Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

MỘT số KINH NGHIỆM dạy học TRỰC TUYẾN BẰNG PHẦN mềm ZOOM NHẰM ôn tập, CỦNG cố KIẾN THỨC vật lí CHO học SINH lớp 11 c1, TRƯỜNG THPT NÔNG CỐNG 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.16 MB, 23 trang )

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Từ vài năm nay cụm từ “Cách mạng khoa học công nghệ 4.0” xuất hiện rất nhiều trên
báo chí và truyền hình với những thành tựu đột phá về trí tuệ nhân tạo đã được ứng dụng rất
nhiều vào trong các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội. Và tất nhiên giáo dục với vai trị dẫn
dắt xã hội khơng thể nào nằm ngồi con sóng thời đại đó.
Đã có lúc tơi hồi nghi về khả năng ứng dụng cơng nghệ 4.0 vào dạy học vì đối với
các ngành nghề khác trí tuệ nhân tạo nó hiện hữu ra trước mắt nên chúng ta dễ thấy hơn.
Cịn ở trường tơi, việc ứng dụng CNTT vào quá trình giảng dạy mới chỉ dừng lại ở những
bài giảng điện tử trên lớp và những thí nghiệm ảo mà giáo viên cho học sinh quan sát trên
máy chiếu để làm tăng sự hứng thú và chất lượng của bài dạy. Chỉ đến khi việc dạy học của
giáo viên và học sinh bị gián đoạn bởi đại dịch Covid 19 thì hình thức dạy học trực tuyến
trên Internet mới thực sự bùng nổ và cũng từ đó tơi mới nhận thấy rằng cơng nghệ 4.0 đã
thực sự đã len lỏi vào ngành giáo dục từ lâu mà bây giờ mình mới nhận ra.
Với quyết tâm khơng thể để mình bị lùi lại phía sau trong thời đại công nghệ 4.0, tôi
bắt đầu bước vào ôn tập kiến thức vật lí cho HS lớp 11 C1 trong thời gian các em nghỉ học
và cách li ở nhà thơng qua hình thức dạy trực tuyến trên Internet bằng phần mềm Zoom. Sau
khi tải phần mềm về thì cơng việc khó khăn đầu tiên tơi gặp phải là đăng kí và tạo tài khoản
Zoom, sau đó là cài đặt các chức năng trên phần mềm để tạo một phòng học trực tuyến nhằm
tương tác giảng dạy cũng như trao đổi với HS một cách thuận tiện nhất. Với một máy tính
được kết nối mạng có giáo án đã chuẩn bị sẵn và một cái bảng nhỏ đặt trước máy tính tơi đã
có thể ơn tập và cũng cố kiến thức cho HS. Còn đối với HS chỉ cần 1 chiếc điện thoại thơng
minh hoặc máy tính (nếu có) đã được cài đặt sẵn phần mềm là các em có thể ngồi học ở nhà
mà vẫn tiếp thu được kiến thức mà tôi cần truyền đạt. Các em tỏ ra rất hứng thú với môn
học, chăm chỉ học tập, lên lớp học online đúng thời gian quy định. Từ đó giúp các em tiếp
thu kiến thức tốt hơn và học tập cũng đạt hiệu quả hơn.
Với thời gian ôn tập cho HS lớp 11 C1 gần 2 tháng, tôi thấy các em rất hứng thú với
hình thức học tập này, thầy và trị tuy ở xa nhưng vẫn có thể tương tác qua lại 2 chiều trên
màn hình, quan sát được thái độ học tập của HS, từ đó đưa ra nhận xét câu trả lời của từng
đối tượng HS. Chính vì những ưu điểm trên của hình thức dạy học trực tuyến nên tôi mạnh
dạn đưa ra sáng kiến kinh nghiệm: “Một số kinh nghiệm dạy học trực tuyến bằng phần mềm


Zoom nhằm ôn tập, cũng cố kiến thức vật lí cho HS lớp 11C1, trường THPT Nơng Cống 4”
1


với hi vọng giúp các thầy cô và các em tiếp cận thêm một hình thức dạy trực tuyến trên
Internet, song song với các dạy học truyền thống lâu nay.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Hướng dẫn cách đăng kí và tạo tài khoản cá nhân trên phần mềm dạy học trực tuyến
Zoom, sau đó cài đặt các chức năng trên phần mềm để tạo một phòng học online nhằm
tương tác giảng dạy cũng như trao đổi với HS một cách thuận tiện nhất. Từ đó chia sẻ một số
kinh nghiệm ơn tập, cũng cố kiến thức cho HS trên phần mềm khi dạy học sao cho đạt hiệu
quả cao nhất.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Phần mềm dạy học trực tuyến Zoom. Cách đăng kí, tạo tài khoản cá nhân và cài đặt
các chức năng trên phần mềm.
Một số kinh nghiệm ôn tập kiến thức vật lí 11 khi dạy học trực tuyến trên phần mềm
để đạt hiệu quả cao
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu tài liệu, tìm hiểu thơng tin trên mạng Internet. Xây dựng cơ sở lí thuyết và
sưu tầm các tài liệu phục vụ cho việc soạn thảo.
- Thực nghiệm trong giảng dạy. Thống kê và xử lí số liệu.
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
- Hướng dẫn chi tiết lần lượt các bước, từ tải phần mềm đến cách đăng kí, tạo tài khoản
cá nhân, cài đặt các chức năng trên phần mềm thông qua các hình ảnh minh họa.
- Cách lấy và nhập mã ID, cài mật khẩu trong phần mềm để làm tăng tính bảo mật cho
phòng học online.
- Chia sẻ kinh nghiệm dạy học, cách tương tác giữa HS và GV trong quá trình làm và
chữa bài tập trên phịng học online.

2



2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.1.1. Thế nào là dạy học trực tuyến
Dạy học trực tuyến là phương thức học thông qua máy vi tính hay thiết bị thơng minh
được kết nối mạng internet. Trên nền tảng này, người học và người dạy kết nối với nhau qua
các phần mềm gọi thoại (voice call), hình thoại (video call) để trao đổi trực tiếp, chia sẻ các
tài liệu học tập, giải đáp các vướng mắc mà người học đang gặp phải.
2.1.2. Đặc điểm của dạy học trực tuyến
Hình thức học nào cũng có những ưu điểm và nhược điểm của nó. Chúng ta cùng
xem tính hai mặt của dạy học trực tuyến qua bảng sau
LỢI THẾ
- Không giới hạn về không gian và thời gian.

BẤT LỢI
- Dễ bị xao lãng việc học do giáo viên

- Tăng tính độc lập trong việc dạy và học.

khơng trực tiếp ở bên cạnh

- Tăng khả năng đọc, phân tích và tổng hợp.

- Phụ thuộc vào cơng nghệ như: tín hiệu

- Tăng khả năng tương tác giữa thầy và trò.

đường truyền, cấu hình thiết bị.
- Hỗ trợ từ giáo viên có thể ít hơn.


- Thời gian học có thể dàn trải
Nhận xét: Trong tình hình dịch bệnh hiện nay, khơng thể phủ nhận rằng việc dạy và học trực
tuyến đang là lựa chọn tối ưu với ngành giáo dục, không chỉ ở Việt Nam mà tại nhiều quốc
gia khác trên thế giới.
GV và HS tuy ở xa nhau nhưng vẫn có thể dạy và học trên phịng học online mà
khơng cần phải trực tiếp đến trường. Hình thức dạy học trực tuyến hiện nay ở trường THPT
chỉ phù hợp cho việc ôn tập và cũng cố lại kiến thức đã học, giúp HS không bị lãng quên
kiến thức trong thời gian nghỉ học dài ở nhà. Giáo viên nên chia lớp thành các nhóm nhỏ,
mỗi nhóm khi vào học chỉ khoảng 20 HS học online để tiện cho việc quan sát, theo dõi tình
hình học tập của các em.
2.1.3. Cơng việc chuẩn bị của giáo viên và học sinh trước khi lên lớp.
Để chuẩn bị tốt cho việc học trực tuyến, GV cần chuẩn bị chi tiết các hoạt động, tài
liệu hỗ trợ trước, sau bài giảng giúp người học nắm được chủ đề trước khi tham gia buổi học
và ôn tập lại kiến thức sau đó. Đồng thời kiểm tra các thiết bị giảng dạy, tài liệu buổi học
xem có tương thích với phần mềm dạy học trực tuyến khơng. Nên giảng bài trong phịng học
có khơng gian tĩnh, đầy đủ trang thiết bị. Bố trí mic nói và máy ghi hình thích hợp để người
3


dạy có thể thoải mái di chuyển đến bảng viết, nhằm giải thích những vấn đề phức tạp, giúp
HS có thể cảm nhận được cử động của người dạy thay vì chỉ thấy khn mặt cận cảnh.
Đối với HS, cần chuẩn bị đầy đủ thiết bị hỗ trợ cho việc học như điện thoại thơng
minh, máy tính (nếu có), tải phần mềm cần thiết về máy để tham gia lớp học trực tuyến. Đặc
biệt nên truy cập bằng đường truyền internet tốc độ cao để có thể đạt hiệu quả tối đa khi học.
Ngoài ra HS cần chuẩn bị tất cả các thứ cần thiết khác như nước uống, bút, tài liệu học tập
để tránh di chuyển; tìm khơng gian phù hợp không bị ảnh hưởng bởi yếu tố ngoại cảnh;
trang phục phù hợp, phản hồi khi được yêu cầu trả lời, chủ động tham gia thảo luận trong
phòng thoại khi được gọi tên.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN

Dạy học trực tuyến (hay dạy học Online, E–Learning) là hình thức học đã xuất hiện
cách đây vài chục năm ở các nước phát triển trên thế giới. Ở nước ta dạy học trực tuyến chỉ
thường áp dụng ở các trường đại học top trên, và đặc biệt ở các trường có liên kết đào tạo
với trường đại học ở nước ngoài. Kể từ khi bắt đầu kỉ ngun “Cách mạng khoa học cơng
nghệ 4.0” thì nghành giáo dục nước ta mới thực sự quan tâm nhiều hơn đến hình thức dạy
học này. Trước đây, việc dạy học trực tuyến ở các trường THPT chỉ là trên lí thuyết, ít được
áp dụng trong giảng dạy so với cách dạy học truyền thống. Kể từ khi đại dịch Covid-19
hoành hành ở nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam làm gián đoạn việc dạy học của
GV và HS thì dạy học trực tuyến bằng phần mềm Zoom mới thực sự được các GV từ cấp
THPT đến cấp tiểu học chú ý, quan tâm, sử dụng để ôn tập kiến thức cho HS.
Là một trong những GV ở trường đi tiên phong trong hình thức dạy học trực tuyến
cho HS, tôi nhận thấy rằng đa số các GV trong trường khi bắt đầu sử dụng phần mềm Zoom
đã gặp khó khăn trong việc đăng kí, lập tài khoản cá nhân và cài đặt các chức năng để tạo ra
một phịng học online có đủ chức năng cần thiết để sử dụng cho việc dạy và học. Sau đó là
cách lên lớp, tương tác giữa GV và HS để mỗi buổi dạy đạt hiệu quả cao.
Dự báo trong tương lai khơng xa ngồi phương pháp dạy học truyền thống thì dạy
học trực tuyến sẽ là một phương thức dạy học mới mà mỗi giáo viên phải biết sử dụng trong
thời đại công nghệ 4.0, nếu không muốn bị tụt lại phía sau.
2.3. Phần mềm dạy học trực tuyến Zoom. Hướng dẫn sử dụng phần mềm.
2.3.1. Giới thiệu về phần mềm
Zoom là một ứng dụng rất nổi tiếng trong lĩnh vực họp mặt, hội thảo, đào tạo và dạy
học trực tuyến với đầy đủ các tính năng như: chia sẻ nội dung màn hình máy tính, trị chuyện
4


trực tuyến, chia sẻ tài liệu, bảng trắng cho thuyết trình, trình chiếu Powerpoint... cho phép
nhiều người được kết nối với nhau trong một khoảng cách xa. Với điều kiện người dùng cần
phải trang bị ít nhất một thiết bị di động điện tử như máy tính, máy tính bảng hay điện thoại
thơng minh có kết nối internet để sử dụng.


2.3.2. Tại sao rất nhiều giáo viên lại chọn phần mềm Zoom để dạy học mà không phải
là phần mềm khác?
Trước tiên là nó hồn tồn miễn phí nên rất nhiều người thích dùng, nhưng nó vẫn có
giới hạn, với phiên bản miễn phí thì GV và HS chỉ có thể dạy học trực tuyến trong thời gian
40 phút và số người tham gia ít hơn 100 người. Điều này hoàn toàn phù hợp với 1 lớp học
truyền thống khi một lớp học không quá 45 HS và thời gian lên lớp của GV chỉ 45 phút.
Tiếp theo là phần mềm Zoom tương thích với tất cả hệ điều hành trên điện thoại
thơng minh và máy tính nên đây là ưu thế nổi trội của ứng dụng này (mặc dù tính bảo mật
của phần được đánh giá là khơng cao). Việc cài đặt, đăng kí tài khoản cá nhân khơng khó.
Khi sử dụng có tính ổn định cao, độ trễ thấp làm cho tương tác giữa 2 chiều giữa GV và HS
ít bị gián đoạn. Chừng đó thơi cũng đủ cho thấy sự tiện ích của phần mềm mang lại.
2.3.3. Hướng dẫn sử dụng phần mềm Zoom
Bước 1: Tải và cài đặt phần mềm
- Vào trang Google gõ từ khóa Zoom.us, sau đó vào mục Download Zoom Client tải phần
mềm về máy
5


- Click vào nút Download để tải phần mềm, sau đó nhấn chuột vào Zoomlnstaller, chọn Run
để bắt đầu chế độ cài đặt

Bước 2: Đăng kí và tạo tài khoản cá nhân
- Sau khi cài đặt xong, trên màn hình xuất hiện 1 bảng thông báo, ta Click vào nút Sign In để
bắt đầu tạo 1 tài khoản cá nhân.
6


- Trên màn hình tiếp tục xuất hiện một bảng thông báo, ta nhấn vào nút Sign In with Google
để đăng kí thơng qua một tài khoản Gmail trên Google


- Tiếp theo ta chọn lấy một tài khoản Gmail để đăng kí tài khoản cá nhân

7


- Phần mềm yêu cầu điền một số thông tin cá nhân như ngày tháng năm sinh, sau đó ta nhấn
nút Continue

- Trên màn hình xuất hiện bảng thơng báo chúc mừng chúng ta đăng kí tài khoản cá nhân
thành cơng, sau đó nhấn vào nút Create Account để tạo tài khoản

8


- Lúc này trên màn hình xuất hiện thơng báo hỏi có muốn mở Zoom Meetings bây giờ
khơng? Ta nhấn vào nút Mở Zoom Meetings để vào bên trong.

Bước 3: Cài đặt các chức năng cần thiết cho một phòng học trực tuyến Zoom
- Trên màn hình lúc này xuất hiện 4 cửa sổ, ta nhấn vào nút mũi tên ở cửa sổ New Meeting,
sau đó click vào nút Use My Personal Meeting ID để giữ cố định mã ID cho các buổi học
sau.

9


- Tiếp theo ta nhấn vào nút PMI Settings để cài đặt mật khẩu cho phịng học

- Trên màn hình xuất hiện bảng thông báo, ta đặt mật khẩu cho phòng học rồi nhấn nút Save.
Mã ID và mật khẩu sau này sẽ được GV gửi cho HS để các em tham gia vào các buổi học.
GV nên sử dụng cả mã ID và mật khẩu để tăng tính bảo mật cho phòng học online

- Bây giờ chúng ta sẽ cài đặt một số chức năng cơ bản cho phòng học. Tại biểu tượng của
nút cài đặt trên hình, ta click vào biểu tượng này.

10


- Nhấn chuột vào nút Video, rồi chọn tick vào Enable HD để hình ảnh được sắc nét hơn. Ở
phần Mirror my video, nếu để tick thì khi GV sử dụng bảng để dạy, chữ sẽ bị ngược (giống
như ta đang đứng trước gương phẳng).

11


- Phần Mirror my video rất quan trọng. Do đó yêu cầu phải biết bỏ tick ở phần này để chữ
khi viết bảng không bị ngược

- Sau khi cài đặt xong các chức năng cơ bản cần thiết nhất cho một phịng học trực tuyến, ta
quay về cửa sổ có 4 biểu tượng và nhấn vào biểu tượng New Meeting để bắt đầu 1 buổi dạy
học.

- Trên màn hình máy tính hiện ra một số chức năng mà ta cần biết sử dụng nằm ở dưới màn
hình, trong đó có chức năng tắt mở tiếng (Mute), tắt mở Video (Stop Video). Đặc biệt nhất ở
12


đây có nút chia sẻ màn hình Share Screen. GV sẽ chuẩn bị giáo án dưới dạng các câu hỏi và
bài tập đã chuẩn bị sẵn trên Word hoặc PowerPoint đã được đưa ra màn hình chính.

- Sau đó GV nhấn chuột vào nút Share Screen, chọn phần giáo án đã chuẩn bị sẵn để chia sẻ
lên màn hình rồi yêu cầu HS đọc câu hỏi, suy nghĩ và gọi từng em một trả lời đáp án


- HS sau khi tải và cài phần mềm Zoom vào máy, nhập mã ID và mật khẩu thì có thể vào
phịng học online của GV. Lúc đó trên màn hình máy tính của GV sẽ xuất hiện cùng lúc hình
13


ảnh của GV và HS. Với việc ôn tập dưới dạng trắc nghiệm, những bài dễ GV chỉ yêu cầu HS
chọn đáp án đúng. Với những bài khó, GV cần phải chữa bài tập trên bảng để các em cùng
quan sát và lấy vở ghi lại

2.3.4. Chuẩn bị giáo án và lên kịch bản trước khi vào phòng học trực tuyến
Do hình thức thi tốt nghiệp THPT ở lớp 12 vẫn là thi trắc nghiệm nên khi ôn tập,
củng cố kiến thức ở chương trình SGK vật lí 11 tơi cần tổng hợp lại kiến thức lí thuyết theo
chủ đề của từng buổi lên lớp, mỗi chủ đề khoảng 30 bài tập trắc nghiệm đã được chọn lọc từ
định tính đến định lượng được chuẩn bị kĩ trên file word hoặc powerpoint. Các bài tập này
đặt theo thứ tự từ dễ đến khó, phải bao quát hết kiến thức của từng chủ đề đúng với tinh thần
ôn tập và củng cố kiến thức. Sau đó tơi chia sẻ file lên màn hình chính cho các em quan sát,
đồng thời nhắc lại kiến thức qua Mic để các em lắng nghe cho dễ nhớ.
Để tránh việc sao nhãng trong học tập, đồng thời có thể quản lí, quan tâm sát sao tới
từng đối tượng HS, tôi đã chia lớp 11 C1 (có 44 HS) thành 2 nhóm theo mức độ. Trong mỗi
nhóm có một nhóm trưởng sẽ nhắc nhở thời gian vào phịng học online trên zalo, facebook
của nhóm và quản lí trật tự trong phịng học. Thời gian cho mỗi buổi ơn tập trong phịng học
Zoom khoảng 2 tiếng, với bản miễn phí phần mềm Zoom giới hạn thời gian 40 phút, nên cứ
học khoảng 40 phút tôi cho các em nghỉ 5 phút giải lao rồi lại đăng nhập vào học tiếp. Đối
với những bài ở mức độ vận dụng, tôi yêu cầu các em ghi lại, lúc này tơi sẽ thốt chế độ chia
sẻ màn hình và u cầu các em quan sát lên bảng đã chuẩn bị sẵn đặt trước máy tính để
hướng dẫn và chữa bài.
14



Trong thời gian gần 2 tháng dạy học trực tuyến với HS tôi đã ôn tập cho các em được
5 chủ đề ở phần kiến thức học kì 1 trong SGK vật lí 11:
- Chủ đề 1: Định luật Culong. Điện trường và cường độ điện trường.
- Chủ đề 2: Công của lực điện. Hiệu điện thế. Tụ điện
- Chủ đề 3: Dịng điện khơng đổi
- Chủ đề 4: Dịng điện trong các môi trường
- Chủ đề 5: Từ trường
Do giới hạn về số trang của SKKN nên sau đây tôi chỉ giới thiệu giáo án của 1 chủ đề
gồm các bài tập trắc nghiệm mà tôi chuẩn bị để ôn tập cho HS trong 1 buổi học, đó là chủ
đề: Dịng điện khơng đổi.
Trước khi cho các em làm bài tập, tôi sẽ yêu cầu các em tập trung để nhắc lại tồn bộ
phần lí thuyết của chủ đề buổi học, yêu cầu các em chú ý vào màn hình để quan sát và ghi lại
các cơng thức cần nhớ mà tôi ghi lên bảng. Sau khi các em ghi xong tôi sẽ chia sẻ các bài tập
trắc nghiệm lên màn hình chính:
Câu 1: Tác dụng đặc trưng nhất của dịng điện là :
A. Tác dụng hóa
B. Tác dụng từ
C. Tác dụng nhiệt

D. Tác dụng sinh lý

Câu 2: Cường độ của dịng điện khơng đổi qua một mạch điện được xác định bằng công
thức :
A. I = q2 / t
B. I = q.t
C. I = q.t2
D. I = q / t
Câu 3: Đường đặc tuyến Vôn- Ampe về sự phụ thuộc của cường độ dòng điện qua một vật
dẫn vào hiệu điện thế hai đầu vật dẫn là :
A. Đường tròn

B. Đường thẳng
C. Đường hyperbol
D. Đường parabol
Câu 4: Câu nào sau đây là sai ?
A. Dòng điện là dòng các êlectrôn tự do hoặc ion âm và iôn dương dịch chuyển có hướng
B. Chiều dịng điện là chiều dịch chuyển của các hạt tải điện
C. Chiều dòng điện được quy ước là chiều dịch chuyển của các ion dương
D. Trong các dây dẫn kim loại ,chiều dòng điện ngược chiều với chiều chuyển động của
các êlectron tự do
Câu 5: Câu nào sau đây là sai ?
A. Nguồn điện là thiết bị để tạo ra và duy trì hiệu điện thế ,nhằm duy trì dịng điện trong
mạch
B. Pin, ácquy, tụ điện là những nguồn điện thường dùng
C. Nguồn điện nào cũng có hai cực : cực dương và cực âm
D. Giữa hai cực của nguồn điện có một hiệu điện được duy trì trong một thời gian dài
Câu 6: Câu nào sau đây là sai ?
A. Suất điện động ξ của nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng sinh cơng của nó
15


B. Đơn vị công (jun) cũng là đơn vị suất điện động
C. Suất điện động của nguồn điện bằng công để di chuyển điện tích dương 1 culơng từ
cực âm đến cực dương bên trong nguồn điện
D. Suất điện động được đo bằng thương số giữa công A của lực lạ để di chuyển một điện
tích dương từ cực âm đến cực dương bên trong nguồn điện và độ lớn q của điện tích đó ξ =
A/q
Câu 7: Câu nào sau đây là đúng ?
A. Acquy chì có hai cực bằng hai loại chì khác nhau
B. Khi phát điện ,hai cực của acquy bị mòn dần
C. Nạp điện lại cho một chiếc pin là phục hồi khả năng phát điện của nó

D. Nạp điện lại cho một acquy chì là làm cho hai cực của nó trở lại trạng thái ban đầu và
nó lại phát điện được
Câu 8: Trong pin và acqui hiệu điện thế điện hóa có độ lớn và dấu phụ thuộc vào :
A. Bản chất của kim lọai làm điện cực
B. Bản chất của dung dịch chất điện phân
C. Nồng độ của dung dịch chất điện phân
D. cả 3 câu đều đúng
Câu 9: Trong các nguồn điện như pin hay acquy, có sự chuyển hóa năng lượng từ dạng :
A. Cơ năng thành điện năng
B. Nội năng thành điện năng
C. Hóa năng thành điện năng
D. Quang năng thành điện năng
Câu 10: Hai điện cực trong nguồn điện là pin hóa học gồm :
A. Là hai vật dẫn điện khác chất
B. Đều là vật dẫn điện cùng chất
C. Đều là vật cách điện cùng chất
D. Một điện cực dẫn điện, một điện cực cách điện
Câu 11: Theo định luật Jun- lenxơ. Nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn tỉ lệ :
A. Thuận với cường độ dòng điện qua dây dẫn
B. Với bình phương cường độ dịng điện
C. Nghịch với bình phương cường độ dịng điện
D. Với bình phương của điện trở của dây dẫn
Câu 12: Điện năng biến đổi hoàn toàn thành nhiệt năng ở dụng cụ hay thiết bị nào dưới đây
khi chúng họat động?
A. Bóng đèn dây tóc
B. Quạt điện
C. Ấm điện
D. Acqui đang được nạp điện
Câu 13: Địện năng khơng thể biến đổi hịan tịan thành nhiệt năng ở dụng cụ hay thiết bị
điện nào sau đây ?

A. Ấm điện
B. Quạt điện
C. Bàn là điện
D. Nồi cơm điện
Câu 14: Khi dòng điện chạy qua nguồn điện thì các hạt mang điện chuyển động có hướng
dưới tác dụng của lực:
A. Cu long
B. hấp dẫn
C. lực lạ
D. ma sát
Câu 15: Trong thời gian 4s có một điện lượng 1,5C dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây
tóc một bóng điện. Cường độ dịng điện qua đèn là
A. 0,375A
B. 2,66A
C. 6A
D. 3,75A
16


Câu 16: Dòng điện chạy qua một dây dẫn kim loại có cường độ 2A, Số êlectrơn dịch chuyển
qua tiết diện thẳng của dây dẫn này trong khoảng thời gian 2s là
A. 2,5.1018
B. 2,5.1019
C. 0,4.1018
D. 4.10-19
Câu 17: Công của lực lạ làm di chuyển điện tích 4C từ cực âm đến cực dương bên trong
nguồn điện là 24J. Suất điện động của nguồn là
A. 0,166V
B. 6V
C. 96V

D. 0,6V
Câu 18: Một acqui có dung lượng 5Ah. Biết cường độ dịng điện mà nó cung cấp là 0,25A,
Thời gian sử dụng của acqui cho tới lúc nạp lại là :
A. t = 5 h
B. t = 10 h
C. t = 20 h
D. t = 40 h
Câu 19: Một bếp điện khi họat động bình thường có điện trở R = 100  và cường độ dòng
điện qua bếp là I = 5A, Tính nhiệt lượng tỏa ra trong mỗi giờ
A. Q = 2500 J
B. Q = 2,5kWh
C. Q = 500 J
D. Q = 5 kWh
Câu 20: Một bóng đèn ghi 3V – 3W khi đèn sáng bình thường điện trở đèn có giá trị là:
A. 9Ω
B. 3Ω
C. 6Ω
D. 12Ω
Câu 21: Để bóng đèn 120V – 60W sáng bình thường ở mạng điện có hiệu điện thế 220V
người ta phải mắc nối tiếp với nó một một điện trở R có giá trị là:
A. 410Ω
B. 80Ω
C. 200Ω
D. 100Ω
Câu 22: Trong một mạch điện kín nếu mạch ngồi có điện trở tương đương RN thì hiệu suất
của nguồn điện có điện trở r được tính bởi biểu thức:
A. H =

B. H =


C. H =

D. H =
Câu 23: Cho mạch điện như hình vẽ, bỏ qua các điện trở dây nối và ampe kế,
ξ = 3V, r = 1Ω, ampe kế chỉ 0,5A. Giá trị của điện trở R là:
A. 1Ω
B. 2Ω
C. 5Ω
D. 3Ω

A

R
ξ, r

Câu 24: Một nguồn có ξ = 3V, r = 1Ω nối với điện trở ngoài R = 1Ω thành
mạch điện kín. Cơng suất của nguồn điện là:
A. 2,25W
B. 3W
C. 3,5W
D. 4,5W
Câu 25: Một mạch điện kín gồm nguồn điện suất điện động ξ = 6V, điện trở trong r = 1Ω
nối với mạch ngoài là biến trở R, điều chỉnh R để công suất tiêu thụ trên R đạt giá trị cực
đại. Cơng suất đó là:
A. 36W
B. 9W
C. 18W
D. 24W
Câu 26: Các pin giống nhau có suất điện động ξ0, điện trở trong r0 mắc hỗn hợp đối xứng
gồm n dãy, mỗi dãy có m nguồn mắc nối tiếp. Bộ nguồn này mắc với điện trở ngồi R thì

cường độ dòng điện qua điện trở R là:
A. I =

B. I =

C. I =

D. I =

Câu 27: Cho mạch điện như hình vẽ. Mỗi pin có ξ = 1,5V; r = 1Ω. Điện trở mạch ngồi R =
3,5Ω. Tìm cường độ dịng điện ở mạch ngồi:
A. 0,88A
B. 0,9A
C. 1A
D. 1,2A
R
17


Câu 28: Cho mạch điện như hình vẽ,bỏ qua điện trở các dây nối, biết
1  3V ; r = 1Ω ; 1  6V ; r = 1Ω; R = 6Ω; R = 12Ω. Cường độ dịng
1
2
1
2

qua mạch chính là
A. 1,5A

B. 0,5A


C. 1A

R 1

R 2

D. 2A

Câu 29: Một mạch điện kín gồm nguồn điện có   12V, r  2 . Mạch ngoài gồm các đèn
loại 3V – 6W mắc thành n hàng, mỗi hàng gồm m đèn mắc nối tiếp. Xác định cách mắc để
đèn sáng bình thường?
A. m=3,n=2
B. m=2, n=3
C. m=4, n=6
D. m=6,n=4
R5
Câu 30: Cho sơ đồ mạch điện như hình vẽ. Biết R1 = R3 =15 ;
,r
R2 = 10; R4 = 9; R5 = 3; E = 24V, r = 1,5 , C = 2F, điện
A
trở Ampe kế không đáng kể. Số chỉ Ampe kế và năng lượng của
R1
R2
R3
tụ điện trong mạch là:
A. 1A; 2,25.10-4J
C. 2A; 2,5.10-4J

R4


B. 1A; 5.10-4J
D. 2A; 5.10-4J

C
Câu
Đ/á
n
Câu
Đ/á
n

1
B

2
D

3
B

4
B

5
B

6
B


7
D

8
D

9
C

10
A

11
B

12
C

13
B

14
C

15
A

16
B


17
B

18
C

19
B

20
B

21
C

22
C

23
C

24
D

25
B

26
C


27
C

28
B

29
A

30
A

Nhận xét: Bình thường khi ôn tập trực tuyến, giáo án tôi chuẩn bị là các bài tập dưới dạng
trắc nghiệm vì chỉ có bài tập dạng này mới bao quát đầy đủ kiến thức trong một chủ đề từ
định tính đến định lượng. Bài tập được đưa vào trang Word (hạn chế sử dụng powerpoint vì
dung lượng khá nặng, khi đường truyền internet yếu thì sẽ ảnh hưởng tới việc học tập) rồi
chia sẻ lên màn hình để các em đọc và làm, sau đó tơi sẽ gọi tên từng em một đọc đáp án.
Làm như vậy sẽ giúp các em tập trung học hơn và em nào cũng phải làm bài tập do tôi đưa
ra.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Trong năm học 2019 – 2020, bước sang học kì II được hơn 1 tháng thì dịch bệnh
covid-19 đã ảnh hưởng tới việc dạy học, làm gián đoạn việc dạy học của GV và HS. Các em
HS phải nghỉ học tạm thời để cách li xã hội nhằm phòng chống dịch bệnh lây lan. Việc nghỉ
học dài ngày đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập của các em. Vấn đề đặt ra ở đây là
làm sao để khi quay trở lại trường học các em có thể tiếp thu ln được kiến thức mới, đồng

18


nghĩa với việc làm sao có thể ơn tập lại kiến thức đã học cho các em khi thầy trò đều khơng

được đến trường.
Trong cái khó lại ló cái khơn, phong trào dạy học trực tuyến đã bùng nổ và lan rộng
khắp cả nước, ở trường tôi cũng không phải ngoại lệ. Tôi là một trong năm GV trong trường
đi tiên phong trong việc dạy học trực tuyến bằng phần mềm Zoom để ôn tập, cũng cố kiến
thức cho HS. Sau đó một số GV khác cũng bắt đầu sử dụng phần mềm này để ôn tập kiến
thức cho lớp mình dạy nhưng lúc đầu họ lại gặp một số khó khăn khi sử dụng. Họ đã nhờ tơi
hướng dẫn trong việc cài đặt, đăng kí tài tài khoản cá nhân và cài đặt các chức năng cần
thiết cho phòng học online.
Trong năm học này, nhà trường có hai lớp chọn là 11C1 và 11C2, riêng lớp 11C1 tôi
được phân công giảng dạy từ năm lớp 10 đến nay. Khi tơi kêu gọi trong nhóm facebook các
em HS trong lớp 11C1 để học trực tuyến thì các em rất hào hứng với đề xuất này vì thời
gian các em nghỉ học khá dài ít đụng đến sách vở và cái chính là các em được học tập trong
một mơi trường hồn tồn mới trên mạng. Mọi thơng tin hiểu biết về phần mềm Zoom, tôi
đều chia sẻ cho các em thông qua tài khoản facebook được lập riêng cho lớp nên việc cài
đặt phần mềm và vào phòng học theo lịch đối với các em rất dễ dàng.
Để kiểm tra tính hiệu quả của đề tài SKKN, tơi đã làm thực nghiệm sư phạm trên 2
lớp có chất lượng tương đương dựa vào điểm kiểm tra chất lượng đầu năm học. Lớp chọn
thực nghiệm là lớp 11C1 có 44 học sinh đã được tôi ôn tập trực tuyến bằng phần mềm
Zoom trong thời gian gần 2 tháng và lớp được chọn đối chứng là 11C2 có 42 học sinh
khơng được ôn tập, với một bài kiểm tra trắc nghiệm 45 phút. Kết quả (được làm tròn) cho
thấy lớp thực nghiệm có tỉ lệ phần trăm điểm cao, hơn hẳn lớp đối chứng.
LỚP
ĐC(11C2)
TN(11C1)

ĐIỂM SỐ
SỐ HS
ĐẠT ĐIỂM

1

0
0

2
0
0

3
0
0

4
6
3

5
11
6

6
13
8

7
7
10

8
4
9


9
1
5

10
0
3

3. KẾT LUẬN. KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Khi tơi đưa ý tưởng của mình là cần làm một đề tài sáng kiến kinh nghiệm về phần
mềm dạy học trực tuyến Zoom trước tổ bộ mơn nói riêng, GV trong trường nói chung, tơi đã
được các đồng chí hồn tồn ủng hộ ý tưởng này. Bởi vì rất nhiều GV của các bộ môn khác
trong trường đến thời điểm này chỉ nghe nói đến phần mềm dạy học trực tuyến Zoom, còn
19


một số đồng chí khác đã có ý định sử dụng nhưng chưa thực hiện được và tò mò muốn biết
cách thức sử dụng và sử dụng như thế nào để đạt được hiệu quả trong q trình ơn tâp, củng
cố kiến thức cho HS.
“Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”, do đó việc dạy học trên lớp, trên trường theo
cách dạy truyền thống lâu nay theo tôi là vẫn hiệu quả nhất. Nhưng có những lúc do điều
kiện khách quan mà cả GV và HS không thể đến trường được thì việc dạy học trực tuyến lại
là một phương án tối ưu nhất lúc này. Một hình thức dạy học mới nếu biết cách khai thác và
có phương pháp cụ thể sẽ mang tới 1 hiệu quả nhất định.
“Học, học nữa, học mãi” đó là chân lí xun suốt cho thầy và trị ln phải cố gắng
học tập không ngừng. Với mục tiêu nâng cao chất lượng dạy học, những sáng kiến kinh
nghiệm mà tôi làm từ trước tới bây giờ với mong muốn đưa những kinh nghiệm trong suốt
quá trình giảng dạy truyền đạt tới những học sinh thân yêu của mình cũng như các đồng

nghiệp trong trường nhằm đưa chất lượng chuyên môn nhà trường ngày càng đi lên.
3.2. Kiến nghị
Chúng ta đã bắt đầu bước vào thời đại Cơng nghệ 4.0, hơn nữa làn sóng bệnh dịch có
thể quay lại nước ta bất cứ lúc nào. Hơn lúc nào hết chúng ta phải luôn sẵn sàng tinh thần
đón nhận. Mỗi GV hãy trang bị cho mình một hình thức dạy học trực tuyến mới, nếu khơng
muốn tụt lại ở phía sau, để khi việc học tập bị gián đoạn bởi dịch bệnh hay một lí do nào
khác thì chúng ta khơng phải lo kiến thức của các em bị gián đoạn, lãng quên. Việc học là
khơng có điểm dừng, mỗi em HS ln là một đứa con tinh thần mà mỗi thầy cô lúc nào cũng
quan tâm lo lắng đến sự tiến bộ trong học tập của các em.
Từ năm học 2017 – 2018, Bộ GD&ĐT đã ban hành văn bản số 4116/BGDĐT, ngày
08/09/2017 về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ công nghệ thông tin đối với các Sở giáo
dục và Đào tạo. Qua đó, các sở GD&ĐT cần tập trung chỉ đạo triển khai 1 trong 3 nhiệm vụ
trọng tâm là triển khai có hiệu quả Đề án tăng cường ứng dụng CNTT trong quản lí và hỗ trợ
các hoạt động dạy học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào
tạo giai đoạn 2016 – 2020, định hướng đến năm 2025 (được phê duyệt theo Quyết định số
117/QĐ-TTg ngày 25/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ). Như vậy giáo dục cơng nghệ 4.0
có thể xem là sự phát triển tất yếu của của Thế giới nói chung và nước ta nói riêng. Đến thời
điểm bây giờ người ta đã thống kê được 7 phần mềm hỗ trợ giáo viên dạy trực tuyến là
TranS, TeamLink, Google Classroom, Microsoft Teams, Facebook Workplace, Skype và
Zoom. Trong đó phần mềm Zoom vẫn được sử dụng phổ biến nhất vì những ưu thế riêng của
20


nó, mặc dù tính bảo mật của nó khơng được đánh giá cao, nhưng có lẽ người làm giáo dục
chỉ quan tâm tới việc giảng dạy nên yếu tố bảo mật khơng cịn quan trọng lắm nữa.
Ngay từ bây giờ các nhà làm giáo dục nên tổ chức các buổi hội nghị nhằm chia sẻ
những kinh nghiệm khi dạy học trực tuyến, ưu thế của nó ở hiện tại và trong tương lai tới
những GV bộ môn đang trực tiếp giảng dạy trên lớp để họ hiểu tác dụng của nó và vận dụng
nó để dạy học trong những điều kiện, hoàn cảnh nào là phù hợp nhất.
Trên đây là một số kinh nghiệm mà tơi đã trình bày, tơi hy vọng nó sẽ có ích cho cơng

tác giảng dạy của giáo viên và cho việc học của các em HS trong thời đại cơng nghệ 4.0 hiện
nay. Vì thời gian có hạn nên tơi chưa thể hướng dẫn cài đặt các chức năng cho phần mềm
một cách đầy đủ nhất, lượng bài tập mà tơi đưa ra cịn chưa đa dạng và phong phú; việc làm
đề tài sáng kiến kinh nghiệm này hồn tồn mang tính chủ quan nên khơng thể tránh khỏi
thiếu sót, rất mong được sự góp ý của bạn đọc và các bạn đồng nghiệp để đề tài ngày càng
hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!

XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG

Nông Cống, ngày 06 tháng 07 năm 2020
CAM KẾT KHÔNG COPY.

Nguyễn Mạnh Hùng

21



×