Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Thế Giới Nhân Vật Trong Văn Xuôi Nguyễn Thi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 96 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

ĐẶNG THỊ VÂN

THẾ GIỚI NHÂN VẬT
TRONG VĂN XUÔI NGUYỄN THI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

THÁI NGUYÊN - 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

ĐẶNG THỊ VÂN

THẾ GIỚI NHÂN VẬT
TRONG VĂN XUÔI NGUYỄN THI
Chuyên ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM
Mã số: 60 22 01 21

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học: GS. PHONG LÊ

THÁI NGUYÊN - 2017



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sĩ Thế giới nhân vật trong văn xuôi Nguyễn
Thi dưới sự hướng dẫn của GS. Phong Lê là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi, kết
quả trong Luận văn là trung thực, chưa được công bố. Nếu sai, tôi xin chịu hoàn toàn
trách nhiệm.
Thái Nguyên, tháng 6 năm 2017
Người thực hiện

Đặng Thị Vân

i


LỜI CẢM ƠN
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam được hoàn thành tại Đại học
Sư phạm Thái Nguyên. Có được Luận văn này em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành
và sâu sắc tới GS. Phong Lê, người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ, dìu dắt em với
những chỉ dẫn khoa học quý báu trong suốt quá trình triển khai, nghiên cứu và hoàn
thành Luận văn Thế giới nhân vật trong văn xuôi Nguyễn Thi.
Em xin chân thành cảm ơn trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên,
Ban chủ nhiệm khoa, phòng sau Đại học trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái
Nguyên, Thư viện trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên, Trung tâm học liệu
- Đại học Thái Nguyên, Thư viện quốc gia Việt Nam đã tạo điều kiện và giúp đỡ em
trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Em xin chân thành cảm ơn các thày cô giáo đã trực tiếp giảng dạy và truyền đạt
những kiến thức khoa học chuyên ngành Văn học Việt Nam cho em trong thời gian
qua.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè và các bạn học viên lớp Văn
học Việt Nam K23 trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã động viên, giúp

đỡ em trong thời gian thực hiện Luận văn.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện Luận văn hoàn chỉnh nhất song do còn
nhiều hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm nên không thể tránh khỏi những thiếu sót
nhất định. Em rất mong nhận được sự góp ý của quý Thầy Cô giáo để Luận văn được
hoàn chỉnh hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 6 năm 2017
Tác giả Luận văn

Đặng Thị Vân

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................................... iii
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................................ 2
3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu......................................................... 5
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ......................................................... 6
5. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 6
6. Đóng góp của luận văn ............................................................................................. 7
7. Cấu trúc của luận văn................................................................................................ 7
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN .... 8
1.1. Nguyễn Thi trong toàn cảnh văn xuôi chống Mỹ .................................................. 8
1.2. Chân dung nhà văn và phong cách nghệ thuật Nguyễn Thi ................................ 16
1.2.1. Chân dung nhà văn ........................................................................................... 16

1.2.2. Phong cách nghệ thuật ...................................................................................... 18
1.3. Nhân vật và thế giới nhân vật trong văn học ....................................................... 20
1.3.1. Khái niệm nhân vật ........................................................................................... 20
1.3.2. Thế giới nhân vật .............................................................................................. 22
1.3.3. Vai trò của nhân vật trong tác phẩm văn học ................................................... 22
1.3.4. Phân loại nhân vật văn học ............................................................................... 24
Tiểu kết ....................................................................................................................... 27
Chương 2: THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG VĂN XUÔI NGUYỄN THI
NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG ................................................................ 29
2.1. Thế giới nhân vật trong văn xuôi Nguyễn Thi là bức tranh chân thực của chiến
tranh nhân dân thần kỳ ..................................................................................... 29
2.1.1. Bức chân dung của cả một tập thể anh hùng .................................................... 29
2.1.2. Chân dung những nhân vật phản diện .............................................................. 45
2.2. Thế giới nhân vật trong văn xuôi Nguyễn Thi mang đậm dấu ấn Nam Bộ......... 47

iii


2.2.1. Một không gian đậm chất Nam Bộ ................................................................... 47
2.2.2.Tính cách những con người Nam Bộ ................................................................. 51
Tiểu kết ....................................................................................................................... 59
Chương 3: THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG VĂN XUÔI NGUYỄN THI
NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT ......................................................... 61
3.1. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật .............................................................. 62
3.1.1. Chân thực, gần gũi ............................................................................................ 62
3.1.2. Hài hòa giữa miêu tả trực tiếp và gián tiếp ....................................................... 64
3.2. Nghệ thuật khắc họa nội tâm nhân vật................................................................. 69
3.3. Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ trong xây dựng nhân vật...................................... 71
3.3.1. Ngôn ngữ độc thoại........................................................................................... 71
3.3.2. Ngôn ngữ đối thoại ........................................................................................... 74

3.3.3. Ngôn ngữ Nam Bộ ............................................................................................ 78
KẾT LUẬN ................................................................................................................ 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 88

iv


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cuộc kháng chiến chống Mỹ đã qua đi trên một phần ba thế kỷ nhưng âm vang
hào hùng của nó vẫn vọng đến tận bây giờ và mãi mãi về sau. Văn học đã ghi lại một
thời kháng chiến oanh liệt của dân tộc. Những chiến công hiển hách, những tấm gương
anh dũng, những mối tình thủy chung son sắt, tình yêu quê hương đất nước....cả những
đau thương mất mát không gì bù đắp nổi cũng được tái hiện trong văn học.
Hậu quả chiến tranh để lại thật tàn khốc bởi vì nó là những dư âm xót xa, mất
mát đọng lại trong những tháng năm hòa bình. Chiến tranh không phải là định mệnh
nhưng nó đã khiến cho bao người phải chịu đựng những số phận nghiệt ngã. Dư ba của
chiến tranh như những con sóng nối tiếp nhau cứ lan mãi đến ngày sau…. Tất cả những
điều ấy được các nhà thơ, nhà văn thời chống Mỹ và những cây bút thời hậu chiến tập
trung sức viết để ngưỡng vọng, đồng cảm, sẻ chia về một thời quá khứ in đậm dấu ấn
cuộc sống của dân tộc. Văn học góp phần thể hiện mọi thăng trầm của lịch sử. Sức khái
quát hiện thực của văn chương thật mạnh mẽ, sâu rộng, đã phản ánh lịch sử một thời
mà thấm suốt không gian, thời gian của bao thời đại sau này. Đọc những trang văn của
Nguyên Ngọc, Phan Tứ hay của Nguyễn Minh Châu… không chỉ là hiện thực về cuộc
chiến đấu trường kì của dân tộc mà hơn thế nữa, ở đó còn là những con người sống,
chiến đấu trong chiến tranh, những con người với đầy đủ tâm trạng, đầy đủ mọi khuôn
mặt. Là một nhà văn chiến sĩ, Nguyễn Thi viết không nhiều, chỉ hơn hai mươi truyện
ngắn cùng vài tiểu thuyết và bút kí nhưng những gì nhà văn để lại thì không hề nhỏ.
Chính những trang viết làm cho biết bao trái tim phải xốn xang nghiền ngẫm ấy đã làm
chúng ta không thể nào quên được. Đọc tác phẩm của Nguyễn Thi ta bắt gặp lối văn kể

chuyện cô đọng duyên dáng, giọng văn phảng phất tính dân gian nhưng cũng không
kém phần hiện đại. Nguyễn Thi đã tái hiện lại bức tranh sinh động của cuộc sống lao
động - chiến đấu của những con người “chân lấm tay bùn”, suốt đời chỉ biết ruộng đồng
nhưng khi cần thiết thì những đôi tay ấy cũng biết cầm súng để chiến đấu bảo vệ từng
bờ tre, liếp cỏ. Những con người ấy đã đi vào trang văn của Nguyễn Thi rất tự nhiên,
tự nhiên như nó vốn có. Nguyễn Thi đã xây dựng thành công hệ thống nhân vật trong
tác phẩm của mình, từ những con người bình thường, giản dị đến những người chiến
1


sĩ kiên gan đều được nhà văn khắc họa một cách đầy đủ, trọn vẹn. Nhưng tiếc thay khi
tài năng đang ở độ chín thì người nghệ sĩ tài hoa ấy đã anh dũng hy sinh trên chiến
trường với khẩu súng trên tay và trên lưng vẫn còn mang theo nhiều bản thảo cùng bao
nhiêu dự định lớn lao còn chưa kịp thực hiện. Những tác phẩm như Ước mơ của đất,
Sen trong đồng, Cô gái đất Ba Dừa, Người mẹ cầm súng, Ở xã Trung Nghĩa….đã ghi
lại dấu ấn nhà văn Nguyễn Thi trên văn đàn và gây ngạc nhiên cho bao người: một nhà
văn gốc Bắc lại am hiểu về mảnh đất và con người Nam Bộ như đã từng được sinh ra
và lớn lên trên chính mảnh đất này.Đã có nhiều tác phẩm hay viết về con người Miền
Nam anh hùng trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhưng các tác phẩm của Nguyễn
Thi không hề bị mờ nhạt mà càng theo thời gian càng chứa đựng giá trị lịch sử, giá trị
nhân văn sâu sắc, thấm đẫm tình người.
Trân trọng và ngưỡng vọng tài năng của Nguyễn Thi nên với luận văn này,
chúng tôi đi sâu vào nghiên cứu, tìm hiểu thế giới nhân vật - một thế giới nhân vật vô
cùng phong phú trong văn xuôi Nguyễn Thi. Nghiên cứu nhân vật chính là nghiên cứu
cách nhà văn nhìn nhận, cắt nghĩa về con người như thế nào và bằng cách nào trong
văn chương của mình. Trong thực tế đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về cuộc đời
và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Thi nhưng chưa có công trình chuyên biệt nào đi sâu
vào nghiên cứu thế giới nhân vật cũng như biện pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật.
Với mong muốn được góp thêm tiếng nói một lần nữa để khẳng định tài năng cũng như
những đóng góp của Nguyễn Thi cho nền văn họ dân tộc, chúng tôi đã lựa chọn đề tài

Thế giới nhân vật trong văn xuôi Nguyễn Thi.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nguyễn Thi sống không lâu, viết cũng không nhiều, nhưng gần 40 năm sống và
viết ông đã để lại cho hậu thế một tấm gương sáng về lý tưởng sống đẹp của một nhà
văn chiến sĩ. Những tác phẩm của ông đã phản ánh được cả một giai đoạn hào hùng
của dân tộc nên được giới nghiên cứu, phê bình và độc giả quan tâm. Cho đến nay có
khoảng hàng trăm công trình nghiên cứu có quy mô lớn nhỏ khác nhau xoay quanh
những sáng tác của Nguyễn Thi. Trong số đó có những bài viết rất đáng tin cậy và có
giá trị của những nhà nghiên cứu phê bình có tên tuổi được đăng tải trên nhiều sách
báo và tạp chí.
2


Đa số các nhà nghiên cứu đều cho rằng Nguyễn Thi dành phần lớn sự quan tâm
của mình vào việc khám phá những con người trên nhiều bình diện khác nhau với cái
nhìn đa chiều. Bởi dù thế nào đi chăng nữa thì con người vẫn luôn là mối quan tâm
hàng đầu của nhà văn. Đầu tiên phải kể đến Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh với quyển
Nhà văn, tư tưởng và phong cách (Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội - 1979) có bài viết Sức
sống ngòi bút Nguyễn Thi điểm qua về cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn, trong đó tác
giả đã có những nhận xét về sức sống của những sáng tác và phong cách sáng tác của
Nguyễn Thi.
GS Phong Lê và PGS.TS Lưu Khánh Thơ với tác phẩm Nguyễn Thi - Viết ở
chiến trường. Cuốn sách giới thiệu khá kĩ về niên biểu Nguyễn Thi với những danh
mục sáng tác của ông trong lời mở đầu. Phần một viết về tiểu sử và sự nghiệp của
Nguyễn Thi.Phần hai nghiên cứu về tấc giả Nguyễn Thi. Phần ba nghiên cứu kĩ về
phong cách dân gian, thời gian, không gian nghệ thuật ở một số tác phẩm tiêu biểu như:
Người mẹ cầm súng, Ở xã Trung Nghĩa, Những đứa con trong gia đình. Cuối cùng giới
thiệu về những hồi ức và kỉ niệm của nhiều người về nhà văn liệt sĩ này.
Phan Nhân trong Suy nghĩ về khả năng của thể kí đã nhận xét về Nguyễn Thi và
tùy bút Dòng kinh quê hương của ông:“Nguyễn Thi, một cây bút vốn giàu chất thơ,

trước cảnh quê hương bị tàn phá, đã truyền cho ta những rung cảm đậm đà tình thương
và lòng tự hào bằng những hình ảnh quen thuộc của đất nước rất nên thơ”.
Hà Minh Đức, trong bài viết chung về kí trong thời kì chống Mỹ cứu nước:
“Nguyễn Thi có nhiều cảm xúc đẹp trên những trang tùy bút dòng kinh quê hương,
nhưng dường như anh muốn tập trung và ưu tiên giành những trang viết để ghi chép
về những người anh hùng đẹp của đất nước quê hương”.
Ngô Thảo có Nguyễn Ngọc Tấn - Nguyễn Thi Toàn tập, là một bộ sách tập hợp
khá đầy đủ các sáng tác của Nguyễn Thi từ lúc mới bắt đầu cầm bút cho đến những tác
phẩm sau cùng còn chưa kịp hoàn thành. Bên cạnh đó cũng có giới thiệu, phân tích một
số tác phẩm tiêu biểu, chỉ ra các mặt hạn chế và tích cực đồng thời khẳng định tài năng
sáng tác của nhà văn chiến sĩ Nguyễn Thi.
Năm 1983 Nhị Ca viết quyển Gương mặt còn lại, Nguyễn Thi (Nxb Tác phẩm
mới, Hà Nội - 1983). Với tác phẩm khảo cứu này ông đã nhận được Giải thưởng của
3


Hội nhà văn Việt Nam.Trong công trình này Nhị Ca đã đi vào khảo cứu những tác
phẩm tiêu biểu còn lại của nhà văn. Sau này trong quyển Dọc đường văn học (Nxb
Quân đội nhân dân, Hà Nội -1997) Nhị Ca viết tiếp về Nguyễn Thi, chủ yếu là viết
về vai trò và đóng góp của Nguyễn Thi cho nền văn học Việt Nam trong giai đoạn
chống Mỹ.
Trong quyển Văn học Việt Nam 1945- 1975 (tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội 1990) do Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh chủ biên cũng có bài giới thiệu về cuộc đời, sự
nghiệp và phong cách nghệ thuật của Nguyễn Thi qua một số tác phẩm cụ thể.
Nhân kỉ niệm70 năm ngày sinh, 30 năm ngày mất của Nguyễn Thi, Nguyễn
Trọng Oánh đã có bài viết Nguyễn Ngọc Tấn - Nguyễn Thi, con người và sự nghiệp
(Tạp chí Văn nghệ Quân đội số 5-1998). Cũng như những công trình trước, Nguyễn
Trọng Oánh viết về những đặc điểm nổi bật của con người và quá trình sự nghiệp sáng
tác của Nguyễn Thi. Viết về con người Nguyễn Thi, Nguyễn Trọng Oánh có đoạn: “Im
lặng là một nét đặc biệt của Nguyễn Thi; im lặng mà viết, im lặng mà đọc sách, im lặng
mà quan sát, im lặng mà suy nghĩ, im lặng để nói rất ít về mình” [27,tr.2 ].

GS Phong Lê với quyển Vẫn chuyện văn và người đề cập đến nhiều nhà văn
trong đó có nói đến Nguyễn Thi và đặc sắc nghệ thuật Nguyễn Thi. Nội dung bài viết
giới thiệu những nét chính trong phong cách nghệ thuật Nguyễn Thi những năm gắn
bó với Miền Nam như: chọn bối cảnh xây dựng tác phẩm, xây dựng nhân vật đậm chất
sử thi, cuối cùng khẳng định vị trí của Nguyễn Thi trên văn đàn văn học dân tộc.
Ngô Thảo với bài viết Nhà văn anh hùng Nguyễn Ngọc Tấn – Nguyễn Thi đăng
trên báo điện tử của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch khi tin nhà văn - liệt sĩ Nguyễn
Thi được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ nhân dân năm 2011.
Bài viết đã khái quát được cả một hành trình dài sống, chiến đấu và viết cùng những
tác phẩm để lại đã ghi dấu ấn của một nhà văn – chiến sĩ trên văn đàn văn học cách
mạng.
Ngoài ra còn có những công trình biên soạn tập họp lại những tác phẩm của
Nguyễn Thi như: Truyện ký Nguyễn Thi (Nxb Giải phóng, Hà Nội - 1969), Truyện ngắn

4


Nguyễn Thi (Nxb Hội nhà văn, Hà Nội - 1996), Nguyễn Ngọc Tấn - Nguyễn Thi Toàn
tập (Nxb Văn học, Hà Nội - 1996).
Bên cạnh những công trình nghiên cứu của các nhà phê bình có tên tuổi, tác
phẩm của Nguyễn Thi còn được sự quan tâm của nhiều thế hệ sinh viên, học viên ở các
trường Đại học. Đã có nhiều công trình khoa học, công trình nghiên cứu liên quan đến
nhà văn Nguyễn Thi và các n với miền Nam, ngôn ngữ nhân vật trong tác phẩm Nguyễn Thi có sự chuyển hướng
rõ nét. Phương ngữ Nam Bộ thể hiện qua cách phát âm, cách sử dụng từ vựng và từ
ngữ khác biệt của nhân vật. Việc sử dụng phương ngữ Nam Bộ đã giúp nhà văn khắc
họa được những đặc trưng của con người, của vùng quê Nam Bộ. Viết về những con
người miền Nam chân chất, thật thà, Nguyễn Thi đã đem từng lời nói bình dị hằng ngày
vào tác phẩm của mình một cách tự nhiên. Thấp thoáng trong những lời nói ấy là bóng
con đò, bến chợ, cây cầu, ngọn dừa, dòng sông miền Nam chân quê, mộc mạc. Lời của
cô gái miền Nam tìm cớ để tặng các anh bộ đội thức ăn nhưng sợ bị từ chối: “Anh làm

tôi trông mòn nổ con mắt. Đi chợ mua một thúng đồ ăn mà gởi từ hôm qua tới nay hỏng
chịu lấy. Thiệt hết sức!”[40, tr.300] (Chưa nói). Giọng nói “thiệt thà” của miền Nam
mang đậm nét cá tính của con người Nam Bộ, thường thì người ta nói “trông mòn con
mắt” nhưng ở đây nhà văn lại có cách dùng khác nhằm nhấn mạnh thêm “trông mòn
nổ con mắt”. Đó còn là cách phát âm, cách sử dụng từ chệch chuẩn “hỏng chịu” chứ
không phải là “không chịu”, đó là cách phát âm dùng từ chỉ có ở miền Nam.
Nhân vật của Nguyễn Thi thường ra đời dựa trên cơ sở là người thật, việc thật
và vì thế nhà văn cũng đã đem ngôn ngữ của người thật, việc thật từ cuộc sống vào
trong văn chương. Chính vì sử dụng thuần thục phương ngữ Nam Bộ nên Nguyễn Thi
đã rất thành công khi vận dụng ngôn ngữ của đời sống vào tác phẩm của mình một cách

78


tự nhiên. Và cũng chính vì thế nên nhân vật của Nguyễn Thi luôn tạo cho người đọc sự
gần gũi thân thuộc.
Đó là ngôn ngữ của trẻ con Nam Bộ hồn nhiên, quen thuộc như lời Đực nằn nỉ
với mẹ trong truyện ngắn Chuyện xóm tôi:
“- Cho con đi tân binh má à.
- Người mày có một khúc mà đi đâu?
- Con ăn cơm ít hôm rồi nó lớn mừ…
- Ờ ráng ăn cơm nhiều nhiều rồi má cho đi.” [41, tr.12]
Rồi khi trong xã các anh thanh niên đi tân binh nhộn nhịp cả lên cậu bé Đực
chào hỏi như người lớn: “Anh đi mạnh…dỏi nhe anh! Chị đi mạnh…dỏi nhe chị!” [39,
tr.13]. Phương ngữ Nam Bộ thể hiện ở đây chính là cách phát âm “mừ” (mà), dùng từ
chệch chuẩn “mạnh dỏi” (mạnh giỏi). Sự hồn nhiên dí dỏm của trẻ con đáng yêu biết
bao nhiêu, đó là chị em con Bé con của chị Út Tịch trong Mẹ vắng nhà, mẹ đi đánh
giặc ở nhà ngoan ngoãn như nụ cười ngắt ngư trên ngọn dừa của con Bé khi bị bà Sáu
la: “Nội à, bò ăn dây lang của nội kìa. Hui…bò…ò! Đó con đuổi nó đi rồi. Lát má con
về nấu khoai ăn nghe nội”[41, tr.96]. Thế giới trẻ con là một thế giới trong sáng ngây

thơ, và ngôn ngữ trẻ con trong tác phẩm Nguyễn Thi cũng hồn nhiên trong sáng như
thế. Lũ trẻ con chị Út tranh nhau người mẹ là của riêng mình, chỉ của riêng mình thôi:
“- Má của em mừ…
- Má của tao chớ má của mày hồi nào?” [41, tr.105].
Kẻ thù có thể tàn phá, có thể càn quét đi tất cả nhưng không thể nào tàn phá
được sự hồn nhiên đáng yêu của trẻ thơ. Trẻ thơ vẫn hàng ngày học bi bô dưới những
căn hầm, hay chơi trò đi học như chị em con Bé, con Thanh, con Anh, thằng Hiển dù
rằng chúng chưa biết chữ vẫn có thể đánh vần từng chữ: “Tìm Mỹ mà đánh, tìm Ngụy
mà diệt”. Không chỉ là những trò chơi trẻ con, mà chị em con Bé còn cổ vũ cho mẹ,
cho những trận đánh của mẹ bằng cách leo lên ngọn dừa hoan hô:
“Đúng má đánh rô ô ô ì…
…Má đốt bót rô ô ô ì…
…Xung phong rồi nghen! Tiến lên má…á…á.”[41, tr.110].

79


Hay ở truyện Người mẹ cầm súng đó là những lời nói chân chất, thật thà nhưng
đầy ý chí quyết tâm của những con người ở vùng quê như lời phân bua cô bé ở đợ phải
bỏ trốn vì bị chủ đánh và đánh lại chủ:
“- Ở đợ cực quá mà.
- Đi đánh Tây cũng cực vậy!
- Đánh Tây sướng bằng tiên chớ cực gì.
Các anh đều cười, em nói tiếp:
- Nó đánh mình, mình đánh lại nó mới sướng chớ.
Em ở đợ, chủ đánh em, em phải chạy” [41, tr.153].
Đoạn đối thoại mang phong cách của con người Nam Bộ thẳng thắn, bộc trực.
Cô bé ấy chính là chị Út Tịch khi còn nhỏ vì không chịu được cảnh ở đợ nai lưng ra
làm việc cho chủ rồi bị chủ đối xử tàn ác nên đã xin được đi bộ đội. Họ là những nông
dân “thứ thiệt” nên cái chân chất, thật thà đã thấm vào máu, vào con người họ. Như bà

Bảy Tưa người đàn bà của đất thép Củ Chi đối với du kích, với bộ đội: “Mấy thằng du
kích nó kéo đến nhà tôi, ngồi học. Thằng Cần ngồi giữa, mấy thằng kia hút thuốc ngồi
xung quanh. Nó học cái gì đây…ờ, Mỹ ngu, Mỹ dại, Mỹ khờ. Tôi hỏi tụi nó, bây giờ
cho tao tham gia đánh được không? Nó nói: Bộ tướng bà đánh được. Tôi hỏi chừng
nào bây đi kích, bây cho tao đi theo hay là sao?”[41, tr.231]. Lời nói ấy đã nói lên tấm
lòng người phụ nữ miền Nam muốn góp một phần nào đó của mình vào cuộc chiến đấu
của những con người Việt Nam anh dũng.
Lớp từ phương ngữ Nam Bộ cũng được nhà văn vận dụng tối đa trong tác phẩm.
Đó là các từ xưng hô, từ đệm, cách sử dụng các thành ngữ đậm chất Nam Bộ. Trong
cách nói của người Nam Bộ có một hiện tượng đáng lưu ý. Đó là cách xưng gọi, và
cách dùng từ xưng gọi. Người Nam Bộ có thói quen gọi tên kết hợp với thứ bậc hay
đặc điểm của nhân vật. Nhiều nhân vật trong các tác phẩm cũng được Nguyễn Thi đặt
tên, gọi tên theo cách xưng hô như vậy, như: Việt trong truyện Những đứa con trong
gia đình được anh em gọi thân mật là Cậu Tư, Chú Năm, thằng Hai con chú Năm; chị
Út Tịch, ông Sáu Hò, bà Sáu Hò, ông Chín Đà, Tám Thế... trong truyện Người mẹ cầm
súng; anh Tư Râu, anh Sáu Trớ, chị Hai Chung trong Những sự tích ở đất thép; chị Ba,
chị Tư, anh Ba Cừ, anh Năm huyện đội trưởng trong Ước mơ của đất; cô Ba, anh Mười

80


trong truyện Cô gái đất Ba Dừa; ông Tư Trầm, chị Năm Bưởi, lão Ba Sồi trong tiểu
thuyết Ở xã Trung Nghĩa... Trong văn hoá ứng xử của người Nam Bộ, kiểu xưng hô
này làm người nghe cảm thấy gần gũi, có sự kết nối với nhau, thân thiết như những
thành viên trong gia đình, cho dù đó là những người lạ với nhau. Điều này xuất phát từ
xa xưa, khi khai phá vùng đất mới, lúc ấy đất rộng người thưa, con người cảm thấy cô
đơn lạc lõng nên cần được chia sẻ, quan tâm nhau bằng tình cảm chân thật, thân thiết.
Do vậy, lối xưng hô này trở thành một nét văn hoá giao tiếp của người dân. Nguyễn
Thi cũng rất am hiểu lối xưng hô này khi ông đã có những giới thiệu, lý giải về các tên
gọi chị Út Tịch Người mẹ cầm súng: “Cô bác lớn tuổi quen gọi chị là con Út Trầu, vì

chị hay ăn trầu. Lại có người đặt danh chị là "Bà Hồng” vì chị đánh giặc rất giỏi. Xóm
giềng theo tục địa phương, ghép tên chị với tên chồng, cứ kêu là Út Tịch.” [41, tr.149].
Ngôn ngữ dẫn truyện cũng mang đậm màu sắc Nam Bộ khi tác giả thường xuyên
sử dụng những phương ngữ Nam Bộ. Nhà văn hay sử dụng các tính từ của phương ngữ
Nam Bộ như: cái bụng chang bang, nón rộng lểnh lảng, nhìn lom lom, ngồi chồm hổm,
trọng trọng, việc thỏn mỏn, mình mẩy tèm lem, không lỏi một con, thiệt ngon, nói đỏ
đẽ... Những động từ như: thẩy ra, dòm chừng, đương lọp, thọc lét, dừng lại buồng, thả
giỡn sóng, giả đò, chườn ườn, giang xuồng... Các danh từ đặc trưng như: má, sắp nhỏ,
sanh mạng, miểng... Dùng các từ đệm như: cũng lóng này, riết rồi, nửa chừng... Có khi
trong một câu văn, nhà văn sử dụng hàng loạt phương ngữ: “Bỉnh đeo súng cây, bụng
chang bang, một tay máng vào dây súng có kẹp theo trái ổi, một tay cầm mấy miểng
bom, chàng hảng chân, đứng dòm” [41, tr.140] (Trên đường xóm). Nguyễn Thi cũng
rất thành công khi đưa thành ngữ vào trong ngôn ngữ dẫn truyện một cách linh hoạt,
theo đúng phong cách Nam Bộ. Đó là những thành ngữ được đưa trực tiếp vào lời
văn trong truyện ngắn Mùa xuân: “đi tréo trả như gà mắc nhợ” [41, tr.29]; hay “Vợ
Hàm Giỏi cao, mập. Ngay thằng chồng đứng cạnh mụ cũng chỉ như “lóc nói mà ôm
cột dừa” [41, tr.151. Và đa số đều được nhà văn vận dụng một cách linh hoạt, sáng
tạo làm cho lời văn trở nên gần với cách nói hàng ngày hơn trong truyện Những đứa
con trong gia đình: “Có lúc Việt còn bỏ về nhà ăn cơm, nhưng chị Chiến cứ ngồi một
góc ván, lông mày cau lại, chéo khăn hở ngang miệng, đánh vần hoài. Chị đọc tiếng
đặng tiếng mất, chữ mẹ đẻ chữ con, từ trưa tới xế, rồi từ xế tới chiều, bỏ ăn, quên cả

81


trời chạng vạng” [41, tr.71]; “Thằng nhỏ càng gỡ, con Anh càng ôm chặt, mặt hai
đứa đỏ lơ đỏ lưởng” [41, tr.105], (Mẹ vắng nhà). Hay đó là những thành ngữ góp
phần thể hiện rõ cảm xúc, thái độ trong từng lời kể: “Anh lẹ tay thiệt! Việt rượt theo
thằng thứ hai lụi nó đến mấy cái mà lụi không tới, tức như bò đá” [41, tr.64]. Với sự
vận dụng những thành ngữ có tính chất khẩu ngữ và có sự biến đổi về hình thức phát

âm theo tiếng nói, phù hợp với tính cách của người dân Nam Bộ, Nguyễn Thi đã tạo
được một cách rõ nét sắc thái dân gian Nam Bộ trong các sáng tác của mình.
Phong cách khẩu ngữ sinh hoạt trong ngôn ngữ nhân vật được thể hiện qua lối
xưng hô, đối đáp mang đậm nét văn hoá Nam Bộ. Người Nam Bộ chuộng lối xưng hô
thân mật, dân dã, suồng sã cũng như chính lối sống của họ vậy. Đối với những người
bằng vai phải lứa, hay đối với người nhỏ tuổi hơn, người Nam Bộ thường xưng “mầy
- tao” để tỏ sự thân mật như cách xưng hô của Chỉnh đối với Bỉnh trong truyện Chuyện
xóm tôi: “Vô đi. Mầy không vô hả?(...)Tao đánh à!” [41, tr.8]; hay lời báo tin của cha
Mận trong truyện Ước mơ của đất với chị Tư: “Tư à, tao nghe súng nổ rần rần rồi nghe
họ nói chồng mầy làm sao đó!” [41, tr.408]. Nhưng đối với kẻ thù thì họ xưng “mày tao” để bộc lộ sự khinh bỉ, khi Bác Ngảng trong truyện Trên đường xóm chỉ vào mặt
thằng Mỹ: “Quân mặt rắn! Chúng tao tha mày không phải chúng tao dở, không biết
giết mày! Dòm à?” [41, tr.143]. Ngoài ra, người Nam Bộ còn gọi tên kết hợp thứ bậc
như: Bác Hai Ngảng, chị Út Tịch, chị Tư,... hay đơn giản là xưng “tôi”, “tui” và gọi tên
người khác khi giao tiếp. Tuỳ vào đối tượng, tình huống giao tiếp mà các nhân vật có
những xưng hô khác nhau. Lối xưng hô này có thể được xem như là sản phẩm của môi
trường sống. Mỗi người đều có thể nhấn mạnh đến cái tôi cá nhân của mình và ý thức
được vai trò xã hội của mình. Mặt khác, lối xưng hô này một phần cũng đã phản ánh
thái độ phóng khoáng, bình đẳng như chính thiên nhiên nơi đây đã có. Và quan trọng
hơn, qua cách xưng hô đó, người Nam Bộ luôn đề cao sự thẳng thắn, bộc trực trong
giao tiếp.
Việc vận dụng lớp từ khẩu ngữ đã giúp Nguyễn Thi miêu tả thật sinh động, chân
thực về cuộc sống, về nét sinh hoạt thường nhật của người dân Nam Bộ xưa. Nhà văn
đã đưa vào trong ngôn ngữ đối thoại của nhân vật với những từ phương ngữ đặc trưng,
như: mầy, bây, mấy ảnh, bả, méc, bịnh, đảo chánh, bi lớn, rán chừng, nhứt trí, nhứt
định, bận quần áo, đặng, mần, in như, dòm, biểu, biên thư, sớm mơi, hổm rày... Đây là
82


lớp từ vựng Nam Bộ có hiện tượng biến âm so với lớp từ vựng chung toàn dân. Sự biến
âm này được hình thành từ khuynh hướng phát âm đơn giản hóa của người dân Nam

Bộ. Chẳng hạn, trong một lời nói của anh Việt trong truyện Chuyện xóm tôi đối với
Bỉnh và Đực có sử dụng rất nhiều từ phương ngữ:
''- Rán chừng tổng khởi nghĩa anh cho em đi lấy chợ Mỏ Cày. Má cũng đi nữa.
Tao yểm hộ cho hai đứa vô ngả lò heo đánh dinh quận. Giao thằng Mỹ ăn mắm ruốc
cho bây đó, chịu không? Nhứt trí nghen! Nếu nhứt trí thì bận quần vô rồi đi ăn cơm,
nào..."[41, tr.18].
Một nét đặc trưng trong ngôn ngữ giao tiếp của người Nam Bộ đó là hệ thống
từ đệm trong câu nói. Các từ đệm kết hợp với ngữ điệu sẽ tạo ra sắc thái địa phương rõ
rệt của từng vùng miền. Nguyễn Thi thường dùng các từ đệm trong lời nói như: hả, à,
ha, há, heng, chịu không, nghen, mừ, riết, hoài... Sự có mặt của các từ đệm góp phần
làm tăng sắc thái biểu cảm cho cách diễn đạt. Đây cũng là một đặc điểm của phong
cách khẩu ngữ Nam Bộ. Chỉ qua một câu nói của chị Út Tịch trong truyện Người mẹ
cầm súng, ta thấy được tình cảm của chị đối với dân làng như thế nào: “Tôi đi đánh
giặc được Mặt trận thương, cô bác thương nên cứ đánh hoài. Bây giờ trên cho làm xã
đội phó tôi cũng đánh hoài” [41, tr.183]. Từ “hoài” đệm cuối câu tạo cảm giác rất gần
gũi, thân thiết đối với người nghe. Nhà phê bình Hoài Thanh cùng bàn luận về từ “hoài”
này như sau: “Chỉ một chữ “hoài” mà câu nói nghe ngọt lịm. Làm sao chỉ trong một
chữ mà có thể gói ghém được nhiều đến thế? Hình như trong đó có cả màu trời, sắc
nước, những cánh đồng, những rừng cây, những nét mặt, những tình thương, cả không
khí miền cực Nam của Tổ quốc” [tr.272].

83


Tiểu kết
Mỗi nhà văn đều chọn cho bản thân mình những biện pháp nghệ thuật riêng
trong xây dựng nhân vật để có thể khái quát chủ đề cũng như tư tưởng nghệ thuật của
tác phẩm. Văn xuôi Nguyễn Thi những năm chống Mỹ xét về phương diện nghệ thuật
xây dựng nhân vật đã có nhiều điểm mới độc đáo. Một thế giới nhân vật trong tác
phẩm hiện lên gần gũi, chân thực thông qua hàng loạt các biện pháp nghệ thuật như:

miêu tả ngoại hình, khắc họa nội tâm nhân vật, miêu tả hành động của nhân vật một
cách nhất quán. Với việc am hiểu sâu sắc vốn văn hóa, cũng như đời sống sinh hoạt,
Nguyễn Thi đã đưa cả lời ăn tiếng nói của con người nơi đây vào văn chương. Phương
ngữ Nam bộ là một trong những điểm nhấn quan trọng. Ngôn ngữ thể hiện được nét
văn hóa vùng miền, cũng như nếp sinh hoạt của đời thường, và đặc biệt từ ngữ ấy còn
gắn với tính cách của người sử dụng nó. Như vậy với việc sử dụng hàng loạt các biện
pháp nghệ thuật tiêu biểu để xây dựng nên một thế giới nhân vật mang đậm dấu ấn
Nam Bộ. Nguyễn Thi đã giúp chúng ta thấy được những nét tính cách, tâm lí hết sức
sống động. Nhà văn đã thu hẹp khoảng cách giữa nhân vật và bạn đọc, tạo được sự
đồng cảm trong quá trình tiếp nhận, lĩnh hội, điều này cũng đồng nghĩa với việc nhà
văn đã chuyển tải thành công thông điệp của mình đến với cuộc đời và con người.

84


KẾT LUẬN
1. Mục đích của luận văn là tìm hiểu thế giới nhân vật trong văn xuôi Nguyễn
Thi. Thông qua việc tìm hiểu về tác giả cũng như sự nghiệp của nhà văn, chúng ta có
thể đi tới khẳng định những đóng góp quý giá của Nguyễn Thi đối với nền văn học
cách mạng, không chỉ gặt hái được thành công ở mảng truyện ngắn mà ngay cả tiểu
thuyết và kí cũng đạt được những thành tựu nhất định mang màu sắc, phong cách riêng
của nhà văn. Với cách khai thác đề tài đi sâu vào khám phá đời sống nông thôn, sinh
hoạt và thân phận con người Nam bộ những năm kháng chiến chống Mỹ, cộng với lối
viết chân tình, giản dị mà gần gũi nhưng cũng giàu chất thơ, hơn nữa còn chứng tỏ
được khả năng điêu luyện của Nguyễn Thi trong việc vận dụng phương ngữ Nam Bộ.
Nguyễn Thi đã mang đến cho văn chương cách mạng một luồng gió mới ở cả phương
diện nội dung lẫn hình thức nghệ thuật.
2. Chỉ với bốn mươi năm cuộc đời để sống và viết nhưng nhà văn chiến sĩ
Nguyễn Thi đã kịp ghi lại dấu ấn riêng để lại trên những trang văn của mình bằng việc
xây dựng được một thế giới nhân vật phong phú và đa dạng. Ở kiểu loại nhân vật nào

cũng được Nguyễn Thi chăm chút chu đáo như những đứa con tinh thần và mang những
nét đặc sắc riêng. Một số nhân vật tiêu biểu trong sáng tác của ông như là những người
lính trẻ đang cầm súng chiến đấu chống lại đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai, ở họ nổi bật
với đức tính dũng cảm, gan dạ, trung thành với cách mạng và đảng. Và là những người
đi tiên phong trong cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc. Tiếp đến phải kể đến chân
dung những người mẹ, người chị, các cô, các bác xóm giềng - họ là những đại diện tiêu
biểu cho người nông dân Nam Bộ chân lấm tay bùn, đảm đang tháo vác mọi công việc
nhà nhưng sống trong hoàn cảnh đất nước có giặc thù với tinh thần “giặc đến nhà đàn
bà cũng phải đánh”, những người mẹ, người chị ấy tạm gác lại công việc gia đình tham
gia kháng chiến sôi nổi và gặt hái được nhiều chiến công. Người phụ nữ Nam Bộ trong
sáng tác của Nguyễn Thi rất xứng đáng với tám chữ Bác Hồ tặng “Anh hùng, Bất khuất,
Trung hậu, Đảm đang”. Thế giới trẻ thơ đi vào văn xuôi Nguyễn Thi cũng mang những
nét riêng biệt, nhà văn phát hiện ở các em những nét ngây thơ, hồn nhiên đáng yêu
nhưng dường như sống trong những ngày tháng sục sôi khí thế cách mạng ở các em
cũng có những nét tính cách, suy nghĩ già dặn, trưởng thành hơn cái độ tuổi vốn có của
85


mình. Đó cũng là một niềm cảm thương thầm kín của tác giả đối với trẻ thơ, thương
cho các em không có một tuổi thơ hồn nhiên, vô tư, mà phải lo nghĩ quá nhiều, lo cho
má, lo cho các em, lo cho cách mạng…Đâu chỉ tập trung đi sâu vào khắc họa hình
tượng con người Nam bộ anh hùng, Nguyễn Thi còn tô vẽ lại được cả bức tranh phong
cảnh đậm chất Nam bộ, giàu chất thơ nào bờ mẫu, kênh rạch, sông nước, những rặng
dừa, trâm bầu xanh tốt…. Những trang viết của Nguyễn Thi đem lại cho người đọc cảm
nhận về một văn phong nhẹ nhàng, đằm thắm, sâu lặng nhưng đôi lúc cũng quyết liệt,
dữ dội và bằng một giọng điệu hồn nhiên, ngây thơ, tinh tế mà không thiếu sắc sảo. Khép
lại những trang sách nhưng thế giới nhân vật trong văn xuôi Nguyễn Thi vẫn để lại cái
dư âm, cái ám ảnh khó quên. Qua những số phận, cuộc đời của những nhân vật trong
truyện, dường như tâm hồn người đọc được đánh thức, được thanh lọc để trở nên trong
sáng, thánh thiện hơn. Chính những điều này làm nên những nét độc đáo riêng, làm nên

một phong cách Nguyễn Thi không thể lẫn lộn với các nhà văn Nam Bộ khác, đưa tên
tuổi Nguyễn Thi lên vị trí hàng đầu trong văn xuôi kháng chiến chống Mỹ.
3. Nhắc đến Nguyễn Thi là phải kể đến một nhà văn có biệt tài trong nghệ thuật
xây dựng và miêu tả tâm lý nhân vật. Nhiều biện pháp nghệ thuật, từ khắc họa ngoại
hình nhân vật, khắc họa nội tâm cho đến sử dụng phương ngữ Nam Bộ, miêu tả hành
động nhân vật một cách nhất quán đều được nhà văn vận dụng một cách tự nhiên đạt
hiệu quả cao, trong đó phải kể đến nghệ thuật khắc họa nội tâm nhân vật qua độc thoại
nội tâm đã diễn tả được những trạng thái tâm lý đa dạng, phức tạp của con người trong
thời chiến. Đó là những suy nghĩ ngây thơ của con trẻ, hay những suy nghĩ đâu chỉ
cho bản thân mình mà còn cho cả những người thân yêu, và cả những trăn trở, băn
khoăn về con đường mình đã chọn, về niềm tin vào đảng và cách mạng kể cả những
tình cảm riêng tư cá nhân….Nguyễn Thi đều tỏ ra am hiểu sâu sắc và thể hiện trọn vẹn
các sắc thái đó trên những trang văn của mình. Tất cả tạo nên nét tính cách đặc trưng
của con người Nam Bộ trong văn xuôi Nguyễn Thi.
4. Là một nhà văn trẻ, đầy tài năng, nhiệt huyết, có sức viết khỏe và có khả năng
sáng tạo dồi dào, mạnh mẽ, một nhà văn luôn làm chủ ngòi bút của mình. Nguyễn Thi
đã vượt qua những buồn đau, mất mát của cuộc sống gia đình, cất giấu nỗi buồn đó
một góc để vào Nam thực hiện nhiệm vụ thiêng liêng của người cầm bút và nhiệm vụ

86


với cách mạng. Nhưng tiếc rằng khi tài năng đang ở độ chín, đang tỏa sáng thì nhà văn
ấy đã anh dũng hy sinh mà trên lưng vẫn đeo cái bòng đựng bản thảo còn dang dở mà
rất giàu giá trị. Sự hy sinh để lại niềm tiếc nuối khôn cùng cho một tài năng kiệt xuất.
Dù đã hy sinh nhưng những đóng góp của Nguyễn Thi để lại không một ca từ nào có
thể diễn tả được hết, hiện thực trên những trang văn của ông là bằng chứng sống về
một thời kỳ kháng chiến trường kỳ nhưng hào hùng của dân tộc Việt Nam.

87



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Lại Nguyên Ân, 150 thuật ngữ văn học. Nxb Văn học.

2.

Nguyễn Minh Bằng (2005), Nguyễn Thi trong văn xuôi chống Mỹ, Luận văn
thạc sĩ, đại học Vinh.

3.

Nhị Ca (1983), Gương mặt còn lại: Nguyễn Thi, Nxb Tác phẩm mới, Hội Nhà
văn Việt Nam.

4.

Nhị Ca (1997), Dọc đường văn học, Nxb Quân đội nhân dân.

5.

Trần Cư (1978), Viết cùng đồng đội, Nxb Quân đội nhân dân.

6.

Nguyễn Minh Châu (1987), Chiếc thuyền ngoài xa, Nxb Tác phẩm mới.

7.


Phan Cự Đệ (1996), Tính cách điển hình trong “Người mẹ cầm súng” của
Nguyễn Thi in trên báo Văn nghệ, ngày 1 tháng 4 năm 1996.

8.

Hà Minh Đức (chủ biên) (1998), Nhà văn nói về tác phẩm, Nxb Văn học.

9.

Anh Đức (1966), Hòn đất, Nxb Văn học.

10.

Lê Bá Hán (2000), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.

11.

Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) (2007), Từ điển
thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục.

12.

Nguyễn Chí Hòa (1999), Văn xuôi Nguyễn Thi, Luận văn thạc sĩ, Đại học Vinh.

13.

Phong Lê (1972), Mấy vấn đề văn xuôi Việt Nam 1945-1970, Nxb Khoa học xã
hội.


14.

Phong Lê, Vũ Tuấn Anh và cộng sự (1979), Văn học Việt Nam chống Mỹ cứu
nước, Nxb Khoa học xã hội.

15.

Phong Lê (1980), Văn xuôi Việt Nam trên con đường hiện thực xã hội chủ nghĩa,
Nxb Khoa học xã hội.

16.

Phong Lê (1990), Văn học và hiện thực, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

17.

Phong Lê (2005), Về văn học Việt Nam hiện đại/Nghĩ tiếp…, Nxb Đại học quốc
gia Hà Nội.

18.

Phong Lê, Lưu Khánh Thơ (2005), Nguyễn Thi:Viết ở chiến trường hội nghiên
cứu và giảng dạy văn học tp HCM, Nxb Trẻ.

19.

Phong Lê (2013), Phác thảo văn học Việt Nam hiện đại (thế kỷ XX), Nxb Tri Thức.
88



20.

Phương Lựu cùng cộng sự (1985), giáo trình lý luận văn học, Nxb Giáo dục.

21.

Nguyễn Đăng Mạnh (1990), Văn học Việt Nam 1945-1975 tập 2, Nxb Giáo dục.

22.

Nguyễn Đăng Mạnh (2000), Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn,
Nxb Giáo dục, Hà Nội.

23.

Vũ Tú Nam (1970): Nguyễn Thi, nhà văn của nhân dân,Nxb Tác phẩm mới, số 8.

24.

Nhiều tác giả (1984):Chiến trường - những năm tháng ấy: sống và viết, Nxb Tác
phẩm mới.

25.

Nhiều tác giả (1987), Lí luận văn học tập 1, Nxb Giáo dục.

26.

Nhiều tác giả (1987), Lí luận văn học tập 2, Nxb Giáo dục.


27.

Nhiều tác giả (1987), Lí Luận văn học tập 3,Nxb Giáo dục.

28.

Nguyễn Trọng Oánh (1977), Những điều tôi biết về Nguyễn Thi, tạp chí Văn
nghệ quân đội, số 4.

29.

Nguyễn Trọng Oánh (1998), Nguyễn Ngọc Tấn – Nguyễn Thi, con người và sự
nghiệp, Tạp chí Văn nghệ quân đội số 5.

30.

Lê Phát, Nhớ Nguyễn Thi nhà văn cầm súng in trên báo Văn nghệ, số 36.

31.

Hoàng Phê (1992), Từ điển tiếng việt (tái bản lần 2), Nxb Hồng Đức.

32.

Nguyễn Thị Kim Quyên, Nguyễn Thị Thơ (2010). Hình tượng người nữ chiến
sĩ cách mạng trong văn xuôi Nguyễn Thi, Khóa luận tốt nghiệp.

33.

Trần Đình Sử, Lê Bá Hán và cộng sự, Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục.


34.

Nguyễn Trung Thành (1969), Rừng xà nu, Nxb Giáo dục.

35.

Nguyễn Ngọc Tấn (1960), Trăng sáng (tập truyện), Nxb Văn học.

36.

Nguyễn Ngọc Tấn (1962), Đôi bạn (tập truyện), Nxb Văn học.

37.

Huỳnh Công Tín (2007), Từ điển từ ngữ Nam Bộ, Nxb Khoa học xã hội.

38.

Huỳnh Công Tín (2013), Đặc trưng văn hoá Nam Bộ qua phương ngữ, Nxb
Chính trị Quốc gia.

39.

Ngô Thảo (sưu tầm, chỉnh lý, giới thiệu) (1985), Năm tháng chưa xa, Nxb Văn
nghệ tp. Hồ Chí Minh.

40.

Ngô Thảo (1966), Nguyễn Ngọc Tấ n - Nguyễn Thi toàn tập, tập 1, Nxb Văn học.


41.

Ngô Thảo (1966), Nguyễn Ngọc Tấn – Nguyễn Thi toàn tập, tập 2, Nxb Văn học.

42.

Ngô Thảo (1966), Nguyễn Ngọc Tấn – Nguyễn Thi toàn tập, tập 3, Nxb Văn học.
89


43.

Ngô Thảo (1966), Nguyễn Ngọc Tấn – Nguyễn Thi toàn tập, tập 4, Nxb Văn học.

44.

Nguyễn Trung Thành (2011), Rừng xà nu ( Ngữ văn tập 12, tập 2), Nxb Giáo
dục Việt Nam.

45.

Nguyễn Thi (1965), Người mẹ cầm súng, Giải thưởng văn nghệ Nguyễn Đình
Chiểu, Nxb Văn nghệ giải phóng.

46.

Nguyễn Thi (1966), Những đứa con trong gia đình, Nxb Quân giải phóng.

47.


Nguyễn Thi (1966), Người mẹ anh hùng (bản in tái bản của Người mẹ cầm súng),
Nxb Quân đội nhân dân.

48.

Nguyễn Thi (1969), Truyện và kí, Nxb Giải phóng.

49.

Nguyễn Thi (1970), Ước mơ của đất, Nxb Quân đội nhân dân.

50.

Nguyễn Thi (1978), Truyện và kí (tái bản), Nxb Văn học.

51.

Khái Vinh (1970), Tác phẩm Nguyễn Thi, bước tiến của văn học cách mạng
miền nam, Văn nghệ, số 383.

52.

Hoàng Hữu Yên, Hồ Kim Thu (1979), Truyện và ký của Nguyễn Thi, Nxb Giáo dục.

90




×