Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

TL TAM LY BAO CHI, sự khác biệt trong tâm lý tiếp nhận ảnh tĩnh trên báo in, ảnh làm dữ liệu cho video clip, ảnh sử dụng cho các báo mạng điện tử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.68 MB, 31 trang )

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU
1.
Lời mở đầu
Kể từ khi tờ báo in và báo mạng điện tử ra đời đến nay, các loại hình báo
chí ngày càng phát triển lớn mạnh về cả số lượng và chất lượng. Lượng độc giả
của báo chí cũng ngày càng tăng cùng với sự phát triển của Internet tại Việt
Nam.
Là một loại hình báo chí còn non trẻ về tuổi đời (trên thế giới và cả Việt
Nam), trong các loại hình thì báo mạng điện tử thu hút được sự quan tâm lớn
như vậy bởi nó đã có nhiều ưu điểm so với các loại hình khác. Một trong số
những ưu điểm đó là khả năng tích hợp đa phương tiện (multimedia) – bao gồm
văn bản, hình ảnh (động hoặc tĩnh), âm thanh, video và những chương trình
tương tác khác ngay trên những sản phẩm báo chí.
Ngày nay, khi cơ sở hạ tầng về mạng và các phần cứng, phần mềm có
những bước phát triển vượt bậc, việc sử dụng và phát huy những công nghệ mới
là nhu cầu tất yếu. Khả năng của Internet, của máy vi tính là rất lớn và không ai
dám khẳng định mình đã khai thác hết. Báo chí được thừa hưởng những nền
tảng công nghệ to lớn ấy, chính vì thế nó đã và đang vượt lên trên các loại hình
truyền thông khác - bằng việc tích hợp chính những ưu thế của chúng, bên cạnh
những lợi thế riêng của mình.


Không thể không nhắc đến nhu cầu, tâm lý tiếp nhận của chính những độc
giả báo chí. Với nhu cầu đó, sự năng động và khám phá những điều mới được
đặt ra với tất cả các tờ báo như là một nhu cầu tất yếu. Việc đưa vào sản phầm
báo chí của mình những “phương tiện” hấp dẫn hơn, có tính hiệu quả cao như
âm thanh, video hay những chương trình tương tác là một trong những phần
quan trọng nhất góp phần thay đổi tờ báo. Nói một cách khác, việc khai thác tính
đa phương tiện về hình ảnh trên báo chí là một xu hướng tất yếu.


Việt Nam là một trong những nước có tốc độ phát triển công nghệ thông tin
và mạng Internet hàng đầu thế giới. Các tờ báo trong nước, đặc biệt là những tờ
báo lớn, đã khai thác khả năng đa phương tiện từ khá sớm, tuy nhiên đến nay
vẫn chưa có những bước tiến vượt bậc như nhiều người mong đợi. Làm sao để
khai thác hiệu quả và triệt để những tài nguyên phong phú mà báo, đó là lí do
nhóm em chọn vấn đề “Sự khác biệt ảnh tĩnh tĩnh trên báo in, ảnh làm dữ liệu
cho các video clip, ảnh cho báo mạng điện tử” để làm rõ tâm lý của công chúng
khi họ tiếp nhận các sản phẩm hình ảnh trên báo chí như thế nào. Từ đó có định
hướng trong việc khai thác và sử dụng hình ảnh nhất là đối với sinh viên báo ảnh
như chúng em.
2. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: phân tích sự khác biệt ảnh tĩnh trên báo
in, ảnh làm dữ liệu cho các video clip, ảnh cho báo mạng điện tử.
Nói đến tính đa phương tiện trên báo chí hiện nay bao gồm cả văn bản, hình
ảnh, âm thanh, video và những chương trình tương tác, tuy nhiên bài tập lớn này
sẽ không nghiên cứu sâu về sự tiếp nhận văn bản và âm thanh và chương trình
khai thác của công chúng– ba thành phần đó đã có mặt ở tất cảc các loại hình
báo chí, mà sẽ chỉ tập trung nghiên cứu những khả năng còn lại để làm nổi bật
sự khác biệt của việc sử dụng hình ảnh trên báo in và báo mạng.
Đối tượng khảo sát của đề tài là tờ báo mạng điện tử: Vnxpress,
VietnamNet, Thanh Niên. Sở dĩ nhóm em lựa chọn ba tờ báo này bởi đây là tờ
22


báo mạng điện tử Việt Nam tiêu biểu, có số lượng độc giả truy cập nhiều nhất và
tiên phong trong việc đưa vào những khả năng đa phương tiện trên các sản phẩm
của mình (hình ảnh động, video…). Đây cũng là đại diện cho mô hình cơ quan
báo mạng điện tử phổ biển ở Việt Nam.
Ngoài tờ báo nói trên, đối tượng khảo sát của bài tập lớn còn là công chúng
của báo mạng điện tử, những người sẽ có đánh giá trực tiếp, khách quan về

những sản phẩm hình ảnh báo chí đa phương tiện của các tờ báo.
3.
Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện tiểu luận này, tôi sử dụng các phương pháp
nghiên cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: tìm kiếm thông tin trên mạng Internet,
những công trình, đề tài khoa học, những khoá luận, luận văn… có liên quan
đến mạng Internet, báo trên Internet (thế giới và Việt Nam) và tính đa phương
tiện của báo mạng điện tử về hình ảnh. Phương pháp này bao gồm các công việc
phân tích, sưu tầm, tổng hợp.
- Phương pháp khảo sát: dùng để trực tiếp khảo sát những sản phẩm báo
mạng điện tử ở Việt Nam có khai thác tính đa phương tiện, ghi nhận cách thức
sắp xếp thông tin và trình bày sản phẩm, ghi nhận nội dung, chất lượng sản
phẩm, từ đó tìm ra những luận cứ và luận điểm khoa học để phục vụ cho đề tài.
- Phương pháp thống kê, dùng để:
+ Thống kê những sản phẩm báo chí có tích hợp tính đa phương tiện ở Việt
Nam.
+ Thống kê lượng thông tin, tần suất đăng thông tin.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: dùng để phân tích và tổng hợp những
số liệu, những luận cứ, luận điểm phục vụ đề tài nghiên cứu.

33


PHẦN I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÂM LÝ TIẾP NHẬN ẢNH
TRÊN BÁO CHÍ
I.
1.

Các hiện tượng tâm lý xã hội tác động đến hoạt động báo chí truyền thông.

Khái niệm tâm lý
Từ điển tiếng Việt (1988) viết: “Tâm lý là ý nghĩ, tình cảm....làm thành thế
giới nội tâm, thế giới bên trong của con người”. Tâm lý học (Psychology) có
nguồn gốc từ tiếng Latinh là “Psyche” – linh hồn và “Logos” – có nghĩa là học
thuyết. Vì thế, Tâm lý học được coi là khoa học về tâm hồn con người – khoa
học nghiên cứu các hiện tượng tâm lý người. Đối tượng nghiên cứu của tâm lý
học chính là các hiện tượng tâm lý người – các hiện tượng tinh thần xảy ra trong
đầu óc con người, gắn liền và điều hành mọi hoạt động sống của con người. tâm
lý học nghiên cứu sự hình thành, vận hành và phát triển của các hoạt động tâm
lý.

2.

Khái niệm tâm lý xã hội
Vào cuối những năm 90 của thế kỷ XIX, tâm lý học xã hội trở thành một
khoa học riêng biệt, có đối tượng nghiên cứu là các hiện tượng tâm lý xã hội.
Theo tác giả Nguyễn Quốc Nhật và cộng sự thì: “Tâm lý xã hội là các hiện
tượng tinh thần nảy sinh trong cộng đồng xã hội, chúng định hướng, điều khiển,
điều chỉnh hoạt động của cộng đồng xã hội, phong tục, tập quán, truyền thống...”
Về bản chất, đó là những hiện tượng tâm lý hình thành và phát triển thông qua
và chịu sự chi phối của các quy luật giao tiếp trong xã hội. Chính vì vậy, khi nói
đến tâm lý học xã hội, người ta có thể chỉ ra những bộ phận cơ bản:
- Những quy luật của giao tiếp và sự tác động qua lại của con người thông
qua giao tiếp
- Đặc điểm tâm lý vŕ quy luật hěnh thŕnh vŕ phát triển tâm lý các nhóm xă
hội bao gồm nhóm lớn (giai cấp, dân tộc) vŕ nhóm nhỏ.
44


- Tâm lý học nhân cách, ứng dụng tâm lý học xă hội trong thực tiễn, trong

đó lý giải việc hình thành và biến đổi nhân cách với cơ chế tương tác với các
hiện tượng như tâm thế xã hội, dư luận xã hội, xã hội hóa...
3. Cơ chế ảnh hưởng của tâm lý xã hội đến công chúng báo chí truyền
thông .
PGS. TS Nguyễn Văn Dững – trưởng Khoa Báo chí , Học viện Báo chí và
Tuyên truyền, trong cuốn “Truyền thông – lý thuyết và kỹ năng cơ bản” đã phân
tích cơ chế tác động của báo chí nói riêng và truyền thông đại chúng nói chung
đến ba tầng của ý thức quần chúng gồm: Tầng thế giới quan, tầng sinh quan
(tầng sâu nhất, vững chắc nhất), tầng ý thức lịch sử - văn hóa, và tầng ngoài
cùng, mỏng nhất, linh động nhất là dư luận xã hội. Điều này cho chúng ta thấy
rõ ràng rằng: một nhà báo, một nhà quản lý báo chí truyền thông, muốn tác động
hiệu quả và tạo hiệu lực cho tác phẩm, sản phẩm báo chí của mình phải nghiên
cứu các hiện tượng tâm lý xã hội, trong đó cốt lõi là tâm trạng xã hội, tầm thế xã
hội, giá trị xã hội và dư luận xã hội, trên cơ sở đó lý giải và dự đoán các hành vi
xã hội – bao gồm cả các hành vi tiếp nhận và phản biện xã hội với các tác phẩm,
sản phẩm báo chí và các phương tiện truyền thông đại chúng khác. Sự hình
thành và tác động của tâm lý xã hội đến từng cá nhân trong xã hội và các nhóm
công chúng khác nhau theo 4 cơ chế: Bắt chước, đồng nhất, dạy bảo và hướng
dẫn.
• Cơ chế bắt chước: lý thuyết học tập xã hội và bài học về chức năng giáo
dục của báo chí truyền thông. Bắt chước là sự phản ánh nguyên mẫu của hành
vi, phản ứng của người khác. Bằng các tác phẩm, sản phẩm báo chí, người làm
báo có thể định hướng và nhấn mạnh hành vi chuẩn mục và hành vi lệch chuẩn
để định hướng cơ chế bắt chước của các cá nhân trong cộng đồng. Tuy nhiên,
một vấn đề đặt ra trong thực tế hiện nay là: nếu như một báo, một cơ quan báo
chí vì các mục đích và nguyên nhân khác nhau sử dụng lối làm báo giật gân câu
khách, đăng tải các hành vi lệch chuẩn xã hội mà không cân nhắc có thể là hành
vi thúc đẩy cơ chế bắt chước các hành vi lệch chuẩn ấy.
55



• Cơ chế đồng nhất: Câu chuyện “hình mẫu” và “thần tượng” trong thị hiếu
báo chí của giới trẻ. Cơ chế đồng nhất đảm bảo cho sự chuyển giao kinh nghiệm
cá nhân đến đối tượng khác tỏng nhóm/ cộng đồng một cách gián tiếp thông qua
hình thức “mẫu cá nhân”, lây nhiễm và cả bắt chước. Đối với cơ chế này, khi
báo chí viết cho giới trẻ thì không thể thiếu các bài viết về ngôi sao và thần
tượng. Nhưng nếu khai thác quá sâu và không cân nhắc hành vi của ngôi sao
thần tượng là hành vi chuẩn mực hay lệch chuẩn xã hội, có thể gây ra hậu quả
lây nhiễm và bắt chước hành vi lệch chuẩn, gây tác động xấu về mặt giáo dục
đến giới trẻ.
• Cơ chế dạy bảo: vai trò của chuyên gia – nhà báo có thẩm quyền và uy tín
của cơ quan báo chí. Dạy bảo là hình thức tạo ra sự tác động của một chủ thể có
quyền hoặc được thừa nhận về uy tín trong quá trình tác động đến nhận thức,
thái độ và hành vi của một nhóm người nào đó. Trên các phương tiện truyền
thông đại chúng, các chuyên gia – những người có uy tín với cộng đồng ở một
lĩnh vực nào đó và các nhà báo có thẩm quyển – nhà báo mà tác phẩm của họ có
sức tác động mạnh đến công chúng – là những chủ thể tác động theo cơ chế
“dạy bảo” tác động mạnh đến tâm lý công chúng.
• Cơ chế hương dẫn: Các bước trong truyền thông thay đổi hành vi của
công chúng. Hướng dẫn là hình thức cao hơn của việc dạy bảo, ở đây sự dạy bảo
không phải bằng tuyền đạt thông tin về nội dung, thái độ mà bằng cách tạo nên
các tình huống tương ứng buộc cá nhân phải xử thế bằng hành vi và thái độ theo
sự mong uốn của người hướng dẫn.
II.
1.

TÂM LÝ TIẾP NHẬN SẢN PHẨM ẢNH BÁO CHÍ CỦA CÔNG CHÚNG
Quá trình tiếp nhận sản phẩm báo chí của công chúng
Nghiên cứu về quá trình tiếp nhận, A. P. Lazarfeld khẳng định 2 bước của
quá trình truyền thông điệp là: tiếp nhận cá nhân với các sản phẩm truyền thông

(bước 1) và sự lan tỏa xã hội trong phạm vi nhóm và cộng đồng sau các tiếp
nhận cá thể (bước 2). Xét theo quan điểm hệ thống, quá trình tiếp nhận của công

66


chúng với các sản phẩm báo chí bao gồm nhiều thành tố cấu thành trong mối
quan hệ chặt chẽ với nhau. Các thành tố đó bao gồm:
(1). Công chúng báo chí: các nhóm người có tiếp cận, sử dụng và chịu ảnh
hưởng của các sản phẩm báo chí.
(2). Nhu cầu, động cơ, mục đích tiếp nhận sản phẩm báo chí của công
chúng: họ có đọc báo, nghe radio, xem truyền hình, tiếp cận báo mạng điện tử
hay không, điều gì thúc đẩy họ tiếp cận và tiếp nhận thông tin trên báo chí...
(3). Nội dung tiếp nhận chủ yếu của công chúng với các sản phẩm báo chí:
công chúng chủ yếu tiếp cận với những thông tin loại gì, với nội dung như thế
nào...
(4). Phương thức và phương tiện tiếp nhận sản phẩm báo chí của công
chúng: ví dụ, công chức thường đọc báo in và lướt web đọc tin tức trên máy tính
tại phòng làm việc, còn giới trẻ thì chủ yếu dùng laptop, i-pad, i-phone và dòng
điện thoại thông minh để đọc tin tức và tham gia vào các mạng xã hội...
(5). Hình thức, bối cảnh tiếp nhận của công chúng: chẳng hạn, người Hà
Nội thường đọc báo vào thời gian rỗi trong ngày, còn người dân thành phố Hồ
Chí Minh thường đọc báo vào buổi sáng sớm, trong bữa ăn sáng hoặc trong khi
uống cà phê sáng.
(6). Các sản phẩm báo chí hiện có trong thị trường: quá trình tiếp nhận của
công chúng phụ thuộc rất nhiều vào thị trường báo chí ở địa phương hay quốc
gia, đặc biệt là hệ thống sản phẩm báo chí miễn phí (ví dụ như đài truyền thanh,
các sản phẩm báo chí truyền hình, các tờ báo miễn phí – đọc tại thư viện - hoặc
được trợ giá, internet không dây công cộng...).
(7). Tiếp nhận của cá nhân về sản phẩm báo chí: bước tiếp nhận đầu tiên

của một cá nhân với sản phẩm báo chí.
(8). Tiếp nhận nhóm và cộng đồng với sản phẩm báo chí: phụ thuộc nhiều
vào đặc tính của các nhóm trong xã hội trong hoạt động giao tiếp cũng như hệ
thống nhu cầu của họ với các loại thông tin báo chí khác nhau.
(9). Hiệu quả tiếp nhận của các sản phẩm báo chí: là sự kết hợp giữa tiếp
nhận cá nhân và tiếp nhận cộng đồng, thể hiện sự hiểu biết, phạm vi lan truyền
và khả năng tác động vào hệ thống hành vi xã hội sau khi đã trải qua quá trình
tiếp thu thông tin từ báo chí. Đây là kênh phản hồi quan trọng cho sự điều chỉnh
nội dung, hình thức của các sản phẩm báo chí, nhiều khi còn là cơ sở đánh giá
77


để đề xuất những thay đổi về cơ chế tổ chức tác động nhằm tạo ra những kênh
tiếp cận công chúng phù hợp nhất với các nhóm công chúng mục tiêu hoặc ưu
tiên trong chiến lược định vị sản phẩm báo chí.

Về tâm lý tiếp nhận, có thể hiểu tâm lý tiếp nhận của công chúng báo chí là
toàn bộ các hiện tượng tâm lý có tính quy luật của công chúng báo chí trong quá
trình họ tiếp nhận các sản phẩm báo chí. Tâm lý tiếp nhận sản phẩm báo chí bao
hàm cả quá trình lĩnh hội, thái độ, tình cảm và ý chí; cả những hiện tượng thuộc
tâm lý cá nhân và tâm lý xã hội quy định hành vi tiếp nhận sản phẩm báo chí của
công chúng. Có thể chia các vấn đề về tâm lý tiếp nhận thành những phần như
sau:
(1). Tâm lý cá nhân trong hoạt động tiếp nhận: các quy luật tâm lý cá nhân
như nhận thức, tình cảm, nhu cầu, động cơ... tác động đến hành vi tiếp cận và
hiệu quả tiếp nhận sản phẩm báo chí.
(2). Tâm lý xã hội trong hoạt động tiếp nhận: các quy luật tâm lý xã hội tác
động đến quá trình tiếp nhận sản phẩm báo chí của các nhóm công chúng.
(3). Các cơ chế của quá trình nhận thức, tình cảm và ý chí đến hoạt động
tiếp nhận của công chúng như: ảnh hưởng của tính tự giác và tính tự phát, cơ

chế bắt chước đến hiệu quả tiếp nhận của công chúng báo chí. Đây là một trong
những nhóm nội dung của tâm lý tiếp nhận sản phẩm báo chí, rất quan trọng, là
88


tâm điểm của hoạt động nghiên cứu tâm lý tiếp nhận, rất cần thiết nhưng lại
đang là khoảng trống rất lớn trong nghiên cứu.
(4). Các vấn đề nổi bật của tâm lý tiếp nhận như: thị hiếu báo chí, khả năng
tăng cường hiệu quả tiếp nhận của các nhóm công chúng qua cộng hưởng về tâm
lý, cụ thể là: các đặc điểm về điều kiện thời gian, điều kiện vật chất cho việc tiếp
nhận sản phẩm báo chí của nhóm công chúng; khả năng và thái độ của nhóm với
các loại thông tin báo chí, các sản phẩm báo chí ở các loại hình báo chí khác
nhau; ðộng cõ và mục ðích tiếp nhận sản phẩm báo chí của nhóm; nội dung và
sự lựa chọn các sản phẩm báo chí và thông tin báo chí của nhóm; các phýõng
thức tiếp nhận sản phẩm báo chí của nhóm; hiệu ứng lan truyền thông tin báo
2.

chí trong nhóm; khả nãng sử dụng thông tin báo chí trong cuộc sống...
Tâm lý tiếp nhận báo chí chung
Tâm lý tiếp nhận sản phẩm báo chí của công chúng chính là toàn bộ các
hiện tượng tâm lý có tính quy luật của công chúng báo chí trong quá trình họ
tiếp nhận các sản phẩm báo chí. Tâm lý tiếp nhận sản phẩm báo chí bao hàm cả
quá trình lĩnh hội, hệ thống thái độ tình cảm và ý chí; cả những hiện tượng thuộc
tâm lý cá nhân và tâm lý xã hội quy định hành vi tiếp nhận sản phẩm báo chí của
công chúng.
Công chúng báo chí là những người được các sản phẩm truyền thông tác
động hoặc hướng vào để tác động. Đó là độc giả báo in, thính giả của đài phát
thanh, khán giả tuyền hình. Công chúng đó là một công động người với giới hạn
nhỏ bé như làm, xa đến những cộng động to lớn trên phạm vi quốc tế. Đây là
một hay nhiều tần lớp xã hội, có một trình độ và nhu cầu chung về thông tin

dành cho họ. Công chúng báo chí có các dạng sau:
- Công chúng tiềm năng và công chúng thực tế. Công chúng tiềm năng là
nhóm lớn xã hội mà chương trình, bài báo hướng vào, tác động, lôi kéo, thuyết
phục. Nhưng trong thực tế, không phải tất cả họ đều tiếp nhận được thông điệp.
Chỉ một phần nhóm lớn xã hội mà các chương trình hướng vào tiếp nhận được
sự tác động. Bộ phận này gọi là công chúng thực tế.
99


- Công chúng trực tiếp và công chúng gián tiếp. Công chúng trực tiếp là
những người trực tiếp tiếp nhận thông tin. Công chúng gián tiếp là những người
được công chúng trực tiếp kể lại, thông tin những điều họ tiếp nhận được
Công chúng có vai trò quan trọng đối với các kênh thông tin. Công chúng là
người nuôi dưỡng chương trình, thẩm định cuối cùng chất lượng chương tình,
bài báo. Họ là người thẩm định vai trò, vị thế xã hội của người làm báo, cơ quan
báo chí. Công chúng là nguồn đề tài vô tận của báo chí.
2.1

Tâm lý tiếp nhận ảnh trên báo in
Công chúng dễ bị thu hút bởi các bức ảnh đẹp trên báo chí nhất là những
vùng nhìn thấy đầu tiên. Những hình ảnh này có thể tạo ấn tượng hoặc lập tức
gây nhàm chán cho công chúng. Để họ có thể quyết định đọc hay không đọc 1 tờ
báo hoặc tạp chí. Tuy nhiên, không phải cứ có nhiều ảnh đặt ở các trang đầu
cuối là có thể gây hấp dẫn với công chúng. Người đọc không có khả năng lựa
chọn 1 trong nhiều hình ảnh trong khoảnh khắc, để từ đó chỉ có thể tạo ấn tượng
tốt với 1 tờ báo tạp chí nào đó. Nếu có quá nhiều hình ảnh họ sẽ rất ngại lựa
chọn nó. Thậm chí, nếu các hình ảnh thiếu thông tin, tính thẩm mỹ, tính giáo dục
thì người đọc sẽ không tin tưởng thậm chí coi thường không muốn đọc hoặc
ghét bỏ, “tẩy chay” nó. Do đó, hình ảnh tĩnh trên báo phải được lựa chọn, đặt
đúng vị trí để hấp dẫn người xem và đặc biệt là dẫn công chúng đến việc đọc

trong những khoảnh khắc tiếp cận ban đầu bằng những ấn tượng vừa có. Kỹ
thuật này gọi là tạo đường dẫn cho quá trình tiếp nhận của công chúng với sản
phẩm báo in. Nó là cơ sở cho nguyên tắc tạo đường tiếp nhận của công chúng –
con đường đích thực công chúng đi trên đó để tiếp nhận thông tin trên các sản
phẩm báo in.
Ảnh tĩnh bao gồm: ảnh chụp và hình họa. Nó là tác phẩm dùng nhiều và
quan trọng trong báo chí. Một bức ảnh được chụp đúng khoảnh khắc gắn với
liền với sự kiện sẽ làm nổi bật cảm xúc, nhấn mạnh thông tin quan trọng, có giá
trị đôi khi bằng nghìn lời nói. Đối với độc giả, việc tiếp nhận thông tin qua ảnh
sẽ nhanh chóng dễ dàng, hấp dẫn hơn qua chữ viết. Chỉ cần nhìn thoáng qua bức
10


ảnh kèm tin hoặc bài là người đọc có thể phần nào hình dung ra nội dung bài
viết cũng như việc quyết định có nên đọc bài báo đó không.
Ảnh tĩnh trên báo chí có thể đứng độc lập, có thể kết hợp với văn bản hoặc
dùng làm đường dẫn tới các nội dung khác. Nó không chỉ là yếu tố làm tăng tính
xác thực của thông tin trong tác phẩm báo chí mà còn là một “công cụ” giúp mắt
người đọc được nghỉ ngơi, thoải mái hơn khi đọc bài viết dài. Việc bố trí những
bức ảnh xen kẽ một cách hợp lý giữa các khối chữ, các đoạn văn, sẽ làm người
đọc không cảm thấy nhàm chán, đơn điệu khi tiếp nhận thông tin.
Số lượng, kích cỡ, và sắp xếp vị trí của ảnh tùy thuộc vào từng bài báo,
từng tờ báo. Thường thì một bức ảnh lớn kèm theo một bài viết quan trọng là
tâm điểm của số báo sẽ được bố trí trên trang nhất (trang chủ). Ngoài ra các ảnh
còn lại sẽ có kích cỡ nhỏ hơn. ở các trang nội dung số lượng ảnh và vị trí ảnh
được sắp xếp tùy ý theo nội dung bài viết và quy định của tờ báo.
2.2

Tâm lý tiếp nhận ảnh làm video clip.
Hình ảnh động, âm thanh tổng hợp là đặc trưng của các tác động truyền

hình tâm lý tiếp nhận của công chúng. Nếu báo in được công chúng tiếp nhận
bằng thị giác thông qua hai các là xem và đọc, phát thanh được tiếp cận bởi
thính giác thuần túy thì với các sản phẩm báo chí tuyền hình, công chúng sẽ
nhận đồng thời cả hình ảnh động trên màn hình (thị giác) và các tác đông vào
thính giác như lời bình, âm nhạc, tiếng động.
Cũng chính vì vậy, xuất phát từ nguyên lý làm việc nhận biết các hinh ảnh
được chiếu lên màn hình tivi, các nhà tâm lý học cho rằng, muốn đưa hình ảnh
đến công chúng để học có thể tiếp nhận được dễ dàng thì cần có hai điều kiện.
Một là, phải làm cho công chúng có càng nhiều càng tốt hình mẫu về các vấn đề
đang trình bày. Hai là, các hình ảnh được đưa ra bao lâu, với cường độ như thé
nào, sự nhắc lại ra sao phải căn cứ vào khả năng phân tích và nhận biết của mắt,
trên cơ sở đã xác định được công chúng đã có hình mẫu gì để tiếp cận.
Hình ảnh động và âm thành tổng hợp tỏng các tác phẩm báo chí truyền
hinh, như vậy, chỉ có thể hấp dẫn và tác động đến ý thức và tình cảm của công
11


chúng khi nó gắn bó chặt chẽ với nhau nhằm tác động tốt đến tâm thế và khả
năng tiếp nhận của công chúng với sự kiện và vấn đề .
2.3

Tâm lý tiếp nhận ảnh trên báo mạng điện tử.
TS. Nguyễn Thị Trường Giang, trong cuốn sách “Báo mạng điện tử - những
vấn đề cơ bản” đã định nghĩa “báo mạng điện tử là loại hình báo chí được xây
dựng dưới hình thức một trang web và được phát hành trên mạng Internet. Qua
đó, ta có thể thấy rằng, tâm lý của công chúng khi tiếp cận với ảnh trên báo
mạng như sau:

a.


Ảnh tĩnh
Ảnh tĩnh trên báo mạng điện tử bao gồm ảnh chụp và hình họa. Những bức
ảnh tĩnh trên báo mạng thường là những ảnh có thể nêu bật được sự kiện và sự
việc. Đó là những thành phần được dùng nhiều và đóng vai trò quan trọng trong
một bài báo mạng. Những bức ảnh có khoảnh khắc kịp thời luôn đưa tới cho độc
giả thông tin một cách sinh động nhất.
Ảnh tĩnh trên báo mạng điện tử có thể đứng độc lập (phóng sự ảnh) hoặc có
thể đi cùng bài viết văn bản để dẫn tới các phần khác trong bài. Khi ảnh tĩnh
được sử dụng trong bài báo mạng, nó không chỉ bổ sung minh họa tăng tính xác
thực cho những gì có trong bài viết mà đôi khi nó còn giúp độc giả thư giãn đối
với những bài báo có nội dung dài hoặc cũng có đôi khi chỉ cần nhìn vào những
bức ảnh đó là độc giả có thể đoán được nội dung bài báo nói về vấn đề, sự kiện
gì.
Tuy nhiên, độc giả sẽ cảm thấy ngộ độc khi những bức ảnh trên báo mạng
còn quá yếu kém về kỹ thuật cũng như thể thức trình bày của báo. Vì vây, yêu
cầu đối với việc trình bày ảnh tĩnh trên báo mạng là khá cần thiết, bởi khi hình
ảnh đẹp nhưng sắp xếp giữa các khối ảnh và khối chữ không hài hòa, hợp lý thì
bài viết đó đặc biệt là ảnh trong bài viết sẽ hoàn toàn mất điểm trong mắt độc
giả.

b.

Ảnh động
Hình ảnh động là một bước tiến lớn trong việc phát triển trang web nói
chung và bao mạng điện tử nói riêng.
12


Hẳn ai cũng thấy sự phát triển thần kỳ của vô tuyến truyền hình trong suốt
thế kỉ 20 kể từ khi nó ra mắt và ví trí lớn mạnh của vô tuyến truyền hình với nền

báo chí hiện nay. Bản thân những đoạn video đã mang tính đa phương tiện (gồm
cả hình ảnh động và âm thanh), được kết hợp thêm những “đặc sản” của báo in
là hình ảnh tĩnh và văn bản, có thể nói báo mạng điện tử đã thâu tóm được toàn
bộ những phương tiện ưu việt nhát của tất cả các loại hình báo chí từng có trong
lịch sử.
Ngoại trừ video, báo mạng điện tử còn có thể tích hợp một sản phẩm khác:
animation – chúng ta có thể tạm hiểu đó là những hình ảnh động – là sự kết hợp
của nhiều hình ảnh tĩnh thay đổi, gần giống với nguyên lư làm phim hoạt hh́nh.
Những hh́nh ảnh động này có thể “không là gì” so với truyền hình, nhưng với báo
in, nó cũng là một “niềm mơ ước”. Một đoạn animation đôi khi có thể khiến một
sản phẩm báo chỉ có tính hấp dẫn hơn hẳn. “Trăm nghe không bằng một thấy”,
rõ ràng những sản phẩm báo chí có tích hợp những video hay animation như thế
cho người xem một ảm giác chân thật hơn nhiều so với chỉ những hình anh tĩnh
hay văn bản thông thường. Hình ảnh động là một bước tiến lớn trong việc phát
triển các trang web nói chung và báo mạng điện tử nói riêng.

13


PHẦN 2. KHẢO SÁT
1.

Khảo sát ảnh tĩnh trên báo in Thanh niên.
Nhận xét đầu tiên là ảnh trên báo Thanh niên được sử dụng khá nhiều, hầu
như trang nào cũng có ảnh từ ảnh chân dung, ảnh chụp sư kiện đến ảnh thu thập
từ các nguồn khác. Trung bình mỗi tờ báo Thanh niên có từ 30-40 ảnh, số cuối
tuần có thể lên đến 50 ảnh. Trong đó chủ yếu là ảnh tĩnh, chiếm hơn một nửa số
ảnh, còn lại là ảnh thời sư có tính chất động chứ chưa phải là ảnh động. Tất cả
các chuyên trang, chuyên mục đều có ảnh, từ bài, phóng sự thâm chí ngay cả tin
vắn cũng có ảnh đây là một ưu điểm mà khó có tờ báo in nào có được. Ảnh tĩnh

thường được sử dụng trong chuyên trang Thời sự, Tin tức sự kiện, Kinh tế, Thể
thao, Nhịp sống phía Bắc,… chiếm gần như 90% số lượng ảnh trên báo. Tùy
mỗi chuyên trang mà số lượng ảnh tĩnh được sử dụng khác nhau, đa số ảnh tĩnh
đều được chọn lọc phù hợp với việc sử dụng là ảnh trên báo chí.
Ví dụ:
- Số 298 (6881) ra ngày Thứ 7 25.10.2014, ong chuyên trang Nhịp sống
phía Bắc. (ẢNH 1)

Trong bài “Đã có 4.800 con bò giống tặng đồng bào nghèo biên giới” của
Nguyễn Hà, có đưa hình ảnh: Niềm vui của đồng bào biên giới khi được nhận bò
14


giống từ chương trình “Bò giống giúp người nghèo biên giới”, cho đôc giả thấy
được niềm vui của đồng báo dân tộc khi nhận được bò giống, một nụ cười rất tự
nhiên không gượng ép, cùng với đó là nụ cười cụ chiến sĩ bộ đội biên phòng
cũng thật đẹp. Thể hiện tình quân dân, sự quan tâm của Nhà nước đối với đồng
bào dân tộc vùng thiểu số.
- Số 300 (6883) ra ngày Thứ hai 27.10.2014, trên chuyên trang Nhịp sống
phía Bắc. (ẢNH 2)

Trong bài Hơn trăm trường có nguy cơ mất… “chuẩn” của tác giả Tuệ
Nguyễn, có ảnh “Đa số các trường mất chuẩn do sĩ số tăng nhanh”. Trong bài
này có đưa thông tin nhiều trường THPT và THCS có nguy cơ mất danh hiệu
trường chuẩn ở Hà Nội do nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân chính là
do sĩ số tăng nhanh, lượng học sinh đăng kí vào các tròng chuẩn này tăng vọt.
Thế những báo lại đưa hình ảnh các em học sinh đang nô nức diễu hành trong lễ
khai giảng trong niềm vui sướng, ảnh như thế không được hợp với bài, bên dưới
chú thích cũng không phù hợp, dễ gây hiểu nhầm cho người xem, không hỗ trợ
được bài trong việc giúp người đọc tiếp nhận thông tin. Có thể thay bằng hình

ảnh chụp học sinh phải ngồi đông đúc, chật hẹp trong một lớp nào đó để thay
thế.
- Số 305 (6888) ra ngày Thứ bảy 1.11.2014, trong chuyên trang Kinh tế.
(ẢNH 3)
15


Trong bài “Mời chuyên gia hiến kế chống ngập” của Mai Vọng, có đưa một
hình ảnh tĩnh “Khu vực Q.7 có nhiều nơi bị ngập nước do triều cường”, đây là
ảnh đinh của bài, chiếm 1/3 trang số 6 trong báo, nó “đập” ngay vào mắt người
đọc cho thấy hình ảnh của nhiều người dân đang vật lộn di chuyển rất khó khăn
trên tuyến đường ngập nước ở TP.Hồ Chí Minh. Ảnh đã cho thấy sự cần thiết
cần phải có các biện pháp chống ngâp khi cứ mỗi đợt triều cường đường phố lại
như sông nước, đăc biệt còn có hình ảnh những học sinh đi học về trên tuyến
đường ngập nước. Càng làm cho vấn đề bày cần đươc quan tâm. Đây có thể coi
là bức ảnh thời sự khá tốt khi nó có thể khắc sâu vào tâm trí người xem.
- Số đầu tuần 307 (6890) ra ngày Thứ hai 3.11.2014 trong chuyên trang
Nhịp sống phía Bắc. (ẢNH 4)

16


Trong bài “Hơn 100 học sinh phải lặn lội suối đến trường” của Phan Ngọc,
có hình ảnh “Người dân cố gắng bắc cầu bằng thân cây gỗ cho học sinh”. Bài
phản ánh về hoàn cảnh của hơn 100 em học sinh ở Nghệ An khi phải ngày nào
cũng lội suối đến trường trong mùa mưa lũ, mỗi lần đi học là một nỗi lo cho bố
mẹ và thầy cô. Hình ảnh được sử dụng ở đây là hình ảnh do thiếu kinh phí xây
cầu người dân phải bắc cầu tạm cho con em mình đi qua nhưng chỉ qua được
mùa khô, còn mùa lũ thì vẫn gặp khó khăn. Ảnh và tít bài tạo ra mối quan tâm
cho người đọc, có thể sẽ tác động đến những đối tượng có liên quan như có quan

Nhà nước, các nhà hảo tâm,… sẽ giúp những em học sinh ở đây. Như thế hình
ảnh cũng là một phần giúp báo chí truyền tải thông điệp đến xã hội về những đối
2.

tượng cần được quan tâm.
Khảo sát ảnh làm video clip trên báo VietnamNet và Vnexpress
Video được làm từ ảnh động hoặc ảnh tĩnh được kết hợp liên tiếp với nhau
tạo thành một chuỗi sự kiện hoặc thống kê một cách hợp lý nhất, thường là theo
trình tự thời gian diễn biến các sự việc để mang lại sự dễ dàng và logic trong
tâm lý tiếp nhận của khán giả. Để tạo đường tiếp nhận cho hấp dẫn, người tạo
video thường đặt 1 bức hình tạo ấn tượng mạnh mẽ nhất để xuyên tới trí não
buộc người xem vì tò mò mà phải kích vào để xem. Yêu cầu bức hình đó phải
thật sống động và không nhất thiết bức hình đó phải là sự kiện đầu tiên đầu tiên
17


trong video nhưng buộc nó phải là ảnh có trong video. Trong video kết hợp cùng
âm thanh sẽ giúp tác động thêm 1 cơ quan tiếp nhận nữa là thính giác. Và có thể
chính những âm thanh này đã một phần tạo nên cảm xúc cho chính người xem
và hướng họ theo cảm xúc mà người làm truyền thông muốn hướng đến.


“Clip U19 Việt Nam 1-1 U19 Trung Quốc” trên vietnamnet đăng tải vào ngày
17/6/2014
Link: />
Video thể thao này hoàn toàn sử dụng ảnh động ghi lại những giây phút
kịch tính cho trận đấu kích thích người xem chú ý hơn và có thể nắm bắt nội
dung trận đấu bao quát nhất. Ảnh động dĩ nhiên sẽ tác động nhiều hơn đến tâm
lý của khán giả giả bởi họ luôn thích những gì sống động và gắn với mối quan
tâm của họ. Ví dụ như ở trận đấu này mối quan tâm của người xem có thể đến từ

sự yêu thích đội bóng nước nhà, thể thao trong nước hay chỉ đơn giản là vì màu
18


cờ sắc áo. Khi người xem không có thời gian để xem toàn bộ trận đấu hoặc
những ai muốn xem lại những pha bóng hay thì hoàn toàn có thể dễ dàng truy
cập trên mạng để biết được diễn biến tình huống, kết quả trận đấu, cầu thủ ghi
bàn,…
Sử dụng hình ảnh để làm đường dẫn rất đẹp, sống động thu hút được người
xem muốn kích vào đó. Trong video kết hợp cùng lời bình luận trong trận đấu
khiến người xem có được cảm giác hào hứng, khí thế của một trấn đấu bóng như
được xem trực tiếp.


Thế giới năm 2014 trong 60 giây” trên Vnexpress đăng tải 24/12/2014
Link: />Thế giới năm 2014 chứng kiến hiều sự kiện nổi bật, trong đó có cuộc khủng
hoảng Ukraine, dịch Ebola bùng phát ở Tây Phi, biểu tình bạo lực ở Mỹ, Israel
tấn công phiến quân người Palestine ở Gaza và cuộc chiến chống phiến quân
Nhà nước Hồi giáo tại Iraq và Syria. Đoạn video trên sử dụng những hình ảnh
tĩnh kết hợp cùng với hình ảnh động đưa đến cho người xem những cái nhìn
chân thực về chiến tranh và hàng loạt đau khổ, chết chóc tác động mạnh đến
khía cạnh tâm tư tình cảm của họ, gây ra cho họ những ấn tượng vô cùng mạnh
mẽ.

19


Bức ảnh đâu tiên để trong chuỗi sự kiện được chọn làm hình ảnh dẫn người
đọc đến với video này. Đây là một hình ảnh tĩnh được rút ra từ một hình ảnh
động nói về khủng hoảng ở Ukraine. Âm thanh đi cùng video này là tiếng nhạc

nhịp điệu nhanh, khẩn trương cùng nhưng tiếng súng liên thanh, tiếng bom nổ
khiến người xem nhận thấy một năm toàn chiến tranh, bệnh tật hay thảm họa để
họ lên án khách quan thế giới hiện nay. Từ những thái độ phẫn nộ của người
xem về chiến tranh sẽ trở thành làn sóng kêu gọi hòa bình thế giới.
3.


Khảo sát trên báo mạng điện tử.
Ảnh trên báo điện tử VnExpress
VnExpress được thành lập bởi tập đoàn FPT, ra mắt ngày 26 tháng 2 năm
2001.
VnExpress là tờ báo điện tử được nhiều người đọc nhất hiện nay. Đối tượng
đọc báo cũng vô cùng đa dạng về độ tuổi cũng như nghề nghiệp.
Sở hữu đội ngũ ảnh mạnh nhất trong tất cả các tờ báo mạng điện tử nên ảnh
trên VnExpress được đánh giá cao. Có thể lấy một số ví dụ sau.

20


Bố con anh Lại Thiên Tuấn, 34 tuổi, từ Hải Dương lên. Không kịp vào viếng Đại tướng,
hai bố con ngồi chờ ở cổng Đại học Tổng hợp qua đêm để buổi sáng có thể tiễn đưa linh cữu.
Ảnh: Phương Phương.

Bức ảnh đăng trong bài báo “Đêm cuối bên Đại tướng tại Hà Nội” trong
những ngày người dân cả nước đổ về số 40 Hoàng Diệu để viếng Đại tướng Võ
Nguyên Giáp.
- Về kỹ thuật: ảnh rõ nét, màu sắc hài hòa, bố cục chặt chẽ và quan trọng
nhất là nổi bật được đối tượng muốn nói đến.
- Về nội dung: Chú thích đầy đủ thông tin đối tượng trong ảnh “Bố con anh
Lại Thiên Tuân, 34 tuổi, từ Hải Dương lên.” Không chỉ dừng lại ở đưa thông tin

mà kèm thêm chú thích về hoàn cảnh đối tượng “Không kịp vào viếng Đại
tướng, hai bố con ngồi chờ đợi ở cổng Đại học Tổng hợp qua đêm để buổi sáng
21


có thể tiễn đưa linh cữu”. Bức ảnh đã đáp ứng đầy đủ nhu cầu thông tin của
công chúng. Hình ảnh đứa bé nằm ngủ trong lòng bố, lặn lội đường xa, ngủ
đường để có thể gặp Đại tướng lần cuối ắt hẳn gây xúc động cho người xem.
Qua bức ảnh cũng có thể thấy tấm lòng của bố con anh Lại Thiên Tuân nói riêng
và người dân cả nước nói chung đối với Đại tướng.

Nước biển ngày càng lấn sâu vào đất liền ở Hội An khiến nhiều ngôi nhà chòi tại các
khu nghỉ dưỡng bị đổ sụp. Ảnh: Tiến Hùng.

Bức ảnh thứ 2 được đăng trong bài báo “Nguy cơ mất những bãi biển đẹp
nhất Việt Nam”. Được đánh giá là một bức ảnh tốt, bức ảnh đã đáp ứng được:
- Về kỹ thuật: Rõ nét, bố cục hợp lý chụp cận cảnh hình ảnh nhà chòi bị
hỏng do nước biển làm nổi bật nội dung bài báo đề cập.
- Về nội dung: Chú thích đầy đủ thông tin khi cung cấp địa điểm (Hội An),
nguyên nhân (nước biển ngày càng lấn sâu vào đất liền) và hậu quả (nhiều ngôi
nhà chòi tại các khu nghỉ dưỡng bị sụp đổ). Người đọc chưa cần đọc bài báo,
chỉ nhìn ảnh và chú thích đã có thể đáp ứng được nhu cầu thông tin. Bài báo đã
có tác động tích cực đến người xem. Ngay sau đó, các cơ quan lãnh đạo đã vào


cuộc để xử lý tình trạng này.
Ảnh trên báo điện tử Zing.vn
Được thành lập tháng 1/2008 báo điện tử Zing.vn đã có vị trí nhất định. Ban
đầu, đối tượng được hướng đến chủ yếu là giới trẻ, càng về sau, đối tượng càng
được mở rộng, đưa Zing.vn đến gần hơn với công chúng.

Đội ngũ ảnh của Zing.vn khá chuyên nghiệp, chỉ xếp sau VnExpress.

22


Máu đổ trên gương mặt một số CĐV Việt Nam. Sự việc diễn ra quá nhanh khiến cảnh
sát nước chủ nhà không kịp phản ứng. Tiền vệ Thành Lương bất chấp nguy hiểm ném cuộn
băng gạt lên khán đài để giúp CĐV Việt Nam cầm máu.

- Về kỹ thuật: Bố cục chặt chẽ, màu sắc hài hòa, nổi bật được CĐV Việt
Nam bị thương sau vụ xô xát.
- Về nội dung: Đây là bức ảnh được lan truyền trên báo cũng như mạng xã
hội mạnh mẽ nhất. Chú thích đầy đủ khi đưa đối tượng (CĐV Việt Nam) và diễn
biến vụ việc. Bức ảnh đã gây ra làn sóng phản đối mạnh mẽ của phía người hâm
mộ Việt Nam đối với cách hành xử của CĐV đội bạn. Sau khi đăng tải, VFF đã
vào cuộc yêu cầu công an làm rõ vụ việc, đồng thời người hâm mộ Malaysia gửi
lời xin lỗi đến CĐV Việt Nam. Một bức ảnh có thể tác động rất lớn tới dư luận
xã hội.

23


Tháng 5/2014, Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển chủ quyền
của Việt Nam. Nhiều trường học đã xếp hình bản đồ Tổ quốc để cùng hướng về biển Đông.
Sáng 16/5, học sinh THPT Phan Huy Chú (Đống Đa, Hà Nội) đã có buổi chào cờ ý nghĩa.

Bức ảnh đăng trên bài báo “10 hình ảnh ấn tượng nhất chụp từ camera
bay”.
- Về kỹ thuật: Rõ nét, bố cục hợp lý nổi bật được bản đồ Việt Nam do học
sinh xếp trong khuân viên trường học.

- Về nội dung: Chú thích ảnh tốt, đưa ra thời gian (16/5/2014), địa điểm
(trường THPT Phan Huy Chú, Đống Đa, Hà Nội), nguyên nhân (5/2014, Tung
Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng Biển chủ quyền của Việt Nam),
diễn biến (Nhiều trường học đã xếp hình bản đồ Tổ quốc để cùng hướng về biển
Đông). Ảnh cũng như chú thích đã đáp ứng được đầy đủ thông tin mà độc giả
muốn biết. Không chỉ vậy, qua bức ảnh cũng nói lên được tinh thần đoàn kết,
trên dưới đồng lòng của người dân Việt Nam trong những ngày diễn biến quân


sự căng thẳng nhất.
Ảnh trên báo điện tử Dân trí.
Với khẩu hiệu “Thông tin mọi lúc, mọi nơi tới mọi người, mọi nhà” Dân trí
cũng là một trong những tờ báo điện tử hàng đầu Việt Nam về lượng người truy

24


cập. Về nội dung đa dạng, bài có chiều sâu. Tuy nhiên, về chất lượng ảnh chưa
được chú trọng.
Sau đây là một số ví dụ.

Về thăm nơi thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân - tiền thân của Quân
đội nhân dân Việt Nam - 70 năm trước, tại Cao Bằng. Trong ảnh, một cựu chiến binh đang
đứng trước tấm phù điêu mang hình ảnh 34 đội viên trong buổi đầu thành lập. (Ảnh: Hữu
Nghị)

- Về kỹ thuật: Bức ảnh mắc một lỗi rất lớn, thay vì làm nổi bật đối tượng
nhắc đến trong chú thích thì phần nền sau lưng đối tượng rõ nét, nhân vật chính
của ảnh bị mờ. Đây là lỗi cơ bản với một phóng viên, nhưng bức ảnh vẫn được
đăng trên báo.

- Về nội dung: Chú thích chưa đầy đủ, đối tượng chính là một cựu chiến
binh không hề có thông tin cụ thể, hơn nữa đây là một nơi không quá đông đúc
nên không có cản trở nhiều trong việc khai thác thông tin, bởi vậy phóng viên
hoàn toàn có thể lấy được thông tin của đối tượng trong bức ảnh. Chính vì vậy,
một bức ảnh lẽ ra gây được sự xúc động với độc giả lại trở nên rất bình thường,
thậm trí là nhạt nhòa.

25


×