Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một vài kinh nghiệm trong việc vận dụng có hiệu quả các thủ thuật dạy từ vựng tiếng Anh lớp 10, trường THPT Bắc Sơn, Kim Bôi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (60.51 KB, 5 trang )

1

1. Phần thứ nhất: Đặt vấn đề
Trong thời đại ngày nay, tiếng Anh đã, đang và sẽ là một phương tiện hết
sức cần thiết trong mọi hoạt động từ kinh tế, văn hóa, chính trị cho đến thông tin
liên lạc. Là một công cụ quan trọng trong giao tiếp với các nước trên thế giới,
Tiếng Anh sẻ giúp chúng ta mở rộng thêm nhiều mối quan hệ, giao lưu, học hỏi
về nhiều lĩnh vực và nhiều nét mới trong thời đại mở cửa này. Chính vì lẽ đó,
việc học tiếng Anh đối với mỗi một chúng ta, nhất là đối với các em học sinh,
giới trí thức trẻ của đất nước luôn là một công việc hết sức quan trọng.
Tuy nhiên để sử dụng tiếng Anh như là một công cụ giao tiếp thì chúng ta
phải đáp ứng một trong những tiêu chí cơ bản đó là vốn từ vựng. Vốn từ vựng
càng nhiều càng giúp cho việc hiểu và giao tiếp nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Chính vì vậy ở mỗi bài học việc giới thiệu ngữ liệu mới, trong đó có từ vựng,
luyện tập sử dụng từ vựng mới, làm rõ nghĩa và cách dùng của chúng luôn luôn
là việc làm bắt buộc và thường xuyên đối với giáo viên dạy tiếng.
Trên thực tế, đa số học sinh đã học một số lượng từ vựng tương đối nhiều
(từ lớp 6 đến lớp 9 khoảng gần 3000 từ) nhưng hầu hết các em cảm thấy rất khó
khăn khi sử dụng lại vốn từ đã học khi lên lớp 10. Ngoài ra mỗi bài học trong
chương trình lớp 10 có khoảng gần 15 từ mới. Hầu hết các em đều sợ học từ
mới, hoặc học nhưng mau chóng quên ngay. Thật ra các em học từ vựng theo
kiểu học thuộc lòng, học một cách hết sức thụ động, và không ứng dụng để giao
tiếp hằng ngày dẫn đến các em mau chóng quên ngay.
Chính vì thế, làm thế nào để giúp học sinh nhớ lâu vốn từ vựng có khả
năng sử dụng chúng để giao tiếp hiệu quả và tích cực là một vấn đề mỗi giáo
viên dạy tiếng phải trăn trở.


2

2. Phần thứ 2: Giải quyết vấn đề


2.1. Cơ sở khoa học của vấn đề
2.1.1. Cơ sở lý luận
Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện chủ trương đổi mới giáo dục, chú trọng
đến việc dạy và học tiếng Anh một cách đúng mức. Mục tiêu giáo dục phổ thông
của chúng ta là “ Giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ thể chất,
thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực các nhân, tính năng động và
sáng tạo, hình thành nhân các con người Việt Nam Xã hội chủ nghĩa, xây dựng
tư cách và trách nghiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi
vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc”.
Luật Giáo dục quy định “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích
cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc trưng của bộ môn,
đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện từng lớp học, bồi dưỡng cho học sinh
phương pháp tự học, khả năng hợp tác, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức
vào thực tế, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm
học tập cho học sinh”.
2.1.2. Cơ sở thực tiễn
Đối tượng giảng dạy là học sinh ở lứa tuổi từ 16, kinh nghiệm cuộc sống
còn ít, hiểu biết xã hội hạn chế, do đó vốn từ vựng dạy cho các em ở cấp học
này thường phải được kết hợp với các kỹ năng dạy học cho phù hợp để gây sự
quan tâm, hứng thú với học sinh.
Việc dạy và học tiếng Anh trong nhà trường còn diễn ra trong môi
trường giao tiếp của thầy và trò có rất nhiều hạn chế: Dạy học trong một tập thể
lớn, trình độ nhận thức có nhiều cấp độ khác nhau, phương tiện hỗ trợ giảng
dạy chưa đồng bộ. Những điều này làm phân tán sự tập chung của học sinh, tác
động rất lớn đến việc rèn luyện kĩ năng cho học sinh, làm chậm quá trình tiếp
thu kiến thức của học sinh và sự phân bố thời gian cho từng phần nội dung bài
sao cho phù hợp với từng loại bài giảng (thực hành, kĩ năng) cũng là một tác


3


động tới việc lựa chọn, nghiên cứu và áp dụng kĩ năng dạy từ vựng sao cho
thích hợp.
Hơn nữa đa số học sinh không hiểu được tầm quan trọng của từ vựng
nên rất lười học hoặc chỉ học qua loa rồi không sử dụng được nó.
2.2. Nội dung cụ thể của sáng kiến
Qua thực tế dạy học cho thấy phương pháp cũ dạy học từ vựng thường được
diễn ra theo kiểu: Người dạy (giáo viên) đọc bài rồi liệt kê ra những từ, theo giáo
viên chưa từng xuất hiện trong quá trình dạy học là từ mới (new words); sau đó
người giáo viên giảng giải nghĩa, cách sử dụng từ, từ loại cho học sinh. Nó có
những hạn chế cơ bản như sau: Làm cho học sinh thụ động trong việc làm giàu
vốn từ, cho mình, sử dụng từ trong nhữ cảnh giao tiếp bị hạn chế, không linh
hoạt không nhớ được từ.
Một trong những điều quan trọng nhất giáo viên phải làm như thế nào để học
sinh hứng thú thì học sinh mới tập trung, hợp tác với thầy cô và tiếp thu tốt nhất.
Tạo cho học sinh hứng thú quyết định kết quả học tập của học sinh.
Thông thường giới thiệu một từ mới, giáo viên cần thực hiện các bước sau:
- Gợi mở từ dạy bằng tranh vẽ, vật thật, ví dụ, tình huống...
- Giới thiệu từ dạy bằng Tiếng Anh
- Cho học sinh nghe 3 lần
- Học sinh lặp lại từ mới (đồng thanh 2-3 lần)
- Học sinh lặp lại cá nhân (2-3 học sinh)
- Giáo viên sửa lỗi sai về phát âm của học sinh
- Giáo viên trình bày từ dạy lên bảng
- Khi dạy xong tất cả các từ mới, học sinh viết vào vở.
- Kiểm tra từ vựng.
- Kiểm tra trọng âm của từ.


4


Người giáo viên phải biết lựa chọn, xác định từ tích cực, chủ động trong quá
trình để giảng dạy và cố gắng phát huy hết khả năng tự học hỏi của học sinh đối
với những loại từ không tích cực.
2.2.1. Các thủ thuật áp dụng khi giới thiệu từ
2.2.1.1. Dùng giáo cụ trực quan
Dùng vật thật đối với các đồ dùng, vật dụng có sẵn
Dùng tranh ảnh đối với các chủ đề không dùng vật thật được
2.2.1.2. Dùng hình vẽ đơn giản
2.2.1.3. Dùng ngôn ngữ cử chỉ
2.2.1.4. Giải thích nghĩa từ qua ngữ cảnh, giải thích
2.2.1.5. Dịch nghĩa
2.2.2. Các thủ thuật áp dụng khi luyện tập từ vựng
2.2.2.1. Rub out and remember
2.2.2.2. Slap the board
2.2.2.3. What and where
2.2.2.4. Jumbled words
2.2.2.5. Word square
2.2.2.6. Words from words
2.2.2.7. Bingo
2.2.2.8. Guesing game
2.2.2.9. Matching
2.2.2.10. Network
2.3. Hiệu quả của sáng kiến
2.3.1. Về phía giáo viên
2.3.2. Về phía học sinh


5


3. Phần thứ ba: Kết luận chung và đề xuất
3.1. Một số kết luận
3.2. Một số đề xuất
3.2.1. Với Sở Giáo dục và Đào tạo
3.2.3. Với BGH trường THPT Bắc Sơn, huyện: Kim Bôi, tỉnh: Hòa Bình
Bắc Sơn, ngày 15 tháng 09 năm 2014
Duyệt của BGH Nhà trường

Người viết

Bùi Thị Mây



×