Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Lựa chọn một số bài tập nhằm phát triển sức mạnh tốc độ cho học sinh trường THPT triệu sơn 3 tỉnh thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.38 KB, 10 trang )

1.MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chon đề tài:
Thể dục thể thao là một bộ phận không thể thiếu trong nền văn hoá của mỗi
dân tộc cũng như nền văn minh nhân loại. Trình độ thể dục thể thao là những dấu
hiệu văn hoá và năng lực sáng tạo của mỗi dân tộc, là phương tiện giao lưu văn
hoá, mở rộng quan hệ giữa các nước với nhau. Các hoạt động thể dục thể thao quần
chúng cũng như thi đấu, biểu diễn thể thao trình độ cao đang và đã trở thành nhu
cầu đông đảo của quần chúng. Các hoạt động đó chẳng những là hình thức nghỉ
ngơi, giải trí, nâng cao sức khoẻ mà còn đem lại niềm tự hào và sự cổ vũ to lớn của
nhân dân. Với những to lớn mà thể dục thể thao đem lại, do vậy nghị quyết TW4
của Đảng cộng sản Việt Nam khoá 7 đã đề ra “ Giáo dục là quốc sách hàng đầu...”
trong chiến lược phát triển con người Việt Nam là phấn đấu một đất nước có lớp
người phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần,
trong sáng về đạo đức... là mục tiêu phấn đấu của toàn Đảng toàn dân ta.
Giáo dục thể chất trong trường học là một mặt giáo dục quan trong không thể
thiếu được trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo, góp phần thực hiện mục tiêu:
“Nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân lực, đào tạo nhân tài” cho đất nước để mỗi công
dân, nhất là thế hệ trẻ có điều kiện “Phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể
chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức” để đáp ứng nhu cầu đòi hỏi
ngày càng nâng cao sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Giáo dục thể chất học đường thực sự có vị trí quan trọng trong việc đào tạo thế
hệ trẻ phát triển toàn diện, hoàn thiện về nhân cách, trí tuệ và thể chất để phục vụ
sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, giữ vững và tăng cường an ninh,
quốc phòng. Muốn phát triển được phong trào thể dục thể thao của đất nước không
thể coi nhẹ vai trò của giáo dục thể chất trong trường học.
Công tác giáo dục thể chất trong trường học là một bộ phận quan trọng của
cuộc cách mạng văn hoá của nước ta, giáo dục thể chất kết hợp chặt chẽ với các
mặt giáo dục khác trong trường học là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của
khoa học kĩ thuật và phát triển nền kinh tế quốc dân.
Đất nước ta đang trên con đường tiến hành đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp
hoá, hiện đại hoá nên việc đào tạo nguồn nhân lực phải đáp ứng được yêu cầu “


phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, trong sáng về đạo đức, phong phú
về tinh thần, trong sáng về đạo đức” vì vậy việc dạy thể dục trong các trường học
rất cần đội ngũ thầy, cô giáo làm công tác giáo dục thể chất có trình độ chuyên
môn, tri thức sư phạm vững vàng để đáp ứng được yêu cầu của xã hội hiện nay.
Trong thục tế hiện nay, điều kiện giảng dạy, sân bãi phục vụ cho việc dạy và
học môn thể dục chưa đáp ứng được nhu cầu nâng cao chất lượng giáo dục thể chất
trong trường học, nên chưa thực sự hấp dẫn và lôi cuốn học sinh ham thích, hưng
phấn tự giác tham gia tập luyện. Do vậy học sinh tích cực tập luyện trong giờ thể
1


dục vẫn còn hạn chế. Từ đó, việc giảng dạy để nâng cao sức khoẻ và thành tích
trong các môn thể thao nói chung và môn điền kinh nói riêng vẫn còn hạn chế.
Trong trường phổ thông, thành tích các nội dung trong môn điền kinh vẫn chưa
cao. Cho đến nay còn rất ít sáng kiến kinh nghiệm trong dạy học môn thể dục đề
cập đến việc phát triển tố chất sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành tích các môn
thể thao cho học sinh trung học phổ thông.
Chính vì lẽ đó tôi tiến hành nghiên cứu đề tài sáng kiến kinh nghiệm:
“ Lựa chọn một số bài tập nhằm phát triển sức mạnh tốc độ cho học sinh
trường THPT Triệu Sơn 3 – Tỉnh Thanh Hoá ”
1.2. Mục đích nghiên cứu:
- Đề tài đã giải quyết được việc phát triển sức mạnh tốc độ cho học sinh THPT.
- Mục tiêu của tôi đó là đem đề tài trao đổi với các đồng nghiệp nhằm mục đích
nâng cao nghiệp vụ công tác của bản thân góp phần vào việc nâng cao chất lượng
dạy và học trong các tiết học thể dục ở trường trung học phổ thông.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
- Học sinh thuộc các lớp: 10B36, 10C36, 11A35, 11D35, 12E5, 12E6 trường THPT
Triệu Sơn 3 tỉnh Thanh Hóa.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp tổng hợp phân tích tài liệu.

- Phương pháp quan sát và thực nghiệm sư phạm.
- Phương pháp lựa chọn các bài tập.
- Phương pháp tính toán và xử lí số liệu.

2


2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận.
2.1.1. Các khái niệm có liên quan.
- Khái niệm sức mạnh.
Sức mạnh là năng lực cơ bắp để khắc phục lực cản bên ngoài bằng căng cơ.
Sức mạnh được biểu hiện ở nhiều hoạt động vận động khác nhau.
VD: Nâng vật nặng, cử tạ, phóng lao, sút bóng, giậm nhảy trong nhảy cao, nhảy
xa,...
- Phân loại sức mạnh.
+ Sức mạnh tối đa ( hay còn gọi là sức mạnh tuyệt đối ).
Sức mạnh tối đa là sức mạnh lớn nhất có thể sinh ra khi co cơ tối đa. Ví dụ: Cử
tạ, đẩy, kéo, nâng các đồ vật có trọng lượng nặng...
+ Sức mạnh nhanh ( hay còn gọi là sức mạnh tốc độ )
Là năng lực phát huy sức mạnh trong một khoảng thời gian ngắn nhất bằng sự
co cơ nhanh. Ví dụ: Ra đòn tay, đòn chân trong các môn võ, giậm nhảy trong nhảy
cao, nhảy xa, sức đạp chân vào bàn đạp khi xuất phát thấp ở các cự li ngắn...
+ Sức mạnh bền.
Là năng lực duy trì sức mạnh trong một thời gian vận động kéo dài. Ví dụ: Duy
trì sức mạnh đạp vào bàn đạp trong đua xe đạp...
2.1.2. Đặc điểm tâm lí của học sinh THPT.
- Về mặt tâm lí: Các em thích chứng tỏ mình là người lớn, muốn để cho mọi
người tôn trọng mình đã có trình độ hiểu biết nhất định, có khả năng phân tích tổng
hợp, các em muốn hiểu biết nhiều, có nhiều hoài bão, nhưng còn nhiều nhược điểm

và thiếu kinh nghiệm trong cuộc sống.
- Về mặt hứng thú: Các em đã có thái độ tự giác tích cực trong học tập xuất
phát từ động cơ học tập đúng đắn và hướng tới việc chọn nghề sau khi đã học xong
THPT. Song hứng thú học tập cũng còn nhiều động cơ khác nhau; giữ lời hứa với
bạn bè, đôi khi còn tự ái, hiếu danh... cho nên giáo viên cần định hướng cho các
em xây dựng động cơ đúng đắn để cho các em được hứng thú bền vững trong học
tập nói chung và trong giáo dục thể chất nói riêng.
- Về tình cảm: So với học sinh các cấp học trước học sinh trung học phổ thông
( THPT ) biểu lộ rõ rệt hơn tình cảm gắn bó và yêu quý mái trường mà các em sắp
phải rời xa, đặc biệt đối với giáo viên gây được thiện cảm và sự tôn trọng của các
em là một trong những thành công trong nghiệp giáo dục và đào tạo. Điều đó giúp
giáo viên thuận lợi trong quá trình giảng dạy, thúc đẩy các em tích cực, tự giác
trong học tập và ham thích môn thể dục. Do vậy giáo viên phải là người mẫu mực,
công bằng, biết động viên kịp thời và quan tâm đúng mức tới học sinh, tôn trọng
kết quả học tập cũng như tình cảm của học sinh.

3


- Về trí nhớ: Ở lứa tuổi này, hầu như không còn việc ghi nhớ máy móc, do các
em đã biết cách ghi nhớ có hệ thống, đảm bảo tính lôgic, tư duy chặt chẽ hơn là
lĩnh hội bản chất của vấn đề học tập.
2.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu:
2.2.1. Thực trạng.
- Giáo dục thể chất trong trường học là một mặt giáo dục quan trọng không thể
thiếu được trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo, góp phần thực hiện mục tiêu:
“Nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân lực, đào tạo nhân tài” cho đất nước để mỗi công
dân, nhất là thế hệ trẻ có điều kiện “Phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể
chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức” nhưng vẫn còn nhiều học sinh
coi nhe, không chú tâm đến môn thể dục, chỉ coi đó là một môn phụ, không học

cũng có thể làm được, không phải là môn thi tốt nghiệp nên có nhiều em không cần
quan tâm, học cũng được mà không học cũng được.
- Các em chưa nhận thức được tác dụng của tập luyện TDTT đối với sự phát
triển của cơ thể như thế nào. Từ đó dẫn đến kết quả là có nhiều học sinh thực hiện
không tốt các bài tập về sức mạnh tốc độ.
2.2.2. Kết quả của thực trạng
Bảng 1: Thống kê số học sinh đạt tiêu chuẩn về sức mạnh tốc độ
trong hoạt động thể dục thể thao ở trường THPT Triệu Sơn 3
TT
Lớp
Sĩ số
Số HS đạt SMTĐ trong hoạt động TDTT
Tỉ lệ
1
10B36
43
25
58.1%
2
10C36
43
22
51.2%
3
11A35
44
23
52.3%
4
11D35

43
24
55.8%
5
12E5
39
22
56.4%
6
12E6
38
21
55.3%
Tổng
250
137
54.8%
Từ bảng thống kê trên tôi nhận thấy số học sinh đạt về sức mạnh tốc độ
(SMTĐ) ở Trường THPT Triệu Sơn 3 vẫn đang còn thấp, chưa đáp ứng được nhu
cầu phát triển thể chất đối với lứa tuổi học sinh trung học phổ thông. Do vậy tôi
nhận thấy cần phải đúc rút kinh nghiệm trong giảng dạy để đưa ra một số bài tập
nhằm phát triển tốt hơn nữa về sức mạnh tốc độ cho học sinh THPT nói chung và
cho học sinh trường THPT Triệu Sơn 3 nói riêng.
2.3. Các giải pháp và tổ chức thực hiện:
2.3.1. Nguyên nhân học sinh thực hiện bài tập sức mạnh tốc độ chưa tốt trong
quá trình học môn thể dục và trong hoạt động TDTT.

4



Để học sinh phát triển được sức mạnh tốc độ tốt thì chúng ta phải tìm ra
nguyên nhân tại sao còn nhiều học sinh chưa đạt tiêu chuẩn sức mạnh tốc độ trong
quá trình học môn thể dục và hoạt động TDTT.
- Do học sinh không chú ý trong quá trình học tập.
- Do điều kiện cơ sở vật chất chưa đáp ứng được nhu cầu trong hoạt động
giáo dục thể chất.
- Do năng lực học sinh còn hạn chế.
- Do phương pháp giảng dạy của giáo viên chưa phù hợp với từng đối
tượng học sinh, làm cho học sinh khó tiếp thu và không có hứng thú học
môn thể dục.
- Do sự chi phối của các môn học khác trong chương trình giáo dục trung
học phổ thông cũng là một nguyên nhân làm ảnh hưởng tới sự phát triển
sức mạnh tốc độ của học sinh.
2.3.2 Các biện pháp khắc phục những nguyên nhân trên.
* Đối với những học sinh không chú ý trong học tập.
- Phải thường xuyên nhắc nhở, kiểm tra kiến thức về sức mạnh tốc độ của
các em trong quá trình lên lớp.
- Giáo viên kịp thời gặp gỡ, động viên các em, giúp các em có hứng thú và
có tính tự giác học tập và rèn luyện đối với các môn học nói chung và đối với môn
thể dục nói riêng.
* Đối với điều kiện cơ sở vật chất chưa đáp ứng được nhu cầu trong giáo dục
thể chất (trong quá trình dạy và học của giáo viên và học sinh).
- Giáo viên và học sinh phải tận dung tối đa những khoảng trống có thể và
đưa ra những phương pháp tập luyện phù hợp giúp học sinh học tốt hơn môn thể
dục.
- Giáo viên và học sinh luôn sáng tạo ra những đồ dùng dạy học để tạo điều
kiện tốt hơn trong quá trình dạy và học.
* Đối với những học sinh có năng lực hạn chế.
- Giáo viên kịp thời gặp gỡ, động viên và đưa ra những phương pháp giúp
các em học tập và rèn luyện đơn giản hơn.

- Yêu cầu bài tập với các em chỉ ở mức trung bình.
- Thường xuyên kiểm tra các em để các em có phản ứng với các bài tập từ dễ
đến khó.
* Đối với phương pháp dạy học của giáo viên chưa phù hợp với từng đối tượng
học sinh, làm cho học sinh khó tiếp thu và không có hứng thú học môn thể
dục.
- Giáo viên lựa chọn kiến thức và phương pháp phù hợp với từng đối tượng
học sinh.

5


- Giáo viên phải tạo nên không khí tiết học nghiêm túc, vui vẻ, thoải mái để
học sinh có hứng thú trong học tập và rèn luyện.
- Giáo viên phải tận tụy, nhiệt tình với học sinh.
- Kết hợp giảng dạy với giáo dục.
- Kết hợp giữa học tập và rèn luyện trên lớp với ở nhà.
* Đối với sự chi phối của các môn học khác trong chương trình giáo dục trung
học phổ thông.
- Các em phải biết tận dụng quỹ thời gian để tập luyện, khi học trên lớp thì
tận dụng hết thời gian 45 phút của tiết dạy, khi ở nhà thì thường xuyên tập luyện
vào sáng sớm và chiều tối, đây cũng là thời hợp lí để tập luyện phát triển sức mạnh
tốc độ cho học sinh.
- Giáo viên cho các em biết tầm quan trọng của tập luyện thể dục thể thao và
tập luyện phát triển sức mạnh tốc độ có ảnh hưởng như thế nào đối với sự phát triển
cơ thể của học sinh THPT lứa tuổi 16.
2.3.3. Biện pháp tổ chức thực hiện.
Để nâng cao hiệu quả lựa chọn ra một số bài tập phát triển sức mạnh tốc độ
cho học sinh THPT tôi đã liên tục thực hiện các biện pháp nghiệp vụ sau.
2.3.3.1. Yêu cầu.

Qua việc phân tích tổng hợp những cơ sở lý luận và thực tiễn giáo dục để
lựa chọn các bài tập, tôi xây dụng các bài tập phải đáp ứng được những yêu cầu sau
đây.
- Bài tập này phải phù hợp với đặc điểm đối tượng học sinh.
- Bài tập phải phù hợp với cơ sở khoa học đảm bảo về phương pháp và
nguyên tắc huấn luyện.
- Bài tập phải dựa vào đặc điểm của các môn thể thao.
2.3.3.2. Biện pháp cụ thể:
- Tận dụng tối đa thời gian 45 phút trên lớp.
- Lồng ghép kiến thức mới và kiến thức cũ.
- Thực hiện các khâu “ Chia – Chọn – Kiểm tra ” để đưa ra các bài tập phù
hợp với từng đối tượng học sinh.
+ Chia
Đối tượng học sinh
Công đoạn kiến thức
Công đoạn kĩ thuật
Nhiệm vụ bài tập về nhà

6


+ Chọn

Đơn vị kiến thức
Các bài tập phù hợp với năng khiếu trình độ của học sinh
Học sinh phù hợp với đơn vị kiến thức được kiểm tra

+ Kiểm tra

Thường xuyên

Định kỳ
Thông qua thi đấu hoặc đấu tập

Thông qua những biện pháp cụ thể trên tôi đã lựa chọn và đưa ra một số
bài tập nhằm phát triển sức mạnh tốc độ cho học sinh THPT như sau:
2.3.3.3. Một số bài tập phát triển sức mạnh tốc độ trong các môn điền kinh.
- Bật lò cò từng chân một.
- Bật xa tại chỗ.
- Bật cao trạm vật quy định.
- Bật hai chân trên hố cát.
- Chạy 30m xuất phát thấp.
- Tập với dụng cụ đàn hồi bằng dây cao su.
- Gánh tạ với bài tập tại chỗ, nam (20kg), nữ (10kg).
- Chống đẩy trong 30 giây.
- Chạy 60m xuất phát thấp.
2.3.3.4. Một số trò chơi vận động phát triển sức mạnh tốc độ.
* Bật lò cò tiếp sức:
Chuẩn bị:
- Kẻ vạch chuẩn bị và xuất phát cách nhau 1,5m và vạch giới hạn cách
vạch xuất phát 8 – 10m.
- Tập hợp học sinh thành 2 - 4 hàng dọc sau vạch xuất phát, nam riêng và
nữ riêng, mỗi hàng là một đội chơi và đứng cách nhau 2,5m, trên vạch
giới hạn có một lá cờ cắm để làm mốc.
- Giáo viên làm trọng tài.
Cách chơi:
Khi có lệnh, người đầu hàng đứng trên một chân lò cò tới vạch giới hạn
vòng qua lá cờ cắm ở phía trước sau đó quay về vạch xuất phát chạm vào tay của
người tiếp theo, rồi đi thường về tập hợp ở cuối hàng, sau khi người thứ nhất chạm
vào tay người thứ hai nhanh chóng thực hiện như người thứ nhất, và cứ tiếp tục như
vậy cho đến người cuối cùng, nếu đội nào có người cuối cùng về sớm hơn thì đội

đó sẽ dành chiến thắng và được xếp thứ nhất, lần lượt sau đó là các đội còn lại.
* Bật cóc tiếp sức
7


Chuẩn bị:
- Kẻ vạch chuẩn bị và xuất phát cách nhau 1,5m và vạch giới hạn cách
vạch xuất phát 8 – 10m.
- Tập hợp học sinh thành 2 - 4 hàng dọc sau vạch xuất phát, nam riêng và
nữ riêng, mỗi hàng là một đội chơi và đứng cách nhau 2,5m, trên vạch
giới hạn có một lá cờ cắm để làm mốc.
- Giáo viên làm trọng tài.
Cách chơi:
Khi có lệnh, người đầu hàng ngồi xổm bật nhảy nhanh đến vạch giới hạn
vòng qua lá cờ cắm ở phía trước sau đó quay về vạch xuất phát chạm vào tay của
người tiếp theo, rồi đi thường về tập hợp ở cuối hàng, sau khi người thứ nhất chạm
vào tay người thứ hai nhanh chóng thực hiện như người thứ nhất, và cứ tiếp tục như
vậy cho đến ngưòi cuối cùng, nếu đội nào có người cuối cùng về sớm hơn thì đội
đó sẽ dành chiến thắng và được xếp thứ nhất, lần lượt sau đó là các đội còn lại.
* Chạy tốc độ tiếp sức.
Chuẩn bị:
- Kẻ vạch chuẩn bị và xuất phát cách nhau 1,5m và vạch giới hạn cách
vạch xuất phát 15 – 20m.
- Tập hợp học sinh thành 2 - 4 hàng dọc sau vạch xuất phát, nam riêng và
nữ riêng, mỗi hàng là một đội chơi và đứng cách nhau 2,5m, trên vạch
giới hạn có một lá cờ cắm để làm mốc.
- Giáo viên làm trọng tài.
Cách chơi:
Khi có hiệu lênh, người đầu hàng nhanh chóng chạy với tốc độ cao nhất qua
vạch đích ở phía trước sau đó dừng và quay về vạch xuất phát chạm vào tay của

người tiếp theo, rồi đi thường về tập hợp ở cuối hàng, sau khi người thứ nhất chạm
vào tay người thứ hai nhanh chóng thực hiện như người thứ nhất, và cứ tiếp tục như
vậy cho đến ngưòi cuối cùng, nếu đội nào có người cuối cùng về sớm hơn thì đội
đó sẽ dành chiến thắng và được xếp thứ nhất, lần lượt sau đó là các đội còn lại.
Sau khi kết thúc mỗi trò chơi, giáo viên nên đưa ra một số hình thức
thưởng và phạt để học sinh có thêm hứng thú trong học tập và tập luyện.
2.3.3.5. Một số bài tập phát triển sức mạnh tốc độ trong môn bóng rổ.
- Bật nhảy tại chỗ, bật nhảy tay với về hướng vành rổ.
- Bật nhảy tiếp sức có kẹp bóng ở giữa hai đùi.
- Bật nhảy ném bóng vào tường của nhà tập hoặc bảng rổ rồi bắt bóng.
Trên đây là một số bài tập và trò chơi phát triển sức mạnh tốc độ. Số lượng
bài tập còn rất nhiều nhưng do điều kiện thực tế của việc áp dụng các bài tập vào
sáng kiến kinh nghiệm vậy nên tôi chỉ đưa ra một số bài tập để các đồng chí, đồng
nghiệp tham khảo góp ý cho tôi để tôi ngày càng hoàn thiện hơn.

8


2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường.
2.4.1. Kiểm nghiệm.
- Sau khi xây dựng và lựa chọn nội dung các bài tập tôi tiến hành thực hiện trên
6 lớp thuộc 3 khối; 10, 11, 12 trường THPT Triệu Sơn 3, gồm các lớp 10B36,
10C36, 11A35, 11D35, 12E5, 12E6 và các lớp này được tập luyện trong các tiết
học theo phân phối chương trình của thời khoá biểu hàng tuần và thực hiện theo kế
hoạch tập luyện ngoài giờ.
- Thời gian thực hiện: Trong 4 tháng của học kỳ 2 năm học 2019 – 2020.
2.4.2. Kết quả kiểm nghiệm:
- Sau khi lựa chọn một số bài tập nhằm phát triểm sức mạnh tốc độ cho học sinh
THPT và tôi áp dụng vào đối tượng học sinh trường THPT Triệu Sơn 3 và kết quả

là số lượng học sinh đạt tiêu chuẩn về sức mạnh tốc độ ở 6 lớp thực nghiệm được
tăng lên rõ rệt.
Bảng 2: Thống kê số học sinh đạt tiêu chuẩn về sức mạnh tốc độ
trong hoạt động TDTT ở Trường THPT Triệu Sơn 3 sau khi đã tập
luyện một số bài tập phát triển SMTĐ
TT
Lớp
Sĩ số
Số HS đạt SMTĐ trong hoạt động TDTT
Tỉ lệ
1
10B36
43
40
93.1%
2
10C36
43
41
95.3%
3
11A35
44
42
95.5%
4
11D35
43
41
95.3%

5
12E5
39
38
97.4%
6
12E6
38
37
97.3%
Tổng
250
239
95.6%
Bảng 3: So sánh tỉ lệ học sinh đạt tiêu chuẩn về SMTĐ trước và sau
khi tập luyện một số bài tập nhằm phát triển SMTĐ
TT Lớp Sĩ số
Tỉ lệ % trước tập luyện
Tỉ lệ % sau tập luyện
Số lượng
Tỉ lệ %
Số lượng
Tỉ lệ %
1 10B36 43
25
58.1%
40
93.1%
2 10C36 43
22

51.2%
41
95.3%
3 11A35 44
23
52.3%
42
95.5%
4 11D35 43
24
55.8%
41
95.3%
5
12E5
39
22
56.4%
38
97.4%
6
12E6
38
21
55.3%
37
97.3%
Tổng
250
137

54.8%
239
95.6%
Từ kết quả trên cho thấy, sau khi đưa các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ
áp dụng vào cho học sinh tập luyện thì tỉ lệ học sinh đạt tiêu chuẩn về sức mạnh tốc
độ được tăng lên rõ rệt.
9


3. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
3.1. Kết luận:
Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân tôi rút ra được trong quá trình
giảng dạy ở những năm học vừa qua. Sau khi đưa ra một số bài tập phát triển sức
mạnh tốc độ cho học sinh thực hiện đến cuối năm học số học sinh đạt tiêu chuẩn về
sức mạnh tốc độ của các lớp được tăng lên rõ rệt với kết quả cụ thể như ở phần kết
quả kiểm nghiệm:
3.2. Đề xuất:
- Mong các cấp lãnh đạo quan tâm, tạo điều kiện hơn nữa về trang thiết bị, sân
bãi dụng cụ cho quá trình dạy học của giáo viên và học tập, tập luyện của học sinh.
- Giáo viên giảng dạy môn thể dục cần quan tâm hơn để giúp học sinh phát
triển tốt hơn về sức mạnh tốc độ, thường xuyên kiểm tra theo dõi rèn luyện sức
khoẻ cho học sinh.
- Cần phải sử dụng các phương pháp phù hợp với từng đối tượng học sinh và
phải có những biện pháp, hình thức kỷ luật đối với những học sinh lười học, không
có ý thúc trong tập luyện.
- Giáo viên cần giảng giải để học sinh nhận thức được tác dụng của việc tập
luyện TDTT nói chung và việc tập luyện để phát triển tố chất sức mạnh tốc độ nói
riêng đối với sự phát triển của cơ thể.
Xác nhận của Hiệu trưởng


Triệu Sơn, ngày 05 tháng 7 năm 2020
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác
Người viết SKKN

Đỗ Lại

10



×