Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN BIÊN SOẠN ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT CÁC QUYỂN CHUYÊN NGÀNH BÁCH KHOA TOÀN THƯ VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (818.34 KB, 63 trang )

HỘI ĐỒNG CHỈ ĐẠO BIÊN SOẠN BÁCH KHOA TOÀN THƯ VIỆT NAM
BAN CHỦ NHIỆM ĐỀ ÁN

--------------

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN
BIÊN SOẠN ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT
CÁC QUYỂN CHUYÊN NGÀNH
BÁCH KHOA TOÀN THƯ VIỆT NAM

Hà Nội - 2017


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ....................................................................................................................... 4
PHẦN I
NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG BẢNG MỤC TỪ
VÀ BIÊN SOẠN MỤC TỪ
I. KHÁI NIỆM CƠ BẢN, MỤC TỪ VÀ TIÊU CHÍ LỰA CHỌN MỤC TỪ BÁCH KHOA
TOÀN THƯ ........................................................................................................................... 6
2. Mục từ và các loại mục từ của bách khoa toàn thư .................................................. 7
3. Tiêu chí lựa chọn mục từ .......................................................................................... 9
II. BẢNG CẤU TRÚC PHÂN LOẠI MỤC TỪ ................................................................. 12
1. Bảng mục từ và cấu trúc phân loại tri thức ............................................................ 12
2. Lập Bảng mục từ .................................................................................................... 14
III. NHỮNG NGUYÊN TẮC CẦN TUÂN THỦ ĐỂ XÂY DỰNG BẢNG MỤC TỪ VÀ
BIÊN SOẠN MỤC TỪ........................................................................................................ 15
1. Nguyên tắc về tính cần yếu .................................................................................... 15
2. Nguyên tắc về tính toàn diện, tính hệ thống ........................................................... 16
3. Nguyên tắc về tính chính xác, thống nhất .............................................................. 16
4. Nguyên tắc về tính chuẩn mực, súc tích, ngắn gọn ................................................ 18


5. Nguyên tắc về tính dân tộc ..................................................................................... 19
6. Nguyên tắc về tính quốc tế ..................................................................................... 19
7. Nguyên tắc về tính cập nhật ................................................................................... 20
8. Nguyên tắc về tính hiện đại .................................................................................... 20
PHẦN II
KHUNG CẤU TRÚC BIÊN SOẠN CÁC QUYỂN CHUYÊN NGÀNH
I. KHUNG CẤU TRÚC BIÊN SOẠN CỦA CÁC QUYỂN............................................... 24
1. Danh mục tên người: thường để ngay đầu sách, gồm: ........................................... 24
2. Mục lục ................................................................................................................... 24
3. Lời giới thiệu .......................................................................................................... 24
4. Quy cách, thể lệ biên soạn ...................................................................................... 25
5. Tổng luận - Mục từ về lịch sử hình thành và phát triển của ngành ........................ 25
6. Biên soạn mục từ .................................................................................................... 25
7. Các phụ lục ............................................................................................................. 28

1


8. Tranh ảnh, đồ họa ................................................................................................... 28
9. Index ....................................................................................................................... 29
II. CẤU TRÚC VI MÔ CỦA MỤC TỪ BÁCH KHOA TOÀN THƯ VIỆT NAM ........... 29
1. Mục từ khái quát lịch sử hình thành, phát triển ngành và chuyên ngành, ngành của
một quốc gia ............................................................................................................... 30
2. Mục từ là khái niệm, thuật ngữ, sự vật hiện tượng................................................. 30
3. Mục từ về trường phái, trào lưu, khuynh hướng .................................................... 30
4. Mục từ về các tổ chức, sự kiện ............................................................................... 31
5. Mục từ về tác phẩm, văn kiện, sách báo, tạp chí .................................................... 31
6. Mục từ là nhân danh (nhân vật, tác giả) ................................................................. 32
7. Mục từ là địa danh .................................................................................................. 32
PHẦN III

QUY TẮC CHÍNH TẢ CHO BỘ BÁCH KHOA TOÀN THƯ VIỆT NAM
I. QUY ĐỊNH CHUNG ....................................................................................................... 36
II. QUY ĐỊNH VỀ BẢNG CHỮ CÁI VÀ QUY ĐỊNH VỀ THỨ TỰ CHỮ CÁI.............. 36
III. QUY ĐỊNH VỀ VIẾT HOA .......................................................................................... 36
3.1. Quy định về cách viết hoa tên người ................................................................... 36
3.2. Quy định về cách viết hoa tên địa lý ................................................................... 36
3.3. Quy định về viết hoa tên tổ chức ......................................................................... 37
3.4. Quy định về viết hoa tên tờ báo, tạp chí .............................................................. 37
3.5. Quy định về viết hoa sự kiện lịch sử, thời kỳ phong kiến, thời kỳ lịch sử .......... 37
3.6. Quy định về viết hoa chức vụ .............................................................................. 37
3.7. Quy định viết hoa tên gọi khác ............................................................................ 38
IV. QUY ĐỊNH VỀ DẤU CÂU .......................................................................................... 40
4.1. Dấu chấm ............................................................................................................. 40
4.2. Dấu hai chấm ....................................................................................................... 40
4.3. Dấu chấm phẩy: sau dấu chấm phẩy viết thường. ............................................... 40
4.4. Dấu hỏi: sau dấu hỏi viết hoa. ............................................................................. 40
4.5. Dấu gạch ngang. .................................................................................................. 41
4.6. Dấu ngoặc đơn, ngoặc kép .................................................................................. 41
4.7. Ký hiệu chuyển chú và viết tắt ............................................................................ 41
4.8. Ký hiệu “v.v.” ...................................................................................................... 41
4.9. Dấu gạch chéo “/”................................................................................................ 41
V. QUY ĐỊNH VỀ THANH ĐIỆU ..................................................................................... 42

2


VI. QUY ĐỊNH VỀ VIẾT CÁC SỐ .................................................................................... 42
6.1. Các số thông thường ............................................................................................ 42
6.2. Các số chỉ lượng .................................................................................................. 43
6.3. Viết ngày, tháng, năm.......................................................................................... 43

6.4. Các trường hợp khác ........................................................................................... 43
VII. QUY ĐỊNH CHÍNH TẢ CỤ THỂ ............................................................................... 44
7.1. Quy định chung về dùng “i” hay “y” .................................................................. 44
7.2. Quy định sử dụng “y” trong các trường hợp đặc biệt.......................................... 44
VIII. QUY ĐỊNH VỀ PHÔNG CHỮ VÀ CO CHỮ ........................................................... 45
IX. QUY ĐỊNH TRÌNH BÀY TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................. 45
PHẦN IV
QUY TẮC PHIÊN CHUYỂN TÊN ĐỊA LÝ,
TÊN NGƯỜI TIẾNG NƯỚC NGOÀI SANG TIẾNG VIỆT
CHO BỘ BÁCH KHOA TOÀN THƯ VIỆT NAM
I. NGUYÊN TẮC CHUNG ................................................................................................. 47
II. QUY TẮC PHIÊN CHUYỂN TÊN ĐỊA LÝ, TÊN NGƯỜI TIẾNG NƯỚC NGOÀI
SANG TIẾNG VIỆT ........................................................................................................... 47
2.1. Đối với ngôn ngữ dùng hệ chữ Latin (Anh, Pháp, Italy, Bồ Đào Nha, Tây Ban
Nha, Đức...) ................................................................................................................ 47
2.2. Đối với chữ viết Kirin ......................................................................................... 48
2.3. Đối với tiếng Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản ............................................... 49
2.4. Đối với các ngôn ngữ không dùng hệ thống chữ cái Latin ................................. 51
III. THỐNG NHẤT VIẾT TÊN QUỐC GIA VÀ VÙNG LÃNH THỔ VÀ THỦ ĐÔ CỦA
CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI ........................................................................................... 51
PHẦN V
QUY ĐỊNH PHIÊN CHUYỂN TIẾNG DÂN TỘC THIỂU SỐ
SANG TIẾNG VIỆT CHO BỘ BÁCH KHOA TOÀN THƯ VIỆT NAM
QUY ĐỊNH PHIÊN CHUYỂN ........................................................................................... 59
1. Mục tiêu của quy định phiên chuyển...................................................................... 59
2. Phương châm .......................................................................................................... 59
3. Những quy định chung ........................................................................................... 59
4. Những quy định cụ thể ........................................................................................... 60

3



LỜI NÓI ĐẦU
Để tiến hành quy trình biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam, Ban Chủ
nhiệm Đề án đã giao cho Ban Thư ký Đề án thực hiện các nhiệm vụ khoa học
như sau:
1- Xây dựng Nguyên tắc xác lập bảng mục từ cho các quyển chuyên
ngành của Bách khoa toàn thư Việt Nam.
2- Xây dựng khung cấu trúc mẫu biên soạn cho các quyển chuyên ngành
và các mục từ mẫu.
3- Xây dựng Quy tắc chính tả tiếng Việt cho Bách khoa toàn thư Việt Nam.
4- Xây dựng Quy tắc phiên chuyển tiếng nước ngoài sang tiếng Việt cho
Bách khoa toàn thư Việt Nam.
5- Xây dựng Quy tắc phiên chuyển tiếng dân tộc sang tiếng Việt cho
Bách khoa toàn thư Việt Nam.
Trên cơ sở 5 nhiệm vụ khoa học đó mà đúc rút, chỉnh sửa, hoàn thiện bộ
Tài liệu hướng dẫn biên soạn các chuyên ngành Bách khoa toàn thư Việt
Nam cơ cấu gồm 5 phần, tương ứng với 5 nhiệm vụ.
Việc xây dựng các Tài liệu hướng dẫn là một công việc vô cùng khó
khăn, vất vả - là công việc chưa từng có tiền lệ; rất mong nhận được sự đồng
cảm, chia sẻ và góp ý của các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học.
TM. BAN THƯ KÝ
PGS.TS. Lại Văn Hùng - PGS.TS. Đinh Ngọc Vượng
PGS.TS. Trần Minh Tuấn - PGS.TS. Nguyễn Hữu Hoành
PGS.TS. Nguyễn Xuân Dũng - TS. Đặng Thị Phượng

4


PHẦN I

NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG BẢNG MỤC TỪ
VÀ BIÊN SOẠN MỤC TỪ

5


I. KHÁI NIỆM CƠ BẢN, MỤC TỪ VÀ TIÊU CHÍ LỰA CHỌN MỤC
TỪ BÁCH KHOA TOÀN THƯ
1. Các khái niệm cơ bản
Bách khoa toàn thư. Từ điển Từ nguyên định nghĩa khái niệm “bách
khoa toàn thư” như sau: “Là Encyclopaedia, tức chỉ việc sưu tập tất cả các
học thuyết trọng yếu, rồi chia thành môn thành loại khác nhau, dùng văn từ
giản dị, sáng sủa mà miêu tả lại để tiện cho việc học tập, tra cứu; cũng (biên
soạn) tựa như cách làm biên xếp của từ điển, đem thuật ngữ bách khoa toàn
thư để định danh”. Như vậy, “bách khoa toàn thư” là thuật ngữ dùng từ phiên
âm Hán - Việt và định nghĩa như trên cũng đã rất rõ ràng. Còn nói đến
“Encyclopaedia” thì từ này có nghĩa là: giáo dục tất cả các lĩnh vực tri thức
theo một chu trình toàn diện; nói rõ ra, bách khoa toàn thư là bộ “sách mẹ” tức là “sách của các loại sách” - dùng để học tập, tra cứu. Nói một cách hình
ảnh thì “bách khoa toàn thư là trường đại học không có tường bao” là để nhấn
mạnh đến mục tiêu giáo dục, đào tạo của bách khoa toàn thư. Bách khoa toàn
thư Việt Nam được biên soạn gồm 37 quyển, bao chứa tất cả các chuyên
ngành, lĩnh vực khoa học xã hội, khoa học nhân văn, đến khoa học tự nhiên
và công nghệ, văn hóa nghệ thuật. Như thế Bách khoa toàn thư Việt Nam là
công trình khoa học lớn, tổng hợp, chắt lọc toàn bộ những tri thức của Việt
Nam và thế giới từ xưa đến nay.
Cấu trúc của bách khoa toàn thư gồm có: cấu trúc vĩ mô và cấu trúc vi mô.
Cấu trúc vĩ mô là cấu trúc bảng mục từ của bách khoa toàn thư.
Cấu trúc vi mô là cấu trúc mục từ của bách khoa toàn thư.
Để hoàn thành bất cứ công trình bách khoa toàn thư nào thì các bước tiến
hành nhất thiết phải là:

1- Lựa chọn mục từ
2- Lập Bảng mục từ
3- Biên soạn mục từ
4- Biên tập, thẩm định, đọc duyệt
Trong đó, dựng đề cương cho bách khoa toàn thư chính là việc hoàn
thành việc xác lập Bảng mục từ.
6


2. Mục từ và các loại mục từ của bách khoa toàn thư
2.1. Mục từ bách khoa toàn thư
Một mục từ của bách khoa toàn thư bao giờ cũng gồm tên đầu mục từ và
phần nội dung biên soạn. Danh mục tên các đầu mục từ (sau đây gọi là mục
từ) được thành lập gọi là Bảng mục từ. Bảng mục từ chính là xương sống của
một bộ bách khoa toàn thư - cũng chính là cấu trúc vĩ mô của bộ sách. Nên
cấu trúc vĩ mô của bách khoa toàn thư chính là cấu trúc bảng mục từ. Không
có bảng mục từ thì không có bách khoa toàn thư. Nếu bách khoa toàn thư là
“sách của các loại sách”, thì nội dung mục từ bách khoa toàn thư là “những
bài viết về các bài viết”. Cho nên, mục từ của bách khoa toàn thư, qua kết quả
khảo sát thấy cả người Pháp và người Anh đều dùng thống nhất bằng chữ
article. Tuy nhiên, thực tế người ta cũng dùng cả entrée (Pháp) và entry
(Anh) với nghĩa là mục từ của các từ điển, trong khi article là những bài báo,
bài tạp chí hoàn chỉnh. Thực tế đó cho thấy rõ ràng có sự khác nhau giữa mục
từ của bách khoa toàn thư với mục từ của từ điển; đồng thời, cũng cho thấy có
sự giao thoa giữa hai loại công trình. Trong bách khoa toàn thư có những mục
từ có vẻ hao hao giống mục từ từ điển thường là những mục từ ngắn (1 trang
mấy mục), song có rất nhiều mục từ có trường độ lớn hơn (từ 2-3 trang đến
hàng trăm trang) thì đã khác hẳn. Ở đây, không chỉ là vấn đề hình thức về độ
dài ngắn, mà là vấn đề quan niệm về nội dung biên soạn. Cũng qua kết quả
khảo sát, người Trung Quốc dùng từ mục để chỉ mục từ từ điển, còn mục từ

bách khoa toàn thư lại dùng điều mục (mục từ cơ cấu cành, nhánh); lại có ý
kiến cho rằng mục từ của từ điển mang tính mặt phẳng, còn mục từ của bách
khoa toàn thư mang tính lập thể (hình lập phương). Ý kiến đó có thể chưa
tuyệt đối đúng, nhưng cách so sánh như vậy cũng làm nổi bật được nội dung
cần biên soạn. Các thông tin đưa vào, hoặc lượng tri thức đưa vào mục từ
bách khoa toàn thư là đa chiều, có thể so sánh, đối chiếu một cách toàn diện.
Tương tự thế là cách hiểu về 6 W của người Âu - Mỹ, nghĩa là mục từ của
bách khoa toàn thư thông thường phải giải đáp được các câu hỏi: Who (là ai?),
What (là gì?), When (khi nào?), Where (ở đâu?), How (bao nhiêu?) và Why (lý
do gì?). Như vậy, nội dung mục từ của bách khoa toàn thư bao gồm tất cả, từ
định tính đến định lượng, định chất; từ không gian đến thời gian. Do thế, kể cả
tên đầu mục từ giữa từ điển và bách khoa toàn thư có thể giống nhau, nhưng
nội dung biên soạn thì có khá nhiều điểm khác, thậm chí, như cách Điđơrô từng
nhấn mạnh: “Mỗi mục từ là một công trình nghiên cứu”.
7


Vậy, mục từ bách khoa toàn thư là tên gọi, là tiêu đề cho toàn bộ trữ
lượng thông tin, trữ lượng tri thức mà nó hàm chứa trong phần nội dung
biên soạn. Theo Hà Học Trạc, mục từ “là khái niệm hoàn chỉnh, chủ đề tri
thức độc lập”, là “đơn nguyên tra tìm cơ bản”1, còn tiêu đề mục từ - tên đầu
mục từ thường “chọn một từ hoặc một cụm từ có thể khái quát được về mặt
nội dung hoặc có thể đại diện được khái niệm hoặc chủ đề của mục từ”.2
2.2. Các loại mục từ của bách khoa toàn thư
Sau khi đã xác định được thế nào là mục từ rồi, nhiệm vụ tiếp theo là
cần đề ra các tiêu chí lựa chọn mục từ. Song, bách khoa toàn thư không chỉ có
một loại mục từ, nên cũng không thể đề ra tiêu chí một cách chung chung
được, mà tiêu chí chỉ sát hợp khi gắn với từng loại mục từ. Vậy, trước hết
phải phân loại cho được các loại hình mục từ của bách khoa toàn thư.
Xưa nay, có khá nhiều ý kiến về phân loại mục từ bách khoa toàn thư.

Cũng theo Hà Học Trạc, mục từ bách khoa toàn thư gồm:
1. Mục từ nhân vật
2. Mục từ tổ chức
3. Mục từ sách - tạp chí
4. Mục từ lịch sử phát triển ngành
5. Mục từ khái niệm, thuật ngữ chuyên ngành3
Đến khi biên soạn Bách khoa toàn thư Công an nhân dân Việt Nam, có
nhà nghiên cứu cho rằng: “Về chủng loại, mục từ của từ điển bách khoa
thường chỉ có 2 loại là mục từ khái niệm và mục từ tên riêng. Trong khi đó,
mục từ của bách khoa thư, ngoài 2 loại mục từ này còn có thêm loại thứ 3 đó
là mục từ vấn đề, đó là mục từ trình bày các vấn đề khoa học trong một hoặc
nhiều lĩnh vực”.4
Khi khảo sát thực tế bách khoa toàn thư của một số quốc gia tiêu biểu,
tham khảo ý kiến của các nhà nghiên cứu trong nước, có thể xác định các loại
mục từ của bách khoa toàn thư như sau:
Lịch sử - Lý luận và thực tiễn biên soạn bách khoa toàn thư, Nxb. Từ điển Bách khoa, Hà Nội, 2004, tr.129-130.
Sđđ, tr.133.
3
Sđđ, tr.140-147.
1
2

Xem Đỗ Văn Hoan, Phương pháp xác lập bảng mục từ Bách khoa thư Công an nhân dân Việt Nam, Tạp chí Từ điển
học và Bách khoa thư, số 6 (tháng 11-2012), tr.96.
4

8


1. Loại mục từ khái quát về lịch sử hình thành, phát triển ngành, chuyên

ngành, ngành của một quốc gia
2. Loại mục từ hệ thống khái niệm, thuật ngữ, sự vật hiện tượng
3. Loại mục từ nhóm phái, trào lưu, khuynh hướng
4. Loại mục từ các tổ chức, sự kiện
5. Loại mục từ tác phẩm, văn kiện, sách báo, tạp chí
6. Loại mục từ nhân danh (nhân vật, tác giả)
7. Loại mục từ địa danh
Tất nhiên, cách xác định như trên cũng là để thuận tiện, dễ hiểu, dễ làm
đối với việc lựa chọn mục từ chứ chưa phải là duy nhất. Có loại mục từ ở
ngành này nhiều, có loại mục từ ở ngành khác ít hơn, rồi việc cân đối giữa
mục từ Việt Nam và thế giới, rồi bách khoa toàn thư có quyển là một ngành,
có quyển gồm nhiều ngành, có quyển lại là cả một lĩnh vực lớn, v.v… Do
vậy, bên cạnh khung loại mục từ trên, vẫn cần căn cứ vào thực tế của từng
quyển để chọn lựa và lập bảng mục từ. Dưới đây, sẽ là tiêu chí cho từng loại
mục từ và bảng cấu trúc phân loại mục từ.
3. Tiêu chí lựa chọn mục từ
3.1. Tiêu chí lựa chọn mục từ khái quát về lịch sử hình thành, phát
triển ngành, chuyên ngành, ngành của một quốc gia
Mục từ khái quát ngành lớn nhất chính là ngành, các ngành trong các
Quyển của bộ Bách khoa toàn thư Việt Nam. Tiêu chí chọn mục từ khái quát
ngành có thể được xác định rõ ràng, đó là tên gọi của ngành: Luật học, Văn
học, Triết học...
Tuy nhiên, đây là Bách khoa toàn thư Việt Nam, nên các quyển không
thể viết về các ngành khoa học một cách chỉ là khoa học đơn thuần, mà nhất
thiết phải gắn với Việt Nam (Luật học Việt Nam, Văn học Việt Nam, Triết
học Việt Nam…). Lẽ đương nhiên là có những ngành khoa học mà lượng tri
thức ngoại nhập nhiều, cũng vẫn phải tính đến vấn đề tính dân tộc (người Việt
sử dụng và thừa hưởng thành quả khoa học chung của nhân loại như thế nào,
nhất là trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay).
9



Mục từ khái quát ngành chính là tên gọi ở từng quyển thường được biên
soạn và đặt ở vị trí mở đầu cho mỗi quyển, có thể là mục từ dài nhất, có ý
nghĩa như một bài viết “Tổng luận”.
Mục từ về các chuyên ngành không có gì khác, chính là tên các chuyên
ngành. Mục từ ngành của một quốc gia là tên ngành khoa học mà quốc gia đó
nổi bật, không thể không kể đến (Văn học Pháp, Kinh tế học Mỹ, Lịch sử
quân sự Nga…).
3.2. Tiêu chí lựa chọn mục từ hệ thống khái niệm, thuật ngữ, sự vật
hiện tượng
Để lựa chọn mục từ cho các khái niệm, thuật ngữ được chính xác, cân
đối về tỉ lệ, thường lập các bảng mục từ theo “phả hệ” tri thức ngành. Việc lập
bảng mục từ theo phả hệ sẽ tạo điều kiện cho việc nhìn nhận rõ hơn các mối
liên hệ trong nội bộ ngành và giữa các chuyên ngành, đồng thời góp phần
nâng cao chất lượng và khả năng kết hợp nội dung được trình bày trong các
mục từ. Cần chọn ra được những thuật ngữ chủ (hoặc thuật ngữ gốc, trung
tâm) và trên cơ sở thuật ngữ gốc mới chọn ra được những thuật ngữ khác một
cách chính xác, trên cùng một cấp độ hoặc ở các cấp độ khác. Đó là phương
pháp lựa chọn theo hình cây: gốc, cành, nhánh 1, nhánh 2, nhánh 3… nhằm
tạo ra sự thống nhất cao giữa các khái niệm, thuật ngữ khi lựa chọn mục từ,
phát hiện được những khái niệm mới, thuật ngữ mới.
Việc lựa chọn mục từ thuật ngữ, khái niệm đầy đủ và chính xác có ý
nghĩa quan trọng trong các bảng mục từ chuyên ngành, bởi vì các công trình
bách khoa có tính khoa học và hiện đại hay không phần lớn thể hiện ở số
lượng thuật ngữ được đưa vào.
Với sự vật hiện tượng, phải là các sự vật hiện tượng mang tính điển hình,
có hàm lượng thông tin phong phú, tránh đưa vào các sự vật hiện tượng thông
thường mà ai cũng đã biết rõ.
3.3. Tiêu chí lựa chọn mục từ trường phái, trào lưu, khuynh hướng

Các học thuyết, trường phái thì ngành, lĩnh vực khoa học nào cũng có.
Tuy nhiên, việc lựa chọn các trường phái, trào lưu, khuynh hướng như các
mục từ của bách khoa toàn thư chuyên ngành thường là các trường phái,
khuynh hướng lớn có ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển của ngành.
Chẳng hạn, ngành Luật học, trường phái pháp gia ở Trung Quốc thời cổ đại
10


theo khuynh hướng pháp trị, khác với nhân trị và đức trị đương nhiên được
chọn là mục từ của Quyển Luật học. Trong tất cả các Quyển chuyên ngành
của bộ Bách khoa toàn thư Việt Nam, hầu như không có quyển nào thiếu vắng
các trường phái, khuynh hướng. Cũng cần lưu ý rằng mục từ các trường phái,
trào lưu, khuynh hướng thường có tính liên ngành.
3.4. Tiêu chí lựa chọn mục từ tổ chức, sự kiện
Mục từ trong khối tổ chức, sự kiện gồm các tổ chức của ngành, các sự
kiện trong quá trình thành lập và phát triển của ngành. Lựa chọn mục từ cho
loại này thường căn cứ vào những tiêu chí sau:
a) Chọn từ cao đến thấp, từ lớn đến nhỏ, quan trọng trước, thứ yếu sau.
b) Thời gian, không gian xuất hiện các tổ chức, các sự kiện (từ cổ, trung
đại đến cận đại, hiện đại và đương đại).
c) Xử lý mối tương quan giữa truyền thống và hiện đại, trong nước và
nước ngoài.
3.5. Tiêu chí lựa chọn mục từ tác phẩm, văn kiện, sách báo, tạp chí
Mục từ tác phẩm được lựa chọn đối với từng ngành cần căn cứ vào các
công trình khoa học có giá trị của ngành. Đối với các ngành có trước tác, sáng
tác, tiêu chí lựa chọn mục từ tác phẩm phải căn cứ vào việc xác định các tác
phẩm tiêu biểu (cân đối giữa trong và ngoài nước, giữa các thời kỳ lịch sử).
Bên cạnh đó, cần lựa chọn các tác phẩm kinh điển khoa học, các tác
phẩm về chuyên ngành của các tác giả nổi tiếng, có đóng góp nhiều về lý luận
và thực tiễn cho chuyên ngành. Mục từ tác phẩm thường có mối quan hệ chặt

chẽ với mục từ tác giả ở trên. Cần xác định rõ tác phẩm bằng chữ và các loại
tác phẩm khác (tượng đài, phù điêu, công trình xây dựng, công trình văn hóa
nghệ thuật, hội họa, mỹ thuật, nhiếp ảnh, kiến trúc, âm nhạc…).
Các văn kiện có tính định hướng, đường lối chính sách, pháp quy…
Các bộ sách, tờ báo có giá trị học thuật, có tác động lớn đến xã hội; các
tạp chí khoa học và tạp chí chuyên ngành có tác động trực tiếp đến ngành.
3.6. Tiêu chí lựa chọn mục từ nhân danh (nhân vật, tác giả)
Các mục từ nhân danh có trong tất cả các Quyển của bộ Bách khoa toàn
thư Việt Nam. Mỗi ngành cần lựa chọn các nhân vật tiêu biểu, những nhân vật
đóng góp nhiều cho sự phát triển của ngành khoa học. Các nhân vật lịch sử
cần được thừa nhận chung, được khẳng định chính thống.
11


Lựa chọn các mục từ này dựa vào tầm quan trọng, sự đóng góp cống
hiến, sự lớn nhỏ, không gian và thời gian xuất hiện của đối tượng (ý nghĩa
lịch sử). Nói chung, lựa chọn mục từ cho khối tên riêng cần phải được nhất trí
chung trong các ngành và được cân đối trong bảng mục từ tổng hợp.
Có những mục từ nhân vật, ai cũng biết, xuất hiện trong hầu hết các quyển
theo ngành, có ý nghĩa đối với từng chuyên ngành nên đương nhiên các ngành
cần phải đưa vào bảng mục từ. Việc trùng lắp sau này sẽ tính trong tổng thể
chung, khi tổng hợp các quyển để xếp theo ABC bộ bách khoa toàn thư.
Với các mục từ là tác giả, đương nhiên phải có tác phẩm, có đóng góp
khoa học cho ngành hoặc chuyên ngành.
3.7. Tiêu chí lựa chọn mục từ địa danh
Các ban biên soạn theo ngành cần xác định những địa danh nào có ý
nghĩa lớn đối với ngành. Đối với các ngành địa lý, lịch sử Việt Nam và lịch sử
thế giới các mục từ địa danh có thể có số lượng nhiều hơn các ngành khác. Đó
là vì sự kiện thường gắn với địa danh trong lịch sử.
Đối với các chuyên ngành nhân học, khảo cổ học, địa danh thường gắn

với các di chỉ, di tích văn hóa.
Có những ngành mục từ địa danh ít được lựa chọn hơn (Luật học, Toán
học, Cơ học...). Cũng cần lưu ý là địa danh nhiều khi lại để chỉ tên các công
ty, trường học, căn cứ, nhà máy… và nhiều khi lại gắn với tên người.
II. BẢNG CẤU TRÚC PHÂN LOẠI MỤC TỪ
1. Bảng mục từ và cấu trúc phân loại tri thức
Khi bắt tay biên soạn các quyển theo ngành của Bách khoa toàn thư Việt
Nam, việc xác lập bảng mục từ mang tầm quan trọng quyết định. Với khái
niệm bảng mục từ, Pháp ngữ dùng Liste des article và Nomenclature; Anh
ngữ dùng List of entries, List of articles và Nomenclature; Hán ngữ dùng Mục
lục (Điều mục phân loại mục lục - Mục lục phân loại mục từ). Như thế, bảng
mục từ là danh mục tập hợp những mục từ được chọn lựa, sắp xếp theo phân
loại tri thức và theo vần chữ cái.
Bảng mục từ cũng chính là cấu trúc vĩ mô của mỗi quyển bách khoa
toàn thư được hình dung như một hệ thống có tầng bậc, có cành chính, cành
phụ, nhánh chính, nhánh phụ…
12


Mà đã là “hệ thống” thì cũng mang tính cấu trúc, với những tôn ti, cấp
mức và các mối quan hệ nội tại giữa các mục từ một cách hoàn chỉnh. Nếu
thiếu tính hệ thống, bảng mục từ sẽ chỉ là các đơn vị từ ngữ rời rạc, không có
sự gắn kết, thiếu chọn lọc, dẫn đến tình trạng mất cân đối, chỗ thiếu, chỗ thừa.
Theo Đại bách khoa toàn thư Xô viết, Bảng mục từ (Сло́вник) là danh
mục các mục từ xếp theo thứ tự chữ cái hoặc theo trật tự đã được hệ thống
hóa được xác lập trong bước khởi đầu biên soạn Bách khoa toàn thư.
Bảng mục từ là bộ phận chứa đựng toàn bộ tri thức được giới thiệu và
trình bày thông qua hệ thống mục từ, nên cần phải căn cứ vào việc phân loại
tri thức.
Phân loại/lớp/tầng tri thức (classification of knowledge) được coi là kim

chỉ nam xuyên suốt quá trình xây dựng bảng mục từ. Thường có hai cách
phân loại như sau:
Một là: dựa vào các ngành và các bộ môn khoa học.
Ví dụ, Đại bách khoa toàn thư Trung Quốc dựa vào 66 ngành chuyên
môn và bộ môn khoa học để phân loại tri thức. Bộ này có 74 tập với 77.899
mục từ, không sắp xếp theo thứ tự bộ chữ cái từ tập đầu đến tập cuối mà sắp
xếp tri thức theo từng chuyên ngành hoặc nhóm chuyên ngành trong một hoặc
hai quyển, và trong từng chuyên ngành đó cũng được sắp xếp theo bộ chữ cái.
Hai là: phân loại theo chủ đề, theo đề tài. Có thể kể:
Petite encyclopédie Larousse - Bách khoa toàn thư Larousse thu nhỏ, 1
tập bao gồm 16 các môn loại và chủ đề.
Hay bộ Bách khoa toàn thư Britannica chia tri thức thành 10 phần (part),
mỗi phần chia thành nhiều nhóm (division), mỗi nhóm chia thành nhiều phân
nhóm (section)… và cứ thế lại tiếp tục chia tri thức thành các cấp độ nhỏ hơn,
từ tổng quát đến cụ thể. Bên cạnh việc phân chia theo hình cây như thế, Bách
khoa toàn thư Britannica còn lưu ý gắn những mục từ, bộ phận có liên quan
của từng phần với nhau tạo thành chuỗi khép kín dưới dạng “vòng tri thức”.
Người học tập, tra tìm có thể tiếp cận bắt đầu từ bất cứ phần nào để đi đến
phần khác. Phân loại tri thức theo cách này giữa các phần, các nhóm vừa độc
lập lại vừa liên quan với nhau, thể hiện ở nhiều cấp độ, có thể đồng cấp, cũng
có thể là không đồng cấp.
13


Cũng như Đại bách khoa toàn thư Trung Quốc, bộ Bách khoa toàn thư
Việt Nam được biên soạn theo phương pháp phân quyển. Mỗi quyển gồm một
hoặc một vài ngành. Việc phân loại tri thức khoa học không đơn thuần là liệt
kê các ngành, chuyên ngành, môn loại một cách hình thức, mà cần phải xác
định được các mối quan hệ nội tại của từng ngành, từng chuyên ngành, từng
môn loại đó.

2. Lập Bảng mục từ
Lập bảng mục từ là khâu thứ 2 sau phân loại tri thức.
Việc lập bảng mục từ cho các quyển của Bách khoa toàn thư Việt Nam
rất nên thông qua 3 bước như sau:
Bước một: Khảo sát và tham chiếu bảng mục từ của các bách khoa toàn
thư đã có theo các ngành và các từ điển chuyên ngành, các công trình tra cứu
khác, sách công cụ, các sách chuyên khảo, giáo khoa, giáo trình, các tiểu luận
khoa học… đã được xuất bản.
Làm thế là để thu thập, nắm chắc hiện trạng “trữ lượng từ điển” đã có,
cho phép đánh giá sự phát triển của các ngành, chọn lọc ra được cái chủ yếu,
phát hiện ra được các khuynh hướng mới và những khái niệm, thuật ngữ mới,
nhằm thống kê đầy đủ số lượng thuật ngữ, khái niệm; loại bớt các thuật ngữ,
khái niệm đã lỗi thời.
Bước hai: Thiết kế khung phân loại theo các ngành, xác định mối quan
hệ giữa các ngành, các bộ môn khoa học, sau đó, quy định tỉ lệ số lượng mục
từ, loại hình mục từ cho từng chuyên ngành, môn, bộ môn.
Bước này nhằm xác định cơ sở cho việc chọn mục từ của các ngành,
chuyên ngành và các môn, bộ môn. Bách khoa toàn thư Việt Nam đã có quy
định tỉ lệ mục từ cho các ngành, còn ở các quyển theo ngành thì cần tính tỉ lệ
cho các chuyên ngành và các bộ môn của chuyên ngành. Cũng cần chú ý đến
các ngành hoặc các bộ môn có sự giao thoa giữa các ngành (liên ngành), để
xác định các mục từ liên ngành.
Bước hai đi từ cái chung, cái tổng quát đến cái riêng, cái cụ thể. Khi nào
đã xác định được từng cấp độ như vậy mới bắt tay vào chọn mục từ và lập
bảng mục từ chuyên ngành.
14


Bước ba: Lập bảng mục từ theo chuyên ngành. Đây là bước quyết định
cho bảng mục từ tổng hợp. Cần đảm bảo tính cân đối trong từng bảng mục từ

chuyên ngành và liên ngành.
Việc chọn mục từ cho các bảng mục từ chuyên ngành là bước triển
khai cụ thể của việc phân loại tri thức, cũng phải dựa vào tỉ lệ quy định của
chuyên ngành và các bước lập bảng mục từ chuyên ngành, chọn mục từ cho
chuyên ngành.
Phân loại các loại mục từ căn cứ vào nội dung tri thức với cấu trúc khoa
học tầng bậc của từng loại mục từ vừa đảm bảo cho quá trình biên soạn, biên
tập được thống nhất vừa giúp cho việc quản lý mục từ, bổ sung, cập nhật mục
từ sau này được nhanh chóng, thuận tiện.
Cuối cùng, muốn chọn được mục từ, cũng cần dựa mấy nguồn cơ bản
sau: 1. Từ các sách giáo khoa, giáo trình, chuyên khảo, bài báo - tạp chí
chuyên ngành; 2. Từ các công trình tra cứu và sách công cụ đã in ấn xuất bản;
3. Dựa vào phân loại khoa học của từng ngành mà đặt tên cho mục từ; và 4.
Các mục từ cập nhật. Mục từ phải đảm bảo tính khái quát, tính đại diện và
vừa phải quy phạm, chuẩn mực lại vừa phải giản dị thông dụng; số lượng chữ
trong tên các mục từ không nên quá dài, mà phải rất súc tích, cô đọng. Mục
từ thường được chọn theo từng chuyên ngành của một ngành khoa học. Khi
lập bảng mục từ phân loại khoa học của chuyên ngành và của cả ngành, cần
tính toán các mục từ trùng giữa các chuyên ngành và các mục từ mang tính
liên ngành, đa ngành. Các bảng mục từ thường cũng phải lập nhiều lần mới
xong và nhất thiết phải đảm bảo tính hệ thống và tính toàn diện của hệ thống
tri thức khoa học.
III. NHỮNG NGUYÊN TẮC CẦN TUÂN THỦ ĐỂ XÂY DỰNG
BẢNG MỤC TỪ VÀ BIÊN SOẠN MỤC TỪ
Nguyên tắc xây dựng bảng mục từ và biên soạn mục từ gồm những nội
dung sau:
1. Nguyên tắc về tính cần yếu
Nguyên tắc cần yếu là quy định về cấu trúc vĩ mô và cấu trúc vi mô của
Bách khoa toàn thư Việt Nam cần thiết và hợp lý, để có hệ thống mục từ cũng
như hệ thống thông tin của mục từ một cách đầy đủ nhất. Tính cần yếu gồm

những nội dung sau:
15


- Tính cần yếu xuất phát từ việc xem xét đối tượng sử dụng của Bách
khoa toàn thư Việt Nam để tiến hành xây dựng cấu trúc vĩ mô, tức là lập bảng
mục từ.
- Tính cần yếu thể hiện ở việc xây dựng cấu trúc vi mô của Bách khoa
toàn thư Việt Nam để đáp ứng yêu cầu trong biên soạn, biên tập và nhu cầu
của đối tượng sử dụng. Cấu trúc vi mô của mục từ Bách khoa toàn thư Việt
Nam gồm những thông tin hữu ích, cách sắp xếp hệ thống thông tin phải hợp
lý trong từng loại hình mục từ.
Toàn thế giới đang hướng đến cuộc cách mạng khoa học lần thứ 4. Lập
bảng mục từ, biên soạn mục từ Bách khoa toàn thư Việt Nam phải tính đến
tính cần yếu trong việc kết nối, liên thông tri thức một cách toàn diện giữa các
ngành và các chuyên ngành.
2. Nguyên tắc về tính toàn diện, tính hệ thống
Tính toàn diện của bảng mục từ Bách khoa toàn thư Việt Nam thể hiện ở
những điểm sau đây:
+ Mục từ được lựa chọn đưa vào Bách khoa toàn thư Việt Nam phải thể
hiện những tri thức cơ bản nhất.
+ Mục từ lựa chọn đưa vào Bách khoa toàn thư Việt Nam phải là những
tri thức mang tính khái quát, đại diện và có cơ cấu hoàn chỉnh, trọn vẹn.
Tính toàn diện là nguyên tắc phổ quát, đặc trưng của bách khoa toàn thư.
Mục từ, nội dung mục từ của Bách khoa toàn thư Việt Nam vừa phải mang
tính chuyên sâu, vừa phải cơ bản, vừa phải mang tính đại diện trong tất cả các
ngành và các lĩnh vực.
Tính hệ thống của bảng mục từ, trên đã nói, là một yêu cầu tất yếu, thể
hiện cấu trúc, tầng bậc và các mối liên kết từ ngành, chuyên ngành cho đến
các tầng, các nhánh nhỏ hơn. Tính toàn diện đảm bảo cho bách khoa toàn thư

là một chỉnh thể đầy đủ, trọn vẹn; còn tính hệ thống đảm bảo cho bách khoa
toàn thư một cấu trúc vững chắc, chặt chẽ.
3. Nguyên tắc về tính chính xác, thống nhất
3.1. Tính chính xác và thống nhất về tư liệu
Tính chính xác của tư liệu căn cứ vào:
16


+ Tư liệu phải được thu thập từ những nguồn chính thống thì mới đảm
bảo tính chính xác. Nguồn tư liệu chính thống gồm có:
Tư liệu giấy đã được phát hành theo đúng quy định: các công trình tra
cứu (từ điển, bách khoa thư), sách, báo, tạp chí, v.v.
Tư liệu online: tư liệu từ những trang website chính thống.
Tư liệu chép tay cần ghi rõ xuất xứ, nguồn gốc, ký hiệu thư viện, địa chỉ
tàng thư…
+ Quá trình sử dụng tư liệu: Bách khoa toàn thư Việt Nam là công trình
tập thể, huy động trí tuệ của các nhà khoa học trong cả nước. Biên soạn Bộ
Bách khoa toàn thư Việt Nam phải được thực hiện theo một quy trình biên
soạn, qua nhiều công đoạn, số lượng người tham gia thực hiện lớn. Quá trình
sử dụng tư liệu, qua các công đoạn khác nhau đòi hỏi độ chính xác và thống
nhất giữa các công đoạn và toàn bộ các quy trình thực hiện.
3.2. Tính chính xác và thống nhất về thuật ngữ
Thuật ngữ là một trong những loại mục từ chiếm số lượng khá lớn trong
bảng mục từ của các quyển chuyên ngành của bộ Bách khoa toàn thư Việt
Nam. Theo khảo sát của Kiểm kê từ điển học Việt Nam từ năm 1651 đến 2005
có đến 330 cuốn từ điển thuật ngữ. Đây cũng chính là các nguồn thuật ngữ có
thể tạm coi là chính thống. Nhưng thực tế, số lượng thuật ngữ thay đổi và tăng
theo sự phát triển của các ngành khoa học kỹ thuật. Trong tiếng Việt hiện nay,
dù nhiều thuật ngữ đã được Việt hóa, nhưng trong thực tế có thuật ngữ vẫn
phải dùng nương theo cách phiên từ tiếng Anh, tiếng Pháp, Hán Việt. Việc

phiên chuyển thuật ngữ chuyên ngành vẫn chưa được giải quyết thấu đáo. Hội
đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển bách khoa Việt Nam trước đây đã
có ý tưởng “Xây dựng kho thuật ngữ chuẩn quốc gia”, nhưng thực tế đây
cũng mới chỉ dừng lại ở đề tài nghiên cứu, chưa được thẩm định và phát hành.
Vấn đề một thuật ngữ sẽ xuất hiện tại các ngành khác nhau, với những cách
viết khác nhau trong bộ Bách khoa toàn thư Việt Nam là điều hoàn toàn có thể
xảy ra.
Có thể khẳng định, chuẩn hóa thuật ngữ là một trong những nội dung
quan trọng góp phần thực hiện nguyên tắc tính chuẩn xác và thống nhất trong
lập bảng mục từ và biên soạn mục từ Bách khoa toàn thư Việt Nam.
17


3.3. Tính chính xác và thống nhất về tên riêng
Tên riêng là một chủ đề quan trọng để hình thành hệ thống mục từ của
Bách khoa toàn thư Việt Nam. Mỗi tên riêng sẽ là một mục từ.
Tên riêng gồm có:
- Tên riêng tiếng Việt.
- Tên riêng tiếng nước ngoài.
- Tên riêng tiếng các dân tộc thiểu số.
Sự không thống nhất của tên riêng có thể xảy ra những trường hợp sau:
Thứ nhất, tên riêng chỉ người thì sử dụng tên khai sinh hay tên tự, tên bút
danh, tên thường dùng. Trong trường hợp này, một tên riêng sẽ có nhiều tên
khác nhau, vấn đề tên riêng nào trở thành mục từ trong Bách khoa toàn thư
Việt Nam phải được thống nhất và chính xác trong tất cả các quyển bách khoa
toàn thư.
Thứ hai, tên riêng tiếng nước ngoài. Vấn đề chính xác và thống nhất tên
riêng tiếng nước ngoài trong Bách khoa toàn thư Việt Nam là một nội dung
quan trọng. Tính trước được vấn đề này, như đã nói, Ban Chủ nhiệm Đề án đã
giao cho Ban Thư ký Đề án thực hiện nhiệm vụ Xây dựng quy tắc phiên

chuyển tiếng nước ngoài sang tiếng Việt, đây sẽ là công cụ hữu hiệu thực hiện
chuẩn xác và thống nhất tên riêng tiếng nước ngoài trong Bách khoa toàn thư
Việt Nam.
Thứ ba, tên riêng tiếng các dân tộc thiểu số. Cũng giống như tên riêng
tiếng tiếng nước ngoài, tên riêng tiếng các dân tộc thiểu số cũng cần được
chuẩn hóa, chính xác và thống nhất trong toàn bộ bảng mục từ và biên soạn
mục từ Bách khoa toàn thư Việt Nam.
4. Nguyên tắc về tính chuẩn mực, súc tích, ngắn gọn
Bách khoa toàn thư là sách học tập, tra cứu, cung cấp thông tin mang tính
quyền uy. Tính chuẩn mực là yếu tố thể hiện tính quyền uy của Bách khoa toàn
thư Việt Nam. Tính chuẩn mực của Bách khoa toàn thư Việt Nam gồm:
- Chuẩn mực thể hiện ở việc triển khai thực hiện đúng theo cấu trúc vĩ
mô của Bách khoa toàn thư Việt Nam.
18


- Hệ thống mục từ phải là những tri thức mang cấu trúc khoa học, chuẩn
mực, đồng cấp. Mục từ phải đảm bảo sự cân đối giữa các ngành, tránh tình
trạng mục từ ngành này chuyên sâu cấp độ 3, mục từ ngành khác lại chuyên
sâu cấp độ 2, v.v.
- Bách khoa toàn thư Việt Nam có một chức năng quan trọng là chuẩn
hóa ngôn ngữ, nên ngôn từ sử dụng phải trong sáng, chuẩn xác, ngắn gọn.
Không nên có những đầu mục từ quá dài, khi biên soạn cần giảm thiểu tối đa
những hư từ, những dạng câu nghi vấn, cảm thán.
Tính chuẩn mực của mục từ còn thể hiện ở việc tuân thủ các quy tắc
chính tả, quy tắc phiên chuyển tiếng nước ngoài sang tiếng Việt và quy tắc
phiên chuyển tiếng các dân tộc thiểu số sang tiếng Việt.
5. Nguyên tắc về tính dân tộc
Bách khoa toàn thư Việt Nam là công trình tổng hợp văn minh, văn hiến,
văn hóa, khoa học, trí tuệ Việt Nam nên đương nhiên tính dân tộc cần được

coi trọng, ở mức cao nhất, có thể. Đối với việc xây dựng bảng mục từ và biên
soạn mục từ, tính dân tộc được thể hiện ở những nội dung sau:
- Xây dựng hệ thống thuật ngữ, khái niệm, từ ngữ nên sử dụng tối đa
yếu tố thuần Việt. Chỉ dùng các thuật ngữ, khái niệm, từ ngữ, sử dụng yếu
tố Hán Việt và mượn các thuật ngữ Âu - Mỹ khi không thể sử dụng được từ
tiếng Việt.
- Các mục từ đưa vào Bách khoa toàn thư Việt Nam thì tỉ lệ mục từ về
Việt Nam rất nên lớn hơn tỉ lệ mục từ của thế giới vì một trong những mục
đích của Bách khoa toàn thư Việt Nam là giới thiệu tri thức của Việt Nam
ra thế giới.
- Để phục vụ đông đảo công chúng học tập, nghiên cứu, tra tìm, không
nên đưa vào những tri thức quá hóc hiểm, quá chuyên biệt…
6. Nguyên tắc về tính quốc tế
Bách khoa toàn thư Việt Nam là công trình giới thiệu các tri thức của
Việt Nam và thế giới, tính quốc tế là một trong những nguyên tắc không thể
không tính đến.
- Hệ thống thuật ngữ, khái niệm, từ ngữ sử dụng để trở thành đầu mục từ
và nội dung mục từ phải kế thừa, bao quát được những tri thức của nhân loại.
19


- Dùng các thuật ngữ, khái niệm, từ ngữ có tính liên thông với khu vực
và thế giới.
- Tham khảo cách xây dựng bảng mục từ và biên soạn mục từ của một số
bộ bách khoa toàn thư trên thế giới.
7. Nguyên tắc về tính cập nhật
Những tri thức đưa vào Bách khoa toàn thư Việt Nam phải mang tính kịp
thời, đảm bảo cho độc giả tiếp cận được các tri thức mới nhất, mang tính thời sự.
Ngày nay, trong thời đại công nghệ thông tin, toàn cầu hóa và hội nhập
quốc tế, những tri thức đưa vào Bách khoa toàn thư Việt Nam phải được cập

nhật thường xuyên, không lỗi thời, lạc hậu hoặc thiếu cơ sở khoa học.
Đối với hệ thống mục từ Bách khoa toàn thư Việt Nam tính cập nhật là
vô cùng quan trọng, song đồng thời cũng phải sàng lọc, cân nhắc kỹ lưỡng,
bởi vì nhiều khi mới chưa chắc đã chuẩn.
Thời gian biên soạn bộ Bách khoa toàn thư Việt Nam từ khâu lập Đề
cương biên soạn bảng mục từ đến khâu biên soạn, biên tập, rồi đọc duyệt bản
thảo là một khoảng thời gian tương đối dài. Việc cập nhật những tri thức mới
xuất hiện, để đưa vào bảng mục từ và nội dung mục từ là một trong những
phần việc cần phải tính đến trong suốt quá trình triển khai thực hiện công trình.
Tiếp theo, khi Bách khoa toàn thư Việt Nam đã được biên soạn xong
cũng nên tính đến chế độ cập nhật, bổ sung mục từ hàng năm theo cách làm
niên giám của hầu hết các bộ bách khoa toàn thư trên thế giới. Muốn thực
hiện được nội dung này phải xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện một cách
chi tiết, cụ thể.
8. Nguyên tắc về tính hiện đại
Các mục từ đưa vào Bách khoa toàn thư Việt Nam có mảng tri thức quan
trọng là những tri thức hiện đại, phù hợp với xã hội đương đại.
Tính hiện đại trước hết ở việc xây dựng hệ thống mục từ phải là hệ thống
thể hiện được các tri thức hiện đại, trong đó hệ thống các khái niệm, thuật
ngữ, v.v. lựa chọn trở thành đầu mục từ rất nên được xem trọng.
Tư liệu sử dụng để lập bảng mục từ phải là những tri thức cập nhật mới
nhất về các lĩnh vực, các ngành khoa học.
20


Mặt khác, tính hiện đại còn là nguyên tắc xuyên suốt trong quá trình biên
soạn nội dung mục từ của Bách khoa toàn thư Việt Nam, đảm bảo cung cấp
những thông tin khoa học mới nhất, dưới ánh sáng của khoa học hiện đại.
Như thế, căn cứ vào mục tiêu biên soạn, quy mô biên soạn của Bách
khoa toàn thư Việt Nam, xin được tạm thời đề ra 8 nguyên tắc cơ bản nhất khi

xây dựng Bảng mục từ và biên soạn mục từ cho các quyển. Các nguyên tắc đó
đều nên được quán triệt, thực hiện một cách đầy đủ, vừa nhất quán, vừa thông
suốt trong cả quá trình làm việc.
Trên đây là định nghĩa mục từ và xác định ra 7 loại mục từ cho Bách
khoa toàn thư Việt Nam, từ đó đề ra tiêu chí lựa chọn cho từng loại. Có một số
điểm cần lưu ý thêm là: Thứ nhất, các loại mục từ ở các quyển chuyên ngành
rất có khả năng không đều nhau, có loại mục từ ở quyển này nhiều mà ở
quyển khác ít hơn và ngược lại. Lấy ví dụ: loại mục từ về nhân danh (tác giả)
thì chắc không có quyển nào nhiều hơn quyển Văn học, bởi lẽ từ khi dựng
nước hàng ngàn năm cho đến nay thì tác gia văn học vẫn là chiếm số lượng
nhiều nhất trong cách loại tác gia. Cũng vậy, với quyển Lịch sử Việt Nam thì
nhân vật lịch sử cũng chiếm số nhiều… Đấy là chưa kể các tác gia vừa là tác
gia văn học, vừa là tác gia sử học, lại vừa là tác gia Hán - Nôm… Vậy, rất cần
tính số lượng đặc thù về mục từ cho một số quyển (có thể vượt số lượng 1500
mục). Thứ hai, nói về cách chọn mục từ một cách thông dụng và dễ hiểu nhất
thì giới chuyên môn gọi nôm na là gạch sách, phương Tây dùng chữ
frequency count (đếm tần số xuất hiện), căn cứ vào các tiêu chí đã định mà
làm. Thứ ba, cần chú ý đến tính liên thông và giao thoa giữa các loại mục từ.
Mục từ về tác giả, tác phẩm nhiều khi cũng có thông tin ở mục từ về khuynh
hướng, trường phái; mục từ về tổ chức, sự kiện nhiều khi cũng có liên quan
đến mục từ về địa danh, tác giả, tác phẩm, v.v… và v.v… Điều đó thể hiện
“cầu tính” (toàn diện, trọn vẹn) của bách khoa toàn thư. Với các mục từ trùng
khớp về nội dung thì cần có chỉ dẫn chuyển chú (mục từ nọ xem mục từ kia),
với các mục từ có thông tin giao thoa thì dùng chữ xem thêm.
Về lập bảng mục từ, thường trình tự các bước như sau: 1. Lập bảng
mục từ các chuyên ngành theo cấu trúc phân loại tri thức khoa học; và 2. Lập
bảng mục từ tổng hợp theo thứ tự chữ cái. Bước 1 thường làm theo hình cây,
cái mà người ta gọi là điều mục (mục từ cành, nhánh), sơ đồ chung nhất là:
Ngành  các chuyên ngành  các bộ môn  các chuyên môn  các nhánh
chuyên sâu hơn, v.v… Ở bước này, lấy các chuyên ngành làm căn cứ. Từ

21


chuyên ngành lập bảng mục từ cho chuyên ngành mình, rồi cũng xếp theo thứ
tự chữ cái. Bước 2 là lập bảng mục từ tổng hợp xếp theo thứ tự chữ cái từ các
chuyên ngành. Cần chú ý là xác định các mục từ trùng và mục từ liên ngành
để phân công biên soạn, biên tập về sau. Lại nữa, 7 loại mục từ được xác định
theo tiêu chí đều được đưa vào lựa chọn theo tầng bậc như vậy, làm thế sẽ
không bao giờ sợ bị thiếu sót mục từ. Và bảng mục từ cũng đảm bảo tính hệ
thống và tính toàn diện.
Về các nguyên tắc xây dựng bảng mục từ và biên soạn mục từ. Bách
khoa toàn thư là công trình để học tập, tra cứu mang tính quyền uy, khẳng
định vị thế của một kho tàng tri thức quốc gia. Các nguyên tắc xây dựng bảng
mục từ và biên soạn mục từ cho từng quyển theo ngành và cho cả bộ Bách
khoa toàn thư Việt Nam được nêu ra đều dựa trên quan điểm như vậy. Nguyên
tắc về tính chính xác và thống nhất là để đảm bảo sự đúng đắn, không sai
lệch; nguyên tắc về tính toàn diện, tính hệ thống là để đảm bảo công trình
được hoàn chỉnh, không thiếu sót; nguyên tắc về tính cập nhật là để đảm bảo
kịp thời, không lạc hậu; nguyên tắc về tính hiện đại là đảm bảo công trình
mang đậm dấu ấn thời đại; nguyên tắc về tính chuẩn mực là để đảm bảo sự
nghiêm túc, cẩn trọng, không thiên lệch; nguyên tắc về tính dân tộc là để đảm
bảo “màu cờ sắc áo”, bản sắc khoa học Việt Nam; nguyên tắc về tính quốc tế
là để đảm bảo tinh thần sẵn sàng hội nhập cao của Việt Nam với thế giới;
nguyên tắc về tính cần yếu là để đáp ứng yêu cầu cần thiết nhất về mặt nội
dung biên soạn, đồng thời cũng đáp ứng nhu cầu học tập và tra cứu của đông
đảo công chúng.
Tài liệu hướng dẫn này, hướng đến việc hình thành các nguyên tắc xây
dựng bảng mục từ và biên soạn mục từ, sau khi đã trình bày những hiểu biết
căn bản nhất về mục từ và việc xác lập bảng mục từ cho các quyển chuyên
ngành của bộ Bách khoa toàn thư Việt Nam.


Chú thích:
1. Lịch sử - Lý luận và thực tiễn biên soạn bách khoa toàn thư, Nxb. Từ điển
Bách khoa, Hà Nội, 2004, tr.129-130.
2. Xem Đỗ Văn Hoan, Phương pháp xác lập bảng mục từ Bách khoa thư
Công an nhân dân Việt Nam, Tạp chí Từ điển học và Bách khoa thư, số 6
(tháng 11-2012), tr.96.
22


PHẦN II
KHUNG CẤU TRÚC BIÊN SOẠN
CÁC QUYỂN CHUYÊN NGÀNH

23


I. KHUNG CẤU TRÚC BIÊN SOẠN CỦA CÁC QUYỂN
Khảo sát khung cấu trúc (framing structure) biên soạn của hầu hết các bộ
bách khoa toàn thư lớn trên thế giới, từ Bách khoa toàn thư Điđơrô, Bách
khoa toàn thư Britannica đến Bách khoa toàn thư Americana, Đại Bách khoa
toàn thư Xô Viết và Đại Bách khoa toàn thư Nga đều thấy biên soạn các mục
từ theo bảng chữ cái, chia tập, mỗi tập một hoặc một số vần gộp lại. Tuy thế,
như đã nói ở trên, riêng có Đại Bách khoa toàn thư Trung Quốc là biên soạn
theo ngành, có ngành 1 quyển, có ngành 2-3 quyển; lại có quyển gồm nhiều
ngành. Đó cũng là cách mà chúng ta đang tiến hành, khi biên soạn các quyển
theo chuyên ngành của Bách khoa toàn thư Việt Nam ở giai đoạn 1. Theo đó,
có thể hình dung các quyển theo ngành của Bách khoa toàn thư Việt Nam cần
xác định một khung cấu trúc biên soạn chung như sau:
1. Danh mục tên người: thường để ngay đầu sách, gồm:

- Ban Chỉ đạo
- Ban Chủ nhiệm
- Trưởng ban, các Phó Trưởng ban (biên soạn chuyên ngành) và các
Trưởng tiểu ban (nếu có)
- Tác giả tham gia biên soạn mục từ
- Cộng tác viên
- Hội đồng thẩm định, đọc duyệt
- Ban Thư ký
- Ban Biên tập kênh chữ
- Tác giả kênh hình, Ban Biên tập kênh hình
Lưu ý, trường hợp tên trùng nhau (họ, đệm, tên) thì cần có ký chú rõ ràng.
2. Mục lục
- Cũng soạn và để ngay ở đầu sách sắp xếp theo vần chữ cái các mục từ
của cả quyển và sắp xếp theo bảng mục từ của từng chuyên ngành.
3. Lời giới thiệu
Hoặc Lời nói đầu, nêu rõ:
- Mục tiêu biên soạn
24


×