Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Giải pháp nhận dạng các loại biểu đồ thông qua yêu cầu đề bài và bảng số liệu thống kê trong chương trình địa lí 9 ở trường PTDTBT THCS yên nhân, thường xuân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.88 KB, 22 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THƯỜNG XUÂN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

GIẢI PHÁP NHẬN DẠNG CÁC LOẠI BIỂU ĐỒ
THÔNG QUA YÊU CẦU ĐỀ BÀI VÀ BẢNG SỐ LIỆU
THỐNG KÊ TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA LÍ 9, Ở TRƯỜNG
PTDTBT THCS YÊN NHÂN – THƯỜNG XUÂN

Người thực hiện: Phạm Văn Phúc
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường PTDTBT THCS Yên Nhân
SKKN thuộc môn: Địa lí

THANH HÓA NĂM 2020



1
MỤC LỤC
Nội dung
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
2.1. Cơ sở lý luận của đề tài
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh


nghiệm.
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để
giải quyết vấn đề.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo
dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận.
3.2. Kiến nghị

Trang
2
2
3
3
3
3
3
5
6
17
18
18
19


2
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài.
Trong chương trình môn Địa lí 9 THCS nội dung kiến thức môn học tập trung
tìm hiểu về các lĩnh vực dân cư, kinh tế - xã hội Việt Nam và nội dung kiến thức địa lí

địa phương, trong đó có nhiều bài thực hành, các câu hỏi và bài tập yêu cầu về cũng cố
kiến thức, rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ là nội dung gắn liền với chương trình môn Địa
lí 9 THCS. Trong các bài kiểm tra định kì ở Chương trình Địa lý 9 yêu cầu đề bài cần
phải thể hiện đầy đủ nội dung kiến thức về lý thuyết và phần thực hành kĩ năng, trong
đó vẽ biểu đồ, nhận xét biểu đồ và bảng số liệu thống kê thường không thể thiếu ở các
đề kiểm tra địa lí 9. Đặc biệt hơn trong kì thi học sinh giỏi các môn văn hóa lớp 9 –
THCS, đề thi học sinh giỏi môn Địa lí 9 cấp huyện và cấp tỉnh phần kĩ năng vẽ biểu
đồ, nhận xét biểu đồ và bảng số liệu thống kê thường chiếm tới 25% - 30% số điểm
của đề bài cho. Để vẽ được biểu đồ địa lí thì điều đầu tiên học sinh phải xác định được
yêu cầu của đề bài cho? Như vậy, học sinh phải có kĩ năng nhận dạng được biểu đồ,
trừ khi đề bài đã yêu cầu rõ là dạng biểu đồ gì, còn không học sinh phải tự xác định,
nếu nhận dạng biểu đồ sai thì học sinh sẽ vẽ sai biểu đồ và không đạt được kết quả .
Điều đó chứng tỏ rằng, bộ môn Địa lí lớp 9 hiện nay không chỉ chú trọng
đến việc cung cấp cho học sinh những kiến thức lí thuyết mà còn giúp các em rèn
luyện những kĩ năng cần thiết, đặc biệt như kĩ năng vẽ biểu đồ. Bởi thông qua
biểu đồ các em đã thể hiện được mối liên hệ giữa những đối tượng địa lí đã học,
thấy được tình hình, xu hướng phát triển của các đối tượng địa lí, hoặc từ biểu đồ
đã vẽ các em cũng có thể phân tích, nhận xét, phát hiện tìm tòi thêm nội dung
kiến thức mới trên cơ sở kiến thức của bài học. Tuy nhiên, hiện nay nhiều em học
sinh lớp 9, phần kĩ năng nhận dạng biểu đồ còn rất yếu, phần lớn các em vẫn chưa
đạt được những kĩ năng cơ bản cần thiết để nhận biết biểu đồ. Từ đó, các em có
thể vẽ biểu đồ sai không đúng theo yêu cầu của đề bài, kết quả bài làm sẽ khó đạt
được điểm số theo yêu cầu môn học. Chính vì vậy, bản thân tôi là một giáo viên
giảng dạy bộ môn Địa lí ở trường THCS, tôi rất quan tâm đến rèn luyện kĩ năng
nhận dạng và vẽ các loại biểu đồ cho học sinh, giúp các em có được nền tảng kiến
thức, kĩ năng địa lí để bước tiếp vào THPT đầy tự tin trong học tập.
Trong chương trình môn Địa lí nói chung và nội dung địa lí 9 nói riêng, dung
lượng kiến thức nhiều nhưng thời gian để giáo viên hướng dẫn học sinh rèn kĩ năng
biểu đồ có phần quá ít, trong khi đây là phần kiến thức thuộc dạng vận dụng, đối tượng
học sinh khá - giỏi phần nào có thể tiếp thu được thông qua một tiết lên lớp, còn học

sinh ở mức trung bình rất khó để nắm được. Vì vậy, để học sinh biết cách nhận dạng,
vẽ các loại biểu đồ là vấn đề hết sức khó khăn nếu giáo viên không chịu khó nghiên
cứu, tìm cách hướng dẫn học sinh cách nhận dạng các loại biểu đồ thì học sinh dễ mắc
lỗi vẽ sai biểu đồ, giáo viên cũng rất lúng túng để hướng dẫn học sinh có được kiến
thức, kĩ năng cơ bản nhất về biểu đồ. Hiện nay, trong chương trình phổ thông vẫn chưa
có những tài liệu đề cập sâu về lĩnh vực nhận dạng các loại biểu đồ địa lí 9, trong các
đề thi học sinh giỏi môn Địa lí 9 phần biểu đồ lại rất đa dạng, phức tạp với nhiều dạng
câu hỏi khó có yếu tố gây nhiễu cao, xác định được đúng dạng biểu đồ để vẽ thật
không dễ dàng gì đối với học sinh và ngay cả giáo viên trực tiếp giảng dạy.


3
Với những lý do trên, tôi mạnh dạn đưa ra sáng kiến về “Giải pháp nhận dạng
các loại biểu đồ thông qua yêu cầu đề bài và bảng số liệu thống kê trong Chương
trình Địa lí 9, ở trường PTDTBT THCS Yên Nhân - Thường Xuân.”
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Mục đích nghiên cứu của đề tài giúp cho giáo viên và học sinh có những biện
pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy và học tập môn Địa lí nói chung,
đồng thời củng cố, rèn luyện nâng cao kĩ năng nhận dạng biểu đồ cho học sinh lớp 9
nói riêng.
- Giúp giáo viên THCS có được nền tảng kiến thức, giúp lựa chọn giải pháp để
hướng dẫn học sinh nhận dạng các loại biểu đồ có hiệu quả nhất.
- Học sinh có kĩ năng nhận dạng biểu đồ thành thạo, nắm bắt kiến thức nhanh,
tạo hứng thú với môn học.
- Trên cơ sở đó, đề xuất một số ý kiến góp phần cùng các giáo viên giảng dạy
bộ môn Địa lí trong việc rèn luyện kĩ năng nhận dạng các loại biểu đồ cho học sinh lớp
9 được hiệu quả cao.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
- Đối tượng là học sinh lớp 9 - THCS
- Nhận dạng các bài tập, bài thực hành về biểu đồ: biểu đồ tròn, biểu đồ cột,

biểu đồ đường (đồ thị), biểu đồ kết hợp trong chương trình địa lí lớp 9 – THCS.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Quan sát, đọc, phân tích, nhận xét trực quan
- Mô tả, tường thuật, so sánh.
- Phương pháp vấn đáp và thảo luận trung cầu ý kiến.
- Phương pháp thăm dò: qua bài tập, qua quan sát, lấy ý kiến.
- Phương pháp nghiên cứu thông qua tài liệu.
- Đối với đề tài này tôi đã kết hợp một số phương pháp trên nhằm mang lại tính
chính xác, tính hiệu quả trong nghiên cứu cách nhận dạng các loại biểu đồ thông qua
yêu cầu đề bài và bảng số liệu thống kê trong bộ môn Địa lí nói chung và nội dung
chương trình địa lí 9 nói riêng.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Trong xu thế chung hiện nay việc dạy học môn Địa lí phải theo tinh thần đổi
mới, lấy học sinh làm trung tâm nhằm phát huy tinh tích cực, chủ động sáng tạo của
học sinh, được thể hiện trong nghị quyết của Đảng, Luật giáo dục và các văn bản của
Bộ Giáo dục và Đào tạo. Mục tiêu của giáo dục phổ thông là “giúp cho học sinh phát
triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kĩ năng cơ bản, nhằm hình
thành nhân cách con người Việt Nam Xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách
nhiệm công dân…”
Cùng với quá trình toàn cầu hóa và xu hướng hội nhập nền kinh tế thế giới hiện
nay thì giáo dục được coi là quốc sách hàng đầu và luôn đi trước một bước trong quá
trình phát triển kinh tế xã hội. Bởi trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của một
quốc gia thì nhân tố con người được coi là nguồn lực quan trọng và cơ bản nhất. Chính
vì vậy vấn đề chất lượng dạy học ở các cấp học, ngành học nói chung trong đó có bộ


4
môn Địa lí nói riêng càng trở thành mối quan tâm hàng đầu của các nhà sư phạm.
Trong chương trình môn Địa lí cấp THCS, mục tiêu yêu cầu học sinh ngoài

nắm được kiến thức về lý thuyết thì đòi hỏi người học phải có được các kĩ năng cơ
bản, trong đó có kĩ năng biểu đồ. Biểu đồ là dạng bài tập thực hành về địa lí, là dạng
kiến thức khó đòi hỏi học sinh phải có tư duy tổng hợp, phân tích, phán đoán cùng vận
dụng kiến thức toán học để giải quyết thì mới đạt được yêu cầu. Trong các bài kiểm
tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh, hoặc trong các đề thi học sinh giỏi cấp
THCS cũng như THPT thì đều có những bài về biểu đồ, các bài tập dạng này chiếm số
điểm khoảng 1/4, hay gần 1/3 số điểm đề thi. Trong các bài kiểm tra, hoặc bài thi địa lí
thường có ba mức độ yêu cầu: các câu hỏi thuộc mức độ nhận biết, các câu hỏi thuộc
mức độ thông hiểu, các câu hỏi thuộc mức độ vận dụng, bài tập biểu đồ là dạng câu
hỏi ở mức độ vận dụng, chủ yếu dành cho đối tượng học sinh khá giỏi. Tuy nhiên,
trong thực tế công tác khi chấm bài của học sinh thì thường vẽ sai biểu đồ, hoặc không
vẽ được biểu đồ theo đúng với dạng đề bài yêu cầu không cụ thể - đề bài có tính chất
phân loại cao. Như vậy, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến vấn đề trên, trong đó có
nguyên nhân là do giáo viên chưa đầu tư nghiên cứu sâu, hoặc có giải pháp hay kinh
nghiệm để hướng dẫn học sinh nhận dạng các loại biểu đồ một cách tốt nhất.
Đối với học sinh THCS nói chung và học sinh ở các nhà trường vùng núi, vùng
sâu, vùng xa, vùng có kinh tế đặc biệt khó khăn như trường THCS Yên Nhân thì việc
rèn luyện kĩ năng biểu đồ địa lí gặp không ít khó khăn. Ví dụ: với một bài tập về vẽ
biểu đồ, hoặc tiết học về thực hành vẽ biểu đồ, thì đa phần các em gặp rất nhiều khó
khăn khi xác định biểu đồ để vẽ, từ đó cũng ảnh hưởng tới thời gian và kết quả hoàn
thành bài tập của học sinh. Thông thường, nhận dạng biểu đồ là bước đầu tiên để tiến
hành vẽ biểu đồ, nhận dạng sai biểu đồ thì học sinh vẽ sẽ sai. Vì vậy, đây là bước đầu
quan trọng nhất trong quá trình vẽ biểu đồ, nếu nắm không chắc phần này thì sẽ ảnh
hưởng tới kết quả chung trong học tập.
Ngoài ra, trong kiến thức môn học bên cạnh nội dung lí thuyết được cung cấp
qua hệ thống kênh chữ thì còn được bổ sung trực quan bằng hệ thống kênh hình với
các biểu đồ, tranh ảnh, bảng số liệu,... Điều này chứng tỏ bộ môn Địa lí hiện nay
không chỉ chú trọng đến việc cung cấp cho học sinh những kiến thức về lí thuyết mà
còn giúp các em rèn luyện những kĩ năng địa lí cần thiết, trong đó kĩ năng vẽ, nhận
xét và giải thích biểu đồ là một kĩ năng phổ biến. Hiện nay, trong chương trình đổi

mới sách giáo khoa địa lí 9 - THCS gồm có 52 tiết học thì đã có đến 11 tiết thực
hành, trong đó có 5 tiết vẽ biểu đồ và có 11 bài tập về rèn luyện kĩ năng vẽ và nhận
xét biểu đồ sau các bài học ở phần câu hỏi và bài tập.
Xuất phát từ những yêu cầu của thực tiễn xã hội, công tác giảng dạy môn
Địa lí 9 ở trường PTDTBT THCS Yên nhân đã không ngừng đổi mới phương
pháp dạy học, sử dụng các kĩ thuật dạy học tích cực, đặc biệt sử dụng công nghệ
thông tin trong dạy các tiết thực hành địa lí, sử dụng để giải quyết các bài tập về
vẽ biểu đồ nhằm giải quyết mâu thuẩn về mặt thời gian và dung lượng kiến thức,
để đạt hiệu quả cao nhất trong tiết học. Trong nội dung chương trình môn Địa lí
9 – THCS có các bài tập về biểu đồ nó đóng vai trò quan trọng để củng cố kiến
thức và rèn luyện các kĩ năng cơ bản trong môn Địa lí, đặc biệt là kĩ năng vẽ,


5
nhận xét và giải thích các loại biểu đồ, giúp cho các em học sinh phát triển năng
lực một cách tốt nhất, các em có được sự tự tin trong quá trình học tập của
những năm tiếp theo.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.2.1. Thuận lợi:
- Đa số các bài tập và các tiết thực hành về vẽ biểu đồ, học sinh đều có hứng thú
tham gia học tập tốt. Bởi những giờ học này không nặng về kiến thức lí thuyết mà chủ
yếu rèn luyện cho học sinh những kĩ năng cơ bản.
- Thông qua những bài tập và bài thực hành về vẽ biểu đồ, học sinh thấy được
mối liên hệ với những nội dung lí thuyết đã học, thấy được xu hướng phát triển cũng
như so sánh, phân tích, đánh giá được sự phát triển của các sự vật, hiện tượng địa lí.
Đó cũng là một biện pháp rất tốt để các em ghi nhớ và củng cố kiến thức bài học cho
mình. Đồng thời cũng là cơ hội để các em thể hiện năng lực riêng, các em sẽ say mê
hơn trong học tập.
- Hiện nay, công nghệ thông tin, trang thiết bị dạy học cũng như các học liệu
tương đối phong phú, rất thuận lợi cho giáo viên khi thiết kế, giảng dạy các bài tập

thực hành về mặt thời gian, sinh động hơn về nội dung, tốt hơn để vận dụng các
phương pháp – kĩ thuật dạy học tích cực, giáo viên có thời gian tập trung nhiều về rèn
luyện kĩ năng biểu đồ cho học sinh, hướng dẫn học sinh các thao tác để hoàn thành bài
tập theo yêu cầu.
- Thông qua bài tập biểu đồ người giáo viên cũng có cơ hội để đánh giá được
năng lực của từng học sinh, phát hiện những học sinh có năng lực cá nhân nhằm bồi
dưỡng để thêm tham dự các kì thi học sinh giỏi, đồng thời cũng phát hiện ra những
học sinh còn yếu kém về kĩ năng để kịp thời có những biện pháp bổ trợ và điều chỉnh
nhằm nâng cao chất lượng dạy học một cách toàn diện.
2.2.2. Khó khăn:
Vấn đề thường gặp hiện nay là học sinh học lệch khá nhiều, nhiều em cho rằng
Địa lí là môn học phụ nên ít quan tâm, học qua loa, học lí thuyết chung chung mà coi
nhẹ phần thực hành, làm đối phó các bài tập về vẽ biểu đồ ở phần câu hỏi và bài tập
nên kết quả còn thấp.
Một khó khăn nữa là việc rèn luyện kĩ năng biểu đồ là nội dung bắt buộc, là
mục tiêu cơ bản trong học tập địa lí, đây là nội dung khó, yêu cầu tương đối cao đối
với nhận thức của học sinh, trong khi chỉ chiếm một thời lượng nhỏ trong chương
trình học, thời gian một tiết dạy lại khó có thể đáp ứng để rèn luyện tốt về kĩ năng của
một dạng biểu đồ địa lí nhất định.
Trước khi thực hiện đề tài, học sinh gặp những khó khăn như:
- Học sinh không xác định được yêu cầu của đề bài.
- Học sinh không xác định được kiểu biểu đồ thích hợp để vẽ là gì?
- Học sinh chưa vẽ được biểu đồ thích hợp và đúng yêu cầu đề bài.
- Học sinh chưa nắm được những yêu cầu phải xử lí trước khi vẽ biểu đồ.
Do đó, tỉ lệ học sinh xác định được đúng yêu cầu của đề bài và đúng dạng biểu
đồ để vẽ còn thấp và nếu có xác định được đúng dạng và yêu cầu thì lại mắc phải một
số sai sót trong quá trình tiến hành vẽ. Chính vì vậy nhận dạng được biểu đồ để vẽ


6

cho đúng còn giúp học sinh thích thú hơn khi làm bài tập thực hành, từ đó học
sinh sẽ làm được bài tập tốt hơn, kết quả học tập môn Địa lí nâng lên, đồng thời
cũng giúp cho giáo viên dễ dàng hệ thống được các loại biểu đồ, phân loại các
dạng bài tập biểu đồ, qua đó cũng giúp cho giáo viên phát huy hơn nữa năng sư
phạm của mình đối với bộ môn Địa lí nói chung và các tiết thực hành nói riêng.
2.2.3. Kết quả khảo sát trước khi áp dụng đề tài
Trước khi tôi tiến hành áp dụng kĩ năng nhận dạng kiểu biểu đồ thích hợp để
vẽ thông qua phân tích yêu cầu đề bài và bảng số liệu thống kê thì còn một bộ phận
khá lớn học sinh không xác định được loại biểu đồ thích hợp, số lượng học sinh xác
định đúng dạng biểu đồ để vẽ chiếm tỉ lệ không cao. Các bài kiểm tra, đánh giá
thường xuyên, định kì học sinh vẫn tập trung vào làm các câu hỏi về lí thuyết, có
rất ít học sinh vẽ được đúng biểu đồ theo yêu cầu.
Bảng khảo sát trước khi tiến hành thực hiện giải pháp:
Bảng 1: Học sinh xác định được dạng biểu đồ và vẽ đúng
Xác định đúng dạng biểu đồ Xác định sai dạng biểu đồ
Lớp Tổng số học sinh
(học sinh)
(học sinh)
9A
30
4
26
9B
33
5
28
Bảng 2: Kết quả học sinh làm các bài kiểm tra phần biểu đồ địa lí 9
Lớp
Tổng
Điểm giỏi

Điểm khá
Điểm Tb
Điểm yếu
số học Số
Tỉ lệ
Số
Tỉ lệ
Số
Tỉ lệ
Số
Tỉ lệ
sinh
lượng (%) lượng (%)
lượng (%) lượng (%)
9A
30
2
6,7
6
20,0
9
30,0
13
43,3
9B
33
2
6,1
4
12,1

10
30,3
17
51,5
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1. Các dạng biểu đồ thường gặp trong chương trình địa lí 9 THCS
- Biểu đồ tròn (biểu đồ cơ cấu)
- Biểu đồ miền (biểu đồ chuyển dịch cơ cấu)
- Biểu đồ cột
- Biểu đồ đường (biểu đồ đồ thị)
- Biểu đồ kết hợp
2.3.2. Cách nhận dạng và xử lý bước đầu trước khi vẽ biểu đồ.
a. Biểu đồ tròn (hay biểu đồ cơ cấu)
a.1. Đặc điểm của biểu đồ
Là loại biểu đồ thường thể hiện cơ cấu thành phần của một tổng thể đối tượng
địa lí nhất định, đơn vị thể hiện trên biểu đồ được tính bằng %.
a.2. Các dạng bài tập về biểu đồ tròn
* Bài tập trong sách giáo khoa địa lí 9 – NXBGD: Bài tập 2, trang 23; bài thực
hành – bài 1, trang 38; bài tập 3 trang 120; bài tập 3 trang 126.
- Ví dụ 1: Bài tập 2, trang 23, SGK địa lí 9: “Vẽ biểu đồ tròn (cơ cấu) dựa vào
bảng số liệu dưới đây:”


7
Bảng 6.1. Cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế, năm 2002
Các thành phần kinh tế
Tỉ lệ
Kinh tế nhà nước
38,4
Kinh tế tập thể

8,0
Kinh tế tư nhân
8,3
Kinh tế cá thể
31,6
Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
13,7
Tổng cộng
100,0
- Ví dụ 2: Dựa vào bảng 33.3, hãy vẽ biểu đồ thể hiện tỉ trọng về diện tích, dân
số, GDP của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong ba vùng kinh tế trọng điểm của
cả nước năm 2002 và rút ra nhận xét.
Bảng 33.3. Diện tích, dân số, GDP của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và
ba vùng kinh tế trọng điểm của cả nước, năm 2002
Diện tích
Dân số
GDP
2
(nghìn km )
(triệu người) (nghìn tỉ đồng)
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
28,0
12,3
188,1
Ba vùng kinh tế trọng điểm
71,2
31,3
289,5
* Các dạng bài tập bổ trợ:
- Ví dụ 3: Giá trị sản xuất công nghiệp theo thành phần kinh tế của nước ta

(tỉ đồng)
Thành phần kinh tế
1995
2005
Nhà nước
51990
249085
Ngoài nhà nước
25451
308854
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
25933
433110
Tổng
103374
991049
Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo thành phần kinh tế
nước ta năm 1995 và 2005. Nhận xét và giải thích.
- Ví dụ 4: Cho bảng số liệu sau:
Sản lượng thủy sản ở Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ, năm
2002 (nghìn tấn)
Bắc Trung Bộ
Duyên hải Nam Trung Bộ
Nuôi trồng
38,8
27,6
Khai thác
153,7
493,5
Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu sản lượng thủy sản ở Bắc Trung Bộ và Duyên hải

Nam Trung Bộ, năm 2002. Nhận xét và giải thích.?
a.3. Cách nhận dạng biểu đồ - Khi nào cần vẽ biểu đồ tròn?
* Ta phải căn cứ vào yêu cầu của đề bài cho:
- Đề bài yêu cầu cụ thể là “Em hãy vẽ biểu đồ tròn…” (như ở ví dụ 1: Bài tập
2, trang 23, SGK địa lí 9)
- Khi đề bài cho có cụm từ: “ cơ cấu…”, “Tỉ trọng ..” (như ở ví dụ 2, 3 và 4:
Bài tập bổ trợ:“Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo thành
phần kinh tế nước ta năm 1995 và 2005. Nhận xét và giải thích.”)


8
* Ta phải căn cứ vào bảng số liệu:
- Bảng số liệu có các số liệu thành phần trong một tổng thể (ở cả ba ví dụ), có
thể là số liệu tuyệt đối (số liệu thô – ví dụ 2, 3 và 4) hoặc số liệu tương đối (số liệu tinh
– ví dụ 1)
+ Bảng số liệu thuộc đối tượng địa lí có gắn với mốc thời gian (năm) tối đa là
03 năm, nếu nhiều hơn số năm vẽ biểu đồ khác. (ở ví dụ 2)
a.4. Những yêu cầu phải xử lí trước khi vẽ biểu đồ tròn
* Nếu bảng số liệu cho là bảng số liêu tuyệt đối (hay số liệu thô) thì:
- Ta phải xử lí số liệu thành số liệu tương đối (số liệu tinh – số liệu %) rồi mới
vẽ (như bảng số liệu ở ví dụ 2, 3 và 4 đã cho)
- Nếu các đối tượng địa lí có từ hai mốc thời gian trở lên, ta phải tính quy mô
của nó (tính bán kính), (như bảng số liệu đã cho ở ví dụ 3 và 4)
- Nếu là bảng số liệu thuộc các đối tượng địa lí riêng lẽ, nhưng có mối quan hệ
tương đồng với nhau ta vẫn phải tính quy mô của nó (số liệu của đối tượng có giá trị
nhỏ nhất là 1 ĐVBK, thì các đối tượng còn lại sẽ tính bán kính lần lượt như cách tính
ở các năm), (ở ví dụ 4 đã cho)
- Nếu là bảng số liệu thuộc các đối tượng địa lí riêng lẽ, tuy có mối quan hệ
nhưng không tương đồng với nhau (khác nhau về giá trị đơn vị), ta không tính quy mô
của nó (ở ví dụ 2 đã cho)

* Nếu bảng số liệu cho là bảng số liêu tương đối - % (hay số liệu tinh) thì ta
không cần phải xử lí số liệu, có thể vẽ được luôn và cũng không có cơ sở để vẽ quy
mô - tính bán kính, (như bảng số liệu đã cho ở ví dụ 1)
a.5. Kết luận:
Thông qua hướng dẫn học sinh về cách nhận dạng biểu đồ tròn (hay là biểu
đồ cơ cấu) và những yêu cầu phải xử lí trước khi vẽ biểu đồ trong từng trường hợp
cụ thể, giáo viên và học sinh có thể dễ dàng vận dụng vào thực tế, sẽ không còn
tình trạng xác định sai biểu đồ dạng cơ cấu. Học sinh có thái độ học tập tích cực,
yêu thích môn học hơn.
b. Biểu đồ miền
b.1. Đặc điểm của biểu đồ
Biểu đồ miền thường được thể hiện cả động thái và cơ cấu của các đối tượng
địa lí với số năm nhiều. Biểu đồ miền thực chất là biểu đồ cột chồng khi chiều rộng
của nó được thu nhỏ thành một đường thẳng đứng và nó củng là sự biến dạng của
biểu đồ cơ cấu.
b.2. Các bài tập về biểu đồ miền
* Bài tập trong sách giáo khoa địa lí 9
Ví dụ 4: Bài 16. Thực hành: Cho bảng số liệu dưới đây:
Bảng 16.1. Cơ cấu GDP của nước ta thời kì 1991 – 2002 (%)
1991 1993 1995 1997 1999 2001 2002
Tổng số
100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0
Nông, lâm, ngư nghiệp 40,5
29,9
27,2
25,8
25,4
23,3
23,0
Công nghiệp – xây dựng 23,8

28,9
28,8
32,1
34,5
38,1
38,5
Dịch vụ
35,7
41,2
44,0
42,1
40,1
38,6
38,5


9
Hãy vẽ biểu đồ miền thể hiện cơ cấu GDP thời kì 1991 – 2002.
* Bài tập bổ trợ.
Ví dụ 5: Cho bảng số liệu sau:
Giá trị xuất, nhập khẩu hàng hóa của nước ta, giai đoạn 2007 – 2013 (Đơn vị:
triệu USD)
Năm
Tổng số
Xuất khẩu
Nhập khẩu
2007
111326,1
48561,4
62764,7

2010
157075,3
72236,7
84838,6
2011
203605,5
96905,7
106749,8
2013
264065,5
132032,9
132032,6
(Nguồn niên giám thống kê 2013, nhà xuất bản thống kê 2014)
Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu
hàng hóa của nước ta giai đoạn 2007 – 2013 ?
b.3. Cách xác định biểu đồ miền - khi nào thì vẽ biểu đồ miền?
* Căn cứ vào đề bài cho:
- Khi đề bài yêu cầu cụ thể: “Em hãy vẽ biểu đồ miền ...” (như đề bài ở ví dụ 4:
“Hãy vẽ biểu đồ miền thể hiện cơ cấu GDP thời kì 1991 – 2002”.
+ Khi đề bài xuất hiện những cụm từ như : “thay đổi cơ cấu”, “chuyển dịch cơ
cấu”, “thích hợp nhất để chuyển dịch cơ cấu - hay thay đổi cơ cấu” (như ở ví dụ 5:
“Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu hàng
hóa của nước ta giai đoạn 2007 – 2013 ?”.
* Căn cứ vào bảng số liệu thống kê:
Bảng số liệu có các thành phần trong một tổng thể thuộc đối tượng địa lí
nhất định, có mốc thời gian dài (ít nhất là 03 mốc năm), tương đối liên tục (như
ở hai ví dụ 4 và 5)
(Lưu ý: Nếu bảng số liệu ít hơn 03 mốc năm thì vẽ biểu đồ tròn)
b.4. Những yêu cầu phải xử lí trước khi vẽ biểu đồ
- Nếu bảng số liệu cho là số liệu tuyệt đối (số liệu thô), ta phải xử lí số liệu

sang số liệu tương đối - % (số liệu tinh) rồi mới vẽ (như ví dụ 5)
- Nếu bảng số liệu cho là số liệu tương đối - % (số liệu tinh), thì có thể tiến
hành vẽ biểu đồ (như ví dụ 4)
b.5. Kết luận:
Khi nhận biết được khi nào cần vẽ biểu đồ miền thì học sinh sẽ phân biệt
được một cách rõ ràng về dạng biểu đồ cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu (biểu đồ
tròn và miền), không còn thân vân khi xác định biểu đồ để vẽ, học sinh sẽ tự tin
hơn khi phải làm các bài tập về vẽ biểu đồ miền. Học sinh có thái độ học tập tích
cực, yêu thích môn học hơn.
c. Biểu đồ cột.
c.1. Đặc điểm biểu đồ
Thường thể hiện động thái của sự phát triển, hoặc so sánh quy mô (độ lớn) giữa
các đối tượng địa lí. Biểu đồ cột củng có khi thể hiện cơ cấu thành phần của một tổng
thể (biểu đồ cột chồng)
c.2. Các dạng biểu đồ cột


10
* Các dạng biểu đồ cột:
- Biểu đồ cột đơn
- Biểu đồ thanh ngang
- Biểu đồ cột ghép (cột ghép đôi, ghép ba có rất ít khi đề bài cho ghép tư).
- Biểu đồ cột chồng
+ Cột chồng số liệu tương đối (%)
+ Cột chồng số liệu tuyệt đối.
* Các ví dụ về biểu đồ cột
- Bài tập trong sách giáo khoa địa lí 9: Bài tập 3, trang 10; bài tập 2, trang
33; bài tập 3, trang 37; bài tập 3, trang 75; bài tập 2, trang 99; bài tập 3, trang 105;
bài tập 3, trang 116;
+ Ví dụ 6: Dựa vào bảng số liệu sau, hãy vẽ biểu đồ cột thể hiện diện tích nuôi

trồng thủy sản ở các tỉnh, thành phố của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ năm 2002 và
nêu nhận xét.
Bảng 26.3. Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản theo tỉnh, năm 2002
Các tỉnh,
Đà
Quảng Quảng Bình
Phú Khánh Ninh Bình
thành phố
Nẵng Nam Ngãi Định
Yên
Hòa Thuận Thuận
Diện tích
0,8
5,6
1,3
4,1
2,7
6,0
1,5
1,9
(nghìn ha)
+ Ví dụ 7: Dựa vào bảng số liệu sau:
Bảng 28.3. Độ che phủ rừng của các tỉnh Tây Nguyên, năm 2003
Các tỉnh
Kon Tum
Gia Lai
Đắc Lắk
Lâm Đồng
Độ che phủ (%)
64,0

49,2
50,2
63,5
Vẽ biểu đồ thanh ngang thể hiện độ che phủ rừng theo các tỉnh và nêu nhận xét.
+ Ví dụ 8: Căn cứ vào bảng số liệu dưới đây, hãy vẽ biểu đồ cột thể hiện cơ cấu
giá trị sản xuất ngành chăn nuôi.
Bảng 8.4. Cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi (%).
Sản phẩm
Phụ phẩm
Năm
Tổng số
Gia súc
Gia cầm
trứng, sữa
chăn nuôi
1990
100,0
63,9
19,3
12,9
3,9
2002
100,0
62,8
17,5
17,3
2,4
+ Ví dụ 9: Dựa vào bảng số liệu sau:
Bảng 20.2. Diện tích đất nông nghiệp, dân số của cả nước và Đồng bằng sống
Hồng, năm 2002

Đất nông nghiệp
Dân số
(nghìn ha)
(triệu người)
Cả nước
9406,8
79,7
Đồng bằng sông Hồng
855,2
17,5
Vẽ biểu đồ cột bình quan đất nông nghiệp theo đầu người ở Đồng bằng sông
Hồng và cả nước (ha/người). Nhận xét.
+ Ví dụ 10: Căn cứ vào bảng 31.3:
Bảng 31.3. Dân số thành thị và dân số nông thôn ở Thành phố Hồ Chí Minh
(nghìn người)


11
Năm

1995
2000
2002
Vùng
Nông thôn
1174,3
845,4
855,8
Thành thị
3466,1

4380,7
4623,2
Vẽ biểu đồ cột chồng thể hiện dân số thành thị và nông thôn ở Thành phố Hồ
Chí Minh qua các năm. Nhận xét.
+ Ví dụ 11: bài 34. Thực hành - Dựa vào bảng 34.1:
Bảng 34.1. Tỉ trọng một số sản phẩm tiêu biểu của các nghành công nghiệp
trọng điểm ở Đông Nam Bộ so với cả nước, năm 2001 (cả nước là 100%)
Sản phẩm tiêu biểu
Các ngành công nghiệp trọng điểm
Tỉ trọng so với
Tên sản phẩm
cả nước (%)
Khai thác nhiên liệu
Dầu thô
100,0
Điện
Điện sản xuất
47,3
Cơ khí – điện tử
Động cơ diêden
77,8
Hóa chất
Sơn hóa học
78,1
Vật liệu xây dựng
Xi măng
17,6
Dệt may
Quần áo
47,5

Chế biến lương thực thực phẩm
Bia
39,8
Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện tỉ trọng một số sản phẩm tiêu biểu của các
nghành công nghiệp trọng điểm ở Đông Nam Bộ so với cả nước.
- Các dạng bài tập bổ trợ.
+ Ví dụ 12: Cho bảng số liệu sau:
Diện tích cây công nghiệp nước ta giai đoạn 1990 - 2010 (Đơn vị: nghìn ha)
Năm
1990
1995
2000
2007
2010
Cây công nghiệp hàng 542,0
716,7
778,1
864,0
797,6
năm
Cây công nghiệp lâu năm 657,3
902,3
1.451,3 1.821,0 2.010,5
Tổng số
1.199,3 1.619,0 2.229,4 2.685,0 2.808,1
Em hãy vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tình hình phát triển diện tích cây
công nghiệp của nước ta giai đoạn 1990 - 2010.
+ Ví dụ 13: Cho bảng số liệu sau:
Sản lượng thủy sản cả nước và Đồng bằng Sông Cửu Long (triệu tấn)
Năm


1995
2000
2005
2007
Cả nước
1.58
2.25
3.47
4.20
Đồng bằng Sông Cửu Long
0.82
1.17
1.85
2.31
Vẽ biểu đồ thể hiện sản lượng thủy sản cả nước và ĐBSCL. Nhận xét và giải
thích.
+ Ví dụ 14: Cho bảng số liệu sau:


12
Dân số và diện tích các vùng của nước ta, năm 2008
Vùng
Dân số (nghìn người)
Diện tích (km2)
Trung du miền núi Bắc Bộ
12317,4
101445,0
Đb Sông Hồng
18545,2

14962,5
Duyên hải miềnTrung
19820,2
95894,8
Tây Nguyên
5004,2
54640,3
Đông Nam Bộ
12828,8
23605,5
Đb Sông Cửu Long
17695,0
40602,3
Cả nước
86110,8
331150,4
a) Tính mật độ dân số các vùng năm 2008.
b) Vẽ biểu đồ thể hiện mật độ dân số các vùng nước ta năm 2008. Nhận xét,
giải thích .
+ Ví dụ 15: Cho bảng số liệu sau:
Diện tích cây công nghiệp nước ta giai đoạn 1975 – 2005 (Đơn vị: nghìn ha)
Năm
1975
1985
1995
2005
Cây CN hàng năm
210.1
600.7
716.7

861.5
Cây CN lâu năm
172.8
470
902.3
1633.6
Vẽ biểu đồ thể hiện diện tích cây công nghiệp nước ta . Nhận xét và giải thích.
+ Ví dụ 16: Cho bảng số liệu sau:
Bình quân lương thực theo đầu người của cả nước, vùng Đồng bằng sông Hồng
và vùng Đồng bằng sông Cửu Long (Đơn vị: kg/người)
Năm
1995
1997
2000
2005
Cả nước
363,1
329,6
444,9
475,8
Đồng bằng sông Hồng
330,9
362,4
403,1
362,2
Đồng bằng sông Cửu Long
831,6
876,8
1025,1
1124,9

Vẽ biểu đồ so sánh bình quân lương thực theo đầu người của cả nước, vùng
Đồng bằng sông Hồng và vùng Đồng bằng sông Cửu Long qua các năm nói trên.
+ Ví dụ 17: Cho bảng số liệu sau:
Diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên .(đơn vị: nghìn ha)
Diện tích cây công nghiệp lâu năm
1995
1998
Tổng số :
230,7
407,4
Trong đó :
- Cà phê
147,4
293,9
- Cao su
52,5
86,3
- Chè
15,6
18,7
Hãy vẽ biếu đồ thích hợp thể hiện diện tích trồng cây công nghiệp ở Tây
Nguyên và cho nhận xét, giải thích.
c.3. Cách nhận dạng biểu đồ - khi nào cần vẽ biểu đồ cột?
* Căn cứ vào đề bài cho:
- Khi đề bài yêu cầu “Em hãy vẽ biểu đồ cột…” (như ví dụ 6, 7, 8, 9, 10, 11)


13
“Ví dụ 6: Dựa vào bảng số liệu sau, hãy vẽ biểu đồ cột thể hiện diện tích
nuôi trồng thủy sản ở các tỉnh, thành phố của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ năm

2002 và nêu nhận xét.”
- Khi đề bài muốn ta so sánh các yếu tố, thể hiện sự hơn, kém, nhiều, ít (như ví
dụ 11, 16)
“Ví dụ 16: Vẽ biểu đồ so sánh bình quân lương thực theo đầu người của
cả nước, vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng Đồng bằng sông Cửu Long qua
các năm nói trên.”
- Khi đề bài có một số các cụm từ gợi ý như: “số lượng”, “diện tích”, “sản
lượng”, “so sánh”, (như ở ví dụ 11, 13, 15, 16).
- Khi đề bài chỉ yêu cầu các yếu tố trong một năm, nên trục ngang thay vì
đơn vị “năm” lại thay thế là “các vùng”, “các nước”, “các loại sản phẩm” (như
ví dụ 6, 7, 9, 11, 14)
* Căn cứ vào bảng số liệu cho:
- Đơn vị trong bảng số liệu có dấu “/” như: kg/người, tấn/ha, USD/người,
người/km2 (như ở ví dụ: 9, 14, 16)
- Bảng số liệu có cùng một đơn vị tính (như ở các ví dụ: 6, 7, 8, 10, 11,
12, 13, 15, 16, 17)
- Bảng số liệu có yếu tố thành phần trong một tổng thể và có các cụm từ
như: “tổng số”, “trong đó – chia ra” (như ở ví dụ 8, 11, 12, 17)
* Lưu ý khi chọn vẽ biểu đồ cột chồng và thanh ngang
- Biểu đồ cột chồng bằng số liệu tương đối (%), dạng này đề bài yêu cầu
và đã cho sẵn số liệu tương đối hoặc cho số liệu tuyệt đối bắt ta phải xử lý trước
khi vẽ (như ở ví dụ 8, 11)
- Biểu đồ cột chồng bằng số liệu tuyệt đối, dạng này có đặc điểm để nhận
biết là đề bài yêu cầu vẽ... và bảng số liệu thống kê có yếu tố thành phần trong
tổng thể (như ở ví dụ 12, 17).
- Biểu đồ thanh ngang là dạng biểu đồ khi trục đứng (trục tung) thường thể
hiện đơn vị tính thì lại đổi sang trục ngang (trục hoành), còn trục ngang (trục
hoành) biểu thị các yếu tố…(cột) lại đổi sang trục đứng (trục tung). Khi nào thì vẽ
biểu đồ thanh ngang: khi đề bài yêu cầu vẽ biểu đồ thanh ngang (như ví dụ 7),
hoặc là khi bảng số liệu cho các yếu tố để vẽ cột không phải là các năm mà là các

vùng, các nước, các sản phẩm… có tên dài, nếu mà thể hiện ở trục ngang (trục
hoành) thì rất khó thực hiện, sẽ không có thẩm mỹ. Vì vậy cần thể hiện nó bằng
biểu đồ thanh ngang (như ví dụ 7, 11, 14), trừ khi đề bài yêu cầu vẽ biểu đồ cột.
c.4. Những yêu cầu phải xử lí trước khi vẽ biểu đồ
- Có thể đề bài yêu cầu ta phải tính phần trăm (%), tính bình quân… thì ta
phải xử lý rồi mới vẽ (như ở ví dụ 14)
- Có đề bài cho bảng số liệu bắt ta phải xử lí mới vẽ được biểu đồ (như ví
dụ 9, phải tính bình quân đất nông nghiệp theo đầu người)
- Lưu ý: Nếu đề bài yêu cầu vẽ biểu đồ cột thể hiện tỉ trọng mà bảng số
liệu cho là số liệu tuyệt đối (số liệu thô) thì ta phải xử lí sang số liệu tương đối % (số liệu tinh) rồi mới vẽ.


14
c.5. Kết luận
Sau khi nắm được cách xác định biểu đồ cột người học sẽ dễ dàng lựa
trọn được biểu đồ một cách chính xác, không mất nhiều thời gian để suy nghĩ
thông qua các “từ khóa” và bảng số liệu thống kê. Học sinh đã có thái độ học tập
tích cực, yêu thích môn học hơn.
d. Biểu đồ đường (biểu đồ đồ thị)
d.1. Đặc điểm biểu đồ
Là biểu đồ thể hiện sự phát triển, thường để chỉ sự thay đổi các đại lượng địa
lí khi số năm nhiều và tương đối liên tục, hoặc thể hiện tốc độ tăng trưởng của một
hoặch nhiều đại lượng địa lí có đơn vị giống nhau hay đơn vị khác nhau.
d.2. Các dạng biểu đồ đường
* Các dạng biểu đồ đường
- Biểu đồ đường thể hiện sự phát triển
- Biểu đồ đường thể hiện tốc độ tăng trưởng.
* Các ví dụ về biểu đồ đường
- Các bài tập trong sách giáo khoa địa lí 9: bài 10 – thực hành, bài tập 2
trang 38; bài 22 - thực hành, bài tập 1 trang 80.

Ví dụ 18: Dựa vào bảng 22.1, vẽ biểu đồ đường thể hiện tốc độ tăng dân số, sản
lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người ở Đồng bằng sông Hồng.
Bảng 22.1. Tốc độ tăng dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực
theo đầu người ở Đồng bằng sông Hồng (%)
Năm
1995 1998 2000 2002
Tiêu chí
Dân số
100,0 103,5 105,6 108,2
Sản lượng lương thực
100,0 117,7 128,6 131,1
Bình quân lương thực theo đầu người 100,0 113,8 121,8 121,2
- Các bài tập bổ trợ
+ Ví dụ 19: Dân số Việt Nam giai đoạn 1965 – 2006 (đơn vị: triệu người)
Năm
196
1975
1979
1989
1999
2006
5
Số dân
35
47.6
52.5
64.4
76.6
84.2
Vẽ biểu đồ đường thể hiện sự thay đổi dân số Việt Nam giai đoạn trên. Nhận

xét, giải thích.
+ Ví dụ 20: Sản lượng than và dầu thô nước ta giai đoạn 1990 – 2006 (Đơn vị:
nghìn tấn)
Năm
1990
1994
1998
2000
2006
Dầu thô
2700
6900
12500
16291
17200
Than
4600
5900
10400
11600
38900
Vẽ biểu đồ thể hiện sự gia tăng sản lượng than và dầu thô nước ta giai đoạn
1990 – 2006. Nhận xét và giải thích sự gia tăng đó.
+ Ví dụ 21: Số lượng đàn gia súc, gia cầm của nước ta (Đơn vị: Triệu con)
Năm
Trâu

Lợn
Dê - Cừu
Gia cầm

1980
2,31
1,66
10,0
0,17
64,6


15
1990
2,85
3,12
12,3
0,37
107,4
1998
2,92
4,02
18,5
0,52
170,2
2005
2,93
5,54
27,4
1,31
219,9
Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện tốc độ tăng trưởng đàn gia súc, gia cầm của nước
ta giai đoạn 1980 – 2005.
+ Ví dụ 22: Cho bảng số liệu sau:

Diện tích và sản lượng lúa của nước ta thời kỳ 1986-2003
Năm
1986 1988 1990 1994 1996 1999 2003
Diện tích trồng lúa
5.7
5.71
6.04
6.59
7.0
7.64
7.5
(triêu ha)
Sản lượng lúa (triệu tấn)
16.0
17.0
19.2
23.5
26.4
31.4 34.4
Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện năng suất, sản lượng và diện tích gieo trồng
lúa của nước ta thời kỳ 1986-2003.
d.3. Cách xác định khi nào cần vẽ biểu đồ đường.
* Căn cứ vào đề bài cho:
+ Khi đề bài yêu cầu cụ thể : “Em hãy vẽ biểu đồ đường ...”, “Em hãy vẽ
biểu đồ đồ thị....” học sinh bắt buộc phải vẽ biểu đồ đồ thị mà không được vẽ
các loại biểu đồ khác (như ở ví dụ 19: Vẽ biểu đồ đường thể hiện sự thay đổi
dân số Việt Nam giai đoạn trên)
+ Khi đề bài xuất hiện một trong các cụm từ : “phát triển”, “tăng trưởng”,
“gia tăng”, “tốc độ gia tăng”… (như ở ví dụ: 18, 20, 21)
- Căn cứ vào bảng số liệu cho:

+ Bảng số liệu thể hiện một hoặc nhiều hơn một đối tượng địa lí có cùng
đơn vị tính giống nhau và với nhiều mốc năm (thời gian liên tục hoặc tương đối
liên tục), (như ở ví dụ 18, 19, 20, 21)
+ Bảng số liệu thể hiện hai hoặc nhiều hơn hai đối tượng địa lí có các đơn
vị tính khác nhau và với nhiều mốc năm (thời gian liên tục hoặc tương đối liên
tục), (như ở ví dụ 22)
d.4. Những yêu cầu phải xử lí trước khi vẽ biểu đồ
- Căn cứ vào yêu cầu của đề bài có phải xử lý số liệu từ dạng thô sang tinh
hay không rồi mới vẽ, nhưng thường những biểu đồ thể hiện sự phát triển, tăng
trưởng… không phải xử lý số liệu (như ví dụ 19, 20), trừ khi đề bài yêu cầu.
- Dạng biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng, nếu bảng số liệu cho là phần
trăm (%) thì không phải xử lí số liệu (như ở ví dụ 18), còn bảng số liệu cho là đơn
vị tuyệt đối (số liệu thô) thì ta phải xử lí sang số liệu tương đối (%) (số liệu tinh),
như ở ví dụ 21, 22. Riêng ở ví dụ 22, ta phải tính để thêm một đối tượng nữa rồi
mới tiến hành xử lí số liêu sang đơn vị phần trăm (%)
- Lưu ý: Khi bảng số liệu cho mà có từ 3 đơn vị tính khác nhau, mà đề bài
yêu cầu vẽ biểu đồ thích hợp nhất thì ta nghĩ ngay đến biểu đồ tốc độ tăng trưởng
và bắt buộc phải xử lí số liệu rồi mới vẽ được.
d.5. Kết luận
Đây là dạng biểu đồ thường làm cho học sinh lúng túng khi lựa chọn dễ vẽ
nhầm giữa biểu đồ đường với biểu đồ cột. Tuy nhiên khi nắm được cách xác định


16
các loại biểu đồ thì học sinh sẽ tự tin để vẽ biểu đồ mà không phải mất thời gian
suy nghĩ nhiều. Học sinh có thái độ học tập tích cực, yêu thích môn học hơn.
e. Biểu đồ kết hợp cột và đường
e.1. Đặc điểm biểu đồ
Dạng biểu đồ kết hợp đúng như tên gọi của nó, là dạng biểu đồ có khả năng thể
hiện sự phát triển lẫn cơ cấu với lượng thông tin tương đối phong phú. (chủ yếu là cột

và đường).
e.2. Các dạng biểu đồ kết hợp
* Các loại biểu đồ kết hợp:
- Biểu đồ kết hợp cột đơn và đường
- Biểu đồ kết hợp cột ghép và đường
- Biểu đồ kết hợp cột chồng và đường
* Các ví dụ về biểu đồ kết hợp
- Ví dụ 23: Sự biến động diện tích rừng nước ta giai đoạn 1943 – 2005
Năm
1943
1975
1983
1999
2005
Tổng diện tích rừng (triệu ha)
14.3
9.6
7.2
10.9
12.5
Tỉ lệ che phủ (%)
43.8
29.1
22
33.2
37.7
Vẽ biểu đồ kết hợp thể hiện sự biến động diện tích rừng nước ta giai đoạn 1943
– 2005. Nhận xét và giải thích sự biến động đó.
- Ví dụ 24: Số dân và sản lượng lúa của nước ta giai đoạn 1990- 2005
Năm

1995
1998
2000
2005
Số dân (triệu người)
72
75.5
77.6
83.1
Sản lượng lúa (triệu tấn)
25
29.1
32.5
35.8
Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện số dân và sản lượng lúa của nước ta giai
đoạn 1995 - 2005. Nhận xét và giải thích sự thay đổi đó.
- Ví dụ 25: Diện tích và sản lượng lúa của nước ta giai đoạn 1990 - 2003
Sản lượng lúa (nghìn tấn)
Diện tích lúa cả năm
Năm
Chia ra
(nghìn ha)
Cả năm
Vụ đông xuân Vụ hè thu Vụ mùa
1990
6042,8
19225,1
7865,6
4090,5
7269,0

1995
6765,6
24963,7
10736,6
6500,8
7726,3
2000
7666,3
32529,5
15571,2
8625,0
8333,3
2003
7449,3
34518,6
16822,9
9390,0
8305,7
Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tình hình sản xuất lúa của nước ta giai đoạn
từ 1990 – 2003.
e.3. Cách xác định khi nào vẽ biểu đồ kết hợp.
- Căn cứ vào đề bài yêu cầu:
+ Khi đề bài yêu cầu: “Em hãy vẽ biểu đồ kết hợp…”, (như ví dụ 23)
+ Khi đề bài có hai đơn vị tính khác nhau, có thể vẽ biểu đồ cột hoặc đồ thị đều
được, nhưng thường đề bài để ta tự chọn “Hãy vẽ biểu đồ thích hợp nhất ...”, (như ở ví
dụ 24, 25)
- Căn cứ vào bảng số liệu thống kê:


17

+ Trong bảng số liệu thống kê có các đối tượng với hai đơn vị tính khác nhau
(như ở ví dụ 23, 24, 25)
+ Trong bảng thống kê có đối tượng địa lí có số liệu thành phần trong tổng thể,
(như ở ví dụ 25)
e.4. Những yêu cầu phải xử lí trước khi vẽ biểu đồ
Nếu đề bài yêu cầu ta phải xử lí số liệu thì ta xử lí (thường là tính tỉ lệ - %) hoặc
đề bài yêu cầu có cụm từ “biểu đồ thể hiện tỉ lệ, tỉ trọng..” mà bảng số liệu cho là số
liệu tuyệt đối thì ta phải tính tỉ lệ (% - cơ cấu thành phần) để vẽ.
e.5. Kết luận
Đây là dạng biểu đồ tương đối khó, thường làm cho học sinh lúng túng khi lựa
chọn, dễ vẽ nhầm với biểu đồ đường. Tuy nhiên khi nắm được cách xác định các loại
biểu đồ thông qua các “từ khóa” ở đề bài và bảng số liệu thống kê thì học sinh sẽ tự tin
để vẽ biểu đồ mà không phải mất thời gian suy nghĩ nhiều. Học sinh sẽ có thái độ học
tập tích cực, yêu thích môn học hơn.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
2.4.1. Đối với giáo viên
- Thông qua cách nhận dạng biểu đồ địa lí giúp giáo viên kiểm tra được kiến
thức, kĩ năng của học sinh khi vẽ biểu đồ. Từ đó thấy được những khó khăn của học
sinh khi làm bài tập vẽ biểu đồ để khắc phục và điều chỉnh kịp thời.
- Giáo viên có thể tự tin hơn trong khi hướng dẫn học sinh làm các bài tập vẽ
các dạng biểu đồ trong chương trình địa lí 9 – THCS.
- Thông qua đề tài, giáo viên sẽ không mất nhiều thời gian nghiên cứu để đưa ra
thông tin chính xác các dạng biểu đồ theo yêu cầu trong chương trình Địa lí 9 THCS.
- Thông qua đề tài giáo viên có thể lựa chọn cho mình các phương pháp và cách
thức tiếp cận khác nhau để hướng dẫn học sinh làm các bài tập biểu đồ địa lí sinh động
và hiệu quả nhất.
2.4.2. Đối với học sinh
- Học sinh đã xác định được yêu cầu của đề bài và kiểu biểu đồ thích hợp để vẽ.
- Học sinh đã biết và thực hiện được những yêu cầu phải xử lí trước khi

vẽ biểu đồ.
- Học sinh đã vẽ được biểu đồ thích hợp và đúng theo yêu cầu đề bài cho.
- Học đã hứng thú hơn khi có bài tập về biểu đồ.
- Chất lượng các bài kiểm tra, các bài thi của học sinh đã được nâng cao.
- Kết quả khảo sát chất lượng bộ môn được nâng cao, cụ thể:
Bảng 1: Học sinh xác định được dạng biểu đồ và vẽ đúng
Lớp

Tổng số học sinh

Xác định đúng

Xác định sai

9A
30
28
02
9B
33
30
03
Bảng 2: Kết quả học sinh làm các bài kiểm tra phần biểu đồ địa lí 9
Lớp
Điểm giỏi
Điểm khá
Điểm Tb
Điểm yếu



18
Tổng
Số
Tỉ lệ
Số
Tỉ lệ
Số
Tỉ lệ
Số
Tỉ lệ
số học lượng (%) lượng (%)
lượng (%) lượng (%)
sinh
9A
30
7
23,3
14
46,7
8
26,7
1
3,3
9B
33
7
21,2
16
48,5
9

27,3
1
3,0
2.4.3. Đối với nhà trường
Thông qua việc áp dụng kinh nghiệm dạy các tiết bài tập về biểu đồ trong bộ
môn Địa lí, đã có những chuyển biến đáng khích lệ, kết quả chất lượng bộ môn được
nâng cao, học sinh đã có hứng thú hơn khi học bộ môn Địa lí, chất lượng mũi nhọn có
sự thay đổi tích cực, trong các kì thi học sinh giỏi cấp trường, cấp huyện số học sinh
tham gia tăng lên, điểm thi cũng có sự nâng cao rõ rệt. Đây thực sự là mặt tích cực đối
với giáo dục trong nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng hai mặt trong nhà
trường, từng bước đáp ứng hoàn thành mục tiêu giáo dục trong các năm học tiếp theo.
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận.
3.1.1. Bài học kinh nghiệm
Như vậy để nhận diện đúng các dạng biểu đồ, giáo viên yêu cầu học sinh cần
nắm chắc các từ khóa chính của đề bài và kết hợp với bảng số liệu thống kê thì có thể
tự tin lựa chọn được dạng biểu đồ để vẽ chính xác nhất. Để đạt được mục tiêu với kết
quả cao nhất thì trước hết cần phải:
- Giáo viên phải chuẩn bị kĩ nội dung của tiết học có bài tập về biểu đồ, cần có
thêm các bài tập bổ trợ để đối chiếu, so sánh.
- Giáo viên cần giúp học sinh nắm rõ mục đích, yêu cầu của bài tập và kỹ năng
chính phải rèn luyện.
- Trong các tiết có bài tập biểu đồ hoặc các tiết thực hành về biểu đồ, giáo viên
nên sử dụng công nghệ thông tin như máy chiếu… sẽ mang lại hiệu quả cao hơn..
- Giáo viên giao thêm các bài tập biểu đồ về nhà, có kiểm tra đánh giá.
- Giáo viên yêu cầu học sinh phải có sự chuẩn bị đầy đủ về đồ dùng học tập,
tìm hiểu bài mới trước khi lên lớp.
3.1.2. Khả năng ứng dụng của sáng kiến kinh nghiệm
Sáng kiến kinh nghiệm về “Giải pháp nhận dạng các loại biểu đồ thông qua
yêu cầu đề bài và bảng số liệu thống kê trong Chương trình Địa lí 9...”, là đề tài sẽ

được tiếp tục áp dụng, thực hiện trong nhà trường PTDTBT THCS Yên Nhân để
mang lại hiệu quả tốt nhất trong phần kĩ năng biểu đồ đối, tạo hứng thú môn học, thúc
đẩy tinh thần ham học của học sinh, từng bước nâng cao chất lượng dạy học chung
trong nhà trường.
3.1.3. Khả năng phát triển mở rộng sáng kiến kinh nghiệm.
Với đề tài “Giải pháp nhận dạng các loại biểu đồ thông qua yêu cầu đề bài và
bảng số liệu thống kê trong Chương trình Địa lí 9, ở trường PTDTBT THCS Yên
Nhân - Thường Xuân” thì khả năng phát triển mở rộng phạm vi nghiên cứu của sáng
kiến kinh nghiệm là rất lớn. Vì cách nhận dạng các loại biểu đồ là phần nhỏ bước đầu
trong rèn kĩ năng vẽ các dạng biểu đồ địa lí. Tuy nhiên, đây lại là phần rất quan trọng
trong kĩ năng biểu đồ, nếu nhận dạng biểu đồ sai thì kết quả vẽ biểu đồ sẽ không có giá


19
trị. Như vậy, sáng kiến kinh nghiệm về nhận dạng các loại biểu đồ chỉ là một phần
trong kĩ năng biểu đồ, vẫn cần có thêm những nghiên cứu, những kinh nghiệm để tổ
chức hướng dẫn học sinh vẽ từng dạng biểu đồ cụ thể, cùng những kĩ năng nhận xét
biểu đồ đã vẽ và bảng số liệu thống kê thì mới hoàn chỉnh về kĩ năng biểu đồ đối với
học sinh. Trong các năm học tới, bản thân tôi sẽ tiếp tục trau dồi những kinh nghiệm
của mình để phát triển thêm về rèn luyên kĩ năng biểu đồ cho học sinh THCS.
3.2. Kiến nghị.
3.2.1. Đối với giáo viên
- Cần có những phương pháp dạy học phù hợp, hướng dẫn các bước, các thao
tác sao cho học sinh dễ hiểu và dễ thực hiện.
- Không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn, đặc biệt học tập bồi
dưỡng về ứng dụng công nghệ thông tin trong bài giảng và trong việc rèn luyện kỹ
năng biểu đồ cho học sinh.
- Cần đầu tư thời gian nghiên cứu để phát triển đề tài về kĩ năng biểu đồ ở các
lĩnh vực khác, như: kĩ vẽ các dạng biểu đồ, kĩ năng nhận xét biểu đồ và bảng số liệu
thống kê.

3.2.2. Đối với nhà trường.
- Có những biện pháp thiết thực, khắc phục những khó khăn dành nguồn lực để
sửa chữa, mua sắm đồ dùng, trang thiết bị phục vụ dạy học.
- Tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn với các chuyên đề vận dụng sáng
kiến kinh nghiệm vào thực tiễn giảng dạy trong nhà trường.
3.2.3. Đối với phòng Giáo dục, sở Giáo dục.
Tạo điều kiện để tổ chức học tập, xây dựng kế hoạch đề ở môn Địa lí trong địa
bàn toàn huyện trao đổi kinh nghiệm trong quá trình dạy học.
Trong quá trình thực hiện đề tài, do năng lực và thời gian nghiên cứu có hạn
nên không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi mong nhận được những đóng góp của đồng
nghiệp để đề tài hoàn thiện hơn.
XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thường Xuân, ngày 10 tháng 05 năm 2020
(Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác)
Người thực hiện

Phạm Văn Phúc


20

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS.TS Nguyễn Viết Thịnh, TS Đỗ Thị Minh Đức: Ôn tập môn Địa Lí theo chủ
điểm (in lần thứ hai), Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001.
2. Nguyễn Dược, Đỗ Thị Minh Đức, Vũ Như Vân, Phạm Thị Sen, Phí Công Việt: Địa
lí 9 - NXBGDVN- 2010.
3. Phạm Thị Sen, Nguyễn Hải Châu, Nguyễn Trọng Đức, Nguyễn Thị Mĩ, Nguyễn

Thị Minh Phương, Phạm Thị Thu Phượng, Nguyễn Đức Vũ: Hướng dẫn thực hiện
chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Địa lí THCS - Bộ Giáo dục và Đào tạo – NXBGDVN2010.
4. Đặng Văn Đức: Tài liệu BDTX cho giáo viên THCS Chu kì III ( 2004 - 2007)
5. Một số tài liệu khác có liên quan đến đề tài.



×