Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Tóm tắt luận án Tiến sĩ Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật: Phòng, chống tham nhũng trong các cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương thông qua công tác kiểm tra của Đảng cộng sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (342.73 KB, 27 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

TRẦN VĂN TĨNH

PHÕNG, CHỐNG THAM NHŨNG
TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC
CẤP TRUNG ƢƠNG THÔNG QUA CÔNG TÁC KIỂM TRA
CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƢỚC VÀ PHÁP LUẬT

M số: 62 38 01 01

HÀ NỘI - 2020


Công trình đƣợc hoàn thành tại
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Người hướng dẫn khoa học: PGS,TS Lê Minh Thông

Phản biện 1: ......................................................
......................................................

Phản biện 2: ......................................................
......................................................

Phản biện 3: ......................................................
......................................................


Luận án sẽ đƣợc bảo vệ trƣớc Hội đồng chấm luận án cấp Học viện
họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Vào hồi ...... giờ ...... ngày ...... tháng ....... năm 20........

Có thể tìm hiểu luận án tại: Thƣ viện Quốc gia
và Thƣ viện Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tham nhũng là một hiện tượng xã hội tồn tại khách quan trong bộ
máy nhà nước, là một trong những căn bệnh gắn liền với quyền lực nhà
nước, luôn ăn sâu bám rễ trong mọi chế độ xã hội. Phòng, chống tham
nhũng (PCTN) là công việc khó khăn, phức tạp, cần có sự quyết liệt và kiên
trì, là chính sách ưu tiên hàng đầu của nhiều quốc gia và sự nỗ lực của cả
cộng đồng quốc tế.
Trong những năm gần đây, tệ nạn tham nhũng đã nổi lên một cách
tràn lan, xâm phạm kỷ cương phép nước, làm mất lành mạnh của cơ quan,
tổ chức, gây thiệt hại cho lợi ích tài sản nhà nước, tập thể và cá nhân, làm
tăng thêm sự phân hóa giàu nghèo bất chính, nẩy sinh mâu thuẫn xã hội,
ảnh hưởng tiêu cực đến khối đại đoàn kết dân tộc, xói mòn truyền thống đạo
đức tốt đẹp của dân tộc, đảo lộn các giá trị xã hội, làm giảm sút lòng tin của
nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước. Trong
các cơ quan hành chính nhà nước nói chung và đặc biệt là cơ quan hành
chính nhà nước cấp trung ương nói riêng tham nhũng đang diễn ra phổ biến
và có nhiều biểu hiện tinh vi, nguy hiểm. Để phòng, chống tham nhũng có
hiệu quả, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều quyết sách, chiến lược và
giải pháp đột phá, kể cả tăng cường công tác kiểm tra của Đảng để siết chặt

kỷ luật, kỷ cương. Tuy nhiên, hiệu quả công tác PCTN trong các cơ quan
hành chính nhà nước cấp Trung ương chưa cao. Có nhiều lý do, song một
trong những lý do cơ bản là thiếu sự nghiên cứu thấu đáo, toàn diện về vai
trò của công tác kiểm tra của Đảng đối với PCTN trong các cơ quan hành
chính nhà nước cấp Trung ương. Do đó, cần thiết phải có sự nghiên cứu sâu
sắc về lý luận và thực tiễn để vai trò công tác kiểm tra của Đảng trong


2

PCTN đối với các cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương. Xuất phát
từ những phân tích trên đây, nghiên cứu sinh đã lựa chọn vấn đề “Phòng,
chống tham nhũng trong các cơ quan hành chính nhà nước cấp trung
ương thông qua công tác kiểm tra của Đảng Cộng sản Việt Nam” để làm
đề tài nghiên cứu luận án tiến sỹ luật học.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cở sở nghiên cứu về lý luận và đánh giá thực trạng, luận án có
mục đích xây dựng quan điểm và đề xuất giải pháp khoa học nâng cao vai
trò, hiệu quả công tác PCTN trong các cơ quan hành chính nhà nước cấp
trung ương thông qua hoạt động kiểm tra của Đảng.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Thứ nhất, phân tích, làm rõ tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài,
tìm ra những nội dung đã nghiên cứu và xác định những vấn đề cần tập
trung nghiên cứu.
Thứ hai, phânt tích, làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về khái niệm,
đặc điểm, nội dung, phương thức kiểm tra của Đảng đối với PCTN trong
cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương; điều kiện bảo đảm PCTN
trong cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương; phân tích kinh nghiệm
phòng, chống tham nhũng của Trung Quốc thông qua công tác kiểm tra

của Đảng.
Thứ ba, đánh giá thực trạng PCTN trong cơ quan hành chính nhà
nước cấp trung ương thông qua hoạt động kiểm tra của Đảng: ưu điểm, hạn
chế và nguyên nhân.
Thứ tư, phân tích rõ quan điểm và đề xuất các nhóm giải pháp nâng
cao vai trò, hiệu quả PCTN đối với các cơ quan hành chính nhà nước cấp
trung ương thông qua công tác kiểm tra của Đảng.


3

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Các cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương; hoạt động kiểm tra
của Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương; Ban cán sự đảng, tổ chức đảng
cấp Trung ương.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Luận án giới hạn ở những vấn đề về PCTN công
tác kiểm tra của Đảng trong PCTN đối với các cơ quan hành chính nhà
nước cấp trung ương.
- Phạm vi thời gian: Mốc thời gian nghiên cứu của đề tài luận từ
Đại hội X của Đảng năm 2006 đến thực Đại hội lần thứ XII của Đảng
năm 2019.
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận là quan điểm của chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng Cộng sản
Việt Nam về Nhà nước và pháp luật, về vai trò của Đảng - hạt nhân của hệ
thống chính trị trong đấu tranh PCTN trong bộ máy nhà nước nói chung và
các cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương nói riêng trong điều kiện xây

dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa có Đảng cộng sản lãnh đạo...
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng
và chủ nghĩa duy vật lịch sử để nghiên cứu chức năng quản lý kinh tế của
nhà nước theo quan điểm biện chứng, lịch sử - cụ thể, hệ thống, phân tích,
tổng hợp, thống kê, lôgic và lịch sử, so sánh.
5. Những đóng góp mới của Luận án
Một là, làm rõ khái niệm, đặc điểm, chủ thể, đối tượng, nội dung,
phương thức; cũng như sự cần thiết về cơ sở chính trị và cơ sở pháp lý trong


4

việc xác lập vai trò công tác kiểm tra của Đảng trong PCTN của các cơ
quan hành chính nhà nước cấp trung ương trong điều kiện chính trị do một
Đảng duy nhất cầm quyền ở nước ta hiện nay. Hai là, luận án đánh giá
chính xác ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của thực trạng phòng, chống
tham nhũng trong các cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương thông
qua hoạt động kiểm tra của Đảng. Ba là, đề xuất các quan điểm và giải pháp
đột phá, khả thi, khoa học nhằm bảo đảm công tác kiểm tra của Đảng trong
đấu tranh PCTN tại các cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần bổ sung, phát triển và
làm phong phú thêm các vấn đề lý luận về PCTN trong các cơ quan hành
chính nhà nước cấp trung ương thông qua công tác kiểm tra của Đảng; góp
phần làm sáng tỏ quan điểm của Đảng về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm
vụ của UBKT Trung ương, UBKT các cấp trong cuộc đấu PCTN thông qua
công tác kiểm tra của Đảng.
Luận án là công trình khoa học có thể làm tài liệu tham khảo cho
các nhà khoa học, nhà nghiên cứu giảng dạy những nội dung liên quan

đến PCTN trong các Trường Đại học chuyên luật và không chuyên luật,
trong hệ thống các Trường chính trị từ Trung ương đến địa phương. Đặc
biệt Luận án góp phần cung cấp cơ sở khoa học về PCTN thông qua công
tác kiểm tra của Đảng cho những người trực tiếp tham gia hoạt động
PCTN trong bộ máy nhà nước và các cơ quan hành chính nhà nước cấp
trung ương.
7. Nội dung và kết cấu của Luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình của tác giả đã
công bố liên quan đến Luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội
dung Luận án gồm 4 chương, 10 tiết.


5

Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ
ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU
1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
LUẬN ÁN

Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài được các nhà
nghiên cứu trong nước và nước ngoài công bố trên các sách, đề tài
nghiên cứu cấp nhà nước, cấp bộ, cấp cơ sở do các cơ quan nghiên cứu
lớn của Nhà nước như Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, Học
viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện hành chính quốc gia,
Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Uỷ ban kiểm
tra Trung ương, Ban Nội chính Trung ương, các trường đại học và đặc
biệt là Thanh tra Chính phủ…cụ thể gồm các nhóm nội dung như sau:
(1) Nhóm công trình nghiên cứu về phòng, chống tham nhũng; (2)

Nhóm công trình nghiên cứu về phòng, chống tham nhũng trong bộ máy
nhà nước và cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương; (3) Nhóm
các công tình nghiên cứu về phòng, chống tham nhũng trong các cơ
quan hành chính nhà nước cấp trung ương thông qua công tác kiểm tra
của Đảng.
Trên cơ sở nghiên cứu những công trình khoa học đã được công bố
ở trong và ngoài nước cho thấy chủ yếu tập trung phân tích lý luận về
PCTN, đánh giá thực trạng công tác PCTN trong từng giai đoạn từ đó
xác định nhu cầu cần thiết phải tăng cường hợp tác quốc tế trong trao
đổi thông tin, học hỏi kinh nghiệm, phối hợp áp dụng các biện pháp
phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm tham nhũng giữa các quốc gia,
dân tộc với nhau.


6

Các công trình nghiên cứu do các tác giả nước ngoài thực hiện chủ
yếu xem xét nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, trong việc giải quyết
khiếu nại, bảo vệ quyền con người, quyền công dân; trong PCTN và
trong việc kiểm tra, giám sát bộ máy nhà nước. Do vậy đấu tranh PCTN
phải xây dựng những tổ chức chống tham nhũng đủ mạnh, độc lập
trong điều tra và khách quan trong xử lý. Đồng thời, phát huy vai trò
của các cơ quan chức năng, nhất là cơ quan kiểm tra của Đảng, cơ quan
thanh tra và thực hiện chức năng giám sát trong việc phát hiện và xử lý
tham nhũng.
1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU,
GIẢ THUYẾT VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

1.2.1. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu
- Về mặt lý luận: làm rõ khái niệm, đặc điểm, vai trò, nội dung,

phương thức và các điều kiện bảo đảm của PCTN tron g các cơ quan
hành chính nhà nước cấp trung ương thông qua công tác kiểm tra
của Đảng.
- Về mặt thực tiễn, đánh giá toàn diện công tác PCTN trong các cơ
quan hành chính nhà nước cấp trung ương thông qua công tác kiểm tra
của Đảng: những ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân.
1.2.2. Giả thuyết nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu
1.2.2.1. Giả thuyết nghiên cứu
Hoạt động PCTN thông qua công tác kiểm tra của Đảng một cách
đúng đắn và là yếu tố quyết định bảo đảm chất lượng công tác PCTN
trong các cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương thông qua công
tác kiểm tra của Đảng.
1.2.2.2. Câu hỏi nghiên cứu
1. Phòng, chống tham nhũng trong các cơ quan hành chính nhà
nước cấp trung ương thông qua công tác kiểm tra của Đảng Cộng sản


7

Việt Nam là gì, có đặc điểm nổi bật nào để đạt được mục đích ngăn
chặn, đẩy lùi và xử lý các hành vi tham nhũng trong các cơ quan hành
chính cấp trung ương.
2. Nội dung của PCTN trong các cơ quan hành chính nhà nước cấp
trung ương thông qua công tác kiểm tra của Đảng là gì? Phương thức và
mối quan hệ trong PCTN trong các cơ quan hành chính nhà nước cấp
trung ương thông qua công tác kiểm tra của Đảng là gì?
3. Các yếu tố tác động nào ảnh hưởng tới hiệu quả của công tác
PCTN trong các cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương thông qua
công tác kiểm tra của Đảng Cộng sản Việt Nam?
4. Thực tiễn PCTN trong các cơ quan hành chính nhà nước cấp

trung ương thông qua công tác kiểm tra của Đảng có những ưu điểm,
hạn chế và nguyên nhân nào?
5. Cần các giải pháp hữu hiệu nào để bảo đảm nâng cao chất lượng
hoạt động PCTN trong các cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương
thông qua công tác kiểm tra của Đảng?
Chƣơng 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG TRONG
CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC CẤP TRUNG ƢƠNG
THÔNG QUA CÔNG TÁC KIỂM TRA CỦA ĐẢNG
2.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ PHÒNG, CHỐNG
THAM NHŨNG TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC
CẤP TRUNG ƢƠNG THÔNG QUA CÔNG TÁC KIỂM TRA CỦA ĐẢNG

2.1.1. Khái niệm cơ quan hành chính nhà nƣớc cấp trung ƣơng
Cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương: là hệ thống cơ
quan nhà nước có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, thống nhất thực hiện chức


8

năng của cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, thực hiện quyền hành
pháp và các công tác quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực. Cơ cấu tổ
chức của cơ quan hành chính nhà nước cấp Trung ương có (1) Chính
phủ gồm có: Thủ tướng Chính phủ, các phó thủ tướng và các bộ trưởng,
thủ trưởng các cơ quan ngang bộ. (2) Các bộ, cơ quan ngang bộ.
Khái niệm tham nhũng trong các cơ quan hành chính nhà nước
cấp trung ương: là hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng
do người có chức vụ, quyền hạn trong bộ máy các cơ quan hành chính nhà
nước cấp trung ương lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình thực hiện gây
hậu quả xấu cho xã hội, xâm phạm đến tài sản, lợi ích, hoạt động đúng đắn

của các cơ quan hành chính nhà nước, người dân và xã hội.
2.1.2. Khái niệm, đặc điểm tham nhũng và phòng, chống tham
nhh mới nhiều quy định pháp luật về quản
lý kinh tế - xã hội và PCTN; đến nay các chủ trương của Đảng, các văn
bản quy phạm pháp luật PCTN về cơ bản đã tương đối đủ và phù hợp sát
thực tiễn và thông lệ quốc tế.


15

3.1.3. Những kết quả đạt đƣợc trong phòng, chống tham nhũng
đối với bộ máy nhà nƣớc và các cơ quan hành chính nhà nƣớc cấp
trung ƣơng
3.1.3.1. Những kết quả đạt được trong công tác phòng ngừa
tham nhũng
(1) Thực hiện có hiệu quả cải cách hành chính, công khai minh
bạch trong hoạt động của cơ quan, đơn vị, đổi mới công nghệ quản lý;
(2) xây dựng, thực hiện chế độ định mức, tiêu chuẩn bảo đảm minh
bạch; (3) minh bạch tài sản thu nhập; (4) xây dựng, thực hiện quy tắc
ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp; (5) Chính phủ đã ban hành và tổ
chức thực hiện các quy định về tặng quà và nộp lại quà tặng; (6) Thực
hiện quy định về chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức, viên
chức nắm giữ các vị trí có nguy cơ tham nhũng cao; (7) quyết liệt xử lý
trách nhiệm của người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng.
3.1.3.2. Những kết quả đạt được trong công tác phát hiện, xử lý
tham nhũng
(1) Phát hiện và xử lý qua hoạt động thanh tra đã kiến nghị xử lý
hành chính trên 2.057 tập thể, cá nhân; ban hành 154.298 quyết định xử
phạt vi phạm hành chính tổ chức, cá nhân với số tiền 5.403 tỷ đồng;
chuyển cơ quan điều tra xử lý hình sự 105 vụ, 214 đối tượng (tăng

52,1% số vụ; 100% số đối tượng); chấn chỉnh quản lý, kiến nghị hoàn
thiện cơ chế, chính sách pháp luật trên nhiều lĩnh vực; (2) phát hiện và
xử lý tham nhũng qua hoạt động kiểm toán đã phát hiện và kiến nghị xử
lý tài chính hơn 187.530 tỷ đồng, chuyển hồ sơ sang cơ quan có thẩm
quyền xử lý tổng số 477 vụ việc (trong đó chuyển cơ quan điều tra 73 vụ
với 159 người có hành vi tham nhũng); đóng góp nhiều kiến nghị để
hoàn thiện chính sách, pháp luật (3) kết quả phát hiện và xử lý tham


16

nhũng qua công tác điều tra, truy tố, xét xử các hành vi tham nhũng phát
hiện, xử lý với số lượng lớn (đã khởi tố 2.530 vụ án tham nhũng với
5.447 bị can; truy tố 2.959 vụ, 6.935 bị can; xét xử 2.628 vụ, 5.870 bị
cáo). Công tác thu hồi tài sản tham nhũng là 4.676 tỷ đồng và trên 219
ha đất.
3.1.4. Những hạn chế, tồn tại trong công tác phòng, chống tham
nhũng trong bộ máy nhà nƣớc và các cơ quan hành chính nhà nƣớc
cấp trung ƣơng và nguyên nhân
3.1.4.1. Những hạn chế, tồn tại
Sự lãnh đạo, chỉ đạo chưa chặt chẽ, sâu sát, thường xuyên; xử lý
chưa nghiêm đối với hành vi tham nhũng; công tác thông tin, tuyên
truyền, giáo dục chưa được coi trọng dẫn đến nhận thức và ý thức trách
nhiệm của cán bộ, công chức, đảng viên và nhân dân về PCTN chưa cao;
một số văn bản của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đề án quan trọng
phục vụ cho công tác PCTN chậm được ban hành; cơ quan chuyên trách
PCTN thiếu độc lập; giải quyết vụ án lớn và chương trình chiến lược
thiếu trọng tâm, trọng điểm; giải pháp phòng ngừa tham nhũng còn hình
thức, hiệu quả thấp; việc phát hiện tham nhũng chưa kịp thời.
3.1.4.2. Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại của phòng,

chống tham nhũng trong bộ máy nhà nước và các cơ quan hành chính
nhà nước cấp trung ương
Thể chế, chính sách về quản lý kinh tế-xã hội trên nhiều lĩnh vực
vẫn còn bộc lộ nhiều sơ hở, bất cập; công tác xây dựng, hoàn thiện chính
sách, pháp luật về phòng ngừa tham nhũng còn chưa đáp ứng được yêu
cầu; nhiều quy định của Luật PCTN và các văn bản quy phạm pháp luật
dưới luật đang bộc lộ những hạn chế, bất cập; một số cấp ủy, tổ chức


17

đảng, cơ quan, đơn vị và người đứng đầu chưa quyết liệt trong chỉ đạo,
tổ chức thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng; cán bộ lãnh
đạo, quản lý, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị chưa gương mẫu;
năng lực, phẩm chất đạo đức của một bộ phận cán bộ, công chức làm
công tác PCTN chưa đáp ứng yêu cầu của công tác PCTN trong tình
hình hiện nay.
3.2. ƢU ĐIỂM, HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA THỰC
TRẠNG VỀ PHÕNG, CHỐNG THAM NHŨNG TRONG CÁC CƠ
QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC CẤP TRUNG ƢƠNG THÔNG
QUA CÔNG TÁC KIỂM TRA CỦA ĐẢNG

3.2.1. Ƣu điểm của thực trạng về phòng, chống tham nhũng
trong các cơ quan hành chính nhà nƣớc cấp trung ƣơng thông qua
công tác kiểm tra của Đảng
Công tác lãnh đạo, chỉ đạo và kiểm tra, giám sát, phối hợp thực
hiện của cấp ủy, tổ chức đảng, Ủy ban Kiểm tra các cấp đối với phòng,
chống tham nhũng trong các cơ quan hành chính nhà nước cấp trung
ương quyết liệt, trọng tâm, trọng điểm; góp phần thực hiện có hiệu quả
việc phòng ngừa tham nhũng trong các cơ quan hành chính nhà nước

cấp trung ương; đã phát hiện, xử lý có hiệu quả một số vụ việc tham
nhũng trong các cơ quan hành chính nhà nước cấp Trung ương.
Nguyên nhân của những kết quả đạt được: Đảng và Nhà nước ta
quan tâm chỉ đạo; ban hành nhiều chủ trương, chính sách quan trọng,
các nghị quyết, chỉ thị chuyên đề được ban hành nhằm định hướng cho
công tác PCTN; UBKT Trung ương và UBKT các cấp ủy trong các bộ,
ngành trung ương tăng cường kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật
trong Đảng;


18

3.2.2. Những hạn chế về phòng, chống tham nhũng trong các cơ
quan hành chính nhà nƣớc cấp Trung ƣơng thông qua công tác
kiểm tra của Đảng Cộng sản Việt Nam
Năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của không ít cấp ủy, tổ chức
đảng còn hạn chế, tính tiền phong, gương mẫu của một bộ phận cán bộ,
đảng viên, trong đó có người đứng đầu chưa cao; cơ chế hoạt động của
UBKT các cấp bất cập; cơ chế, chính sách và quy định về chức năng,
nhiệm vụ, phạm vi thẩm quyền của UBKT các cấp trong PCTN còn
thiếu cụ thể, chưa phù hợp; tổ chức bộ máy của cấp ủy, UBKT, cơ quan
UBKT và đội nghũ cán bộ kiểm tra còn nhiều hạn chế, bất cập; việc thực
hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng, lãng phí thông qua công tác
kiểm tra, giám sát của Đảng còn nhiều hạn chế, bất cập; công tác phát
hiện tham nhũng, tiêu cực qua thực hiện nhiệm vụ công tác kiểm tra của
đảng còn nhiều hạn chế, chưa tương xứng vị trí vai trò và yêu cầu nhiệm
vụ; một số nơi vẫn còn tình trạng hữu khuynh, nể nang, né tránh, không
công bằng, không xử lý hoặc xử lý không đúng mức.
3.2.3. Nguyên nhân của hạn chế, khuyết điểm và bất cập về
phòng, chống tham nhũng trong các cơ quan hành chính nhà nƣớc

cấp trung ƣơng thông qua công tác kiểm tra của Đảng
Một số cấp ủy, người đứng đầu cơ quan, đơn vị chưa nhận thức
đầu đủ về PCTN, lãng phí và vai trò, trách nhiệm của mình;nhận thức
của một số cấp ủy, tổ chức đảng và UBKT cấp ủy trong các bộ, ngành
cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương còn hạn chế, chưa thấy
hết vị trí, vai trò và tác dụng của công tác kiểm tra, giám sát của đảng
trong PCTN, nên chưa chú trọng chỉ đạo thực hiện và tạo điều kiện cho


19

cấp ủy, UBKT cấp ủy thực hiện có hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát
trong PCTN ở cơ quan, đơn vị mình; một số cơ chế, quy định của Đảng
và Nhà nước còn thiếu, chưa đầy đủ, đồng bộ; trình độ, năng lực một
bộ phận cán bộ kiểm tra còn hạn chế; công tác phối hợp giữa các cơ
quan có chức năng, nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng chưa đồng bộ,
chồng chéo.
Chƣơng 4
QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG
TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC CẤP
TRUNG ƢƠNGTHÔNG QUA CÔNG TÁC KIỂM TRA CỦA ĐẢNG
4.1. QUAN ĐIỂM PHÕNG, CHỐNG THAM NHŨNG TRONG
CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC CẤP TRUNG ƢƠNG
THÔNG QUA CÔNG TÁC KIỂM TRA CỦA ĐẢNG

Thứ nhất, đề cao vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng,
người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong trong tuyên truyền, phổ biến, quán
triệt các quan điểm, chủ trương, quy định của Đảng, chính sách, pháp
luật của Nhà nước về PCTN, lãng phí.
Thứ hai, nâng cao nhận thức của cấp ủy, tổ chức đảng, UBKT các

cấp, trước hết là người đứng đầu cấp ủy về vị trí, vai trò, ý nghĩa và tác
dụng công tác kiểm tra, giám sát.
Thứ ba, UBKT các cấp phải chủ động, tích cực thực hiện nhiệm vụ
công tác PCTN trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm, thẩm
quyền theo quy định của Đảng.


20
4.2. GIẢI PHÁP PHÕNG, CHỐNG THAM NHŨNG TRONG CÁC
CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC CẤP TRUNG ƢƠNG THÔNG
QUA CÔNG TÁC KIỂM TRA CỦA ĐẢNG

4.2.1. Nhóm các giải pháp đột phá về hoàn thiện thể chế, pháp
luật và tổ chức bộ máy trong phòng, chống tham nhũng đối với các
cơ quan hành chính nhà nƣớc cấp trung ƣơng thông qua công tác
kiểm tra của Đảng
Nghiên cứu xây dựng cơ chế về tổ chức bộ máy cho Ủy ban Kiểm
tra các cấp bảo đảm thực hiện có hiệu quả nhiệm theo yêu cầu đề ra;
nghiên cứu hợp nhất ba cơ quan: cơ quan UBKT với cơ quan nội chính
của Đảng và cơ quan Thanh tra của Nhà nước thành: Ban Kiểm tra Thanh tra - Kỷ luật.
Nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện thể chế của Đảng cho Ủy ban
Kiểm tra các cấp đối với phòng, chống tham nhũng và giám sát, kiểm
soát quyền lực trong các cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương
Thứ nhất, hoàn thiện cơ chế pháp lý về trách nhiệm, thẩm quyền
của UBKT các cấp để UBKT được huy động các lực lượng của cơ quan
thanh tra, kiểm sát, công an …vào tham gia các cuộc kiểm tra có nội
dung phức tạp, nhất là vi phạm về tham nhũng; nghiên cứu thành lập
Cục PCTN trực thuộc UBKT Trung ương (sau này là Ban Kiểm tra Thanh tra Trung ương) và Phòng PCTN trực thuộc Ban Kiểm tra Thanh tra cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, có chức năng
PCTN theo thẩm quyền.
Thứ hai, nghiên cứu thành lập Cục Giám sát, kiểm soát quyền lực

thuộc UBKT Trung ương (sau này là Ban Kiểm tra - Thanh tra - Kỷ luật
Trung ương) và Phòng Giám sát, kiểm soát quyền lực trực thuộc Ban
Kiểm tra - Thanh tra cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; luật hóa


21

những nội dung về chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của UBKT các cấp
trong việc giám sát và kiểm soát quyền lực.
Thứ ba, Bố trí cán bộ của UBKT Trung ương (sau này là Ban
Kiểm tra - Thanh tra - Kỷ luật Trung ương) thuộc Cục Giám sát, vẫn
chịu sự quản lý và hưởng lương, chế độ theo cơ quan UBKT Trung
ương để tăng cường tại các bộ, ngành Trung ương. Đối với các cơ quan
như: Cơ quan chuyên trách Phòng, chống tham nhũng, Quốc hội, Chính
phủ, Kiểm toán Nhà nước, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án
nhân dân tối cao, Bộ Công an và (Thanh tra Chính phủ, Ban Nội chính
Trung ương khi chưa sát nhập vào UBKT Trung ương) ... có thể bố trí
tổ cán bộ tăng cường (từ 3 đến 5 cán bộ, gồm tổ trưởng, tổ phó và các
thành viên). Ở các bộ, ngành khác bố trí nhóm (từ 1 đến 3 cán bộ) tăng
cường tại các cơ quan này để thực hiện nhiệm vụ giám sát của UBKT
Trung ương, trong đó có nhiệm vụ PCTN và giám sát, kiểm soát quyền
lực tại các cơ quan này.
- Xây dựng hoàn thiện thể chế của Đảng về giám sát cho cấp ủy, Ủy
ban Kiểm tra các cấp trong kiểm soát quyền lực nhà nước: xây dựng hoàn
thiện cơ chế giám sát, cho cấp ủy, UBKT các cấp trong kiểm soát quyền
lực nhà nước: cần nghiên cứu hoàn thiện Quy chế gián sát trong Đảng,
từng bước hoàn thiện cơ chế pháp lý giám sát; từng bước nghiên cứu xây
dựng Luật giám sát và thực hiện việc thành lập Cơ quan giám sát để thực
hiện có hiệu quả nhiệm vụ giám sát, kiểm soát quyền lực Nhà nước.
- Xây dựng hoàn thiện tổ chức bộ máy cấp ủy của các bộ, ngành và

cơ chế phối hợp giữa Ủy ban Kiểm tra với cấp, tổ chức đảng có liên
quan, cùng với cơ chế phối hợp giữa ngành kiểm tra Đảng với thanh tra,
kiểm toán và điều tra, truy tố, xét xử trong phòng, chống tham nhũng,
giám sát quyền lực nhà nước


22

4.2.2. Nhóm các giải pháp phòng ngừa tham nhũng trong các
cơ quan hành chính nhà nƣớc cấp trung ƣơng thông qua công tác
kiểm tra của Đảng
- Nâng cao vai trò, trách nhiệm và quyết tâm chính trị của cấp ủy,
tổ chức đảng, người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong phòng, chống tham
nhũng đối với các cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương.
- Nâng cao nhận thức về tác hại của tham nhũng và nhiệm vụ
PCTN; về vị trí, vai trò của cấp ủy, Ủy ban Kiểm tra các cấp và tác
dụng của công tác kiểm tra của Đảng trong đấu tranh phòng, chống
tham nhũng.
- Đẩy mạnh các biện pháp phòng ngừa qua công tác kiểm tra, giám
sát và việc cảnh báo, răn đe, góp phần ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng,
tiêu cực.
- Quy định về tặng quà và nhận quà tặng; thực hiện công khai,
minh bạch tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức; khen thưởng cá nhân
có thành tích phòng, chống tham nhũng.
4.2.3. Nhóm các giải pháp phát hiện, xử lý tham nhũng trong
các cơ quan hành chính nhà nƣớc cấp trung ƣơng thông qua công
tác kiểm tra của Đảng
- Tổ chức tốt việc thu thập thông tin và giải quyết đơn thư tố cáo
tham nhũng của cán bộ, đảng viên và quần chúng để phát hiện vụ việc
tham nhũng, tiêu cực.

- Thực hiện có hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát đối với tổ chức
đảng và đảng viên để phát hiện tham nhũng, tiêu cực trong các cơ quan
hành chính nhà nước cấp trung ương
- Thực hiện xử lý nghiêm minh những cá nhân tham nhũng theo kỷ
luật của Đảng và quy định, pháp luật của Nhà nước


23

KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu đề tài luận án tiến sĩ “Phòng, chống tham nhũng trong
các cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương thông qua công tác kiểm
tra của Đảng Cộng sản Việt Nam” cho phép chúng tôi đưa ra một số kết luận
như sau:
1.Việc nghiên cứu cơ sở lý luận về PCTN trong các cơ quan hành
chính nhà nước cấp trung ương thông qua công tác kiểm tra của Đảng là rất
quan trọng, ảnh hưởng đến hướng nghiên cứu của đề tài. Bằng phương pháp
tiếp cận khoa học để xác định những nội dung quan trọng liên quan, luận án
đã xây dựng khái niệm, đặc điểm và vị trí, vai trò tác dụng của PCTN trong
các cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương thông qua công tác kiểm
tra của Đảng. Từ đó, luận án chỉ ra nội dung, phương thức, mối quan hệ và
những yếu tố ảnh hưởng, điều kiện bảo đảm thực hiện công tác kiểm tra của
trong PCTN đối với các cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương.
2.Nghiên cứu thực trạng PCTN trong các cơ quan hành chính nhà nước
cấp trung ương cho chúng ta thấy bên cạnh những mặt tích cực đã đạt được
thời gian qua, quá trình thực hiện nhiệm vụ công tác PCTN trong các cơ
quan hành chính nhà nước cấp trung ương thông qua công tác kiểm tra của
Đảng cũng bộc lộ những mặt hạn chế, bất cập so với yêu cầu thực tế về
PCTN và trách nhiệm của cấp ủy, UBKT các cấp trong PCTN chưa đáp ứng
yêu cầu, chưa chủ động phát hiện dấu hiệu vi phạm về tham nhũng, nhiều vụ

việc tham nhũng chưa được phát hiện kịp thời để kiểm tra, có vụ việc nghiêm
trọng một thời gian dài mới được phát hiện để kiểm tra, tác dụng phòng
ngừa, ngăn chặn hạn chế. Một số cấp uỷ, tổ chức đảng chưa nhận thức đầy
đủ, chưa thật sự coi kiểm tra của Đảng là những chức năng lãnh đạo nên
chưa gắn với quá trình lãnh đạo; chưa xây dựng được chương trình kiểm tra
cả nhiệm kỳ. Công tác chỉ đạo thực hiện sự phối hợp giữa uỷ ban kiểm tra


24

với các tổ chức đảng, cơ quan có liên quan trong thực hiện nhiệm vụ kiểm tra
chưa chặt chẽ và thiếu đồng bộ.
3. Nguyên nhân cơ bản của thực trạng nêu trên là sự lãnh đạo, chỉ
đạo của một số cấp uỷ, người đứng đầu tổ chức đảng, đoàn thể chính trị xã hội trong PCTN còn chưa quyết liệt, nghiêm minh, lúng túng trong
phương thức chỉ đạo, kể cả còn tình trạng nể nang, né tránh, quyết tâm
chính trị chưa cao. UBKT các cấp chưa phát huy hết trách nhiệm các cơ
quan báo chí bằng các phương thức hữu hiệu trong công cuộc PCTN. Một
số UBKT chưa chủ động thực hiện nhiệm vụ kiểm tra khi có dấu hiệu vi
phạm hướng vào vi phạm tham nhũng do nể nang, né tránh, ngại va chạm
vì đối tượng tham nhũng thường là cán bộ có chức, có quyền, đáng lưu ý là
nhận thức về hành vi tham nhũng còn lẫn lộn hoặc né tránh ở nhiều cấp uỷ,
tổ chức đảng, UBKT từ đó bỏ lọt lỗi phạm phải xử lý hoặc xử lý không
đúng tính chất, mức độ, thậm chí có cấp uỷ còn coi hành vi tham nhũng
chỉ là sơ xuất trong quản lý tài chính…
4.Trên cơ sở phân tích những nguyên nhân của thực trạng PCTN trong
các cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương thông qua công tác kiểm
tra của Đảng, tác giả luận án đưa ra những quan điểm, giải pháp và một số
kiến nghị để đảm bảo hoạt động PCTN trong các cơ quan hành chính nhà
nước cấp trung ương thông qua công tác kiểm tra của Đảng đạt kết quả cao
nhất như: nhóm các giải pháp đột phá về cơ chế, pháp lý và tổ chức bộ máy,

nhóm các giải pháp phòng ngừa và nhóm các giải pháp phát hiện, xử lý tham
nhũng trong các cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương thông qua
công tác kiểm tra của Đảng.


DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ
ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Trần Văn Tĩnh (2011), “Tăng cường vai trò công tác kiểm tra, giám sát
của Đảng trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng giai đoạn hiện nay”,
Tạp chí Thanh tra thuộc Thanh tra Chính phủ, (7).
2. Trần Văn Tĩnh (2011), “Giải pháp nào cho việc nâng cao hiệu quả đầu tư,
mua sắm, quản lý và sử dụng tài sản công”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo
thộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, (10).
3. Trần Văn Tĩnh (2013), “Phát huy vai trò, trách nhiệm của toàn xã hội đẩy
lui tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng vững chắc "Thế trận lòng
dân" trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hiện nay”,
Tạp chí Khoa học Quân sự thuộc Bộ Quốc phòng, (8).
4. Trần Văn Tĩnh (2017), "Công tác kiểm tra của Đảng trong phòng, chống
tham nhũng ở các cơ quan hành chính nhà nước cấp Trung ương", Tạp chí
Cộng sản, (900).
5. Trần Văn Tĩnh (2017), "Công tác kiểm tra của Đảng Cộng sản Việt Nam
với vấn đề trong phòng, chống tham nhũng ở các cơ quan hành chính nhà
nước cấp Trung ương", Tạp chí Giáo dục lý luận, Học viện Chính trị khu
vực I, (266).



×