Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Sử dụng các câu chuyện kể về bác hồ trong giảng dạy đạo đức môn GDCD lớp 10 tại trường THPT lam kinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.79 KB, 19 trang )

A. PHẦN MỞ ĐẦU
I.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị "Về đẩy mạnh học tập và
làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh", những năm học gần đây,
ngành GD&ĐT tỉnh Thanh Hoá đã chỉ đạo các trường học sử dụng tài liệu “Bác
Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống cho học sinh” để giảng dạy trong các
cấp học. Tỉnh đoàn, các cơ sở giáo dục trong tỉnh còn thường xuyên tổ chức phát
thanh, viết bài, diễn đàn, cuộc thi trực tuyến “Tuổi trẻ học tập và làm theo tư
tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; sáng tác, quảng bá các tác phẩm văn
học, các bài báo về học tập và làm theo Bác. Các hoạt động này đã góp phần
nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh trong việc tu
dưỡng, rèn luyện để trở thành công dân có ích. Đồng thời, đấu tranh, phê phán,
ngăn chặn, đẩy lùi sự xuống cấp về đạo đức xã hội, nhất là ở một bộ phận thế hệ
trẻ; nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức, hình thành nhân cách cho học sinh.
Tại trường THPT Lam Kinh, để góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng
dạy và học đạo đức trong môn Giáo dục công dân ở lớp 10 thì việc khai thác và
sử dụng các câu chuyện kể về Bác Hồ trong quá trình dạy học có vai trò rất quan
trọng. Cùng với hệ thống tri thức lý luận về đạo đức có trong sách giáo khoa,
các câu chuyện kể về Bác Hồ nếu được khai thác và vận dụng hiệu quả sẽ giúp
hình thành ở học sinh niềm tin đạo đức và rèn luyện hành vi ứng xử phù hợp
với các chuẩn mực đạo đức của xã hội một cách tự giác. Những hành vi ứng xử
của Bác Hồ trong các câu chuyện sẽ tác động mạnh vào tình cảm, giúp các em
chuyển tri thức thành niềm tin và thói quen thực hiện hành vi đạo đức một cách
tự nhiên. Vì vậy, các câu chuyện kể về Bác Hồ không chỉ có tính giáo dục, làm
phong phú đời sống tâm hồn mà còn có sức lay động, cổ vũ trong việc định
hướng suy nghĩ và hành động của bản thân học sinh. Đó cũng chính là mục tiêu
của quá trình giảng dạy đạo đức trong môn GDCD ở trường trung học phổ
thông. Chính vì lí do đó tôi chọn đề tài: “Sử dụng các câu chuyện kể về Bác Hồ
trong giảng dạy đạo đức môn GDCD lớp 10 tại trường THPT Lam Kinh”
II.PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
1. Phạm vi nghiên cứu:


Các bài giảng - Môn GDCD - lớp 10 – Phần II: Công dân với đạo đức.
2. Đối tượng nghiên cứu:
Học sinh khối 10 của trường THPT Lam Kinh - Thọ xuân trong suốt 3 năm học
từ năm 2017 - 2020.
III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Sử dụng các các câu chuyện kể về Bác Hồ trong bài giảng đạo đức môn GDCD
lớp 10 nhằm mục đích hướng sự chú ý của học sinh qua các hoạt động lắng
nghe, trao đổi, thảo luận, nêu vấn đề và giải quyết vấn đề... từ đó có ý thức trách
nhiệm thực hiện tốt các qui tắc, chuẩn mực đạo đức của cộng đồng, của xã hội.
- Thông qua các các câu chuyện kể về Bác Hồ giúp học sinh tiếp cận sâu hơn về
thực tế đời sống. Từ đó, các em sẽ tự hình thành các kĩ năng xử lí, kĩ năng tự
học hỏi, kĩ năng ứng dụng của nội dung môn học vào thực tiễn.

1


- Rèn luyện những phẩm chất đạo đức, nhân cách của cá nhân theo yêu cầu
chung của xã hội. Đồng thời, thấy rõ vai trò của đạo đức trong bất kì giai đoạn
nào cũng thực sự cần thiết để tự giác tu dưỡng, vun đắp đáp ứng với xu thế hội
nhập và phát triển trong giai đoạn mới.
- Góp phần cùng với Ban giám hiệu, Đoàn thanh niên và các giáo viên chủ
nhiệm tại trường THPT Lam Kinh giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà
trường.
- Khơi dậy những ước mơ, hoài bão của bản thân và tự hoàn thiện mình.
IV. KẾT QUẢ CẦN ĐẠT ĐƯỢC
- Góp phần đổi mới phương pháp giảng dạy và nâng cao chất lượng dạy học
cho chính bản thân.
- Nâng cao chất lượng học tập của học sinh trong các lớp dạy.
- Góp phần rèn luyện kĩ năng cho học sinh trong nhà trường THPT Lam Kinh.
- Góp phần làm phong phú thêm phương tiện dạy học của giáo viên.

B. PHẦN NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Sử dụng các câu chuyện kể về Bác Hồ là một trong những tư liệu quan
trọng trong giảng dạy phần đạo đức môn GDCD lớp 10 tại trường trung học phổ
thông Lam Kinh. Ngoài những tư liệu dạy học cơ bản như thông tin – sự kiện,
tình huống điển hình, tranh ảnh, ca dao – tục ngữ, âm nhạc… thì các câu chuyện
kể về Bác là một dạng tư liệu có sức ảnh hưởng đặc biệt đối với quá trình giảng
dạy ở phần bài học này. Bởi vậy, khi khai thác các câu chuyện kể về Bác đòi hỏi
người giáo viên phải dùng lời nói diễn cảm kết hợp với các phương tiện khác
như điệu bộ, cử chỉ, đồ dùng trực quan....để thuật lại nội dung của truyện nhằm
đáp ứng yêu cầu bài dạy. Vai trò và ý nghĩa của các câu chuyện kể về Bác Hồ
trong giảng dạy đạo đức môn Giáo dục công dân được thể hiện ở chỗ nó tạo ra
sự hứng thú và hấp dẫn cho người học. Bên cạnh đó, đối với các bài dạy đạo đức
thì các câu chuyện về Bác Hồ luôn là một trong những phương thức giáo dục
đạo đức mang lại hiệu quả cao.
Thực tế đã cho thấy rằng thông qua các câu chuyện kể về Bác Hồ sẽ tác
động vào tình cảm học sinh, giúp các em chuyển tri thức thành niềm tin và thói
quen thực hiện hành vi đạo đức một cách tự giác. Ngạn ngữ Việt Nam có câu:
“Gieo suy nghĩ bạn sẽ gặt hành động, gieo hành động bạn sẽ gặt thói quen, gieo
thói quen bạn sẽ gặt tính cách". Như vậy, các câu chuyện kể về Bác Hồ không
chỉ làm phong phú đời sống tâm hồn của các em học sinh mà còn bồi dưỡng cho
các em thái độ yêu ghét rõ ràng: đối với cái xấu thì lên án, đối với cái tốt thì học
tập, bắt chước làm theo. Ban đầu, việc tiếp cận những phẩm chất đạo đức của
Bác với học sinh có thể chỉ dừng lại trong suy nghĩ. Tuy nhiên, lâu dần nó sẽ trở
thành những thói quen, tính cách trong đời sống hàng ngày của các em. Ngoài
ra, nếu được sử dụng một cách khoa học các câu chuyện kể về Bác Hồ còn góp
phần bồi dưỡng và phát triển các năng lực cơ bản, phát huy tính tích cực, sáng
tạo của học sinh trong các bài dạy đạo đức. Bài giảng sẽ tránh được sự đơn điệu,

2



nhàm chán nhờ có sự tham gia tích cực từ phía người học trong quá trình tiếp
thu nội dung và chiêm nghiệm ý nghĩa từ các câu chuyện.
Qua nhiều năm giảng dạy tôi nhận thấy việc đưa các câu chuyện kể về
Bác Hồ vào giảng dạy phần đạo đức môn GDCD lớp 10 tại trường THPT Lam
Kinh thực sự cần thiết và đạt hiệu quả cao.
II.THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
Trước các cơ sở tôi đã trình bày ở trên sử dụng các câu chuyện kể về Bác
Hồ trong giảng dạy đạo đức cho học sinh trường THPT Lam Kinh qua bài giảng
môn GDCD lớp 10 là một nhiệm vụ rất quan trọng góp phần cơ bản giáo dục
đạo đức, lối sống cho học sinh. Trong quá trình thực hiện đề tài có những thuận
lợi và khó khăn nhất định.
1.Thuận lợi :
- Có nhiều các văn bản về giáo dục đạo đức học sinh như nghị quyết TƯ khoá
VIII, luật giáo dục, các văn bản chỉ đạo của sở giáo dục và đào tạo tỉnh Thanh
hoá. Một số văn bản chỉ đạo của Ban Giám hiệu, Ban nề nếp, đoàn thanh niên
trường THPT Lam Kinh.
- Bản thân tôi thường xuyên được tham gia bồi dưỡng các chuyên đề về giáo dục
đạo đức, rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh. Đặc biệt là các chuyên đề về việc
đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tìm hiểu
50 năm thực hiện di chúc của Bác Hồ….
- Bản thân tôi thực hiện giảng dạy GDCD khối 10 nhiều năm nên việc bao quát
học sinh tốt hơn, sự nhìn nhận, đánh giá thiết thực hơn.
- Bản thân tôi cũng thường xuyên trao đổi với đồng nghiệp để học hỏi kinh
nghiệm trong giáo dục đạo đức cho học sinh.
- Nhà trường rất quan tâm mua sách, báo, nối mạng internet…để học sinh tìm
hiểu, sưu tầm nhiều câu chuyện về Bác Hồ trên nhiều kênh thông tin khác nhau.
- Phong trào đọc sách báo của thư viện trường được phát động rộng rãi. Các hoạt
động ngoài giờ lên lớp của đoàn thanh niên đề cập nhiều nội dung phong phú

trong đó tìm hiểu, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cũng là
một trong những nội dung được quan tâm đặc biệt.
- Hội phụ huynh nhà trường có sự nhất trí cao.
- Các ban nghành, đoàn thể trường THPT Lam Kinh quan tâm , chỉ đạo rất sát
sao.
2. Khó khăn:
- Sử dụng các câu chuyện kể về Bác Hồ đòi hỏi giáo viên phải có nhiều kỹ
năng, phải lựa chọn được các câu chuyện phù hợp, điển hình sát với thực tế cuộc
sống, với địa phương, với tâm lý lứa tuổi học sinh để đạt hiệu quả cao.
- Sử dụng các câu chuyện kể về Bác Hồ trong giảng dạy phần công dân với đạo
đức nếu giáo viên không có sự lựa chọn các mẩu chuyện phù hợp và không biết
cách thâu tóm nội dung câu chuyện thì sẽ mất nhiều thời gian.
- Do môn GDCD là môn học phụ nên còn một số giáo viên, phụ huynh, học sinh
thờ ơ, chưa thực sự đầu tư học tập và động viên con em học tập.
- Năng lực học sinh không đồng đều đôi khi việc kể chuyện là sự máy móc
không hiệu quả. Mặt khác, phương pháp kể chuyện của một số giáo viên chưa

3


hấp dẫn, chưa biết biểu lộ được tình cảm yêu ghét, buồn vui, nên chưa tạo được
sự hấp dẫn, cuốn hút sự chú ý của học sinh.
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP
Trong nhiều năm liên tục sử dụng các câu chuyện kể về Bác trong giảng
dạy đạo đức môn GDCD lớp 10 từ năm 2017 - 2020 thực hiện, triển khai tôi
quan tâm thực hiện theo các giải pháp sau:
1. Tìm hiểu sơ lược về Bác Hồ và các câu chuyện kể về Bác Hồ
Bác Hồ – một con người sinh ra từ chân lí – người Việt Nam đẹp nhất.
Mặc dù Bác đã đi xa nhưng cuộc đời, sự nghiệp và tấm gương đạo đức của Bác
đã trở thành bất tử. Bác Hồ là kết tinh và toả sáng những gì ưu tú nhất, tốt đẹp

nhất của trí tuệ và đạo đức Việt Nam. Phẩm chất và đạo đức của Bác mãi mãi là
tấm gương sáng ngời cho dân tộc Việt Nam noi theo. Có thể nói cuộc đời và tấm
gương đạo đức của Bác đã đi vào lịch sử và đời sống tâm hồn dân tộc Việt Nam,
như là dòng máu đỏ tươi chảy trong huyết quản của mỗi người dân đất Việt. Cả
cuộc đời của Bác là cả một kho tàng chuyện kể về tấm gương đạo đức sáng ngời
cho các thế hệ sau học tập. Đó là nguồn tài sản vô giá được kết tinh từ những giá
trị truyền thống của dân tộc, của nhân loại và của thời đại.
Sử dụng các câu chuyện kể về Bác Hồ để giáo dục, hình thành các chuẩn
mực hành vi đạo đức cho học sinh là một cách làm nhẹ nhàng mà hiệu quả.
Đồng chí Phạm Văn Đồng khái quát về Người: "Đối với mỗi gia đình Việt Nam,
Bác Hồ là một người thân thiết trong gia đình như cha với con. Đối với mỗi con
người Việt Nam Bác là lương tâm tuyệt vời trong sáng, luôn luôn thấu hiểu từ
bên trong mọi ý nghĩ và nguyện vọng của mình". (Phạm Văn Đồng, Chủ tịch Hồ
Chí Minh - tinh hoa và khí phách, báo Nhân dân, Hà Nội, 19-3-1970). Ta thấy,
tấm gương đạo đức của Bác luôn hiện hữu trong mỗi gia đình Việt, những phẩm
chất đạo đức của Bác luôn được các thế hệ học tập và làm theo. Với những tình
cảm đặc biệt của học sinh dành cho Bác Hồ kính yêu, chắc chắn những câu
chuyện kể về Bác sẽ là những bài học đạo đức đầy giá trị, góp phần hình thành
những chuẩn mực, hành vi đạo đức đúng đắn cho các em. Việc sử dụng các câu
chuyện kể về Bác Hồ trong giảng dạy phần công dân với đạo đức vừa thực hiện
được yêu cầu chuyên môn, vừa làm phong phú thêm phương tiện dạy học của
giáo viên. Đồng thời thực hiện được nhiệm vụ lồng ghép việc học tập và làm
theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh mà các cấp ngành giao phó.
2. Chọn lọc, xác định các câu chuyện kể về Bác Hồ để giảng dạy đạo đức
môn GDCD ở lớp 10.
Sử dụng các câu chuyện kể về Bác Hồ trong giảng dạy đạo đức môn
GDCD lớp 10 tại trường THPT Lam Kinh là một phương tiện dạy học rất tích
cực. Thông qua đó, giáo viên có thể tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh
một cách chủ động. Việc sử dụng các câu chuyện kể về Bác Hồ có thể tiến hành
bằng nhiều cách khác nhau tùy vào điều kiện giảng dạy trong mỗi tiết học khác

nhau.
Thực tế tại trường THPT Lam kinh, với đặc thù kiến thức của môn GDCD
lớp 10 thì các câu chuyện kể về Bác cũng cần được lựa chọn kĩ lưỡng để áp
dụng trong từng bài, từng phần cho phù hợp. Sau mỗi bài học để chuẩn bị giảng
dạy nội dung kiến thức mới được tốt hơn mỗi học sinh cần chuẩn bị bài mới, tìm
4


hiểu trước các câu chuyện kể về Bác Hồ các em sẽ có nhiều kĩ năng hơn trong
việc vận dụng kiến thức đạo đức vào thực tiễn.
Để giảng dạy pháp luật môn GDCD lớp 10 bằng việc sử dụng các câu
chuyện kể về Bác Hồ giáo viên cần xác định các bước sau :
Bước 1: Xác định mục tiêu bài học:
Trong mỗi bài dạy, tiết dạy giáo viên cần xác định rõ mục tiêu của bài
học, tiết học cần truyền đạt những đơn vị kiến thức nào? Những đơn vị kiến thức
nào là trọng tâm cần nhấn mạnh? Những đơn vị kiến thức nào cần đưa các câu
chuyện thích hợp để các em ghi nhớ tốt hơn? Đồng thời qua đó học sinh cần có
những kĩ năng gì? Các em cần cố gắng như thế nào để làm theo những phẩm
chất đạo đức của Bác? Các em cần lên án những hành vi sai phạm đạo đức của
bạn bè như thế nào để cảm hoá, loại bỏ những quan niệm, hành vi xấu diễn ra
trong đời sống hàng ngày?
Bước 2: Lựa chọn các câu chuyện kể về Bác Hồ.
Tùy vào từng bài học, từng đơn vị kiến thức mà giáo viên có thể sưu tầm,
lựa chọn các câu chuyện kể về Bác phù hợp với nội dung kiến thức sắp dạy. Tùy
mục đích sử dụng mà giáo viên có thể khai thác các câu chuyện khác nhau theo
yêu cầu. Một câu chuyện khi được áp dụng vào bài dạy cần phải đảm bảo các
yêu cầu sau:
Thứ nhất: Câu chuyện phải phù hợp với nội dung, yêu cầu của bài học.
Thứ hai: Câu chuyện phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí, trình độ nhận thức
của học sinh.

Thứ ba: Câu chuyện phải ngắn gọn và mang tính giáo dục sâu sắc.
Thứ tư: Câu chuyện phải để lại cho học sinh những bài học kinh nghiệm phù
hợp.
Bước 3: Rút ra ý nghĩa và bài học kinh nghiệm từ các câu chuyện kể về Bác
Hồ mà chúng ta sử dụng trong bài dạy.
Một câu chuyện phù hợp sẽ giúp học sinh liên tưởng một cách tích cực
giữa tri thức bài học với ý nghĩa từ trong câu chuyện. Kết quả của việc sử dụng
các câu chuyện là việc đúc rút ra những bài học kinh nghiệm làm cho tri thức bài
học được tiếp thu một cách sâu sắc và nhớ lâu.
Trong hệ thống các tư liệu dạy học môn GDCD, các câu chuyện kể về
Bác Hồ một khi được sử dụng đúng lúc, đúng mức, đúng yêu cầu sẽ luôn đem
lại hiệu quả cao, đặc biệt là đối với các bài học đạo đức. Điều này xuất phát từ
chính giá trị của bản thân các câu chuyện trong việc giáo dục nhân cách, đạo đức
và đặc thù tri thức của các bài dạy môn GDCD. Đó cũng chính là vai trò quyết
định đến hiệu quả của viêc sử dụng nguồn tư liệu đặc thù này.
3. Triển khai, sử dụng các câu chuyện kể về Bác Hồ trong giảng dạy đạo
đức môn GDCD lớp 10 tại trường THPT Lam Kinh.
Như chúng ta đã biết trong quá trình giảng dạy đạo đức môn GDCD lớp
10 người giáo viên có thể sử dụng các câu chuyện kể về Bác Hồ vào bài học
nhằm nhiều mục đích khác nhau. Những mục đích đó đều có điểm chung là thu
hút sự chú ý của học sinh nhiều hơn và đem lại hiệu quả học tốt hơn trong bài
dạy. Qua thực tế giảng dạy đạo đức môn GDCD lớp 10 tại trường THPT Lam

5


Kinh nhiều năm tôi đã sử dụng các câu chuyện kể về Bác Hồ trong nhiều trường
hợp và thu được những thành công nhất định. Cụ thể:
3.1. Sử dụng các câu chuyện kể về Bác Hồ để kiểm tra bài cũ.
Giáo viên có thể sử dụng các câu chuyện kể về Bác Hồ giúp học sinh nhắc

lại những kiến thức đã được học ở bài trước. Đồng thời các em có thể vận dụng
các kiến thức đã học để rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân.
Ví dụ: Trong khi dạy tiết 1- bài 13: “Công dân với cộng đồng” giáo viên có thể
kể câu chuyện: “Tấm lòng của Bác”
Trong những ngày ra thăm miền Bắc, đoàn anh hùng, dũng sĩ miền Nam
được Bác chăm lo, ân cần như cha đối với con.
Bác bảo tôi (vì tôi được phụ trách theo dõi sức khỏe và đời sống của
đoàn):
- Cô Bi phải chăm sóc các cô, các chú ấy thật tốt, đừng để các cô các
chú ấy ốm.
Một bữa, đồng chí Huỳnh Văn Đảnh bị sốt rét, Bác biết được, gọi tôi lên
hỏi:
- Chú Đảnh bị sốt ra sao?
Tôi báo cáo tình hình của đồng chí Đảnh cho Bác. Bác nhắc:
- Cô phải cho các cô, các chú ấy ăn uống đầy đủ, chú ý các món ăn của
địa hương để các cô, các chú ấy ăn được nhiều, sức khỏe mới tốt.
Một hôm khác, Bác chỉ vào Trần Dưỡng và hỏi tôi:
- Cô Bi, tại sao chú Dưỡng hơi gầy?
Bác nghe anh hùng Vai kể chuyện quê hương miền núi nghèo khổ của
mình. Bác cảm động nói:
- Thống nhất Bác vô Nam, thế nào cũng về thăm quê hương cháu Vai.
Trong những ngày sống bên Bác, tôi càng thấm thía hơn tình cảm của
Bác đối với đồng bào miền Nam. Chị Tạ Thị Kiều nói với tôi:
- Càng được gần Bác, càng thấy Bác thương yêu dân miền Nam ta quá
chị à.
Nói xong, hai chị em lại khóc vì sung sướng và cảm động trước tấm lòng
của Bác Hồ.
(Theo 117 câu chuyện kể về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh)
Sau khi kể xong câu chuyện giáo viên có thể yêu cầu học sinh nhắc lại các
đơn vị kiến thức: Nhân – nghĩa là gì? Nhân – nghĩa được biểu hiện trong câu

chuyện trên như thế nào? Em học tập được điều gì qua câu chuyện trên?
3.2. Sử dụng các câu chuyện kể về Bác Hồ để dẫn dắt vào nội dung bài học,
tiết học, đơn vị kiến thức.
Thông thường người giáo viên kể ra một câu chuyện kể về những phẩm
chất đạo đức của Bác để dẫn dắt học sinh vào nội dung bài học, làm rõ mục tiêu
của tiết học. Có hai hình thức dẫn dắt như sau:
3.2.1. Sử dụng các câu chuyện kể về Bác Hồ để khởi động bài học.
Trước khi vào nội dung chính của bài học, giáo viên thường dùng lời nói
để giới thiệu về nội dung bài học mới để dẫn dắt, tạo tâm thế tiếp nhận bài học
và kích thích sự hứng thú của học sinh. Tuy nhiên, giáo viên hoàn toàn có thể
thay cách dẫn dắt trên bằng việc sử dụng câu chuyện kể về Bác Hồ để thực hiện
6


hoạt động này. Ở đây, giáo viên lựa chọn mẫu chuyện có nội dung phù hợp với
chủ đề bài học để thay cho lời vào bài. Từ nội dung câu chuyện, giáo viên làm rõ
chủ đề bài học bằng những câu hỏi có tính định hướng nhằm chuẩn bị tâm thế
tiếp nhận bài học mới cho học sinh một cách chủ động, đầy hứng thú.
Ví dụ: để dẫn học sinh vào bài “Công dân với cộng đồng” (tiết 2 - bài 13 GDCD 10), giáo viên có thể kể câu chuyện: “Quả táo của bác Hồ”.
Tháng 4 năm 1946, với danh nghĩa là Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa, Bác Hồ sang Pháp để đàm phán với Chính phủ Pháp về những vấn
đề có liên quan đến vận mệnh của đất nước. Nhân dịp đó, Tòa thị chính Pa-ri
mở tiệc lớn đón mừng Bác. Tiệc tan, mọi người mời Bác ra phòng lớn uống
nước và nói chuyện. Bác vui vẻ đứng dậy và cầm một quả táo mang theo. Nhiều
người ngạc nhiên, nhiều con mắt tò mò chú ý.
Bác ra đến ngoài thì có một đám thiếu nhi ríu rít chạy tới chào. Bác tươi
cười bế một em bé gái nhỏ nhất lên và trao cho em quả táo. Mọi người bấy giờ
mới vỡ lẽ và rất cảm động trước cử chỉ thương yêu con trẻ của Người.
Ngày hôm sau, câu chuyện “Quả táo của Bác Hồ” đều được các báo đăng lên
đầu trang nhất. Các báo còn kể lại rằng em bé gái khi nhận được quả táo đó thì

giữ khư khư trên tay, ai xin cũng không cho. Lúc về nhà, em để quả táo trên bàn
học. Cha mẹ bảo:
- Con ăn đi, kẻo để lâu sẽ hỏng không ăn được.
Thế nhưng, em bé nhất định không ăn và bảo:
- Đó là quả táo Bác Hồ cho con, con sẽ giữ thật lâu để làm kỷ niệm.
(Theo chuyện “Quả táo của Bác Hồ”, Tuyển tập thơ văn cho thiếu nhi, NXB
Văn Học, 1961)
Kết thúc câu chuyện, giáo viên khẳng định: Với mẫu chuyện trên, thông
qua những hành động, cử chỉ, việc làm của Bác, chúng ta thấy toát lên ở Bác
một phẩm chất thật đáng quý và trân trọng. Đó là tấm lòng, tình thương yêu, lối
sống hòa nhập, luôn quan tâm và sống chan hòa với mọi người. Đó là một trong
những phẩm chất đạo đức cao đẹp của Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vô cùng kính
yêu của dân tộc Việt Nam. Vậy sống hòa nhập là gì? Phẩm chất đạo đức này có
vai trò như thế nào trong cuộc sống của mỗi con người trong cộng đồng xã hội?
Những vấn đề đó sẽ được làm rõ qua bài học ngày hôm nay.
3.2.2. Sử dụng các câu chuyện kể về Bác Hồ để dẫn dắt vào từng đơn vị kiến
thức của bài học
Cũng giống như việc sử dụng các câu chuyện kể về Bác Hồ để khởi động
vào bài mới nhưng ở đây giáo viên sử dụng câu chuyện kể về Bác để dẫn dắt
vào một phần nào đó, một đơn vị kiến thức nào đó của bài học.
Ví dụ: Khi giảng dạy phần “Trách nhiệm của công dân đối với cộng đồng” (Mục
2: Phần a – GDCD 10) để dẫn dắt học sinh đến với phần này, giáo viên có thể
kể câu chuyện: “Chú còn trẻ, chú vào hầm trú ẩn trước đi”
Một ngày tháng 7-1967 ở Hà Nội, đồng chí Mai Văn Bộ được Bác Hồ gọi
đến mời cơm tiễn chân trước khi đồng chí lên đường đi Paris nhận nhiệm vụ
Tổng đại diện Chính phủ ta bên cạnh Chính phủ Pháp.

7



Một ngày tháng 7-1967 ở Hà Nội, đồng chí Mai Văn Bộ được Bác Hồ gọi
đến mời cơm tiễn chân trước khi đồng chí lên đường đi Paris nhận nhiệm vụ
Tổng đại diện Chính phủ ta bên cạnh Chính phủ Pháp.
Trong bữa cơm, Bác kể chuyện về khu Luýcxămbua, Môngpacnát, nơi
Bác có nhiều kỷ niệm. Bác nói Bác rất yêu Paris, Paris đã dạy cho Người nhiều
điều...
Bỗng tiếng còi báo động rú lên. Một chiến sĩ bảo vệ yêu cầu Bác và các
đồng chí khác xuống hầm. Ít phút sau đã nghe tiếng đạn nổ.
Thưa Bác, tác chiến báo cáo chúng nó đánh cầu Long Biên. Mời Bác vào hầm
trú ngay cho.
Bác quay lại đồng chí Bộ, nói:
- Bác già rồi, chẳng bom đế quốc nào ném đâu. Chú còn trẻ, chú cần vào hầm
trú ẩn trước.
Rồi Bác đẩy đồng chí Bộ đi trước, sau đó đến đồng chí Phạm Văn Đồng,
đồng chí cảnh vệ. Bác là người vào hầm trú ẩn sau cùng.
(Cổng thông tin điện tử tỉnh quảng ninh – Trang học tập và làm theo tấm gương
đạo đức HỒ CHÍ MINH)
Khi kể xong câu chuyện giáo viên có thể đặt câu hỏi cho học sinh: Phẩm
chất đạo đức nào của Bác được thể hiện trong câu truyện trên? Đức tính nhân ái,
quý trọng nghĩa tình của Bác, tinh thần không lùi bước trước mọi hiểm nguy,
gian khổ, không ngại hy sinh bản thân mình, luôn nghĩ đến đồng đội, bảo vệ
đồng đội được thể hiện như thế nào? Qua đó, em thấy mình cần học hỏi, trang
bị phẩm chất đạo đức nào? Một khi học sinh trả lời được các câu hỏi trên có
nghĩa là các em đã biết mình sẽ được làm quen với nội dung gì trong phần kiến
thức sắp tới.
3.3. Sử các câu chuyện kể về Bác Hồ để làm rõ, khắc sâu kiến thức.
Đây là hình thức được giáo viên sử dụng thường xuyên,
đặc biệt là khi giảng dạy các khái niệm, phạm trù có tính khái
quát cao. Ở đây, cùng với quá trình phân tích, lý giải tri thức bài
học, giáo viên có thể vận dụng những mẫu chuyện kể về Bác Hồ

để làm rõ thêm tri thức của bài. Từ đó, giúp người học khắc sâu
nội dung quan trọng của bài học.
Ví dụ: Khi giảng nội dung "Biểu hiện của người có nhân
phẩm" (mục 3.a, bài 11 - “Các phạm trù cơ bản của đạo đức
học” - GDCD 10), trong quá trình giảng giải, để giúp học sinh
hiểu rõ hơn những biểu hiện cơ bản của phạm trù này, giáo viên
có thể kể câu chuyện: “Chiếc vòng bạc”
Do điều kiện công tác, sau hơn 2 năm, Bác Hồ mới có dịp
trở lại một vùng cơ sở trước đây Người đã từng sống và làm
việc. Thấy Bác về, bà con già, trẻ, gái, trai khắp bản ùa ra đón
Bác.
Trong số những người đứng vây quanh Bác lớp trong lớp
ngoài hôm ấy có một em bé 2 năm trước đã từng quấn quýt bên
Bác khi Người ra suối câu cá, hoặc lên nương cuốc đất trồng rau

8


sau những giờ làm việc. Ngày Bác lên đường đi công tác xa, em
bé đó theo ra đến đầu bản tiễn Bác. Trước lúc chia tay, Bác cúi
xuống hôn má em và Người chưa kịp hỏi gì thì đã nghe em bé
nói một câu rất tự nhiên:
- Đến đâu thấy vòng bạc, Bác nhớ mua cho cháu một cái nhé !
Bà con dân bản tiễn Bác lên đường đi công tác cách đây 2
năm cũng đã quên chuyện “Chiếc vòng bạc” ấy. Sau những lời
chúc mừng thăm hỏi sức khoẻ dân bản, nhận ra em bé ngày
trước đứng trong đám đông, Bác bước đến, từ từ mở nắp túi áo
trước ngực, lấy ra chiếc vòng bạc mới tinh và trao cho em.
Ngỡ ngàng giây lát, rồi nhớ ra lời dặn Bác 2 năm trước, em
bé sung sướng quá, không giấu nổi xúc động, hai mắt cứ chớp

mãi, líu cả lưỡi mới nói được:
- Cháu... cảm... cảm ơn Bác!
Cả cô bé và mọi người đều cảm động đến rơi nước mắt. Bác nói
với mọi người:
- Cháu nó đã nhờ mua cái gì tức là nó
thích cái đó lắm, đừng để giảm lòng tin của các cháu. Đã hứa là
mình phải làm cho kỳ được, không làm được thì đừng có hứa.
Đây là chữ tín, cần giữ trọn lòng tin của mọi người.
(Ban Tuyên giáo Trung ương, Những mẩu chuyện về tấm
gương đạo đức
Hồ Chí Minh, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008)
Kết thúc câu chuyện, giáo viên kết luận: Câu chuyện trên
cho thấy việc giữ chữ tín là một trong những phẩm chất tạo nên
nhân phẩm đáng quý ở con người, nó mang lại niềm vui cho
người khác và giữ gìn danh dự cho mỗi cá nhân. Chúng ta cần
học tập tấm gương giữ chữ tín – một trong những phẩm chất
đạo đức tạo nên nhân cách tốt đẹp của Bác Hồ kính yêu.
3.4. Sử dụng các câu chuyện kể về Bác Hồ để củng cố bài học, ôn tập.
Đây là hình thức được dùng sau khi đã kết thúc các hoạt
động nhận thức ở nội dung bài học mới. Sau khi kết thúc đơn vị
kiến thức cuối cùng của bài học, Giáo viên kể cho học sinh nghe
một câu chuyện có nội dung phù hợp với nội dung bài học, đặc
biệt là những kiến thức trọng tâm để thực hiện bước củng cố.
Khi ấy, câu chuyện được kể sẽ trở thành một nhân tố hỗ trợ cho
giáo viên tổ chức hoạt động này. Từ đó, giáo viên có thể yêu cầu
học sinh vận dụng những tri thức vừa mới được học để lí giải
những vấn đề mà câu chuyện phản ánh hoặc đề nghị học sinh
rút ra những bài học trong quá trình liên hệ với trách nhiệm của
bản thân.
Ví dụ: khi dạy xong bài “Công dân với sự nghiệp xây dựng và

bảo vệ Tổ quốc” - GDCD10), giáo viên có thể kể câu chuyện:
“Một sáng thu xưa”

9


Sáng hôm ấy, nắng nhuộm vàng mái đền cổ kính, Bác Hồ
đến thăm đền Hùng và gặp các chiến sĩ đại đoàn quân Tiên
Phong đang đóng ở đây.
Bác nhìn khắp một lượt
các chiến sĩ ra đón rồi hỏi:
- Các chủ có khỏe không ?
- Thưa Bác, khỏe ạ !
Mọi người hồi hộp chờ Bác nói chuyện thì lại nghe Bác hỏi:
- Các chú có biết đền thờ ai đây không ?
Một chiến sỹ đứng gần Bác thưa:
- Đền thờ một ông vua ạ !
- Nhưng vua nào ? Bác mỉm cười trìu mến nhìn bộ đội.
Một cán bộ trả lời:
- Dạ, vua Hùng !
- Thế các chú có biết vua Hùng là ông vua thế nào không ?
Tất cả đều lặng im. Bác giải thích :
- Vua Hùng là ông vua có công dựng nước, chính là ông Tổ
của nước Việt Nam ta. Rồi Bác ân cần dặn mọi người: “Các vua
Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ
lấy nước”.
Lời Bác Hồ dạy giản dị mà đầy ý nghĩa, còn vang vọng mãi
trong lòng mọi người.
(Theo Đoàn Minh Tuấn (Trích “Núi sông
hùng vĩ”)

Sau khi kể xong câu chuyện, giáo viên có thể yêu cầu học
sinh hãy phát biểu suy nghĩ của mình về lời dặn dò của Bác Hồ
đối với chúng ta. Mặt khác, dưới sự dẫn dắt của giáo viên, học
sinh sẽ đi đến kết luận: Câu chuyện khẳng định một lần nữa
việc xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc vừa là trách nhiệm, vừa là
nghĩa vụ thiêng liêng của mỗi người dân Việt Nam, chúng ta
phải luôn ghi nhớ công ơn của các thế hệ cha anh đã hi sinh
xương máu để có được giang sơn, gấm vóc này. Các câu chuyện
kể về Bác Hồ kính yêu là những mẫu chuyện có thật kể lại
những chặng đường, hành động, việc làm và suy nghĩ của Bác.
Nó giống như cuốn nhật ký mà mỗi trang giấy là những giá trị,
những chuẩn mực đạo đức mà Người để lại cho muôn đời sau.
Tự bản thân mỗi câu chuyện kể về Bác cũng đã là một bài học,
tư liệu quý giá trong việc góp phần giáo dục đạo đức cho thế hệ
trẻ, đặc biệt là học sinh trung học phổ thông. Do vậy, việc vận
dụng các câu chuyện kể về Bác Hồ vào thiết kế các bài dạy đạo
đức là rất quan trọng. Nó không những góp phần nâng cao hơn
nữa việc dạy và học nội dung đạo đức nói riêng, môn GDCD nói
chung ở trường trung học phổ thông hiện nay mà còn góp phần
thực hiện tốt Chương trình tích hợp nội dung “Học tập và làm
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong môn GDCD.

10


4. Phát động, yêu cầu học sinh sưu tầm các câu chuyện kể về Bác Hồ làm tư
liệu học tập
Để dẫn dắt học sinh tích cực, chủ động tham gia vào bài học tôi tiến hành
giao việc cho học sinh chủ động sưu tầm các câu chuyện kể về Bác phù hợp với
nội dung bài học.

Giao cho các tổ, nhóm sau mỗi bài các em về nhà đọc bài mới và sưu tầm
các câu chuyện kể về Bác phù hợp hoặc có liên quan đến bài học sau. Chấm
điểm cho học sinh tuỳ vào số lượng, chất lượng bài các em sưu tầm được và lấy
điểm thực hành.
Ở mỗi phần bài học các em có thể kể lại các câu chuyện đó lấy điểm
miệng. Tuy còn một số ít các em chưa thực sự nhiệt tình còn xin hay nhờ bạn
sưu tầm giúp để lấy điểm mà chưa tự mình tìm tòi. Nhưng qua khảo sát tôi cũng
thu được một tín hiệu đáng mừng.
Cụ thể:
Tham gia tích Tham gia chưa
Không tham
cực
tích cực
gia
Tổng số
Năm học
học sinh
Số
Tỷ lệ
Số
Tỷ lệ
Số
Tỷ lệ
lượng
(%)
lượng
(%)
lượng
(%)
2017 - 2018

442
296
66,9
139
31,5
7
1,6
2018 - 2019
396
301
76,0
90
22,7
5
1,3
2019 - 2020
362
336
92,8
22
6,1
4
1,1
Mặt khác các em còn sưu tầm trên nhiều kênh thông tin khác nhau như
vào thư viện trường đọc sách, báo để sưu tầm. Nhiều học sinh vào internet để
không trùng nội dung và được chấm điểm cao...
5.Công tác phối hợp
Được sự đồng thuận cao trong chuyên môn, cũng như sự quan tâm sâu sắc
của các ban, ngành trong nhà trường nên việc áp dụng các câu chuyện kể về Bác
Hồ không chỉ có mặt trong giảng dạy môn GDCD. Trong những năm học qua tôi

đặc biệt chú trọng tới sự phối, kết hợp với các ban ngành, đoàn thể trong nhà
trường đưa các câu chuyện kể về Bác Hồ có mặt trong nhiều hoạt động chung
của nhà trường THPT Lam Kinh:
- Tích cực hưởng ứng với Ban giám hiệu nhà trường, tổ chuyên môn thực hiện
tốt các yêu cầu về chuyên môn. Đặc biệt tiên phong trong việc “đẩy mạnh học
tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” trong giảng dạy và
học tập của nhà trường.
- Tích cực hưởng ứng trong việc phối hợp với đoàn thanh niên ở các hoạt động
ngoại khoá, các cuộc thi tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của Bác Hồ; tìm hiểu
50 năm thực hiện di chúc của Bác; Bác Hồ với thanh niên, thanh niên với Bác
Hồ, tuổi trẻ trường THPT Lam Kinh làm theo lời Bác…
- Phối hợp với ban nề nếp của trường góp phần định hướng và giáo dục đạo đức
cho học sinh một cách tích cực và mang lại hiệu quả cao.
- Cùng với thư viện nhà trường giới thiệu đến học sinh về một số sách viết về
Bác để học sinh biết và tìm hiểu như: Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối
sống cho học sinh – NXB giáo dục; Những câu chuyện nhỏ bài học lớn từ Bác
Hồ - NXB Hồng đức; Bác Hồ viết di chúc – NXB Quốc gia sự thật; Bác Hồ với
11


thế hệ thanh niên làm theo lời Bác – NXB văn học; Bác Hồ với tuổi trẻ - những
anh hùng tuổi trẻ thời đại Hồ Chí Minh – NXB văn học…
- Cùng với đội ngũ giáo viên chủ nhiệm đưa ra những giải pháp thiết thực trong
việc giáo dục đạo đức cho học sinh. Đặc biệt lưu ý đến những giải pháp giúp đỡ
học sinh cá biệt.
- Hưởng ứng tích cực trong hoạt động khoa học của nhà trường, có các sáng
kiến kinh nghiệm học tập trong lĩnh vực đạo đức.
IV. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM
1.Trước khi áp dụng đề tài
Với đặc thù giảng dạy về đạo đức trong môn GDCD thường khô khan,

cứng nhắc, đôi lúc mang tính chất dạy đời, khó nghe. Học sinh nhiều em chưa
thực sự chú ý. Phần lớn các em thường có quan niệm học để lấy điểm, cho qua,
lơ là đối phó. Bởi vậy, quá trình giảng dạy đôi lúc chỉ diễn ra một chiều, đơn
điệu và thực sự không có hiệu quả. Việc tìm ra những giải pháp hợp lí trong
giảng dạy thực sự rất cần thiết. Cần phải giải quyết được vấn đề hứng thú, tự
giác và tính tích cực trong quá trình học của học sinh.
2.Sau khi áp dụng đề tài
2.1.Kết quả định tính:
Sau chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính tri “Về đẩy mạnh học tập và làm
theo tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” bản thân tôi đã thử nghiệm
nhiều cách để truyền đạt nội dung này. Cho đến khi sử dụng các câu chuyện kể
về Bác Hồ vào bài giảng phần đạo đức môn GDCD lớp 10 thì tôi đã gặt hái
được những thành công như mong đợi. Một mặt vừa thực hiện được định hướng
chung của nhà nước, mặt khác đảm bảo truyền đạt nội dung chuyên môn theo
yêu cầu của ngành, của nhà trường. Cụ thể:
- Bản thân tôi thấy tự tin hơn trong việc truyền thụ nội dung kiến thức mới. Giờ
dạy trên lớp không còn gò bó, một chiều. Học sinh đã rất tích cực lắng nghe,
tích cực tương tác với thầy cô, bạn bè.
- Cơ bản tạo ra sự hứng thú, tính tự giác và tích cực của học sinh. Việc tiếp nhận
kiến thức không còn đơn điệu, khô khan. Các em có thể không nhớ chi tiết từng
câu chữ trong các khái niệm, qui tắc nhưng nội dung cốt chuyện, phẩm chất đạo
đức của Bác trong từng cốt chuyện thì được các em khắc sâu, nhớ kĩ.
- Trong quá trình tiếp nhận kiến thức học sinh biết vận dụng kiến thức đã học
vào thực tế cuộc sống. Những phẩm chất đạo đức của Bác được cụ thể hoá thành
hành vi thực hiện trong đời sống hàng ngày. Từ chỗ phát hiện được những nét
tinh tế trong tâm hồn của Bác đến chỗ cảm phục và làm theo gương Bác.
- Trong các giờ học ngoại khoá hay hoạt động ngoài giờ lên lớp học sinh rất hào
hứng, tích cực. Đặc biệt, hưởng ứng tích cực các cuộc thi như: Thi rung chuông
vàng về tìm hiểu 50 năm thực hiện di chúc của Bác, Tuổi trẻ trường THPT Lam
Kinh học tập và làm theo tư tưởng đạo đức, lối sống và phong cách Hồ Chí

Minh….
- Có thái độ yêu ghét rõ ràng trong việc thực hiện hành vi của mình, của bạn đối
với tập thể, với cộng đồng. Có tinh thần, thái độ phê và tự phê, có ý thức cố
gắng và không ngừng tự hoàn thiện bản thân.
2.2. Kết quả định lượng
12


Để nắm bắt được mức độ hứng thú, tích cực, chủ động của học sinh trong
hoạt động học tôi đã tiến hành khảo sát, điều tra học sinh khối 10 tại trường
trung học phổ thong Lam Kinh và thu được những kết quả khả quan. Đồng thời
có thể khẳng định việc sử dụng các câu chuyện kể về Bác Hồ trong bài giảng
đạo đức môn GDCD lớp 10 là thực sự đúng đắn và cần thiết. Phương tiện giáo
dục đạo đức bằng các câu chuyện kể về Bác Hồ nên được triển khai, ứng dụng
rộng rãi. Cụ thể tôi đã khảo sát 362 học sinh khối 10 và thu được kết quả như
sau:
2.2.1.Kết quả khảo sát về mức độ thu hút khi áp dụng đề tài:
Câu 1: Em có cảm nhận gì trong bài học đạo đức khi áp dụng các câu chuyện
kể về Bác Hồ?
a. Dễ hiểu:
258 học sinh chiếm 71,27%
b. Bình thường:
97 học sinh chiếm 26,79%
c. Khó hiểu:
4 học sinh chiếm 1,1%
d. Khác:
3 học sinh chiếm 0,84%
Câu 2: Mức độ chú ý của em về bài giảng phần đạo đức khi sử dụng các câu
chuyện kể về Bác Hồ như thế nào?
a. Chú ý:

271 học sinh chiếm 74,86%
b. Bình thường:
83 học sinh chiếm 22,92%
c. Không chú ý:
2 học sinh chiếm 0,57%
d. Khác:
6 học sinh chiếm 1,65%
Câu 3: Mức độ tích cực chủ động, hứng thú của em về bài giảng phần đạo đức
khi sử dụng các câu chuyện kể về Bác Hồ như thế nào?
a. Tò mò, hứng thú:
291 học sinh chiếm 80,38%
b. Bình thường:
61 học sinh chiếm 16,85%
c. Không hứng thú:
3 học sinh chiếm 0,84%
d. Khác:
7 học sinh chiếm 1,93%
Câu 4: Em thấy có nên sử dụng các câu chuyện kể về Bác Hồ trong bài giảng
môn GDCD lớp 10 không?
a. Có:
362 học sinh chiếm 100%
b. Không:
0 học sinh chiếm 0%
(Nguồn điều tra thực tế tại trường THPT Lam Kinh)
2.2.2. Kết quả khảo sát qua bài kiểm tra:
Đối với các lớp chưa áp dụng đề tài này bản thân tôi thấy phần lớn các em
chưa tự tin khi làm bài kiểm tra. Nhiều học sinh có thái độ quay cóp hay nhìn
bài của bạn. Đặc biệt với những câu hỏi vận dụng thực tế các em còn bỡ ngỡ,
câu trả lời còn hời hợt, thiếu chiều sâu. Một số câu hỏi dạng khái quát, so sánh
thường trả lời chung chung. Tỉ lệ bài làm khá tốt chỉ dừng lại ở một số ít học

sinh. Tuy nhiên, đối với các lớp đã áp dụng, triển khai đề tài này tôi thấy phần
lớn các em tự tin hơn. Hiện tượng quay cóp hay nhìn bài giảm rất nhiều. Trong
các giờ kiểm tra bản thân tôi ít phải nhắc nhở các em hơn. Đặc biệt các câu hỏi
vận dụng được các em trả lời mạch lạc, gần gũi với thực tế đời sống. Cụ thể:
*Năm học 2017 – 2018
Lớp

Tổng
số

Loại giỏi

Loại khá

Loại TB

Loại yếu

13


Lớp không
thực nghiệm
(A4,A8,A9)
Lớp thực
nghiệm
(A1,A2,A3
A5,A6,A7)

116


2

1,7

59

50,9

42

36,2

13

11,2

252

16

6,3

172

68,2

61

24,2


3

1,3

(Nguồn vnedu.vn)
*Năm học 2018 - 2019
Lớp

Tổng
Loại giỏi
Loại khá
Loại TB
Loại yếu
số
học
Số Tỷ lệ
Số Tỷ lệ
Số Tỷ lệ
Số Tỷ lệ
sinh lượng (%) lượng (%) lượng (%) lượng (%)

Lớp không
thực nghiệm
(B3,B5)

86

3


3,4

62

72,2

21

24,4

0

0

Lớp thực
nghiệm(B4,
B6,B9)

296

18

7,2

180

71,4

54


21,4

0

0

(Nguồn vnedu.vn)
*Năm học 2019 - 2020
Tổng
Loại giỏi
Loại khá
Loại TB
Loại yếu
số
Lớp
học
Số Tỷ lệ
Số Tỷ lệ
Số Tỷ lệ
Số Tỷ lệ
sinh lượng (%) lượng (%) lượng (%) lượng (%)
Lớp không
thực
72
4
5,7
28
38,8
32
44,4

8
11,1
nghiệm
(C3,C8)
Lớp thực
nghiệm(C1, 291
57
19,5 179 61,5
55
19,0
0
0
C2,C7)
(Nguồn vnedu.vn)
Từ thực tế khảo sát trên cho thấy, phần lớn học sinh đều cho rằng sử dụng
các câu chuyện kể về Bác Hồ trong bài giảng đạo đức môn GDCD lớp 10 giúp
các em lĩnh hội kiến thức dễ dàng hơn. Đồng thời thu hút mức độ chú ý của các
em cao hơn. Nhiều học sinh có thái độ chưa nghiêm túc trong giờ học đạo đức
môn GDCD cũng thay đổi cách nhìn nhận về bộ môn này. Bản thân các em đã
hào hứng học tập, lắng nghe những phẩm chất đạo đức từ con người Hồ Chí
Minh mà cảm phục. Từ chỗ tò mò, hứng thú các em đã chủ động lĩnh hội kiến
thức theo yêu cầu của bài học. Đặc biệt 100% học sinh thấy sự cần thiết khi sử

14


dụng các câu chuyện kể về Bác Hồ vào các bài giảng về đạo đức môn GDCD
lớp 10.
C. PHẦN KẾT LUẬN
I. NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM

Trong quá trình thực hiện và áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này tôi đã rút
ra được những bài học kinh nghiệm quí giá như sau:
- Cần bám sát mục tiêu của bài học, bám sát trọng tâm kiến thức cần truyền đạt
tìm ra các câu chuyện kể về Bác Hồ để vận dụng vào bài học một cách thích
hợp.
- Qua các câu chuyện kể về Bác Hồ cần nắm được ý nghĩa của câu chuyện.
Đồng thời rút ra được những bài học kinh nghiệm quí giá, đúc rút thành những
phẩm chất đạo đức theo yêu cầu nội dung kiến thức mà giáo viên cần truyền tải.
- Cố gắng sưu tầm những câu chuyện ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu và gắn với
trọng tâm giáo dục.
- Một tiết học không nên sử dụng quá nhiều câu chuyện, phải đảm bảo tính vừa
sức, phù hợp.
- Sử dụng các câu chuyện kể về Bác Hồ nên thực hiện ở những nội dung trọng
tâm của bài học. Từ đó khắc sâu kiến thức cần nhớ cho học sinh.
- Sử dụng các câu chuyện kể về Bác Hồ trong quá trình giảng dạy không nên
quá cứng nhắc, máy móc. Tùy từng bài, từng nội dung trong bài mà có cách
triển khai các các câu chuyện kể về Bác khác nhau.
- Các câu chuyện kể về Bác Hồ cần sưu tầm phong phú, thể hiện nhiều bài học
kinh nghiệm về những phẩm chất đạo đức khác nhau, trên nhiều phương diện
khác nhau của đời sống.
- Lời kể của giáo viên cần vừa phải, dễ nghe, rõ ràng, và cuốn hút. Tránh lối kể
đều đều, giọng buồn buồn, không hấp dẫn đối với người nghe.
II. Ý NGHĨA CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Tại trường trung học phổ thông Lam Kinh, ở thời điểm này việc sử dụng
các câu chuyện kể về Bác Hồ trong giảng dạy phần đạo đức môn GDCD lớp 10
là phương tiện dạy học rất hữu ích. Một mặt, giáo viên có thể đảm bảo yêu cầu
chuyên môn của ngành, của nhà trường về đẩy mạnh học tập và làm theo tư
tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Mặt khác, chắc chắn những câu
chuyện kể về Bác mà trong đó chứa đựng tư tưởng, đạo đức của Bác sẽ là những
bài học đạo đức đầy giá trị, góp phần hình thành những chuẩn mực, hành vi đạo

đức đúng đắn cho các em học sinh. Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng – một trong
những học trò xuất sắc của Bác từng viết: “Hồ Chí Minh vừa là một nhà đạo
đức học vừa là biểu tượng toàn vẹn của đạo đức cách mạng” (Phạm Văn Đồng,
Chủ tịch Hồ Chí Minh - tinh hoa và khí phách, báo Nhân dân, Hà Nội, 19-31970). Chính Bác Hồ của chúng ta cũng từng quan niệm: “Một tấm gương sống
còn có giá trị hơn cả 100 bài diễn thuyết” ( Tạp chí văn nghệ quân đội điện tử Tổng cục chính trị - QĐND Việt Nam). Điều đó cho thấy việc sử dụng các câu
chuyện kể về Bác trong giảng dạy là rất thích hợp, thu hút sự chú ý của học sinh
trong việc tu dưỡng, rèn luyện những phẩm chất đạo đức cá nhân. Các em tự rút
15


ra những bài học kinh nghiệm cho bản thân thông qua các câu chuyện kể về Bác
Hồ
Thực tế cho thấy, hiện nay phương tiện dạy học của môn GDCD tại
trường trung học phổ thông Lam Kinh còn nhiều hạn chế. Việc sử dụng các câu
chuyện kể về Bác Hồ góp phần làm phong phú hơn phương tiện dạy học, việc
giúp học sinh tiếp cận nội dung kiến thức cũng đa dạng hơn. Bản thân người
giáo viên cũng sẽ tự tin và vững vàng hơn trong việc truyền tải nội dung kiến
thức. Giờ học đạo đức của môn GDCD không còn khô khan, cứng nhắc và máy
móc nữa.
III. KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG, TRIỂN KHAI KẾT QUẢ, HƯỚNG PHÁT
TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI
- Phải thừa nhận rằng phần công dân với đạo đức là mảng kiến thức trọng
tâm của môn GDCD lớp 10. Bởi vậy, việc sử dụng các câu chuyện kể về Bác Hồ
là thức sự cần thiết trong giáo dục, rèn luyện đạo đức cho học sinh. Chính những
phẩm chất đạo đức, lối sống, phong cách của Bác là nền tảng đạo đức cho mọi
thế hệ Việt Nam học tập. “Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là tấm gương đạo
đức của một vĩ nhân, một lãnh tụ cách mạng vĩ đại nhưng đồng thời cũng là tấm
gương đạo đức của một người bình thường mà ai cũng có thể học theo, làm
theo” (Bùi Kim Hồng – Hồ Chí Minh rạng ngời cốt cách vĩ nhân trong ánh sáng
đời thường - Tạp chí cộng sản điện tử - Phòng không không quân). Từ sức cuốn

hút đó, các câu chuyện kể về Bác Hồ không chỉ dừng lại việc “học” mà còn vận
dụng để các em “làm theo” và được cụ thể hóa bằng những việc làm thiết thực
tại nhà trường, gia đình, xã hội.
- Qua một số giải pháp tôi đã trình bày ở trên việc sử dụng các câu chuyện kể
về Bác Hồ trong giảng dạy phần đạo đức môn GDCD lớp 10 đã được đội ngũ
giáo viên giảng dạy bộ môn trong nhà trường đã tiến hành khảo nghiệm và ứng
dụng rộng rãi trong chuyên môn và có tính khả thi.
IV. NHỮNG KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT
- Trang bị hệ thống sách giáo khoa trong thư viện ngày càng phong phú hơn. Có
nhiều đầu sách tham khảo về Bác Hồ và các câu chuyện kể về Bác Hồ.
- Tổ chức nhiều sân chơi và các cuộc thi về Bác Hồ cho giáo viên và học sinh.
- Khuyến khích để nhiều học sinh tham gia viết sáng kiến kinh nghiệm học tập
trong lĩnh vực GDCD.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 12 tháng 07 năm 2020
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.
Người viết

Mai Thị Hảo

16


TƯ LIỆU THAM KHẢO
- Sách giáo khoa, sách giáo viên môn GDCD lớp 10 - NXB giáo dục năm 2008.
- Sách tài liệu bồi dưỡng giáo viên lớp 10 môn GDCD - Nguyễn Hữu Khải NXB giáo dục năm 2008.
- Bài tập tình huống GDCD lớp 10 - Trần Văn Thắng - NXB giáo dục năm 2008.
- Sách dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng môn GDCD – Đinh Văn Đức NXB Đại học sư phạm năm 2010.

- Sách giáo dục kĩ năng sống trong môn GDCD ở trường THPT - Đặng Thuý
Anh - Nguyễn Thị Thanh Mai - NXB giáo dục năm 2010.
- Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống cho học sinh – Bộ GD & ĐT –
NXB giáo dục.
- Những câu chuyện nhỏ bài học lớn từ Bác Hồ - Đoàn Huyền Trang sưu tầm và
tuyển chọn - NXB Hồng Đức.
- Chuyện kể về Bác Hồ với thiếu niên nhi đồng – Phan Tuyết sưu tầm và tuyển
chọn – NXB Hồng Đức.
- Bác Hồ với thế hệ thanh niên làm theo lời Bác – Khu di tích Hồ Chí Minh tại
phủ chủ tịch – NXB văn học.
- Bác Hồ với thế hệ trẻ - Những anh hùng thời đại Hồ Chí Minh – NXB văn học.
- Ngoài ra tôi còn tìm các thông tin trên mạng internet và tham khảo nhiều câu
chuyện hay kể về Bác Hồ trên nhiều trang báo điện tử trong nước.

17


MỤC LỤC
Trang
A. PHẦN MỞ ĐẦU..............................................................................................1
I. Lý do chọn đề tài...............................................................................................1
II. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu.....................................................................1
III. Mục đích nghiên cứu……………...................................................................2
IV. Kết quả cần đạt được.......................................................................................2
B. PHẦN NỘI DUNG...........................................................................................2
I. Cơ sở lý luận......................................................................................................2
II. Thực trạng vấn đề ……………………............................................................3
1.Thuận
lợi…………………………….................................................................3
2.Khó khăn…………………………...….................................................... ........3

III. Một số giải pháp…………………..……………...………………………….4
1.Tìm hiểu sơ lược về Bác Hồ và các câu chuyện kể về Bác Hồ………………..4
2.Chọn lọc, xác định các câu chuyện kể về Bác Hồ để giảng dạy đạo đức môn
GDCD lớp 10……………………...
……………..................................................4
3.Triển khai, sử dụng các câu chuyện kể về Bác Hồ trong giảng dạy đạo đức
môn GDCD lớp 10 tại trường THPT Lam Kinh…...………...……………….....5
3.1. Sử dụng các câu chuyện kể về Bác Hồ để kiểm tra bài cũ……...……..........6

18


3.2.Sử dụng các câu chuyện kể về Bác Hồ để dẫn dắt vào nội dung bài học, tiết
học, đơn vị kiến thức……………………………………………………….........6
3.3.Sử dụng các câu chuyện kể về Bác Hồ để làm rõ, khắc sâu kiến thức............8
3.4.Sử dụng các câu chuyện kể về Bác Hồ để củng cố bài học, ôn tập….............9
4. Phát động, yêu cầu học sinh sưu tầm các câu chuyện kể về Bác Hồ làm tư liệu
học tập…………...……………………………………………………………..10
5. Công tác phối
hợp............................................................................................11
IV. Kết quả thực nghiệm…………………………………………………….…11
1. Trước khi áp dụng đề tài…..…………...........................................................11
2. Sau khi áp dụng đề tài…………………………………….............................11
2.1. Kết quả định tính……………………………………..................................11
2.2. Kết quả định lượng…………...……………………………………………12
C. PHẦN KẾT
LUẬN.........................................................................................14
I.Những bài học kinh nghiệm…….………………………………………….…14
II. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm ...............................................................15
III. Khả năng ứng dụng, triển khai kết quả, hướng phát triển của đề tài……….15

IV. Những kiến nghị đề xuất...............................................................................16

19



×