Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

CHƯƠNG SINH lý TIÊU hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (434.85 KB, 7 trang )

CHƯƠNG SINH LÝ TIÊU HÓA
(Case study) Bà Nh. được chẩn đoán là tắc ống mật chủ do sỏi. Kết quả xét nghiệm máu nào dưới
đây là của bệnh nhân này
A. Bilirubin trực tiếp tăng vừa, bilirubin gián tiếp tăng mạnh, phosphatase kiềm, hematocrit và acid
mật không đổi
B. Bilirubin trực tiếp tăng mạnh, bilirubin gián tiếp tăng vừa, phosphatase kiềm tăng, hematocrit
không đổi, acid mật giảm
C. Bilirubin trực tiếp tăng vừa, bilirubin gián tiếp tăng mạnh, hematocrit giảm, phosphatase kiềm và
acid mật không đổi
D. Bilirubin trực tiếp tăng vừa, bilirubin gián tiếp tăng mạnh, phosphatase kiềm tăng, hematocrit
không đổi, acid mật tăng
[
]
(Case study) Chị M. được chẩn đoán bị mắc bệnh tan máu nội mạch. Kết quả xét nghiệm máu nào
dưới đây là của bệnh nhân này:
A. Bilirubin trực tiếp tăng vừa, bilirubin gián tiếp tăng mạnh, phosphatase kiềm, hematocrit và acid
mật không đổi
B. Bilirubin trực tiếp tăng mạnh, bilirubin gián tiếp tăng vừa, phosphatase kiềm tăng, hematocrit
không đổi, acid mật giảm
C. Bilirubin trực tiếp tăng vừa, bilirubin gián tiếp tăng mạnh, hematocrit giảm, phosphatase kiềm và
acid mật không đổi
D. Bilirubin trực tiếp tăng vừa, bilirubin gián tiếp tăng mạnh, phosphatase kiềm tăng, hematocrit
không đổi, acid mật tăng
[
]
(Case study) Anh H. được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan virus. Kết quả của xét nghiệm máu nào
dưới đây là của bệnh nhân này:
A. Bilirubin trực tiếp tăng vừa, bilirubin gián tiếp tăng mạnh, phosphatase kiềm, hematocrit và acid
mật không đổi


B. Bilirubin trực tiếp tăng mạnh, bilirubin gián tiếp tăng vừa, phosphatase kiềm tăng, hematocrit
không đổi, acid mật giảm


C.Bilirubin trực tiếp tăng vừa, bilirubin gián tiếp tăng mạnh, hematocrit giảm, phosphatase kiềm và
acid mật không đổi
D.Bilirubin trực tiếp tăng vừa, bilirubin gián tiếp tăng mạnh, phosphatase kiềm tăng, hematocrit
không đổi, acid mật tăng
[
]
(Case study) Ông K. được phẫu thuật cắt bỏ đoạn ruột hồi tràng. Kết quả xét nghiệm máu nào dưới
đây là của bệnh nhân này:
A. Bilirubin trực tiếp tăng vừa, bilirubin gián tiếp tăng mạnh, phosphatase kiềm, hematocrit và acid
mật không đổi
B. Bilirubin trực tiếp, bilirubin gián tiếp, phosphatase kiềm và hematocrit không đổi, acid mật giảm
C. Bilirubin trực tiếp tăng vừa, bilirubin gián tiếp tăng mạnh, hematocrit giảm, phosphatase kiềm và
acid mật không đổi
D. Bilirubin trực tiếp tăng vừa, bilirubin gián tiếp tăng mạnh, phosphatase kiềm tăng, hematocrit
không đổi, acid mật tăng
[
]
(Case study) Bé trai A. 10 tuổi có thói quen ăn nhiều cả tinh bột, đạm, mỡ. Sự có mặt đồng thời của
cả ba chất lipid, protid và glucid trong bữa ăn sẽ kích thích niêm mạc tá tràng bài tiết hormon:
A. Cholecystokinin (CCK)
B. GIP (gastric inhibitory polypeptid)
C. Gastrin
D. Secretin
[
]
(Case study) Bà Nh. 65 tuổi được bác sỹ chỉ định sinh thiết lấy các mảnh niêm mạc vùng hang vị và
tá tràng để phục vụ cho chẩn đoán. Hormon dưới đây có thể được phát hiện ở các mảnh tổ chức
này:


A. Cholecystokinin (CCK)
B. GIP (gastric inhibitory polypeptid)
C. Gastrin

D. Secretin
[
]
(Case study) Một thực nghiệm lâm sàng được tiến hành trên hai nhóm đối tượng, trong đó một
nhóm đối tượng được truyền tĩnh mạch 50g glucose, một nhóm đối tượng được uống 50g glucose.
Yếu tố nào trong các yếu tố sau đây giải thích được tại sao lượng glucose đưa vào cơ thể theo đường
uống được làm sạch ra khỏi máu nhanh hơn so với lượng glucose đưa vào cơ thể theo đường truyền
tĩnh mạch:
A. CCK làm giải phóng insulin
B. CCK làm giải phóng VIP
C. GIP (gastric inhibitory polypeptid) làm giải phóng glucagon
D. GIP (gastric inhibitory polypeptid) làm giải phóng insulin
[
]
(Case study) Cô A. 27 tuổi là học viên năm cuối hệ bác sỹ nội trú bệnh viện bị Hội chứng ruột kích
thích (irritable bowel syndrome, IBS) có biểu hiện rối loạn nhu động ruột khi thì táo bón khi thì tiêu
chảy. Tháng trước, trong thời gian chuẩn bị hoàn thành luận văn và bảo vệ luận văn tốt nghiệp bác
sỹ nội trú tình trạng bệnh của cô trở nên trầm trọng hơn. Miêu tả nào dưới đây phù hợp với bệnh
cảnh của cô A:
A. Nhu động ruột chỉ tăng lên trong khi ăn
B. Tần suất co bóp luôn hằng định từ tá tràng cho đến hồi tràng
C. Phức hợp vận động di chuyển xuất hiện trong giai đoạn tiêu hóa thức ăn
D. Hoạt động co bóp xuất hiện khi thành ruột bị giãn
[
]


(Case study) Anh Th. sau một tai nạn giao thông không tự ăn được và phải nuôi dưỡng bằng đường
tĩnh mạch trong một vài tuần. Sự nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch có thể dẫn tới teo niêm mạc
đường tiêu hóa chủ yếu là do giảm trong máu nồng độ hormon:
A. Cholecystokinin
B. Gastrin
C. Gastrin và secretin

D. Secretin và cholecystokinin
[
]
(Case study) Chị V. 18 tuổi bị bệnh thiếu máu Biermer do thiếu yếu tố nội (yếu tố cần thiết cho hấp
thu vitamin B12). Vitamin B12 chủ yếu được hấp thu ở:
A. Dạ dày
B. Tá tràng
C. Hỗng tràng
D. Hồi tràng
[
]
(Case study) Ông H. 52 tuổi bị bệnh tiểu đường typ II có biểu hiện liệt nhẹ dạ dày (gastroparesis),
giảm co bóp hang vị (co bóp làm rỗng dạ dày) gây bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD). Miêu
tả nào dưới đây phản ánh đúng co bóp hang vị:
A. Dịch vị càng acid co bóp hang vị càng tăng
B. Áp suất thẩm thấu dịch tá tràng tăng, co bóp hang vị sẽ giảm
C. Thức ăn lipid thoát khỏi dạ dày nhanh hơn thức ăn giàu tinh bột
D. Kích thích dây X làm giảm khả năng gãn tiếp nhận thức ăn của dạ dày phần gần
[
]
(Case study) Một bệnh nhân bị loét tá tràng được điều trị thành công bằng thuốc cimetidine. Cơ sở
cho sự ức chế bài tiết H+ trong dịch vị của cimetidine là do cimetidine có tác dụng:
A. Phong bế receptor muscarinic
B. Phong bế receptor H2 của tế bào viền
C. Phong bế bơm H+-K+-ATPase


D. Làm tăng tác dụng của acetylcholin trong tế bào viền
[
]
(Case study) Ông Th. 49 tuổi mắc bệnh Crohn nặng, không đáp ứng với thuốc điều trị và đã được
phẫu thuật cắt bỏ hồi tràng. Sau phẫu thuật ông Th. đi đại tiện phân có mỡ là do:
A. Tăng tích lũy acid mật ở gan
B. Không hình thành được hạt chylomicron trong lòng ruột non

C. Các hạt mixen không được tạo thành trong lòng ruột non
D. Triglycerid trong thức ăn không được tiêu hóa
[
]
(Case study) Anh Ng. 30 tuổi bị loét dạ dày và xét nghiệm dương tính với H.pylory. Anh Ng. được
điều trị bằng omeprazole. Cơ chế nào sau đây là cơ chế tác dụng của omeprazole?
A. Ức chế tác dụng lên tế bào viền của acetylcholin
B. Ức chế bơm Na+-K+-ATPase
C. Làm tăng tác dụng của somatostatin lên tế bào viền
D. Ức chế bơm H+-K+-ATPase
[
]
(Case study) Anh Nh. 40 tuổi mắc hội chứng Zollinger-Ellison. Những biến đổi nào sau đây sẽ xảy ra
ở bệnh nhân này?
A. Giảm lượng gastrin huyết thanh
B. Tăng lượng insulin huyết thanh
C. Tăng hấp thu lipid
D. Viêm loét dạ dày tá tràng
[
]
(Case study) Chị H. 43 tuổi bị béo phì, có tiền sử sỏi mật, được nhập viện vào khoa cấp cứu vì đau
dữ dội vùng bờ sườn phải, vàng da, chụp X-quang và siêu âm chẩn đoán là tắc ống mật chủ do sỏi.
Kết quả định lượng bilirubin trực tiếp và gián tiếp dưới đây được cho là kết quả xét nghiệm từ máu
của bệnh nhân này (đơn vị: mg/dL):
A. Bilirubin trực tiếp: 1,0

Bilirubin gián tiếp: 1,3


B. Bilirubin trực tiếp: 2,3

Bilirubin gián tiếp: 2,4


C. Bilirubin trực tiếp: 5,0

Bilirubin gián tiếp: 1,7

D. Bilirubin trực tiếp: 1,8

Bilirubin gián tiếp: 6,4

[
]
(Case study) Ông M. 45 tuổi bổ sung vào bữa ăn kiêng của mình rất nhiều ngũ cốc (loại nhiều chất
xơ và cám) để làm giảm cholesterol máu. Ông M. giảm được 15 kg nhưng lại thấy xuất hiện nhiều
tác dụng phụ không mong muốn như co cứng dạ dày, đầy hơi và tiêu chảy. Bác sỹ tiêu hóa chẩn
đoán ông M. bị hội chứng không dung nạp gluten (gluten-enteropathy) hay bệnh celiac sprue. Hiện
tượng/chất giảm đi ở bệnh nhân này là:
A. Hấp thu các chất dinh dưỡng
B. Tiêu hóa chất béo
C. Carbohydrat trong phân
D. Nitrogen trong phân
[
]
(Case study) Ông Kh. 57 tuổi được nhập viện cấp cứu do nôn ra máu và đi ngoài phân đen. Ông Kh.
được chỉ định làm nội soi tiêu hóa và kết quả cho thấy nhiều ổ loét ở hành tá tràng. Xét nghiệm máu
có gastrin cao gấp tám lần bình thường. Bác sỹ tiêu hóa nghĩ rằng ông Kh. mắc hội chứng ZollingerEllison. Xét nghiệm hormon nào ở bệnh nhân này cần thiết cho chẩn đoán xác định ở bệnh nhân
này:
A. Cholecystokinin (CCK)
B. GIP (gastrin inhibiting polypeptid)
C. Molitin
D. Secretin
[
]



(Case study) Bà Ph. 62 tuổi bị thoái hóa khớp gối cả hai bên được bác sỹ chỉ định uống đồng thời
misoprostol (tác dụng đồng vận với prostaglandin E) và thuốc giảm đau chống viêm non-steroid
(NSAID). Uống misoprostol nhằm:
A. Phong bế receptor H2 ngăn ngừa loét dạ dày
B. Tăng hấp thu nước ở đại tràng, ngăn ngừa tiêu chảy
C. Ức chế bài tiết bicarbonat ở lớp dịch nhày lót niêm mạc dạ dày
D. Ngăn ngừa loét dạ dày do NSAID
[
]
(Case study) Một trẻ sơ sinh đủ tháng sau khi sinh 5 ngày có biểu hiện trướng bụng và không có nhu
động ruột. Chụp X-quang có thuốc cản quang thấy hẹp đại tràng, tắc ruột, đoạn ruột trên chỗ tắc
giãn ra. Kết quả xét nghiệm giải phẫu bệnh mảnh sinh thiết từ trực tràng cho thấy không có tế bào
hạch, các sợi thần kinh không có myelin. Nguyên nhân gây tắc ruột ở bệnh nhân nay là:
A. Ung thư biểu mô (carcinoid tumor)
B. Không có receptor indothelin typ B
C. Giảm phản xạ dạ dày-ruột
D. Tăng hoạt động chức năng thần kinh giao cảm tạng
[
]



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×