Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Khai thác kiểu nhân vật người hùng – khâu đột phá trong đọc hiểu trích đoạn ông già và biển cả của hê minh uê chương trình ngữ văn 12 cơ bản tập 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.8 KB, 17 trang )

1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài:
- Hê-minh-uê (1899-1961) là tác giả lớn của nước Mĩ – người đạt giải
Nôben văn chương năm 1954, đã để lại một di sản văn học tuy không đồ sộ về
số lượng tác phẩm, không phong phú về thể loại nhưng đã truyền tải được những
vấn đề bức thiết, có tính chất muôn thuở của nhân loại. Cùng với những đóng
góp về hình thức, ông được ghi nhận là một trong những bậc thầy văn xuôi tự sự
thế kỉ XX.
- Ông già và biển cả là tác phẩm xuất sắc của Hê-minh-uê. Truyện được
viết vào năm 1951 và đã mang lại cho tác giả của nó những giải thưởng cao quý
như giải Pu-lit-dơ 1953 và giải Nô-ben 1954. Ông già và biển cả được xem là
tiếng hót cuối cùng của con chim họa mi[1]. Nhà văn Faul Kner cùng thế hệ với
Hê-minh-uê đã viết : Ông già và biển cả là tác phẩm mà nhà văn nào cũng
muốn viết được một lần trong đời[2]. Chỉ khoảng 100 trang sách, tác phẩm thực
sự là một bài ca về con người lao động trong công cuộc chinh phục thiên nhiên,
về hành trình gian nan theo đuổi và thực hiện ước mơ của con người.
- Ông già và biển cả là tác phẩm rất gần gũi, quen thuộc với nhiều thế hệ
học sinh THPT. Chương trình SGK, dù đã thay đổi nhiều lần, nhưng tiểu thuyết
nổi tiếng này vẫn được đưa vào giảng dạy ở một số trích đoạn. Tuy vậy, với
trình độ của học sinh THPT vẫn thật khó khăn khi đọc hiểu tác phẩm. Thậm chí,
có nhiều học sinh rơi vào tình trạng chẳng hiểu gì hoặc hiểu một cách hời hợt
dù đã đọc tác phẩm. Nguyên nhân của tình trạng này là do quan niệm nghệ thuật
và cách thức sáng tạo của Hê-minh-uê thể hiện trong tác phẩm, đặc biệt là nghệ
thuật xây dựng nhân vật.
- Trong quá trình hướng dẫn học sinh đọc hiểu đoạn trích, giáo viên vẫn
hướng dẫn các em cách phân tích nhân vật theo kiểu truyền thống. Trong khi đó,
nhân vật của Hê-minh-uê được xây dựng theo một cách thức riêng.
- Vì những lí do trên, để giúp học sinh nắm được vẻ đẹp của nhân vật ông
lão đánh cá của trích đoạn Ông già và biển cả, cũng như thấy được tài năng văn
chương của Hê-minh- uê , tôi chọn đề tài: Khai thác kiểu nhân vật người hùng –
khâu đột phá trong đọc hiểu trích đoạn “Ông già và biển cả” của Hê-minh-uê.


Hy vọng đề tài sẽ mang đến những con đường mới giúp học sinh tìm hiểu tác
phẩm cũng như có thể góp thêm một tư liệu hữu ích cho các đồng nghiệp trong
công tác chuyên môn của mình.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
* Về phía giáo viên:
Nhằm giúp cho giáo viên nhất là những giáo viên đang trực tiếp dạy văn
lớp 12 có những tư liệu, phương pháp mới trong giảng dạy bài Ông già và biển
cả của Hê-minh-uê.
* Về phía học sinh:
Giúp học sinh có thêm một phương pháp mới mẻ, khoa học khi tìm hiểu
bài Ông già và biển cả của Hê-minh-uê. Từ đó, khơi dậy hứng thú, khả năng
sáng tạo của các em trong quá trình học văn.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
1


Sáng kiến tập trung nghiên cứu đặc điểm kiểu nhân vật người hùng biểu
hiện trong trích đoạn Ông già và biển cả của Hê-minh-uê. Từ đó, xác định
hướng khai thác mới mẻ khi dạy học văn bản này.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
* Về lí thuyết:
- Các tài liệu về văn học Mĩ, nhất là văn học thế kỉ XX.
- Các bài lí luận, phê bình về tác giả Hê-minh-uê.
- Các bài nghiên cứu về tác phẩm Ông già và biển cả.
- Các phương pháp dạy học văn nhằm phát huy tính tích cực, chủ động,
sáng tạo của học sinh.
* Về thực tiễn:
- Dự giờ bài Ông già và biển cả của đồng nghiệp.
- Triển khai đề tài trong các giờ dạy bài Ông già và biển cả của nhà văn
Hê-minh-uê.

1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm:
- Khi dạy trích đoạn Ông già và biển cả, giáo viên thường hướng dẫn học
sinh khai thác những biểu hiện của nguyên lí Tảng băng trôi . Tức là tìm hiểu
tích chất hàm xúc, đa nghĩa của hình tượng được thể hiện trên các phương diện
như cốt truyện, ngôn ngữ, những ẩn dụ…..
- Sáng kiến này, sẽ tập trung khai thác đặc điểm kiểu nhân vật của Hêminh-uê được thể hiện qua nhân vật ông lão San-ti-a-gô. Hướng phân tích này,
mang đến một cách tiếp cận mới mẻ nhưng vẫn làm nổi bật được những ý nghĩa
mà nhà văn gửi gắm qua nhân vật.
2. Nội dung
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
- Tác phẩm văn học không thể thiếu nhân vật, vì đó là phương tiện cơ bản
để nhà văn khái quát hiện thực một cách hình tượng. Nhà văn sáng tạo nhân vật
để thể hiện nhận thức của mình về một cá nhân nào đó, về một loại người nào
đó, về một vấn đề nào đó của hiện thực. Nhân vật chính là người dẫn dắt người
đọc vào một thế giới riêng của đời sống trong một thời kì lịch sử nhất định[3].
Với ý nghĩa như vậy, nên phân tích nhân vật chính là chiếc chìa khóa để khám
phá thế giới nội dung tư tưởng của tác phẩm.
- Mỗi nhà văn có cách xây dựng nhân vật khác nhau, tạo nên thế giới nhân
vật riêng. Nhà văn Hê-minh uê cũng vậy, nhân vật của ông thuộc dạng đặc trưng
nhất. Nó cá biệt đến nỗi không lẫn vào bất kì nhân vật của nhà văn nào khác.
Các nhà nghiên cứu đã khái quát đặc trưng nhân vật của Hê-minh-uê bằng thuật
ngữ “Code hero” có nghĩa là nhân vật mật mã. Đây là là sự tôn vinh khả năng
sáng tạo tuyệt vời của nhà văn bởi đó là kiểu nhân vật trước đó chưa hề xuất
hiện và về sau cũng không có nhân vật nào giống nó. Trong những tác phẩm của
mình, Hê-minh-uê thường xây dựng những nhân vật người hùng, có bản lĩnh, ý
chí, nghị lực, trí tuệ…Những phẩm chất ấy được bộc lộ khi nhân vật được đặt
trong một hoàn cảnh dữ dội, khắc nghiệt. Đúng như nhà văn đã tâm sự: Tôi
không bao giờ phải lựa chọn các nhân vật, đúng hơn các nhân vật lựa chọn tôi.
Giống như nhiều bậc tiền bối của mình, tôi thán phục những con người mạnh
mẽ, có khả năng bắt hoàn cảnh phụ thuộc vào mình, bắt mọi người xung quanh

2


phụ thuộc vào mình. Đề tài này cuốn hút tôi đến mức tôi không thể hiến mình
cho đề tài nào khác nữa. Cảm hứng có thể say mê như tình yêu vậy[4].
- Nhân vật ông lão đánh cá San-ti-a-gô trong tiểu thuyết Ông già và biển
cả cũng được nhà văn xây dựng theo một mã riêng – một người hùng trong công
cuộc chinh phục thiên nhiên và theo đuổi ước mơ. Vì vậy, khám phá vẻ đẹp của
nhân vật này, cần khái thác những cách thức xây dựng nhân vật. Điều này vừa
phù hợp với phương pháp dạy học ngữ văn nói chung vừa phù hợp với đặc trưng
của văn bản tác phẩm.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
2.2.1 Thuận lợi
* Về phía giáo viên:
Được sự quan tâm chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường, theo tinh thần
đổi mới phương pháp dạy học của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tổ Ngữ văn của
trường luôn chú trọng đến công tác chuyên môn nhất là trong những buổi sinh
hoạt tổ. Bên cạnh đó giáo viên trong tổ nhiều người có tuổi đời cũng như tuổi
nghề nên có tinh thần trao đổi về kiến thức, kinh nghiệm giảng dạy. Một số giáo
viên trẻ mới ra trường ham học hỏi, biết đoàn kết giúp đỡ nhau để nâng cao
chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm.
* Về phía học sinh:
Đa số các em có tinh thần ham học hỏi, thích tiếp cận cái hay cái lạ của
văn học nhân loại.
2.2.2 Khó khăn
* Về phía giáo viên:
Đối với giáo viên khi dạy trích đoạn Ông già và biển cả là một thử thách.
Trước hết, đây là một văn bản dịch, lại được viết rất cô đọng hàm xúc, ngắn gọn,
cốt truyện gần như không có chuyện, nhân vật ít. Tính cách nhân vật chủ yếu
được thể hiện qua những độc thoại ….

* Về phía học sinh:
Trong quá trình dạy tác phẩm tôi nhận thấy: Mặc dù học sinh có ý thức
chuẩn bị bài trước khi học trên lớp nhưng phần lớn các em đều cảm thấy không
hiểu gì, hoặc hiểu hời hợt phần nổi trên bề mặt ngôn từ của đoạn trích. Dẫn đến,
học sinh có tâm lí ngại học, không hứng thú với tác phẩm.
2.2.3. Điều tra thực trạng trước khi nghiên cứu
*Hình thức khảo sát:
- Tập trung vào mảng kiến thức của bài như: hình tượng ông lão đánh cá
San-ti-a-gô và con cá Kiếm từ đó rút ra ý nghĩa biểu tượng của những hình
tượng này.
- Sử dụng phiếu học tập với những câu hỏi trắc nghiệm để kiểm tra việc
nắm kiến thức bài học [phụ lục 1].
* Kết quả khảo sát:
Giái
Kh¸
TB
YÕu
Kh

Líp
èi
số SL (%) SL (%) SL (%) SL (%)
12A2 48
0
0
10 20.8 26 54.2 12 25.0
0
0
12 25.5 25 53.2 10 21.3
12 12A6 47

3


Qua thực tế khảo sát tôi thấy:
- Sự hiểu biết nội dung tác phẩm của học sinh còn hạn chế.
- Kĩ năng phân tích và cảm thụ về hình tượng nhân vật trong tác phẩm còn
lúng túng, hời hợt nhiều khi gượng ép.
2.3. Khai thác kiểu nhân vật người hùng – khâu đột phá trong Đọc hiểu
trích đoạn “Ông già và biển cả” của Hê-minh-uê.
Hình tượng những nhân vật anh hùng không thiếu trong các tác phẩm văn
học. Mỗi một thời kì, mỗi một thể loại, mỗi tác giả lại có cách xây dựng hình
tượng riêng.Ta có thể kể đến những anh hùng sử thi Hy Lạp như A- Sin, Hec-To,
Uy-lit-xơ. Đó là những người anh hùng chiến trận. Họ hiện lên với vẻ đẹp của
sức vóc phi thường và trí tuệ sánh tựa thần linh. Trong văn học Việt Nam, đại
thi hào Nguyễn Du đã xây dựng hình tượng người anh hùng Từ Hải với vẻ đẹp lí
tưởng theo quan niệm của tư tưởng phong kiến:
Râu hùm hàm én mày ngài,
Vai năm tấc rộng thân mười thước cao.
Đường đường một đấng anh hào,
Côn quyền hơn sức lược thao gồm tài.
(Truyện Kiều)
Trong di sản văn học của mình, bao gồm truyện ngắn và tiểu thuyết, Hêminh-uê nhiều lần khắc họa hình tượng người hùng. Kiểu nhân vật này mang
những đặc điểm riêng rất độc đáo.
2.3.1. Đặc điểm kiểu nhân vật người hùng trong sáng tác của Hê -minh – uê
* Người hùng trong tác phẩm của Hê-minh-uê trước hết là những con
người bình thường.
Nhà văn không có ý định xây dựng nhân vật của mình là những con người
lí tưởng. Họ cũng không phải là tấm gương đối với cộng đồng, không đứng ở
bậc thang xã hội đáng chú ý. Họ làm những công việc hàng ngày để mưu sinh,
kiếm sống. Tạo dựng hình mẫu người hùng với những nét không hề nổi trội đã

phần nào thể hiện quan điểm xã hội Mỹ là “sùng bái con người bình thường,
không tán dương những con người nổi bật”. Tuy vậy, tiếp nối dòng máu Mỹ,
người hùng phải có đủ phẩm chất điều kiện: thông minh, tháo vát, lịch thiệp, tự
trọng, đáng kính, cứng rắn, tự tin, có ý chí, luôn khao khát làm những điều tốt
đẹp.
* Nhân vật mã của Hê-minh-uê luôn được đặt trong môi trường tới hạn.
Có nghĩa là môi trường tồn tại của họ khốc liệt đến mức họ luôn bị cái
chết rình rập, buộc phải đấu tranh gian khổ để vượt qua. Để nhân vật đứng giữa
ranh giới giữa sự sống và cái chết , Hê-minh-uê muốn tìm xem đâu là cơ sở để
con người tồn tại trên thế gian này và yếu tố nào khiến con người cao quý hơn
tất cả các sinh vật khác từng tồn tại trên trái đất. Nhân vật Hê-minh-uê buộc phải
tự mình tìm lối thoát theo cách của họ để bảo vệ sự sống của bản thân, tính chất
anh hùng được toát lên khả năng chống chọi và tìm đường này. Cách thức để các
nhân vật đương đầu với mọi thử thách, ở từng trường hợp khác nhau, có thể
khác nhau nhưng họ đều có cùng điểm chung là dựa vào sự điêu luyện của tay
nghề và ý chí, nghị lực.
* Nhân vật của Hê-minh uê luôn đơn độc.
4


Đây cũng là một phẩm chất thường thấy của người anh hùng. Trong thần
thoại hoặc trong sử thi, truyện cổ tích…nhân vật anh hùng luôn hành động một
mình. Điều này cốt để khẳng định tầm vóc phi thường, sức lực vô biên không
thế lực nào ngăn cản hoặc một ai sánh nổi. Trong thế giới nhân vật của Hêminh-uê, vì là những con người bình thường lại bị đặt trong hoàn cảnh không có
ai giúp đỡ nên để tồn tại và đạt được mục đích, họ phải huy động sức mạnh từ
nhiều nguồn: không chỉ từ sức mạnh cơ bắp mà còn kinh nghiệm; sức mạnh
trong quá khứ, hiện tại; sức mạnh vật chất lần tinh thần.
2.3.2. Biểu hiện của kiểu nhân vật người hùng trong trích đoạn Ông già và
biển cả.
Nhân vật trung tâm trong tiểu thuyết Ông già và biển cả và đoạn trích là

ông lão đánh cá San ti a gô. Đây là nhân vật mang đặc trưng kiểu nhân vật Hêminh uê.
* Ông lão là một con người bình thường:
- Cũng như những mã nhân vật người hùng khác, ông lão San-ti-a-gô
trước hết là một con người bình thường. Ông lão làm nghề đánh cá ở cảng Laha-va-na, Cu Ba. Từ ngoại hình đến hoàn cảnh sống của ông lão không có gì đặc
biệt.
“ Lão đã già, một mình một thuyền câu cá trên dòng nhiệt lưu.”
“ Ông lão gầy gò, giơ cả xương, gáy hằn sâu nếp nhăn. Những vết nám
vô hại trên làn da má của lão do bị ung thư bởi ánh mặt trời phản hồi trên mặt
biển nhiệt đới. Những vết ấy kéo dài xuống cả hai bên má, tay lão hằn những
vết sẹo sâu bởi kéo những con cá lớn. Nhưng chẳng có vết nào trong số sẹo ấy
còn mới cả. Chúng cũ kĩ như mấy vệt sói mòn trên sa mạc không cá.”[5]
Đó là những dòng mở đầu tiểu thuyết Hê-minh-uê đã giới thiệu về ông lão
đánh cá. Từ công việc, ngoại hình của lão đều bình thường như biết bao người
dân chài khác. Tuổi già, đồng nghĩa với việc lão không còn nhanh nhẹn, khỏe
mạnh mà phải đối mặt với các chứng bệnh của người già: hoa mắt, chuột rút.....
- Tuy nhiên, điều đặc biệt ở con người này đó chính là ở đôi mắt Mọi thứ
trên cơ thể lão đều già nua trừ đôi mắt; chúng có cùng màu với nước biển, vui
vẻ và không thể đánh bại. Ánh mắt thể hiện sự cương nghị, ý chí quyết tâm và
khao khát chinh phục những mục đích mới. Đó là cách nhà văn khám phá khả
năng tiềm ẩn của con người.
* Ông lão San-ti-a-gô là một người có cuộc sống luôn đơn độc.
- Về gia đình: Lão sống một mình trong một túp lều nhỏ. Tác giả đã lược
bỏ các chi tiết về gia đình, chỉ đôi lần nhắc đến người vợ đã mất.
- Trong các mối quan hệ xã hội: lão chỉ có chú bé Ma-no-lin là bạn đi câu
cùng. Nhưng sau khi trải qua 40 ngày không câu được con cá nào, thì cậu bé bị
bố bắt chuyển sang thuyền câu khác. Vậy là lão chỉ còn có một mình, một
thuyền đánh cá.
- Vì chỉ có một mình nên có những lúc lão cảm thấy rất cô đơn. Có tới 6
lần trong thời gian 3 ngày bị cá kiếm kéo ra biển, lão ước giá có thằng bé bên
cạnh. Không có ai để nói chuyện trên thuyền, nên lão thường nói to thành lời ý

nghĩ của mình. Lúc thì lão nói chuyện với một chú chim, đàn cá chuồn, và con
cá kiếm.
5


- Chiến đấu với cá kiếm lão cũng chỉ đơn độc một mình. Để chế ngự và
chiến thắng cá kiếm lão phải huy động sức mạnh từ nhiều nguồn:
+ Trước hết là quá khứ oai hùng của lão: nhà vô địch vật tay, người ngang
dọc trên đại dương săn rùa, câu cá,…
+ Tiếp đó, là sức mạnh từ việc thành thạo tay nghề và những kinh nghiệm
dày dặn trong việc đi câu. Hiếm có người nào giỏi tay nghề như ông lão làng
chài ấy. Trong cuộc đời của mình, rất nhiều lần lão câu được những con cá lớn.
Phải đương đầu với những thử thách trên biển cho lão những kinh nghiệm phong
phú và quý giá. Trong trận chiến với cá kiếm, lão đã huy động triệt để nguồn sức
mạnh ấy:
“ Lão chỉ cảm nhận áp lực cửa sợi dây hơi chùng lại đã nhận biết được
vòng tròn rất lớn; nhưng con cá đã quay tròn.”
“ Bây giờ các vòng tròn đã hẹp hơn nhiều và từ độ chếch của sợi dây lão
có thể biết được con cá đang liên tục ngoi lên trong lúc bơi.”
“ Con cá quật sợi dây thêm vài lần nữa và cứ mỗi lần nó văng đầu, ông
lão lại nới thêm chút dây.”
“Mình phải giữ cho nó đừng đau quá, lão ngĩ. Nỗi đau của ta không
thành vấn đề. Ta có thể chế ngự. Nhưng nỗi đau của con cá thì có thể khiến nó
cuồng lên.”
“ Ông lão buông sợi dây xuống, giẫm chân giữ rồi nhấc cao ngọn lao hết
mức, vận hết sức bình sinh, cộng thêm sức lực của lão vừa huy động trong
người, phóng xuống sườn con cá ngay sau cái vây ngực đồ sộ, vươn cao trong
không trung ngang ngực ông lão. Cảm thấy mũi sắt cắm phập vào, lão tì người
lên ấn sâu xuống rồi dồn hết trọng lực lên cán lao.”
“ Lão không cần la bàn đề biết hướng tây nam. Lão chỉ cần nương theo

hướng gió mậu dịch và chiều xoay trở của cánh buồm.”
+ Cuối cùng là sức mạnh tinh thần. Ông lão đã chứng minh được điều:
trước các sinh vật to lớn của đại dương, sức khỏe cơ bắp của con người thật là
thảm hại khi mang ra so sánh với chúng, nhưng sở dĩ con người trở thành chúa
tể của muôn loài là nhờ họ sở hữu một sức mạnh vô song. Đó chính là ý chí,
nghị lực thuộc phạm vi tinh thần. Trong đoạn trích, nguồn sức mạnh ấy được thể
hiện qua những lời độc thoại của lão. Ông lão tự động viên, khích lệ bản thân, cố
gắng thêm lần nữa đề khuất phục con cá.
“Ta không thể tự chơi xỏ mình và chết trước một con cá như thế này
được”, lão nói. “Bây giờ lúc ta đã khiến nó đến một cách ngon lành, chúa giúp
ta chịu đựng. Ta sẽ đọc một trăm lần kinh Lạy Cha và một trăm lần kinh Mừng
Đức Mẹ. Nhưng lúc này thì ta chưa thể đọc”.
“Ta không để bị chuột rút”, lão nói. “Chốc nữa nó sẽ ngoi lên và ta có
thể cầm cự . Mày phải cầm cự. Chớ nói lằng nhằng”
“Lượt tới nó lượn ra, ta sẽ nghỉ”, lão nói. “Ta cảm thấy đỡ hơn nhiều.
Chỉ hai ba vòng nữa thôi ta sẽ có nó”
“Lúc này lão lão lại thấy xây xẩm mặt mày nhưng vẫn gượng hết sức
bình sinh ra mà kéo con cá khổng lồ. Mình di chuyển được nó, lão nghĩ . Có lẽ
lần này mình sẽ tóm được nó. Kéo đi, tay ơi, lão thầm giục. Hãy đứng vững đôi
6


chân kia. Tỉnh táo vì tao, đầu à. Hãy tỉnh táo vì tao. Bọn mày chưa bao giờ bại
trận. lần này ta sẽ lật được nó.”
+ Vấp phải sự kháng cự của con cá, lão tự động viên mình cố gắng. Chỉ
trong một đoạn văn bản ngắn có tới 4 lần lão nhắc lại điều này:
+Mình không biết, ông lão nghĩ. Đã đến lúc lão có cảm giác như lão có
thể đổ sụp xuống bất cứ lúc nào. Mình không biết. Nhưng mình sẽ cố thêm lần
nữa.
“ Lão cố thêm lần nữa và khi kìm con cá, lão cảm thấy mình sắp ngất

đi.”
“Mình sẽ lại cố thêm ông lão hứa mặc dù hai tay lão đã rã rời và mắt
lão chỉ còn có thể nhìn rõ được từng lúc thôi.”
“Lão lại cố và mọi chuyện vẫn như cũ. Thế đấy, lão nghĩ và lão cảm thấy
xây xẩm cả mặt mày trước lúc bắt đầu; mình sẽ lại cố thêm.”
Cứ mỗi lần cố gắng, ông lão đến gần hơn với chiến thắng. Sau mỗi lần cố,
con cá thêm một lần thất thế trước lão. Sự thành công của lão và sự thành công
của con người nói chung phải chăng là nhờ sự nỗ lực không ngừng trong cuộc
đời.
Trong chiến thắng của ông lão, không chỉ có mỗi sự nỗ lực vượt qua
những đau đớn về thể xác và tinh thần, mà còn có cả quá khứ và tất cả những
thứ tốt xấu trong chính con người lão: Dồn hết mọi đớn đau và những gì còn lại
của sức lực và lòng kiêu hãnh đã rời bỏ từ lâu, lão mang ra đương đầu với cơn
hấp hối của con cá. Đớn đau, tàn lực và lòng kiêu hãnh của quá khứ được đặt
liền kề. Sức mạnh của San-ti-a-gô không phải là sức mạnh của người sung sức
mà là sức mạnh của tổng thể những gì đã suy thoái. Thế mà lão vẫn chiến thắng
con cá. Đấy chính là giá trị tiềm tàng mà chỉ con người mới có được trên hành
trình khẳng định sự sống.
* Ông lão bị đặt trong hoàn cảnh khắc nghiệt.
Môi trường sống luôn là yếu tố làm hiện lên phẩm chất của con người.
Môi trường càng khắc nghiệt vẻ đẹp của con người càng tỏa sáng, giống như
chất lửa thử vàng vậy. Trong đoạn trích, ông lão bị đặt vào hoàn cảnh rất khó
khăn: cuộc chiến với địch thủ lớn nhất trong cuộc đời mình là con cá kiếm. Nếu
hai ngày trước, cuộc chiến này chủ yếu dừng lại ở mức độ thăm dò. Ông lão chỉ
biết đó là một con cá rất to, khỏe. Nhiệm vụ của lão là giữ chặt dây câu để con
cá khỏi tuột mất. Ngoài ra, lão cố gắng ăn, uống nước để giữ gìn sức khỏe, khắc
phục chứng bị chuột rút. Lão đã chuẩn bị tốt nhất có thể cho trận chiến với cá
kiếm một khi nó nổi lên mặt nước. Đến ngày thứ 3, cuộc chiến giữa ông lão và
con cá kiếm mới thực sự diễn ra. Đây là lúc, nhân vật của Hê-minh-uê bị đặt vào
hoàn cảnh khắc nghiệt.

- Đối thủ cá kiếm: Dù bị mắc câu và phải kéo cả con thuyền đánh cá từ 2
ngày trước, không thể kiếm thức ăn nhưng dường như nó vẫn còn rất khỏe.
Biểu hiện:
“Lão thấy một cú quật đột ngột và cú nảy mạnh ở sợi dây lão đang níu
bằng cả hai tay, thật là sắc và cảm thấy cứng và nặng.”
“Bóng đen vượt dài dưới con thuyền đến mức lão không thể tin nổi độ dài
của nó.”
7


“Lão nom thấy cái đuôi nhô lên khỏi mặt nước. Cái đuôi lớn hơn cả chiếc
lưỡi hái lớn, màu tím hồng dựng trên mặt đại dương xanh thẫm. Nó lại lặn
xuống và khi con cá hãy còn mấp mé mặ nước, ông lão có thể nhìn thấy thân
hình đồ sộ và những sọc màu tía trên mình nó. Cánh vi trên lưng xếp lại, còn bộ
vây to sụ bên sườn xòe rộng.”
Ngay cả đối với ông lão tuy đã có nhiều năm đi câu và đã câu được những
con cá lớn cũng phải ngạc nhiên vì sức vóc của con cá.
“Không, lão nói, Nó không thể lớn như thế được.”
“Tao chưa bao giờ thấy bất kì ai hùng dũng, duyên dáng, bình tĩnh, cao
thượng hơn mày.”
- Hoàn cảnh của ông lão:
Lão chỉ có một mình cô đơn nơi biển cả. Vũ khí chiến đấu chỉ là một con
thuyền nhỏ, thô sơ, một mái chèo.
Sức khỏe của ông lão sau 2 ngày bị kéo ra biển đã dần suy kiệt. Rất nhiều
lần trong đoạn trích tác giả đã viết về điều này:
“ Lão mệt thấu xương”
“Ông lão thấy hoa mắt suốt cả tiếng đồng hồ, mồ hôi xát muối vào mắt
lão, xà xát muối lên trên vết cắt phía trên mắt và trán. Lão không ngại chuyện
hoa mắt, chứng ấy bình thường khi cứ căng người ra mà kéo sợi dây. Nhưng đã
hai lần lão cảm thấy chóng mặt và choáng váng và điều ấy khiến lão sợ”

“Lão cảm thấy choáng váng.”
“Chưa bào giờ mình mệt thế này.”
“Lão thấy xây xẩm mắt mày.”
“Lão cảm thấy choáng váng, đau đớn vì lão không thể nhìn thấy.”
Thoạt nhìn ta thấy cuộc chiến giữa ông lão và con cá kiếm là không cân
sức. Trong khi cá kiếm mang vẻ đẹp kiêu hùng, dũng mãnh, lớn lao thì ông lão
chỉ là một con người bình thường, cô đơn, sức khỏe suy kiệt. Đặt con người vào
hoàn cảnh như vậy, Hê-minh-uê muốn khẳng định, ngợi ca sức mạnh của ý chí,
của kinh nghiệm và sức chịu đựng của con người trong công cuộc chinh phục tự
nhiên. Điều này được gợi lên từ nhan đề của tác phẩm: Ông già và biển cả.
Trong cái nhan đề ấy như ẩn chứa khát vọng, hoài bão của con người trong cuộc
đời rộng lớn. Con người đối lập với biển khơi: một bên quá ư bé nhỏ còn một
bên lại rộng lớn khôn cùng. Song, Hê-minh-uê lại nói Ông già và biển cả tức là
đem con người đặt ngang hàng với thiên nhiên, tạo vật, khẳng định tư thế chủ
động của con người trước thiên nhiên và trước cuộc đời đầy khó khăn, phức tạp,
biến hóa khôn lường.
* Ông lão luôn hành động theo cách riêng của mình:
Đặc trưng nổi trội nữa trong tính cách nhân vật mã của Hê-minh-uê là họ
tự xác lập một lối hành động cho riêng mình. San-ti-a-gô là người gần như bị
cộng đồng (Chỉ còn mỗi thằng bé Ma-no-lin quan tâm) và bị cả tạo hóa bỏ rơi
(Không bắt được cá suốt 84 ngày), nhưng ông lão tin vào bản thân mình.
Lão hành động như sau: không hề nản chí mà cứ miệt mài ra khơi với hy
vọng bắt được con cá xứng đáng với tài nghệ của lão. Mục đích của lão không
phải vì những tiêu chí đánh giá của cộng đồng mà vì ý thức của lão muốn sống
một cách tử tế theo cách riêng của lão. Lão đã bắt được con cá mà ngay cả trong
8


mơ lão cũng chưa từng gặp. Con cá ấy lớn hơn bất cứ con cá nào trước đó được
đưa vào cảng La-ha-va-na

San-ti-a-gô luôn tin vào khả năng của bản thân mình. Lão cầu chúa giúp
mình chịu đựng chữ không cầu giúp bắt con cá, có nghĩa là lão ý thức được
thành quả lao động là phải do chính tay con người làm ra chứ không hề có chúa
nào giúp cả. Do vậy, việc San-ti-a-gô hứa đọc kinh cầu Chúa giúp chỉ là một
“phản xạ văn hóa”. Bởi vì sau đó lão thầm nhủ: xem như đã đọc rồi. Không dựa
vào Chúa nhân vật của Hê-minh-uê dựa vào bản thân mình. Cùng với quá trình
chinh phục cá kiếm, con người đồng thời khám phá và chinh phục chính bản
thân mình. Đây là giá trị nhân văn vô cùng to lớn.
* Nhận thức sâu sắc và có thái độ bình thản trước những may rủi trong
cuộc đời.
San-ti-a-gô là một người từng trải. Vì vậy ông nhận thức sâu sắc trước sự
may rủi. Rất nhiều lần trong tác phẩm, ông lão xem việc không bắt được cá
trong 84 ngày là vận rủi. Không chấp nhận điều đó, lão vẫn nuôi hi vọng bắt
được cá lớn. Lão vẫn tin 85 sẽ là một con số may mắn. Quả thực, ngày thứ 85 ra
khơi lão đã câu được một con cá Kiếm khổng lồ. Nhưng con cá kéo lão ta khơi
xa. Lão trở thành “con mồi” của con cá. Một sự hoán vị lạ lùng. Ông lão trở nên
bị động trước con cá. Xem ra khát vọng càng lớn, con người càng bị nô lệ vào
đó và rất dễ đánh mất sự tự do, tự chủ của chính bản thân mình. Trong trường
hợp này, vận may lại trở thành vận rủi. Khi giết được con cá, vận may lại trở về
với ông lão. Chỉ điều, chẳng bao lâu vận may ấy lại chuyển thành vận rủi. Vì
con cá quá lớn, nên sau khi giết chết nó nằm ườn trên biển và ông lão phải lôi
thuyền lại chỗ nó. Đối với lão, đưa con cá vào bờ là một việc khổ dịch. Một lần
nữa ông lão lại mất thế chủ động trước con cá, ngay cả khi nó đã chết. Điều này
lại báo hiệu vận rủi và không lâu sau đánh hơi được mùi máu cá đã xông tới tấn
công. Khi đưa được thuyền về bến, San-ti-a-gô chỉ còn lại bộ xương cá khổng
lồ.
2.4. Thiết kế giáo án thực nghiệm:
Tiết:82-83
ÔNG GIÀ VÀ BIỂN CẢ
Hê-minh-uê

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Về kiến thức:
- Cảm nhận được vẻ đẹp không những của lão ngư phủ đơn độc và dũng
cảm mà cả vẻ đẹp của nhân vật cá Kiếm - kì phùng địch thủ của ông.
- Làm quen với một nét độc đáo trong nghệ thuật văn xuôi của Hê-minhuê: Từ những chi tiết giản dị, chân thực của một cuộc săn bắt cá, gợi mở những
tầng ý nghĩa rộng lớn, khiến cho hai nhân vật chính mang một ý nghĩa biểu
tượng.
2. Về kĩ năng:
Rèn luyện kĩ năng phân tích nhân vật trong trích đoạn văn xuôi.
3. Thái độ:
Trân trọng, cảm phục vẻ đẹp của con người, vượt qua biết bao gian nan
thử thách để đạt được mục đích, biến ước mơ thành hiện thực.
9


4. Định hướng hình thành năng lực
- Đọc hiểu
- Thu thập và xử lí thông tin
- Giao tiếp
- Hợp tác
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1.Về học sinh:
- Chẩn bị SGK, vở soạn
- Đọc kĩ đoạn trích. Khuyến khích học sinh tìm đọc toàn bộ tác phẩm,
2. Về giáo viên
- Thiết bị dạy học
- Học liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án, tư liệu có liên quan
đến bài học
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1.Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ: Ý nghĩa tư tưởng của truyện ngắn Số phận con người của nhà
văn Sô-lô-khốp?
- Tác phẩm đã tái hiện bức tranh chân thực về sự tàn khốc của chiến tranh
chống Phát xít của nhân dân Nga. Cái giá của chiến thắng là sự hi sinh, mất mát,
đau đớn của nhân dân Nga.
- Truyện ngắn ca ngợi vẻ đẹp của con người Nga: Yêu nước, kiên cường
và vô cùng nhân hậu.
3. Tiến trình bài học
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động
(1) Mục tiêu: Tạo tâm thế chủ động, hứng thú để học sinh bước bào bài
mới
(2) Phương pháp/kĩ thuật: Trò chơi giải ô chữ
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Làm việc theo nhóm.
(4) Phương tiện dạy học: Máy chiếu và các hình ảnh tư liệu liên quan.
Hoạt động của Giáo viên và
Học sinh
Bước 1: Giao nhiệm vụ
- Thuyết minh về tác giả Hê-minhuê?
+ Cuộc đời
+ Sự nghiệp
- Giới thiệu về tiểu thuyết Ông già và
biển cả?
+ Xuất xứ
+ Tóm tắt
+ Đánh giá về tác phẩm
- Nêu vị trí của đoạn trích?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS dựa vào phần Tiểu dẫn trong

Nội dung cần đạt.

II TÌM HIỂU CHUNG:
1. Tác giả:
a. Cuộc đời
- Ơ-nít Hê-minh-uê (1899-1961) là
nhà văn Mĩ đã để lại một dấu ấn sâu
sắc trong văn xuôi hiện đại phương
Tây.
- Tham gia chiến tranh thế giới thứ
I,II.
- Cuộc đời của ông gắn liền với nhiều
giai thoại về một người anh hùng.
- Là nhà văn Mỹ, nhưng phần lớn cuộc
đời mình, ông sống ở nước ngoài. Vì
10


SGK trả lời câu hỏi.
- HS tìm hiểu thêm những tư liệu về
tác giả và tác phẩm để làm phong phú
thêm kiến thức về nhà văn cũng như
tiểu thuyết.
- GV theo dõi và hướng dẫn HS thực
hiện nhiệm vụ.
Bước 3: Trao đổi, thảo luận, báo
cáo
- HS nhận xét, bổ sung phần trả lời
của các bạn
- GV bổ sung, nhấn mạnh
Bước 4: Phương án KTĐ


vậy, bối cảnh trong các tác phẩm của
ông đều nằm ngoài nước Mỹ.
b. Sự nghiệp
+ Tác phẩm chính: Mặt trời vẫn mọc,
giã từ vũ khí, .....
+ Mục đích sáng tác: Viết một áng văn
xuôi đơn giản và trung thực về con
người.
+ Nguyên lí sáng tác: Tác phẩm nghệ
thuật giống như một Tảng băng trôi.
2. Tác phẩm: Ông già và biển cả
a. Xuất xứ: Được viết năm 1952, là tác
phẩm chính mang lại cho Hê-minh-uê
giải thưởng Nô-ben về văn học năm
1954
b. Tóm tắt tác phẩm.
+ Ông lão San-ti-a-gô làm nghề đánh
cá ở bờ biển La-ha-ba-na (Cu Ba). Đã
84 ngày đi ra biển mà không câu được
một con cá nào. Ngày thứ 85 ông lại ra
khơi với quyết tâm sẽ câu được một
con cá lớn nhất trong cuộc đời của
mình.
+ Đến trưa của ngày thứ nhất ông câu
được một con cá kiếm rất lớn và bị nó
kéo ra biển. Ông lão đã chiến đấu với
con cá và chinh phục được nó vào
ngày thứ ba.
+ Ông lão đưa con cá vào bờ nhưng
lại bị lũ cá mập ăn hết con cá và chỉ

còn có bộ xương.
+ Ông lão trở về túp lều và ngủ.
Trong giấc mơ, ông đã mơ về châu Phi
và những đàn sư tử.
- Cốt truyện đơn giản, tưởng như
không có cốt truyện. Bởi không có
những mâu thuẫn, kịch tính và có rất ít
nhân vật: Ông lão, cậu bé Ma-nô-lin,
cá kiếm, cá mập. Trong đó, Ông lão
đánh cá là nhân vật trung tâm.
3. Đọan trích:
Nằm ở cuối truyện, kể lại cuộc chiến
giữa ông lão và con cá kiếm ở ngày
thứ 3.
11


HOẠT ĐỘNG III: Hướng dẫn học sinh đọc hiểu chi tiết đoạn trích
1) Mục tiêu: Hướng dẫn học sinh cảm nhận về vẻ đẹp của ông lão đánh cá
San-ti-a-gô trong mối quan hệ với cá Kiếm. Từ đó thấy được nghệ thuật xây
dựng nhân vật của nhà văn
(2) Phương pháp/kĩ thuật: vấn đáp, nêu vấn đề, ….
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Làm việc cá nhân, theo nhóm.
(4) Phương tiện dạy học: SGK,SGV, Máy chiếu và các hình ảnh tư liệu
liên quan.
Hoạt động của Giáo viên và
Học sinh
Bước 1: Giao nhiệm vụ:
* Đọc đoạn trích:
HS: Đọc một số đoạn theo yêu cầu

của giáo viên.
GV: Dẫn dắt và nêu câu hỏi: Nội
dung của đoạn trích kể lại việc ông
lão đánh cá chiến đấu với con cá
kiếm ở ngày thứ ba. Với nội dung
như vậy, thông thường trong tác
phẩm ngôn ngữ kể, tường thuật, tả
của tác giả là chủ yếu. Nhưng trong
đoạn trích, loại ngôn ngữ nào được
tác giả sử dụng chính? Biểu hiện?
mục đích của tác giả khi sử dụng hình
thức ngôn ngữ đó?
.

* Cảm nhận vẻ đẹp của ông lão
San-ti-a-gô khi chiến đấu với cá
Kiếm
GV chia lớp thành các nhóm:
- Nhóm 1: Bằng sự hiểu biết của em
về tác phẩm, em hãy cho biết ông lão
đánh cá được tác giả giới thiệu như
thế nào?
+ Nghề nghiệp
+ Gia đình
+ Mối quan hệ với những người xung

Nội dung cần đạt.
III. ĐỌC HIỂU
1. Đọc
- Ngôn ngữ kể, tả dẫn dắt trực tiếp

của tác giả xuất hiện rất ít và thường
rất ngắn gọn.
- Ngôn ngữ của nhân vật ông lão là
chủ yếu. Đó là dạng ngôn ngữ độc
thoại. Có tới 24 lần lão nghĩ và 15 lần
lão nói
- Để làm phong phú những độc thoại,
có lúc tác giả chuyển những độc thoại
thành đối thoại. Ông lão nói chuyện
với bản thân, với biển cả, với con cá
kiếm. Có điều, đó cũng chỉ là đối
thoại một chiều, nên về bản chất nó là
ngôn ngữ độc thoại.
=> Với loại ngôn ngữ như trên, tác
giả nhằm hướng đến mục đích:
- Dành những khoảng trống trong
ngôn từ để người đọc tự suy ngẫm,
khám phá ý nghĩa.
- Chuyển điểm nhìn từ tác giả sang
cho nhân vật nhằm khách quan hóa
đối tượng.
2. Đọc hiểu chi tiết
2.1: Nhân vật ông lão San-ti-a-gô và
cuộc chiến với con cá kiếm
* Giới thiệu chung về nhân vật:
- Ông lão làm nghề đánh cá tại cảng
La-ha-va-na. Lão đã già.
- Lão chỉ sống có một mình trong một
túp lều nhỏ, vợ lão đã mất.
- Lão chỉ có cậu bé Ma-no-lin làm

bạn và đi câu cùng. Nhưng sau 40
12


quanh
- Nhóm 2: Tương quan lực lượng
giữa ông lão và con cá kiếm trước khi
bước bào cuộc chiến như thế nào?
+ Ông lão có cảm nhận như thế nào
về đối thủ của mình?
+ Cảnh ngộ của ông lão ra sao?
- Nhóm 3: Để chiến thắng được cá
kiếm, ông lão đã huy động sức mạnh
từ những nguồn nào?
+ Kinh nghiệm
+ Tinh thần
+ Quá khứ
Nhóm 4: Hành trình theo đuổi và
chinh phục cá kiếm có ý nghĩa như
thế nào?

ngày không câu được cá, câu bé đã
phải chuyển sang thuyền câu khác.
=> Ông lão là một con người bình
thường và sống đơn độc. [Phụ lục 3]
* Tương quan giữa ông lão và cá
kiếm
- Ông lão cảm nhận về con cá
+ Hai ngày trước đó, lão chỉ biết con
cá rất lớn, có sức khỏe phi thường khi

kéo ông lão và cả chiếc thuyền ra
biển.
+ Nhưng sang đến ngày thứ 3:
Gián tiếp: Những vòng lượn lớn,
rồi thu hẹp dẫn trong nhiều giờ,
những cú quật đột ngột...
=> Miêu tả vòng lượn từ rộng đến
hẹp, thể hiện con cá khoẻ, cố gắng
thoát khỏi lưỡi câu một cách dũng
mãnh và ngang tàng. Chứng tỏ sức
mạnh ghê gớm của con cá.
Trực tiếp: Thoạt tiên lão thấy
bóng đen dài vượt qua dưới con
thuyền, đến mức lão không thể tin nổi
độ dài của nó
Cái đuôi lớn hơn chiệc lưỡi hái lớn,
màu tím hồng dựng trên mặt đại
dương xanh thẫm…thân hình đồ sộ
=> Tầm vóc khổng lồ, rất đẹp, oai
phong, hùng dũng. [Phụ lục 3]
- Ông lão: Chỉ có một mình cô đơn
trên biển cả. Lão đã già, sức khỏe
kém, đặc biệt là sau 2 ngày phải chiến
đấu với con cá.
+ Lúc đầu, khi con cá lượn vòng, lão
hãy còn đủ sức để kéo con cá và vẫn
có thể nói thành tiếng rõ ràng.
+ Nhưng rồi cứ phải ra sức níu kéo sợi
dây để buộc con cá phải quay vòng,
sức lực của lão suy kiệt nhanh chóng:

hai giờ sau, mồ hôi ướt đẫm người
ông lão và lão mệt thấu xương.
+ Đỉnh điểm của sự suy kiệt là sự lú
lẫn đầu óc. Ông lão bước vào sự
chênh chao giữa sự sống và cái chết
khi lão nói bằng giọng mà bản thân
13


hầu như không nghe nổi.
=> Như vậy, cuộc chiến càng vào giai
đoạn cuối, ông lão càng mệt mỏi,
tưởng như có lúc ông lão chịu đầu
hàng trước con cá kiếm.
=> Ông lão bị đặt vào hoàn cảnh khắc
nghiệt, đầy thử thách.
* Nguồn sức mạnh để ông lão chiến
thắng cá kiếm:
+ Ông lão đã chiến đấu với con cá
bằng kinh nghiệm. Chỉ cần bằng cảm
giác, lão có thể xử lí hoàn hảo mọi
động thái của con cá. Từ sức nặng
của dây câu, lão có thể biết con cá
đang lượn vòng…
+ Ông lão tỏ ra cảm thông, trân trọng,
ngưỡng mộ vẻ đẹp của con cá. Thậm
chí lão còn cảm thấy đau đớn, mặc
cảm tội lỗi khi phải giết nó.
+ Luôn tự động viên bản thân cố gắng
thêm lần nữa: Mình sẽ cố thêm lần

nữa
=> Ta thấy được vẻ đẹp của con người
lao động: Ông lão dũng cảm, bền bỉ,
bản lĩnh, kinh nghiệm và có sức chịu
đựng phi thường.
=> Đặc điểm kiểu nhân vật Hê-minhuê: Những người hùng hoàn toàn cô
độc trong hoàn cảnh dữ dội, khốc liệt.
- Ý nghĩa:
+ Cá kiếm trong đoạn trích là ẩn dụ
cho cái đẹp, lòng dũng cảm. Nó cũng
tượng trưng cho ước mơ cao cả mà
con người ít nhất một lần theo đuổi
trong đời .
- Hành trình đi chinh phục con cá
kiếm của ông lão cũng là hành trình
đầy gian nan và thử thách để chiến
thắng số phận, vươn lên hoàn cảnh bi
đát, biến ước mơ trở thành hiện thực.
* Hành trình đưa cá kiếm vào đất 2.2 Hành trình đưa cá kiếm vào đất
liền.
liền.
- Cá kiếm sau khi bị giết chết có sự * Cá kiếm sau khi bị giết:
thay đổi như thế nào về hình dáng, - Nằm ngửa phơi bụng.
màu sắc?
- Thẳng đơ bồng bềnh.
14


- Cảm nhận của ông lão về con cá
trước và sau khi chinh phục được nó?

- Theo em, tác giả muốn gửi gắm
thông điệp gì qua sự thay đổi này?
- Từ sự cảm nhận về nhân vật ông lão
đánh cá San-ti-a-gô , em hãy rút ra
đặc điểm kiểu nhân vật Hê-minh-uê?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS: làm việc theo nhóm, thảo luận
trong nhóm, đi đến thống nhất nội
dung câu trả lời.
GV: Theo dõi việc thực hiện nhiệm
vụ của học sinh, có sự hướng dẫn, gợi
mở nếu HS gặp khó khăn
Bước 3: Trao đổi, thảo luận, báo
cáo
- HS trình bày nội dung câu hỏi theo
nhóm. Các nhóm còn lại theo dõi, bổ
sung kiến thức
- GV nhấn mạnh những kiến thức
trọng tâm.
Bước 4: Phương án KTĐG

- Màu sắc trắng bạc.
- Mắt dửng dưng…
-> Đó là tư thế của thất bại, cái kiêu
hùng đó biến thành thảm bại.
* Cảm nhận của ông lão:
- Đưa cá kiếm vào bờ là một việc khổ
dịch.
“Ta là lão già mệt mỏi. Nhưng ta đã
giết con cá này, người anh em ta và

bầy giờ ta phải làm cái thứ khổ dịch
này.”
- Đối với ông lão con cá là vận may
- Có những lúc lão vẫn không dám tin
con cá là có thật:
“Lão không thể nào tin nổi”
“Lúc này lão biết con cá là có thật
và lưng lão đâu phải là mơ.”
“Ông lão thường xuyên nhìn con cá
để chắc chắn là nó có thực”
* Ý nghĩa:
- Con cá kiếm khi bị ông lão giết chết
thì nó không còn mang vẻ đẹp như
lúc ban đầu. Cũng như khi ước mơ
của con người trở thành hiện thực thì
nó cũng trở nên bình thường. Chính
vì vậy, cần có những ước mơ khác
lớn hơn, cao đẹp hơn.
- Mối quan hệ giữa “Ông già và
biển cả”: Mang ẩn dụ cho mối quan
hệ giữa thiên nhiên và con người.
Thiên nhiên vừa là bạn vừa là đối
tượng để con người chinh phục.
* Đặc điểm kiêu nhân vật Hê-minhuê.
- Họ là những con người bình thường
nhưng chứa đựng phẩm chất của
người hùng
- Họ luôn đơn độc, sống và hành
động một mình
- Luôn theo đuổi ước mơ bằng ý chí

và sức chịu đựng.
=> Niềm tin yêu và trân trọng của nhà
văn vào vẻ đẹp của con người.

HOẠT ĐỘNG IV: Hướng dẫn học sinh củng cố và luyện tập
15


1) Mục tiêu: Hướng dẫn học sinh đánh giá về nội dung và nghệ thuật của
đoạn trích. Làm bài tập luyện tập
(2) Phương pháp/kĩ thuật: vấn đáp, nêu vấn đề, ….
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Làm việc cá nhân, theo nhóm.
(4) Phương tiện dạy học: SGK,SGV
Hoạt động của Giáo viên và
Học sinh
Bước 1 : Giao nhiệm vụ :
- Nêu những giá trị về nội dung và
nghệ thuật của tác phẩm?
- Những bài học cuộc sống từ
truyện Ông già và biển cả?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- Hs tổng hợp kiến thức để trả lời
- Liên hệ với bản thân để rút ra bài
học
Bước 3: Trao đổi, thảo luận, đánh
giá.
- HS: thảo luận theo nhóm, tổ, nhận
xét đánh giá câu trả lời của nhau
- GV: Tổng hợp và kêt luận
Bước 4: Phương án kiểm tra đánh

giá
- Kiểm tra bằng câu hỏi nêu vấn đề

Nội dung cần đạt.
IV. CỦNG CỐ VÀ LUYỆN TẬP
1. Củng cố:
1 Vê nội dung: Ông già và biển cả là một
bài ca về vẻ đẹp của con người lao động,
biết vượt qua gian nan, thử thách, chiến
thắng số phận để thực hiện ước mơ. Từ
đó, nhà văn gửi gắm những bài học triết lí
nhân sinh về cuộc đời và con người
2. Về nghệ thuật: Nguyên lí Tảng băng
trôi tri phối cách sử dụng ngôn ngữ, xây
dựng nhân vật, sử dụng các hình ảnh ẩn
dụ, tượng trưng.
2. Luyện tập

2.5.Kết quả thực nghiệm.
Áp dụng đề tài Khai thác kiểu nhân vật người hùng – khâu đột phá trong
Đọc hiểu trích đoạn “Ông già và biển cả” của Hê-minh-uê vào 2 lớp 12A4,
12A8, tôi nhận thấy các em có hứng thú với bài học, mức độ hiểu bài tương đối
cao. Cụ thể kết quả như sau :
Khèi

Líp

12

12A4

12A8


số
45
42

Giái
SL (%)
8 17.7
6 14.3

Kh¸
SL (%)
20 44.4
20 47.6

TB
SL (%)
16 35.7
13 33.4

YÕu
SL
(%)
1
2.2
2
4.7


3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận:
- Từ đề tài trên có thể thấy, để dạy thành công một tác phẩm văn học cần
nắm được cách thức sáng tạo của nhà văn thể hiện trong tác phẩm. Đó là một
chiếc chìa khóa thần kì mở ra những giá trị nội dung tư tưởng của tác phẩm.
- Nắm vững kiến thức, rèn luyện nhân cách cho học sinh là mục đích cao
đẹp và cuối cùng của mỗi giờ văn trong trường phổ thông nói chung. Băn khoăn,
16


trăn trở để tìm ra những phương pháp tiếp cận, giảng dạy hiệu quả là mục tiêu
và trách nhiệm của mỗi giáo viên tâm huyết với nghề nhất là trong bối cảnh hiện
nay. Đối với bài Ông già và biển cả là một tác phẩm khó tiếp nhận so với trình
độ của học sinh THPT bởi cách viết tương đối mới mẻ của tác giả. Trong phạm
vi đề tài của mình, tôi đã đưa ra cách tiếp nhận tác phẩm từ đặc điểm kiểu nhân
vật trong tác phẩm của Hê-minh-uê, với hi vọng mang đến một hướng dạy học
mới vừa khoa học, vừa hấp dẫn, tạo hứng thú học tập cho học sinh.
- Đề tài trên là những kinh nghiệm bước đầu trong qua trình dạy học trích
đoạn Ông già và biển cả. Vì vậy sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong
nhận được ý kiến đóng góp từ các bạn đồng nghiệp.
3.2 Kiến nghị:
- Đối với tổ chuyên môn nhà trường có thêm các chuyên để về văn học nước
ngoài nói chung và tác phẩm của Hê-minh-uê nói riêng, cung cấp cho học sinh
các tư liệu cần thiết để các em có những kiến thức cơ bản để học tốt các tác
phẩm này.
- Đối với nhà trường, có các hình thức tổ chức ngoại khóa về văn học nước
ngoài để những tác phẩm trở nên gần gũi đối với các em hơn.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
Thanh Hóa, ngày 29 tháng 6 năm 2020
ĐƠN VỊ

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết
không sao chép nội dung của người khác
Người thực hiện

Phạm Thị Trang

17



×