Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Khám phá ba định luật newton với các cuộc đua bóng bay cho học sinh lớp 10 ở trường THCS và THPT nghi sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 16 trang )

MỤC LỤC

I .PHẦN MỞ ĐẦU.................................................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài.............................................................................................................................1
2. Mục đíchnghiên cứu.......................................................................................................................2
3. Phạm vi nghiên cứu........................................................................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................................................2
II .PHẦN NỘI DUNG............................................................................................................................2
1.

Cơ sở lý luận...............................................................................................................................2

2. Thực trạng của hoạt động đổi mới phương pháp dạy học hiện nay..............................................4
2.1. Những hạn chế của việc đổi mới phương pháp dạy – học......................................................4
2.2. Giáo viên cần trang bị những gì ?...............................................................................................4
3. Khám phá ba định luật Newton với các cuộc đua bóng bay .......................................................5
III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT....................................................................................................................12
3.1. Kết luận.........................................................................................................................................12
3.2. Đề xuất...........................................................................................................................................13
3.2.1. Đối với bộ giáo dục và đào tạo............................................................................................13
3.2.2 Đối với sở giáo dục và đào tạo..............................................................................................13
3.2.3. Đối với giáo viên...................................................................................................................13
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................................................15
PHỤ LỤC.......................................................................................................................................................16
Phiếu chấm thi chế tạo ô tô chạy bằng bong bóng.........................................................................................16

I .PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
Chúng ta vẫn nghe nói: “ Giáo dục là quốc sách hàng đầu ” Tại sao vậy?
Bởi giáo dục là điều kiện tiên quyết góp phần phát triển kinh tế, ổn định chính
trị xã hội và nâng cao chỉ số phát triển con người. Chính vì vậy Bộ Giáo dục và


Đào tạo luôn hướng đến mục tiêu giúp học sinh làm chủ kiến thức phổ thông và
vận dụng được kiến thức, kĩ năng đó vào cuộc sống nhằm phục vụ cho quá trình
tự học suốt đời, định hướng nghề nghiệp, biết phát triển nhân cách, có cá tính và
có đời sống tâm hồn phong phú, biết xây dựng các mối quan hệ xã hội để cuộc
1


sống ý nghĩa hơn đáp ứng được thời kì công nghệ 4.0 và góp phần vào sự phát
triển kinh tế của đất nước.
Ngày 28/11/2014 Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội quy định: “Đổi mới
chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông nhằm tạo chuyển biến căn bản,
toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông; kết hợp dạy chữ, dạy
người và định hướng nghề nghiệp; góp phần chuyển nền giáo dục nặng về
truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và
năng lực, hài hoà đức, trí, thể, mĩ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học
sinh.”1
Vì vậy việc tổ chức các hoạt động dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông
mới cần được tiếp cận, quan tâm, đặc biệt là dạy học theo định hướng giáo dục
tích hợp STEM.
Một trong những môn học có nhiều ứng dụng và gắn liền với cuộc sống là Vật lý
bởi nó là một môn khoa học thực nghiệm, nên việc áp dụng dạy học STEM giúp
học sinh tìm hiểu được các định luật vật lý là cực kì phù hợp, đó là lí do tôi chọn
đề tài: “Khám phá ba định luật Newton với các cuộc đua bóng bay cho học
sinh lớp 10 ở trường THCS và THPT Nghi Sơn, Tĩnh Gia, Thanh Hóa”.
2. Mục đíchnghiên cứu.
Nghiên cứu quá trình dạy học theo định hướng giáo dục STEM vào bàiBa
định luật Niu-tơnnhằm phát huy tính tích cực, rèn luyện một số kỹ năng, phát
huy năng lực tự học cho học sinh.
3. Phạm vi nghiên cứu.
Bài Ba định luật Niu-tơntrong sách Vật lí lớp 10 cho đối tượng học sinh

trường THCS và THPT Nghi Sơn, Tĩnh Gia, Thanh Hóa.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu các tài liệu về “ Phương pháp dạy học tích cực”, “ Giáo dục
STEM”.
- Nghiên cứu sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo.
- Phương pháp kiểm tra, đánh giá bài làm và kết quả của học sinh để từ đó rút ra
tính khả thi của đề tài, phương pháp thực nghiệm.
II .PHẦN NỘI DUNG.
1. Cơ sở lý luận
1.1.

STEM là gì?2 Giáo dục STEM là gì?

1Nghị quyết

88/2014/QH13 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục

phổ thông.
2tài liệu tập huấn: xây dựng và thực hiện các chủ đề giáo dục stem trong trường trung hoch
của bộ giáo dục và đào tạo

2


- STEM là thuật ngữ viết tắt của các từ Science (Khoa học), Technology (Công
nghệ), Engineering (Kĩ thuật) và Mathematics (Toán học).

Trong đó Science là quy trình sáng tạo ra kiến thức khoa học; Technology là các
vật thể, hệ thống hay quy trình bằng cách sử dụng vật liệu phù hợp, kiến thức,
máy móc, kĩ thuật; Engineering là quy trình sử dụng kiến thức để thiết kế công

nghệ mới nhằm giải quyết các vấn đề; Mathematics là công cụ được sử dụng để
thu nhận kết quả và chia sẻ kết quả đó với những người khác.
- “Giáo dục STEM là một cách tiếp cận liên ngành trong quá trình học,
trong đó các khái niệm học thuật mang tính nguyên tắc được lồng ghép với
các bài học trong thế giới thực, ở đó các học sinh áp dụng các kiến thức trong
khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán vào trong các bối cảnh cụ thể, giúp kết
nối giữa trường học, cộng đồng, nơi làm việc và các tổ chức toàn cầu, để từ
đó phát triển các năng lực trong lĩnh vực STEM và cùng với đó có thể cạnh
tranh trong nền kinh kế mới”.3
STEM Science: Quá trình học theo STEM nhằm tìm tòi, hình thành nên kiến
thức.
STEM Engineering: Quá trình học theo STEM nhằm tạo ra sản phẩm.
1.2. Một số kĩ thuật thực hiện
1.2.1. Kĩ thuật “hợp tác nhóm”4
Là một hình thức tổ chức dạy học, trong đó dưới sự tổ chức và điều khiển của
giáo viên, học sinh được chia thành nhiều nhóm nhỏ liên kết lại với nhau thành
một hoạt động chung, với phương thức tác động qua lại của các thành viên, bằng
trí tuệ tập thể mà hoàn thành các nhiệm vụ học tập.
3hiệp hội các giáo viên dạy khoa học Mỹ - NSTA
4Tài liệu tập huấn Phương pháp và kỹ thuật dạy học định

hướng năng lực ở trường phổ thông

3


3. Kĩ thuật "Động não"5
Động não (công não) là một kỹ thuật nhằm huy động những tư tưởng mới mẻ,
độc đáo về một chủ đề của các thành viên trong thảo luận. Các thành viên được
cổ vũ tham gia một cách tích cực, không hạn chế các ý tưởng (nhằm tạo ra "cơn

lốc” các ý tưởng). Kỹ thuật động não do Alex Osborn (Mỹ) phát triển, dựa trên
một kỹ thuật truyền thống từ Ấn độ.
5. Kĩ thuật "Tia chớp"6
Kỹ thuật tia chớp là một kỹ thuật huy động sự tham gia của các thành viên đối
với một câu hỏi nào đó, hoặc nhằm thu thông tin phản hồi nhằm cải thiện tình
trạng giao tiếp và không khí học tập trong lớp học, thông qua việc các thành
viên lần lượt nêu ngắn gọn và nhanh chóng (nhanh như chớp!) ý kiến của mình
về câu hỏi hoặc tình trạng vấn đề.
2. Thực trạng của hoạt động đổi mới phương pháp dạy học hiện nay
2.1. Những hạn chế của việc đổi mới phương pháp dạy – học
2.1.1. Đối với giáo viên
- Áp dụng dạy theo STEM đòi hỏi nhiều thời gian tổ chức, soạn bài, do
đó nhiều giáo viên ngại, sợ “cháy giáo án” nên chưa mạnh dạn áp dụng.
- Cơ sở vật chất, thiêt bị, hạ tầng công nghệ thông tin . . còn thiếu nên
việc ứng dụng công nghệ thông tin, các phương tiện dạy học chưa được rộng rãi.
- Đổi mới hoạt động kiểm tra đánh giá chưa đạt hiệu quả cao.
- Giáo viên chưa được tập huấn nhiều về dạy học theo STEM.
2.1.2. Đối với học sinh
-Nhiều học sinh chưa mạnh dạn, chủ động trong học tập.
- Nhiều học sinh chưa phát hiện được khả năng, sở thích, năng lực của
mình.
- Sống trong khu công nghiệp đang phát triển nên vẫn còn những học sinh ý
thức học chưa cao, còn ham chơi, chưa định hướng nghề nghiệp cho bản thân.
2.2. Giáo viên cần trang bị những gì ?
-Có năng lực về chuyên môn, năng lực tổ chức và quản lí học sinh.
- Nghiên cứu các chủ đề có thể dạy theo hướng tích hợp STEM vào từng
bài giảng cho phù hợp.
- Tìm hiểu sở thích, khả năng của từng học sinh.
5 />6 />
kĩ thuật dạy học tích cực

kĩ thuật dạy học tích cực

4


- Tạo sự tin tưởng và rèn khả năng truyền cảm hứng cho học sinh.
3. Khám phá ba định luật Newton với các cuộc đua bóng bay .
STEM Science
Đối tượng người học Học sinh lớp 10
Không gian thực hiện Lớp học
Thời gian thực hiện

Vật liệu

Vấn đề thực tiễn

2 tiết, mỗi tiết 45 phút, bao gồm:
- Tiết 1: Tiến hành thí nghiệm khám phá định luật 3
và 2 của Newton.
- Tiết 2: Tiến hành thí nghiệm khám phá định luật 1
Newton và tạo các sản phẩm.
- Những quả bóng bay với các hình dạng khác
nhau( dài, tròn,…)
- Cuộn dây len ( có thể thay bằng dây cước, dây chỉ…)
- Những ống hút.
- Băng dính.
- Giấy màu, giấy cứng, màu, que kem.
- Kéo.
Ngày 18/1/2019, vệ tinh Micro Dragon đã được phóng
thành công lên không gian, bước đầu mang lại những hình

ảnh theo dõi chất lượng nước biển ven bờ. Đây là sản
phẩm do 36 Thạc sĩ công nghệ vũ trụ trẻ của Việt Nam
thực hành chế tạo thử nghiệm tại Nhật Bản.7

Tên lửa này hoạt động theo quy luật nào, những yếu tố nào
ảnh hưởng đến sự hoạt độngđó?

7 />
5


Vấn đề
quyết

cần

giải Làm việc nhóm với những thí nghiệm cho các nội dung
sau:
- Tìm hiểu về sự chuyển động của tên lửa thông qua
cuộc đua tên lửa Cupid.
- Sự chuyển động của tên lửa Cupid phụ thuộc vào
những yếu tố : Lực tác dụng và khối lượng.
- Làm thế nào để thay đổi tốc độ và hướng chuyển
động của tên lửa Cupid.
Các nhóm trình bày và lên ý tưởng tạo ra những chiếc xe
chạy bằng bong bóng.
- Tạo ra những sản phẩm

Các nội dung kiến Science:
thức liên quan

+ Khoa học về vật liệu
+ ba định luật chuyển động của Newton
+ Quy trình các thực hành
Technology:
+ Các bước tạo sản phẩm.
+ Lựa chọn vật liệu theo khoa học
Engineering:
+ Quy trình thiết kế sản phẩm.
Maths:
+ xử lý số liệu.
+ Đo chiều dài, đo thời gian.
+ Tính toán nguyên vật liệu.
Mục tiêu bài học

Phương
học

pháp

Tổ chức nhóm

- Hình thành kiến thức về ba định luật Newton.
- Xác định vấn đề, thiết kế và tìm giải pháp
- Đánh giá hiệu quả của giải pháp thiết kế
- Nhận diện các hạn chế thiết kế
- Kĩ năng hợp tác nhóm
- Kĩ năng thuyết trình và giao tiếp hiệu quả
dạy
- Phương pháp dạy học truy vấn
- Phương pháp dạy học theo dự án

- Phương pháp thực nghiệm
6 học sinh/nhóm

Học sinh tiếp cận và Học sinh vận dụng quy trình nghiên cứu khoa học gồm
giải quyết vấn đề như cácbước :
thế nào?
1. Tìm hiểu thực tiễn, đề ra giả thiết.
2. Kiểm chứng giả thiết thông qua thực nghiệm.
3. Phân tích dữ liệu để rút ra kết luận.
4. Báo cáo
6


Hoạt động 1: Nghiên cứu định luật 3.
Thử thách 1: Cuộc đua mũi tên Cupid
Mục tiêu: hãy tạo ra một mũi tên từ quả bóng bay có dạng dài, gầy và cho mũi
tên bắn dọc theo một sợi dây nối giữa hai điểm.
Hướng dẫn:
- Thổi bong bóng dài, gầy lên rồi trang trí quả bóng giống mũi tên tùy theo ý
thích.
- Xâu sợi dây qua ống hút và cố định hai đầu dây vào hai điểm neo( có thể
thay bằng hai người cầm)
- Gắn quả bóng vào ống hút .
- Cho mũi tên bóng bắt đầu chuyển động từ điểm neo đầu. Mũi tên có di
chuyển được đến điểm neo cuối không? ( Có thể gắn một hình trái tim ở
điểm neo cuối cho thêm phần hấp dẫn). Hãy ghi lại kết quả và xác định
khoảng cách đi được của từng mũi tên
Nhóm
1
2

3
4

Khoảng cách mũi tên đi được

Thông qua thử thách này học sinh sẽ:
- Thiết kế được hình dạng của mũi tên
- Biết được vì sao mũi tên lại chuyển động được.
- Tính chất của lực và phản lực.
Thông qua cuộc đua mũi tên Cupid trên chúng ta đã biết được chúng đi được
bao xa. Vậy những yếu tố nào làm ảnh hưởng đến sự chuyển động của mũi tên
đó?
HS nghe và xác định vấn đề cần giải quyết. Nếu có nhiều lực tác dụng thì mũi
tên đi nhanh hơn. Trọng lượng của mũi tên càng lớn thì đi chậm hơn. Vì vậy lực
tác dụng và khối lượng của mũi tên ảnh hưởng đến sự chuyển động của nó.
Hoạt động 2: Tìm hiểu định luật 2
Mục tiêu: Minh chứng cho gia tốc của vật phụ thuộc vào lực tác dụng và khối
lượng của nó.
Hướng dẫn:
- Xâu sợi dây qua ống hút và cố định hai đầu dây vào hai điểm neo( có thể
thay bằng hai người cầm)
- Gắn quả bóng tròn đã thổi vào ống hút .
- Cho bóng bắt đầu chuyển động từ điểm neo đầu.
Thử thách 2: Khối lượng ảnh hưởng đến đường đi như thế nào?
7


Thay đổi khoảng cách giữa hai điểm neo để bóng không đi đến được điểm neo
cuối.
- Đo chu vi quả bóng được bơm căng.Đánh dấu và đo khoảng cách nó đi

được.
- Thay đổi chu vi của quả bóng và đo khoảng cách nó đi được.
Trình tự
Chu vi quả bóng
Khoảng cách bóng đi được
Lần 1
Lần 2
Lần 3
- Giữ nguyên chu vi .
- Thay đổi khối lượng bằng cách dán lên quả bóng ít mảnh giấy, que kem…
- Đo khoảng cách bóng đi được.
Trình tự
Khối lượng quả bóng
Khoảng cách bóng đi được
Lần 1
Không dán thêm gì
Lần 2
Dán thêm giấy
Lần 3
Dán thêm que kem
Thử thách 3: Khối lượng ảnh hưởng đến tốc độ như thế nào?
Đặt khoảng cách hai điểm neo tối thiểu mà bóng có thể đi đến được.
- Đo chu vi của quả bóng bơm căng, cho nó chuyển động bắt đầu từ điểm
neo thứ nhất , đo thời gian nó đi đến điểm neo cuối.
- Thay đổi chu vi quả bóng và làm tương tự trên.
Trình tự
Lần 1
Lần 2
Lần 3


Chu vi quả bóng

Thời gian đi

Thông qua thử thách 2 và 3 này, học sinh sẽ:
- Biết được khối lượng ảnh hưởng đến tốc độ của vật.
- Biết khối lượng ảnh hưởng đến khoảng cách đi như thế nào.
Thử thách 4: Lực tác dụng ảnh hưởng như thế nào đến khoảng cách đi.
Các quả bóng có hình dạng khác nhau.
Thay đổi khoảng cách giữa hai điểm neo để bóng không đi đến được điểm neo
cuối.
Cho các quả bóng cùng chuyển động cùng một lúc và bắt đầu tại cùng vị trí, đo
khoảng cách đi được của chúng.
Hình dạng bóng
Hình tròn

Khoảng cách đi
8


Hình trái tim
Thử thách 5: Lực tác dụng ảnh hưởng như thế nào đến tốc độ.
Các quả bóng có hình dạng khác nhau.
Đặt khoảng cách hai điểm neo tối thiểu mà bóng có thể đi đến được.
Cho các quả bóng cùng chuyển động cùng một lúc và bắt đầu tại cùng vị trí, đo
thời gian đi được của chúng.
Hình dạng bóng
Hình tròn
Hình trái tim


Thời gian đi

Thông qua thử thách 4 và 5 này, học sinh sẽ:
- Biết được lực ảnh hưởng đến tốc độ của vật.
- Biết lực ảnh hưởng đến khoảng cách đi như thế nào.
Thông qua các thử thách 2,3,4,5, học sinh sẽ:
- Biết gia tốc của một vật tỉ lệ thuận với lực tác dụng và tỉ lệ nghịch với
khối lượng của nó.
- Biết tính chất của khối lượng.
- Biết nếu một vật có khối lượng lớn thì đi chậm hơn và phải cần lực lớn để
giúp nó di chuyển ( mức quán tính)
Hoạt động 3: Tìm hiểu định luật 1.
- Các em đã làm gì để cho những quả bóng chuyển động trên dây?
- Vậy nếu các em không tháo sợi dây ( hay những cái kẹp) ở đầu của những
quả bóng khi đã được bơm căng thì quả bóng sẽ đứng yên.
- Vậy quả bóng cần có lực tác dụng lên nó trước khi nó chuyển động trên
dây nghĩa là bị tác dụng của lực không cân bằng.
Mục tiêu: Tác dụng lực không cân bằng lên quả bóng để bóng có thể chuyển
động.
Hướng dẫn:
- Thổi bong bóng có kích thước tùy theo ý thích và buộc kín miệng quả
bóng.
- Xâu sợi dây qua ống hút và cố định hai đầu dây vào hai điểm neo( có thể
thay bằng hai người cầm)
- Gắn quả bóng vào ống hút .
Thử thách 6: Tìm cách thay đổi lực tác dụng lên những quả bóng để thấy được
sự thay đổi tốc độ và hướng của quả bóng.
HS nghe và thảo luận để tìm ra cách giải quyết vấn đề. Có thể thay đổi độ
nghiêng của sợi dây, hay thổi vào quả bóng….
Thông qua thử thách này, học sinh sẽ:

- Biết được quả bóng đứng yên hay chuển động đều khi nào và chuyển
động có gia tốc khi nào.
9


Hoạt động 4:Thu kết quả.
- Các nhóm trình bày kết quả và nêu những điều đã rút ra được từ những
thực hành đó.
- GV nhận xét quá trình và nhận xét kết quả học của từng cá nhân, từng
nhóm.
- GV tổng kết lại những kiến thức cần nắm được.
Hoạt động 5. Sáng tạo
Mỗi nhóm hãy làm một một chiếc xe ô tô bằng những dụng cụ, vật liệu sau:
Tên dụng cụ, vật liệu
Chai nước khoáng 500 ml
Ống hút
Que xiên
Bong bóng
Súng bắn keo
Kéo

Số lượng ( đơn vị)
2 chai
2 cái
2 cái
1 quả
1 cái
1 cái

4. Kết quả đã đạt được

Quá trình thực nghiệm và điều tra đánh giá trên đối tượng học sinh. Ban
đầu tôi giới thiệu bài học ở các lớp khảo sát, sau đó phát phiếu thăm dò ý kiến
học sinh.
Kết quả thu được qua việc thăm dò ý kiến 90 học sinh thuộc 2 lớp 10a5 và
10a6 năm học 2019-2020 được thể hiện qua bảng sau

Nội dung câu hỏi

Không
đồng ý

1

Phương pháp dạy học theo STEM phù hợp
với nội dung bài học và khả năng học tập
của em?

05

16

69

2

Là hoạt động trải nghiệm sáng tạo, giúp em

04

12


74

TT

Phân
vân

Đồng ý

10


dễ lĩnh hội kiến thức
3

Tính khoa học, yêu cầu rõ ràng

0

20

70

4

Phương pháp này cần thiết trong hoạt động
dạy và học môn vật lí?

0


14

76

5

Em thực sự hứng thú với phương pháp học
tập này.vì nó tạo cho em cảm giác học thoải
mái, được đứng, đi lại, làm việc.

0

08

82

6

Giúp em có cơ hội phát triển năng lực thực
nghiệm, năng lực ngôn ngữ, năng lực giao
tiếp

08

11

71

7


Việc đánh giá quá trình học tập rõ ràng hơn

07

14

69

8

Phương pháp này mang lại kết quả đáng kể
trong học tập ?

05

13

72

9

Phương tiện, cơ sở vật chất đáp ứng nhu
cầu vận dụng phương pháp

0

12

78


10

Em thích cô thường xuyên áp dụng phương
pháp này trong giảng dạy bộ môn vật lí.

0

08

82

29

128

743

Kết quả và tỷ lệ

3,22%

14,22% 82,56%

Một số hình ảnh hoạt động của hoc sinh trong tiết học

11


III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT

3.1. Kết luận
12


Với việc áp dụng phương pháp dạy theo định hướng STEM tôi nhận thấy:
Học sinh tích cực, tự giác, chủ động hơn, và có thể phát hiện được vấn đề cần
giải quyết, cách giải quyết vấn đề; từ đó có thể hình thành nên kiến thức một
cách sâu sắc hơn.và phát triển năng lực tự giải quyết vấn đề, trau dồi các phẩm
chất linh hoạt,sáng tạo của các em.
Việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay đang được áp dụng cho tất cả
các cấp học, các môn học.Do đó, tùy thuộc từng cấp học, từng bộ môn để chúng
ta áp dụng đổi mới cho thích hợp. Riêng đối với môn vật lí phải tích cực đổi mới
hơn nữa, vì có như vậy thì không làm cho học sinh cảm thấy nhàm chán, không
còn thấy khó trong các giờ học
3.2. Đề xuất
3.2.1. Đối với bộ giáo dục và đào tạo
- Để việc giảng dạy theo định hướng STEM được mở rộng thì phải có lộ trình
xây dựng chương trình phù hợp.
- Nên biên soạn một số bài dạy có tính chất minh họa, đồng thời có thêm tài liệu
minh họa chính thống để giáo viên thuận tiện hơn trong việc tìm kiếm tư liệu.
3.2.2 Đối với sở giáo dục và đào tạo
- Tiếp tục tổ chức các lớp tập huấn bồi dưỡng giáo viên với chương trình cụ thể
và chuyên sâu.
-Nên công bố rộng rãi những sáng kiến kinh nghiệm về đổi mới phương pháp
dạy - Học theo định hướng STEM có tính khả thi thông qua: Mạng internet,
đóng thành các tập san, gửi trực tiếp về các trường...để giáo viên có thể trao đổi,
vận dụng, học tập... thông qua các buổi họp hoặc dạy trực tiếp cho học sinh.
3.2.3. Đối với giáo viên
- Không ngừng học tập, trau dồi trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tăng cường đổi
mới phương pháp dạy – học theo hướng phát triển năng lực và phẩm chất của

học sinh, dạy theo định hướng STEM.
- Đầu tư nghiên cứu, tìm kiếm tư liệu, thiết kế bài giảng áp dụng các phương
pháp, kĩ thuật dạy học tích cực vào giảng dạy thực tế đạt kết quả cao.

13


XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 10 tháng 7 năm 2020
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của ngườikhác
Người viết

Mai Hồng Thái
Lê Thị Hồng

14


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tài liệu Hội thảo: Định hướng giáo dục STEM
trong trường trung học, 2018.
[2] TS. Nguyễn Thanh Nga (chủ biên), Dạy học chủ đề STEM cho học sinh
trung học cơ sở và trung học phổ thông, NXB ĐHSP TP Hồ Chí Minh, 2018.
[3] Trang http:// Nguyễn Khánh Ngọc- dạy học tích cực- nguồn internet
[4] Trang kĩ thuật dạy học tích cựcnguồn internet.
[5] Sách giáo khoa môn vật lí 10- Lương Duyên Bình (chủ biên) – nhà xuất bản
giáo dục Việt Nam.

[6] Tài liệu tập huấn: xây dựng và thực hiện các chủ đề giáo dục stem trong
trường trung hoch của bộ giáo dục và đào tạo)
[7] Trang internet.
[8] Tài liệu tập huấn Phương pháp và kỹ thuật dạy học định hướng năng lực ở
trường phổ thông
[9] />
15


PHỤ LỤC
Phiếu chấm thi chế tạo ô tô chạy bằng bong bóng.

Đội

Chấm điểm đội thi
Chế tạo xe chạy bằng bong bóng
Tính
Tính
Sự hoạt Sự phối hợp giữa
Tổng
sáng
thẩm mĩ
động
các thành viên
tạo
(10 đ)
(10 đ)
trong nhóm (10 đ)
(10 đ)


1
2
3
4
5
6
7

16



×