanh nghiệp nào cũng có
khả năng xử lý thơng tin một cách chính xác và đẩy đủ, đặc biệt với những doanh
nghiệp vừa và nhỏ, với những nguồn đầu tư trong các lĩnh vực đặc thù. Từ đó sẽ dẫn
đến thiệt hại lớn về doanh thu cũng như tài sản của doanh nghiệp.
Tuy vậy, rủi ro về mặt thông tin không chỉ dừng lại là những dữ kiện ở con số, con
chữ mà chúng ta thu thập được, mà nó cịn là ở hoạt động xử lý, giải quyết chúng
thông qua các đội ngũ chuyên gia về phân tích thơng tin. Một đội ngũ thiếu tính
chun nghiệp, cũng như nghiệp vụ khơng sâu trong chuỗi hành động có tính đặc thù
và nhạy cảm như vậy, sẽ đẩy doanh nghiệp đến bờ vực phá sản.
16


1.1.2. Rủi ro quản trị nguồn nhân lực
Những rủi ro bên trong doanh nghiệp không phải lúc nào cũng tồn tại song song tách
rời nhau, mà trong từng hoàn cảnh cụ thể, chúng có thể sẽ là những mắt xích ràng
buộc nhau. Như đã phân tích bên trên, việc thơng tin có được xử lý tốt hay khơng phụ
thuộc rất lớn vào đội ngũ chuyên gia.
Những chuyên gia này, bên cạnh kiến thức về ngành, về nghiệp vụ, còn phụ thuộc vào
bản chất mục đích của doanh nghiệp muốn tiến bước theo hướng đi nào. Ở đây, việc
xây dựng các mơ hình đánh giá và lựa chọn, dựa trên những tiêu chí phù hợp với mục

đích phát triển doanh nghiệp. Những chỉ tiêu đó được đánh giá trọng số, phân loại
theo mức độ quan trọng khác nhau. Các dữ liệu được thống kê lại, xử lý qua quá trình
áp dụng mơ hình phân tích, đánh giá, sẽ cho ra kết quả cuối cùng.
Nếu khơng xây dựng được một mơ hình với những tiêu chí tốt, khơng bám sát được
những diễn biến cụ thể, khơng đưa ra được những dự đốn tương lại trong diễn biến
của sự việc, sẽ là một điều đáng lo ngại dành cho các doanh nghiệp muốn đầu tư vào
thị trường đầy phức tạp và nhạy cảm như Mỹ

1.1.3. Rủi ro vốn đầu tư
Tác động của chiến tranh thương mại sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới mặt tài chính của
các doanh nghiệp Mỹ, dù cho lợi thế có nghiêng về bên nào đi chăng nữa, bởi các yếu
tố từ những chính sách, những quy định.
Về bản chất, quỹ đầu tư là để chia sẻ những bất lợi có thể đến với doanh nghiệp.
Nhưng chắc chắn rằng, khơng ai trong quỹ đầu tư muốn chịu tổn thất nặng nề, dù là
cùng nhau đi chăng nữa. Từng cá nhân và tổ chức tham gia vào quá trình đầu tư, đều
có sự nhìn nhận trên nhiều khía cạnh khác nhau, việc đánh giá mức độ rủi ro cũng
khác nhau, quan điểm cũng khơng tương đồng sẽ khó có sự nhất trí trong quỹ đầu tư.
Đó sẽ là những điểm đáng lo ngại trong quyết định nguồn vốn ấy có được sử dụng hay
không.
Cuối cùng, rủi ro đối với các nguồn vốn đầu tư là liệu có hay khơng tính hiệu quả ?
Doanh nghiệp giờ đây nên rót nguồn vốn trong ngắn hạn hay dài hạn ? Bởi lẽ những
sức ép lớn về lợi nhuận chắc chắn gây cho những nhà đầu tư sự bất an. Hơn thế nữa,
rủi ro còn nằm ở việc các nhà đầu tư cân nhắc trong việc dùng bao nhiêu vốn cho hợp
lý từng giai đoạn, diễn biến của cuộc chiến tranh.

17


1.2. Rủi ro từ môi trường kinh doanh
1.2.1. Rủi ro tỷ giá

Theo nhận định của các chuyên gia, khó dẫn tới cuộc chiến tiền tệ Mỹ - Trung, tuy
nhiên hệ quả là các biện pháp bảo hộ thương mại sẽ ngày một tinh vi hơn. Chiến tranh
thương mại tác động tới tỷ giá hối đoái và sự dịch chuyển của dịng vốn, gây ra những
biến cố khó lường trong dự báo.
Từ cuối tháng 4, tỷ giá trung tâm liên tục ghi nhận mức cao kỷ lục, tỷ giá VND/USD
tại các ngân hàng thương mại cũng bất ngờ "leo" lên mức cao. Diễn biến này làm
"nóng" thị trường ngoại hối vốn yên ả suốt một thời gian dài.
Theo Ngân hàng Nhà nước, tỷ giá tăng trong những ngày qua chủ yếu do những thông
tin gần đây về đàm phán thương mại Mỹ-Trung làm gia tăng quan ngại thị trường về
khả năng xung đột thương mại quốc tế diễn biến tiêu cực, đồng thời việc đồng nhân
dân tệ (CNY) tiếp tục giảm giá trong một số ngày từ cuối tháng 4 đến nay đã tác động
mạnh tới tâm lý thị trường ngoại tệ trong nước, từ đó gây áp lực tới tỷ giá.
Theo phân tích của Cơng ty chứng khốn Bảo Việt (BVSC), sự biến động mạnh của tỷ
giá trong thời gian qua qua có nguyên nhân chủ yếu từ diễn biến của các đồng tiền
mạnh như USD, CNY, GBP và JPY trên thị trường thế giới.
Kể từ khi xung đột thương mại Mỹ-Trung leo thang trở lại, đồng CNY của Trung
Quốc đã giảm giá mạnh, qua đó gây áp lực nhất định lên VND. Trong bối cảnh hiện
nay, căng thẳng thương mại Mỹ-Trung còn diễn biến phức tạp và tỷ giá có thể sẽ tiếp
tục tăng.
Khi xét đến đầu tư, doanh nghiệp có thể gặp rủi ro rơi vào bẫy thương mại. Bên cạnh
đó chiến tranh thương mại tác động tới tỷ giá hối đoái và sẽ tác động tới sự dịch
chuyển của dịng vốn, gây ra những biến cố khơng nằm trong dự báo. Về mặt dài hạn,
rủi ro nằm ở những biến cố khó lường này
Tỷ giá nhân dân tệ trên 1 đô la Mỹ đã liên tục thay đổi từng ngày, thậm chí từng giờ,
có thể thấy, những vấn đề liên quan đến biến đổi liên tục tỷ giá giữa các đồng tiền, sự
ảnh hưởng của việc phá giá đồng NDT, dịch chuyển dòng vốn sẽ là những rủi ro tiềm
ẩn và nguy hiểm cần được quản trị kịp thời
1.2.2. Rủi ro thanh khoản
Rủi ro này xảy ra khi quỹ đầu tư thiếu ngân quỹ hoặc tài sản ngắn hạn mang tính khả
thi để đáp ứng nhu cầu sử dụng hoặc đầu tư

Nhiều hình thức đầu tư có thể khơng dễ bán được trên thị trường mở (ví dụ: tài sản
thương mại) hoặc thị trường có cơng suất nhỏ và đầu tư có thể mất thời gian để bán.
18


Tài sản dễ bán được gọi là chất lỏng, liên quan đến tính thanh khoản của tài sản này sẽ
rất khó để có thể chuyển nhượng hoặc giao dịch
Trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ Trung, thị trường chứng khốn ở Mỹ nói
riêng và thị trường tài chính nói chung cịn tồn tại khơng ít cổ phiếu có yếu tố làm
thanh khoản. Ở các trường hợp này, giao dịch của những cổ phiếu này không phản ánh
nhu cầu mua/bán thực của thị trường, mà có thể bị thao túng bởi các cá nhân có lợi ích
đặc biệt gắn với biến động giá cổ phiếu. Khi đó, thanh khoản cao hồn tồn do ý chí
của người làm thanh khoản, khơng đảm bảo cho nhà đầu tư rút vốn khi có biến động
xấu; cổ phiếu có thể nằm sàn rất nhiều phiên liên tiếp, khi bán được thì giá cũng đã
giảm quá sâu.
Đặc biệt, với việc liên tục phá giá đồng NDT của Trung Quốc cũng như các chính
sách điều chỉnh tỷ giá của Donald Trump chắc chắn sẽ khiến cho rủi ro thanh khoản
gia tăng, tạo nên thị trường bất động sản ảo, gây khó khăn cho việc đưa ra các quyết
định đầu tư

1.2.3. Rủi ro chính sách, pháp lý
Trong bối cảnh diễn ra chiến tranh thương mại Mỹ Trung, các đạo luật và thay đổi về
mặt chính sách liên tục được 2 bên áp dụng. Chính vì thế, nếu các nhà đầu tư muốn
đầu tư vào thị trường Mỹ thì họ sẽ phải tìm hiểu và cập nhật liên tục các thay đổi về
chính sách và bộ luật, thơng tư từ các nước này. Nếu việc tìm hiểu về chính sách,
thơng tư và các đạo luật khơng kịp thời thì sẽ dẫn đến rủi ro lớn về việc khơng được
cấp phép đầu tư hoặc kéo dài thời gian tiến hành đầu tư.
Các đạo luật và hàng rào thuế quan liên tục được 2 bên đặt ra sẽ dẫn đến sự thay đổi
trong các quy trình giao dịch, khớp lệnh, từ đó gây khó khăn cho việc các Quỹ đầu tư
có thể vượt qua những hào rào này để đầu tư vào thị trường Mỹ

2. Đo lường mức độ rủi ro quỹ đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam vào thị trường
Mỹ trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ Trung
Nhóm đánh giá các rủi ro đã nêu trên dựa trên 2 tiêu chí:
+Tần suất xảy ra tổn thất: chỉ tiêu này phản ánh tần suất xuất hiện của rủi ro - số lần
xảy ra tổn thất hay khả năng xảy ra biến cố nguy hiểm đối với doanh nghiệp trong một
khoảng thời gian nhất định.
+Mức độ tổn thất tối đa mà rủi ro có thể gây ra cho doanh nghiệp: Việc đánh giá thiệt
hại do rủi ro gây ra đối với doanh nghiệp không chỉ bao gồm các thiệt hại trực tiếp mà
phải bao gồm cả những thiệt hại gián tiếp do rủi ro đó gây ra. Những thiệt hại gián
tiếp này không chỉ bao gồm những thiệt hại xảy ra ngay khi đó mà cả những thiệt hại
cịn tiếp diễn sau này.
19


Thang điểm đánh giá:
-

4 – 5 : Nhóm nguy hiểm
2 - 4 : Nhóm quan trọng
0 - 2 : Nhóm không quan trọng

2.1. Xét theo tần suất xảy ra rủi ro

ST
T

Loại rủi ro

Điểm trung bình


1

Rủi ro thơng tin

4.2

2

Rủi ro quản trị nguồn nhân
3.3
lực

3

Rủi ro vốn đầu tư

3.2

4

Rủi ro tỷ giá

3.9

5

Rủi ro thanh khoản

1.6


6

Rủi ro chính sách, pháp lý

4.1

Từ bảng trên, 11 chuyên gia Quản trị rủi ro của dự án đã đưa ra thang chấm điểm hệ 5
với mức điểm từ 1 đến 5 sẽ tăng dần tần suất xảy ra rủi ro tương ứng. Nếu xét theo
tiêu chí rủi ro xảy ra với tần suất tổn thất có thể chia các rủi ro trên vào các nhóm sau:
+ Nhóm xảy ra nhiều: Rủi ro chính sách- pháp lý, rủi ro thơng tin
+ Nhóm xảy ra ít: Rủi ro tỷ giá, rủi ro quản trị nguồn nhân lực, rủi ro vốn đầu tư
+ Nhóm hiếm khi xảy ra: Rủi ro thanh khoản
Qua đó, có 2 rủi ro cần phải chú ý và có những phương án đề phịng rủi ro cũng như
tài trợ rủi ro nhiều nhất là Rủi ro chính sách – pháp lý và Rủi ro thơng tin
Rủi ro thơng tin
Tình hình chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đang liên tục có những diễn biến khó
lường hiện nay kéo theo vô vàn luồng thông tin xung quanh. Những diễn biến mới
được cập nhật liên tục hàng ngày, hàng giờ, gần nhất là những diễn biến khó lường
của cuộc biểu tình tại Hong Kong.
20


Qua đó ta thấy thời đại 4.0 hiện nay mạng xã hội đang là một trong những thứ có tầm
ảnh hưởng cực kì lớn và cung cấp lượng thơng tin chính cho thế giới nhưng những
thơng tin trên mạng xã hội không được chọn lọc, ẩn chứa rất nhiều thông tin sai lệch
về cuộc chiến thương mại này sẽ làm ảnh hưởng khơng nhỏ đến các quyết định được
đưa ra.
Ngồi ra chính những người trong cuộc cũng có thể tung các thơng tin khơng chính
xác nhằm phục vụ những mục đích kinh tế riêng nên các lãnh đạo của quỹ đầu tư đang
đứng trước thách thức là không biết nên tin vào luồng thông tin nào và không tin vào

luồng nào. Đặc biệt không phải lãnh đạo nào hiện nay cũng có thể nắm rõ thị trường
kinh tế, rất dễ nắm bắt sai lệch thông tin dẫn đến việc đưa ra các quyết định sai lệch,
khơng có lợi cho việc đầu tư trong bối cảnh hiện nay
Rủi ro chính sách – pháp lý
Mỹ- Trung đã và đang liên tục cập nhật đưa ra các điều luật, thông tư, đặc biệt là thuế
quan trong bối cảnh chiến tranh thương mại đang rất phức tạp như hiện nay
Sau khi thông báo sẽ đánh thuế tất cả các mặt hàng nhập khẩu từ thép và nhơm, bao
gồm cả hàng hóa Trung Quốc (1/3/2018), ngày 22/3/2018, Tổng thống Mỹ Donald
Trump đã ký biên bản ghi nhớ theo Mục 301 của Đạo luật Thương mại năm 1974, chỉ
đạo Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) áp dụng đánh thuế 50 tỷ USD cho hàng hóa
Trung Quốc. Đáp trả hành động của Mỹ, ngày 2/4/2018, Bộ Thương mại Trung Quốc
đã áp đặt thuế đối với 128 sản phẩm của Mỹ, bao gồm: Phế liệu nhôm, máy bay, ô tô,
sản phẩm thịt lợn và đậu nành (có thuế suất 25%), cũng như trái cây, hạt và ống thép
(15%).
Tiếp đó, ngày 3/4/2018, USTR cơng bố danh sách áp đặt thuế đối với hơn 1.300 mặt
hàng nhập khẩu của Trung Quốc trị giá 50 tỷ USD, trong đó có kế hoạch áp đặt thuế,
bao gồm chi tiết máy bay, pin, tivi màn hình phẳng, thiết bị y tế, vệ tinh và vũ khí. Để
ứng phó, Trung Quốc đã áp dụng mức thuế 25% bổ sung cho máy bay, ô tô và đậu
tương - là hàng xuất khẩu nông nghiệp hàng đầu của Mỹ sang Trung Quốc. Sau hành
động của Trung Quốc, ngày 5/4/2018, Tổng thống Donald Trump đã chỉ đạo USTR
xem xét áp thuế 100 tỷ USD trong các mức thuế bổ sung.
Thực hiện công bố trên, ngày 15/6/2018, Tổng thống Donald Trump tuyên bố: Mỹ sẽ
áp đặt mức thuế 25% trên 50 tỷ USD xuất khẩu của Trung Quốc. Trong đó, 34 tỷ USD
sẽ bắt đầu vào ngày 6/7/2018, 16 tỷ USD cịn lại sẽ tính từ ngày sau đó. Với hành
động đó, Bộ Thương mại Trung Quốc cáo buộc, Mỹ đã châm ngòi cho một cuộc chiến
thương mại và Trung Quốc sẽ đáp trả với mức thuế tương tự đối với hàng nhập khẩu
của Mỹ, bắt đầu từ ngày 6/7/2018. Ba ngày sau, ngày 9/7/2018, Nhà Trắng tuyên bố
rằng, Mỹ sẽ áp đặt thêm 10% thuế quan đối với hàng nhập khẩu trị giá 200 tỷ USD
nếu Trung Quốc trả đũa các mức thuế của Mỹ. Bộ Thương mại Trung Quốc trả lời
21



nhanh chóng rằng Trung Quốc sẽ "phản cơng cứng rắn". Theo đó, Trung Quốc đã kích
hoạt mức thuế trả đũa cho cùng một số tiền. Thuế suất chiếm 0,1% tổng sản phẩm
tổng sản phẩm quốc nội tồn cầu… Và tình hình hiện nay cho thấy, căng thẳng thương
mại vẫn cịn tiếp diễn, ngày càng gay gắt và chưa có dấu hiệu sẽ dừng lại.
Việc liên tục thay đổi các chính sách, các điều lệ, hàng rào thuế quan như hiện nay
nếu các lãnh đạo của các quỹ đầu tư không nhạy bén, nắm bắt thông tin, cập nhật kịp
thời sẽ khiến quỹ đầu tư khó tiếp cận thị trường vì các rào cản thuế quan, khi không
hiểu biết và nắm bắt rõ các chính sách pháp lý thì sẽ dễ bị chậm trễ trong việc hợp tác,
thậm chí chịu lệnh trừng phạt
2.2 Xét theo mức độ tổn thất tối đa
ST
T

Loại rủi ro

Điểm trung bình

1

Rủi ro thơng tin

3.63

2

Rủi ro quản trị nguồn nhân
3
lực


3

Rủi ro vốn đầu tư

1.83

4

Rủi ro tỷ giá

4.57

5

Rủi ro thanh khoản

2.33

6

Rủi ro chính sách, pháp lý

4.25

Như vậy có thể thấy từ bảng trên, 11 chuyên gia Quản trị rủi ro của dự án đã đưa ra
thang chấm điểm hệ 5, trong đó 5 điểm mức tổn thất cao nhất, 1 điểm là mức tổn thất
thấp nhất. Nếu xét theo tiêu chí rủi ro xảy ra với mức độ tổn thất có thể chia các rủi ro
trên vào các nhóm sau:
+ Nhóm gây tổn thất lớn nhất : Rủi ro quản trị nguồn nhân lực, Rủi ro tỷ giá

+ Nhóm gây tổn thất trung bình : Rủi ro thơng tin, Rủi ro chính sách- pháp lý
+ Nhóm ít gây tổn thất: Rủi ro vốn đầu tư
Qua đó, có 2 rủi ro cần phải chú ý và có những phương án đề phòng rủi ro cũng như
tài trợ rủi ro nhiều nhất là Rủi ro quản trị nguồn nhân lực và Rủi ro tỷ giá
Rủi ro tỷ giá
22


Biểu đồ thể hiện Mức độ biến động tỷ giá USD/ VND ( Theo Tygiadola.com)
Ngày phát hành 5/6/2019

Tâm lý lạc quan khi đón nhận những thơng tin kinh tế tích cực của Mỹ và đợt cắt giảm
lãi suất đầu tiên sau hơn 10 năm của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã tạo điều kiện
cho đồng USD duy trì đà tăng giá. Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung leo thang và
đồng CNY giảm giá mạnh tạo áp lực cho thị trường tiền tệ toàn cầu và tỷ giá
VND/USD cũng bị ảnh hưởng đáng kể. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, mức ảnh
hưởng của đồng nội tệ của từng quốc gia sẽ khác nhau phụ thuộc vào độ mở nền kinh
tế, cán cân xuất nhập khẩu, đặc biệt là sự linh hoạt của chính sách tiền tệ và dự trữ
ngoại hối,…

Bảng thể hiện mối quan hệ giữa việc Mỹ áp thuế lên hàng hóa Trung Quốc và
tỷ giá đồng tiền VND/USD và CNY/USD
Nguồn: Báo SAIGONONLINE, 2019
Việc biến động đến tỷ giá của đồng VND/USD với biên độ quá lớn, tạo áp lực khơng
hề nhẹ lên phía các nhà đầu tư Việt Nam. Với cùng một khoản tiền nội tệ là VNĐ như
23


trước, thay vì có thể đầu tư một khoản tiền đáng kể vào thị trường Mỹ để thu lại lợi
nhuận, với xu hướng tăng giá VND/ USD như hiện nay, đồng VND đang mất dần giá

trị, gây quan ngại cho các nhà đầu tư cũng như chứa đựng những rủi ro tiềm ẩn do tỷ
giá biến động, gây giảm giá trị khoản đầu tư ban đầu, thất thoát ngân sách, mất đi
quyền thắng kiện dự án đầu tư và gây lãng phí nếu dự án khơng được chấp nhận đầu
tư, làm giảm trừ doanh thu cũng như lợi nhuận của công ty
Rủi ro quản trị nguồn nhân lực
- Rủi ro quản trị nhân lực do môi trường làm việc chưa hợp lý
Vấn đề đãi ngộ và chế độ lương thưởng luôn được người lao động đặt ưu tiên lên hàng
đầu vì tác động trực tiếp đến lợi ích của họ. Sự quản lý yếu kém dẫn đến những sa sút
trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, kém theo những cuộc họp triền miên,
những lãnh đạo và nhân viên phải tham gia vào các cuộc họp “ bất khả kháng” nhưng
lại không hề liên quan đến mảng mà họ phụ trách, điều đó tốn rất nhiều thời gian của
cơng ty và người lao động.
Điều này đặc biệt quan trọng khi nước Mỹ là nơi tuyệt vời để làm việc, các cơng ty tỷ
đơ có những chế độ và ưu đãi tuyệt vời cho nhân viên. Đặc biệt trong cuộc chiến tranh
thương mại Mỹ - Trung, với châm ngôn “Make America great again”, tổng thống Mỹ
Donald Trump có những chính sách tuyệt vời để thu hút vốn đầu tư cũng như quan
tâm nhiều hơn đến người lao động Mỹ, các chính sách đãi ngộ nhân viên được chú
trọng nhiều hơn tạo ra khơng ít những rào cản và rủi ro cho doanh nghiệp Việt muốn
đầu tư tại Mỹ
- Rủi ro quản trị nhân lực do quản lý yếu kém
Khơng ít doanh nghiệp quản trị nguồn nhân lực chưa thực sự tốt, không quy định rõ
người chịu trách nhiệm quản lý rủi ro ở cấp độ toàn doanh nghiệp và từng bộ hoặc
chưa có biện pháp đánh giá rủi ro theo một hệ thống thống nhất mà còn thực hiện
manh mún, nhỏ lẻ và không đồng bộ giữa các bộ phận trong doanh nghiệp. Đặc biệt,
còn khá nhiều doanh nghiệp thiếu sự trao đổi thông tin về rủi ro trong doanh nghiệp
nên chưa có được biện pháp thích hợp để ngăn chặn và chống đỡ rủi ro.
Muốn bắt tay với Mỹ, nhân lực Việt Nam phải đủ tài đủ lực mới có thể tận dụng triệt
để được những thuận lợi trong bối cảnh phức tạp của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ
Trung
- Rủi ro quản trị nhân lực do việc đào tạo và tuyển dụng nhân viên mới còn nhiều bất

cập

24


Hàng năm, việc các nhân viên cũ đến tuổi nghỉ hưu, thuyên chuyển công tác, dời bỏ
công ty hay mở rộng phạm vi kinh doanh cần tuyển thêm nhân viên mới vơ hình
chung tạo ra khơng ít những áp lực đến bộ phận nhân sự. Nhân sự mới được tuyển
dụng vào chưa đáp ứng được những yêu cầu và môi trường làm việc mới, khối lượng
và áp lực quá lớn tạo ra những rào cản cho nhân viên và lãnh đạo. Việc tuyển dụng ồ
ạt, thiếu tính hiệu quả, đào tạo nhân viên hời hợt không chỉ gây tốn kém cho cơng ty
mà cịn tạo ra những ấn tượng xấu cho nhân viên.

3 Kiểm soát rủi ro quỹ đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam vào thị trường Mỹ trong
bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ Trung
Nhóm nghiên cứu dã nhận dạng rất nhiều rủi ro liên quan đến vấn đề quỹ đầu tư của
doanh nghiệp Việt Nam vào thị trường Mỹ trong bối xảnh chiến tranh thương mại Mỹ
Trung. Tuy nhiên do kinh nghiệm và thời gian nghiên cứu có hạn nên nhóm chỉ tập
trung kiểm sốt những rủi ro thơng tin, rủi ro chính sách – pháp lý, rủi ro tỷ giá và rủi
ro quản trị nhân lực. Đây là những rủi ro có tần suất xảy ra cao, gây tổn thất nghiêm
trọng cho doanh nghiệp

3.1. Rủi ro thơng tin
Số lượng thơng tin trên thị trường thường có rất nhiều nhưng khơng phải thơng tin nào
cũng có giá trị nên doanh nghiệp phải thu thập các nguồn thông tin thích hợp, chính
xác, tin cậy thoả mãn nhu cầu cho mục tiêu đặt ra. Không những doanh nghiệp cần
phải cẩn trọng đối với những luồng thơng tin bên ngồi mà ngay chính bên trong cũng
nhiều vấn đề nội tại. Rủi ro bên trong doanh nghiệp là những hoạt động phía trong quỹ
đầu tư địi hỏi phải có thơng tin tới mọi cổ đông, nhân viên phải thống nhất cùng
chung mục đích. Để làm được điều trên, mỗi quỹ đầu tư cần phải có hệ thống, quy

trình thơng tin rõ ràng để tránh hiểu sai và nắm bắt được nguồn thơng tin chính thống
một cách kịp thời. Ngồi ra, cần có sự kiểm định và thơng báo thơng tin thường xuyên
đến mọi bộ phận của quỹ đầu tư. Có hai phương pháp thu thập thông tin mà các doanh
nghiệp hay dùng đó là thu thập tại bàn và điều tra tại thị trường.
Thu thập tại bàn hay đó chính là hình thức thu thập thơng tin từ các nguồn có
sẵn, cịn gọi nguồn thơng tin thứ cấp. Vì là thị trường nước ngoài nên trước hết cần
phải khai thác tốt nguồn thơng tin thứ cấp về thị trường đó mà doanh nghiệp có thể
tiếp cận được. Những thơng tin này có thể đến từ Internet. Hiện nay với sự phát triển
mạnh mẽ của thơng tin, có rất nhiều website về các thị trường ở các nước khác nhau
với số lượng thông tin rất đa dạng. Các trang thông tin của chính phủ, những nhà tài
trợ đa phương (Ngân hàng thế giới, Ngân hàng phát triển châu Á, Liên Hiệp quốc), và
những nhà tài trợ song phương thường có rất nhiều thơng tin có ích, và rất dễ dàng để
25


×