Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Phan tich nguyen tắc quốc tịch hữu hiệu trong giải quyết tình trạng người hai hay nhiều quốc tịch. Sinh viên lựa chọn hai phán quyết của cơ quan tài phán quốc tế để minh họa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.22 KB, 10 trang )

MỞ ĐẦU
Điều 15 Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền 1948 chỉ rõ "Mọi người đều
có quyền với một quốc tịch" và "Không ai đáng bị tước quốc tịch một cách
tùy tiện hay bị từ chối quyền đổi quốc tịch". Thông thường, một cá nhân của
một nhà nước sẽ mang quốc tịch của chính quốc gia đó, tuy nhiên sẽ có những
trường hợp đặc biệt mà một cá nhân có nhiều hơn một quốc tịch. Để đi sâu
vào tìm hiểu những vấn đề liên quan đến người có nhiều hơn một quốc tịch,
nhóm 1 chúng em xin lựa chọn đề bài số 3: “Phân tích nguyên tắc quốc tịch
hữu hiệu trong giải quyết tình trạng người hai hay nhiều quốc tịch. Sinh
viên lựa chọn hai phán quyết của cơ quan tài phán quốc tế để minh họa”.
NỘI DUNG
I.

Phân tích nguyên tắc quốc tịch hữu hiệu trong giải quyết tình trạng
người hai hay nhiều quốc tịch

1. Khái quát về quốc tịch và người hai hay nhiều quốc tịch
Quốc tịch là mối quan hệ pháp lý hai chiều, được xác lập giữa cá nhân
với một quốc gia nhất định, có nội dung là tổng thể các quyền và nghĩa vụ của
người đó được pháp luật của quốc gia quy định và bảo đảm thực hiện 1. Quốc
tịch gắn liền với mỗi con người từ khi sinh ra đến khi chết đi, là tiền đề để họ
được hưởng các quyền công dân và làm nghĩa vụ công dân đối với Nhà nước
mà mình mang quốc tịch2.
Một người đồng thời mang hai hay nhiều quốc tịch được pháp luật quốc
tế gọi là người mang nhiều quốc tịch (Bipatride; pluri patridge). Đây là một
hiện tượng khá phổ biến trong thực tiễn đời sống quốc tế và tồn tại hoàn toàn
khách quan, không phụ thuộc vào ý chí của bất kỳ Nhà nước nào. Hậu quả
pháp lý của việc một người có hai hay nhiều quốc tịch đó là việc xác lập quan
1 ThS. Nguyễn Thị Kim Ngân (chủ biên), Giáo trình Luật quốc tế, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb. Giáo
dục Việt Nam, 2010, tr. 129.
2 Một số vấn đề chung về quốc tịch, , 01/08/2009.



PAGE \* MERGEFORMAT 1


hệ pháp lý với hai hay nhiều quốc gia. Đồng thời điều này cũng gây khó khăn
cho các quốc gia trong việc thực hiện chủ quyền với dân cư, tranh chấp trong
việc xác định thẩm quyền bảo hộ công dân giữa các quốc gia, lựa chọn luật áp
dụng liên quan đến các vấn đề dân sự, hôn nhân, tài sản của người có hai hay
nhiều quốc tịch.
2. Phân tích nguyên tắc quốc tịch hữu hiệu trong giải quyết tình trạng
người hai hay nhiều quốc tịch
Để giải quyết tình trạng người hai hay nhiều quốc tịch các quốc gia
thường sử dụng nguyên tắc quốc tịch hữu hiệu. Nguyên tắc quốc tịch hữu hiệu
là nguyên tắc được ghi nhận trong các hiệp ước, hiệp định quốc tế song
phương, đa phương. Theo nội dung cơ bản của nguyên tắc này, ở một quốc
gia thứ ba, người có hai quốc tịch của hai nước ký kết sẽ chỉ được coi là có
quốc tịch của nước mà họ thực chất gắn bó nhất.
Cụ thể hơn, theo Điều 5 Công ước Lahay 1930 về một số vấn đề liên
quan tới xung đột quốc tịch quy định “tại một nước thứ ba, một người có
nhiều quốc tịch sẽ được coi như chỉ có một quốc tịch. Không phương hại đến
việc áp dụng pháp luật của nước mình về địa vị pháp lý của cá nhân và các
Hiệp định đang có hiệu lực, nước thứ ba sẽ chỉ công nhận duy nhất một quốc
tịch trong các quốc tịch mà người đó có, hoặc công nhận quốc tịch của nước
mà người đó thường trú hoặc cư trú chủ yếu hoặc quốc tịch của nước là lúc
đó trên thực tế người đó có mối quan hệ gắn bó nhất”.
Như vậy, đối với tình trạng một công dân nước mình có hai hay nhiều
quốc tịch, các quốc gia thường áp dụng nguyên tắc quốc tịch hữu hiệu để giải
quyết thông qua việc ký kết các điều ước quốc tế đa phương về quốc tịch như
Công ước Lahay 1930. Trong đó, có các nội dung chủ yếu sau đây:
- Tại nước thứ ba, người có hai hay nhiều quốc tịch sẽ được coi như chỉ có

một quốc tịch (đó có thể là quốc tịch của nước mà người đó có mối quan hệ

PAGE \* MERGEFORMAT 1


gắn bó nhất dựa trên các yếu tố về thời gian cư trú, các mối quan hệ về nhân
thân, tài sản...).
- Không bảo hộ ngoại giao cho công dân của nước mình tại nước mà người đó
cũng đang có quốc tịch.
- Các quốc gia tạo điều kiện thuận lợi cho người có hai hay nhiều quốc tịch
được thôi quốc tịch.
Về mặt pháp lý, người hai hay nhiều quốc tịch vẫn được coi là công
dân của các quốc gia mà họ mang quốc tịch. Tuy nhiên, trên thực tế thì quốc
gia thứ ba cần phải xác định một quốc tịch duy nhất nhằm hướng đến sự
thống nhất trong quá trình giải quyết các vấn đề liên quan phát sinh. Như vậy,
nguyên tắc này chỉ được áp dụng trong trường hợp người hai hay nhiều quốc
tịch tham gia vào quan hệ pháp luật trên lãnh thổ của quốc gia thứ ba. Tiêu chí
để lựa chọn quốc tịch của nước thứ ba là dựa trên “sự gắn bó đối với quốc gia
mà người đó mang quốc tịch”. Sự gắn bó này có thể được xác định theo
những yếu tố khác nhau như: quốc gia nơi người đó cư trú thường xuyên hoặc
cư trú chủ yếu; thời gian cư trú; các mối quan hệ nhân thân, tài sản hoặc nơi
thực hiện chủ yếu quyền và nghĩa vụ cho công dân.
Tuy nhiên, có thể nhận thấy nguyên tắc này không là nguyên tắc bắt
buộc đối với các quốc gia. Chỉ các quốc gia tham gia ký kết điều ước song
phương hoặc là thành viên của điều ước đa phương ghi nhận nguyên tắc này
thì mới bắt buộc phải áp dụng nguyên tắc quốc tịch hữu hiệu trong việc giải
quyết trình trạng người hai hay nhiều quốc tịch.
3. Ý nghĩa của nguyên tắc quốc tịch hữu hiệu trong giải quyết tình trạng
người hai hay nhiều quốc tịch
Thứ nhất, việc áp dụng nguyên tắc quốc tịch hữu hiệu nhằm giải quyết

tình trạng người hai hay nhiều quốc tịch tham gia vào các quan hệ pháp luật
của quốc gia thứ ba mà cần có sự bảo hộ từ phía quốc gia mình mang quốc
tịch.

PAGE \* MERGEFORMAT 1


Thứ hai, tạo điều kiện thuận lợi cho quốc gia thứ ba trong việc xác định
quốc tịch để điều chỉnh các quan hệ pháp luật mà người hai hay nhiều quốc
tịch tham gia tại quốc gia mình.
Thứ ba, việc áp dụng nguyên tắc quốc tịch hữu hiệu không loại bỏ quốc
tịch của người hai hay nhiều quốc tịch.
II. Hai phán quyết của cơ quan tài phán quốc tế về việc áp dụng nguyên
tắc quốc tịch hữu hiệu trong giải quyết tình trạng người hai hay nhiều
quốc tịch
1.

VỤ NOTTEBOHM CASE 1955

1.1.

Tóm tắt vụ việc:
Ông Nottebohm sinh năm 1881 tại Đức và là công dân Đức, tuy nhiên

ông sinh sống và hoạt động kinh doanh ở Guatemala từ năm 1905 đến 1943 .
Trong một chuyến đi đến Châu Âu sau thế chiến thứ II, ông Nottebohm đã
nhập quốc tịch của Công quốc Liechtenstein bằng cách mua quốc tịch. Với
cách này, ông Nottebohm đã bị mất quốc tịch Đức (theo Khoản 1 Điều 25
Luật Quốc tịch Đức3). Sau đó, ông Nottebohm trở về Đức với hộ chiếu
Liechtenstein. Khi đó, tài sản của ông Nottebohm đã bị tịch thu vì tài sản này

được coi là tài sản của công dân Đức, còn ông Nottebohm thì không phải
người Đức và lại được coi như là một kẻ thù của người Đức. Ông Nottebohm
đã bị giam cầm tại Hoa Kỳ theo một thỏa thuận đã ký với Chính phủ
Guatemala. Lúc này, nước Liechtenstein là một quốc gia trung lập không liên
quan gì đến thế chiến thứ II. Quốc gia này đã kiện Guatemala ra Tòa án ICJ

3 A German shall lose his citizenship upon the acquisition of a foreign citizenship where such acquisition
results from his application or from the application of the husband or of the legal representative. The wife and
the person represented however shall only suffer such loss where the requirements are met which under
section 19 permit the making of an application for release. (Một người Đức sẽ bị mất tư cách công dân khi có
được quốc tịch của một quốc gia khác thông qua sự xin gia nhập của chính người đó, của người chồng hoặc
của người đại diện hợp pháp. Người vợ và người được đại diện, tuy nhiên, sẽ chỉ bị mất tư cách công dân khi
đáp ứng được các yêu cầu theo mục 19 cho phép một người được nộp đơn xin thôi quốc tịch.)

PAGE \* MERGEFORMAT 1


(Tòa án Công lý Quốc tế) về việc nước này đã công khai tịch thu tài sản và
giam giữ công dân nước họ một cách bất hợp pháp.
1.2.

Tòa án ICJ đã đưa ra lập luận về trường hợp của ông Nottebohm

như sau :
Tòa án nhận thấy mối liên hệ giữa ông Nottebohm và Liechtenstein là
gần như không có (tenuous) bởi vì ông Nottebohm không có nơi ở cố định,
không có cư trú lâu dài ở Liechtenstein, không có ý định định cư tại đây,
người thân ông Nottebohm mong muốn ông dưỡng già ở Guatemala 4. Tòa chỉ
ra rằng ông Nottebohm nhập tịch Liechtenstein bởi vì muốn bỏ quốc tịch Đức
(nước phát xít trong Chiến tranh thế chiến thứ hai) để nhận được sự bảo hộ

bằng quốc tịch của Liechtenstein (nước trung lập), chứ không có ý định trở
thành một phần của xã hội Liechtenstein5. Tòa còn hàm ý rằng việc
Liechtenstein cho ông Nottebohm nhập tịch là do lợi ích tài chính khi ông
Nottebohm cam kết sẽ đóng thuế cho nước này 6. Tòa án ICJ đã lập luận rằng,
ông Nottebohm có mối quan hệ chặt chẽ và lâu dài về cư trú, làm ăn, gia đình
và xã hội với Guatemala. Tóm lại, Tòa cho rằng không có mối liên kết giữa
ông Nottebohm và Liechtenstein mà ông Nottebohm có mối liên hệ chặt chẽ
và dài lâu với Guatemala.
1.3.

Phán quyết của Tòa án ICJ :
Tòa kết luận rằng mối liên hệ gắn bó giữa ông Nottebohm và

Liechtenstein là không tồn tại và việc nhập tịch của ông Nottebohm cũng
không phải dựa trên sự gắn bó thực sự với Liechtenstein. Tòa đã tuyên bố
Guatemala không có nghĩa vụ phải công nhận quốc tịch Liechtenstein của ông
Nottebohm trong trường hợp này, vì vậy Liechtenstein không có quyền thực
4 Vụ Nottebohm, 1955, tr 25-26
5 Vụ Nottebohm, 1955, tr 26
6 Vụ Nottebohm, 1955, tr 25-26

PAGE \* MERGEFORMAT 1


hiện bảo hộ ngoại giao đối với ông Nottebohm chống lại Guatemala, đồng
thời yêu cầu này không thể được chấp nhận.
1.4.

Bình luận về phán quyết của Tòa án ICJ về việc áp dụng nguyên tắc


quốc tịch hữu hiệu trong vụ Nottebohm Case 1955
Trong vụ việc nêu trên, không có gì để bàn cãi khi ông Nottebohm chưa
bao giờ là công dân đa quốc tịch theo pháp luật quốc gia. Vấn đề được đem
bàn tới trong vụ việc này chính là quyền của một quốc gia không công nhận
việc ghi nhận quốc tịch của một quốc gia khác. Để giải quyết, Tòa đã đưa ra
phán quyết dựa trên thực tế của một số quốc gia “không thực hiện bảo vệ lợi
ích của một người đã nhập quốc tịch của quốc gia bởi vì sau khi nhập quốc
tịch, trên thực tế người này đã vắng mặt kéo dài và không có các mối liên
hệ… với đất nước danh nghĩa của người đó”.
Phán quyết trên rất hợp lý bởi vì bản chất của mối quan hệ quốc tịch
chính là mối liên hệ pháp lý có nền tảng là sự gắn bó thực tế về xã hội, một
mối liên kết thực sự của đời sống và tình cảm, cùng với sự tồn tại của các
quyền và nghĩa vụ tương hỗ. Nó tạo ra sự công nhận về pháp lý thực tế rằng
cá nhân có được quốc tịch một cách trực tiếp bởi luật pháp hoặc hành vi của
các cơ quan công quyền, có sự gắn kết với dân cư của quốc gia cấp quốc tịch
một cách chặt chẽ hơn là đối với dân cư của một quốc gia nào khác. Điều này
cho thấy rằng việc trao quốc tịch này thiếu “điều kiện cần thiết về tính đặc
thù” (genuineness requisite), không phù hợp với khái niệm quốc tịch trong
quan hệ quốc tế, do đó Guatemala không có nghĩa vụ phải công nhận quốc
tịch Liechtenstein của ông Nottebohm. Có thể hiểu đây là đặc quyền của quốc
gia không ghi nhận quốc tịch được xác định bằng cách nhập quốc tịch trong
một số trường hợp nhất định.

PAGE \* MERGEFORMAT 1


Kết quả của vụ phán xử này cũng đã được Chính phủ và Tòa án các
nước trên thế giới sử dụng để xử lý các trường hợp liên quan đến vấn đề đa
quốc tịch. Như vậy, có thể thấy rằng để quốc gia khác công nhận việc một
quốc gia trao quốc tịch cho một cá nhân cần thiết phải thỏa mãn điều kiện

rằng quốc tịch đó có căn cứ dựa trên mối liên kết gần gũi và thực sự giữa cá
nhân đó và quốc gia liên quan. Điều này gợi ý rằng đối với một cá nhân có
nhiều quốc tịch, các quốc gia và cơ quan tài phán quốc tế chỉ công nhận quốc
tịch của quốc gia mà người đó có mối quan hệ gần gũi và gắn bó thực sự.
2.

VỤ CANEVARO CLAIM (PERU, Ý)

1.1.

Tóm tắt vụ việc
Án lệ Canevaro là trường hợp bảo hộ do Ý thay mặt cho Raphael

Canevaro chống lại Peru và liệu Canevaro có được coi là công dân Peru hay
công dân Ý. Theo án lệ Canevaro, Chính phủ Peru từ chối thanh toán đầy đủ
số nợ cho công ty Canevaro dưới dạng hối phiếu (vụ việc này được trọng tài
thường trực The Hague giải quyết). Hối phiếu này sau đó được hai người anh
em của Canevaro (mang quốc tịch Ý) thừa kế. Raphael Canevaro có cha là
công dân Ý nên anh được coi là người có quốc tịch Ý (theo Điều 4 Bộ luật
dân sự Ý). Tuy nhiên, Canevaro đã được sinh ra ở Peru và thực hiện các
quyền của mình như những công dân Peru khác. Vì vậy, Chính phủ Peru từ
chối trả số hối phiếu này với lý do Ý không có tư cách để bảo hộ công dân
cho Canevaro bởi Canevaro là công dân Peru. Sau đó, Ý và Peru đã đồng ý đệ
trình lên trọng tài quốc tế để giải quyết việc nguyên đơn Raphael Canevaro
của Ý có quyền yêu cầu Peru trả số tiền hay không và liệu Chính phủ Peru có
bắt buộc phải trả bằng tiền mặt hay theo luật năm 1889 hay không.
1.2.

Tòa án trọng tài thường trực PCA đưa ra lập luận về vụ việc này như


sau

PAGE \* MERGEFORMAT 1


Canevaro được coi là công dân Peru bởi Canevaro đã từng là ứng cử
viên của Thượng viện, nơi chỉ có công dân Peru được thừa nhận. Đặc biệt,
Canevaro là người đã yêu cầu Chính phủ Peru (với tư cách là quốc gia), cấp
phép để thực hiện chức năng của tổng lãnh sự Hà Lan, sau đó Canevaro đã
nhận được sự ủy quyền từ Chính phủ và Quốc hội Peru. Có thể thấy Canevaro
có cha là người Ý, nhưng sinh ra và lớn lên tại Peru, Canevaro đã thực hiện
các quyền và nghĩa vụ của một công dân Peru nên Canevaro có mối quan hệ
chặt chẽ và lâu dài về cư trú, làm ăn, gia đình, xã hội với Peru hơn là Ý. Vì
vậy, Peru không chấp nhận yêu cầu của phía nguyên đơn là Raphael Canevaro
vì họ cho rằng Canevaro là công dân Peru, Ý không thể đứng ra bảo hộ
Canevaro như một công dân Ý khi mà Canevaro có mối quan hệ mật thiết với
Peru hơn.
1.3.

Phán quyết của Tòa án Trọng tài
Thứ nhất, Tòa kết luận rằng Canevaro được coi là có mối quan hệ gần

gũi với Peru hơn, do đó, Ý không có quyền bảo hộ Canevaro như một công
dân để chống lại Peru.
Thứ hai, Chính phủ Peru vẫn có nghĩa vụ trả số hối phiếu mà Cavenaro
yêu cầu. Nó chủ yếu là tiền gốc, lên tới 43.140 bảng Anh và thêm vào tiền lãi
đã tích lũy cho đến thời điểm đó.
1.4.

Bình luận về phán quyết của Tòa án trọng tài thường trực PCA về


việc áp dụng nguyên tắc quốc tịch hữu hiệu trong vụ Canevaro Claim
(Peru, Ý)
Về cơ bản, án lệ Canevaro đã giải quyết được tranh chấp của Canevaro
kiện đòi số phiếu mà Chính phủ Peru đang nợ Canevaro. Dựa trên những
chứng cứ thực tế (Canevaro có cha người Ý, nhưng đã từng là ứng cử viên
của Thượng viện, và được thừa nhận Tổng lãnh sự Hà Lan từ Chính phủ và
Quốc hội Peru), Tòa án Trọng tài thường trực PCA đã xem xét và đưa ra một

PAGE \* MERGEFORMAT 1


phán quyết phù hợp với nguyên tắc quốc tịch hữu hiệu, khi xem xét Canevaro
gần gũi với Peru hơn Ý, và từ chối yêu sách của Ý. Như vậy, có thể thấy rằng,
để một quốc gia công nhận việc một quốc gia khác trao quốc tịch cho một cá
nhân, cần thiết phải thỏa mãn điều kiện rằng quốc tịch đó có căn cứ dựa trên
mối liên kết gần gũi thực sự giữa cá nhân đó và quốc gia.
Trường hợp của Canevaro xác định rằng trong trường hợp quốc tịch
kép tồn tại kể từ khi sinh ra (bằng sự kết hợp về nguyên tắc jus soli và jus
sanguinis) khi Canevaro đã vừa thực hiện các quyền và nghĩa vụ như công
dân Peru, vừa được bảo hộ bởi Ý, khi Ý thay mặt Canevaro chống lại Peru.
Trong trường hợp có xung đột về quốc tịch công dân giữa hai quốc gia, thì
quốc tịch nào gần gũi và hiệu quả với công dân hơn sẽ thắng thế và nó có thể
được xác định dựa trên ý chí, hành vi của con người. Trọng tài thường trực
sau đó đã kết luận rằng “Bất kể quốc tịch của Raphael có thể là ở Ý thì chính
phủ Peru vẫn có quyền coi anh ta là công dân Peru và từ chối tư cách là một
đương sự người Ý của Canevaro”. Nguyên tắc quốc tịch hữu hiệu trong án lệ
Canevaro có ưu điểm là hạn chế việc công dân sinh ra đã mang quốc tịch kép
sẽ lợi dụng điều này để tận dụng lợi thế đầu tư, nhập cảnh nhưng sử dụng
quyền bảo hộ công dân của quốc gia khác khi xảy ra tranh chấp, điều này đảm

bảo cho quốc gia sẽ không bị công dân có quan hệ gần gũi với mình yêu sách
một cách vô lý.
KẾT LUẬN
Dưới sự bảo hộ của nhà nước những công dân có thể tự do thực hiện
quyền lợi mà nhà nước dành cho họ, tuy nhiên có những cá nhân cá biệt, họ
được nhận sự ưu đãi của những quốc gia khác nhau để có được hơn một quốc
tịch. Vấn đề pháp lý về người nhiều quốc tịch rất phức tạp, bởi lẽ những
người hai hay nhiều quốc tịch sẽ chịu ảnh hưởng của nhiều nền pháp luật khi

PAGE \* MERGEFORMAT 1


có những tình huống pháp lý xảy ra. Do vậy, việc áp dụng nguyên tắc quốc
tịch hữu hiệu nhằm hạn chế tối đa tình trạng người hai hay nhiều quốc tịch là
cần thiết cho mỗi quốc gia, nhằm giải quyết được các vấn đề liên quan đến
pháp lý.

DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TS. Nguyễn Hồng Bắc, Tạp chí Luật học số 7/2006, tr. 3, 4
2. TS. Nguyễn Thị Hồng Yến – TS. Lê Thị Đào Anh, Hướng dẫn môn học
Công pháp quốc tế, NXB Lao Động
3. thongtinphapluatdansu.edu.vn,
Một số vấn
đề chung về quốc tịch <truy cập: 12/3/2020>
4. Luật Quốc tịch Việt Nam 2008
5. Quốc tịch cá nhân trong luật quốc tế:
nguồn:
/>fbclid=IwAR37OgQkFHe3ILBcOGGz0A8B1L8ar3NhfjWjd4iu1i
ovC0nFkC_YSTg-t0


PAGE \* MERGEFORMAT 1



×