Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

TÍCH hợp GIÁO dục HƯỚNG NGHIỆP vào bài NGHỊ LUẬN về một tư TƯỞNG, đạo lí TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ văn 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 26 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

TRƯỜNG THPT YÊN ĐỊNH I

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TÍCH HỢP GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP
VÀO BÀI “NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ”
TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 12

Người thực hiện: Lê Thị Hương Giang
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc môn: Ngữ Văn


THANH HÓA, NĂM 2020

MỤC LỤC
ĐỀ MỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.4.1. Về nghiên cứu lí luận
1.4.2. Về nghiên cứu thực tiễn
2. Nội dung
2.1. Cơ sở lí luận
2.2. Thực trạng vấn đề.
2. 3. Giải pháp và cách thức tổ chức thực hiện


2. 4. Hiệu quả của đề tài
2.4.1. Mục đích thực nghiệm
2.4.2. Nội dung thực nghiệm
2. 4.3. Phương pháp thực nghiệm
2. 4.4. Kết quả thực nghiệm
3. Kết luận và kiến nghị
3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC SKKN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG NHẬN
PHỤ LỤC

Trang
1
1
1
1
1
1
2
2
2
2
3
13
13
13
13
14
15

15
16


DANH MỤC VIẾT TẮT TRONG SKKN
GDHN: Giáo dục hướng nghiệp.
CNH-HĐH: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
GDPT: Giáo dục phổ thông
GV: Giáo viên.
HS: Học sinh.
THPT: Trung học phổ thông.
SGK: Sách giáo khoa
SGV: Sách giáo viên
TN: Thực nghiệm
ĐC: Đối chứng


1. Mở đầu
1.1 . Lí do chọn đề tài

Sự nghiệp CNH- HĐH ở nước ta hiện nay đã, đang đặt ra hàng loạt yêu
cầu đối với giáo dục phổ thông(GDPT). Trong đó, đặc biệt quan trọng là đào tạo
nguồn nhân lực cho các lĩnh vực hoạt động của nền kinh tế quốc dân, đáp ứng
nhu cầu đa dạng của hệ thống ngành, nghề trong xã hội. Nhà trường phổ thông
có nhiệm vụ cung cấp kiến thức và giúp các em học sinh(HS) có lựa chọn đúng
khi đi vào các ngành nghề trong xã hội thông qua hệ thống giáo dục sau trung
học. Hiện nay, cơ cấu nguồn nhân lực của chúng ta khá bất hợp lý, chất lượng
thấp, trình độ thực hành thường không đáp ứng nhu cầu của người sử dụng lao
động. Sự thiếu hụt lao động kỹ thuật có năng lực phù hợp với công việc đang là
mối quan tâm không chỉ của các nhà sử dụng lao động mà của toàn xã hội.

Những bất cập này có liên quan chặt chẽ đến hoạt động giáo dục cho thanh niên
nói chung, cho HS trong các trường phổ thông nói riêng. Để giải quyết tình
trạng này, giáo dục hướng nghiệp cần được tổ chức như thế nào để đạt được mục
tiêu đề ra? Cần có các giải pháp khả thi áp dụng trong thực tế.
Giáo dục hướng nghiệp (GDHN) là một trong những hoạt động giáo dục
nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện của giáo dục phổ thông Việt Nam.
GDHN giúp cho HS hiểu về bản thân, hiểu về thế giới nghề nghiệp, hiểu nhu
cầu lao động , …Qua đó, giúp cho HS có những quyết định lựa chọn nghề phù
hợp với bản thân, với gia đình và với sự phát triển của xã hội; góp phần tăng
năng suất lao động, thúc đẩy sự phát triển của kinh tế -xã hội; rút ngắn khoảng
cách về kinh tế - xã hội giữa Việt Nam và các nước trên thế giới.
Trước vấn đề đặt ra nêu trên, tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài “Tích hợp
giáo dục hướng nghiệp vào bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí trong
chương trình Ngữ văn 12. Đối với HS bậc THPT, đặc biệt là HS lớp 12, GDHN
nhằm mục đích giúp HS có được ý thức là chủ thể trong sự lựa chọn về nghề
nghiệp, có định hướng khi chọn nghề dựa trên cơ sở hiểu biết khoa học về nghề
nghiệp, về nhu cầu thị trường lao động cũng như năng lực, sở trường, sức khỏe
của bản thân.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Thông qua hoạt động dạy học trên lớp, vừa giúp học sinh tiếp thu kiến
thức nền tảng, vừa kết hợp định hướng nghề nghiệp. Từ đó, học sinh có nhận
thức đúng đắn về nghề nghiệp, có cơ sở lập kế hoạch và quyết định lựa chọn
nghề nghiệp cho tương lai sao cho vừa phù hợp với khả năng của bản thân, vừa
phù hợp với nhu cầu lao động của xã hội.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Khả năng hướng nghiệp của học sinh lớp 12 trường THPT Yên Định 1
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Phối hợp nhiều phương pháp nghiên cứu, trong đó chủ yếu sử dụng 2
phương pháp:
1.4.1. Về nghiên cứu lý luận

Làm việc trong phòng, tham khảo và đọc tài liệu có liên quan đến đề tài.
1


1.4.2. Về nghiên cứu thực tiễn
Soạn giáo án, tổ chức các hoạt động dạy học trên lớp.

2. Nội dung
2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề.
Ngày 17/8/1981, Bộ GD&ĐT ra thông tư 31/TT hướng dẫn thực hiện
quyết định 126/CP. Mục 2 Thông tư đã quy định các hình thức GDHN trong nhà
trường phổ thông: Hướng nghiệp qua các môn học; Hướng nghiệp qua hoạt
động lao động sản xuất; Hướng nghiệp qua việc giới thiệu các ngành nghề;
Hướng nghiệp qua các hoạt động ngoại khóa.
Xuyên suốt quá trình dạy học, để hoàn thành nhiệm vụ “nâng cao dân trí,
bồi dưỡng nhân tài và đào tạo nguồn nhân lực” cho đất nước, ngành Giáo dục đã
không ngừng đổi mới nội dung, phương thức giáo dục; tăng cường ứng dụng
công nghệ thông tin; tăng cường các hoạt động hướng nghiệp, trải nghiệm sáng
tạo; dạy học gắn với thực tiễn đời sống sản xuất, kinh doanh tại địa phương; dạy
học gắn với các di tích lịch sử… với nhiều hình thức dạy học sáng tạo, thiết thực
phù hợp điều kiện thực tiễn địa phương và thay đổi linh hoạt theo xu thế phát
triển của nền kinh tế trong nước cũng như thế giới. Trong các mô hình giáo dục
tích cực ấy, giáo viên xây dựng kế hoạch giảng dạy chi tiết, cụ thể theo các
chuỗi hoạt động; học sinh được chủ động làm việc, quan sát, trao đổi và lĩnh hội
kiến thức, phát triển tư duy và năng lực cũng như bộc lộ năng khiếu, sở thích
của bản thân.
Đến chương trình GDPT mới, dạy học phân hóa là xu thế tất yếu, kèm
theo đó là việc tích hợp nội dung GDHN qua môn học sẽ được chú trọng hơn
với những giải pháp đồng bộ, có tính hệ thống hơn trong định hướng dạy học bộ
môn. Rất nhiều các bài học Ngữ Văn ở cấp THPT có khả năng hướng nghiệp,

điều quan trọng là giáo viên phải kết nối được nội dung giảng dạy với ngành
nghề cụ thể, cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản, tổng quát nhất về
các ngành nghề trong xã hội, hình thành sở thích, đam mê và ham muốn nghề
nghiệp trong tương lai của học sinh. Thông qua quá trình học tập, dưới sự định
hướng và cung cấp kiến thức của giáo viên, học sinh có ý thức đúng đắn về nghề
nghiệp,có thể phát huy được năng khiếu, sở trường của bản thân cũng như nhu
cầu lao động của xã hội để đưa ra quyết định lựa chọn ngành nghề phù hợp, đặc
biệt là HS lớp 12.
2.2. Thực trạng của vấn đề
So với các môn học khác trong trường THPT thì môn Ngữ Văn là một
môn học có nhiều thế mạnh về hướng nghiệp cho học sinh. Việc tích hợp nội
dung hướng nghiệp qua môn học là một hoạt động giáo dục trong nhà trường
phổ thông nhằm giúp học sinh có những hiểu biết thông thường về hướng
nghiệp để có thể định hướng phát triển, lựa chọn nghề phù hợp với hứng thú cá
nhân, năng lực bản thân và nhu cầu nhân lực của xã hội. Trên cơ sở đó, các em
tiếp tục học tập, rèn luyện để có thể phát triển hoạt động nghề nghiệp trong
tương lai. Tích hợp nội dung GDHN trong quá trình dạy học được tổ chức tốt sẽ


góp phần trang bị cho HS những kiến thức cơ bản về ngành nghề, nhu cầu lao
động của xã hội, yêu cầu của việc làm đối với nguồn lao động, thị trường lao
động…Từ đó,HS có định hướng tương lai, luôn nỗ lực trong quá trình học tập
để đưa ra những lựa chọn đúng, hướng đến cuộc sống tốt đẹp, môi trường lao
động lành mạnh; không đưa ra lựa chọn ngành nghề theo phong trào; đảm bảo
có đủ thông tin, có định hướng cụ thể trong quyết định lựa chọn ngành nghề.
Như vậy, tích hợp nội dung giáo dục còn hướng đến hoàn thành mục tiêu giáo
dục toàn diện; góp phần vào việc phân luồng HS cấp THPT, là bước khởi đầu
quan trọng của quá trình phát triển nguồn nhân lực xã hội.
Thực tế giảng dạy ở trường THPT Yên Định 1 nhiều năm qua, tôi nhận
thấy, hiện nay một bộ phận không nhỏ HS chưa có ước mơ, lí tưởng, chưa biết

định hướng nghề nghiệp cho tương lai; hoặc còn có những quan niệm sai lầm về
nghề nghiệp và cách lựa chọn nghề nghiệp; hoặc không có lí tưởng nghề nghiệp,
chỉ thực hiện theo sự định hướng của gia đình, theo trào lưu, vì sĩ diện... Một bộ
phận HS chọn sai trường, sai nghề dẫn tới chán nản với việc học; bỏ dở giữa
chừng hoặc ra trường không có đủ năng lực lao động trong ngành nghề đã học…
Thực tế trên đã đặt ra yêu cầu cần thiết cho hoạt động GDHN trong nhà
trường, trong đó có môn Ngữ văn. Vì lí do trên, tôi đã có ý thức và hành động cụ
thể tích hợp định hướng GDHN vào những tiết dạy và những hoạt động giáo dục
khác một cách phù hợp. Trong phạm vi nghiên cứu của bài viết, tôi xin trình bày
cụ thể cách thức định hướng giáo dục hướng nghiệp cho học sinh lớp 12 qua bài
Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí. Ở phần phụ lục, tôi xin cung cấp thêm một
số hình ảnh của hoạt động GDHN trải nghiệm sáng tạo đã được thực hiện tại
trường THPT Yên Định 1.
2.3. Giải pháp và tổ chức thực hiện
Dưới đây là tiến trình dạy học định hướng GDHN trong nội dung của bài: Nghị
luận về một tư tưởng, đạo lí trong chương trình Ngữ văn lớp 12.

NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ
1. Mục tiêu:
Sau bài học, HS đạt được:
1.1. Kiến thức:
- Nhận biết: Nắm được khái niệm kiểu bài văn nghị luận về một tư tưởng,
đạo lí.
- Thông hiểu:Xác định đúng vấn đề cần nghị luận trong văn bản nghị
luận về một tư tưởng, đạo lí.
- Vận dụng:Xây dựng được dàn ý cho bài văn nghị luận về một tư tưởng,
đạo lí.
- Vận dụng cao:Viết được đoạn văn, bài vănnghị luận về một tư tưởng,
đạo lí có bố cục mạch lạc, logic.
1.2. Kĩ năng:

- Biết làm: Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.


- Thông thạo: Cấu trúc bài nghị luận xã hội.
1.3. Thái độ:
- Hình thành thói quen: Phân tích đề, lập dàn ý.
- Hình thành tính cách: Tự tin khi trình bày vấn đề về tư tưởng, đạo lí.
- Hình thành nhân cách: Nhận thức và hành động đúng đắn.
-Có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt
1.4. Những năng lực cụ thể học sinh cần phát triển:
- Năng lực viết văn bản nghị luận xã hội.
- Năng lực đọc – hiểu một văn bản nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.
- Các năng lực chung như: thu thập kiến thức xã hội có liên quan; năng
lực giải quyết vấn đề; năng lực sáng tạo; năng lực giao tiếp,…
1.5. Tích hợp nội dung giáo dục hướng nghiệp:
- Trang bị cho HS những nhận thức đúng đắn về nghành nghề trong xã
hội; có ước mơ, lí tưởng cho nghành nghề yêu thích; có khả năng lựa chọn
nghề phù hợp với bản thân; quyết tâm học tập, rèn luyện để có thể đáp ứng
được yêu cầu của nghề nghiệp trong tương lai,…
- Mức độ tích hợp: Tích hợp từng phần trong bài.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
2.1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Phương pháp phân tích, thuyết trình kết hợp trao đổi thảo luận.
- SGK, Giáo án, đọc tài liệu tham khảo.
2.2. Chuẩn bị của học sinh:
- Chủ động tìm hiểu kiến thức; chuẩn bị kiến thức, bài học được giáo viên
yêu cầu; soạn bài học qua các câu hỏi SGK,…
3. Tổ chức hoạt động học tập:
3.1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số(2 phút)
3.2. Tiến trình bài học:

Hoạt động 1:Khởi động(5phút)
1. Mục đích: Tạo sự hứng thú cho học sinh, giới thiệu được bài học, định hướng
GDHN.
2. Phương pháp: Phát vấn, thuyết trình
3. Hình thức tổ chức hoạt động:
Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt

-Bước 1: GV tổ chức hoạt động khởi động
bằngtrò chơi “Khám phá chiếc hộp bí ẩn”.
Trong hộp, chuẩn bị những câu hỏi trả lời Câu trả lời:
nhanh liên quan đến vấn đề nghị luận xã - Câu 1: C
hội, những câu có nội dung định hướng
- Câu 2: A
nghề nghiệp.
Câu 1: Đề văn nào dưới đây không thuộc


Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt

loại văn nghị luận xã hội?

- Câu 3:

A. Anh/ chị suy nghĩ như thế nào về câu
tục ngữ: Cái nết đánh chết cái đẹp?
B. Anh/ chị suy nghĩ như thế nào về câu

khẩu hiệu của UNESCO: Học để biết, học
để làm, học để chung sống, học để tự
khẳng định mình.
C. Anh/ chị suy nghĩ như thế nào về câu
nói của Viên Mai: Làm người thì không
nên có cái tôi...nhưng làm thơ thì không
thể không có cái tôi?

- Một nghề cho chín còn hơn chín
nghề.
- Trăm hay không bằng tay quen.
- Có làm thì mới có ăn
Không dưng ai dễ đem phần đến
cho.

- Câu 4: Câu nói muốn khuyến
khích mọi người nên lao động, vì
D. Qua bài thơ Vội vàng, anh(chị) hãy trình khi có lao động cuộc sống của con
bày suy nghĩ của mình về quan niệm sống người sẽ trở nên tốt đẹp hơn.
của nhà thơ Xuân Diệu.
Câu 2: Bài văn nghị luận về một tư tưởng,
đạo lí có yêu cầu gì về mặt nội dung?
A. Nghị luận làm sáng tỏ các vấn đề tư
tưởng, đạo lí bằng cách giải thích, chứng
minh, so sánh, đối chiếu, phân tích,…để
chỉ ra chỗ đúng, sai của tư tưởng nào đó.
B. Nghị luận làm sáng tỏ các vấn đề tư
tưởng, đạo lí bằng cách trình bày mặt lợi,
hại.
C. Cả A và B đều đúng.

D. Cả A và B đều sai.
Câu 3: Đọc những câu tục ngữ thể hiện
quan điểm của người xưa về nghề nghiệp,
công việc.
Câu 4: Anh/ chị hiểu như thế nào về câu
nói: “ Lao động là vinh quang” (C. Mac)
- Bước 2:HS lên bốc thăm (làm việc cá
nhân)
- Bước 3: HS suy nghĩ nhanh, trả lời câu
hỏi.
- Bước 4: GV nhận xét và dẫn vào bài mới:


Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt

Văn nghị luận nói chung, nghị luận về một
tư tưởng, đạo lí nói riêng là kiểu bài chúng
ta thường gặp trong đời sống hằng ngày,
trên báo chí và các phương tiện truyền
thông đại chúng khác. Hơn nữa, ở bậc
THCS, chúng ta cũng đã nghiên cứu khá kĩ
kiểu bài này. Trong tiết học hôm nay, cô và
các em sẽ cùng rèn luyện kỹ năng tìm hiểu
đề; lập dàn ý cho bài nghị luận về một tư
tưởng, đạo lí. Qua đó, giúp các em có định
hướng đúng đắn nghề nghiệp cho tương
lai,…


Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (15 phút)
1. Mục đích: HS biết cách tìm hiểu đề; cách lập dàn ý; cách làm bài nghị luận
về một tư tưởng, đạo lí; hình thành các năng lực chung như: thu thập kiến thức
xã hội có liên quan; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực sáng tạo; năng lực sử
dụng, giao tiếp bằng tiếng Việt,…
2. Phương pháp:Làm việc cá nhân/ nhóm, thảo luận, phát vấn, thuyết trình
3. Hình thức tổ chức hoạt động:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Thao tác 1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu I. Tìm hiểu đề và lập dàn ý
đề
Đề bài: Em hãy trả lời câu hỏi sau
- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:
của nhà thơ Tố Hữu: Ôi! Sống đẹp
là thế nào, hỡi bạn ?
H:Đọc kĩ đề bài và câu hỏiSGK, trao đổi
thảo luận, ghi kết quả vào phiếu học tập(ý 1. Tìm hiểu đề
khái quát, ngắn gọn) và đại diện nhóm trình
- Câu thơ viết dưới dạng câu hỏi,
bày.
nêu lên vấn đềsống đẹptrong đời
- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ (HS làm sống của mỗi người; muốn xứng
việc theo nhóm-4 nhóm thực hiện yêu cầu) đáng là “con người” cần nhận thức
đúng và rèn luyện tích cực.
- Bước 3:Đại diện của từng nhóm HS báo
cáo sản phẩm, các nhóm khác bổ sung, - Để sống đẹp, mỗi người cần xác
phản biện.
định: lí tưởng (mục đích sống)
đúng đắn, cao đẹp;tâm hồn, tình
- Bước 4:GV cho các nhóm nhận xét kết cảm lành mạnh, nhân hậu; trí tuệ

quả của nhau sau đó bổ sung và chốt kiến (kiến thức) mỗi ngày thêm mở


Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt
thức.
rộng, sáng suốt; hành động tích
cực, lương thiện…Với thanh niên,
GV bổ sung:
HS, muốn trở thành người sống
- Như vậy, bài làm có thể hình thành 4 nội đẹp, cần thường xuyên học tập và
dung để trả lời câu hỏi của Tố Hữu: lí tưởng rèn luyện để từng bước hoàn thiện
đúng đắn; tâm hồn lành mạnh; trí tuệ sáng nhân cách.
suốt; hành động tích cực.
- Dẫn chứng chủ yếu dùng tư liệu
- Với đề văn này, có thể sử dụng các thao thực tế, có thể lấy dẫn chứng trong
tác lập luận như: giải thích (sống đẹp); phân thơ văn nhưng không cần nhiều.
tích (các khía cạnh biểu hiện của sống đẹp);
chứng minh, bình luận (nêu những tấm
gương người tốt, bàn cách thức rèn luyện để
sống đẹp; phê phán lối sống ích kỉ, vô trách
nhiệm, thiếu ý chí, nghị lực,…)
2. Lập dàn ý
Thao tác 2: GV hướng dẫn HS lập dàn ý

a. Mở bài:

- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ (Yêu
cầu HS làm việc nhóm)


- Giới thiệu về cách sống của
thanh niên hiện nay.

H: HS dựa vào phần tìm hiểu đề lập dàn ý

- Dẫn câu thơ của Tố Hữu.

- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ(HS làm
việc nhóm)

b. Thân bài:

- Bước 3: Đại diện của từng nhóm HS báo
cáo sản phẩm, các nhóm khác bổ sung,
phản biện.

- Các biểu hiện của sống đẹp:

- Bước 4: GV nhận xét, chốt kiến thức.

- Giải thích thế nào là sống đẹp?

+ Lí tưởng (mục đích sống) đúng
đắn, cao đẹp.
+ Tâm hồn, tình cảm lành mạnh,
nhân hậu.
+ Trí tuệ (kiến thức) mỗi ngày
thêm mở rộng, sáng suốt.
+ Hành động tích cực, lương

thiện…
Với thanh niên, HS, muốn trở
thành người sống đẹp, cần thường
xuyên học tập và rèn luyện để
từng bước hoàn thiện nhân cách.


Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt
c. Kết bài:
- Khẳng định ý nghĩa của sống
đẹp.

Thao tác 1: GV hướng dẫn HS cách nhận II. Cách làm bài nghị luận về
diện đề tài nghị luận về tư tưởng, đạo lí
một tư tưởng, đạo lí
- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ (Yêu 1. Đề tài nghị luận về tư tưởng,
cầu HS làm việc cá nhân)
đạo lí
H: Nghị luận về một tư tưởng đạo lí thường Đề tài nghị luận về tư tưởng đạo lí
bàn về những vấn đề gì?
vô cùng phong phú, bao gồm các
vấn đề:
- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ (làm việc
cá nhân)
- Về nhận thức (lí tưởng, mục đích
sống)
- Bước 3: HS trình bày sản phẩm.
- Về tâm hồn, tính cách (lòng yêu

- Bước 4: GV nhận xét, chốt kiến thức.
nước, lòng nhân ái, vị tha, bao
dung, độ lượng; tính trung thực,
dũng cảm, chăm chỉ, cần cù, thái
độ hoà nhã, khiêm tốn; thói ích kỉ,
ba hoa, vụ lợi,…)
- Về các quan hệ gia đình (tình
mẫu tử, tình anh em,…); về quan
hệ xã hội(tình đồng bào, tình thầy
trò, tình bạn,…)
- Về cách ứng xử, những hành
Thao tác 2:GV hướng dẫn HS khái quát động của mỗi người trong cuộc
lại phương pháp làm bài
sống,…
- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ
H: Bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí 2.Nội dung của bài nghị luận về
thường có những nội dung nào?
một tư tưởng, đạo lí
- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ(HS làm a. Mở bài: Giới thiệu tư tưởng,
việc cá nhân)
đạo lí cần bàn luận, trích dẫn (nếu
đề đưa ý kiến, nhận định).
- Bước 3: HS báo cáo sản phẩm.
- Bước 4: GV nhận xét, chốt kiến thức.

b. Thân bài:

GV bổ sung: Từ nội dung cần có của bài - Giải thích: nêu nội dung vấn đề
văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí, ta có cần bàn luận. Trong trường hợp
cần thiết, người viết chú ý giải



Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
thể vận dụng để viết đoạn văn, đáp ứng yêu thích các khái niệm, các vế và rút
cầu đổi mới của kỳ thi THPT.
ra ý khái quát của vấn đề.
+ Về hình thức đoạn: Chữ đầu đoạn viết
hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm
(Lưu ý:Cần giới thiệu vấn đề một
xuống dòng.
cách ngắn gọn, rõ ràng, tránh trình
+ Về nội dung đoạn: Diễn đạt một ý tương bày chung chung. Khâu này rất
đối trọn vẹn.(Với đoạn nghị luận về một tư quan trọng, có ý nghĩa định hướng
tưởng, đạo lí, yêu cầu làm rõ tư tưởng, đạo cho toàn bài.)
lí; sử dụng linh hoạt nhiều thao tác lập
- Phân tích:phân tích vấn đề trên
luận.)
nhiều khía cạnh, chỉ ra biểu hiện
cụ thể.
- Chứng minh:Dùng dẫn chứng để
làm sáng tỏ vấn đề.
- Bàn bạc: bàn bạc vấn đề trên các
phương diện, khía cạnh: đúng sai, tốt - xấu, tích cực - tiêu cực,
đóng góp - hạn chế,…
- Khẳng định ý nghĩa của vấn đề
trong lí luận và thực tiễn đời sống.

c.Kết bài:
- Liên hệ, rút ra bài học nhận thức

và hoạt động về tư tưởng đạo lí
(trong gia đình, nhà trường, ngoài
xã hội)

Hoạt động 3: Luyện tập (10 phút)
1. Mục đích: Rèn luyện, củng cố cho HS kỹ năng tìm hiểu đề; lập dàn ý; cách
viết bài, viết đoạn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí; hình thành các năng lực
chung như: thu thập kiến thức xã hội có liên quan; năng lực giải quyết vấn đề;
năng lực sáng tạo; năng lực sử dụng, giao tiếp bằng tiếng Việt, năng lực chọn
nghề phù hợp,…
2. Phương pháp: Làm việc cá nhân/nhóm, thảo luận, phát vấn, thuyết trình.
3. Hình thức tổ chức hoạt động:


Hoạt động của GV và HS
Thao tác 1: GV hướng dẫn HS luyện tập
bài tập 1.

Nội dung cần đạt
1. Bài tập 1(SGK trang 21- 22)

-Vấn đề mà Nê-ru bàn luận là phẩm
-Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu chất văn hoá trong nhân cách của
cầu HS đọc kĩ bài tập 1 trong SGK(trang mỗi con người.
21- 22) và thực hành theo các câu hỏi.
- Có thể đặt tiêu đề cho văn bản là:
(Yêu cầu HS làm việc cá nhân)
Thế nào là con người có văn hoá?;
hay:Một trí tuệ có văn hoá.
- Bước 2: Cá nhân HS thực hiện nhiệm vụ

- Tác giả đã sử dụng các thao tác
- Bước 3: HS báo cáo sản phẩm
lập luận: Giải thích (đoạn 1), phân
tích (đoạn 2),bình luận (đoạn 3).
- Bước 4: GV kiểm tra, nhận xét.
- Cách diễn đạt rất sinh động: (giải
thích: Đưa ra câu hỏi và tự trả lời.
Phân tích: Trực tiếp đối thoại với
người đọc tạo sự gần gũi thân mật.
Bình luận: Viện dẫn đoạn thơ của
một nhà thơ Hi Lạp vừa tóm lược
các luận điểm vừa tạo ấn tượng nhẹ
nhàng, dễ nhớ, hấp dẫn).
Thao tác 2: GV hướng dẫn HS luyện tập 2. Bài tập 2
bài tập 2
- Giải thích: Điều quan trọng nhất ở
-Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
khía cạnh con người chuyên môn là
+ GV yêu cầu HS lập dàn ý cho đề: Hãy làm việc gì mình giỏi nhất(đúng sở
viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 200 trường, phát huy được năng lực),
chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý mê nhất (thực sự đam mê, yêu quý
kiến của Giản Tư Trung: Khi làm công việc nghề nghiệp ấy), phù hợp với mình
mà mình giỏi nhất, mê nhất và phù hợp với nhất và khi đó con người sẽ tìm ra
“cái chất” con người của mình nhất thì khi chính mình.
đó làm việc cũng là làm người, khi đó - Bàn luận:
mình làm việc nhưng cũng là sống với con
+ Con người sẽ không tìm được
người của mình.
chính mình, không tạo được giá trị
+ GV chia nhóm HS theo bàn để thảo luận sống nếu không làm việc. Làm việc

dàn ý, sau đó định hướng để HS về nhà mà không có lí tưởng nghề nghiệp,
viết thành đoạn văn hoàn chỉnh(phần viết không đam mê cũng giống như
đoạn văn, GV sẽ kiểm tra, chấm điểm một sống mà không có mục đích. Bởi
số HS ở tiết học sau).
vì, sự lựa chọn của mỗi người trong
- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ(thảo từng công việc/nghề nghiệp sẽ làm
luận nhóm)


Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt

- Bước 3:Đại diện nhóm HS báo cáo sản nên gương mặt cuộc đời họ.
phẩm, nhóm khác lắng nghe, bổ sung, phản
+ Khi làm được công việc mình
biện.
giỏi nhất, mê nhất và phù hợp với
- Bước 4:GV kiểm tra, nhận xét.
“cái chất” con người của mình nhất
(nghĩa là đã tìm ra chính mình) thì
mỗi người phải luôn luôn phấn đấu
để tạo ra giá trị nhiều nhất cho xã
hội.
- Mở rộng, liên hệ: Thực trạng chọn
nghề của thanh niên ngày nay(lựa
chọn nghề theo cảm tính, theo trào
lưu, theo sự tác động của gia đình,
chịu sức ép tìm việc sau khi ra
trường,…)

- Bài học nhận thức và hành động:
Nêu quan điểm định hướng nghề
nghiệp của bản thân.

Hoạt động 4:Vận dụng(5 phút)
1. Mục đích: Giúp HS vận dụng những kiến thức đã họcđể tìm hiểu đề; lập dàn
ý; cách viết bài, viết đoạn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.
2. Phương pháp: Làm việc cá nhân.
3. Hình thức tổ chức hoạt động:
Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt

- Bước 1:GV giao nhiệm vụ:Lập dàn ý cho
đề bài viết một đoạn văn(khoảng 200 chữ) * Dàn ý
thể hiện suy nghĩ của anh/ chị về sức mạnh - Nêu vấn đề cần nghị luận- sức
của tinh thần lạc quan.
mạnh của tinh thần lạc quan.
- Giải thích tinh thần lạc quan :
- Bước 2: Cá nhân HS thực hiện nhiệm vụ. vui tươi, tích cực, hướng về những
-Bước 3:HS báocáo kết quả thực hiện điều tốt đẹp.
nhiệm vụ.
- Sức mạnh của tinh thần lạc
- Bước 4: GV nhận xét, bổ sung.
quan :
+ Tinh thần lạc quan sẽ giúp
chúng ta có được sự phấn chấn,


động lực để cố gắng hơn; sống lạc

quan giúp ta tự khẳng định được
chính mình; tinh thần sống lạc
quan góp phần lớn vào xây dựng
đời sống văn minh, tốt đẹp hơn.
(có dẫn chứng thuyết phục)
+ Trái với tinh thần lạc quan là sự
bi quan, chán chường trong cuộc
sống.
- Bài học nhận thức, hành động:
luôn sống lạc quan.
Hoạt động 5: Mở rộng và sáng tạo (5 phút)
1. Mục đích: Giúp HS vận dụng những kiến thức đã học để sưu tầm một số câu
danh ngôn thể hiện tư tưởng, đạo lí; chọn một trong những câu danh ngôn đó để
lập dàn ý, viết bài.
2. Phương pháp: Làm việc cá nhân.
3. Hình thức tổ chức hoạt động:
Hoạt động của GV và HS
- Bước 1:GV giao nhiệm vụ:

Nội dung cần đạt

*Một số câu danh ngôn hay
- Học vấn không có quê hương
+Sưu tầm một số câu danh ngôn hay.
nhưng người có học vấn phải có
+ Chọn 1 trong những câu danh ngôn đó, Tổ quốc.
( L. Pasteur)
phân tích đề và lập dàn ý chi tiết.
- Không có nghề cao quý, chỉ có
- Bước 2:Cá nhân HS thực hiện nhiệm vụ. con người cao quý. Không có

kiếm pháp vô địch, chỉ có con
- Bước 3:HS báocáo kết quả thực hiện
người vô địch.
nhiệm vụ.
( Miyamoto Musashi)
-Hạnh phúc là đấu tranh.
- Bước 4: GV nhận xét, bổ sung.
( C. Mac)
* Chọn, phân tích đề, lập dàn
ýKhông có nghề cao quý, chỉ có
con người cao quý. Không có
kiếm pháp vô địch, chỉ có con
người vô địch.
( Miyamoto Musashi)


4.Tổng kết, hướng dẫn tự học (3 phút)
4.1. Tổng kết:
Khi viết văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí cần lưu ý: đọc kỹ đề; xác định
đúng vấn đề nghị luận; cần sử dụng đúng thao tác lập luận; diễn đạt chuẩn xác,
mạch lạc, có thể sử dụng một số phép tu từ và yếu tố biểu cảm nhưng phải phù
hợp và chừng mực.
4.2. Hướng dẫn tự học:Giáo viên giao nhiệm vụ về nhà
-Tiếp tục hoàn thành các yêu cầu viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình
bày suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến của Giản Tư Trung: Khi làm công việc mà
mình giỏi nhất, mê nhất và phù hợp với “cái chất” con người của mình nhất thì
khi đó làm việc cũng là làm người, khi đó mình làm việc nhưng cũng là sống với
con người của mình.
- Hoàn thànhviết một đoạn văn(khoảng 200 chữ) thể hiện suy nghĩ của anh/chị
về sức mạnh của tinh thần lạc quan.

- Chuẩn bị bài Tuyên ngôn độc lập(phần một-Tác giả Nguyễn Ái Quốc)
2.4. Đánh giá hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
Để kiểm nghiệm hiệu quả của phương pháp, tôi đã tiến hành thực nghiệm
tại lớp 12A7và 12A8.
2.4.1. Mục đích thực nghiệm
Thực nghiệm sư phạm được tiến hành nhằm kiểm tra tính đúng đắngiả
thuyết khoa học của đề tài, khẳng định tính khả thi của việc dạy học tích hợp
GDHN.
2.4.2. Nội dung thực nghiệm
Soạn, giảng bài: Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí; điều tra khả năng
hướng nghiệp của HS sau bài học.
2.4.3. Phương pháp thực nghiệm
Việc thực nghiệm sư phạm được tiến hành vào năm học 2018- 2019 tại
trường THPT Yên Định 1, chọn lớp 12A7 và 12A8 tiến hành thực nghiệm giảng
dạy theo định hướng GDHN; lớp đối chứng 12A5 và 12A6 giảng dạy bình
thường theo phương pháp truyền thống.
Lớp thực nghiệm
Lớp đối chứng
Tên lớp

Sĩ số

Tên lớp

Sĩ số

12A7

42


12A5

43

12A8

40

12A6

40


- Trong quá trình giảng dạy, tôi theo dõi đánh giá các chỉ tiêu theo các
chuẩn đã được xác định.
- Kết thúc thực nghiệm, tiến hành phân tích, xử lý kết quả từ các mẫu báo
cáo bằng phương pháp toán học.
2.4.4. Kết quả thực nghiệm
* Đối với HS
- Khả năng hướng nghiệp của HS:
Lớp

Trước khi thực nghiệm
Có khả năng
hướng nghiệp

12A7 Số lượng

12A8


Sau khi thực nghiệm

Không có khả
năng hướng
nghiệp

Có khả năng
hướng nghiệp

Không có khả
năng hướng
nghiệp

%

Số lượng

%

Số lượng

%

Số lượng

%

8

19


34

81

35

83

7

17

10

25

30

75

34

85

6

15

Như vậy, sau khi thực hiện dạy học theo định hướng phát triển năng lực kết

hợp tích hợp giáo dục hướng nghiệp, HS đã có hứng thú học tập, có những nhận
thức tốt hơn về vấn đề lựa chọn nghề nghiệp cho tương lai.
-Kết quả điểm bài kiểm tra khả năng hướng nghiệp của HS:
Sau quá trình thực nghiệm, để đánh giá một cách khách quan, công bằng và
toàn diện, tôi đã tiến hành điều tra hiểu biết về nghề nghiệp và định hướng nghề
nghiệp của HS ở cả 2 đối tượng, lớp thực nghiệm (TN)và lớp đối chứng (ĐC)
với mức độ câu hỏi tương tương đương. Thống kê kết quả như sau:
Kết quả khảo sát
Lớp

Sĩ số

Trung bình

Khá

Giỏi

12A7 (TN)

42

SL
7

%
16,7

SL
23


%
54,8

SL
12

%
28,5

12A5(ĐC)

43

14

32,5

22

51,2

7

16,3

12A8 (TN)
12A6 (ĐC)
Thực nghiệm


40
40
82

4
11
11

10
27,5
13,4

24
22
47

60
55
57,3

12
7
24

30
17,5
29,3


Đối chứng


83

29

34,9

44

53

10

12,1

Biểu đồ thể hiện kết quả đánh giá, kiểm tra

* Đối với bản thân tôi
Sáng kiến kinh nghiệm này giúp bản thân tôi học hỏi được nhiều kiến
thức, kĩ năng từ sách vởvà cả ngoài xã hội, nhận thức được sự quan trọng của
việc tích hợp GDHN trong môn Ngữ văn ở trên lớp. Đồng thời GDHN thông
qua các hoạt động trải nghiệm sáng tạo nếu có cơ hội thực hiện.
Và thực tế bản thân đã tiến hành lên kế hoạch cho việc dạy tích hợp nội
dung GDHN vào chương trình môn học.Đặc biệt là trong chương trình SGK
tổng thể mới, đây là một hoạt động tích cực nhằm nâng cao nhận thức cho HS
trong công tác hướng nghiệp phục vụ bản thân và đất nước.
3. Kết luận và kiến nghị
3.1. Kết luận:
Dạy học Ngữ văn theo hướng tích hợp nội dung GDHNdưới sự hướng
dẫn của giáo viên giúp học sinh cảm nhận, khám phá, chiếm lĩnh bài học chủ

động. Đồng thời phát triển kĩ năng thực hành, kĩ năng phát hiện và ứng xử
tích cực góp phần giáo dục cho học sinh trở thành người công dân có đầy đủ
phẩm chất và năng lực. Trên cơ sở đó xác định được cơ sở lí luận về giá trị và
giáo dục giá trị cho học sinh trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.
Tích hợp nội dung GDHN trong dạy học Ngữ văn ở trường THPTthể hiện hướng
đi phù hợp với thực tiễn của quá trình đổi mới giáo dục nói chung và đổi mới
phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất nói riêng
hiện nay. Nhìn một cách tổng thể, tích hợp nội dung GDHNđã tạo ra một môi


trường hoạt động, giao lưu kích thích hứng thú học tập của học sinh. Chúng ta đã
và đang tìm kiếm con đường nâng cao hiệu quả học tập, phát huy tính tích cực
sáng tạo, tôn trọng chủ thể học sinh thì đây sẽ là cách làm có thể coi là hiệu quả
bởi nó phù hợp với trình độ, tâm lý lứa tuổi của học sinh THPT.
Đổi mới phương pháp dạy học đã và đang đạt được hiệu quả nhất định.
Chỉ có đổi mới phương pháp dạy và học chúng ta mới có thể tạo được sự đổi
mới thực sự trong giáo dục, mới có thể đào tạo được lớp người năng động sáng
tạo, có tiềm năng cạnh tranh trí tuệ trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Luật Giáo
dục ghi rõ: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự
giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học;
bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kĩ
năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm
vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Việc tích hợp nội dung GDHN trong môn
Ngữ văn ở THPT, một mặt đáp ứng tốt yêu cầu đổi mới nội dung phương pháp
dạy học, mặt khác còn hướng đến phát triển phẩm chất và năng lực học sinh,
quan trọng hơn để học sinh có thể định hướng được nghề nghiệp tương lai của
bản thân. Dạy học Ngữ văn theo hướng tích hợp nội dung GDHN sẽ tạo ra
những bước đột phá nhất định trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học và
kiểm tra đánh giá hiện nay.
3.2. Kiến nghị

- Sở GD& ĐT Thanh Hóa cần mở nhiều hơn các chu kỳ bồi dưỡng thường
xuyên để giáo viên tiếp cận nhiều phương pháp dạy học mới và đưa vào thực tế
dạy học ở các trường THPT.
- Nhà trường tạo điều kiện về trang thiết bị dạy học để giáo viên có điều
kiện thực hiện các phương pháp dạy học mới. Đồng thời tăng cường thời gian để
các em được học ngoại khóa, tạo điều kiện cho các em được giao lưu với các
nhân vật thành đạt.

XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 25 tháng 6 năm 2020
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh nghiệm
của mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.

Lê Thị Hương Giang


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dạy và học tích cực- Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học, NXB Đại học
sư phạm.
2. Tài liệu tập huấn: Dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định
hướng phát triển năng lực học sinh môn Ngữ Văn, Bộ Giáo dục và đào tạo, 2014
3.Thiết kế bài học ngữ Văn 12, Phan Trọng Luận, NXB Giáo dục 2010
4. SGV Ngữ Văn 12, tập 1,NXB Giáo Dục Việt Nam.
5. SGK Ngữ Văn lớp 12, NXB Giáo Dục Việt nam.
6. SBT Ngữ Văn lớp 12, NXBGiáo Dục Việt nam.
7. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ Văn lớp 12, NXB
Việt Nam, 2010.

8. Tham khảo một số tài liệu trên mạng internet
- Nguồn: https:// lopbdnv.wikispases.com
- Nguồn: YouTube,Kỹ năng số; Kỹ năng sống- định hướng
nghề nghiệp cho tương lai VTV3.


DANH MỤC CÁC SKKN ĐÃ ĐƯỢC SỞ GD& ĐT THANH HÓA
CHỨNG NHẬN
TT
1
2
3

Tên SKKN
Một số định hướng tiếp cận thơ Hai- cư trong chương
trình Ngữ văn 10
Hướng dẫn đọc- hiểu văn bản đọc thêm Lời tiễn dặn
trong chương trình Ngữ văn 10
Rèn luyện kỹ năng giao tiếp vào Ngữ văn 10 trong bài
Trình bày một vấn đề

Loại, năm học
C
2009-2010
C
2013-2014
C
2016-2017



PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1. BÀI ĐIỀU TRA VỀ HIỂU BIẾT VÀ ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ
NGHIỆP CỦA HỌC SINH
( Thời gian thực hiện 35 phút)
a. Bài 1.Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/
chị về ý kiến của Martin Luther King:“Nếu một người được gọi đến để làm một
người phu quét đường, hãy quét những con đường như Mi-ken-lăng-giê-lô đã vẽ
tranh, hãy quét những con đường như như Bet-thô-ven đã soạn nhạc và hãy
quét những con đường như sểch-xpia đã làm thơ. Người phu quét đường cần
phải quét những con đường sạch đến độ tất cả các thiên thần trên thiên đàng
lẫn con người nơi trần gian sẽ phải dừng lại và nói rằng: “Đây là người quét
đường vĩ đại- người đã làm thật tốt công việc của mình ”
b. Bài 2. Trả lời các câu hỏi trắc nghiệm dưới đây:
Câu 1. Các em có thường tìm đọc các bài báo, thông tin liên quan tới sở thích
nghề nghiệp trên phương tiện truyền thông không?
Câu 2. Các em đã có sở thích đó và duy trì trên 3 tháng hay không?
Câu 3.Hiện tại so với thời điểm mới bắt đầu thích, mối quan tâm của em về
nghề nghiệp đó có cao hơn thời điểm ban đầu?
Câu 4.Các em có chủ động tìm hiểu về các trường Đại học, cao đẳng có đào tạo
các ngành các em quan tâm qua mạng không?
Câu 5. Các em có tìm hiểu thông tin các buổi hướng nghiệp ở các trường có
ngành học em đang quan tâm không?
Câu 6. Các em có tìm hiểu các thông tin chung về ngành em thích như: thông
tin về ngành đó trong 3- 4 năm tới thế nào, định hướng của Nhà nước, chính phủ
ra sao,…?
Câu 7. Các em có trao đổi và hỏi ý kiến thầy cô của mình về ngành, nghề mình
yêu thích hay không?
Câu 8. Các em có trao đổi ý kiến của mình về dự định chọn trường với họ hàng,
gia đình và lắng nghe ý kiến của họ hay không?
Câu 9. Các em có gặp gỡ, trao đổi thông tin với những người đã, đang làm nghề

mình yêu thích hay không?


Câu 10. Khi nghe thông tin tiêu cực về nghề nghiệp đang lựa chọn, các em có
suy nghĩ tiêu cực về nó hay chỉ coi đó là thông tin nhận xét mang tính cá nhân?
Câu 11. Các em có những sở thích nghề nghiệp nào? ( Kể dưới 3 sở thích)
Câu 12. Các em có so sánh, cân nhắc giữa những sở thích của mình hay không?
( Bài trắc nghiệm được soạn thảo bởi Thạc sỹ Vũ Tuấn Anh- Giám đốc điều
hành viện quản lí Việt Nam, chuyên gia Hướng nghiêp- Nghề nghiệp- Khởi
nghiệp)
ĐỊNH HƯỚNG ĐÁNH GIÁ BÀI ĐIỀU TRA
a. Bài 1.
Qua bài viết của HS, biết được suy nghĩ của các em về con người, về nghề
nghiệp trong xã hội. Phát hiện ra những học sinh chưa có (hoặc đã có) cách nhìn
nhận, đánh giá đúng đắn về người lao động, về giá trị của nghề nghiệp trong xã
hội.
b. Bài 2.
HS trả lời những câu hỏi trên và chấm điểm theo thang điểm sau:
(Các câu hỏi nói trên các em cho 3 điểm, nếu như các em thường xuyên và làm
nhiều lần; 2 điểm khi các em mới chỉ thực hiện một vài lần; 1 điểm nếu như mới
chỉ thực hiện một lần; 0 điểm nếu như chưa làm.)
- Từ 30- 36 điểm: Sở thích nghề nghiệp chính là đam mê nghề nghiệp của các
em.
- Từ 25- 30 điểm: Các em có suy nghĩ và thực hiện tốt hoạch định nghề nghiệp
của mình. Tuy nhiên các em chưa xác định rõ được mình đam mê nghề nghiệp
nào. Các em cần thiết phải nói chuyện thêm với chuyên gia, cha mẹ, và những
người làm các nghề em quan tâm.
- Từ 15- 25 điểm: Các em có suy nghĩ về nghề nghiệp nhưng chưa tìm hiểu kỹ
lưỡng. Các ý thích chỉ nhất thời và cần phải được đánh giá, cần thêm thời gian
để khẳng định.

- Dưới 15 điểm: Các ý định nghề nghiệp của HS chỉ là ý thích nhất thời. Các em
có quá nhiều sở thích và thay đổi theo thời gian. Các em cần phải ngồi lại và có
những bước cụ thể thực hiện hoạch định nghề nghiệp theo những tư vấn của
chuyên gia, cha mẹ, thầy cô,…


PHỤ LỤC 2. MỘT SỐ HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG
TẠO CỦA HSTHPT YÊN ĐỊNH 1
Giao lưu cùng tổ chức Tâm Việt về vấn đề hình thành kĩ năng sống và công
tác hướng nghiệp


Giao lưu “tiếp lửa ước mơ” với sinh viên xuất sắc

Giao lưu với thủ khoa và các hoạt động ngoại khóa cùng hội sinh viên Yên
Định 1 tại Hà Nội


×