Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Phân dạng bài tập chương v sóng ánh sáng lớp 12 và cách giải doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.26 KB, 21 trang )

LY: THPT- LE BA HIEU – THPT LE HONG PHONG

PHẦN I : LÍ DO CHỌN TỀ TÀI .
Ánh sáng mặt trời sưởi ấm cho bề mặt Trái Đất, ánh sáng là một dạng vật chất
không có khối lượng nhưng có tính chất hai mặt " Sóng - Hạt" chuyển động với tốc
độ rất lớn ( c = 3.108 m/s), giúp con người nhìn thấy và khám phá được muôn vàn
điều bí ẩn trong lòng Trái Đất và ngoài Vũ Trụ, nhờ ánh sáng Mặt Trời đã tạo ra
những điều kỳ diệu trong thế giới tự nhiên.
Trong quá trình giảng dạy môn vật lý lớp 12, tôi thấy dạy xong chương " Sóng ánh
sáng" , đa số học sinh làm bài tập cảm thấy dường như đơn giản, nhưng khi tôi khai
thác các dạng bài tập định tính và tính toán về phần chương V " Sóng ánh sáng " thì
học sinh thấy các dạng bài tập vừa hay và vừa khó. Đáp ứng kịp thời một phần
kiến thức trong kỳ thi trung học phổ thông quốc gia( THPTQG). Giúp học sinh có
khả năng tiếp thu từ những dạng bài tập cơ bản đến những dạng bài tập nâng cao,
để tự tin khi làm bài thi môn Vật Lý thuộc ban " Khoa học tự nhiên" .
Vì vậy tôi chọn đề tài :
Phân dạng bài tập chương V " Sóng ánh sáng" lớp 12và cách giải.
PHẦN II : GẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN.
I.CƠ SỞ LÝ LUẬN:
1.Căn cứ vào chuẩn kiến thức và kỹ năng của bộ môn vật lý THPT.
2.Căn cứ vào thực tế kỳ thi THPTQG khối 12 hiện nay do Bộ giáo dục tổ chức .
3. Căn cứ vào đổi mới phương pháp dạy học theo hướng dạy học tích cực và phát
triển năng lực học sinh.
II.CƠ SỞ THỰC TIỄN:
1. Môn vật lý là một môn học khó, yêu cầu học sinh phải nắm vững hiện tượng xảy
ra và bản chất của hiện tượng đó. Từ đó học sinh mới biết vận dụng kiến thức của
bộ môn để giải quyết vấn đề bài toán đặt ra.
2.Qua một số năm dạy bồi dưỡng học sinh ở các lớp đăng ký học ban khoa học tự
nhiên, tôi rút ra phương pháp.
3.Thực tế làm bài thi thì giáo viên phải tìm ra các dạng bài tập , cách nhớ và cách
tính để làm mỗi dạng bài toán nhanh nhất, giúp học sinh làm bài thi tốt nhất.


III. NHỮNG BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
1.Trước tiên tôi tóm tắt lý thuyết phần quang học( khúc xạ ánh sáng) lớp 11 và lý
thuyết chương V . "Sóng ánh sáng".
2. Tiếp theo tôi tóm tắt các công thức về tán sắc ánh sáng , giao thoa ánh sáng và
ống tia X .
3. Tôi phân chia những bài tập thành 5 dạng từ dạng rễ đến dạng khó.
Dạng I. Các bài tập định tính.
Dạng II. Bài tập về tán sắc ánh sáng.
Dạng III. Bài tập cơ bản về giao thoa ánh sáng.
1


LY: THPT- LE BA HIEU – THPT LE HONG PHONG

Dạng IV. Một số dạng bài toán nâng cao.
Dạng V. Bài tập về ống tia X.
Cụ thể các dạng bài tập về chương V " Sóng ánh sáng".
Dạng I. Bài tập định tính.
Cơ sở ký thuyết là những kiến thức định luật truyền thẳng ánh sáng, hiện tượng
nhiễu xạ ánh sáng , định luật phản xạ , định luật khúc xạ , hiện tượng phản xạ toàn
phần , hiện tượng giao thoa ánh sáng , hiện tượng quang - phát quang , sự hấp thụ
và phản xạ lọc lựa. Tôi chọn một số bài tập nhằm phát huy tư duy, hưng phấn học
tập cho học sinh.
Ví dụ 1. Những ngày trời nắng không có mưa , ta ngồi trên ô tô ( hoặc xe máy)
tham gia giao thông trên đường quốc lộ thì thấy ở mặt đường phía trước có nước
trên mặt đường , đám nước này mất đi lại xuất hiện đám nước khác luôn ở phía
trước xe ta đang đi. Nguyên nhân là do hiện tượng nào sau đây ?
A. Phản xạ toàn phần ánh sáng.
B. Khúc xạ ánh sáng.
C. Giao thoa ánh sáng.

D. Nhiễu xạ ánh sáng.
( Đáp án : A )
Ví dụ 2. Ban ngày trời có nắng , ta giặt quần áo bằng xà phòng, ta nhìn thấy nhiều
màu sắc sặc sỡ trên màng bong bóng xà phòng . Nguyên nhân là do hiện tượng nào
sau đây ?
A. Phản xạ toàn phần ánh sáng.
B. Khúc xạ ánh sáng.
C. Giao thoa ánh sáng và phản xạ toàn phần.
D. Nhiễu xạ ánh sáng.
( Đáp án : C )
Ví dụ 3. Về mùa hè ở nước Việt nam chúng ta , trước hoặc sau cơn mưa, chúng ta
quan sát thấy cầu vồng trên bầu trời. Nguyên nhân là do hiện tượng nào sau đây ?
A. Phản xạ ánh sáng.
B. Tán sắc ánh sáng và khúc xạ ánh sáng.
C. Giao thoa ánh sáng .
D. Nhiễu xạ ánh sáng.
( Đáp án : B )
Ví dụ 4. Khi chúng ta quan sát thấy cầu vồng trên bầu trời. Tại sao cầu vồng luôn
thấy là đường cong tròn ?
A. Hiện tượng tán sắc ánh sáng trong không khí và Trái Đất hình cầu, lăng kính
nước trong không khí có dạng cong đều.
B. Tán sắc ánh sáng ở bề mặt Trái Đất và phản xạ lên bầu Trời.
C. Giao thoa ánh sáng trong không khí. D. Nhiễu xạ ánh sáng trong không khí.
( Đáp án : A )
Ví dụ 5. Về ban đêm khi tham gia giao thông , chúng ta nhìn thấy các biển báo giao
thông là do hiện tượng nào ?
A.Khúc xạ ánh sáng.
B. Nhiễu xạ ánh sáng.
C. Giao thoa ánh sáng.
D. Phản quang.

( Đáp án : D)
2


LY: THPT- LE BA HIEU – THPT LE HONG PHONG

Ví dụ 6. Chúng ta nhìn thấy các đồ vật có màu sắc khác nhau là do hiện tượng
A. phản xạ lọc lựa.
B. hấp thụ chọn lọc.
C. sơn màu nhìn thấy đó trên đồ vật. D. tán sắc ánh sáng.
( Đáp án : A)
Ví dụ 7. Ban đêm về mùa hè , chúng ta thìn thấy con " Đom đóm" phát ra ánh sáng
nhấp nháy là do hiện tượng nào sau đây ?
A. Hiện tượng trong con " Đom đóm "phát sáng bình thường .
B. Hiện tượng quang - phát quang.
C. Hiện tượng phản xạ ánh sáng ở con " Đom đóm".
D. Hiện tượng giao thoa ánh sáng trong con " Đom đóm" .
(Đáp án : B)
Ví dụ 8. Hiện tượng nào sau đây? Thừa nhận ánh sáng có tính chất sóng .
A. Khúc xạ ánh sáng
B. Nhiễu xạ ánh sáng.
C. Giao thoa ánh sáng.
D. Tán sắc ánh sáng.
(Đáp án : B)
Ví dụ 9. Bằng chứng thực nghiệm nào sau đây? Khẳng định ánh sáng có tính chất
sóng .
A. Khúc xạ ánh sáng
B. Nhiễu xạ ánh sáng.
C. Giao thoa ánh sáng.
D. Tán sắc ánh sáng.

(Đáp án : C)
Ví dụ 10. Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng với hai khe Y-âng, trên màn quan sát
, vị trí vân sáng ứng với hai sóng ánh sáng từ hai nguồn sáng kết hợp truyền đến
A. ngược pha nhau B. vuông pha nhau. C. cùng pha nhau. D. cùng màu nhau.
(Đáp án : C)
Ví dụ 11. Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng với hai khe Y-âng, trên màn quan sát
, vị trí vân tối ứng với hai sóng ánh sáng từ hai nguồn sáng kết hợp truyền đến
A. ngược pha nhau. B. vuông pha nhau. C. cùng pha nhau. D. khác màu nhau.
(Đáp án : A)
Ví dụ 12. Phát biểu nào sau đây là sai về hai nguồn ánh sáng kết hợp ?
A. Hai nguồn phát sáng cùng tần số và độ lệch pha không đổi theo thời gian .
B. Hai nguồn phát sáng cùng bước sóng và cùng pha nhau.
C. Hai nguồn phát sáng chu kỳ và độ lệch pha không đổi theo thời gian.
D. Hai nguồn phát sáng cùng tần số và độ lệch pha thay đổi theo thời gian .
(Đáp án : D)
Ví dụ 13. Ánh sáng đơn sắc: tím,vàng, đỏ truyền trong nước với tốc độ lần lượt là
vt, vv, vđ. Hệ thức đúng là:
A. vđ = vt = vv
B. vđ < vt < vv
C. vđ > vv > vt
D. vđ < vtv < vt
(Đáp án : C)
Ví dụ 14. Hãy chọn câu đúng. Khi một chùm sáng đơn sắc truyền từ không khí vào
trong thuỷ tinh thì
3


LY: THPT- LE BA HIEU – THPT LE HONG PHONG

A. tần số tăng, bước sóng giảm.

B. tần số giảm, bước sóng tăng.
C. tần số không đổi, bước sóng giảm.
D. tần số không đổi, bước sóng tăng.
(Đáp án : C)
Ví dụ 15. Gọi nc, nl, nL, nv lần lượt là chiết suất của thuỷ tinh đối với các tia chàm,
lam, lục, vàng. Sắp xếp thứ tự nào dưới đây là đúng ?
A. nc > nl > nL > nv.
B. nc < nl < nL < nv.
C. nc > nL > nl > nv.D. nc < nL < nl < nv.
(Đáp án : C)
Dạng II. Bài tập về tán sắc ánh sáng.
+ Cơ sở lý thuyết là hiện tượng khúc xạ ánh sáng và chiết suất của môi trường đối
với các ánh sáng đơn sắc khác nhau có giá trị khác nhau, tăng dần từ màu đỏ đến
màu tím.
+ Tóm tắt lý thuyết về bài tập tán sắc ánh sáng.
M
A
1.Tán sắc qua lăng kính đặt trong không khí .
1.a) Xét trường hợp góc chiết quang A nhỏ ( A < 100).
I
+ Góc lệch : D = A( n-1).
O
+ Bề rộng quang phổ liên tục thu được trên
Đ
màn quan sát. ĐT = d.tan(  D).
Trong đó d = IO là khoảng cách từ lăng
kính đến màn quan sát ;
 D là góc lệch giữa tia màu đỏ với màu tím.
T
+ Các ví dụ áp dụng:

Ví dụ 1. Một lăng kính thủy tinh có góc chiết quang A = 80 đặt trong không khí,
chiếu tia sáng trắng tới lăng kính theo hướng vuông góc với đường phân giác của
góc chiết quang , chiết suất của lăng kính đối với ánh sáng đỏ n đ = 1,51 , đối với
ánh sáng tím nt = 1,56. Góc lệch tạo bởi tia màu tím với tia màu đỏ bằng
A. 0,40
B. 0,260
C. 0,30
D. 0,80
( Đáp án : A)
Ví dụ 2. Một lăng kính thủy tinh có góc chiết quang A = 8 0 đặt trong không khí,
chiếu tia sáng trắng tới lăng kính theo hướng vuông góc với đường phân giác của
góc chiết quang , chiết suất của lăng kính đối với ánh sáng đỏ n đ = 1,51 , đối với
ánh sáng vàng nv = 1,53. Góc lệch tạo bởi tia màu vàng với tia màu đỏ bằng
A. 0,240
B. 0,160
C. 0,30
D. 0,20
( Đáp án : B)

4


LY: THPT- LE BA HIEU – THPT LE HONG PHONG

Ví dụ 3. Một lăng kính thủy tinh có góc chiết quang A = 8 0 đặt trong không khí,
chiếu tia sáng trắng tới lăng kính theo hướng vuông góc với đường phân giác của
góc chiết quang , chiết suất của lăng kính đối với ánh sáng đỏ n đ = 1,51 , đối với
ánh sáng tím nt = 1,56. Màn quan sát đặt vuông góc với tia sáng trắng và cách lăng
kính đoạn 40 cm. Bề rộng quang phổ liên tục thu được trên màn bằng
A. 4,2 mm

B. 3,8 mm
C. 2,8 mm
D. 28 mm
( Đáp án : C)
Ví dụ 4. Một lăng kính thủy tinh có góc chiết quang A = 8 0 đặt trong không khí,
chiếu tia sáng trắng tới lăng kính theo hướng vuông góc với đường phân giác của
góc chiết quang , chiết suất của lăng kính đối với ánh sáng đỏ n đ = 1,51 , đối với
ánh sáng màu lục nL = 1,55. Màn quan sát đặt vuông góc với tia sáng trắng và
cách lăng kính đoạn 40 cm. Khoảng cách giữa vạch sáng màu lục đến vạch sáng
màu đỏ trên màn bằng
A. 2,2 mm
B. 3,8 mm
C. 2,8 mm
D. 22 mm
( Đáp án : A)
1.b) Trường hợp góc chiết quang A lớn ( A > 10 0 ). Để tính góc lệch D ta phải áp
dụng nhóm công thức lăng kính đã học ở lớp 11( dạng này khó chỉ áp dụng cho
học sinh khá giỏi).
+ sini1 = n.sinr1.
sini2 = n.sinr2
+ A = r1 + r2
D = i1 + i2 - A.
+ Góc giới hạn phản xạ toàn phần igh : sinigh =

1
.
n

Góc igh tỷ lệ nghịch với chiết suất n , nên thường áp dụng để trả lời câu hỏi định
tính mà học sinh phải tính toán.

Ví dụ áp dụng : Một lăng kính thủy tinh có góc chiết quang A = 70 0 đặt trong
không khí, chiếu tia sáng trắng tới lăng kính theo hướng từ phía đáy tới một mặt
bên của lăng kính dưới góc tới i = 410 , chiết suất của lăng kính n = 1,53 cũng bằng
chiết suất của lăng kính đối với ánh sáng vàng. Trên màn quan sát đặt song song
đường phân giác của góc chiết quang ta thu được số màu đơn sắc ít nhất là
A. 2 màu
B. 3 màu
C. 4 màu
D. 5.
(Đáp án : D) .

5


LY: THPT- LE BA HIEU – THPT LE HONG PHONG

Lý giải: - Góc giới hạn phản xạ toàn phần của lăng kính ( và của màu vàng) : i gh =
40,80.
- Xét tia sáng màu vàng : Góc khúc xạ r 1 = 25,40 => góc tới mặt bên thứ hai r 2 =
44,60 > igh . Tia màu vàng bị phản xạ toàn phần
- Các màu : Lục , lam , chàm , tím có chiết suất lớn hơn chiết suất màu vàng , nên
gióc r1< 25,40 => góc r2 > 44,60 > igh . Các màu đó bị phản xạ toàn phần. Vậy có 5
i
màu thu được trên màn.
I
2. Tán sắc qua nước :
sin i

n2


a) CT : s inr  n .
1
+ Góc khúc xạ : rđ = góc OIĐ ; rt = góc OIT
b) góc lệch giữa tia đỏ với tia tím :
 D = rđ - rt
O
T
Đ
c) Bề rộng quang phổ thu được : Đáy chậu nước là màn ảnh
ĐT = h.tan (  D) trong đó ( h = OI là độ sâu bể nước)
+ Các ví dụ :
Ví dụ 1. Chiếu một tia sáng trắng tới mặt nước được chứa trong bể nước dưới góc
tới 450, chiết suất của nước đối với ánh sáng đỏ và ánh sáng tím lần lượt là 1,33 và
1,34, đáy bể là màn ảnh. Góc lệch tạo bởi tia sáng màu đỏ với tia sáng màu tím
bằng :
A. 2,90
B. 1,290
C. 0,290
D. 0,390
( Đáp án : C)
Ví dụ 2. Chiếu một tia sáng trắng tới mặt nước chứa trong bể nước dưới góc tới
600, chiều cao của nước trong bể là 1m, chiết suất của nước đối với ánh sáng đỏ và
ánh sáng tím lần lượt là 1,33 và 1,34, đáy bể là màn ảnh. Tính bề rộng của dãy
quang phổ dưới đáy bể:
A. 4,18cm
B. 6,98 mm
C. 1,8cm
D. 2,2mm
(Đáp án : B)
Ví dụ 3. Chiếu một tia sáng trắng tới mặt nước được chứa trong bể nước dưới góc

tới i có tan i =

4
, chiều cao của nước trong bể là 1,2 m, chiết suất của nước đối với
3

ánh sáng đỏ và ánh sáng tím lần lượt là 1,328 và 1,343, đáy bể là màn ảnh. Tính bề
rộng của dãy quang phổ dưới đáy bể:
A. 1,57cm
B. 24,8 mm
C. 2,12cm
D. 22mm
(Đáp án : A)
3. Tán sắc qua thấu kính :
+ Tiêu cự của tia sáng màu đỏ là : fđ = OĐ.
Đ
O

T

6


LY: THPT- LE BA HIEU – THPT LE HONG PHONG

+Tiêu cự của tia sáng màu tím là : ft = OT.
+ Đoạn ĐT = fđ - ft.
1

2


a) CT : f  (n  1). R
b) Các ví dụ:
Ví dụ 1. Chiếu một tia sáng trắng theo hướng song song trục chính tới một thấu
kính thủy tinh dạng hình tròn có bán kính rìa R = 10 cm , chiết suất của thấu kính
đối với ánh sáng đỏ nđ = 1,51. Tiêu cự của tia sáng màu đỏ bằng
A. 9,8 cm
B. 10 cm
C. 15,1 cm
D. 7,7 cm.
( Đáp án : A)
Ví dụ 2. Chiếu một tia sáng trắng theo hướng song song trục chính tới một thấu
kính thủy tinh dạng hình tròn có bán kính rìa R = 10 cm , chiết suất của thấu kính
đối với ánh sáng đỏ nđ = 1,51 , đối với ánh sáng màu tím n t = 1,65. Chiều dài vệt
sáng liên tục từ đỏ đến tím trên trục chính bằng
A. 7,7 cm
B. 9,8 cm
C. 2,1 cm
D. 2,4 cm.
( Đáp án : C)
Ví dụ 3. Chiếu một tia sáng trắng theo hướng song song trục chính tới một thấu
kính thủy tinh , chiết suất của thấu kính đối với ánh sáng đỏ n đ = 1,51 , đối với ánh
sáng màu tím nt = 1,65. Biết tiêu cự của thấu kính đối với ánh sáng đỏ f đ = 12,5
cm, tiêu cự của thấu kính đối với ánh sáng tím bằng
A. 7,78 cm
B. 9,81 cm
C. 11,2 cm
D. 10,2 cm.
( Đáp án : B)
Dạng III. Bài tập cơ bản về giao thoa ánh sáng.

Tóm tắt lý thuyết về giao thoa ánh sáng với hai khe Yâng F2 và F1.
+ ĐK : Hai chùm sáng giao thoa phải là hai chùm sáng kết hợp.
+ Hiện tượng giao thoa là bằng chứng thực nghiệm khẳng định ánh sáng có tính
chất sóng
+ Vị trí vân sáng : ứng với hai sóng ánh sáng tới cùng pha nhau : d2- d1 = k. 
+ Vị trí vân tối : ứng với hai sóng ánh sáng tới ngược pha nhau : d2- d1 = (2k+ 1).
+ Đặt F1F2 = a ; IO = D ; OC = x
1) Các công thức : Làm TN với ánh sáng đơn sắc
a) Hiệu hai đường đi : d2- d1 =

a.x
D

b) Xác định vị trí ( tọa độ) các vân sáng :
xk = k.

 .D
= k.i
a

M
C

F1
I

( k = 0, 1 , 2 ….. bậc giao thoa )
+ k = 0 : vân sáng bậc 0 ( vân trung tâm) F
2
+ k = 1 : vân sáng bậc1 ....



2

O

D
7


LY: THPT- LE BA HIEU – THPT LE HONG PHONG

c) vị trí các vân tối : x = ( 2.k +1).

 .D
.
2.a

Với k = 0,1,2,3… . vân tối không có khái niệm bậc giao thoa.
+ Vân tối thứ n thì thay k = n-1. ( không có vân tối thứ 0 )
d) Khoảng vân :
+ Khoảng vân là khoảng cách giữa hai vân sáng ( hoặc hai vân tối ) liên tiếp :
i=

 .D
a

2) Các chú ý :
a) Khoảng cách từ vân sáng bậc n đến vân sáng trung tâm 0 là n.i
b) Khoảng cách giữa n vân sáng liên tiếp là (n-1).i

c) Khoảng cách giữa vân sáng và vân tối liền nhau là

i
2

d) Làm TN đồng thời với hai bức xạ 1 và 2 : khoảng cách giữa hai vân sáng cùng
bậc của hai bức xạ trên là i  i1  i2
e) Làm TN đồng thời với các bức xạ 1 , 2 và  3 : Vị trí vấn sáng của các bức xạ
trên trùng nhau khi : x1 = x2 = x3 => k1. 1  k2 .2 .  k3.3 ( Bài toán tìm nghiệm
nguyên k1 , k2 ,k3, )
3) Cách tính số vân sáng ( hoặc số vân tối ) trên màn quan sát :
a) Bề rộng hệ vân gioa thoa là b : ( b = CD)
b
N   1 ( Số vân tối thường ít hơn 1 vân)
i
b
 x, y ( số thập phân)
+ Cách khác : Xét tỷ số
2i

+ số vân sáng :

Trong đó : x là phần nguyên , y là phần phân.
- Số vân sáng : Ns = 2.x +1
- Số vân tối : Nếu y < 0,5 thì Nt = 2.x ; Nếu y 0,5 thì Nt = 2.x +1
4) Làm TN với ánh sáng trắng : bước sóng trong khoảng 0,38m  0,76 m
a) Tại vị trí vân trung tâm O : luôn là vạch sáng trắng ; Hai bên 0 là quang phổ liên
tục , hết bậc 1 , đến bậc 2
b) Bề rộng quang phổ bậc 1 : x = x1đ - x1t => bề rộng bậc 2,3…
c) Tại một điểm trêm màn đã biết tọa độ x :

+ Tính Số vân sáng đơn sắc khác trùng tại điểm x đó thì giải bất phương trình :
0,38m  k .i 0,76m => các giá trị k = số vân sáng cần tính
+ Tính Số vân tối trùng tại điểm x đó thì giải bất phương trình :
0,38m ( k  0,5).i 0,76 m => các giá trị k = số vân tối cần tính.
5. Các ví dụ áp dụng.
5.1. Bài tập cơ bản về thí nghiệm giao thoa dùng ánh sáng đơn sắc.

8


LY: THPT- LE BA HIEU – THPT LE HONG PHONG

Ví dụ 1. Làm thí nghiệm giao thoa ánh sáng với hai khe Y- âng, khoảng cách giữa
hai khe a = 1 mm , khoảng cách từ mặt phẳng hai khe đến màn quan sát D = 1 m,
ánh sáng làm thí nghiệm có bước sóng  = 500 nm. Khoảng vân giao thoa bằng
A. 0,5 mm
B. 0,5 cm
C. 5 mm
D. 0,25 mm
( Đáp án : A)
Ví dụ 2. Làm thí nghiệm giao thoa ánh sáng với hai khe Y- âng, khoảng cách giữa
hai khe a = 1 mm , khoảng cách từ mặt phẳng hai khe đến màn quan sát D = 1 m,
ánh sáng làm thí nghiệm có bước sóng  = 500 nm. Vị trí vân sáng bậc 4 bằng
A. 2 mm
B.  2 cm
C. 2 mm
D. 1 mm
( Đáp án : C)
Ví dụ 3. Làm thí nghiệm giao thoa ánh sáng với hai khe Y- âng, khoảng cách giữa
hai khe a = 1 mm , khoảng cách từ mặt phẳng hai khe đến màn quan sát D = 1 m,

ánh sáng làm thí nghiệm có bước sóng  = 500 nm. Vị trí vân tối thứ 5 bằng
A. 2,25 mm
B.  2,25 mm
C. 2,75 mm
D. 2,75 mm
( Đáp án : A)
Ví dụ 4 . Làm thí nghiệm giao thoa ánh sáng với hai khe Y- âng, khoảng cách giữa
hai khe a = 2 mm , khoảng cách từ mặt phẳng hai khe đến màn quan sát D = 50 cm,
ánh sáng làm thí nghiệm có bước sóng  thì đo được khoảng vân i = 1 mm. Giá trị
 bằng
A. 500 nm
B. 450m
C. 400 nm
D. 600m
( Đáp án : C)
Ví dụ 5. Làm thí nghiệm giao thoa ánh sáng với hai khe Y- âng, khoảng cách giữa
hai khe a = 1 mm , khoảng cách từ mặt phẳng hai khe đến màn quan sát D = 1 m,
ánh sáng làm thí nghiệm có bước sóng  = 500 nm. Vị trí vân sáng bậc 4 đến vân
trung tâm O bằng
A. 2 mm
B.  2 cm
C. 2 mm
D. 1 mm
( Đáp án : A)
Ví dụ 6. Làm thí nghiệm giao thoa ánh sáng với hai khe Y- âng, khoảng cách giữa
hai khe a = 1 mm , khoảng cách từ mặt phẳng hai khe đến màn quan sát D = 1 m,
ánh sáng làm thí nghiệm có bước sóng  . Ta đo được khoảng cách giữa 7 vân sáng
liên tiếp bằng 6 mm. Giá trị  bằng
A. 500 nm
B. 450m

C. 400 nm
D. 600m
( Đáp án : A)
Ví dụ 7. Trong thí nghiệm của Y-âng về giao thoa ánh sáng, hai khe F 1 và F2 được
chiếu bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng . Người ta đo được khoảng cách giữa 6
vân sáng liên tiếp trên màn là 6 mm. Tính khoảng cách từ vân sáng bậc 3 đến vân
sáng bậc 8 ở cùng phía với nhau so với vân sáng chính giữa.
A. 4,2mm
B. 7mm
C. 8,4mm
D. 6mm
( Đáp án : D)

9


LY: THPT- LE BA HIEU – THPT LE HONG PHONG

Ví dụ 8. Trong thí nghiệm Y- âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe
là a, khoảng cách từ hai khe đến màn là D. Dùng ánh sáng đơn sắc có bước sóng 
chiếu vào hai khe thì người ta đo được khoảng cách từ vân sáng trung tâm tới vân
sáng bậc 4 là 6 mm. Xác định khoảng cách vân sáng bậc 6 đến màn quan sát.
A. 3mm
B. 6mm
C. 9mm
D. 12mm
( Đáp án : C)
Ví dụ 9. Trong thí nghiệm của Y-âng về giao thoa ánh sáng, hai khe F 1 và F2 được
chiếu bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng  = 0,4 m. Khoảng cách giữa hai khe
là 0,4 mm, khoảng cách từ hai khe đến màn là 2 m. Xác định khoảng cách từ vân

sáng bậc 4 đến vân sáng bậc 8 ở khác phía nhau so với vân sáng chính giữa.
A. 8mm
B. 16mm
C. 4mm
D. 24mm
( Đáp án : A)
Ví dụ 10. Trong thí nghiệm của Y-âng về giao thoa ánh sáng, hai khe F 1 và F2 được
chiếu bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng  = 0,6 m. Khoảng cách giữa hai khe
là 4 mm. Vân sáng bậc 3 cách vân sáng trung tâm 0,9 mm. Khoảng cách từ hai khe
đến màn là
A. 200 cm
B. 2 m
C. 1m
D. 1,5m
( Đáp án : B)
Ví dụ 11. Trong TN giao thoa ánh sáng với hai khe Y âng . Khoảng cách F1F2= a ,
khoảng cách từ hai khe đến màn quan sát là D = 2 m . Nguồn sáng đơn sắc có  =
0,42 m thì khoảng vân i = 0,7 mm. Giá trị a là
A. 1,2 mm
B. 1 mm
C. 1,5 mm
D. 2 mm
( Đáp án : A)
Ví dụ 12. Trong TN giao thoa ánh sáng với hai khe Y âng . Khoảng cách F1F2= a=
1,2 mm , khoảng cách từ hai khe đến màn quan sát là D = 2 m . Nguồn sáng đơn
sắc có  = 0,42 m. Tại điểm M trên màn quan sát cách vân sáng trung tâm là 4,2
mm là vị trí
A. vân sáng bậc 5 B. vân tối thứ 6 C. vân tối thứ 5
D. vân sáng bậc 6
( Đáp án : D)

Ví dụ 13. Trong TN giao thoa ánh sáng với hai khe Y âng . Khoảng cách F1F2= a=
1,2 mm , khoảng cách từ hai khe đến màn quan sát là D = 2 m . Nguồn sáng đơn
sắc có  = 0,42 m. Tại điểm N trên màn quan sát cách vân sáng trung tâm là 3,15
mm là vị trí
A. vân sáng bậc 3 B. vân tối thứ 3 C. vân tối thứ 4
D. vân sáng bậc 4
( Đáp án : C)
Ví dụ 14. Trong thí nghiệm giao thoa với hai khe Y âng, khe sáng F được chiếu
sáng bởi ánh sáng đơn sắc. Khoảng cách giữa hai khe là a= 2 mm, khoảng cách từ
hai khe đến màn quan sát là D = 1,2 m .Làm TN với ánh sáng đơn sắc có bước sóng
, trên màn quan sát đo được khoảng cách giữa 11 vân sáng là 3 mm .
10


LY: THPT- LE BA HIEU – THPT LE HONG PHONG

Khoảng vân i , bước sóng  của ánh sáng thí nghiệm là
A. i = 0,5 mm và  = 0,5 m
B. i = 0,3 mm và  = 0,5 m
C. i = 0,27 mm và  = 0,45 m
D. i = 0,55 mm và  = 0,75 m
( Đáp án : B)
Ví dụ 15. Trong thí nghiệm giao thoa với hai khe Y âng, khe sáng F được chiếu
sáng bởi ánh sáng đơn sắc. Khoảng cách giữa hai khe là a, khoảng cách từ hai khe
đến màn quan sát là D .Làm TN với ánh sáng đơn sắc có bước sóng , trên màn
quan sát đo được khoảng cách giữa 11 vân sáng là 3 mm . Khoảng cách giữa vân
tối thứ 3 bên này tới vân tối thứ 3 bên kia vân trung tâm là
A. 1,65 mm
B. 1,25 mm
C. 1,6 mm

D. 2,5 mm
( Đáp án : D)
5.2. Bài tập cơ bản về thí nghiệm giao thoa khi dùng ánh sáng trắng.
Ví dụ 1 : Trong TN giao thoa với hai khe Y- âng. Khoảng cách giữa hai khe là a = 1
mm. Hai khe đặt cách màn quan sát là D = 1 m. Làm thí nghiệm với ánh sáng trắng
có bước sóng trong khoảng 0,4m  0,75m . Bề rộng của quang phổ liên tục
bậc 1 bằng
A . 0,35 mm
B . 0,7 mm
C . 3,8 mm
D . 2,9 mm
( Đáp án : A)
Ví dụ 2 : Trong TN giao thoa với hai khe Y- âng. Khoảng cách giữa hai khe là a = 1
mm. Hai khe đặt cách màn quan sát là D = 1 m. Làm thí nghiệm với ánh sáng trắng
có bước sóng trong khoảng 0,4m  0,75m . Bề rộng của quang phổ liên tục
bậc 2 bằng
A . 0,35 mm
B . 0,7 mm
C . 3,8 mm
D . 2,9 mm
( Đáp án : B).
Ví dụ 3. Trong TN giao thoa với hai khe Y- âng. Khoảng cách giữa hai khe là a =
0,8 mm. Hai khe đặt cách màn quan sát là D = 2 m. Làm thí nghiệm với ánh sáng
trắng có bước sóng trong khoảng 0,38m  0,76m . Tại điểm M cách vân sáng
trung tâm 3 mm , còn có các vân sáng của bức xạ nào sau đây ?
A . màu lam bậc 2 và màu tím bậc 3.
B . màu cam bậc 3 và màu tím bậc 2.
C . màu vàng bậc 2 và màu tím bậc 3.
D . màu vàng bậc 2 và màu chàm bậc 3.
( Đáp án : C).

Ví dụ 4. Trong TN giao thoa với hai khe Y- âng. Khoảng cách giữa hai khe là a, hai
khe đặt cách màn quan sát là D. Khe F là nguồn sáng phát ra đồng thời hai bức xạ
có 1 và 2 mà 1 < 2< đ (đ = 0,76 m.) , ta thấy vân sáng cùng màu đầu tiên
với vân sáng trung tâm ở cách vân sáng trung tâm là 3,48 mm .
Bước sóng 2 và 1 là
A. 1 = 0,464 m và 2= 0, 696 m.
B. 1 = 0,48 m và 2= 0, 72 m .
C . 1 = 0,544 m và 2= 0, 679 m.
D. 1 = 0,582 m và 2= 0, 726 m.
( Đáp án : A).
11


LY: THPT- LE BA HIEU – THPT LE HONG PHONG

Ví dụ 5. Trong TN giao thoa với hai khe Y âng. Khoảng cách giữa hai khe S1S2 là a
= 4 mm, hai khe đặt cách màn quan sát là D = 2 m. Khe S là nguồn sáng trắng có
bước sóng : 0,8m  0,76m . Tại điểm M trên màn quan sát cách vân trung tâm
đoạn 1,2 mm có những vân sáng của các bức xạ trùng tại đó là :
A. 1 0,6m; 2 0,38m , 3 0,54 m . B. 1 0,6m; 2 0,48m , 3 0,4m
C. 1 0,56m; 2 0,54m , 3 0,44 m . D. 1 0,62 m; 2 0,58m , 3 0,52m
( Đáp án : B).
Ví dụ 6. Trong thí nghiệm Iâng về giao thoa ánh sáng trắng. Biết khoảng cách giữa
2 khe a; khoảng cách từ 2 khe đến màn D. Tính xem có bao nhiêu vân sáng của
ánh sáng đơn sắc trùng với ánh sáng màu đỏ bậc 3 có  = 0,76  m . Biết mắt nhìn
rõ ánh sáng trong khoảng 0,76  m đến 0,38  m.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4

( Đáp án : C)
Ví dụ 7. Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng với 2 khe Y - âng , nguồn sáng được
chiếu bằng ánh sáng trắng (0,38µm � �0,76µm). Khoảng cách giữa 2 khe là
0,3mm khoảng cách từ màn chứa hai khe tới màn hứng ảnh là 90cm. Điểm M cách
vân trung tâm 0,6cm. Hỏi có bao nhiêu ánh sáng đơn sắc cho vân sáng tại M?
A. 2.
B. 4.
C. 3.
D. 5.
( Đáp án : C)
Ví dụ 8. Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng với hai khe Y- âng, khoảng cách giữa
hai khe là 0,4 mm, khoảng cách từ hai khe đến màn là 2 m, hai khe được chiếu
bằng ánh sáng trắng (0,76 m    0,40 m). Xác định bước sóng của những bức
xạ cho vân tối tại điểm M cách vân sáng trung tâm 8 mm.
A.  = 0,54 m;  = 0,48 m.
B.  = 0,64 m;  = 0,46 m.
C.  = 0,64 m;  = 0,38 m.
D.  = 0,54 m;  = 0,38 m.
( Đáp án : B)
Dạng IV. Một số dạng bài toán nâng cao.
Cơ sở lý thuyết :
+ Khoảng vân là i , trong khoảng bề rộng miền giao thoa trên màn quan sát ,tính
được bao nhiêu vân sáng ( hoặc tối) ?
+ Nếu 2 khe được chiếu sáng bởi hai hoặc ba bức xạ đơn sắc khác nhau , trên màn
quan sát sẽ có một số vị trí mà các bức xạ đó trùng nhau , tạo thành một màu
sắc khác cùng màu với vân sáng trung tâm O. Tính số vân cùng màu đó trên màn
quan sát.
+ Dịch chuyển màn quan sát ra xa hay lại gần mặt phẳng hai khe thì khoảng vân i
sẽ thay đổi.
+ Màn và mặt phẳng chứa hai khe cố định , cho khe F ( nguồn phát sáng) tịnh tiến

theo phương song song với màn thì hệ vân sẽ dịch chuyển trên màn quan sát.

12


LY: THPT- LE BA HIEU – THPT LE HONG PHONG

+ Nếu dùng tấm thủy tinh trong suốt ( coi là bản mặt song song) đặt chắn đường
truyền chùm sáng của một khe thì hệ vân sẽ dịch chuyển trên màn quan sát.
Các ví dụ.
4.1. Tính số vân sáng ( hoặc tối ) trên màn quan sát.
Ví dụ 1. Trong TN giao thoa ánh sáng với hai khe Yâng, khoảng vân giao thoa là
0,5 mm , bề rộng trường giao thoa là 4,25 mm . Số vân sáng và số vân tối quan sát
được là
A. 9 vân sáng và 8 vân tối
B. 8 vân sáng và 8 vân tối
C. 9 vân sáng và 10 vân tối
D. 8 vân sáng và 9 vân tối
( Đáp án : A)
Ví dụ 2. Trong TN giao thoa ánh sáng với hai khe Y âng . Khoảng cách F1F2= a=
1,2 mm , khoảng cách từ hai khe đến màn quan sát là D = 2 m . Nguồn sáng đơn
sắc có  = 0,42 m. Biết bề rộng trường giao thoa là 3 cm. Số vân sáng , số vân
tối quan sát được là
A. 43 vân sáng và 42 vân tối
B. 42 vân sáng và 42 vân tối
C. 43 vân sáng và 43 vân tối
D. 42 vân sáng và 43 vân tối
( Đáp án : A)
Ví dụ 3. Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, hai khe được chiếu bằng ánh
sáng đơn sắc có bước sóng 0,6 μm. Khoảng cách giữa hai khe là 1 mm, khoảng cách

từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 2,5 m, bề rộng miền giao thoa là 1,25
cm. Tổng số vân sáng và vân tối có trong miền giao thoa là
A. 21 vân.
B. 15 vân.
C. 17 vân.
D. 19 vân.
( Đáp án : C)
Ví dụ 4. Trong TN giao thoa ánh sáng với hai khe Y âng . Khoảng cách F1F2= a=
1,2 mm , khoảng cách từ hai khe đến màn quan sát là D = 2 m . Nguồn sáng đơn
sắc có  = 0,42 m. Biết bề rộng trường giao thoa là 3 cm. Tổng số vân sáng và số
vân tối quan sát được là
A . 43
B. 42
C. 85
D. 84
( Đáp án : C)
4.2. Dạng bài tập về hai khe ( nguồn sáng ) được chiếu sáng bởi 2 (hoặc 3) ánh
sáng đơn sắc.
Ví dụ 1. Trong TN giao thoa với hai khe Y âng. Khe F là nguồn sáng phát ra đồng
thời hai bức xạ có 1 0,66 m và 2 mà 0,46m 2 0,54m . Trên màn quan sát thì
vân sáng bậc 3 của 1 trùng với một vân sáng của bức xạ 2 . Bước sóng 2 và bậc
k2 của bức xạ này là
A : 2 0,495m và k2 = 4
;
B : 2 0,480m và k2 = 3
C : 2 0,495m và k2 = 3
;
D : 2 0,520m và k2 = 4
( Đáp án : A)


13


LY: THPT- LE BA HIEU – THPT LE HONG PHONG

Ví dụ 2. Trong TN giao thoa ánh sáng với hai khe Yâng, nguồn sáng S phát ra đồng
thời hai bức xạ đơn sắc có bước sóng  2 và 1 0,65m . Trên màn quan sát thấy
vân tối thứ 7 của bức xạ  2 trùng với vân sáng bậc 4 của 1 . Bước sóng của bức xạ
 2 là
A : 0,4 m ;
B ; 0,56 m ;
C : 0,48 m ; D : 0,58 m
( Đáp án : A)
Ví dụ 3. Trong TN giao thoa ánh sáng với hai khe Yâng, nguồn sáng S phát ra đồng
thời hai bức xạ đơn sắc có bước sóng 1 = 0,6 m và 2 0,5m . Vị trí gần nhất của
vân sáng cùng màu với vân sáng trung tâm O của hai bức xạ trên ứng với
A. bậc 4 của bức xạ  2 trùng với bậc 3 của bức xạ 1
B. bậc 6 của bức xạ  2 trùng với bậc 5 của bức xạ 1
C. bậc 5 của bức xạ  2 trùng với bậc 6 của bức xạ 1
D. bậc 3 của bức xạ  2 trùng với bậc 4 của bức xạ 1
( Đáp án : B)
Ví dụ 4. Thực hiện giao thoa ánh sáng bằng hai khe Y- âng , hai khe cách nhau 1,5
mm, cách màn 2 m. Nguồn sáng phát đồng thời hai bức xạ đơn sắc 1 = 0,48 m và
2 = 0,64 m. Xác định khoảng cách nhỏ nhất từ vân sáng trung tâm đến vân sáng
cùng màu với nó.
A. 2,56 mm
B. 2,26 mm
C. 1,92 mm
D. 26,5mm
( Đáp án : A)

Ví dụ 5. Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, a = 1,5 mm; D = 2m, hai
khe được chiếu sáng đồng thời hai bức xạ 1 = 0,5 m và 2 = 0,6 m. Vị trí 2 vân
sáng của hai bức xạ nói trên trùng nhau gần vân trung tâm nhất, cách vân trung tâm
một khoảng:
A. 6 mm

B. 4 mm

C. 5 mm

D. 3,6 mm

( Đáp án : B)
Ví dụ 6.Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là
0,5 mm, khoảng cách từ hai khe đến màn quan sát là 2m. Nguồn sáng dùng trong
thí nghiệm gồm hai bức xạ có bước sóng 1 = 450 nm và 2 = 600 nm. Trên màn
quan sát, gọi M, N là hai điểm ở cùng một phía so với vân trung tâm và cách vân
trung tâm lần lượt là 5,5 mm và 22 mm. Trên đoạn MN, số vị trí vân sáng trùng
nhau của hai bức xạ là
A. 4
B. 2
C. 5.
D. 3
14


LY: THPT- LE BA HIEU – THPT LE HONG PHONG

( Đáp án : B)
Ví dụ 7.Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, nguồn sáng phát đồng thời

hai bức xạ đơn sắc, trong đó bức xạ màu đỏ có bước sóng 720nm và bức xạ màu
lục có bước sóng  (giá trị nằm trong khoảng từ 500nm đến 575nm). Trên màn
quan sát, giữa hai vân sáng gần nhau nhất và cùng màu với vân sáng trung tâm có 8
vân sáng màu lục. Giá trị của  là
A. 500nm
B. 520nm
C. 540nm
D. 560nm
( Đáp án : D)
Ví dụ 8. Trong thí nghiệm của I-âng về giao thoa ánh sáng a= 1mm;D= 2m, chiếu
đồng thời hai bức xạ bước sóng dùng trong thí nghiệm là 0, 5 m và 0, 4  m . Cho bề
rộng vùng giao thoa trên màn là 9mm. Số vị trí vân sáng trùng nhau trên màn của
hai bức xạ đó là
A. 3
B. 2
C. 1
D. 4
( Đáp án : A)
Ví dụ 9. Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng có a = 2 mm, D = 2 m, khi
được chiếu bởi ánh sáng có bước sóng 1 = 0,5  m thì trên màn quan sát được độ
rộng trường giao thoa là: 8,1 mm. Nếu chiếu đồng thời thêm ánh sáng có 2 thì
thấy vân sáng bậc 4 của nó trùng với vân sáng bậc 6 của ánh sáng 1 . Trên màn có
số vân sáng trùng nhau quan sát được là:
A. 9

B. 11

C. 5

D. 7


( Đáp án : C)

Ví dụ 10. Làm thí nghiệm giao thoa ánh sáng với hai khe Y -âng , nguồn sáng F
phát ra đồng thời 3 bức xạ có bước sóng lần lượt 1 = 420 nm , 2 = 560 nm và 3 =
700 nm. Trên màn quan sát trong khoảng giữa hai vân sáng liên tiếp cùng màu với
vân trung tâm O còn số vân sáng riêng lẽ đơn sắc của 3 bức xạ trên là
A . 45
B. 26
C. 27
D. 44
( Đáp án : B)
4.3. Các dạng bài tập về dịch chuyển màn , khe sáng F . Đặt tấm thủy tinh chắn
chùm sáng từ hai khe đến màn quan sát.
M
M


C
C
F1
F1
O/
/
I
O
F I
O
O
F/


F2

F2
D

D
15


LY: THPT- LE BA HIEU – THPT LE HONG PHONG

Ví dụ 1. Trong giao thoa với khe Y- âng có a = 3mm, ánh sáng dùng trong thí
nghiệm có bước sóng 0,6m. Nếu tịnh tiến màn hứng vân ra xa thêm 0,6m thì
khoảng vân thay đổi một lượng bao nhiêu?
A. 10 mm
B. 0,12 mm
C. 1,5 mm
D. 3 mm
( Đáp án : B)
Ví dụ 2. Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng đơn sắc, người ta thấy
khoảng vân tăng thêm 0,3 mm khi dời màn để khoảng cách giữa màn và hai khe
thay đổi một đoạn 0,5 m. Biết hai khe cách nhau là a = 1 mm. Bước sóng của ánh
sáng đã sử dụng là:
A. 0,40µm.
B. 0,58µm.
C. 0,60µm.
D. 0,75µm.
( Đáp án : C)
Ví dụ 3. Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng bằng khe Y-âng, khoảng cách từ hai

khe đến màn là 2m, ánh sáng đơn sắc có bước sóng  . Nhúng toàn bộ hệ thống vào
một chất lỏng có chiết suất n và dịch chuyển màn quan sát đến vị trí cách hai khe
2,4m thì thấy khoảng vân lúc đầu bằng 0,75 lần khoảng vân mới, chiết suất n là:
A. 1,6
B. 1,5
C. 1,65
D. 1,55
( Đáp án : A)
Ví dụ 4. Trong thí nghiệm giao thoa Y-âng, nguồn F phát bức xạ đơn sắc  , màn quan
sát cách mặt phẳng hai khe một khoảng không đổi D, khoảng cách giữa hai khe F1F2 =
a có thể thay đổi (nhưng F1 và F2 luôn cách đều S). Xét điểm M trên màn, lúc đầu là
vân tối thứ 3. Nếu lần lượt giảm hoặc tăng khoảng cách F1F2 một lượng ∆a thì tại M là
vân sáng bậc n và bậc 3n. Nếu tăng khoảng cách F1F2 thêm 2∆a thì tại M là:
A. vân sáng bậc 6. B. vân sáng bậc 5. C. vân tối thứ 6. D. vân tối thứ 5.
( Đáp án : B)
Ví dụ 5. Trong thí nghiệm giao thoa Y-âng, nguồn F phát ánh sáng đơn sắc có bước
sóng λ người ta đặt màn quan sát cách mặt phẳng hai khe một khoảng D thì khoảng
vân là 2(mm). Khi khoảng cách từ màn quan sát đến mặt phẳng hai khe lần lượt là
D+∆D hoặc D-∆D thì khoảng vân thu được trên màn tương ứng là 3i 0 và i0. Nếu
khoảng cách từ màn quan sát đến mặt phẳng hai khe là D+3∆D thì khoảng vân trên
màn là:
A. 2,5(mm).
B. 5(mm).
C. 3(mm).
D. 4(mm).
( Đáp án : B)
Ví dụ 6. Đặt một tấm thủy tinh có n = 1,6 che một trong hai khe của thí nghiệm Iâng, ta thấy vân sáng bậc 30 dịch chuyển đến vị trí vân sáng trung tâm. Bước sóng
của ánh sáng là 450nm thì độ dày của tấm thủy tinh là
A. 11,25  m
B. 22,5  m

C. 20,15  m
D. 45  m
( Đáp án : B)
Ta dễ dàng chứng minh được khi đặt tấm thủy tinh thì vân trung tâm O dịch đến vị
trí O/ ( đặt OO/ = x0) .

16


LY: THPT- LE BA HIEU – THPT LE HONG PHONG

x0 =

D.(n  1)
; trong đó � là bề dày tấm thủy tinh.
a

Ví dụ 7. Trong giao thoa với khe Y- âng có a = 1,5mm, D = 3m, trên đường đi của
tia sáng người ta đặt bản mỏng song song bằng thủy tinh có chiết suất 1,5, bề dày
1m thì hệ vân sẽ dịch chuyển một đoạn
A. 10 mm
B. 1 mm
C. 1,5 mm
D. 3 mm
( Đáp án : B)
Ví dụ 8. Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe
F1F2 là a = 2mm, khoảng cách từ hai khe đến màn là D = 2m và khoảng cách từ
nguồn F đến mặt phẳng chứa hai khe là d = 0,5m. Nếu dời S theo phương song
song với hai khe về phía F2 một đoạn y = 0,5a thì khoảng cách và chiều dịch
chuyển của vân sáng trung tâm (bậc 0) là:

A. 4mm, ngược chiều dời của S
B. 5mm, cùng chiều dời của S
C. 4mm, cùng chiều dời của S
D. 5mm, ngược chiều dời của S
( Đáp án : A) ( ADCT :

y x0
 )
d D

Dạng IV . Ống tia X ( tia Rơn Ghen)
1)ĐN : Tia X là bức xạ không nhìn thấy có bước sóng từ 10-8 m đến 10-11 m
+ Tia X phát ra từ Anốt ( Đối Katốt)
2) Tính chất : Tia X đâm xuyên mạnh, tác dụng mạnh lên phim ảnh, làm phát quang
nhiều chất, có tác dụng sinh lý mạnh, hủy diệt tế bào, diệt vi khuẩn , gây ra hiện
tượng quang điện với hầu hết kim loại.
Công dụng : Chiếu, chụp điện X quang, kiểm tra hành lý khi đi máy bay, chữa
bệnh…
3) Các công thức :
c

a) Bước sóng :   f ( m ) với c=3.108 ( m/s)
a) Năng lượng Tia X :  

h.c
 h. f (J)


; =>  m ¨ x (min )  e.UAK


c) Công suất ống tia X : P = U.I (W)
+ I là cường độ dòng điện qua ống : Nếu biết số hạt e đập vào Anốt trong 1 s thì I =
n.e (A) ; n = số hạt e/s
m.v 2
d) Năng lượng 1 hạt e đập vào Anốt chỉ là động năng : Wđ =
= e.UAK ( J)
2

( e=1,6.10-19C , m = 9,1.10-31 kg )
4. Các ví dụ.
Ví dụ 1. Một ống Cu-lit-giơ có công suất trung bình 500W, hiệu điện thế giữa anôt
và catôt có giá trị 10 kV. Cường độ dòng điện qua ống bằng
A. 50 (mA)
B. 5 (mA)
C. 20 (A)
D. 500 (mA)
( Đáp án : A)
17


LY: THPT- LE BA HIEU – THPT LE HONG PHONG

Ví dụ 2. Một ống Cu-lit-giơ có công suất 300W,hiệu điện thế giữa anôt và catôt có
giá trị 10 kV. Hãy tính số êlectron qua ống trong mỗi giây
A. 18,75.1013
B. 18,75.1015
C. 18,75.1014
D. 18,75.1016
( Đáp án : D)
Ví dụ 3. Một ống Cu-lit-giơ có hiệu điện thế giữa anôt và catôt có giá trị 8 kV. Hãy

tính tốc độ cực đại của các các êlectron khi đập vào anôt.
A. 3,75.107 (m/s) B. 5,9.106 (m/s)
C. 37,5.107 (m/s)
D. 3,75.105 (m/s)
( Đáp án : A)
Ví dụ 4. Nếu hiệu điện thế giữa hai cực của một ống Cu-lit-giơ bị giảm 2000 V thì
tốc độ của các êlectron tới anôt giảm 5200km/s. Tính tốc độ ban đầu của các
êlectron khi đập vào anốt.
A. 7.107 (m/s)
B. 5,7.107 (m/s)
C. 7.106 (m/s)
D. 5.107 (m/s)
( Đáp án : A)
Ví dụ 5. Một ống Rơnghen phát ra bức xạ có bước sóng ngắn nhất là 0,04 nm. Xác
định hiệu điện thế cực đại giữa hai cực của ống xấp sĩ bằng
A. 32.103 V
B. 30.103 V
C. 31.103 V
D. 34.103 V
( Đáp án : C)
Ví dụ 6. Chùm tia X phát ra từ một ống tia X có tần số lớn nhất là 6,4.10 18 Hz. Bỏ
qua động năng các êlectron khi bứt ra khỏi catôt. Tính hiệu điện thế giữa anôt và
catôt của ống tia X.
A. 265.103 V
B. 2,65.103 V
C. 26,5.103 V
D. 0,265.103 V
( Đáp án : C)
Ví dụ 7. Ống Rơnghen đặt dưới hiệu điện thế UAK = 19995 V. Động năng ban đầu
của của các electron khi bứt ra khỏi catôt là 8.10 -19 J. Tính bước sóng ngắn nhất

của tia X mà ống có thể phát ra.
A. 62.10-8 m
B. 620.10-10 m
C. 6200.10-8 m
D. 6,2.10-11 m.
( Đáp án : D)
Ví dụ 8. Khi tăng điện áp giữa hai cực của ống Cu-lit-giơ thêm 4 kV thì tốc độ các
electron tới anôt tăng thêm 8000 km/s. Tính điện áp ban đầu giữa hai cực của ống
Cu-lit-giơ.
A. 105 V
B. 2.104 V
C. 3.105 V
D. 4.104 V
( Đáp án : B)
Ví dụ 9. Trong ống Cu-lit-giơ, tốc độ của electron khi tới anôt là 50000km/s. Để
giảm tốc độ này xuống còn 10000 km/s thì phải giảm điện áp giữa hai đầu ống bao
nhiêu?
A. 6815 V
B. 6805 V
C. 6825 V
D. 6835 V
( Đáp án : C)
IV: KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC :

18


LY: THPT- LE BA HIEU – THPT LE HONG PHONG

Qua các năm học , tôi khảo sát các đề thi thử , (hoặc thi học sinh giỏi cấp tỉnh

trong thời gian thi ở lớp 12) , trong đề thi có phần " Sóng ánh sáng" thì học sinh
làm chọn vẹn và đúng ở phần " Sóng ánh sáng". Đồng thời trong quá trình dạy học
, bản thân đã vận dụng các phương pháp dạy học đổi mới ,do vậy chất lượng qua
các khóa học sinh cũng được tăng dần.
*. Nhiều học sinh đậu đại học với điểm thi môn vật lý cao trên 7 điểm.
* Năm học 2018-2019 : Điểm bài khảo sát 1 tiết ( 45 phút) lớp 12 C4 : nội dung
kiến thức ở chương V ( Sóng ánh sáng) đạt kết quả mong muốn.
Lớp ( sĩ số)
37

Điểm từ 3,5 Điểm từ 5 đến Điểm trên 8,0
đến dưới 5
7,9
3
27
7

V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Để thực hiện tốt việc truyền thụ kiến thức , để học sinh nắm được kiến thức theo
chuẩn kiến thức của bộ môn vật lý trong một tiết học trên lớp , đặc biệt giảm tỷ lệ
học sinh yếu kém. Trong quá trình suy nghĩ và dạy học thì tôi thấy biện pháp thực
hiện trên đây rất phù hợp với đa số học sinh . Từ đó chất lượng học sinh học môn
vật lý ngày càng được nâng cao.
Do vậy tôi tự rèn luyện cho bản thân là ngay trong những tiết dạy đầu tiên , phải
nghiên cứu bài giảng thật tốt , chọn lọc những phần kiến thức học sinh phải nắm
vững , tìm được phương pháp dạy học sao cho học sinh hiểu bài nhanh, rễ nhớ
kiến thức trọng tâm và vận dụng làm bài tập được ngay trong tiết học.
PHẦN III : KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT :
Những kinh nghiệm trên của bản thân qua nhiều năm áp dụng phương pháp dạy
học đổi mới , kết hợp với công nghệ thông tin , đặc biệt là máy tính bỏ túi. Tôi

mạnh dạn viết lên những kinh nghiệm dạy học để giúp đỡ các em học sinh nắm
vững phương pháp, kỹ năng giải bài tập chương V" Sóng ánh sáng" và thích học
môn vật lý hơn nữa.Với kinh nghiệm dạy học còn phải tích lũy nhiều hơn nữa ,
chắc chắn bài viết còn hạn chế, kính mong các thầy ,cô giáo thông cảm và bổ sung
thêm cho tôi.

19


LY: THPT- LE BA HIEU – THPT LE HONG PHONG

Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể các thầy cô giáo , đặc biệt là nhóm giáo viên vật
lý trường trung học phổ thông LÊ HỒNG PHONG – Bỉm sơn, đã giúp tôi hoàn
thành sáng kiến này.
Xác nhận của BGH nhà trường

CAM KẾT KHÔNG CÓP PI
Sáng kiến kinh nghiệm này do tôi tự
viết, qua tham khảo tài liệu và góp ý
của đồng nghiệp. Cam kết rằng tôi
không cóp bi.

BỈM SƠN, ngày 20 tháng 04 năm 2020
Người viết
LÊ BÁ HIỂU

TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1. Sách giáo khoa vật lý lớp 12.
2. Sách bài tập vật lý lớp 12.
3. Sách tham khảo ôn luyện thi đại học vật lý lớp 12.

4. Các chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi môn vật lý và đổi mới phương pháp dạy
học.
5. Thư viện vật lý trên mạng intenet.

20


LY: THPT- LE BA HIEU – THPT LE HONG PHONG

21



×