Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Thiết kế bài giảng theo hướng sơ đồ hóa kiến thức nhằm nâng cao hiệu quả ôn thi tốt nghiệp trung học phổ thông, ôn thi học sinh giỏi văn hóa lớp 11, khi giảng dạy chuyên đề tuần hoàn máu sinh học 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.67 KB, 19 trang )

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Từ năm học 2017-2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo thay đổi nội dung trong
đề thi THPT quốc gia (năm nay gọi là tốt nghiệp THPT), ngoài phần lớn nội
dung là trong chương trình lớp 12, còn có khoảng 10% lượng kiến thức ở
chương trình Sinh học 11; Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh hóa bắt đầu thi học
sinh giỏi văn hóa lớp 11, nội dung đề thi là chương trình lớp 10,11, trong đó
lượng kiến thức của mỗi khối chiếm tỉ trọng khoảng 50%. Như vậy dù thi tốt
nghiệp THPT hay thi học sinh giỏi văn hóa thì ở các năm học trước thì nội dung
kiến thức lớp 11 chưa được khai thác. Sự thay đổi này quả thực là một thách
thức lớn đối với giáo viên và học sinh.
Khởi động cùng với sự thay đổi trong kì thi tốt nghiệp THPT và sự thay
đổi rất lớn trong kì thi học sinh giỏi văn hóa cấp tỉnh, trong cả 3 năm học 20172018, 2018-2019, 2019-2020, tôi đều được nhà trường giao nhiệm vụ giảng dạy
lớp 12 ban Khoa học tự nhiên đồng thời phụ trách đội tuyển học sinh giỏi môn
Sinh học lớp 11. Thật sự khi nhận nhiệm vụ tôi đã rất trăn trở, đôi khi với từng
mảng kiến thức sau khi đưa ra phương pháp hướng dẫn, định hướng học sinh
cách khai thác kiến thức sau khi thực hiện thì liên tục phải rút kinh nghiệm, điều
chỉnh, bổ sung. Có lẽ nhiều đồng nghiệp cũng gặp phải những khó khăn như tôi.
Trong các nội dung kiến thức trọng tâm của chương trình Sinh học lớp 11,
thì “Tuần hoàn máu” là một chuyên đề có nhiều nội dung kiến thức chuyên sâu
ở các phương diện lý thuyết về cơ chế quá trình, đặc biệt là giải thích các hiện
tượng thực tiễn. Để giúp học sinh có thể vận dụng kiến thức các câu hỏi ở cấp
độ hiểu, vận dụng và vận dụng sáng tạo là điều không hề dễ. Tôi đã đề xuất và
thử nghiệm một số giải pháp khác nhau và nhận thấy khi sử dụng sơ đồ kết hợp
với kỹ thuật đặt dạy học tích cực để hệ thống hóa toàn diện kiến thức trọng
tâm, liên kết các kiến thức thực sự đã góp phần thay đổi hiệu quả giảng dạy.
Từ những lý do trên cùng với kinh nghiệm giảng dạy tôi đã quyết định
chọn đề tài:“Thiết kế bài giảng theo hướng sơ đồ hóa kiến thức nhằm nâng cao
hiệu quả ôn thi tốt nghiệp trung học phổ thông và ôn thi học sinh giỏi văn hóa
lớp 11, khi giảng dạy chuyên đề “Tuần hoàn máu” Sinh học 11” làm đề tài
sáng kiến kinh nghiệm của bản thân trong năm học 2019 – 2020. Rất mong


nhận được sự đóng góp ý kiến, của đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là đưa ra và sử dụng giải pháp sơ đồ hóa
kiến thức nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy của giáo viên ở chuyên đề “Tuần
hoàn máu” trong ôn thi tốt nghiệp THPT và ôn thi học sinh giỏi văn hóa cấp
tỉnh lớp 11. Qua đó rèn luyện và định hướng phát triển cho học sinh những năng
lực sau:
- Năng lực tư duy, năng lực sơ đồ hóa kiến thức.
- Năng lực phân tích, liên kết các kiến thức liên quan để giải quyết tình
huống có vấn đề.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực đọc và phân tích sơ đồ.
1


1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các giải pháp hướng dẫn học sinh vẽ,
lập sơ đồ với vai trò là phương tiện trực quan, vai trò hệ thống hóa kiến thức và
các kỹ thuật dạy học tích cực (kỹ thuật đặt câu hỏi, kỹ thuật động não..) để định
hướng học sinh khai thác kiến thức từ sơ đồ.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu sử dụng trong đề tài bao gồm
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Dựa vào sách giáo
khoa Sinh học 11 - Nâng cao và Cơ bản, sách bài tập Sinh học 11- Nâng cao và
Cơ bản, tài liệu ôn thi học sinh giỏi, tài liệu về dạy học theo định hướng phát
triển năng lực học sinh; Đề thi khảo sát học sinh lớp 12 của các Sở Giáo dục và
Đào tạo; Đề thi THPT quốc gia, đề thi minh họa, đề thi tham khảo của Bộ Giáo
dục và Đào tạo.
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu: Thống kê và xử lý số liệu từ kết
quả thi chính thức kì thi do Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh hóa, kì thi THPT
quốc gia do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức làm cơ sở đánh giá hiệu quả của đề

tài.
1.5. Những điểm mới của SKKN
Năm học 2018- 2019 tôi đã vận dụng phương pháp này để hoàn thành
SKKN ở chuyên đề “Quang hợp ở thực vật” khi ôn thi học sinh giỏi văn hóa lớp
11. Trong năm học này, tôi phát triển nghiên cứu ở chuyên đề mới là “Tuần
hoàn máu” ở cả mục đích ôn thi học sinh giỏi lớp 11 và ôn thi THPT quốc gia.

2


2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Chuyên đề “Tuần hoàn máu” là một phần kiến thức trọng tâm của Sinh
học 11, bao gồm các nội dung cơ bản, trọng tâm là:
Nội dung 1. Cấu tạo, đường đi của máu, đặc điểm các dạng hệ tuần hoàn.
Nội dung 2. Các quy luật hoạt động của tim.
Nội dung 3. Hoạt động của hệ mạch.
Các đơn vị kiến thức này có cả kiến thức cơ chế, quá trình, nhiều nội
dung được khai thác ở mức độ vận dụng giải thích các hiện tượng thực tiễn.
Muốn giải quyết tốt các câu hỏi, bài tập ở mức độ yêu cầu này đòi hỏi học sinh
ngoài nắm chắc bản chất của kiến thức thì cần phải biết cách xác định các kiến
thức có liên quan và liên kết kiến thức các phần một cách nhuần nhuyễn.
Vẽ sơ đồ với vai trò là phương tiện trực quan, vai trò hệ thống hóa, liên
kết kiến thức. Từ sơ đồ giáo viên sử dụng các kỹ thuật dạy học tích cực như kỹ
thuật câu hỏi, kỹ thuật động não… hướng dẫn học biết cách khai thác kiến thức
từ sơ đồ. Biết cách vẽ và biết cách sử dụng sơ đồ học sinh sẽ sâu chuỗi, liên hệ
và trả lời những câu hỏi có nội dung kết hợp, việc trình bày sẽ logic góp phần
nâng cao hiệu quả làm bài.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Đối với thi tốt nghiệp THPT thì phần lớn chỉ thi với mục đích xét tốt

nghiệp, rất ít em thi với mục đích xét tuyển đại học, mỗi khóa học của trường
chỉ có khoảng hơn 10 học sinh muốn xét tuyển vào các trường đại học có tổ hợp
xét tuyển liên quan đến bộ môn Sinh học, đo đó số đông còn lại chỉ học với tư
tưởng chống liệt.
Đối với thi HSG khi lựa chọn đội tuyển nguồn ít, năng lực không đồng
đều, vì đặc thù nội dung kiến thức ở lớp 10, 11 chủ yếu là lý thuyết. Các em
thấy sợ và ngại.
Khó khăn trong việc hướng dẫn học sinh học chuyên đề “Tuần hoàn
máu”
Nhiều kiến thức trừu tượng, có nhiều câu hỏi liên quan đến giải thích hiện
tượng thực tiễn. Các hình vẽ trong sách còn ở mức độ khái quát.
Do vậy tôi đã thiết kế bài giảng theo hướng sử dụng giải pháp vẽ sơ đồ
với mục đích là nguồn kiến thức, mục đích hệ thống kiến thức, định hướng liên
kết thì học sinh sẽ tích cực, hứng thú và chủ động học tập.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Tôi đã thiết kế bài giảng theo hướng phân tách thành các nội dung trọng
tâm và sử dụng giải pháp vẽ và khai thác kiến thức từ sơ đồ để hệ thống hóa
toàn diện kiến thức trọng tâm, liên kết các kiến thức. Cụ thể như sau:
2.3.1. Vẽ và sử dụng sơ đồ đường đi của máu đối với hệ tuần hoàn hở,
hệ tuần hoàn kín.
Thao tác 1. Hướng dẫn học sinh vẽ sơ đồ đường đi của máu và xác định đặc
điểm của hệ tuần hoàn hở.
3


Tim

Động mạch

Tĩnh mạch


Xoang cơ thể

Trao đổi chất trực tiếp
giữa máu với tế bào.
Đặc điểm

Máu chảy không liên tục
trong hệ mạch do không
có mao mạch.
Máu chảy trong động
mạch với vận tốc chậm,
áp lực thấp

H1.Sơ đồ đường đi của máu và đặc điểm của hệ tuần hoàn hở.
Thao tác 2. Hướng dẫn học sinh vẽ sơ đồ đường đi của máu và xác định đặc
điểm của hệ tuần hoàn kín
Tim

Động mạch

Tĩnh mạch

Mao mạch

Trao đổi chất gián tiếp
giữa máu với tế bào qua
thành mao mạch.
Đặc điểm


Máu chảy liên tục trong
hệ mạch.
Máu chảy trong động
mạch với vận tốc nhanh,
áp lực cao hoặc trung
bình.

H2. Sơ đồ đường đi của máu và đặc điểm của hệ tuần hoàn kín.
Thao tác 3. Hướng dẫn học sinh quan sát sơ đồ để trả lời các lệnh hoạt động,
4


câu hỏi, bài tập trong sách giáo khoa.
Từ H1, H2 trên bằng kỹ thuật dẫn dắt của giáo viên, học sinh quan sát, phân tích
và kết hợp kiến thức để hoàn thành các nhiệm vụ học tập sau:
Nhiệm vụ 1. Lệnh hoạt động trang 78, sách giáo khoa Sinh học 11 cơ bản.
Câu 1. Chỉ ra đường đi của máu (bắt đầu từ tim) trên sơ đồ hệ tuần hoàn hở và
hệ tuần hoàn kín. (Thể hiện rõ trên sơ đồ H1, H2)
Nhiệm vụ 2. Câu hỏi trang 80, sách giáo khoa Sinh học 11 cơ bản và câu hỏi
trang 74, sách giáo khoa Sinh học 11 nâng cao.
Câu 1. Tại sao hệ tuần hoàn của côn trùng được gọi là hệ tuần hoàn hở? (Quan
sát H1 học sinh trả lời chưa có mao mạch nối giữa động mạch và tĩnh mạch,
nên máu không lưu thông liên tục trong hệ mạch)
Câu 2. Tại sao hệ tuần hoàn của cá, lưỡng cư, bò sát, chim và thú gọi là hệ tuần
hoàn kín. (Quan sát H2 học sinh trả lời đã có mao mạch nối giữa động mạch và
tĩnh mạch, nên máu lưu thông liên tục trong hệ mạch)
Câu 3. Vẽ sơ đồ, trình bày sự khác nhau giữa hệ tuần hoàn hở và kín. (Quan sát
H1, H2, học sinh dễ dàng vẽ lại sơ đồ, chỉ ra sự khác biệt về cấu tạo, từ đó xác
định sự khác biệt về đặc điểm trao đổi chất, vận tốc và áp lực máu)
2.3.2. Vẽ và sử dụng sơ đồ đường đi của máu đối với hệ tuần hoàn

đơn và hệ tuần hoàn kép.
Thao tác 1. Hướng dẫn học sinh vẽ sơ đồ đường đi của máu và xác định đặc
điểm của hệ tuần hoàn đơn (ở Cá).
ĐM mang
Tâm nhĩ
(máu nghèo
O2)

Tâm thất
(máu nghèo
O2)

Mang
(Trao đổi khí tại
mao mạch mang)

TM
(máu
nghèo
O2)

ĐM
lưng
( máu
giàu
O2 )

Máu trao đổi chất gián tiếp với tế bào qua thành mao mạch

H3. Sơ đồ đường đi của máu ở hệ tuần hoàn đơn.

Chú thích sơ đồ: ĐM là động mạch, TM là tĩnh mạch.
Từ sơ đồ này học sinh xác định được:
5


+ Đường đi của máu.
+ Máu trong tim là máu nghèo ôxi.
+ Máu đi nuôi cơ thể là máu giàu ôxi (máu đỏ tươi).
+ Xác định được số vòng tuần hoàn là 1 (nên gọi là hệ tuần hoàn đơn) và chức
năng của vòng tuần hoàn vừa trao đổi khí, vừa trao đổi chất.
Thao tác 2. Hướng dẫn học sinh vẽ sơ đồ đường đi của máu và xác định đặc
điểm của hệ tuần hoàn kép ở động vật có tim 3 ngăn (Lưỡng cư), tim 3 ngăn có
vách ngăn hụt (Bò sát ngoại trừ cá sấu).
Định hướng học sinh ôn tập lại và xác định rõ cấu tạo tim 3 ngăn (2 tâm
nhĩ, 1 tâm thất), kiểu cấu tạo này có ở Lưỡng cư. Nhóm động vật có tim 3 ngăn,
vách ngăn hụt thì vách ngăn hụt là ở vị trí tâm thất, kiểu cấu tạo này có ở Bò
sát, ngoại trừ cá sấu đã có 4 ngăn.
Máu trao đổi khí tại mao mạch phổi
TM
Phổi
(máu
giàu
O2)

ĐM
Phổi
(máu
pha)
TN trái
(máu giàu

O2)

TN phải
(máu nghèo
O2)

Tâm thất (máu
pha)
ĐM
chủ
(máu
pha)

TM
chủ
(máu
nghè
oO2)

Máu trao đổi chất gián tiếp với tế bào qua
thành mao mạch
H4. Sơ đồ đường đi của máu ở hệ tuần hoàn kép ở động vật có tim 3 ngăn,
tim 3 ngăn có vách ngăn hụt.
Chú thích sơ đồ: ĐM là động mạch, TM là tĩnh mạch, TN là tâm nhĩ.
6


Từ sơ đồ này học sinh xác định được:
+ Đường đi của máu.
+ Máu trong tim ở tâm nhĩ trái là giàu ôxi, máu ở tâm nhĩ phải là nghèo ôxi.

+ Máu được đẩy từ tâm nhĩ xuống tâm thất, từ tâm thất lên động mạch.
+ Giải thích được tại sao máu đi nuôi cơ thể là máu pha. Nhấn mạnh ở lưỡng
cư tim 3 ngăn máu pha nhiều, ở bò sát tim 3 ngăn có vách ngăn hụt máu pha ít
hơn.
+ Xác định được số vòng tuần hoàn là 2 (nên gọi là hệ tuần hoàn kép) và chức
năng của từng vòng tuần hoàn (vòng tuần hoàn nhỏ đua máu qua phổi để trao
đổi khí, vòng tuần hoàn lớn đưa máu đi nuôi cơ thể)
Thao tác 3. Hướng dẫn học sinh vẽ sơ đồ đường đi của máu và xác định đặc
điểm của hệ tuần hoàn kép ở động vật có tim 4 ngăn (Cá sấu, Chim, Thú).
Máu trao đổi khí tại mao mạch phổi
TM
Phổi
(máu
giàu
O2)

ĐM
chủ
(máu
giàu
O2)

TN trái
(máu giàu
O2)

TN phải
(máu nghèo
O2)


TT trái

TT phải

ĐM
Phổi
(máu
nghèo
O2)

TM
chủ
(máu
nghè
oO2)

Máu trao đổi chất gián tiếp với tế bào qua
thành mao mạch
H5. Sơ đồ đường đi của máu ở hệ tuần hoàn kép ở động vật có tim 4 ngăn
Chú thích sơ đồ: ĐM là động mạch, TM là tĩnh mạch, TN là tâm nhĩ, TT: tâm
7


thất.
Từ sơ đồ này học sinh xác định được:
+ Đường đi của máu.
+ Máu trong tim ở tâm nhĩ trái, tâm thất trái là giàu ôxi; máu ở tâm nhĩ phải,
tâm thất phải là nghèo ôxi.
+ Giải thích được tại sao máu đi nuôi cơ thể là máu giàu ôxi (đỏ tươi).
+ Máu được đẩy từ tâm nhĩ trái giàu ôxi -> tâm thất trái -> động mạch chủ.

+ Máu được đẩy từ tâm nhĩ phải nghèo ôxi -> tâm thất phải -> động mạch
phổi.
+ Xác định được số vòng tuần hoàn là 2 (nên gọi là hệ tuần hoàn kép) và chức
năng của từng vòng tuần hoàn (vòng tuần hoàn nhỏ đưa máu qua phổi để trao
đổi khí, vòng tuần hoàn lớn đưa máu đi nuôi cơ thể).
Thao tác 4. Hướng dẫn học sinh quan sát sơ đồ để trả lời các lệnh hoạt động,
câu hỏi, bài tập trong sách giáo khoa.
Từ H3, H4, H5 trên bằng kỹ thuật dẫn dắt của giáo viên, học sinh quan
sát, phân tích và kết hợp kiến thức để hoàn thành các nhiệm vụ học tập sau:
Nhiệm vụ 1. Lệnh hoạt động trang 79, sách giáo khoa Sinh học 11 cơ bản.
+ Hãy chỉ ra đường đi của máu trong hệ tuần hoàn đơn của cá (xuất phát từ
tim) và giải thích tại sao hệ tuần hoàn của cá là hệ tuần hoàn đơn. (Học sinh mô
tả dựa vào sơ đồ H3).
+ Hãy chỉ ra đường đi của máu trong hệ tuần hoàn kép của thú (xuất phát từ
tim) và giải thích tại sao hệ tuần hoàn của thú là hệ tuần hoàn kép. (Học sinh
mô tả dựa vào sơ đồ H5).
Nhiệm vụ 2. Câu hỏi trang 80, sách giáo khoa Sinh học 11 cơ bản và câu hỏi
trang 74, sách giáo khoa Sinh học 11 nâng cao.
Câu 1. Nhóm động vật không có sự pha trộn giữa máu giàu O2 và máu giàu
CO2 ở tim
A. cá xương, chim, thú.
B. lưỡng cư, thú.
C. bò sát (trừ cá sấu), chim, thú.
D. lưỡng cư, bò sát, chim.
Học sinh xác định trên sơ đồ H3, H4, H5 -> Đáp án A.
Câu 2. Trình bày sự tiến hóa thể hiện ở cấu tạo của hệ tuần hoàn giữa các lớp
trong nghành động vật có xương sống. (Học sinh xác định dựa vào sơ đồ H3,
H4, H5. Chiều hướng tiến hóa là từ tim hai ngăn với 1 vòng tuần hoàn -> tim 3
ngăn với 2 vòng tuần hoàn, máu pha nhiều -> tim 3 ngăn có vách ngăn hụt, với
2 vòng tuần hoàn, máu pha ít hơn -> tim 4 ngăn, máu không pha trộn (máu

giàu ôxi) thích nghi với đời sống có nhu cầu năng lượng ngày càng cao.)
Thao tác 5. Định hướng học sinh phân tích và trả lời các câu hỏi trắc nghiệm
khách quan trong kì thi THPT quốc gia và câu hỏi tự luận trong đề thi HSG văn
hóa lớp 11.
Câu 1. (Đề thi THPT quốc gia năm 2017-2018) Động vật nào sau đây có hệ
tuần hoàn hở?
A. Rắn hổ mang.
B. Châu chấu.
C. Cá chép.
D. Chim bồ câu.
8


Học sinh xác định trên sơ đồ H3 -> Đáp án C.
Câu 2. (Đề minh họa năm 2017-2018) Khi nói về tuần hoàn máu ở người bình
thường, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? ( Trích ý hỏi có liên quan)
II. Máu trong tĩnh mạch luôn nghèo ôxi hơn máu trong động mạch.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Hướng dẫn học sinh phân tích ý II dựa vào sơ đồ H5. Cụ thể qua sơ đồ giáo
viên thiết kế học sinh phân tích được: máu trong tĩnh mạch phổi giàu ôxi còn
máu trong động mạch lên phổi nghèo ôxi nên kết luận này sai.
Câu 3. (Đề thi THPT quốc gia năm 2017-2018) Khi nói về hệ hô hấp và hệ tuần
hoàn ở động vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? ( Trích ý hỏi có liên
quan)
I. Tất cả các động vật có hệ tuần hoàn kép thì phổi đều được cấu tạo bởi nhiều
phế nang.
II. Ở tâm thất của cá và lưỡng cư đều có sự pha trộn giữa máu giàu O2 và máu

giàu CO2.
III. Trong hệ tuần hoàn kép, máu trong động mạch luôn giàu O2 hơn máu trong
tĩnh mạch.
A. 1.
B. 4.
C. 3.
D. 2.
Hướng dẫn học sinh phân tích ý I,II, IV dựa vào sơ H3, H4, H5. Cụ thể qua sơ
đồ học sinh phân tích được:
+ Ý I, vế đầu là tất cả động vật có hệ tuần hoàn kép thì hô hấp bằng phổi là
đúng (H4, H5), tuy nhiên sau đó học sinh phải liên hệ với kiến thức chương hô
hấp và phân tích phổi chim không có phế nang. Do đó nhận định I là sai.
+ Ý II, tim cá có 2 ngăn, máu trong tim đều là máu nghèo ôxi nên không phải
là máu pha (H3). Do đó nhận định II là sai.
+ Ý IV, học sinh nhận thấy máu trong tĩnh mạch phổi giàu ôxi còn máu trong
động mạch lên phổi nghèo ôxi (H5) nên kết luận IV sai.
Câu 4 (Đề thi THPT quốc gia năm 2017-2018) Khi nói về hệ tuần hoàn của
người bình thường, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? ( Trích ý hỏi có liên
quan)
II. Khi tâm thất co, máu được đẩy vào động mạch.
III. Máu trong buồng tâm nhĩ trái nghèo ôxi hơn máu trong buồng tâm nhĩ phải.
IV. Máu trong tĩnh mạch chủ nghèo ôxi hơn máu trong động mạch chủ.
A. 4.
B. 1.
C. 2.
D. 3.
Hướng dẫn học sinh phân tích ý II, III, IV dựa vào sơ đồ H5, học sinh phân tích
được:
+ Ý II, khi tâm thất co máu được đẩy vào động mạch là đúng
+ Ý III, sau khi trao đổi khí ở phổi, máu theo tĩnh mạch phổi về tâm nhĩ trái nên

tâm nhĩ trái giàu ôxi. Sau khi đi nuôi cơ thể, máu theo tĩnh mạch chủ về tâm nhĩ
phải nên máu trong tâm nhĩ phải nghèo ôxi. Kết luận này sai.
+ Ý IV, máu trong động mạch chủ giàu ôxi, còn tĩnh mạch chủ nghèo ôxi nên
IV sai.
Câu 5. (Đề thi THPT quốc gia năm 2018-2019) Trong chu kì hoạt động của tim
9


người bình thường, khi tim co thì máu từ ngăn nào của tim được đẩy vào động
mạch chủ?
A. Tâm nhĩ phải.
B. Tâm thất trái. C. Tâm thất phải.
D. Tâm nhĩ trái.
Học sinh dựa vào sơ đồ H5, phân tích được: trong chu kì hoạt động của tim
người bình thường, khi tim co thì máu từ tâm thất trái của tim được đẩy vào
động mạch chủ.
Câu 6. (Đề thi THPT quốc gia năm 2018-2019) Trong chu kì hoạt động của tim
người bình thường, ngăn nào sau đây của tim trực tiếp nhận máu giàu CO 2 từ
tĩnh mạch chủ?
A. Tâm thất phải.
B. Tâm nhĩ trái. C. Tâm thất trái.
D. Tâm nhĩ phải.
Học sinh dựa vào sơ đồ H5, phân tích được: trong chu kì hoạt động của tim
người bình thường, máu giàu CO2 tự tĩnh mạch chủ sẽ được đưa về tâm nhĩ
phải.
Câu 7. (Đề thi THPT quốc gia năm 2018-2019) Trong chu kì hoạt động của tim
người bình thường, khi tim co thì máu từ ngăn nào của tim được đẩy vào động
mạch phổi?
A. Tâm nhĩ trái.
B. Tâm thất phải. C. Tâm nhĩ phải. D . Tâm thất trái.

Học sinh dựa vào sơ đồ H5, phân tích được: trong chu kì hoạt động của tim
người bình thường,máu từ tâm thất phải sẽ được đẩy vào động mạch phổi.
Câu 8. (Đề minh họa năm 2018-2019) Khi nói về hoạt động của hệ tuần hoàn ở
thú, phát biểu nào sau đây sai? ( Trích ý hỏi có liên quan)
B. Khi tâm thất trái co, máu từ tâm thất trái được đẩy vào động mạch phổi.
C. Khi tâm nhĩ co, máu được đẩy từ tâm nhĩ xuống tâm thất.
Học sinh dựa vào sơ đồ H5, phân tích được: trong chu kì hoạt động của tim
thú, máu từ tâm thất phải sẽ được đẩy vào động mạch phổi, máu từ tâm thất
trái sẽ được đẩy vào động mạch chủ nên ý B sai. Mặt khác khi tâm nhĩ co đẩy
máu xuống tâm thất theo nguyên tắc tâm nhĩ trái xuống tâm thất trái, tâm nhĩ
phải xuống tâm thất phải nên C đúng.
Câu 9. (Trích đề thi đề xuất HSG cho kỳ thi Duyên hải đồng bằng Bắc bộ,
trường Đại học sư phạm Hà Nội 2014). Tại sao cùng là động vật có xương sống,
cá có hệ tuần hoàn đơn còn chim, thú có hệ tuần hoàn kép ?
Học sinh dựa vào sơ đồ H3, H5 trả lời được câu hỏi.
* Ở cá tồn tại hệ tuần hoàn đơn do:
- Cá sống trong môi trường nước nên cơ thể được môi trường nước nâng đỡ.
- Nhiệt độ nước tương đương với thân nhiệt của cá nên nhu cầu năng lượng, ôxi
thấp.
* Ở chim và thú tồn tại hệ tuần hoàn kép do:
- Chim và thú là động vật hằng nhiệt, hoạt động nhiều nên cần nhiều năng lượng
và ôxi.
- Hệ tuần hoàn kép giúp tăng áp lực máu và tốc độ chảy nên cung cấp đủ oxi và
chất dinh dưỡng cho cơ thể
Câu 10. (Trích đề thi đề xuất HSG cho kỳ thi Duyên hải đồng bằng Bắc bộ,
Trường chuyên Bắc Ninh, 2015). Phân biệt những đặc điểm cơ bản giữa hệ tuần
10


hoàn hở và hệ tuần hoàn kín?

Dựa vào sơ đồ H1, H2 học sinh chỉ ra được điểm khác biệt về cấu tạo hệ mạch,
về đường đi của máu, về đặc điểm trao đổi chất giữ máu với tế bào cũng như
vận tốc, áp lực máu
2.3.3. Vẽ và sử dụng sơ đồ hệ thống hóa kiến thức về các quy luật
hoạt động của tim.
Thao tác 1. Hướng dẫn học sinh xây dựng sơ đồ để hệ thống hóa kiến thức về
các quy luật hoạt động của tim
Quy luật “ tất cả hoặc không có gì”:
+ Nếu kích thích dưới ngưỡng cơ tim không
hoạt động.
+ Nếu kích thích đúng ngưỡng hoặc trên
ngưỡng cơ tim hoạt động tối đa.

Quy luật hoạt
động của tim

Quy luật hoạt động theo chu kì: Tim hoạt
động nhịp nhàng theo chu kì, mỗi chu kì
gồm 3 pha: pha co tâm nhĩ , pha co tâm thất
và pha dãn chung.
Vì vậy:
+ Động vật kích thước cơ thể càng nhỏ thì tỉ
lệ S/V càng lớn -> Số nhịp tim càng cao và
ngược lại.
+ Nhịp tim tỉ lệ thuận với nhịp hô hấp.
+ Tim hoạt động suốt đời mà không mệt
mỏi.

Quy luật hoạt động tự động: do có hệ dẫn
truyền tim, cấu tạo gồm nút xoang nhĩ, nút

nhĩ thất, bó his và mạng puôckin.
H.6. Sơ đồ hệ thống kiến thức về quy luật hoạt động của tim.
Thao tác 2. Hướng dẫn học sinh quan sát sơ đồ để trả lời các lệnh hoạt động,
câu hỏi, bài tập trong sách giáo khoa.
Từ sơ đồ H6 bằng kỹ thuật dẫn dắt của giáo viên, học sinh quan sát, phân
tích và kết hợp kiến thức để hoàn thành các nhiệm vụ học tập sau:
Nhiệm vụ 1. Lệnh hoạt động trang 82, sách giáo khoa Sinh học 11 cơ bản và
trang 75, 76, sách giáo khoa Sinh học 11 nâng cao.
Câu 1. Cho biết mối quan hệ giữa nhịp tim và khối lượng cơ thể. (Học sinh xác
định câu trả lời dựa nội dung tính chu kì của tim trong H6).
Câu 2. Vì sao có sự khác nhau về nhịp tim của các loài động vật. (Học sinh xác
11


định câu trả lời dựa nội dung tính chu kì của tim trong H6).
Câu 3. Vì sao tim hoạt động mà không mệt mỏi. (Học sinh xác định câu trả lời
dựa nội dung tính chu kì của tim trong H6, học sinh phân tích trả lời).
Nhiệm vụ 2. Câu hỏi trang 85, sách giáo khoa Sinh học 11 cơ bản và câu hỏi
trang 74, sách giáo khoa Sinh học 11 nâng cao.
Câu 1. Tại sao tách rời tim khỏi cơ thể vẫn có khả năng co dãn nhịp nhàng?
(Học sinh xác định câu trả lời dựa nội dung tính tự động của tim trong H6).
Thao tác 3: Định hướng học sinh phân tích và trả lời các câu hỏi trắc nghiệm
khách quan trong kì thi THPT quốc gia và câu hỏi tự luận trong đề thi HSG văn
hóa lớp 11.
Câu 1 (Đề thi THPT quốc gia năm 2017-2018) Khi nói về hệ tuần hoàn của
người bình thường, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Tim co dãn tự động theo chu kì là do hệ dẫn truyền tim. (Trích ý hỏi có liên
quan). Học sinh xác định câu trả lời dựa nội dung tính tự động của tim trong
H6 -> ý I là đúng.
Câu 2. (Đề minh họa năm 2018-2019) Khi nói về hoạt động của hệ tuần hoàn ở

thú, phát biểu nào sau đây sai? ( Trích ý hỏi có liên quan)
A. Tim co dãn tự động theo chu kì là nhờ hệ dẫn truyền tim.
D. Loài có khối lượng cơ thể lớn có số nhịp tim/phút ít hơn loài có khối lượng
cơ thể nhỏ
Học sinh xác định câu trả lời dựa nội dung H6 -> ý A,D là đúng.
Câu 3 (Đề thi HSG văn hóa lớp 11 tỉnh Thanh hóa năm 2017- 2018). Dưới đây
là số liệu nhịp thở và nhịp tim của 4 loài động vật, từ A đến D.
Loài động vật
Nhịp thở/phút
Nhịp tim/phút
A
160
500
B
15
40
C
28
190
D
8
28
a. Chỉ ra trình tự loài động vật có tổng lượng máu nhiều nhất đến ít nhất; loài
động vật có diện tích bề mặt cơ thể/thể tích cơ thể từ cao nhất đến thấp nhất.
b. Em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa nhịp thở, nhịp tim và khối lượng cơ
thể của các loài động vật.
c. Giải thích tại sao các loài động vật trên lại có nhịp tim, nhịp thở khác nhau.
Học sinh xác định câu trả lời dựa nội dung tính chu kì của tim trong H6:
Học sinh xác định ngay được ý b,c.
Còn riêng ý a ta có loài D có nhịp tim và nhịp thở ít nhất thì tỉ lệ S/V nhỏ nhất

nên kích thước cơ thể lớn nhất, tổng lượng máu lớn nhất và ngược lại.
+ Trình tự động vật có tổng lượng máu nhiều nhất đến ít nhất: D → B → C →A.
+ Trình tự động vật có diện tích bề mặt cơ thể/thể tích cơ thể từ cao nhất đến
thấp nhất: A → C →B → D.
Câu 4 (Trích đề thi đề xuất HSG cho kỳ thi Duyên hải đồng bằng Bắc bộ,
Trường chuyên Bắc Ninh, 2015). Người ta làm thí nghiệm cắt rời tim ếch ra
12


khỏi cơ thể rồi nuôi trong dung dịch sinh lí và quan sát. Theo em, tim ếch có
còn đập nữa không. Giải thích? (Học sinh xác định câu trả lời dựa nội dung
tính tự động của tim trong H6. Tim vẫn còn đập vì có hệ dẫn truyền tim.)
2.3.4. Vẽ và sử dụng sơ đồ hệ thống hóa kiến thức về huyết áp và vận
tốc máu
Thao tác 1: Xây dựng sơ đồ để hệ thống hóa kiến thức về huyết áp.
+ Là áp lực của máu lên thành mạch.
+ Huyết áp tối đa lúc tim co, huyết áp tối
thiểu lúc tim giản .
Phụ thuộc vào lực co tim, nhịp tim, khối
lượng máu, độ quánh của máu, sự đàn hồi
của mạch máu.
- Huyết áp lớn nhất trong động mạch, giảm
dần trong mao mạch và nhỏ nhất ở tĩnh
mạch (càng xa tim huyết áp càng giảm).
Khi bị mất máu, bị tiêu chảy lượng máu
giảm -> huyết áp giảm.
Huyết áp
Người già mạch xơ cứng, tính đàn hồi
kém, đặc biệt là các mạch ở não, khi huyết
áp cao dễ làm vỡ mạch, gây xuất huyết

não.
Khi ăn mặn NaCl nhiều gây giữ nhiều
nước, lượng máu tăng, dẫn tới huyết áp
tăng.
Khi vận động mạnh nhu cầu ôxi và năng
lượng nhiều, tim đập nhanh và mạnh làm
huyết áp tăng. Ngược lại khi nghỉ ngơi
huyết áp giảm.
H.7. Sơ đồ hệ thống kiến thức về huyết áp
Qua sơ đồ này học sinh xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp từ đó
giải thích được các hiện tượng trong thực tiễn trường hợp nào làm tăng huyết
áp, trường hợp nào làm giảm huyết áp.
13


Thao tác 2. Hướng dẫn học sinh vẽ sơ đồ kiến thức trọng tâm về vận tốc máu
Vận tốc máu

Là tốc độ máu chảy
trong một giây.

Phụ thuộc vào tổng tiết diện và
chênh lệch huyết áp giữa 2 đầu
mạch.

Tổng tiết diện lớn nhất ở mao
mạch, nhỏ nhất ở động mạch.
+ Trong hệ thống động mạch
tổng tiết diện tăng dần từ động
mạch chủ đến tiểu động mạch.

+ Trong hệ thống tĩnh mạch
tổng tiết diện giảm dần từ tiểu
tĩnh mạch đến. tĩnh mạch chủ.
Như vậy tổng tiết diện lớn nhất


Nếu tổng tiết diện nhỏ, chênh lệch
huyết áp lớn, máu sẽ chảy nhanh
và ngược lại. Như vậy vận tốc máu
tỉ lệ nghịch với tổng tiết diện.

Vận tốc máu lớn nhất trong động mạch và nhỏ nhất trong
mao mạch.
Cụ thể vận tốc máu giảm dần từ động mạch chủ đến tiểu
động mạch, thấp nhất trong mao mạch và tăng dần từ tiểu
tĩnh mạch đến tĩnh mạch chủ.
H.8. Sơ đồ hệ thống kiến thức về vận tốc máu
Thao tác 3: Hướng dẫn học sinh quan sát sơ đồ để trả lời các lệnh hoạt động,
câu hỏi, bài tập trong sách giáo khoa.
Từ H7, H8 trên bằng giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát, phân tích và kết
hợp kiến thức để hoàn thành các nhiệm vụ học tập sau:
Nhiệm vụ 1. Lệnh hoạt động trang 83,84 sách giáo khoa Sinh học 11 cơ bản
Câu 1. Tại sao tim đập nhanh và mạnh làm huyết áp tăng, tim đập chậm và yếu
là huyết áp giảm. (Học sinh dựa vào H7 học sinh xác định được câu trả lời).
Câu 2. Tại sao cơ thể mất máu thì huyết áp lại giảm. (Học sinh dựa vào H7 học
sinh xác định được câu trả lời).
14


Câu 3. Mô tả sự biến động của huyết áp trong hệ mạch và giải thích tại sao có

sự biến động đó. (Học sinh dựa vào H7 học sinh xác định được câu trả lời).
Câu 4. Vận tốc máu biến động như thế nào trong hệ mạch. (Học sinh dựa vào
H8 học sinh xác định được câu trả lời).
Câu 5. So sánh tổng tiết diện các loại mạch. (Học sinh dựa vào H8 học sinh xác
định được câu trả lời).
Câu 6. Cho biết mối quan hệ giữa vận tốc máu và tổng tiết diện mạch. (Học
sinh dựa vào H8 học sinh xác định được câu trả lời).
Nhiệm vụ 2. Câu hỏi trang 85, sách giáo khoa Sinh học 11 cơ bản và câu hỏi
trang 79 sách giáo khoa Sinh học 11 nâng cao.
Câu 1. Giải thích sự thay đổi huyết áp và vận tốc máu trong hệ mạch. (Học sinh
dựa vào H7, H8 học sinh xác định được câu trả lời).
Câu 2. Tại sao huyết áp lại giảm dần trong hệ mạch. (Học sinh dựa vào H7 học
sinh xác định được câu trả lời).
Câu 3. Giải thích sự biến đổi vận tốc máu trong hệ mạch. (Học sinh dựa vào
H8 học sinh xác định được câu trả lời).
Thao tác 4. Định hướng học sinh phân tích và trả lời các câu hỏi trắc nghiệm
khách quan trong kì thi THPT quốc gia và câu hỏi tự luận trong đề thi HSG văn
hóa lớp 11.
Câu 1. (Đề minh họa năm 2017-2018) Khi nói về tuần hoàn máu ở người bình
thường, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? ( Trích ý hỏi có liên quan)
I. Huyết áp ở mao mạch lớn hơn huyết áp ở tĩnh mạch.
III. Trong hệ mạch máu, vận tốc máu trong mao mạch là chậm nhất.
IV. Lực co tim, nhịp tim và sự đàn hồi của mạch đều có thể làm thay đổi huyết
áp.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Từ sơ đồ hệ thống hóa kiến thức về huyết áp, học sinh xác định được ý I,III, IV
đúng

Câu 2. (Đề thi THPT quốc gia năm 2017-2018) Khi nói về hệ hô hấp và hệ
tuần hoàn ở động vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? ( Trích ý hỏi có liên
quan)
IV. Ở thú, huyết áp trong tĩnh mạch thấp hơn huyết áp trong mao mạch.
A. 1.
B. 4.
C. 3.
D. 2.
Từ sơ đồ hệ thống hóa kiến thức về huyết áp, học sinh xác định được ý IV đúng
Câu 3. (Trích đề thi đề xuất HSG cho kỳ thi Duyên hải đồng bằng Bắc bộ,
trường THPT chuyên Bắc Ninh, 2014).Trường hợp đang hoạt động cơ bắp (ví
dụ nâng vật nặng) làm thay đổi huyết áp và vận tốc máu như thế nào? Giải
thích. Từ sơ đồ H7, H8 học sinh xác định được, phân tích được: Đang hoạt
động cơ bắp (ví dụ nâng vật nặng): Tăng huyết áp và vận tốc máu .
Câu 4. (Trích đề thi đề xuất HSG cho kỳ thi Duyên hải đồng bằng Bắc bộ,
trường THPT chuyên Bắc Ninh, 2014). Huyết áp là gì? huyết áp phụ thuộc vào
những yếu tố nào? vì sao người ăn mặn lâu ngày dẫn đến bị huyết áp cao? (Từ
sơ đồ H7 học sinh xác định được câu trả lời)
15


Câu 5. (Trích đề thi đề xuất HSG cho kỳ thi Duyên hải đồng bằng bắc bộ,
trường THPT chuyên Thái Bình, 2014). Một người bị tiêu chảy nặng huyết áp
như thế nào ? (Từ sơ đồ H7 học sinh xác định được câu trả lời)
Câu 6. (Trích đề thi đề xuất HSG cho kỳ thi Duyên hải đồng bằng Bắc bộ,
trường chuyên Lê Quý Đôn, Điện Biên, 2015). Huyết áp thay đổi như thế nào
trong các trường hợp: xơ vữa mạch máu, mất máu? (Từ sơ đồ H7 học sinh xác
định được câu trả lời)
Câu 7. (Trích đề thi đề xuất HSG cho kỳ thi Duyên hải đồng bằng bắc bộ,
trường PT Vùng Cao Việt Bắc, 2015).Đâu là nguyên nhân chính của dòng máu

tốc độ chậm qua các mao mạch? (Từ sơ đồ H8 học sinh xác định được câu trả
lời)
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
2.4.1. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục.
Kết quả thu được là
- Đối với các tiết học ôn thi tốt nghiệp THPT, ôn thi HSG văn hóa lớp 11
mà tôi áp dụng giải pháp trên, tôi nhận thấy
+ Đã rèn luyện cho học sinh kỹ năng vẽ sơ đồ tư duy và kỹ năng trình và
khai thác kiến thức từ sơ đồ.
+ Tiết học sôi nổi, học sinh hứng thú và chủ động khai thác kiến thức, có
khả năng nhận diện đề và trình bày logic. Có khả năng liên kết tốt các kiến thức.
Từ đó giúp các em nhận thấy học lý thuyết cũng thú vị, tạo dựng và duy trì lòng
yêu thích bộ môn cũng như nâng cao tự tin khi làm bài.
- Xét về kết quả đạt được khi học sinh tham gia kì thi tốt nghiệp THPT
(THPT quốc gia) với mục đích xét tuyển đại học.
Năm học 2017-2018: có 8 học sinh thi đậu vào các trường đại học tốp
đầu.
STT

Họ và tên

Tổ hợp
xét tuyển
B00
B00

1
2


Trịnh Thị Giang
Lê Thị Giang

3
4
5

Hà Văn Chiến
Hà Đình Thủy
Hà Thị Hiền

B00
B00
B00

6

Lê Phương Nam

B00

7

Trịnh Thảo Ly

B00

8

Nguyễn Vũ Tuấn Nam


B00

Trúng tuyển vào ngành, trường
Y đa khoa, Đại học Y Hà Nội
Y đa khoa, Đại học Y Hà Nội,
phân hiệu thanh hóa.
Y đa khoa, Đại học Y Thái Bình.
Y đa khoa, Đại học Y Hải Phòng.
Y học cổ truyền, học viện Y học
cổ truyền Việt Nam
Công nghệ thực phẩm, Đại học
bách khoa Đà nẵng.
Công nghệ thực phẩm, học viện
nông nghiệp.
Công nghệ thực phẩm, học viện
nông nghiệp.
16


Năm học 2018-2019: Có 12 học sinh thi đậu vào các trường đại học tốp đầu.
STT

Họ và tên

1
2
3
4


Nguyễn Ngân Phương Anh
Trịnh Thị Ngọc
Phạm Thị Ngọc Mai
Lê Công Đức Anh

Tổ
hợp
B00
B00
B00
B00

5

Lê Hải My

B00

6

Phạm Thị Dương Quỳnh

B00

7
8
9
10
11


Hà Xuân Thắng
Nguyễn Thảo Ly
Lê Hồng Anh
Mai Thành Nam
Đinh Xuân Đức

B00
B00
B00
B00
B00

12

Trần Tuấn Mạnh

B00

Trúng tuyển vào ngành, trường
Y đa khoa, Đại học Y Hà Nội
Y đa khoa, Đại học Y Hà Nội
Y đa khoa, Đại học Y Hà Nội
Răng hàm mặt, Đại học Y Hà
Nội
Y đa khoa, Đại học Y Hà Nội,
phân hiệu Thanh hóa
Y đa khoa, Đại học Y Hà Nội,
phân hiệu Thanh hóa
Y đa khoa, Đại học Y Thái Bình.
Y đa khoa, Đại học Y Thái Bình.

Y đa khoa, Đại học Y Thái Bình.
Y đa khoa, Đại học Y Huế
Kỹ thuật hình ảnh, Đại học Y
Huế
Y đa khoa, Học Viện Y học cổ
truyền

Theo kết quả thống kê điểm trung bình môn Sinh học toàn trường năm
2018-2019 trong kì thi THPT quốc gia là 5,52, trong đó lớp 12D3 mà tôi giảng
dạy có điểm trung bình là 6,58. Đây là một con số phản ánh sự nỗ lực trong đổi
mới phương pháp dạy học của tôi đã góp phần nâng cao hiệu quả ôn thi THPT
quốc gia.
- Xét về kết quả đạt được khi học sinh tham gia kì thi học sinh giỏi văn
hóa cấp tỉnh môn Sinh học lớp 11:
Đối tượng mà tôi lựa chọn là học sinh lớp 11. Việc thành lập đội tuyển
được tiến hành và liên tục bổ sung phương pháp, kiến thức từ giữa học kì 1 của
năm lớp 10. Kết quả mà các em đã đạt được như sau:
+ Năm học 2017-2018: Có 4/5 học sinh đi thi đạt giải, cụ thể là
STT
1
2
3
4

Họ và tên
Trịnh Thị Ngọc
Lê Thảo Ly
Lê Thị Trang
Mai Thành Nam


Đạt giải
Giải nhì
Giải nhì
Giải ba
Giải ba

Với kết quả này, bộ môn Sinh học đạt 28 điểm xếp thứ 11 toàn tỉnh.
+ Năm học 2018-2019: Có 5/5 học sinh đi thi đạt giải, cụ thể là
17


STT
1
2
3
4
5

Họ và tên
Nguyễn Huy Cường
Hà Trung Hiếu
Lê Thị Hương
Nguyễn Thị Vân
Lê Đức Trung

Đạt giải
Giải nhì
Giải nhì
Giải nhì
Giải nhì

Giải ba

Với kết quả này, bộ môn Sinh học đạt 38 điểm xếp thứ 3 toàn tỉnh.
Như vậy kết quả thi THPT quốc gia (thi tốt nghiệp THPT), kết quả thi
học sinh giỏi bộ môn Sinh học của trường THPT Triệu sơn 3 trong 2 năm đầu
đổi mới nội dung và đối tượng thi của Sở giáo dục và đào tạo Thanh hóa đã có
sự tiến bộ cả về số lượng giải và chất lượng giải. Là người trực tiếp giảng dạy,
trải nghiệm giải pháp từ những rút kinh nghiệm của bản thân tôi mạnh dạn
khẳng định những giải pháp mà đề tài đưa ra là hoàn toàn khả thi và có thể áp
dụng hiệu quả trong quá trình ôn thi tốt nghiệp THPT, ôn thi học sinh giỏi và
nếu mở rộng ra thiết nghĩ cũng phù hợp ở nhiều mảng kiến thức khác.
2.4.2. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với với bản thân, đồng
nghiệp và nhà trường
Qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy khi áp dụng giải pháp này:
+ Đối với bản thân: Tôi thấy tự tin hơn trong nhiệm vụ ôn thi học sinh
giỏi, ôn thi THPT quốc gia (tốt nghiệp THPT). Trong quá trình thiết kế bài dạy
học sinh giỏi theo chuyên đề, sử dụng giải pháp trên làm cho bài giảng của tôi
logic hơn, cách khai thác kiến thức rõ hơn, sẽ dẫn dắt học sinh tốt hơn để các
em không bị nhầm lẫn trong cách xác định và trả lời các câu hỏi tương quan.
+ Đối với đồng nghiệp: Đây là một giải pháp khá phù hợp, đồng nghiệp
của tôi đã tham khảo những kinh nghiệm này khi nghe tôi báo cáo trong các hội
thảo của trường, các buổi sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn và sử dụng linh hoạt
trong giảng dạy học sinh giỏi các nội dung chuyên đề có bản chất, cách khai
thác kiến thức tương tự ở cùng bộ môn hoặc các bộ môn khác. Chúng tôi cùng
nhau trao đổi, học hỏi để nâng cao hiệu quả giảng dạy.
+ Đối với nhà trường: Giải pháp mà tôi áp dụng bên cạnh việc là nâng
cao chất lượng bộ môn thì cùng góp phần nhỏ cùng với các bộ môn khác nâng
cao thứ hạng của nhà trường.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận

Từ việc tích lũy kinh nghiệm thực tiễn của bản thân trong quá trình dạy
học, sự giúp đỡ đồng nghiệp, thông qua việc nghiên cứu các tài liệu có liên
quan đề tài đã hoàn thành, áp dụng trong thực tiễn giảng dạy 3 năm học và đạt
được những kết quả chính sau đây:
+ Đã giúp học sinh rèn luyện kỹ năng vẽ và sử dụng sơ đồ với mục đích là
nguồn kiến thức cũng như hệ thống hóa kiến thức, tạo dựng môi trường học tập
tích cực, chủ động, sáng tạo.
+ Nêu được các ví dụ minh chứng điển hình cho các giải pháp ở chuyên đề
18


Tuần hoàn máu.
+ Cung cấp cho đồng nghiệp giải pháp dạy học có thể áp dụng cho nhiều
chuyên đề và cả những kiến thức trọng tâm của phần “Tuần hoàn máu”.
3.2. Kiến nghị
Trên đây là kinh ngiệm của tôi đã thực hiện tại đơn vị trong 3 năm học
vừa qua trong công tác ôn thi học sinh giỏi, ôn thi tốt nghiệp THPT. Rất mong
đề tài này được xem xét, mở rộng hơn nữa để có thể áp dụng cho nhiều chuyên
đề khác trong lĩnh vực ôn thi học sinh giỏi, ôn thi tốt nghiệp THPT, cũng như có
thể áp dụng cho các đối tượng học sinh khác trong công tác ôn thi tốt nghiệp
THPT
Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp trong tổ chuyên môn, trong
nhà trường và các em học sinh đã giúp đỡ tôi hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm
này.
XÁC NHẬN
Thanh hóa, ngày 5 tháng 6 năm 2020
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người
khác.
Người viết


Nguyễn Thị Hồng

19



×