Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Rèn luyện kĩ năng làm bài thi trắc nghiệm môn lịch sử cho học sinh THPT trong kì thi tốt nghiệp – trung học phổ thông quốc gia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (345.59 KB, 21 trang )

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Sinh thời thời chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy:
“Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam"
Lời dạy của Người luôn là bài học sâu sắc trong mọi thời đại, mọi ngành,
mọi giới, đặc biệt đối với những người đang thầm lặng hiến dâng trong sự
nghiệp "Trồng người". Do đó, làm tốt công tác giáo dục lịch sử cho học sinh
là góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong thời kỳ đổi mới, có ý
nghĩa vô cùng quan trọng đối với mỗi nhà trường. Bởi "Lịch sử là thầy dạy của
cuộc sống", "Muốn đào tạo con người phù hợp với thời đại, chúng ta cần phải
không ngừng cải tiến chất lượng dạy học lịch sử " (Hội đồng quốc tế khoa học
Lịch sử - 1980).
Thế kỉ XXI là thế kỉ của sự phát triển như vũ bão của khoa học, công nghệ
thông tin. Để sánh vai với cường quốc năm châu, tiến tới hoàn thành sự nghiệp
Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước, xây dựng Việt Nam thành quốc gia
giàu mạnh, dân chủ, văn minh thì hơn lúc nào hết, ưu tiên cho giáo dục và đào
tạo phải được coi là “Quốc sách hàng đầu". Qua đó, đào tạo ra những con người
Việt Nam xã hội chủ nghĩa đáp ứng yêu cầu của thời đại, với kiến thức toàn
diện, tạo nên lòng tự hào dân tộc sâu sắc và ý thức vươn lên xứng tầm với lịch
sử dựng nước và giữ nước của cha ông.
Để làm tốt nhiệm vụ “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng
nhân tài” theo chủ trương của Đảng và Nhà nước, Ngành giáo dục chúng ta
đang cố gắng hướng đến sự phát triển tối đa những năng lực tiềm tàng trong mỗi
học sinh, góp phần nâng cao hiệu quả dạy học của nhà trường. Ở các trường
Trung học phổ thông hiện nay, đồng thời với nhiệm vụ phổ cập giáo dục, nâng
cao chất lượng đại trà thì việc nâng cao chất lượng mũi nhọn cho học sinh ở các
môn học đang thực sự được quan tâm, nhất là với những nhà giáo tâm huyết với
nghề. Trong các nhiệm vụ đó, việc nâng cao hiệu quả thi tốt nghiệp – Trung học
phổ thông Quốc gia cho học sinh có vai trò quan trọng, không chỉ giúp các em
tích lũy nhiều kiến thức sâu rộng, tăng thêm sự yêu thích đối với bộ môn…. mà


còn góp phần đánh giá đúng khả năng của bản thân, định hướng tương lai cho
các em và khẳng định thương hiệu của nhà trường.
Qua thực tiễn giáo dục nhiều năm qua ở các trường Trung học phổ thông
cho thấy công tác ôn luyện thi trắc nghiệm môn Lịch sử cho các em đã được
nhiều giáo viên chú trọng, trau dồi về phương pháp và chất lượng, song vẫn còn
những bất cập nhất định như: Còn nặng lối dạy học truyền thống về cung cấp
kiến thức tự luận, sự phân tích cấu trúc đề và kĩ năng làm bài trắc nghiệm chưa
thật sự khoa học, phần lớn chỉ làm theo kinh nghiệm bản thân…Từ những bất
cập trên dẫn đến hiệu quả thi tốt nghiệp – Trung học phổ thông Quốc gia môn
lịch sử cho học sinh chưa đạt như mong muốn.
Mặt khác, do quan niệm sai lệch về vị trí, chức năng của môn lịch sử
trong đời sống xã hội, không ít học sinh và phụ huynh có thái độ xem thường bộ
môn lịch sử, coi đó là môn học phụ, không cần rèn luyện kĩ năng làm bài…
1


Thực trang đó dẫn đến hậu quả nhiều năm liên tục, kết quả môn thi này luôn
nằm trong tốp điểm thấp nhất trong kì thi tốt nghiệp – Trung học phổ thông
Quốc gia ở toàn quốc và nhiều nhà trường, trong đó có trường THPT Lam Kinh
của chúng tôi.
Là một giáo viên giảng dạy môn Lịch sử ở trường Trung học phổ thông,
tôi nhận thấy học sinh của trường phần lớn là thuần nông, đời sống kinh tế còn
khó khăn, học sinh ít được tiếp cận với các vấn đề lịch sử; sự thức thời trong kĩ
năng làm bài thi theo phương pháp đổi mới còn hạn chế… Băn khoăn trước thực
trạng đó, tôi luôn tìm tòi, nghiên cứu để nâng cao kiến thức, phương pháp giảng
dạy của bộ môn để gây hứng thú học tập môn lịch sử cho học sinh, nhất là việc
rèn luyện kĩ năng làm bài thi trắc nghiệm trong kì thi tốt nghiệp – Trung học phổ
thông Quốc gia cho các em cho đạt hiệu quả cao.
Xuất phát từ những lý do cơ bản trên, tôi đã lựa chọn đề tài nghiên
cứu “Rèn luyện kĩ năng làm bài thi trắc nghiệm môn Lịch sử cho học sinh

THPT trong kì thi tốt nghiệp – Trung học phổ thông Quốc gia” làm đề tài
nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm của mình. Rất mong được đồng nghiệp chia
sẻ, góp ý để sáng kiến của tôi thực sự đem lại thành công và hiệu quả cho công
tác giảng dạy của bản thân và đồng nghiệp.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
- Đối với người dạy: Nhằm giúp cho giáo viên giảng dạy môn Lịch sử một số
kinh nghiệm trong việc rèn luyện kĩ năng làm bài thi trắc nghiệm môn Lịch sử
cho học sinh trong kì thi tốt nghiệp – Trung học phổ thông Quốc gia.
- Đối với người học: Đây là một số biện pháp quan trọng giúp các em lĩnh hội
kiến thức và làm bài thi lịch sử hiệu quả hơn.
1. 3. Đối tượng nghiên cứu:
- Học sinh lớp 12 hệ THPT.
- Rèn luyện kĩ năng làm bài thi trắc nghiệm môn Lịch sử cho học sinh THPT
trong kì thi tốt nghiệp – Trung học phổ thông Quốc gia.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Khi thực hiện sáng kiến kinh nghiệm này, cá nhân tôi đã thực hiện các
phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp tham khảo: Tham khảo các nguồn: Kinh nghiệm thực tiễn của
đồng nghiệp, sách, báo, tạp chí, các bài tham luận trên Internet.
- Phương pháp khảo sát thực tế: Quan sát, khảo sát thực tế việc ôn luyện và kết
quả thi trắc nghiệm môn Lịch sử của học sinh THPT trong kì thi tốt nghiệp –
THPT Quốc gia ở nhiều trường THPT trong nhiều năm để thu thập thông tin và
xác định biện pháp phù hợp.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phân tích và tổng hợp tư liệu về các vấn
đề có liên quan đến đề tài. Tham chiếu kết quả của bộ môn trong trường và trên
địa bàn huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
- Phương pháp thử nghiệm: Thử áp dụng các giải pháp sáng kiến của cá nhân
để nâng cao hiệu quả thi trắc nghiệm môn Lịch sử cho học sinh THPT trong kì
thi tốt nghiệp – Trung học phổ thông Quốc gia ở các năm học.
Các phương pháp trên được kết hợp trong quá trình nghiên cứu đề tài.

2


2. PHẦN NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Dân tộc Việt Nam có lịch sử từ lâu đời, với quá trình hàng nghìn năm
dựng nước và giữ nước. Nhân dân ta không chỉ có truyền thống dân tộc anh
hùng mà còn có kinh nghiệm phong phú, quý báu về việc giáo dục lịch sử cho
thế hệ trẻ, về việc rút bài học quá khứ cho cuộc đấu tranh và lao động trong hiện
tại. Kiến thức lịch sử góp phần xây dựng đường lối, chủ trương, chính sách, trở
thành vũ khí sắc bén trong công cuộc dựng nước và giữ nước. Ngày nay, “cùng
với quá trình Quốc tế hóa ngày càng mở rộng thì trở về nguồn cũng là một
trong những xu thế chung của các dân tộc trên thế giới. Với chúng ta, đó chính
là sự tìm tòi, phát hiện ngày càng sâu sắc hơn những đặc điểm của xã hội Việt
Nam, những phẩm chất cao quý, những giá trị truyền thống và những bài học
lịch sử giúp chúng ta lựa chọn và tiến hành bước đi thích hợp, hướng mục tiêu
dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh” (theo nguyên Tổng Bí thư
Đỗ Mười) .
Chất lượng bộ môn Lịch sử được đánh giá không phải bằng việc ghi nhớ
nhiều sự kiện mà cần hiểu đúng lịch sử, làm bài tốt môn lịch sử. Như cố Thủ
tướng Phạm Văn Đồng đã từng viết: “Lịch sử đâu phải là một chuỗi sự kiện để
người viết sử ghi lại, rồi người giảng sử đọc lại, người học sử học thuộc lòng”.
Điều quan trọng là qua học tập, “chúng ta thấy được cái gì qua các thời đại lịch
sử và từ đó chúng ta rút ra được kết luận gì, bài học gì. C. Mác- một nhà sáng
lập ra chủ nghĩa Mác – Lênin đã vũ trang cho chúng ta một phương pháp luận
đúng đắn để nghiên cứu lịch sử, để rút ra những kết luận có ý nghĩa quan trọng
thiết thực”. Đây chính là cơ sở để những người quan tâm đến sử học và những
thầy cô giáo giảng dạy môn Lịch sử cần nhận thức đúng, sâu sắc, ý nghĩa, vị trí
đúng của bộ môn Lịch sử ở trường Trung học phổ thông.
Mục tiêu của thi trắc nghiệm Lịch sử ở trường Trung học phổ thông là:

*Về kiến thức: Khái quát hóa chương trình lịch sử để học sinh nắm được những
sự kiện cơ bản trong quá trình phát triển của lịch sử thế giới và lịch sử dân tộc…
Tiếp tục rèn luyện kĩ năng làm bài thi trắc nghiệm môn Lịch sử cho học sinh, tạo
hứng thú say mê học tập, tìm hiểu Lịch sử cho học sinh.
* Về tư tưởng: Giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, có ý thức xây dựng và
bảo vệ quê hương, đất nước, tự hào về những thành tựu văn hóa, văn minh mà tổ
tiên ta và loài người đã đạt được. Đánh giá đúng khả năng của bản thân để có
định hướng phù hợp cho tương lai của mình.
* Về kĩ năng: Rèn luyện cho học sinh kĩ năng tư duy lịch sử và tư duy logic,
nâng cao năng lực khái quát, đánh giá sự kiện, hiện tượng trong mối quan hệ
không gian, thời gian và nhân vật lịch sử. Phát triển khả năng phân tích, đánh
giá, so sánh, khái quát, tổng hợp ... Vận dụng các kiến thức vào thực tiễn của
cuộc sống. Biết đặt vấn đề và giải quyết vấn đề trong quá trình học tập và cuộc
sống hàng ngày.
Trong các mục tiêu đó thì việc rèn luyện kĩ năng làm bài thi theo hình
thức trắc nghiệm là một nhiệm vụ rất quan trọng giúp cho ngành giáo dục phát
3


hiện nhân tài, lựa chọn những hạt giống tốt cho tương lai của đất nước trong sự
nghiệp trồng người. Qua đó, góp phần khẳng định chất lượng giáo dục, uy tín
của giáo viên và nhà trường. Đồng thời còn có ý nghĩa thiết thực trong việc bồi
dưỡng tài năng tương lai cho quê hương, đất nước.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Trong hệ thống các môn học ở trường Trung học phổ thông, môn lịch sử
có vai trò quan trọng trong việc giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, lòng tự
hào dân tộc… là hành trang quan trọng cho học sinh bước vào sự nghiệp, tương
lai. Phát huy ưu thế đó, tại trường THPT Lam Kinh và trên địa bàn huyện Thọ
Xuân, trong nhiều năm qua, việc rèn luyện kĩ năng làm bài thi trắc nghiệm nói
chung và môn Lịch sử nói riêng cho học sinh trong kì thi tốt nghiệp – Trung học

phổ thông Quốc gia Lịch sử đã được sự quan tâm của Ban giám hiệu, giáo viên
và các quý bậc phụ huynh. Đội ngũ các Thầy, cô giáo cùng bộ môn ở các trường
trong huyện đều nhiệt tình tích cực, trao đổi phương pháp, kinh nghiệm chuyên
môn, thông qua bồi dưỡng chuyên đề thường xuyên, thao giảng, sử dụng công
nghệ thông tin…góp phần nâng cao hơn chất lượng làm bài thi trắc nghiệm môn
Lịch sử cho học sinh THPT trong kì thi tốt nghiệp – Trung học phổ thông Quốc
gia.
Tuy nhiên trong thực tiễn giảng dạy đã cho thấy việc làm bài thi trắc
nghiệm môn Lịch sử cho học sinh THPT trong kì thi tốt nghiệp – Trung học phổ
thông Quốc gia còn nhiều bất cập, hạn chế. Biểu hiện ở quan niệm xã hội về vị
trí môn lịch sử là môn phụ nên việc quan tâm, đầu tư cho con em học tập bộ
môn chưa nhiều; học sinh chưa giành thời gian thường xuyên cho việc học môn
tập bộ môn Lịch sử và ôn luyện còn rất hạn chế. Khối lượng kiến thức ôn thi trắc
nghiệm còn dàn trải và khá nặng, gồm cả hai phần lịch sử thế giới và Việt Nam,
ở cả hai khối 11 và 12…. Do đó, một số giáo viên khó khăn trong việc rèn luyện
khả năng làm bài cho học sinh, mà nặng về việc truyền thụ đúng, đủ được kiến
thức hết khung chương trình theo qui định. Cách dạy truyền thống còn phổ biến
ở nhiều trường học.
Mặt khác, Môn Sử nói riêng và các môn khoa học xã hội đang bị quay
lưng trong việc lựa chọn khối thi, ngành thi của học sinh. Việc học sinh bây giờ
ngại học Sử, ngán thi Sử là một sự thật bởi rất nhiều căn nguyên khác nhau. Bắt
đầu từ kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia năm 2017, Bộ giáo dục và Đào tạo
quyết định Lịch Sử là môn thi trắc nghiệm 100% với tên gọi một bài thi trong tổ
hợp môn khoa học xã hội thay cho một môn thi truyền thống là bài thi tự luận
180 phút. Xu thế và tâm lý học sinh bây giờ “học thực dụng” theo kiểu “ứng
thi”, thi gì, học nấy thay cho trước đây là học gì, thi nấy. Phần lớn các em chưa
được rèn luyện đầy đủ các kĩ năng làm bài thi trắc nghiệm Lịch sử. Do đó hiệu
quả bài thi trắc nghiệm môn Lịch sử cho học sinh THPT trong kì thi tốt nghiệp –
Trung học phổ thông Quốc gia chưa cao.
Qua phân tích thực trạng thi trắc nghiệm môn Lịch sử cho học sinh THPT

trong kì thi tốt nghiệp – Trung học phổ thông Quốc gia hiện nay, cá nhân tôi
nhận thấy việc nghiên cứu và những giải pháp của đề tài là hiệu quả, thiết thực,
4


phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ của ngành, của đồng nghiệp tâm huyết với bộ
môn Lịch sử.
Qua 5 năm học (2015 - 2016 đến năm học 2019 - 2020) đảm nhận việc ôn
luyện thi tốt nghiệp – Trung học phổ thông Quốc gia môn lịch sử của ở Trung
học phổ thông Lam Kinh, tôi đã đúc kết được những kinh nghiệm rèn luyện thi
theo hình thức trắc nghiệm cho học sinh lớp 12.
2.3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả Rèn luyện kĩ năng làm bài thi trắc
nghiệm môn Lịch sử cho học sinh THPT trong kì thi tốt nghiệp – Trung học
phổ thông Quốc gia.
2.3.1. Trước hết giáo viên giảng dạy cần xác định đúng chương trình và cấu
trúc cơ bản của đề thi tốt nghiệp – Trung học phổ thông Quốc gia môn lịch sử
cho học sinh .
Về chương trình, từ các đề thi minh họa của Bộ giáo dục và Đào tạo đã
công bố, điều tối quan trọng đầu tiên mà các em học sinh cần biết và hiểu là kiến
thức các câu hỏi đề thi trắc nghiệm rải đều tất cả các phần, các chương của của
chương trình sách giáo khoa Lịch Sử lớp 12 và một phần của Lịch sử lớp 11
hiện hành. Năm học 2019 – 2020, khung chương trình được Bộ giáo dục và Đào
tạo công bố đề thi trắc nghiệm tốt nghiệp – Trung học phổ thông Quốc gia môn
Lịch sử là:

5


Về cấu trúc đề thi, các câu hỏi sẽ có các cấp độ từ nhận biết kiến thức đến
thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao theo “ma trận đề” của Bộ. Cụ thể:

- Số lượng câu hỏi kiến thức của đề thi lịch sử gồm: 90% câu hỏi vẫn thuộc
chương trình lớp 12, 10% câu hỏi thuộc lớp 11.
+ Câu hỏi phần lịch sử thế giới là 30% (Thông thường gồm 12 câu hỏi) .
+ Câu hỏi phần lịch sử Việt Nam là 70% (Thông thường gồm 28 câu hỏi).
- Mức độ phân bố câu hỏi từ “nhận biết kiến thức”, “thông hiểu”, “vận dụng”,
“vận dụng cao” sẽ dao động là 60%, 20%,10%, 10%. Đề thi sẽ có sự phân hóa
từ thấp đến cao, từ dễ đến khó đảm bảo về cơ bản các mức độ sau:
+ Mức độ nhận biết: Là những câu hỏi đơn giản mang tính chất tái hiện kiến
thức lịch sử như sự kiện, thời gian, không gian, nhân vật…
+ Mức độ thông hiểu: là những câu hỏi yêu cầu học sinh phải lý giải, phân tích,
chứng minh được các vấn đề lịch sử dùng để đánh giá năng lực học sinh ở mức
độ cao hơn.
+ Mức độ vận dụng (bao gồm vận dụng và vận dụng cao): Là những câu hỏi
yêu cầu học sinh phải đưa ra những nhận xét, đánh giá; vận dụng được kiến thức
đã học để giải quyết một nhiệm vụ hoặc một vấn đề thực tiễn đặt ra. Đây là
nhóm câu hỏi khó nhất và phân loại, phân hóa học sinh cao nhất.
Một số câu hỏi khó như: Câu 31, câu 34, câu 39. Đây là những câu hỏi so
sánh hoặc phân tích, học sinh phải hiểu bản chất của sự kiện và có cái nhìn khái
quát các sự kiện mới có thể trả lời được. Các câu hỏi đều tập trung vào đặc trưng
của các sự kiện lịch sử, không đi sâu vào chi tiết. Nội dung các câu hỏi cũng là
những vấn đề rất quen thuộc với học sinh, đã xuất hiện nhiều trong các đề thi
trước đó.
Việc xác định đúng chương trình và cấu trúc cơ bản của đề thi tốt nghiệp –
Trung học phổ thông Quốc gia môn lịch sử có ý nghĩa vô cùng quan trọng để
giáo viên và học sinh có sự định hướng ngay từ đầu khóa học, năm học. Từ đó
xác định đúng những nội dung kiến thức cần ôn luyện và các kĩ năng phải rèn
luyện khi làm bài thi.
2.3.2.Thứ hai, giáo viên cần hệ thống hóa kiến thức bằng “sơ đồ tư duy”cho
học sinh và phân nhóm học sinh cho phù hợp với khả năng.
Về những kiến thức căn bản theo khung chương trình: Giáo viên cần rèn

luyện cho học sinh học tập bằng kỹ năng khái quát hóa, hệ thống hóa kiến
thức bằng “sơ đồ tư duy”.
Đặc thù của môn lịch sử là hiện hữu nhiều mốc sự kiện, không gian, thời
gian nên các em nên hệ thống hóa kiến thức dưới dạng sơ đồ tư duy để ghi nhớ
kiến thức hiệu quả hơn.Trong quá trình giảng dạy, tùy vào nội dung và tính chất
của từng bài giảng, sau mỗi bài học, mỗi chương, mỗi giai đoạn giáo viên có thể
định hướng, hướng dẫn học sinh làm “sơ đồ tư duy” dựa trên nguyên lý từ
“cây” đến “cành” đến “nhánh”, từ ý lớn sang ý nhỏ theo phương pháp “diễn
dịch”: luận điểm, luận cứ, luận chứng.
Từ những kiến thức, sự kiện, vấn đề cơ bản của từng bài, từng chương, từng
phần trong sách giáo khoa hiện hành, thông qua sơ đồ tư duy, các em sẽ tự biết
6


cách tổng hợp và xâu chuỗi kiến thức theo trình tự, trật tự kiến thức và lý giải
các mối quan hệ tác động biện chứng, nhân quả giữa các vấn đề, sự kiện.
Từ đó các em sẽ thấy các bài học sẽ trở nên ngắn gọn hơn, súc tích và dễ hiểu,
dễ nhớ hơn. Khi đó, kỹ năng tự học của các em sẽ trở nên bớt nhàm chán khi tự
học ở nhà.
Với chương trình lịch sử lớp 12 hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo
theo cấu trúc và trình tự thời gian của lịch sử thế giới hiện đại từ 1945 đến 2000
và lịch sử Việt Nam từ 1919 đến năm 2000. Cụ thể:
- Ở phần lịch sử thế giới, các em nên học và ôn theo từng vấn đề, chuyên đề với
6 nội dung chủ yếu của lịch sử thế giới từ 1945 đến 2000:
+Trật tự thế giới hai cực Ianta;
+ Sự hình thành, phát triển và khủng hoảng, sụp đổ của hệ thống CNXH của
Liên Xô, Đông Âu;
+ Phong trào giải phóng dân tộc Á - Phi - Mỹ La tinh;
+ Những chuyển biến quan trọng của CNTB sau chiến tranh thế giới thứ hai;
+ Sự mở rộng và đa dạng của quan hệ quốc tế nửa sau thế kỷ XX;

+ Sự bùng nổ của cách mạng khoa học - kỹ thuật sau chiến tranh thế giới thứ hai
và cách mạng khoa học - công nghệ hiện nay.
- Ở phần lịch sử Việt Nam, học sinh nên học theo từng giai đoạn lịch sử trong
một quá trình liên tục của các sự kiện lớn theo trình tự thời gian từ 1919 đến
2000 (1919-1930, 1930-1945, 1945-1946, 1946-1954, 1954-1975, 1975-2000).
Mỗi sự mở đầu của từng giai đoạn đều được bắt đầu những sự kiện lớn đánh dấu
một thời kỳ phát triển của dân tộc trong những bối cảnh lịch sử khác nhau.
Từ những kiến thức, sự kiện, giai đoạn lịch sử cụ thể từng phần, từng chương,
hãy học các bài tổng kết phần, chương để rèn luyện kỹ năng khái quát hóa kiến
thức và xâu chuỗi vẫn đề. Tất cả những kiến thức, những vấn đề và sự kiện lịch
sử cốt lõi nhất, nổi bật nhất đều hiện hữu trong các bài tổng kết và đa phần giáo
viên, học sinh không để ý.
Qua khái quát và hệ thống hóa kiến thức bằng sơ đồ tư duy, học sinh sẽ nắm
vững được nội dung, nhiệm vụ cách mạng của mỗi giai đoạn, từ đó rút ra mối
quan hệ tương tác, biện chứng của từng giai đoạn gắn liền với từng nhiệm vụ cụ
thể. Hoàn cảnh lịch sử thay đổi, đối tượng đấu tranh thay đổi thì chủ trương,
khẩu hiệu đấu tranh, hình thức đấu tranh cũng thay đổi.
Về phân nhóm học sinh: Giáo viên có thể phân nhóm học sinh tìm hiểu
kiến thức và luyện bài tập trăc nghiệm theo năng lực học sinh theo 3 nhóm:
- Học sinh có học lực khá, giỏi: Khái quát các kiến thức theo phân phối chương
trình và dạng bài tập trắc nghiệm theo dạng từ dễ đến khó, từ nhận biết đến vận
dụng cao.
- Học sinh có học lực trung bình: Khái quát các kiến thức cơ bản và dạng bài tập
trắc nghiệm từ nhận biết đến vận dụng thấp.
- Học sinh có học lực yếu, kém: Tập trung khái quát các kiến thức cơ bản và
dạng bài tập trắc nghiệm từ nhận biết đến thông hiểu.
Dạy học theo nhóm có thể tập trung những mặt mạnh của từng học sinh,
hoàn thiện cho nhau những điểm yếu. Dạy học theo nhóm nâng cao tính tương
7



tác giữa các thành viên trong nhóm. Tăng cường động cơ học tập, làm nảy sinh
những hứng thú mới. Kích thích sự giao tiếp, chia sẻ tư tưởng, nguồn lực và
cách giải quyết vấn đề phù hợp với khả năng của học sinh.
2.3.3. Giáo viên rèn luyện cho học sinh các kĩ năng thi có hiệu quả khi làm
bài thi trắc nghiệm.
a. Kĩ năng đọc và phân loại các câu hỏi.
Học sinh phải biết phân tích và xử lý nhanh, không nhất thiết phải làm theo
trình tự, số thứ tự của câu hỏi. Câu nào thấy dễ và tự tin thì làm trước, câu khó
làm sau. Trong 50 phút với 40 câu hỏi thì thí sinh không nên giành quá nhiều
thời gian cho nhưng câu hỏi khó mà mình không đủ kiến thức và sự tự tin. Thời
gian trung bình mỗi câu khoảng 1,25 phút.
Đối với mỗi câu hỏi, thí sinh sẽ có khoảng 1 đến 2 phút để tìm ra đáp án
trả lời. Tuy nhiên, sẽ có những câu thuộc vào phần kiến thức cơ bản, thuần túy
lý thuyết trong sách giáo khoa, thí sinh không cần đến 1 phút mà có thể trả lời
ngay sau khi đọc đề. Bên cạnh đó, cũng có những câu cần phải phân tích, tổng
hợp, suy luận mới hoặc những bài toán cần có sự tính toán. Thông thường những
câu này phải mất tới gần 3 phút. Nếu tính cả bốn phương án thì thời gian tìm đáp
án phải lên tới 4 đến 5 phút.
Thí sinh cần đặc biệt lưu ý những câu hỏi "bẫy" đưa ra nhiều đáp án gần
giống với đáp án đúng. Cần hết sức thận trọng và đọc kỹ, hiểu kỹ câu hỏi và các
phương án trả lời để lựa chọn chính xác nhất.
Với đề thi tốt nghiệp - Trung học phổ thông, sẽ có 10 câu dành cho học
sinh giỏi dùng để phân loại thí sinh. Kể cả đề thi tốt nghiệp và đề thi tuyển sinh
đều có phần kiến thức của cả hai năm trung học phổ thông, trong đó trọng tâm là
chương trình lớp 12. Vì thế, thí sinh cần phải nắm thật chắc toàn bộ chương
trình lớp 12, đồng thời không quên ôn kiến thức của năm lớp 11 theo cấu trúc
kiến thức của chương trình.
b. Kĩ năng đọc kỹ yêu cầu của câu hỏi và xác định “từ khóa”:
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc kĩ và xác định từ khóa trong từng câu

hỏi: từ khóa có thể là chữ, là số, là năm hoặc là cả giai đoạn…
Học sinh cần cẩn thận đọc kỹ yêu cầu của câu hỏi và tìm "từ khóa", có thể
lấy bút chì khoanh tròn "từ khóa" đó để lựa chọn phương án trả lời đúng nhất.
Đây được xem như cách giúp học sinh giải quyết câu hỏi nhanh nhất và không
bị lạc đề hay nhầm kiến thức.
Một số ví dụ minh họa: ở đây tôi chỉ trình bày nội dung chương trình lịch
sử lớp 12 (Ban cơ bản):
Ví dụ 1: Ý nào sau đây không phải là nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của
kinh tế Nhật Bản?
A. Con người được coi là vốn quý nhất.
B. Vai trò lãnh đạo, quản lý có hiệu quả của nhà nước.
C. Các công ty Nhật Bản năng động, có tầm nhìn xa.
D. Nhật Bản có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú.
8


Học sinh xác định từ khóa là không, đây là câu phủ định, từ đó tìm ra ý trả lời
sai sẽ là đáp án đúng. Đáp án D.
Ví dụ 2: Nguyên nhân quyết định nhất đưa cách mạng tháng Tám năm 1945 ở
Việt Nam giành thắng lợi là
A. Phát xít Nhật bị đồng minh đánh bại.
B. Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo.
C. dân tộc Việt Nam có truyền thống yêu nước chống ngoại xâm.
D. sự giúp đỡ của nhân dân thế giới.
Hướng dẫn học sinh xác định từ khóa là cụm từ: quyết định nhất và năm
1945 phải là nguyên nhân chủ quan, trong đó Đảng cộng sản Đông Dương lãnh
đạo là quan trọng nhất. Đáp án đúng nhất là đáp án B.
Ví dụ 3: Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) và chiến dịch Hồ Chí Minh (1975)
đều là:
A. có sự kết hợp với nổi dậy của quần chúng.

B. có sự điều chỉnh phương châm tác chiến.
C. tiêu diệt mọi lực lượng của đối phương.
D. là những trận quyết chiến chiến lược.
Hướng dẫn học sinh xác định từ khóa là đều. Phải hiểu đây là những chiến dịch
quan trọng kết thúc một giai đoạn nên phải chọn đáp án đúng nhất là đáp án D.
Ví dụ 4: “Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì
dùng cuốc, thuổng, gậy gộc” là những câu trích từ tài liệu nào dưới đây?
A.“Kháng chiến nhất định thắng lợi” của Tổng bí thư Trường Chinh.
B.“Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
C.“Tuyên ngôn độc lập” của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
D.“Toàn dân kháng chiến ” của Ban thường vụ Trung ương Đảng cộng sản Đông
Dương.
Hướng dẫn học sinh xác định từ khóa là câu trích từ tài liệu nào. Yêu cầu học
sinh đọc một đoạn tư liệu và phải hiểu đến đây chúng ta không thể nhân nhượng
kẻ thù được nữa vì chúng ta càng quyết tâm thì Pháp càng lấn tới nên đoạn trích
này thể hiện cao độ quyết tâm đánh thắng kẻ thù được nêu trong “Lời kêu gọi
toàn quốc kháng chiến” của Chủ Tịch Hồ Chí Minh. Đáp án chọn là B
Ví dụ 5: Thời cơ “ngàn năm có một” để nhân dân Việt Nam tổng khởi nghĩa
giành chính quyền năm 1945 kết thúc khi
A. quân đồng minh vào Đông Dương giải giáp quân đội Nhật.
B. thực dân Pháp bắt đầu nổ súng xâm lược trở lại Việt Nam.
C. Nhật cùng thực dân Anh chống phá chính quyền cách mạng.
D. Nhật giao Đông Dương cho quân Trung Hoa Dân Quốc.
Yêu cầu học sinh xác định từ khóa là kết thúc- nghĩa là thời cơ ngàn năm có
một chấm dứt khi quân đồng minh vào Đông Dương giải giáp quân đội Nhật.
Nếu để lỡ thời cơ đó thì khả năng giành chính quyền trong cả nước rất thấp. Đáp
án đúng là A.
Ví dụ 6: Một trong những điểm khác nhau giữa chiến dịch Điện Biên Phủ
(1954) và chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) ở Việt Nam là về
A. quyết tâm giành thắng lợi.

9


B. địa bàn mở chiến dịch.
C. kết cục quân sự.
D. huy động lực lượng đến mức cao nhất.
Yêu cầu học sinh xác định từ khóa là điểm khác để từ đó suy luận thời gian diễn
ra khác nhau nên địa bàn nổ ra chiến dịch cũng khác nhau. Đáp án đúng là B.
Ví dụ 7: Lực lượng giữ vai trò quan trọng và không ngừng tăng lên về số lượng
và trang bị trong “chiến tranh cục bộ” của Mĩ ở miền Nam Việt Nam là lực
lượng nào?
A. Lực lượng quân đồng minh của Mĩ.
B. Lực lượng quân Mĩ.
C. Lực lượng quân đội Sài Gòn.
D. Lực lượng quân ngụy và quân đồng minh của Mĩ.
Yêu cầu học sinh xác định từ khóa ở đây là: lực lượng giữ vai trò quan
trọng và “chiến tranh cục bộ”. Từ đó suy luận là tất cả các quân: Mĩ, đồng
minh và Sài Gòn đều tham gia nhưng vai trò quan trọng là quân Mĩ để chọn đáp
án đúng là B.
Ví dụ 8: Trong thời kì 1954-1975, đâu là một trong những nguyên nhân trực tiếp
làm cho Việt Nam trở thành nơi diễn ra “sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to
lớn và có tính thời đại sâu sắc ”?
A. Mĩ chuyển trọng tâm chiến lược toàn cầu sang Việt Nam.
B. Phe xã hội chủ nghĩa ủng hộ Việt Nam chống Mĩ.
C. Hiệp định Giơnevơ chia cắt Việt Nam thành hai miền.
D. Việt Nam chịu sự chi phối của cục diện hai phe, hai cực.
Yêu cầu học sinh xác định từ khóa ở đây là thời kì 1954-1975 và tầm quan
trọng quốc tế to lớn để chọn đáp án đúng là A.
Ví dụ 9: Ý nào dưới đây là mối lo ngại lớn nhất của Mĩ sau chiến tranh thế giới
thứ hai?

A. Nội chiến Quốc- Cộng kết thúc, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời.
B. Nhật Bản, Tây Âu vươn lên thành trung tâm kinh tế tài chính lớn của thế giới.
C. Chủ nghĩa xã hội mở rộng, trải dài từ châu Âu tới phía đông châu Á.
D. Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử, phá vỡ thế độc quyền nguyên tử
của Mĩ.
Yêu cầu học sinh xác định từ khóa là mối lo ngại lớn nhất. Tất cả đáp án
đều là khó khăn đối với Mĩ, nhưng lớn nhất thì hướng học sinh phải chọn đáp án
nào quan trọng và bao trùm nhất là yếu tố chính trị để chọn, đáp án đúng là C.
Ví dụ 10: Thực tiễn 30 năm chiến tranh cách mạng Việt Nam (1954-1975) cho
thấy hậu phương của chiến tranh nhân dân:
A. Không thể phân biệt rạch ròi với tiền tuyến chỉ bằng yếu tố không gian.
B. Ở phía sau và phân biệt rạch ròi với tiền tuyến bằng yếu tố không gian.
C. Luôn ở phía sau và bảo đảm cung cấp sức người, sức của cho tiền tuyến.
D. Là đối xứng của tiền tuyến, thực hiện nhiệm vụ chi viện cho tiền tuyến.
Yêu cầu học sinh phải hiểu hậu phương không thể phân biệt rạch ròi với
tiền tuyến bằng yếu tố không gian vì trong kháng chiến chống Mĩ, miền Bắc
không chỉ là hậu phương mà còn cùng miền Nam trực tiếp chống Mĩ. Chi viện
10


nhân lực, vật lực cho miền Nam, chiến đấu chống hai cuộc chiến tranh phá hoại
miền Bắc của Mĩ. Đáp án đúng là A.
Việc xác định đúng câu từ khóa trong câu hỏi sẽ giúp học sinh xác định
đúng yêu cầu của đề và đưa ra đáp án trả lời một cách nhanh nhất, chính xác
nhất. Qua đó tránh được những sai xót không đáng có trong bài thi, không sợ lạc
đề hay nhầm kiến thức.
c. Kĩ năng phân biệt các loại câu hỏi trong đề bài.
Trong cấu trúc đề thi trắc nghiệm môn lịch Sử trong kì thi tốt nghiệp Trung học phổ thông quốc gia hiện nay, có nhiều dạng câu hỏi nên học sinh cần
phân biệt một số dạng câu hỏi thường gặp sau:
- Dạng 1: Dạng câu hỏi Yêu cầu thí sinh lựa chọn câu trả lời

đúng
Dạng câu hỏi này thường yêu cầu mức độ nhận biết. Trong 4 phương án
gây nhiễu (A, B, C, D) sẽ có một phương án đúng, còn lại đều sai, các em chỉ
cần khoanh tròn câu trả lời đúng là có điểm.
Các câu hỏi này thường ở mức độ nhận biết và không quá đánh đố thí sinh.
Chỉ cần nắm chắc kiến thức cơ bản và lựa chọn câu trả lời đúng là có thể dành
trọn điểm phần này. Trong trường hợp không chắc chắn, bạn có thể
dùng phương pháp loại trừ.
Ví dụ 11: Trong chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975, lực lượng chính trị giữ vai
trò như thế nào?
A. hỗ trợ lực lượng vũ trang.
B. quyết định thắng lợi.
C. nòng cốt.
D. xung kích.
⇒ Đáp án đúng là A. Bởi trong thực tế diễn biến chiến dịch, lực lượng vũ trang
là lực lượng xung kích, giữ vai trò nòng cốt, quyết định trong việc đánh bại
chính quyền Việt Nam Cộng hòa, còn lực lượng chính trị chỉ là những người dẫn
đường giúp quân giải phóng có thể tiến vào giải phóng Sài Gòn thuận lợi.
Ví dụ 12: Bộ phận phản động và hiếu chiến nhất của chủ nghĩa tư bản là
A. chủ nghĩa phát xít.

C. chủ nghĩa dân tộc cực đoan.

B. chủ nghĩa khủng bố.

D. chủ nghĩa tư bản độc quyền.

⇒ Đáp án đúng là A
11



Ví dụ 13: Yêu cầu số 1 của nông dân Việt Nam thời thuộc Pháp là gì?
A. Ruộng đất.

C. Tự do dân chủ.

B. Độc lập dân tộc.

D. Quyền công dân.

⇒ Đáp án đúng là A
- Dạng 2. Dạng câu hỏi yêu cầu thí sinh lựa chọn câu trả lời đúng nhất
Dạng câu hỏi này nhằm phân hóa thí sinh (mức độ hiểu và vận dụng), đưa
ra 4 phương án gây nhiễu (A, B, C, D), trong đó nhiều phương án đúng, hoặc
gần đúng nhưng chỉ có một phương án đúng nhất, đầy đủ nhất, quan trọng nhất,
quyết định nhất, hoặc cơ bản nhất…
Nhiệm vụ của thí sinh phải lựa chọn được phương án đúng nhất. Thực tiễn
cho thấy, do chưa vững kiến thức trong quá trình ôn luyện nên nhiều em bị nhầm
lẫn, mất điểm điểm ở dạng câu hỏi này.
Ví dụ 14: Điểm khác biệt và cũng là nét độc đáo nhất trong cuộc hành trình tìm
đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành (1911-1917) so với những người đi
trước là ở:
A. Mục đích ra đi tìm đường cứu nước
B. Hành trình đi tìm chân lý cứu nước
C. Hướng đi và cách tiếp cận chân lý cứu nước
D. Thời điểm xuất phát và bản lĩnh cá nhân
⇒ Với câu này các đáp án đều có vẻ đúng nhưng Đáp án đúng nhất là C
Ví dụ 15: Hai khẩu hiệu chiến lược của cách mạng Việt Nam thời kì 1930 –
1945 là gì?
A. “Độc lập dân tộc’ và “Người cày có ruộng”.

B. “Dân quyền tự do” và “Người cày có ruộng”.
C. “Đánh đuổi Nam triều” và “Người cày có rượu”.
D. “Đánh đổ phong kiến” và “giải phóng dân tộc”.
⇒ Với câu này các đáp án đều có vẻ đúng nhưng Đáp án đúng nhất là A
12


Ví dụ 16: Điểm độc đáo và sáng tạo về nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt
Nam (1954 – 1975) do Đảng Lao Động Việt Nam đề ra và thực hiện thành công
là gì?
A. Làm cách mạng ruộng đất ở miền Bắc, giải phóng dân tộc ở miền Nam.
B. Cả nước tiến hành kháng chiến chống Mĩ, cứu nước và xây dựng CNXH.
C. Làm cách mạng XHCN ở miền Bắc và cách mạng ruộng đất ở miền Nam.
D. Tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược cách mạng ở hai miền
⇒ Với câu này các đáp án đều có vẻ đúng nhưng Đáp án đúng nhất là D

- Dạng 3. Dạng câu hỏi yêu cầu thí sinh đọc hiểu một đoạn tư liệu
Câu hỏi sẽ đưa ra đoạn tư liệu liên quan trực tiếp đến một sự kiện, hiện
tượng lịch sử quan trọng (có trong sách giáo khoa hoặc ngoài sách giáo khoa).
Đoạn tư liệu là căn cứ định hướng cho các em tư duy, suy luận để đưa ra quyết
định lựa chọn.
Đề thi và đáp án sẽ đưa ra sẵn các quan điểm, nhận định, nếu không thông
hiểu, thí sinh sẽ dễ mắc lỗi.
Ví dụ 17: Nhận xét nào đúng về phong trào cách mạng 1930-1931 ở Việt Nam?
A. Không mang tính cải lương
B. Chỉ mang tính dân tộc
C. Không mang tính cách mạng
D. Chỉ có tính chất dân chủ
⇒ Đáp án đúng là A
Ví dụ 18: . "Nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi

được độc lập tự do cho toàn thế dân tộc thì chẳng những quốc gia dân tộc còn
chịu mãi kiếp ngựa trâu mà quyền lợi của bộ phận giai cấp đến vạn năm cũng
không đòi lại được." Nội dung trên được trích trong văn kiện của hội nghị nào?
A. Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
B. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 111939.
13


C. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đồng Dương tháng 111940.
D. Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương
(5-1941).
⇒ Đáp án đúng là D
Ví dụ 19: Những câu thơ sau nói đến sự kiện lịch sử nào?
“Khi anh chưa ra đời/ Trái đất còn nức nở/ Nhân loại chưa thành người/ Đêm
ngàn năm man rợ/Từ khi anh đứng dậy/ Trái đất bắt đầu cười/...”?
A. Nguyễn Ái Quốc gửi bản yêu sách đến hội nghị Vecxai.
B. Cách mạng tháng Mười Nga thành công.
C. Nguyễn Ái Quốc đọc bản Sơ thảo luận cương của Lê nin về vấn đề dân tộc và
thuộc địa.
D. Cách mạng tháng Tám ở Việt Nam thành công.
⇒ Đáp án đúng là B

- Dạng 4. Dạng câu hỏi yêu cầu thí sinh lựa chọn ý phủ định trong 4 phương
án đã cho
Câu hỏi được kiểm tra, đánh giá ở các mức độ khác nhau, yêu cầu các em
không hiểu sai về các sự kiện, hiện tượng lịch sử. Các cụm từ thường được sử
dụng trong dạng câu hỏi này là không đúng, ngoại trừ, không phải, không chính
xác…
Ví dụ 20: Nhận xét nào dưới đây không đúng về cuộc Cách mạng tháng Tám
năm 1945 ở Việt Nam là?

A. Đây là cuộc cách mạng có tính chất nhân dân sâu sắc.
B. Đây là cuộc cách mạng có tính chất dân tộc điển hình.
C. Đây là cuộc cách mạng có tính chất dân chủ điển hình.
D. Đây là cuộc cách mạng có tính chất bạo lực rõ nét.
Ví dụ 21: Nội dung nào không phải là ý nghĩa của phong trào cách mạng 1930 1931 ở Việt Nam?
14


A. Đưa quần chúng nhân dân bước vào thời kỳ trực tiếp vận động cứu nước.
B. Khẳng định đường lối lãnh đạo của Đảng và quyền lãnh đạo của giai cấp
công nhân.
C. Hình thành khối liên minh công nông, công nhân và nông dân đoàn kết đấu
tranh.
D. Là cuộc diễn tập đầu tiên của Đảng và quần chúng cho Tổng khởi nghĩa
tháng Tám (1945).
Nếu bạn không đọc kỹ đề có từ "không phải" thì sẽ rất dễ chọn sai đáp án. Với
câu này, đáp án đúng là A.
Ví dụ 22: Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên tắc hoạt động của tổ
chức Liên Hợp Quốc?
A. Không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa vũ lực với nhau
B. Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình
C. Chung sống hòa bình và sự nhất trí của 5 cường quốc
D. Không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước
⇒ Đáp án đúng sẽ là A

- Dạng 5. Dạng câu hỏi yêu cầu thí sinh lựa chọn đúng phương án nhận xét,
tranh biện về sự kiện, hiện tượng lịch sử (các quan điểm, chính kiến, hoặc ý
kiến nhận xét, đánh giá về lịch sử)
Ở dạng câu hỏi này, đề thi sẽ đưa ra sẵn các quan điểm, chính kiến hoặc ý
kiến nhận xét về sự kiện, hiện tượng lịch sử phức tạp, yêu cầu thí sinh phải lựa

chọn phương án đúng. Không thông hiểu vấn đề, thí sinh sẽ chọn sai.
Ví dụ 23: Nhận định nào dưới đây phản đúng về tác động, ảnh hưởng của Cách
mạng tháng Mười Nga năm 1917 đối với thế giới?
A. Giải trừ hoàn toàn chủ nghĩa thực dân trên thế giới.
B. Chọc thủng khâu yếu nhất của hệ thống chủ nghĩa tư bản.
C. Thúc đẩy sự ra đời của Quốc tế cộng sản.
D. Thiết lập nhà nước công – nông ở nước Nga.
⇒ Đáp án đúng sẽ là B
15


Ví dụ 24: Nhận định nào dưới đây phản ánh đúng hình thái của cách mạng tháng
Tám 1945?
A. Từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa.
B. Khởi nghĩa từng phần tiến thẳng lên chiến tranh giải phóng.
C. Đấu tranh chính trị tiến thẳng lên chiến tranh giải phóng.
D. Đấu tranh chính trị, tiến lên khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng.
⇒ Đáp án đúng sẽ là A
Ví dụ 25: Ý nào dưới đây là nhận định đúng về lí do Nguyễn Ái Quốc quyết định
chọn Cao Bằng là nơi xây dựng căn cứ địa cách mạng (1941)?
A. Nơi đây có điều kiện khí hậu thuận lợi để xây dựng và phát triển lực lượng.
B. Đồng bào dân tộc Tày rất trung thành với cách mạng.
C. Nơi đây hội tụ yếu tố địa lợi và nhân hòa để xây dựng, phát triển lực lượng.
D. Cao Bằng hội tụ đủ yếu tố thiên thời, địa lợi và nhân hòa.
⇒ Đáp án đúng sẽ là C
- Dạng 6. Dạng câu hỏi yêu cầu thí sinh phải hoàn thành câu bằng hình thức
điền vào chỗ trống những kiến thức đúng hoạc sắp xếp sự kiện theo trình tự thời
gian.
Ví dụ 26: Ý nào đúng để hoàn thiện đoạn dữ liệu sau: "Trước Chiến tranh thế
giới thứ hai, các nước Đông Bắc Á (trừ.....) đều bị chủ nghĩa thực dân nô dịch.

Sau chiến tranh, khu vực này có sự biến đổi to lớn về ... Đây là khu vực duy
nhất ở châu Á có ...... cửa thế giới."
A. Hàn Quốc ..... địa - chính trị và kinh tế ..... trung tâm khoa học - kĩ thuật
B. Trung Quốc ..... địa - chính trị ..... trung tâm vũ trụ
C. Hàn Quốc ..... địa - chính trị ..... trung tâm kinh tế - tài chính lớn
D. Nhật Bản ..... địa - chính trị ..... trung tâm kinh tế - tài chính lớn
⇒ Đáp án đúng sẽ là D
Ví dụ 27: hãy sắp xếp các dữ kiện sau theo trình tự thời gian phát triển của Tây
Âu sau năm 1945:
1. Tây Âu trở thành 1 trong 3 trung tâm kinh tế- tài chính lớn nhất của thế giới;
2. Sau hơn 1 thập kỷ suy thoái, kinh tế các nước Tây Âu đã phục hồi và phát
triển trở lại
3. Tây Âu đẩy mạnh khôi phục kinh tế, khắc phục hậu quả của chiến tranh
16


4. Giống như Mĩ và Nhật Bản, Tây Âu lâm vào tình trạng suy thoái, khủng
hoảng kéo dài
A. 3, 1, 4, 2
B. 1, 3, 4, 2
C. 1, 2, 4, 3
D. 4, 1, 3, 2
⇒ Đáp án đúng sẽ là A
Để làm bài thi thật tốt, học sinh cần chú ý nắm chắc kiến thức cơ bản của sách
giáo khoa hiện hành và tránh học tủ, học lệch vì kiến thức của 40 câu trải đều từ
phần lịch sử thế giới đến lịch sử Việt Nam theo trình tự thời gian. Học tủ, học
lệch sẽ dễ bị thất bại khi làm bài thi.

d. Kĩ năng “loại trừ đáp án”:
Nếu không nhớ chính xác các phương án trả lời một số câu hỏi thì không

nên đoán mò hoặc làm theo kiểu “phủ xanh đất trống đồi trọc” một cách may rủi
mà thí sinh cần dùng phương pháp loại trừ. Một khi các em không có cho mình
một đáp án trả lời thật sự chính xác thì phương pháp loại trừ cũng là một kỹ
năng hữu hiệu giúp mình tìm ra câu trả lời đúng. Hơn nữa, thay vì đi tìm đáp án
đúng, các em hãy thử tìm phương án sai cũng là một cách hay và loại trừ càng
nhiều phương án càng tốt.
Cuối cùng, khi các em không còn cơ sở để loại trừ nữa thì nên dùng cách
phỏng đoán để nhận thấy phương án nào khả thi hơn, đủ độ tin cậy hơn thì
khoanh vào phiếu trả lời và đó là kỹ năng cuối cùng của các em.
e. Kĩ năng “Hoàn thiện bài thi tốt nhất”.
- Kiểm tra thật kĩ đề thi trong vòng 10 phút: Giáo viên rèn luyện cho học sinh
ghi nhớ là không nên vừa nhận đề thi đã bắt đầu làm bài thi ngay. Như vậy sẽ
rất bỡ ngỡ và khó hoàn thành tất cả bài, hơn nữa còn rất mất bình tĩnh. Trước khi
làm bài thi, thí sinh phải ghi đầy đủ số báo danh vào đề thi, giấy thi, phiếu trả lời
trắc nghiệm, giấy nháp. Khi nhận đề thi, phải kiểm tra kỹ số trang và chất lượng
các trang in. Nếu phát hiện thấy đề thiếu trang hoặc rách, hỏng, nhòe, mờ phải
báo cáo ngay với cán bộ coi thi trong phòng thi, chậm nhất 10 phút sau khi phát
đề.
Việc kiểm tra cũng giúp các làm quen với đề, biết được độ dài cơ bản và
có thể ước lượng một phần thời gian. Nếu có bị lỗi đánh máy hoặc sai lệch gì thì
báo ngay với cán bộ coi thi.

17


Dùng thời gian 10 phút để làm quen với đề, phát hiện các vùng câu hỏi
dễ, khó, trung bình để phân bố thời gian làm bài cho hợp lí
- Phân bố thời gian làm bài hợp lý: Khi đi thi học sinh nên mang theo một
chiếc đồng hồ nhỏ để đảm bảo rằng mình có thể quản lí quỹ thời gian của mình
hợp lí. Việc đầu tiên là đọc qua một lượt tất cả các câu hỏi, xem những câu nào

mình biết rồi thì nên khoanh ngay đáp án vào phiếu trả lời.
Sau khi làm hết những câu hỏi "trúng tủ" của mình thì chọn những câu hỏi
đơn giản làm trước, vì bài thi trắc nghiệm các câu hỏi đều có thang điểm như
nhau chứ không giống như bài thi tự luận. Chính vì vậy câu hỏi khó hay dễ cũng
đều có chung phổ điểm, nên học sinh hãy làm câu dễ trước để đảm bảo đạt tối đa
số điểm. Chú ý phân bổ thời gian để không bỏ sót câu hỏi nào, nếu không biết
đáp án thì hãy dùng phỏng đoán hay kể cả may mắn cũng được, điều học sinh
cần là không được để trống đáp án, đó cũng là một cơ hội dành cho các em.
Sau khi đã tính toán thời gian hợp lí, áp dụng tất cả các phương pháp trên để đạt
hiệu quả tối ưu.
Thí sinh chỉ có 50 phút để hoàn thiện 40 câu hỏi trắc nghiệm và tô các đáp
án vào phiếu trả lời, vì vậy hãy phân bổ thời gian làm bài cho mỗi câu khoảng 1
phút. Nếu câu nào vượt quá lượng thời gian quy định thì hãy đánh dấu lại và
chuyển sang câu khác, khi làm xong một lượt mới quay lại làm những câu chưa
hoàn thành.
- Không bỏ sót câu hỏi: Một trong những lợi thế lớn nhất của thi trắc nghiệm đó
chính là luôn hoàn thiện xong được bài thi. Tuy nhiên trong một số trường hợp
bí câu trả lời, hoặc gặp những câu hỏi hóc búa mà thời gian lại sắp hết thì chỉ
còn một cách duy nhất là tin vào may mắn.
Thêm nữa, việc bỏ trống câu trả lời chỉ vì không biết rất đáng tiếc vì biết
đâu phương pháp loại trừ của các em lại đúng và đạt điểm. Nếu không có câu trả
lời chính xác các em có thể chọn đáp án ít xuất hiện ở những câu trên nhất, chọn
đáp án bạn tin tưởng nhất, hoặc chọn đáp án dài nhất,...tùy trường hợp. Một điều
nữa đó chính là khi chọn sai các em cũng không bị mất điểm hoặc mất rất ít
điểm.
- Rà soát lại bài làm: Các em nên dành khoảng 3 - 5 phút cuối giờ để rà soát lại
bài thi và phiếu trả lời để tránh bỏ sót các câu hỏi chưa hoàn thiện. Trường hợp
câu hỏi quá khó và không chắc chắn được đáp án đúng hãy “khoanh bừa còn
hơn bỏ sót” bởi học sinh vẫn có 25% cơ hội ghi điểm.
- Giữ tâm lý thoải mái trong phòng thi: Việc không giải quyết được 1-2 câu hỏi

khó trong bài thi Lịch sử khiến nhiều em nản lòng, bối rối dẫn đến không tập
trung làm bài. Do vậy, giáo viên cần rèn luyện cho học sinh chuẩn bị tâm lý sẵn
sàng ngay từ ngoài phòng thi, không dành quá nhiều tâm huyết vào một câu hỏi
18


mà nên biết bỏ qua khi cần thiết. Đồng thời, hãy chuẩn bị một chai nước lọc để
chống đỡ với thời tiết nóng nực của mùa hè cũng như lấy lại tinh thần tập trung
khi làm bài.

- Làm bài theo nguyên tắc dễ trước khó sau: Một nguyên tắc bất hủ khi làm bài
thi bất kể là theo hình thức nào, thì việc làm thứ tự độ khó câu hỏi tăng dần cũng
dễ dàng hơn nhiều. Khi làm câu dễ trước bạn vừa tiết kiệm được thời gian lại
vừa giải tỏa được áp lực tâm lí, tăng thêm sự tự tin, cũng như có thời gian nhiều
hơn sau đó dành cho các câu hỏi khó mà lại không bị mất điểm các câu dễ do
nhầm lẫn hoặc bị rối vì quá nhiều câu hỏi. Các em nên chú trọng làm những câu
hỏi lý thuyết trước, sau đó mới giải đến những câu liên hệ thực tế, cuối cùng là
những câu suy luận.
- Tự trả lời trước… đọc đáp án sau: Học sinh thường có thói quen đọc đáp án
rồi chọn câu trả lời với môn thi trắc nghiệm. Tuy nhiên cách này lại tốn khá
nhiều thời gian cho đọc những đáp án sai, trong trường hợp các em đã biết sẵn
đáp án, đặc biệt là với câu hỏi dễ. Vậy nên các em nên nghĩ sẵn đáp án câu hỏi
nếu biết kiến thức đó trước rồi mới so với đáp án trong bài, sẽ tiết kiệm nhiều
thời gian hơn.
Việc Tự trả lời trước… đọc đáp án sau, học sinh sẽ không bị lung lay bởi sự
đánh lừa của đáp án cần đưa ra đáp án của bản thân chắc chắn trước, nếu không
thể trả lời trong vòng 3s thì mới đọc đáp án
- Tự tin về khả năng làm bài của bản thân: Giáo viên giáo dục học sinh tự tin
và Phải làm chắc chắn đúng 24 câu trên tổng số 40 câu của đề trắc nghiệm
Các bài thi trắc nghiệm 40 câu hỏi phân bổ đáp án đồng đều ở tất cả phương án

A-B-C-D. Muốn đạt 7 điểm, thí sinh phải làm đúng 28 câu (mỗi câu 0,25 điểm),
nhưng các bạn chỉ cần chắc chắc chắn tô đúng 24 câu. Tiếp đó, học sinh sẽ
thống kê trong 24 câu chắc chắn đúng này, phương án nào xuất hiện số lần ít
nhất. Chẳng hạn, số lượng các phương án đúng của 24 câu này là A: 6 lần, B: 7
lần, C: 5 lần, D: 6 lần thì với tất cả câu còn lại, thí sinh nên đánh vào ô C. Khi
đó, bạn sẽ đúng thêm 5 câu nữa, cùng với 24 câu trên là đúng được 29 câu, hoàn
thành mục tiêu đặt ra. Tương tự, với người đặt mục tiêu 8 điểm thì phải chắc
chắn đánh đúng 29 câu.

19


2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Thông qua việc áp dụng các biện pháp rèn luyện kĩ năng làm bài thi trắc
nghiệm trong kì thi tốt nghiệp – Trung học phổ thông Quốc gia theo đề tài sáng
kiến kinh nghiệm, cá nhân tôi nhận thấy sự thay đổi lớn về hiệu quả của công tác
ôn luyện thi cho các em. Do vậy, đề tài có tính khả thi, có thể áp dụng lâu dài và
rộng rãi cho giáo viên dạy luyện thi tốt nghiệp – Trung học phổ thông Quốc gia
ở trường Trung học phổ thông để nâng cao hiệu quả chất lượng môn Lịch sử nói
chung.
Từ sự cố gắng của giáo viên và học sinh, nên kết quả đạt được trong kì thi
tốt nghiệp – Trung học phổ thông Quốc gia môn Lịch sử ở trường mà tôi giảng
dạy liên tục trong những năm qua luôn tăng lên về số lượng và chất lượng điểm,
giải học sinh giỏi. Thiết nghĩ đây sẽ là cơ sở để tôi nghiên cứu, thực hiện đề tài
này và sẽ áp dụng vào công tác giảng dạy, ôn luyện của trường và bổ sung thêm
các kinh nghiệm rèn luyện kĩ năng làm thi trăc nghiệm cho học sinh trong kì thi
tốt nghiệp – Trung học phổ thông Quốc gia cho đồng nghiệp ở trong tỉnh cùng
tham khảo trong những năm học tiếp theo.
Để kiểm nghiệm hiệu quả các biện pháp trên, cá nhân đã kiểm nghiệm
chất lượng ôn luyện tốt nghiệp – Trung học phổ thông Quốc gia môn Lịch sử ở

trường THPT Lam Kinh qua 5 năm học (Từ năm học 2014 - 2015 đến năm học
2018 - 2019. Qua đó rút ra tính khả thi của nó trong thực tiễn giáo dục.
- Phương pháp tiến hành:
+ Năm thực nghiệm (2016 - 2017; 2017 - 2018; 2018 - 2019): Áp dụng các
các kĩ năng làm bài thi trắc nghiệm trong kì thi tốt nghiệp – Trung học phổ
thông Quốc gia theo đề tài sáng kiến kinh nghiệm cho học sinh lớp 12 Trường
THPT Lam Kinh.
+ Năm đối chứng (2014 - 2015; 2015 - 2016): Không Áp dụng các các kĩ
năng làm bài thi trắc nghiệm trong kì thi tốt nghiệp – Trung học phổ thông Quốc
gia theo đề tài sáng kiến kinh nghiệm cho học sinh lớp 12 Trường THPT Lam
Kinh.
- Kết quả thực nghiệm: có sự chênh lệch giữa các năm thực nghiệm và các
năm đối chứng về số lượng và chất lượng thi tốt nghiệp – Trung học phổ thông
Quốc gia môn Lịch sử. Cụ thể là:
+ KẾT QUẢ THI TỐT NGHIỆP – TRUNG HỌC PHỔ THÔNG MÔN LỊCH SỬ
TRƯỜNG THPT LAM KINH TRƯỚC KHI ÁP DỤNG CÁC KĨ NĂNG RÈN
LUYỆN TRONG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:

(Bảng 1):
Năm
học

Số
lượng

Điểm giỏi Điểm khá Điểm TB
(8,0 - 10)
(6,5 -7,9)
(5,0 -6,4)
20


Điểm yếu
(5,0 - 3,5)

Điểm kém
(0 - 3,4)


20142015
2015 2016

%

Số
lượ
ng

%

Số
lượng

%

Số
lượng

%

12


3,2

25

6,7

106

28,2

151

40,7 79

15

3,9

28

7,3

112

29,1

145

37,7 85


học
sinh

Số
lượng

373
385

Số
lượng

%
21,
2
22,
1

+ KẾT QUẢ THI TỐT NGHIỆP – TRUNG HỌC PHỔ THÔNG MÔN LỊCH SỬ

TRƯỜNG THPT LAM KINH SAU KHI ÁP DỤNG CÁC KĨ NĂNG RÈN
LUYỆN TRONG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:

(Bảng 2):
Điểm giỏi Điểm khá Điểm TB
(8,0 - 10)
(6,5 -7,9)
(5,0 -6,4)


Điểm yếu
(5,0 - 3,5)

Điểm kém
(0 - 3,4)

Số
lượ
ng

Số
lượn
g

%

Số
lượn
g

%

345

Số
Năm lượng
học học
sinh
20162017
2017 2018

2018 2019

%

Số
lượn
g

%

Số
lượn %
g

30

8,7

45

13,0

145

42,`
1

98

28,4


27

7,8

381

33

8,8

49

12,7

165

43,3

113

29,6

21

5,6

371

45


12,1

56

15,1

181

48,8

70

18,9

19

5,1

Kết luận: Từ kết quả ở bảng 1 và bảng 2 cho thấy kết quả thi tốt nghiệp –
Trung học phổ thông Quốc gia môn Lịch sử của học sinh trong nhà trường từ khi
áp dụng các biện pháp theo đề tài SKKN đã tăng lên rõ rệt, cả về điểm số, số
lượng và chất lượng thi. Thành tích đó đã góp phần không nhỏ vào bảng thành
tích chung của nhà trường và khẳng định sự tiến bộ trong công tác thi tốt nghiệp
– Trung học phổ thông Quốc của giáo viên.
3. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ:
3.1. Kết luận:
Sáng kiến kinh nghiệm này qua trải nghiệm thực tế nêu trên, tôi khẳng
định mục đích nghiên cứu đặt ra đã cơ bản hoàn tất. Trong quá trình nghiên cứu
tôi xin rút ra một số kết luận sau:

- Để rèn luyện kĩ năng làm bài thi trắc nghiệm trong kì thi tốt nghiệp –
Trung học phổ thông Quốc gia đạt hiệu quả trước hết phải có những giáo viên
vững vàng về kiến thức, kỹ năng thực hành lịch sử, phải ra sức trau dồi về biện
pháp ôn luyện, đọc sách báo để ngày càng làm phong phú thêm vốn kiến thức
của mình.
- Giáo viên cũng phải thực sự yêu nghề, tâm huyết với công việc rèn luyện
kĩ năng làm bài thi trắc nghiệm trong kì thi tốt nghiệp – Trung học phổ thông
Quốc gia, khắc phục những vất vả mà ngược lại ôn luyện một cách dài hơi, liên
tục và đảm bảo tiến trình ôn luyện. Niềm đam mê là yếu tố rất cần thiết khi giáo
viên muốn dạy tốt và có học sinh học đạt kết quả thi tốt môn Lịch sử.
21


- Thường xuyên học hỏi trau dồi kiến thức, có phương pháp nghiên cứu bài,
soạn bài, ghi chép giáo án một cách khoa học. Tham khảo nhiều sách báo tài liệu
có liên quan, giao lưu học hỏi các bạn đồng nghiệp có nhiều kinh nghiệm, các
trường có bề dày thành tích.
- Tạo sự giao tiếp cởi mở, thân thiện với học sinh, mẫu mực trong lời nói,
việc làm, thái độ, cử chỉ có tâm hồn trong sáng lành mạnh để học sinh noi theo.
- Giáo viên phải khơi dậy niềm say mê, hứng thú của học sinh đối với môn
học Lịch sử, luôn phối hợp với gia đình để tạo điều kiện tốt nhất cho các em
tham gia học tập. Đồng thời ra sức động viên, khích lệ học sinh nỗ lực phấn đấu;
không “Bỏ cuộc” trước khó khăn đặc trưng của môn học, ngược lại các em còn
thi đua và ra sức phấn đấu để thi tốt nghiệp – Trung học phổ thông Quốc gia đạt
kết quả cao nhất.
- Tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử: Cần thực sự làm tốt các
nội dung sau:
+ Nắm vững cấu trúc đề thi và phân nhóm học sinh khi rèn luyện kĩ năng.
+ Nắm vững kiến thức lịch sử bằng “Sơ đồ tư duy”.
+ Bồi dưỡng kỹ năng phân tích đề và làm bài thi lịch sử.

Tuy nhiên, trong quá trình giáo dục, rèn luyện kĩ năng làm bài thi trắc
nghiệm trong kì thi tốt nghiệp – Trung học phổ thông Quốc gia ở trường THPT
nói chung và môn Lịch sử nói riêng, chúng ta không nên áp dụng rập khuôn máy
móc bất kỳ một biện pháp pháp giáo dục tiên tiến nào, mà nên “Dĩ bất biến, ứng
vạn biến”. Để đạt được mục đích giáo dục, cần phải biết chọn biện pháp thích
hợp với đặc điểm riêng của từng trường từng đối tượng học sinh. Qua đó kết hợp
đồng thời “đa dạng hóa” các biện pháp để làm bài thi trắc nghiệm trong kì thi
tốt nghiệp – Trung học phổ thông Quốc gia môn Lịch sử đạt kết quả cao hơn.
3.2.Kiến nghị:
Từ việc phân tích thực trạng và đề ra các các biện pháp rèn luyện kĩ năng
làm bài thi trắc nghiệm lịch sử trong kì thi tốt nghiệp – Trung học phổ thông
Quốc gia ở Trường THPT Lam Kinh, cá nhân xin mạnh dạn đưa ra một số kiến
nghị nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả ôn luyện như sau:
Một là: Nhà trường cần xây dựng kế hoạch chuyên môn chiến lược ôn
luyện thi tốt nghiệp – Trung học phổ thông Quốc gia cụ thể từ đàu khóa học và
năm học, chú trọng hơn công tác khảo sát, phân nhóm học sinh cho phù hợp với
sức học và nguyện vọng.
Hai là: Nhà trường nên tổ chức cho học sinh tham gia các kì thi giao lưu
với các trong trên cùng địa bàn trong cụm, huyện hoặc tỉnh. Qua đó để các em
được tiếp cận với nhiều kiến thức mới, dạng đề mới, nắm bắt rõ hơn về sức học
của mình để có sự điều chỉnh và nổ lực trong học tập, ôn luyện.
Ba là: Sở GD-ĐT Thanh Hóa cần nâng cao hơn nữa chủ trương và chất
lượng tập huấn công tác rèn luyện thi tốt nghiệp – Trung học phổ thông Quốc
gia theo môn học vào đầu các năm học. Qua đó thống nhất các nội dung, cấu
trúc đề trong kì thi và các kĩ năng làm bài thi hiệu quả.
22


Trên đây là một vài suy nghĩ góp nhặt, trăn trở, xin được chia sẻ với đồng
nghiệp, rất mong sự đóng góp thêm cho sáng kiến này được hoàn thiện hơn nữa.

Xin trân trọng cảm ơn!

Xác nhận của thủ trưởng đơn vị

Thanh Hóa, ngày 10/7/2020
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác.

Lê Thị Hoa

23



×