Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Tóm tắt Luận án tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu phân bố của Thân mềm Chân bụng trên cạn (Mollusca: Gastropoda) ở khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng, tỉnh Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (464.45 KB, 27 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

NGUYỄN THANH BÌNH

NGHIÊN CỨU PHÂN BỐ CỦA THÂN MỀM CHÂN BỤNG
TRÊN CẠN (MOLLUSCA: GASTROPODA) Ở KHU BẢO TỒN
THIÊN NHIÊN THẦN SA - PHƢỢNG HOÀNG,
TỈNH THÁI NGUYÊN

Ngành: Sinh thái học
Mã số: 9420120

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ

Thái Nguyên - Năm 2019


Công trình được hoàn thành tại:
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN - TRƢỜNGĐẠI HỌC SƢ PHẠM

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS Hoàng Ngọc Khắc
2. PGS. TS Hoàng Văn Ngọc

Phản biện 1: ......................................................................

Phản biện 2: ......................................................................

Phản biện 3: ......................................................................

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường


Họp tại Trƣờng Đại học Sƣ phạm - Đại học Thái Nguyên

Vào hồi...... giờ...... ngày....... tháng........ năm ....

Có thể tìm hiều luận án tại:
1. Thư viện Quốc gia;
2. Trung tâm học liệu - Đại học Thái Nguyên;
3. Thư viện Trường Đại học Sư phạm.


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thân mềm Chân bụng trên cạn bao gồm những loài thuộc lớp chân
bụng sống ở trên cạn. Đây là nhóm có số lượng loài lớn, độ đa dạng cao
đứng thứ hai sau nhóm chân bụng sống ở biển và phân bố rộng khắp ở các
khu vườn, khu dân cư, trong rừng, trong sa mạc, trên núi. Thân mềm Chân
bụng trên cạn có vai trò quan trọng trong hệ sinh thái, là mắt xích của nhiều
chuỗi thức ăn. Thân mềm Chân bụng trên cạn có những đặc điểm như di
chuyển chậm, nên dễ bị tác động bởi những thay đổi của môi trường và ở
những sinh cảnh khác nhau, vì thế chúng cũng được coi là nhóm sinh vật có
khả năng chỉ thị môi trường. Những thay đổi của nhiệt độ, độ ẩm có ảnh
hưởng lớn đối với Thân mềm Chân bụng trên cạn. Nghiên cứu nhóm Thân
mềm Chân bụng trên cạn sẽ góp phần giải thích được những vấn đề về tiến
hóa, thích nghi của động vật chuyển từ môi trường sống dưới nước lên cạn.
Thân mềm Chân bụng trên cạn có vai trò quan trọng, đem lại giá trị
kinh tế cho con người.
Việc nghiên cứu về Thân mềm Chân bụng trên cạn ở nước ta được
nghiên cứu khá sớm, khoảng giữa thế kỷ XIX. Hầu hết các công trình

nghiên cứu của các nhà khoa học nước ngoài thực hiện, nghiên cứu của
các tác giả trong nước chỉ tiến hành trong những năm gần đây. Đến nay,
Thân mềm Chân bụng trên cạn Việt Nam chưa được nghiên cứu đầy đủ
về thành phần loài và đặc trưng phân bố.
Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng, tỉnh Thái
Nguyên là khu vực rừng núi đá vôi, có tính đa dạng sinh học phong phú
với nhiều nguồn gen động thực vật quý hiếm và nhiều hệ sinh thái tự
nhiên của vùng núi đá vôi. Vì thế, việc “Nghiên cứu phân bố của Thân
mềm Chân bụng trên cạn (Mollusca: Gastropoda) ở khu bảo tồn thiên
nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng, tỉnh Thái Nguyên” là cần thiết nhằm
cung cấp thêm những dẫn liệu về đa dạng thành phần loài, phân bố
Thân mềm Chân bụng trên cạn thuộc khu vực này để phục vụ công tác
quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học và tài nguyên Thân mềm Chân bụng
trên cạn ở khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng.


2

2. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định được thành phần loài và các đặc trưng phân bố của
Thân mềm Chân bụng trên cạn theo sinh cảnh, phân vùng chức năng và
phân khu chia cắt tại khu vực nghiên cứu.
- Xác định được hiện trạng khai thác và sử dụng Thân mềm Chân bụng
trên cạn ở khu vực nghiên cứu và đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển.
3. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu về thành phần loài Thân mềm Chân bụng trên cạn
tại khu vực nghiên cứu.
- Xác định đặc điểm phân bố của các loài Thân mềm Chân bụng
trên cạn theo sinh cảnh, phân vùng chức năng và phân khu chia cắt trong
khu vực nghiên cứu.

- Xác định về giá trị thực tiễn, tình hình khai thác, sử dụng Thân
mềm Chân bụng trên cạn ở khu vực nghiên cứu
- Đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển Thân mềm Chân bụng
trên cạn ở khu vực nghiên cứu.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học:
+ Lần đầu tiên cung cấp thành phần loài Thân mềm Chân bụng
trên cạn ở khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng. Góp phần
hoàn thiện danh lục Thân mềm Chân bụng trên cạn tỉnh Thái Nguyên
và đóng góp mới cho danh lục Thân mềm Chân bụng trên cạn Việt
Nam 2 loài.
+ Đã xác định được sự phân bố của Thân mềm Chân bụng trên
cạn theo các sinh cảnh, theo các phân khu chia cắt, và theo sự phân
vùng ở khu vực nghiên cứu.
+ Toàn bộ kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học cho công tác quản
lý, bảo tồn đa dạng sinh học nói chung và đa dạng Thân mềm nói riêng ở
khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng, tỉnh Thái Nguyên
- Ý nghĩa thực tiễn:
+ Đã cung cấp cho người dân và cán bộ quản lý những loài có
giá trị thực tiễn, những loài gây hại.
+ Đã cung cấp các giải pháp quản lý bảo tồn cho vùng lõi, vùng
đệm của khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng.


3

Chƣơng 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về Thân mềm Chân bụng trên cạn
1.1.1 Vị trí phân loại Thân mềm Chân bụng trên cạn
1.1.2. Đặc điểm sinh học, sinh thái của Thân mềm Chân bụng trên cạn

Đặc điểm sinh học: Phần lớn các loài TMCBTC trong lớp Mang trước
thường đơn tính, trong khi ở phân lớp Có phổi lưỡng tính (Achatina fulica).
Đối với các loài TMCBTC đơn tính, ít có sai khác về hình thái ngoài giữa
con đực và con cái, tỷ lệ đực cái trong quần thể cũng thường ít dao động.
Đặc điểm sinh thái học: Các loài TMCBTC phân bố rộng ở nhiều dạng
địa hình và sinh cảnh khác nhau, phân bố khắp ở các vùng núi, đồng
bằng, trong các hang động, tầng thảm mục và trên thảm thực vật.
1.2. Tình hình nghiên cứu về thành phần loài Thân mềm Chân bụng
trên cạn
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Việc nghiên cứu TMCBTC trên thế giới về khía cạnh phân loại
học, đặc điểm sinh học, phân bố và sinh sản đã được tiến hành khá sớm
và rộng rãi ở nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Các khu hệ
được nghiên cứu đầy đủ nhất là châu Âu, châu Mỹ và châu Úc tiếp theo
sau đó là khu vực châu Á và châu Phi. Khu hệ TMCBTC của các nước
lân cận Việt Nam cũng được quan tâm nghiên cứu nhưng ở các mức độ
khác nhau giữa các quốc gia.
1.2.2. Tình hình nghiên cứu Thân mềm Chân bụng trên cạn ở Việt Nam
Đặng Ngọc Thanh (2008) đã thống kê và giới thiệu danh sách
gồm 810 loài và phân loài TMCBTC được phát hiện tại Viêt Nam. Năm
2011, Schileyko đã tu chỉnh toàn bộ các loài ốc Có phổi (Pulmonata)
được các tác giả trước thu thập và nghiên cứu tại Việt Namngồm 477
loài và phân loài, thuộc 96 giống, 20 họ. Tổng hợp các kết quả điều tra
thống kê đã ghi nhận được 717 loài và phân loài, sắp xếp trong 205
giống, 45 họ, 3 bộ và 2 phân lớp.
1.2.3. Tình hình nghiên cứu Thân mềm Chân bụng trên cạn ở tỉnh
Thái Nguyên và trong khu vực bảo tồn thiên nhiên Thần Sa Phƣợng Hoàng


4


Từ những tài liệu thu thập được cho thấy những nghiên cứu về
TMCBTC ở Việt Nam đã được thực hiện ở nhiều nơi. Tuy nhiên cho
tới thời điểm hiện nay thì những nghiên cứu về TMCBTC ở khu vực
tỉnh Thái Nguyên còn hạn chế. Hoàng Ngọc Khắc nnk (2015) đã ghi
nhận được 63 loài ốc cạn thuộc 35 giống, 15 họ, 3 bộ, 2 phân lớp.
Khu BTTN Thần Sa - Phượng Hoàng cho tới thời điểm hiện nay
chưa có công trình nào nghiên cứu về đa dạng thành phần loài và phân
bố của Thân mềm Chân bụng trên cạn ở khu vực bảo tồn thiên nhiên
Thần Sa - Phượng Hoàng.
1.3. Tình hình nghiên cứu phân loại Thân mềm Chân bụng trên cạn
Gần đây nhất Bank. R (2017) đã đưa ra hệ thống phân loại
TMCBTC, đã phân loại được tới giống và sử dụng cho toàn thế giới.
1.4. Tình hình nghiên cứu phân bố Thân mềm Chân bụng trên cạn
Thân mềm Chân bụng trên cạn là nhóm có số lượng loài lớn, độ đa
dạng cao đứng thứ hai sau nhóm chân bụng sống ở biển và phân bố rộng
khắp ở các khu vườn, khu dân cư, trong rừng, trong sa mạc, trên núi, đặc biệt
số lượng loài trên núi đá vôi rất đa dạng và phong phú.
1.5. Tình hình sử dụng Thân mềm Chân bụng trên cạn
Trên thế giới Từ rất xưa TMCBTC được con người sử dụng
vào nhiều mục đích khác nhau như làm thực phẩm, thức ăn trong chăn
nuôi, làm thuốc chữa bệnh, kem dưỡng da, yếu tố chỉ thị môi trường.
Tại Việt Nam, chưa có nhiều nghiên cứu ứng dụng TMCBTC.
1.6. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khu bảo tồn thiên nhiên
Thần Sa - Phƣợng Hoàng
1.6.1. Vị trí địa lý và các phân vùng chức năng
Vị trí địa lý
Khu BTTN Thần Sa - Phượng Hoàng thuộc địa giới hành chính
huyện Võ Nhai, cách thành phố Thái Nguyên.
Phân vùng chức năng:

Vùng bảo vệ nghiêm ngặt (vùng lõi) nằm trong phân khu chia cắt I và
Vùng đệm chứa phân khu chia cắt II.
1.6.2. Điều kiện tự nhiên
1.6.3. Điều kiện kinh tế, xã hội


5

Chƣơng 2: ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Địa điểm nghiên cứu: Toàn bộ phạm vi khu BTTN Thần Sa Phượng Hoàng. Thời gian nghiên cứu được thực hiện theo các đợt khác
nhau nhằm xác định các đặc trưng phân bố của TMCBTC ở khu vực
nghiên cứu (từ tháng 07/206 đến tháng 06/2019).
2.2. Vật liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu ngoài thực địa
a. Xác định sinh cảnh
b. Lập ô tiêu chuẩn
c. Phương pháp thu mẫu (kỹ thuật thu mẫu)
d. Điều tra, quan sát, chụp ảnh, ghi chép nhật ký thực địa.
e. Phương pháp phỏng vấn
2.2.2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm
a. Xử lý mẫu
b. Xác định danh pháp các loài
c. Sắp xếp danh lục thành phần loài
d. Xác định các chỉ số sinh học
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Thành phần loài Thân mềm Chân bụng trên cạn ở khu vực
nghiên cứu

3.1.1. Thành phần loài
Nghiên cứu về Thân mềm Chân bụng trên cạn ở khu BTTN Thần
Sa - Phượng Hoàng đã thu được 26.420 cá thể trong 451 mẫu (410 mẫu
định lượng và 41 mẫu định tính). Kết quả phân tích đã xác định được
101 loài và phân loài TMCBTC thuộc 54 giống, 19 họ, 4 bộ, 3 phân lớp.
Những loài chưa xác định được tên được để dưới dạng kí hiệu sp.
Nhận xét về cấu trúc thành phần loài Thân mềm Chân bụng trên cạn
ở khu vực nghiên cứu cho thấy:


6

Về bậc phân lớp
Thành phần loài, giống, họ của phân lớp Heterobrancchia đa dạng hơn
hẳn có 66 loài (chiếm 65,35%), 38 giống (chiếm 70,37%), 14 họ (chiếm
73,68%). Tiếp theo Caenogastropoda có 32 loài (chiếm 31,68%), 13 giống
(chiếm 24,07%), 3 họ (chiếm 15,79%). Thấp nhất là Neritimorpha có 3 loài
(chiếm 2,97%), 3 giống (chiếm 5,56%), 2 họ (chiếm 10,53%).
Về bậc bộ
Khu vực nghiên cứu đã xác định được 4 bộ. Trong đó, bộ
Stylommatophora đa dạng hơn ba bộ còn lại về số họ, giống và loài.
Stylommatophora có 13 họ (chiếm 68,42% tổng số họ), 37 giống
(chiếm 68,52% tổng số giống) và 65 loài (chiếm 64,36% tổng số loài).
Architaenioglossa có 3 họ (chiếm 15,79% tổng số họ), 13 giống (chiếm
24,07% tổng số giống) và 32 loài (chiếm 31,68% tổng số loài). Bộ
Cycloneritida có 2 họ (chiếm 10,53% tổng số họ), 3 giống (chiếm 5,56%
tổng số giống) và 3 loài (chiếm 2,97% tổng số loài). Systellommatophora có
1 họ (chiếm 5,26% tổng số họ), 1 giống (chiếm 1,85% tổng số giống) và 1
loài (chiếm 0,99% tổng số loài).
Về bậc họ

Trong 19 họ phát hiện được ở khu BTTN Thần Sa - Phượng Hoàng
họ Cyclophoridae có số giống nhiều nhất, 9 giống. Camaenidae có 7 giống.
Clausiliidae 6 giống. Achatinidae 5 giống. Streptaxidae 4 giống. Pupinidae,
Plectopylidae và Ariophantidae 3 giống. Helicinidae, Helicarionidae và
Bradybaenidae 2 giống. Chronidae, Diplommatinidae, Hydrocenidae,
Diapheridae, Enidae, Vertiginidae, Philomycidae và Veronicellidae 1 giống.
Số lượng loài xác định được ở khu vực nghiên cứu khá phong phú
về thành phần loài (101 loài). Họ có số loài nhiều nhất là Cyclophoridae 17
loài. Tiếp theo là Camaenidae 15. Clausiliidae và Pupinidae 12 loài.
Ariophantidae 9 loài. Achatinidae 7 loài. Bradybaenidae 5 loài.
Streptaxidae và Plectopylidae 4 loài. Diplommatinidae và Helicarionidae 3
loài. Chronidae và Helicinidae 2 loài. Các họ còn lại Diapheridae, Enidae,
Hydrocenidae, Philomycidae, Vertiginidae và Veronicellidae 1 loài.
Dựa trên số lượng loài đã thu được ở khu bảo tồn thiên nhiên
Thần Sa - Phượng Hoàng có nắp miệng vỏ khá phong phú có 31 loài


7

(chiếm 30,69% tổng số loài), xếp vào 12 giống. Điều đó thể hiện mối
quan hệ giữa thành phần loài của nhóm có Mang với khí hậu của khu
vực nghiên cứu khá ẩm, thích hợp cho môi trường sống của nhóm này
trên cạn.
Những đóng góp mới về thành phần loài cho các khu hệ:
Những đóng góp mới về thành phần loài cho khu bảo tồn thiên
nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng: Tổng kết thành phần loài TMCBTC được
xác định ở KVNC và so sánh với các tài liệu đã nghiên cứu về ốc cạn, đã
đóng góp mới cho khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng 101
loài Thân mềm Chân bụng trên cạn.
Những đóng góp mới về thành phần loài cho tỉnh Thái Nguyên: Từ

những tài liệu thu thập được cùng với kết quả nghiên cứu đã đóng góp mới
cho khu vực tỉnh Thái Nguyên 64 loài. Trong đó có 11 loài sp. đã được
mô tả chi tiết về các đặc điểm sai khác với các cá thể của các loài khác
cùng hình dạng, số lượng, kèm theo hình ảnh.
Những đóng góp mới về thành phần loài cho khu hệ Việt Nam:
Trong 101 loài đã xác định ở khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng
Hoàng thì đóng góp mới cho khu hệ Việt Nam 2 loài Diplommatina
triangulata và Macrochlamys lemma.
Nhận xét về đặc điểm thành phần loài Thân mềm Chân bụng trên cạn ở
khu vực nghiên cứu:
Xét về độ phong phú cá thể của từng loài trong KVNC:
Loài có độ phong phú cao nhất là Diplommatina balansai
robusta (P% = 64,12%), tiếp theo là loài Georissa chrysacme (P% =
5,34%), Meghimatium pictumrobusta (P% = 1,96%). Các loài còn lại
có độ phong phú thấp (P% ≤ 1,5%).
Về mật độ cá thể của loài ở khu vực nghiên cứu
Mật độ cá thể của các loài trong khu vực nghiên cứu: Loài có
mật độ lớn nhất là Diplommatina balansai robusta (23,88 con/m2), tiếp
theo là loài Georissa chrysacme (1,99 con/m2), Meghimatium
pictumrobusta (0,729 con/m2). Các loài còn lại có mật độ thấp (v ≤ 0,7
con/m2).


8

Về kích thước:
Tổng hợp kết quả đo đếm kích thước các cá thể của các loài
TMCBTC thu được ở KVNC, đã xác định và đưa ra các mức kích
thước từ cực bé đến lớn: Nhóm có kích thước lớn (≥ 30mm), nhóm có
kích thước trung bình (20mm - 30mm), nhóm có kích thước bé (từ

10mm - 20mm), nhóm có kích thước rất bé (nhỏ hơn 5mm - 10mm),
nhóm có kích thước cực bé (≤ 5mm).
Về tần suất xuất hiện (độ thường gặp) của loài ở khu vực
nghiên cứu
Kết quả ở cho thấy trong số các loài đã xác định ở khu vực
nghiên cứu, có 2 loài Cyclophorus subflorida và Bradybaena jourdyi là
loài ít gặp với tần suất xuất hiện trong khoảng từ 25% đến 50% (25% ≤
f% ≤ 50%). Còn 99 loài đều gặp ngẫu nhiên (f% ≤ 25%). Không có loài
nào thường gặp ở khu vực nghiên cứu.
Đa dạng loài (D’): Kết quả thống kê, phân tích các loài và phân
loài TMCBTC thu được ở 410 ô định lượng trong khu bảo tồn thiên
nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng đã xác định được độ đa dạng loài D’ =
0,5831. Điều đó chứng tỏ khu vực nghiên cứu có độ đa dạng loài ở mức
độ trung bình.
Đa dạng sinh học (H’): Kết quả phân tích số liệu thu được ở 410
mẫu định lượng trong khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng,
đã xác định được chỉ số đa dạng sinh học H’ = 2,8432. Điều đó cho
thấy khu vực nghiên cứu có chỉ số đa dạng sinh học ở mức trung bình.
Mật độ cá thể các loài (V): Kết quả thống kê số liệu về
TMCBTC thu được ở 410 mẫu định lượng trong khu bảo tồn thiên
nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng đã xác định được mật độ cá thể các loài
là 37,24 con/m2.
Loài chỉ xuất hiện ở khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa Phượng Hoàng: So với khu hệ Thân mềm Chân bụng trên cạn Việt
Nam thì trong 101 loài đã xác định ở khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa Phượng Hoàng thì có 2 loài Macrochlamys lemma và Diplommatina
triangulata chỉ thấy xuất hiện ở KVNC.


9

3.1.2. Mối quan hệ về thành phần loài Thân mềm Chân bụng trên

cạn ở khu vực nghiên cứu với 3 khu vực đại diện thuộc hai miền
Đông Bắc và Tây Bắc
A - So sánh về thành phần loài Thân mềm Chân bụng trên cạn
So sánh về thành phần loài Thân mềm Chân bụng trên cạn ở khu
vực nghiên cứu với 3 khu vực lân cận, đại diện cho vùng Đông Bắc:
Về tổng số loài cao nhất là 3 xã (Hữu Liên, Quyết Thắng và Hòa
Bình) của tỉnh Lạng Sơn với 126 loài. Tiếp đến là ở khu BTTN Thần Sa
- Phượng Hoàng với 101 loài, thứ ba là khu vực núi đá vôi tỉnh Bắc
Kạn với 81 loài, thấp nhất là VQG Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc với 52
loài. Điều này có thể lý giải được là do hệ thực vật ở các khu vực trên
chịu sự tác động khác nhau của con người.
Nhận xét: Do tác động đến môi trường sống của các loài
TMCBTC ở các mức độ khác nhau, quá trình nghiên cứu ở mỗi khu
vực được nghiên cứu trong các sinh cảnh, hệ sinh thái khác nhau, dẫn
đến số lượng các loài TMCBTC có sự chênh lệch. Thành phần loài
TMCBTC ở khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng được
nghiên cứu trong thời gian dài và hệ sinh thái đa dạng nhưng diện tích
hẹp. Dẫn đến thành phần loài thấp hơn hơn so với 3 xã (Hữu Liên,
Quyết Thắng và Hòa Bình) của tỉnh Lạng Sơn và cao hơn so với Bắc
Kạn, Vĩnh Phúc
So sánh về thành phần loài Thân mềm Chân bụng trên cạn ở
khu vực nghiên cứu với 3 khu vực đại diện cho vùng Tây Bắc:
Kết quả đối chiếu, thống kê cho thấy độ đa dạng và phong phú về
thành phần loài TMCBTC của khu vực nghiên cứu với 3 khu vực Tây
Bắc có sự chênh lệch rõ rệt. Về số loài, phong phú nhất là khu vực tỉnh
Sơn La với 130 loài, tiếp đến là khu BTTN Thần Sa - Phượng Hoàng
với 101 loài, thứ ba là khu vực dọc sông Đà (từ Sơn La đến Hòa Bình)
với 90 loài, cuối cùng là khu vực Tây Trang - Điện Biên với 54 loài.
Điều này có thể lý giải được là do khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa –
Phượng Hoàng nằm về phía Đông Bắc, giáp với khu hệ sinh thái phía

Nam Trung Quốc. Còn 3 khu vực đại diện cho vùng Tây Bắc, chịu
nhiều ảnh hưởng của khu hệ phía Bắc Lào và Mianma. Ngoài ra các


10

khu vực đại diện cho vùng Tây Bắc có các hệ sinh thái khác nhau và
thổ nhưỡng khác nhau.
Nhận xét: Sự khác biệt về điều kiện tự nhiên, nội dung và
phương pháp nghiên cứu nên số lượng loài TMCBTC ở các khu vực có
sự chênh lệch rõ rệt. Thành phần loài TMCBTC ở khu hệ Thân mềm
Chân bụng ở cạn tỉnh Sơn La được nghiên cứu trong toàn bộ tỉnh Sơn
La và hệ sinh thái đa dạng hơn các khu vực khác. Dẫn đến tính đa dạng
thành phần loài cao hơn.
B - Mối quan hệ thành phần loài Thân mềm Chân bụng trên cạn
Mối quan hệ thành phần loài Thân mềm Chân bụng trên cạn ở
khu vực nghiên cứu với 3 khu vực lân cận, đại diện cho vùng Đông Bắc:
Về mức độ trùng lặp: Đối chiếu toàn bộ 101 loài TMCBTC ở khu
vực nghiên cứu cùng với thành phần loài của 3 khu vực lân cận cho
thấy: Có 4 loài có mặt ở cả 3 khu vực chiếm 3,96% tổng số loài tại
KVNC; có 11 loài trong KVNC chỉ có mặt ở 2 trong 3 khu vực chiếm
10,89%; có 32 loài trong KVNC chỉ có mặt ở 1 trong 3 khu vực nghiên
cứu chiếm 31,68%.
Chỉ số tương đồng: Chỉ số tương đồng (độ gần gũi) về thành
phần loài TMCBTC giữa 4 khu vực có sự chênh lệch rõ rệt. Kết quả
thống kê cho thấy giá trị SI dao động trong khoảng 0,1203 - 0,3187,
trong đó chỉ số SI giữa khu vực nghiên cứu với khu vực núi đá vôi tỉnh
Bắc Kạn là cao nhất (0,3187), thể hiện mức độ tương đồng về thành
phần loài cao hơn các khu vực khác. Ngược lại, thành phần loài giữa
khu vực VQG Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc với khu vực núi đá vôi tỉnh

Bắc Kạn sai khác nhiều nhất, độ tương đồng về thành phần loài kém
nhất, thể hiện ở chỉ số SI thấp nhất (SI = 0,1203).
Thành phần loài TMCBTC ở khu vực nghiên cứu với 3 khu vực
lân cận cho thấy giá trị SI dao động trong khoảng 0,1307 - 0,3187.
Thành phần loài TMCBTC núi đá vôi tỉnh Bắc Kạn với KVNC có mức
độ gần gũi cao nhất (SI = 0,3187), trong 81 loài thì có 29 loài có mặt tại
KVNC. Tiếp theo là 3 xã (Hữu Liên, Quyết Thắng và Hòa Bình) của
tỉnh Lạng Sơn có chỉ số tương đồng (SI = 0,2379), trong 126 loài thì chỉ
có 27 loài có mặt tại KVNC). Thấp nhất là khu vực VQG Tam Đảo,


11

tỉnh Vĩnh Phúc có chỉ số tương đồng (SI = 0,1307), trong 52 loài thì có
10 loài có mặt tại KVNC.
Mối quan hệ thành phần loài Thân mềm Chân bụng trên cạn ở
khu vực nghiên cứu với 3 khu vực đại diện cho vùng Tây Bắc:
Về mức độ trùng lặp: Trong tổng số 101 loài TMCBTC đã xác
định được ở khu vực nghiên cứu cùng với thành phần loài của 3 khu
vực đại diện cho miền Tây Bắc thì có 6 loài có mặt ở cả 3 khu vực
chiếm 5,94% tổng số loài tại KVNC. Có 9 loài trong KVNC chỉ có mặt
ở 2 trong 3 khu vực đại diện cho miền Tây Bắc chiếm 8,91% tổng số
loài tại KVNC. Có 21 loài trong KVNC chỉ có mặt ở 1 trong 3 khu vực
nghiên cứu chiếm 20,79% tổng số loài ở KVNC.
Chỉ số tương đồng: Chỉ số tương đồng (độ gần gũi) về thành
phần loài TMCBTC giữa 4 khu vực có sự chênh lệch rõ rệt. Kết quả
thống kê cho thấy giá trị SI dao động trong khoảng 0,1196 - 0,3091,
trong đó chỉ số SI giữa ốc trên cạn khu vực Tây Trang, tỉnh Điện Biên
với khu vực ốc cạn dọc sông Đà (đoạn từ Sơn La đến Hòa Bình) là cao
nhất (0,3091), thể hiện mức độ tương đồng về thành phần loài cao hơn

các khu vực khác. Ngược lại, thành phần loài giữa KVNC với ốc trên
cạn khu vực Tây Trang, tỉnh Điện Biên sai khác nhiều nhất, độ tương
đồng về thành phần loài kém nhất, thể hiện ở chỉ số SI thấp nhất (SI =
0,1161).
Thành phần loài TMCBTC ở khu vực nghiên cứu với 3 khu vực
lân cận cho thấy giá trị SI dao động trong khoảng 0,1161 - 0,2684.
Thành phần loài khu hệ Thân mềm Chân bụng ở cạn tỉnh Sơn La với
KVNC có mức độ gần gũi cao nhất (SI = 0,2684), trong 130 loài thì có
34 loài có mặt tại KVNC. Tiếp theo là khu vực ốc cạn dọc sông Đà
(đoạn từ Sơn La đến Hòa Bình) có chỉ số tương đồng (SI = 0,1780),
trong 90 loài thì có 17 loài có mặt tại KVNC. Thấp nhất là ốc trên cạn
khu vực Tây Trang, tỉnh Điện Biên có chỉ số tương đồng (SI = 0,1161),
trong 54 loài thì chỉ có 9 loài có mặt tại KVNC.
3.2. Đặc điểm phân bố của Thân mềm Chân bụng trên cạn ở khu
bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phƣợng Hoàng
3.2. 1. Phân bố theo sinh cảnh


12

Sinh cảnh rừng tự nhiên trên núi đất
Để xác định số lượng loài TMCBTC trong sinh cảnh RTNTNĐ
chúng tôi đã phân tích 44 mẫu (40 mẫu định lượng và 4 mẫu định tính).
Kết quả phân tích đã xác định được 19 loài (chiếm 18,81% tổng số loài
thu được), 15 giống và 8 họ. Đối với mẫu định lượng, sau khi phân tích
đã xác định được mật độ trung bình cá thể của các loài TMCBTC thu
được ở sinh cảnh RTNTNĐ; Loài có mật độ cao nhất là Bradybaena
jourdyi với (v = 0,55 con/m2), tiếp theo là Japonia mariei có mật độ
0,28 con/m2. Các loài khác có mật độ thấp (v ≤ 0,2 con/m2).
Độ phong phú của các loài TMCBTC ở sinh cảnh rừng tự nhiên

trên núi đất; Loài có độ phong phú cao nhất là Bradybaena jourdyi với
27,16%, tiếp theo là Japonia mariei có độ phong phú 13,58%. Các loài
khác có độ phong phú thấp (P% ≤ 10%).
Tần suất xuất hiện của 17 loài TMCBTC trong 40 ô định lượng ở
sinh cảnh RTNTNĐ; Trong 17 loài thì có 1 loài ít gặp Bradybaena
jourdyi. 16 loài còn lại đều là ngẫu nhiên gặp. Loài chỉ xuất hiện ở 1
sinh cảnh: Chỉ có 1 loài chỉ xuất hiện ở sinh cảnh RTNTNĐ
(Coptochilus inermis), không gặp ở hai sinh cảnh RTNTNĐV và
ĐCT&KDC.
Sinh cảnh rừng tự nhiên trên núi đá vôi
Để xác định số lượng loài TMCBTC trong sinh cảnh RTNTNĐV,
sau kết quả phân tích 297 mẫu (270 mẫu định lượng và 27 mẫu định
tính), đã xác định được 100 loài (chiếm 99,01% tổng số loài ở KVNC),
53 giống, 19 họ. Riêng đối với mẫu định lượng sau khi phân tích đã xác
định được mật độ trung bình cá thể của các loài TMCBTC thu được ở
sinh cảnh RTNTNĐV; Loài có độ mật độ cao nhất là Diplommatina
balansai robusta với 36,26 con/m2, tiếp theo là Georissa chrysacme có
mật độ 3,022 con/m2. Các loài khác mật độ thấp (v ≤ 1 con/m2).
Độ phong phú của các loài TMCBTC ở sinh cảnh rừng tự nhiên
trên núi đá vôi; Loài có độ phong phú cao nhất là Diplommatina
balansai robusta với 67,20%, tiếp theo là Georissa chrysacme có độ
phong phú 5,60%. Các loài khác có độ phong phú thấp (P% ≤ 2%).


13

Tần suất xuất hiện (độ thường gặp) của TMCBTC ở sinh cảnh
RTNTNĐV: Trong 91 loài thì có 2 loài ít gặp (Cyclophorus subflorida,
Cyclophorus theodori). Còn 89 loài lại đều là ngẫu nhiên gặp.
Loài chỉ xuất hiện ở 1 sinh cảnh: Có 69 loài chỉ xuất hiện ở

sinh cảnh RTNTNĐV, không gặp ở hai sinh cảnh RTNTNĐ và
ĐCT&KDC
Sinh cảnh ĐCT&KDC
Để xác định số lượng loài TMCBTC trong sinh cảnh
ĐCT&KDC, sau kết quả phân tích 110 mẫu (100 mẫu định lượng và 10
mẫu định tính), đã xác định được 25 loài (chiếm 22,77% tổng số loài
thu được), 17 giống và 10 họ. Riêng đối với mẫu định lượng, sau khi
phân tích đã xác định được mật độ trung bình cá thể của các loài
TMCBTC ở sinh cảnh ĐCT&KDC; Loài có mật độ cao nhất là
Meghimatium pictum với 2,99 con/m2, tiếp theo là Bradybaena jourdyi
có mật độ 1,3 con/m2. Các loài khác có mật độ thấp (v ≤ 1 con/m2).
Độ phong phú của các loài TMCBTC ở sinh cảnh ĐCT&KDC;
Loài có độ phong phú cao nhất là Meghimatium pictum với 48,30%, tiếp
theo là Bradybaena jourdyi có độ phong phú 21%, Laevicaulis alte có
độ phong phú 10,82%. Các loài khác có độ phong phú thấp (P% ≤ 10%).
Tần suất xuất hiện (độ thường gặp) của TMCBTC ở sinh cảnh
ĐCT&KDC; Trong 13 loài thì có 1 loài thường gặp là Meghimatium
pictum. Có 3 loài ít gặp là Achatina fulica, Bradybaena jourdyi và
Laevicaulis alte. 7 loài còn lại đều là loài ngẫu nhiên gặp.
Loài chỉ xuất hiện ở 1 sinh cảnh: Có 2 loài chỉ thấy xuất hiện ở
sinh cảnh ĐCT&KDC là Laevicaulis alte và Meghimatium pictum,
không gặp ở hai sinh cảnh RTNTNĐ và RTNTNĐV.
Tƣơng đồng về thành phần loài TMCBTC trong 3 sinh cảnh:
Kết quả thống kê cho thấy giá trị SI dao động trong khoảng
0,2115 - 0,3333. Trong đó chỉ số SI giữa hai sinh cảnh ĐCT&KDC và
RTNTNĐ cao nhất (0,3333). Ngược lại, thành phần loài giữa
ĐCT&KDC và RTNTNĐV sai khác nhất, thể hiện ở chỉ số tương đồng
thấp nhất (SI = 0,2115).



14

Mật độ cá thể các loài: Kết quả thống kê về mật độ cá thể các
loài của sinh cảnh RTNTNĐV cao nhất (V = 53,96 con/m2), tiếp theo là
sinh cảnh ĐCT&KDC (V = 6,19 con/m2), thấp nhất là sinh cảnh
RTNTNĐ (V = 2,03 con/m2).
Đa dạng sinh học (H’): Kết quả thông kê, phân tích 15.268 cá
thể, trong tổng số 101 loài và phân loài TMCBTC thu được ở 410 mẫu
định lượng trong 3 sinh cảnh ở KVNC về chỉ số đa dạng sinh học cho
thấy: Tại sinh cảnh RTNTNĐ có chỉ số đa dạng sinh học của TNCBTC
cao nhất (H = 3,46), tiếp theo sinh cảnh RTNTNĐV (H’ = 2,62), thấp
nhất sinh cảnh ĐCT&KDC (H’ = 2,26).
Độ đa dạng loài (D’): Kết quả thống kê, phân tích 101 loài và
phân loài TMCBTC thu được ở 410 ô định lượng trong 3 sinh cảnh ở
KVNC về độ đa dạng loài cho thấy: Sinh cảnh RTNTNĐ có độ đa dạng
loài cao nhất (D’ = 0,87), tiếp theo sinh cảnh ĐCT&KDC (D’ = 0,70),
thấp nhất sinh cảnh RTNTNĐV (D’ = 0,54).
3.2.2. Phân bố theo phân vùng chức năng
Vùng lõi (vùng bảo vệ nghiêm ngặt)
Để xác định số lượng loài trong vùng lõi (vùng bảo vệ nghiêm ngặt),
sau kết quả phân tích 99 mẫu (90 mẫu định lượng và 9 mẫu định tính), đã
xác định được 78 loài (chiếm 77,23% tổng số loài thu được), 44 giống và
15 họ. Riêng đối với mẫu định lượng, sau khi phân tích đã xác định được
mật độ trung bình cá thể của các loài TMCBTC thu được ở vùng lõi;
Loài có mật độ cao nhất là Diplommatina balansai robusta với 44,922
con/m2. Các loài khác có có mật độ thấp (v ≤ 1 con/m2).
Độ phong phú của các loài TMCBTC ở vùng lõi; Loài có độ phong
phú cao nhất là Diplommatina balansai robusta với 81,250%, tiếp theo là
Neocepolis merarcha có độ phong phú 1,688%. Các loài khác có độ phong
phú thấp (P% ≤ 1,5%).

Tần suất xuất hiện của các loài TMCBTC trong 90 ô định lượng ở
vùng lõi; Trong 55 loài thì có 3 loài ít gặp (Cyclophorus subflorida,
Cyclophorus theodori, Neocepolis merarcha). Còn 52 loài còn lại đều là
loài ngẫu nhiên gặp.


15

Loài chỉ xuất hiện trong 1 vùng chức năng; Trong 55 loài thì có 4
loài chỉ xuất hiện ở vùng lõi (chiếm 3,96% tổng số loài của KVNC). Các
loài đều có kích thước bé và rất bé (Elma messageri, Moellendorffia
spurca, Moellendorffia sp. và Pupina sp.).
Vùng đệm
Để xác định số lượng loài TMCBTC trong vùng đệm, sau kết quả
phân tích 352 mẫu (320 mẫu định lượng và 32 mẫu định tính), đã xác
định được là 92 loài (chiếm 91,09% tổng số loài thu được), 53 giống và
19 họ. Riêng đối với mẫu định lượng, sau khi phân tích đã xác định
được mật độ trung bình cá thể của các loài TMCBTC thu được ở vùng
đệm; Loài có mật độ cao nhất là Diplommatina balansai robusta với
17,959 con/m2, tiếp theo là Georissa chrysacme có mật độ 2,534
con/m2. Các loài khác có có mật độ thấp (v ≤ 1 con/m2).
Độ phong phú của các loài TMCBTC ở vùng đệm; Loài có độ
phong phú cao nhất là Diplommatina balansai robusta với 55,839%,
tiếp theo là Georissa chrysacme có độ phong phú 7,88%. Các loài khác
có độ phong phú thấp (P% ≤ 5%).
Tần suất xuất hiện của các loài TMCBTC ở vùng đệm; Trong 91
loài đều là loài ngẫu nhiên gặp.
Loài chỉ xuất hiện trong 1 vùng chức năng; Trong 91 loài đã xác
định ở vùng đệm thì có 39 loài chỉ xuất hiện ở vùng đệm (chiếm 38,61%
tổng số loài của KVNC).

Tƣơng đồng về thành phần loài: Kết quả thống kê cho thấy giá trị
(SI = 0,6575) thể hiện mức độ tương đồng tương đối cao về thành phần
loài giữa hai vùng lõi và vùng đệm. Các đặc điểm về tổng số loài, độ đa
dạng loài, mật độ cá thể các loài và chỉ số đa dạng sinh học của các loài ở 2
vùng chức năng trong KVNC.
Mật độ cá thể các loài: Kết quả thống kê, phân tích các cá thể
TMCBTC thu được trong 320 mẫu định lượng ở 2 vùng chức năng về mật
độ cá thể các loài cho thấy: Vùng đệm có mật độ cá thể các loài (V = 32,16
con/m2) thấp hơn so với vùng lõi (V = 55,29 con/m2).


16

Đa dạng sinh học (H’): Kết quả thống kê, phân tích các cá thể
TMCBTC thu được trong 320 mẫu định lượng ở 2 vùng chức năng về
chỉ số đa dạng sinh học. Vùng đệm (H’ = 3,26) có chỉ số đa dạng sinh học
cao hơn vùng lõi (H’ = 1,62).
Độ đa dạng loài (D’): Kết quả thống kê, phân tích các loài TMCBTC
thu được trong 320 ô định lượng ở 2 vùng chức năng về độ đa dạng loài.
Vùng đệm (D’ = 0,68) có độ đa dạng loài cao hơn vùng lõi (D’ = 0,34).
3.2.3. Phân bố theo phân khu chia cắt
Phân khu 1 (phân khu Thần Sa)
Để xác định số lượng loài trong phân khu chia cắt I, sau kết quả
phân tích 374 mẫu (340 mẫu định lượng và 34 mẫu định tính), đã xác
định được 100 loài (chiếm 0,99% tổng số loài thu được), 54 giống và 19
họ. Riêng đối với mẫu định lượng, sau khi phân tích đã xác định được mật
độ trung bình cá thể của các loài TMCBTC ở phân khu chia cắt I; Loài có
mật độ cao nhất là Diplommatina balansai robusta với 28,53 con/m2, tiếp
theo là Georissa chrysacme có mật độ 2,40 con/m2. Các loài khác có có
mật độ thấp (v ≤ 1con/m2).

Độ phong phú của các loài TMCBTC ở phân khu chia cắt I; Loài
có độ phong phú cao nhất là Diplommatina balansai robusta với
66,85%, tiếp theo là Georissa chrysacme có độ phong phú 5,624%. Các
loài khác có độ phong phú thấp (P% ≤ 2%).
Tần suất xuất hiện của các loài TMCBTC ở phân khu I; Trong 90
loài đều là loài ngẫu nhiên gặp. Thành phần loài chỉ xuất hiện ở 1 phân
khu chia cắt: Trong 90 loài đã xác định thì có 49 loài chỉ xuất hiện ở
phân khu chia cắt I (chiếm 54,44% tổng số loài ở phân khu chia cắt I),
thuộc 14 họ.
Phân khu 2 (phân khu Phượng Hoàng)
Để xác định số lượng loài TMCBTC ở phân khu chia cắt II, sau
kết quả phân tích 77 mẫu (70 mẫu định lượng và 7 mẫu định tính), đã
xác định được 52 loài (chiếm 53,47% tổng số loài thu được), thuộc 34
giống và 15 họ. Riêng đối với mẫu định lượng, sau khi phân tích đã xác
định được mật độ trung bình cá thể của các loài TMCBTC ở phân khu


17

chia cắt II; Loài có mật độ cao nhất là Diplommatina balansai với
1,286 con/m2, tiếp theo là Neocepolis morleti có mật độ 1,014 con/m2.
Các loài khác có có mật độ thấp (v ≤ 1 con/m2).
Độ phong phú của các loài TMCBTC ở phân khu chia cắt II;
Loài có độ phong phú cao nhất là Diplommatina balansai robusta với
11,873%, tiếp theo là Neocepolis morleti có độ phong phú 9,367%,
Meghimatium pictum có độ phong phú 8,575%, Bradybaena jourdyi có
độ phong phú 7,124%. Các loài khác có độ phong phú thấp (P% ≤ 7%).
Tần suất xuất hiện của các loài TMCBTC ở phân khu II; Trong 45
loài thì có 3 loài ít gặp (Opisthoporus beddomei, Bradybaena jourdyi,
Neocepolis morleti). Còn 42 loài còn lại đều là loài ngẫu nhiên gặp.

Thành phần loài chỉ xuất hiện ở 1 phân khu chia cắt: Trong 45 loài
đã xác chỉ có 4 loài chỉ xuất hiện ở phân khu chia cắt II (Camaena
cicatricosa cicatricosa, Megaustenia balansai, Neocepolis morleti và
Pollicaria mouhoti), chiếm 8,89% tổng số loài ở KVNC.
Tƣơng đồng về thành phần loài: Mức độ tương đồng về thành
phần loài TMCBTC giữa 2 phân khu chia cắt được đánh giá qua chỉ số
tương đồng (SI). Kết quả cho thấy giá trị (SI = 0,6074) thể hiện mức độ
tương đồng cao về thành phần loài giữa hai vùng lõi và vùng đệm.
Mật độ cá thể các loài: Kết quả thống kê về mật độ cá thể các
loài của phân khu chia cắt 1 (V = 42,68 con/m2) cao hơn so với phân
khu chia cắt 2 (V = 10,83 con/m2).
Đa dạng sinh học (H’): Kết quả thống kê, phân tích các cá thể
TMCBTC thu được trong 410 ô định lượng ở 2 phân khu chia cắt về chỉ
số đa dạng sinh học. Phân khu chia cắt 2 (H’ = 4,52) có chỉ số đa dạng
sinh học cao hơn phân khu chia cắt 1 (H’ = 2,64).
Độ đa dạng loài (D’): Kết quả thống kê, phân tích các loài
TMCBTC thu được trong 410 ô định lượng ở 2 phân khu chia cắt về độ
đa dạng loài. Phân khu chia cắt 2 (D’ = 0,94) có độ đa dạng loài cao
hơn phân khu chia cắt 1 (D’ = 0,55).
3.3. Hiện trạng khai thác và sử dụng Thân mềm Chân bụng trên
cạn ở khu vực nghiên cứu


18

3.3.1. Ý nghĩa thực tiễn của Thân mềm chân bụng trên cạn
a. Về giá trị làm thực phẩm
Kết quả thống kê về phỏng vấn người dân và cán bộ ở khu BTTN
Thần Sa - Phượng Hoàng, đã xác nhận có 16 loài được nhận biết rõ
ràng chiếm 15,84% tổng số loài thu được tại KVNC.

Dựa theo kết quả thống kê nhận xét của người dân địa phương về
101 loài TMCBTC để phỏng vấn cho thấy: Có 7 loài (chiếm 6,93%
tổng số loài để phỏng vấn) được sử dụng làm thức ăn nhiều nhất
(Cyclophorus dodrans, Cyclophorus subflorida, Cyclophorus theodori,
Cyclophorus pyrostoma, Pollicaria rocherbruni, Pollicaria gravid và
Camaena cicatricosa cicatricosa). Các loài có kích thước lớn, dễ nhận
diện thường được thu bắt từ tự nhiên về làm thực phẩm theo nhu cầu sử
dụng của người dân trong và ngoài khu vực nghiên cứu.
Chế biến làm thực phẩm: Đối với các loài có kích thước lớn, có vỏ.
Người dân địa phương sủ dụng phần thân mềm để chế biến các món ăn
địa phương như (hấp, luộc, nộm, nướng, nấu canh, nấu cháo cùng với
các gia vị khác). Nơi được sử dụng nhiều nhất là các xã (Cúc Đường,
Thượng Nung, Thần Sa).
b. Về giá trị Y dược
Thành phần loài làm dược liệu: có 10 loài được xác định làm dược
liệu. Các loài TMCBTC được 52/65 người (chiếm 80% tổng số người
phỏng vấn) đã xác định, khi ăn chín có công dụng chữa các chứng bệnh
như thanh nhiệt, giải độc, phong nhiệt.
c. Tác hại của Thân mềm chân bụng trên cạn
Phá hoại mùa màng
Thân mềm Chân bụng trên cạn không chỉ mang lại lợi ích về mặt
thực phẩm, Y dược cho con người mà nó còn có tác hại ngược trở lại
tới đời sống của con người như (phá hoại cây trồng, cây nông nghiệp,
làm bẩn nhà cửa). Các loài gây hại được người dân xác nhận trong.


19

Lan truyền dịch bệnh
Về các bệnh lây nhiễm qua ốc cạn, qua phỏng vấn thì toàn bộ người

dân địa phương, đã xác định chưa phát hiện bệnh nào lây nhiễm qua ốc cạn.
Phòng chống
Để ngăn chặn TMCBTC ảnh hưởng, tác động xấu tới đời sống
con người, làm ô nhiễm môi trường sống. Phương pháp chủ yếu là
phương pháp thủ công và đem tiêu diệt. Đại diện một trong số những loài
đó là Achatina fulica, Meghimatium pictum, Laevicaulis alte. Ngoài ra có
5/65 người xác nhận (chiếm 7,69% tổng số người phỏng vấn) là phun
thuốc để tiêu diệt các loài TMCBTC gây hại.
d. Tác động của con người với môi trường tự nhiên
Bản năng sinh tồn của các loài TMCBTC với đặc tính ít vận
động, phân bố hẹp, nhạy cảm với biến đổi của môi trường, những đặc
điểm này làm cho chúng ít có khả năng thích nghi với những thay đổi
lớn từ môi trường. Đặc biệt với có hệ sinh thái rừng tự nhiên trên núi đá
vôi đa dạng và phong phú, thành phần loài TMCBTC đa dạng chiếm
99,01% tổng số loài ở KVNC.
Do đó, kết quả thống kê về tác động của con người với môi
trường tự nhiên cho thấy: Toàn bộ người dân khi phỏng vấn khẳng định
đều bảo vệ rừng tự nhiên và chặt phá có cho phép của chính quyền để
phục vụ nhu cầu sinh sống của người dân. Ngoài ra quá trình khai thác
khoáng sản cũng có ảnh hưởng tới môi trường tự nhiên.
e. Về giá trị bảo tồn và gây nuôi
Quản lý bảo tồn: Môi trường sống của các loài Thân mềm Chân
bụng trên cạn chủ yếu ở sinh cảnh rừng tự nhiên vùng núi đá vôi. Vì vậy
cần bảo vệ và phát triển môi trường sinh thái của chúng. Kết quả khi
phỏng vấn người dân địa phương và cán bộ quản lý khu bảo tồn thiên
nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng thì bảo vệ và bảo tồn TMCBTC thuộc về
cơ quan nhà nước và của cả người dân.
Biện pháp bảo tồn: Các biện pháp bảo tồn được người dân địa
phương và cán bộ quản lý đưa ra như (bảo vệ rừng, không thu bắt các
loài TMCBTC và hỗ trợ tuyên truyền thu bắt hạn chế các loài TMCBTC).



20

Gây nuôi: Thống kê kết quả phỏng vấn cho thấy chưa có mô hình
nào nhân nuôi các loài TMCBTC có lợi, chủ yếu là người dân sử dụng và
thu bắt đều từ tự nhiên. Khu vực quản lý BTTN Thần Sa - Phượng
Hoàng vẫn chưa có chiến lược bảo vệ, bảo tồn và gây nuôi các loài
TMCBTC có giá trị.
3.3.2. Hiện trạng khai thác, sử dụng Thân mềm Chân bụng trên cạn
Thời gian, địa điểm và khối lượng mà cơ sở thu mua các loài ốc cạn:
Kết quả thống kê phỏng vấn thì tình hình thu mua và buôn bán
làm thực phẩm có 5 loài (Cyclophorus dorans, Cyclophorus subflorida,
Cyclophorus theodori, Cyclophorus pyrostoma, Camaena cicatricosa
cicatricosa) thường xuyên trao đổi của người dân trong khu vực.
Thời gian thu mua các loài ốc cạn làm thực phẩm vào mùa mưa, số
lượng nhiều hay ít tùy thuộc vào thời tiết. Kết quả thống kê có 2/65
người thu mua (chiếm 3,08% tổng số người phỏng vấn) đã xác nhận đều
mua vào buổi sáng, địa điểm thu mua tại nhà và không thường xuyên.
Mỗi cơ sở thu mua sau 1 ngày thu mua và đóng gói được từ 100-500kg
ốc cạn. Sau khi thu mua sẽ bán đi các tỉnh khác hoặc phục vụ người dân
địa phương. Khi giao bán các loài ốc cạn, mỗi kg có giá trị kinh tế từ
30.000 - 60.000VNĐ (tùy giá cả từng khu vực).
Về thời gian địa điểm và khối lượng người dân thu bắt:
Thống kê kết quả phỏng vấn thì có 5 loài (Cyclophorus dorans,
Cyclophorus subflorida, Cyclophorus theodori, Cyclophorus pyrostoma,
Camaena cicatricosa cicatricosa) được người dân địa phương thường
xuyên thu bắt làm thực phẩm. Nếu số lượng dư thừa thì người dân
mang bán cho cơ sở thu mua.
Trong số người phỏng vấn về tình hình thu bắt thì có 55/65

người (chiếm 84,62% tổng số người phỏng vấn) đã xác nhận, sau mỗi
lần kết thúc thu bắt được trên 3kg/người gồm các loại ốc cỡ lớn để làm
thực phẩm hoặc bán với giá từ 15.000 - 35.000VNĐ. Có 55/65 người
(chiếm 84,62% tổng số người phỏng vấn) đã xác định vào mùa mưa có
các nhóm trung bình dưới 5 người đi thu bắt ốc cạn, kết thúc mỗi đợt


21

thu bắt được trên 15kg/nhóm ốc cạn. Tổng hợp sau mỗi tháng vào mùa
thu bắt, mỗi nhóm thu bắt được khoảng 200 - 250kg/nhóm ốc cạn.
3.4. Đề xuất bảo tồn và phát triển Thân mềm Chân bụng trên cạn ở
khu vực nghiên cứu
3.4.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của việc bảo tồn và phát triển
Thân mềm Chân bụng trên cạn
Đặc điểm dinh dưỡng của một số loài TMCBTC điển hình
Quá trình nghiên cứu ngoài thực địa và phỏng vấn người dân địa
phương đã rút ra một số loại thức ăn chủ yếu của TMCBTC: Cây ráy
(Alocasia macrorrhizos), Lá han (Dendrocnide urentissima), Thèo lô
(Streblus ilicifolius), Thèo đỏ (Streblus macrophyllus), lá non thực vật,
mùn bã hữu cơ, rêu, Tảo.
Điều kiện môi trường sống
Khả năng sinh tồn của các loài TMCBTC có đặc tính ít vận động,
phân bố có giới hạn, nhạy cảm với biến đổi của môi trường. Những đặc
điểm như vậy làm cho TMCBTC ít có khả năng thích nghi với những
thay đổi lớn từ môi trường. Vì vậy, chúng ta cần bảo vệ môi trường
sống các loài TMCBTC, ưu tiên bảo vệ rừng tự nhiên hiện có, gồm các
khu BTTN, các vùng núi đá vôi, những nơi rừng phát triển, rừng đang
phục hồi, rừng trồng mới.
3.4.2. Đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển Thân mềm Chân

bụng trên cạn
Thống kê kết quả phỏng vấn người dân và cán bộ khu bảo tồn thiên
nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng về tình trạng bảo tồn, bảo vệ và nhân nuôi
các loài có giá trị về mặt thực phẩm, cũng như giá trị kinh tế cho thấy:
Toàn bộ người dân đều khẳng định cần bảo tồn, bảo vệ và nhân nuôi các
loài có giá trị làm thực phẩm ưa thích nhất của người dân, gồm có 5 loài
(Cyclophorus dorans, Cyclophorus subflorida, Cyclophorus theodori,
Cyclophorus pyrostoma và Camaena cicatricosa cicatricosa).
- Bảo vệ môi trường sinh thái của TMCBTC đặc biệt là các khu
vực rừng tự nhiên trên núi đá vôi. Nhóm TMCBTC có thể sinh trưởng
và phát triển tốt, đóng vai trò quan trọng trong duy trì khẩu phần thức


22

ăn của người dân, làm cơ sở cho ổn định đời sống xã hội, an ninh lương
thực và cung cấp nguồn thu nhập đáng kể.
- Xây dựng phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, bảo vệ các loài động vật,
thực vật quý hiếm cũng như phân khu phục hồi sinh thái của khu bảo tồn.
- Chưa có sự quan tâm của chính quyền địa phương, cơ quan quản lý
đến bảo vệ, khai thác có kế hoạch các loài TMCBTC ở khu vực nghiên cứu.
- Xây dựng các mô hình nhân nuôi TMCBTC thành công sẽ góp
phần giảm áp lực khai thác từ tự nhiên, đồng thời giúp nâng cao đời sống
và thu nhập cho nhân dân địa phương.
- Cần đưa ra các chính sách pháp luật, quy định về khai thác thu bắt
các loài TMCBTC, tránh tình trạng cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên.
- Cần đưa ra các chính sách pháp luật, quản lý nghiêm ngặt để bảo
vệ môi trường sống của TMCBTC như: Cấm chặt phá rừng, khai thác
gỗ trộm, khai thác đá vôi và khai thác vàng.
- Cấm khai thác các loài TMCBTC có giá trị kinh tế cũng như

bảo vệ môi trường sinh thái của TMCBTC trong vùng lõi. Đối với vùng
đệm thì cần hạn chế khai thác hoặc khai thác có kế hoạch tránh tình
trạng cạn kiệt nguồn tài nguyên TMCBTC có giá trị của khu bảo tồn.
- Cần xây dựng các mô hình bảo tồn tại chỗ các loài có giá trị kinh
tế, hoặc khuyến khích người dân nhân nuôi một số loài ốc cạn có giá trị
kinh tế cao như ốc núi miệng tròn (Cyclophorus dorans, Cyclophorus
subflorida, Cyclophorus theodori, Cyclophorus pyrostoma), Ốc phổi
(Camaena cicatricosa cicatricosa) để tránh tình trạng đánh bắt tự nhiên.
- Đưa ra các chương trình đào tạo để bồi đắp kiến thức hiểu biết về
TMCBTC của các cán bộ quản lý, cán bộ khoa học trong và ngoài KVNC.
- Vận động người dân tuyên truyền, giáo dục, bảo vệ các loài
TMCBTC có trị kinh tế, góp phần bảo tồn và nhân nuôi, tránh tình
trạng cạn kiệt tài nguyên


23

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
1). Kết quả nghiên cứu tại khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa Phượng Hoàng, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên đã xác định 101
loài và phân loài TMCBTC thuộc 54 giống, 19 họ, 4 bộ, 3 phân lớp.
Những loài chưa xác định được tên được để dưới dạng kí hiệu sp. Các
chỉ số sinh học về độ đa dạng loài (D’ = 0,5831), chỉ số đa dạng sinh
học (H’ = 2,8432), mật độ cá thể các loài (V = 37,24 con/m2). Loài
đóng góp, bổ sung mới cho khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng
Hoàng 99 loài, đóng góp cho tỉnh Thái Nguyên 64 loài và cho khu hệ
Việt Nam 2 loài Thân mềm Chân bụng trên cạn.
2). Đặc điểm phân bố của Thân mềm Chân bụng trên cạn ở sinh cảnh:
Rừng tự nhiên trên núi đá vôi là phong phú nhất có 100 loài, chỉ số về
độ đa dạng loài thấp nhất (D’ = 0,54), mật độ cá thể các loài lớn nhất

(V = 53,96 con/m2) và chỉ số đa dạng sinh học (H’ = 2,62). Tiếp theo là
rừng tự nhiên trên núi đất có 19 loài, chỉ số về độ đa dạng loài cao nhất
(D’ = 0,87), mật độ cá thể các loài (V = 2,03 con/m2) và chỉ số đa dạng
sinh học cao nhất (H’ = 3,46). Thấp nhất là đất canh tác và khu dân cư
có 25 loài, chỉ số về độ đa dạng loài (D’ = 0,70), mật độ cá thể các loài
(V = 6,19 con/m2) và chỉ số đa dạng sinh học thấp nhất (H’ = 2,26).
Phân bố theo 2 vùng chức năng: Vùng lõi có 78 loài, chỉ số về độ
đa dạng loài (D’ = 0,34), mật độ cá thể các loài (V = 55,29 con/m2) và
chỉ số đa dạng sinh học (H’ = 1,62). Vùng đệm có 92 loài, chỉ số độ đa
dạng loài (D’ = 0,68), mật cá thể các loài (V = 32,16 con/m2) và chỉ số
đa dạng sinh học (H’ = 3,26).
Phân bố theo 2 phân khu chia cắt: Phân khu chia cắt I có 100 loài,
chỉ số về độ đa dạng loài (D’ = 0,55), mật độ cá thể các loài (V = 42,68
con/m2) và chỉ số đa dạng sinh học (H’ = 2,64). Phân khu chia cắt II có
52 loài, chỉ số về độ đa dạng loài (D’ = 0,94), mật độ cá thể các loài (V
= 0,83 con/m2). chỉ số đa dạng sinh học (H’ = 4,52)
3). Ý nghĩa thực tiễn của một số loài Thân mềm Chân bụng trên
cạn: Về mặt thực phẩm có 10 loài chiếm 9,9% tổng số loài thu được để
làm thức ăn. Về giá trị kinh tế trung bình (từ 15.000 - 60.000 VNĐ/kg)


×