Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Thiết kế giáo án thí nghiệm thực hành kiểm chứng phương trình trạng thái của khí lí tưởng vật lí 10, nhằm bồi dưỡng phương pháp thực nghiệm vật lí cho học sinh THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (298.14 KB, 21 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

TRƯỜNG THPT HOẰNG HÓA 4

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

THIẾT KẾ GIÁO ÁN THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH
KIỂM CHỨNG “PHƯƠNG TRÌNH TRẠNG THÁI CỦA KHÍ LÍ
TƯỞNG” VẬT LÍ 10, NHẰM BỒI DƯỠNG PHƯƠNG PHÁP
THỰC NGHIỆM VẬT LÍ CHO HỌC SINH THPT

Người thực hiện: Lê Văn Trường
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Vật lí

THANH HÓA NĂM 2020


MỤC LỤC
Trang
1. MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
1.1. Lí do chọn đề tài.............................................................................................1
1.2. Mục đích nghiên cứu......................................................................................1
1.3. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................1
1.4. Nhiệm vụ nghiên cứu.....................................................................................2
1.5. Phương pháp nghiên cứu................................................................................2
1.6. Phạm vi nghiên cứu........................................................................................2
1.7. Đóng góp của sáng kiến.................................................................................2
1.8. Thực nghiệm sư phạm....................................................................................3
2. NỘI DUNG.......................................................................................................3
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm........................................................3


2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng phương pháp thực nghiệm trong
dạy học Vật lí ở trường phổ thông.........................................................................4
2.3. Các giai đoạn của phương pháp thực nghiệm................................................4
2.4. Những chuẩn bị cần thiết để dạy phương pháp thực nghiệm Vật lí...............4
2.5. Mục tiêu dạy học của bài “Phương trình trạng thái của khí lí tưởng” theo
chuẩn kiến thức, kỹ năng.......................................................................................4
2.6.Thực trạng dạy học bài “Phương trình trạng thái của khí lí tưởng”................5
2.7. Chuẩn bị điều kiện cần thiết để triển khai dạy học bài “Phương trình trạng
thái của khí lí tưởng” nhằm bồi dưỡng phương pháp pháp thực nghiệm Vật lí
cho học sinh...........................................................................................................8
2.8. Thiết kế giáo án thí nghiệm thực hành kiểm chứng bài “Phương trình trạng
thái của khí lí tưởng” ............................................................................................9
2.9. Kết quả thực nghiệm sư phạm..................................................................14
3. KẾT LUẬN CHUNG VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................16
3.1. Về mặt lý luận.............................................................................................16
3.2. Về mặt nghiên cứu ứng dụng....................................................................16
3.3. Kiến nghị.....................................................................................................16
3.4. Để thuận tiện cho việc bồi dưỡng phương pháp thực nghiệm thông qua
dạy bài tập thí nghiệm Vật lí ở chương Chất khí, tôi xin mạnh dạn đề xuất
một số bài tập như sau:.....................................................................................17
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................18


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Xã hội hiện nay là một xã hội tri thức và thông tin. Sự đổi mới với tốc độ
rất nhanh trong các lĩnh vực khoa học và công nghệ tác động đến thông tin ở ba
khía cạnh: thông tin có giá trị không dài, khối lượng thông tin tăng nhanh, nội
dung thông tin ngày càng phức tạp. Như vậy, phương pháp giảng dạy chỉ hướng
tới mục tiêu cung cấp kiến thức, kĩ năng (thông tin) sẽ luôn lạc hậu với thời đại.

Do đó, người giáo viên phải hướng tới việc bồi dưỡng những phương pháp nhận
thức để người học có thể chiếm lĩnh lấy tri thức trong quá trình tự học.
Để thực hiện được mục tiêu chung của giáo dục trong dạy học nói chung và
dạy học Vật lí nói riêng , chương trình Vật lí THPT cũng yêu cầu phải cung cấp
cho học sinh những hiểu biết ban đầu về các phương pháp nhận thức đặc thù của
Vật lí, trong đó có phương pháp thực nghiệm.
Do đó phương pháp thực nghiệm đã trở thành một loại kiến thức đặc biệt cần
phải trang bị cho học sinh. Phương pháp thực nghiệm không chỉ là mục tiêu kiến
thức mà còn xem là một công cụ quan trọng để học sinh sử dụng nhằm xây dựng
và chiếm lĩnh kiến thức, qua đó phát triển năng lực sáng tạo của người học. [9]
Trong chương trình Vật lí 10 chương trình chuẩn, chương “Chất khí” nói
chung và bài “Phương trình trạng thái của khí lí tưởng” nói riêng mà nội dung
kiến thức chủ yếu được xây dựng từ phương pháp thực nghiệm. Do đó ta có thể
bồi dưỡng cho học sinh phương pháp thực nghiệm.
Trong việc đổi mới phương pháp dạy học thì cũng đã có nhiều nghiên cứu
nói về việc dạy học nhằm bồi dưỡng phương pháp thực nghiệm Vật lí cho học
sinh. Nhưng việc nghiên cứu ứng dụng đối với từng kiến thức cụ thể cho từng
đối tượng học sinh cụ thể thì chưa được thực hiện đầy đủ. Ví dụ như nghiên cứu
về việc dạy học bài “Phương trình trạng thái của khí lí tưởng” nhằm bồi dưỡng
phương pháp thực nghiệm cho học sinh thì còn một số bất cập.
Với những lí do trên, tôi tiếp tục hướng nghiên cứu trên qua đề tài: Thiết
kế giáo án thí nghiệm thực hành kiểm chứng “Phương trình trạng thái của
khí lí tưởng” Vật lí 10, nhằm bồi dưỡng phương pháp thực nghiệm Vật lí
cho học sinh THPT” làm đề tài nghiên cứu của mình.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Xây dựng tiến trình dạy học kiến thức bài “Phương trình trạng thái của khí
lí tưởng” Vật lí 10, nhằm bồi dưỡng cho học sinh phương pháp thực nghiệm của
vật lí học THPT.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động dạy học của giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học bài “Phương

trình trạng thái của khí lí tưởng” chương Chất khí Vật lí 10 .

1


1.4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu phương pháp thực nghiệm trong nghiên cứu Vật lí học và trong
dạy học Vật lí.
- Tìm hiểu các biện pháp và hình thức bồi dưỡng phương pháp thực nghiệm
cho học sinh.
- Tìm hiểu mục tiêu dạy học, cấu trúc, nội dung bài “Phương trình trạng
thái của khí lí tưởng” chương Chất khí Vật lí 10.
- Tìm hiểu thực trạng dạy học Vật lí với việc bồi dưỡng phương pháp thực
nghiệm Vật lí ở một số trường THPT thuộc huyện Hoằng Hóa.
- Xác định và chuẩn bị những điều kiện cần thiết để dạy học bài “Phương
trình trạng thái của khí lí tưởng”, chương Chất khí Vật lí 10, nhằm bồi dưỡng
phương pháp thực nghiệm Vật lí cho học sinh.
- Xây dựng tiến trình dạy học bài “Phương trình trạng thái của khí lí tưởng”
Vật lí 10, nhằm bồi dưỡng cho học sinh phương pháp thực nghiệm của vật lí
học THPT.
- Thực nghiệm sư phạm ở trường THPT Hoằng Hóa 4 nhằm xác định mức
độ phù hợp, đánh giá tính khả thi và hiệu quả của tiến trình đã đề xuất, điều
chỉnh, hoàn thiện.
1.5. Phương pháp nghiên cứu. [11]
- Phương pháp nghiên cứu lí luận.
Nghiên cứu tài liệu về nội dung, mục tiêu, yêu cầu giảng dạy bài “Phương
trình trạng thái của khí lí tưởng” chương Chất khí Vật lí 10.
- Phương pháp điều tra.
+ Tìm hiểu việc dạy và học nhằm sơ bộ đánh giá thực tế dạy học bài
“Phương trình trạng thái của khí lí tưởng” chương Chất khí Vật lí 10.

+ Trao đổi với giáo viên, học sinh, dự giờ.
- Phương pháp thực nghiệm
+ Thực nghiệm Vật lí: khảo sát thực nghiệm kiểm chứng phương trình
trạng thái của khí lí tưởng (PTTT) .
+ Thực nghiệm sư phạm.
- Phương pháp xử lí số liệu: Theo thống kê toán học.
1.6. Phạm vi nghiên cứu
“Bồi dưỡng cho học sinh phương pháp thực nghiệm, một phương pháp đặc
thù của Vật lí học khi dạy học định luật thực nghiệm “Phương trình trạng thái
của khí lí tưởng” chương Chất khí Vật lí 10”.[6]
1.7. Đóng góp của sáng kiến
- Về lý luận: khẳng định sự cần thiết và có thể dạy học tăng cường bồi
dưỡng phương pháp thực nghiệm Vật lý cho học sinh.
- Về nghiên cứu áp dụng:
2


+ Xây dựng tiến trình dạy học bài “Phương trình trạng thái của khí lí
tưởng” chương Chất khí Vật lí 10, nhằm bồi dưỡng phương pháp thực nghiệm một phương pháp nhận thức đặc thù của Vật lí.
+ Đã chế tạo 6 bộ thí nghiệm khảo sát định lượng “Phương trình trạng thái
của khí lí tưởng” dùng cho hoạt động nhóm của học sinh.
+ Nâng cao chất lượng nắm vững kiến thức và bồi dưỡng phương pháp
thực nghiệm Vật lí cho học sinh lớp thực nghiệm.
1.8. Thực nghiệm sư phạm
Tiến hành giảng dạy song song với việc tìm hiểu các học sinh lớp 10 trường
THPT Hoằng Hoá 4 – Hoằng Hoá – Thanh Hoá . Trên cơ sở phân tích định tính
và định lượng kết quả thu được trong quá trình thực nghiệm sư phạm để đánh giá
tính khả thi và tính hiệu quả của các biện pháp do đề tài sáng kiến đưa ra.
- Thời gian tiến hành thực nghiệm sư phạm: Từ tháng 09 năm 2019 đến 28
tháng 06 năm 2020.

- Địa điểm: Trường THPT Hoằng Hoá 4 – Hoằng Hoá – Thanh Hoá
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.1.1. Sự ra đời của phương pháp thực nghiệm trong sự phát triển của
Vật lí học.
Vào thế kỷ XVII, Galile (1564 – 1642) đã xây dựng những cơ sở của một
nền Vật lí học mới – Vật lí thực nghiệm chân chính, thay thế cho Vật lí học của
Aristote bằng hàng loạt các nghiên cứu về thiên văn học, cơ học, âm học, quang học…
Galile bố trí nghiệm thích hợp, tạo điều kiện thí nghiệm và phương tiện thí
nghiệm tốt nhất để có thể đạt được kết quả chính xác tin cậy được. Cuối cùng ông
đối chiếu kết quả thu được bằng thực nghiệm với lý thuyết ban đầu.
Phương pháp của Galile có tính hệ thống, tính khoa học, có chức năng nhận
thức luận, tổng quát hóa về mặt lý thuyết những sự kiện thực nghiệm và phát
hiện ra bản chất của sự vật hiện tượng. Về sau các nhà khoa học khác đã kế thừa
phương pháp đó và xây dựng cho hoàn chỉnh. [4], [9]
2.1.2. Nội dung của phương pháp thực nghiệm
Nội dung của phương pháp thực nghiệm trong dạy học Vật lí bao gồm các yếu tố cơ bản sau:
+ Vấn đề cần giải đáp và giả thuyết cần kiểm tra.
+ Xử lý một giả thuyết để có thể đưa nó vào kiểm tra bằng thực nghiệm.
+ Xây dựng (thiết kế) phương án thí nghiệm.
+ Tiến hành thí nghiệm và ghi nhận kết quả (quan sát, đo…)
+ Phân tích kết quả và rút ra kết luận.

3


2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng phương pháp thực
nghiệm trong dạy học Vật lí ở trường phổ thông
Phương pháp thực nghiệm dạy cho học sinh tìm tòi, sáng tạo, giải quyết
vấn đề, từ nhỏ đến lớn, rất sát với thực tiễn. Trong quá trình giải quyết những

vấn đề đó học sinh sẽ bộc lộ những nét đặc trưng của hoạt động sáng tạo và
đồng thời hình thành, hoàn thiện ở bản thân những phẩm chất tâm lí là nền tảng
cho hoạt động sáng tạo. Trên cơ sở đó nắm vững kiến thức, kỹ năng, tích lũy
kinh nghiệm, nắm vững phương pháp giải quyết vấn đề trong thực tiễn.[4]
Tuy nhiên, do thời gian của tiết học chỉ có 45 phút, thành phần học sinh của
lớp học không cùng trình độ, có nguy cơ một bộ phận học sinh đứng ngoài
những hoạt động, vì các em không đủ khả năng giải quyết các yêu cầu. Ngoài ra,
phương pháp thực nghiệm không phải lúc nào cũng áp dụng cho tất cả các kiến
thức của bài học Vật lí. Do đó, trong dạy học, cần có sự lựa chọn và phối hợp chặt chẽ
phương pháp thực nghiệm với các phương pháp khác một cách hợp lí để đạt kết quả tốt nhất.
2.3. Các giai đoạn của phương pháp thực nghiệm [8],[9]
Để bồi dưỡng phương pháp thực nghiệm Vật lí cho học sinh, tốt nhất giáo
viên phỏng theo phương pháp thực nghiệm của các nhà khoa học mà tổ chức cho
học sinh hoạt động theo các giai đoạn sau:
Giai đoạn 1: Làm nảy sinh vấn .đề
Giai đoạn 2: Xây dựng dự đoán.
Giai đoạn 3: Từ dự đoán suy luận rút ra hệ quả logic có thể kiểm tra được.
Giai đoạn 4: Đề xuất và tiến hành thí nghiệm để kiểm tra hệ quả dự đoán.
Giai đoạn 5: Rút ra kết luận (Hợp thức hóa kết quả nghiên cứu).
Giai đoạn 6: Vận dụng kiến thức mới.
2.4. Những chuẩn bị cần thiết để dạy phương pháp thực nghiệm Vật lí.
[8],[9]
- Chuẩn bị thí nghiệm Vật lí
- Kỹ thuật sử dụng thí nghiệm dạy học theo phương pháp thực nghiệm.
- Rèn luyện cho học sinh những kỹ năng cần thiết trong quá trình dạy học.
+ Kỹ năng bố trí thí nghiệm, thực hiện các phép đo cơ bản, thu thập thông
tin cần thiết.
+ Rèn luyện kỹ năng xử lý thông tin.
+ Xây dựng dự toán, đề xuất phương án thí nghiệm kiểm tra dự đoán.
2.5. Mục tiêu dạy học của bài “Phương trình trạng thái của khí lý

tưởng” theo chuẩn kiến thức, kỹ năng
2.5.1. Mục tiêu kiến thức
- Phát biểu được nội dung cơ bản của thuyết động học phân tử chất khí.
- Hiểu được đặc điểm của khí lý tưởng.

4


- Hiểu được khái niệm trạng thái của chất khí và các thông số (p,V,T) xác
định trạng thái của một lượng khí.
- Hiểu được khái niệm quá trình biến đổi trạng thái của chất khí, khái niệm
đẳng quá trình.
- Xây dựng được “Phương trình trạng thái của khí lí tưởng”. Làm quen
dạng đồ thị biểu diễn sự thay đổi các trạng thái của một lượng khí nhất định.
2.5.2. Mục tiêu kỹ năng
- Bồi dưỡng kỹ năng tự thiết kế phương án thí nghiệm để khảo sát mối liên
hệ giữa các thông số trạng thái của lượng khí xác định khi một đại lượng thay
không đổi hoặc cả ba thông số trang thái thay đổi.
- Rèn luyện kỹ năng sử dụng đồ thị biểu diễn sự thay đổi các trạng thái của
chất khí khi một đại lượng độ không đổi, trong các hệ tọa độ (p,V), (p,T), (V,T).
Củng cố việc vận dụng phương pháp thực nghiệm Vật lí để học sinh tham
gia vào quá trình xây dựng “Phương trình trạng thái của khí lí tưởng”. Trong đó
học sinh thực hiện các hành động sau:
+ Đề xuất vấn đề nghiên cứu từ thí nghiệm cá nhân.
+ Nêu dự đoán.
+ Nêu phương án thí nghiệm kiểm tra dự đoán.
+ Thực hiện thí nghiệm kiểm tra theo nhóm.
+ Rút ra kết luận. Vận dụng giải bài tập thí nghiệm.
2.6.Thực trạng dạy học bài “Phương trình trạng thái của khí lí tưởng”
2.6.1. Mục đích điều tra

Một trong những căn cứ để soạn thảo tiến trình dạy học nhằm bồi dưỡng
phương pháp thực nghiệm cho học sinh là những khó khăn mà học sinh gặp phải
trong quá trình học tập. Vì vậy, tôi đã tiến hành tìm hiểu thực tế dạy của giáo
viên và học của học sinh, sau khi xử lí các phiếu điều tra, tôi đã thu được một số
thông tin sau:
- Những hiểu biết chung của giáo viên về phương pháp thực nghiệm.
- Tình hình dạy học chương Chất khí nói chung và bài “Phương trình
trạng thái của khí lí tưởng” nói riêng ở các trường trung học phổ thông.
- Kỹ năng và thái độ của học sinh khi học tập Vật lí với những phương
pháp thông thường.
- Những khó khăn chủ yếu và những sai lầm mà học sinh thường hay gặp
trong quá trình học bài “Phương trình trạng thái của khí lí tưởng”.
2.6.2. Phương pháp điều tra
Để thu được những thông tin trên, tôi đã tiến hành các công việc sau:
- Điều tra giáo viên: Dùng phiếu điều tra, trao đổi trực tiếp, dự giờ, tham
khảo giáo án.
- Điều tra học sinh: Dùng phiếu điều tra, trao đổi trực tiếp.
5


2.6.3. Kết quả điều tra
Tôi đã tiến hành điều tra 20 giáo viên thuộc huyện Hoằng Hóa và 200 học
sinh trường THPT Hoằng Hóa 4 , huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Qua điều
tra tôi thu được kết quả sau:
+ Về hiểu biết chung của giáo viên về phương pháp thực nghiệm: hầu hết
các giáo viên được khảo sát đều có biết hoặc có nghe về phương pháp này
nhưng một số giáo viên vẫn cho rằng phương pháp thực nghiệm chỉ đơn thuần là
sử dụng thí nghiệm trong dạy học nên việc vận dụng phương pháp này trong
giảng dạy là hầu như không có.
+ Về tình hình dạy học bài “Phương trình trạng thái của khí lí tưởng”

Về phương pháp giảng dạy: Việc tiến hành dạy hầu như vẫn được giáo viên
diễn đạt bằng lời: mô tả, giải thích hiện tượng, nhấn mạnh cho học sinh những
kiến thức cơ bản và nội dung quan trọng, cuối cùng là yêu cầu học sinh áp dụng
công thức làm bài tập. Đa số giáo viên vận dụng kết quả lý thuyết của hai định
luật “Bôi – lơ – ma – ri - ốt” và “Định luật Sác – lơ” để suy ra “Phương trình
trạng thái của khí lí tưởng”. Một số ít giáo viên có thể sử dụng thí nghiệm trong
bộ thí nghiệm tối thiểu cung cấp để suy ra “Phương trình trạng thái của khí lí
tưởng”, nhưng là thí nghiệm do giáo viên biểu diễn, học sinh chủ yếu vẫn là
nghe và ghi chép. Và qua nhận xét của các giáo viên thì kết quả thu được từ các
thí nghiệm này cho sai số khá lớn nên tính thuyết phục không cao, nên một số
giáo viên ngại sử dụng, mà chỉ sử dụng kết quả thí nghiệm do sách giáo khoa
cung cấp.
Nhiều giáo viên muốn phát huy tính tích cực hoạt động của học sinh bằng
việc đặt ra các câu hỏi cho học sinh suy nghĩ trả lời nhưng hầu hết các câu hỏi
chỉ là kiểm tra kiến thức cũ của học sinh mà chưa có tác dụng kích thích hứng
thú học tập của các em.
Việc tổ chức cho các em tự chiếm lĩnh kiến thức chưa được các giáo viên
quan tâm, lý do được đưa ra là do chất lượng học sinh còn thấp, chuẩn bị cho
một tiết học như vậy tốn khá nhiều thời gian.
Về các kỹ năng liên quan đến phương pháp thực nghiệm: các em thật sự
thấy lúng túng trong việc trả lời những câu hỏi liên quan đến kỹ năng của
phương pháp thực nghiệm như: đo đạc, đọc số liệu, tính toán sai số…
Về thái độ học tập của học sinh: Đa số học sinh còn thụ động, chưa tích cực
suy nghĩ mà chỉ ngồi nghe giảng, ghi chép và học thuộc. Và khi được hỏi thì các
em chỉ coi Vật lí là một môn học bình thường mà chưa có sự yêu thích, hứng thú
với môn học.
Thông qua việc trao đổi trực tiếp với học sinh, phân tích bài làm của học
sinh trong tiết bài tập, tôi nhận thấy những khó khăn học sinh hay gặp phải trong

6



quá trình học chương Chất khí nói chung và bài “Phương trình trạng thái của khí
lí tưởng” nói riêng là:
- Học sinh chưa xác định được lượng khí cần xét trong một bài toán phức tạp.
- Một số học sinh còn chưa nhận biết được quá trình biến đổi trạng thái là
quá trình nào nên chưa biết lựa chọn kiến thức áp dụng.
- Một số học sinh còn nhầm lẫn giữa đường đẳng nhiệt, đẳng tích, đẳng áp
nên không biết vẽ chúng trong các hệ tọa độ khác nhau.
- Ngoài ra, những kiến thức về việc xử lý các kết quả thí nghiệm hầu như
các em không nhớ hoặc không biết.
Qua tìm hiểu tôi rút ra những nguyên nhân dẫn đến những khó khăn
trên của học sinh:
+ Nội dung của phần chất khí khá tách biệt so với những phần trước, ở phần
trước các em đã quen với những hiện tượng Vật lí mà các em có thể nhìn thấy tận
mắt, còn phần này các em chỉ có thể tưởng tượng nên học sinh khó hình dung được.
+ Nhiều giáo viên chỉ chú ý đến việc truyền thụ nội dung mà chưa chú
trọng đến việc tổ chức các hoạt động nhận thức nhằm gây hứng thú, giúp học
sinh phát huy tính tích cực, tự lực học tập.
+ Khi dạy bài “Phương trình trạng thái của khí lí tưởng” thì một số giáo
viên chỉ tập trung vào việc sử dụng điều kiện nhiệt độ tuyệt đối và thể tích khí
không đổi mà chưa nhấn mạnh đến điều kiện lượng khí xác định.
+ Khi làm các thí nghiệm (nếu có) thì hầu hết các giáo viên đều lựa chọn
phương án thí nghiệm biểu diễn của giáo viên nên học sinh không được rèn
luyện các kỹ năng thực hành, kỹ năng xử lý các số liệu.
+ Việc xây dựng “Phương trình trạng thái của khí lí tưởng” hầu hết giáo viên
tiến hành theo trình tự sách giáo khoa mà chưa quan tâm đến bồi dưỡng phương
pháp thực nghiệm cho học sinh.
2.6.4.Những biện pháp khắc phục những khó khăn của học sinh thông
qua việc bồi dưỡng phương pháp thực nghiệm Vật lí cho học sinh.

Về phía học sinh: Bằng việc cho học sinh trực tiếp tham gia xây dựng,
kiểm chứng “Phương trình trạng thái của khí lí tưởng” theo con đường nghiên
cứu của các nhà khoa học, trong đó học sinh sẽ tự lực giải quyết một vấn đề và
qua đó hình thành kiến thức cho mình, người giáo viên chỉ mang tính chất định
hướng, tôi muốn hạn chế tối đa việc thông báo kiến thức.
Để tăng khả năng vận dụng những kiến thức đã học, tôi có đưa vào các bài
tập thí nghiệm Vật lí – là một dạng bài tập đòi hỏi phải có sự vận dụng sáng tạo.
Về phía giáo viên:
Để khắc phục những khó khăn mà giáo viên thường gặp phải khi tiến hành
xây dụng “Phương trình trạng thái của khí lí tưởng”, tôi có đưa thêm vào
phương án thí nghiệm mới, có độ chính xác cao hơn.
7


Trong đề tài này, tôi sẽ giới thiệu các phương án dạy học cụ thể với mục
đích nhằm bồi dưỡng phương pháp thực nghiệm cho học sinh, trong đó có
những hoạt động khác nhau giúp cho học sinh tích cực, tự lực chiếm lĩnh kiến
thức, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo.
2.7. Chuẩn bị điều kiện cần thiết để triển khai dạy học bài “Phương
trình trạng thái của khí lí tưởng” nhằm bồi dưỡng phương pháp pháp thực
nghiệm Vật lí cho học sinh.
2.7.1. Thiết bị thí nghiệm trong danh mục thiết bị dạy học tối thiểu Vật
lí 10 THPT – thuận lợi và khó khăn.
Trong danh mục thiết bị dạy học tối thiểu Vật lí
10 THPT có giới thiệu bộ thí nghiệm sử dụng cho
bài giảng “Định luật Bôi – lơ – ma – ri – ôt” và
“Định luật Sác – lơ”. Từ đó suy ra “phương trình
trạng thái của khí lí tưởng” (hình 2.1) Bao gồm:
5
a). Áp kế, giới hạn đo  0,5 �2, 0  *10 Pa , có

thanh trượt gắn với píttông và vít hãm phía sau.
b). Píttông dùng hút và nén khí trong xi lanh.
c). Giá đỡ xi lanh, có thước đo thể tích của
lượng khí chứa trong xi lanh.
d). Xi lanh trong thủy tinh, dùng chứa lượng
khí cần khảo sát.
e). Núm cao su, dùng bịt kín đầu xi lanh.
Hình 2.1
f). Đế 3 chân có vít chỉnh cân bằng.
g). Trụ thép inôc, đường kính  10mm.
h). Vít hãm, dùng giữ cố định giá đỡ xi lanh. [3]
Qua khảo sát, tôi nhận thấy bộ thí nghiệm trên có những thuận lợi và khó
khăn sau:
Về thuận lợi:
+ Bộ thí nghiệm được cung cấp với số lượng lớn, tạo điều kiện thuận lợi
cho giáo viên khi thực hiện các thí nghiệm trực diện đồng loạt.
+ Thí nghiệm được thiết kế khá đẹp mắt, dễ lắp ráp, dễ quan sát.
Về khó khăn: Trong sách giáo khoa, chỉ thừa nhận “Phương trình trạng
thái của khí lí tưởng” mà không có sự xây dựng trực tiếp bằng thí nghiệm, hoặc
số ít giáo viên (nếu có) tiến hành thí nghiệm để xây thì chỉ làm thí nghiệm biểu
diễn (do giáo viên tiến hành), phải sử dụng thêm camera kết hợp máy vi tính,
máy chiếu để khuếch đại hình ảnh quan sát (chỉ số của áp kế, nhiệt kế, thể tích).
Nên trong đề tài này tôi đã sử dụng phương án thí nghiệm trực diện đồng loạt
(cho toàn thể học sinh). Tuy nhà trường đã có phòng học bộ môn Vật lý, nhưng
hầu hết giáo viên chỉ tiến hành các thí nghiệm biểu diễn.
8


2.7.2. Phương án thí nghiệm mới
Với những thuận lợi và khó khăn trên, tôi mạnh dạn quyết định vận dụng

phương án thí nghiệm mới trong đề tài sáng kiến của mình như sau:
Dụng cụ thí nghiệm được tận dụng bằng các dụng cụ dùng trong y tế, là các
dụng cụ có thể mua ở các cửa hàng thiết bị y tế. Bao gồm:
a). Một bơm tiêm loại lớn (dùng trong y tế)
giới hạn đo là 60cm3, độ chia nhỏ nhất là 1cm 3 để
chứa lượng khí khảo sát.
b). Một bơm áp kế giới hạn đo từ 789mmHg –
1060mmHg, độ chia nhỏ nhất: 2mmHg (sử dụng
đồng hồ đo huyết áp trong y tế, đồng hồ này đo độ
chênh lệch áp suất giữa cơ thể người và khí quyển,
cải tiến thang chia bằng cách mỗi giá trị trên đồng
hồ cộng thêm 760mmHg). Áp kế để đo áp suất khí
trong xi lanh (bơm tiêm).
c). Một bình nước, một phích nước.
d). Một ống cao su nhỏ dùng để nối xi lanh và áp kế.
Hình 2.2
e). Một giá đỡ (có thể sử dụng giá đỡ trong bộ
thí nghiệm tối thiểu trong sách giáo khoa).
f). Một nhiệt kế đo nhiệt độ (giới hạn đo là 1000C, độ chia nhỏ nhất là 10C).
Tất cả dụng cụ trên được bố trí trên (hình 2.2).
Với phương án thí nghiệm mới này, tôi nhận thấy học sinh có thể tự bố trí
các dụng cụ thí nghiệm theo ý tưởng riêng của nhóm, qua đó học sinh có thể
nắm rõ hơn mục đích làm thí nghiệm. Các dụng cụ thí nghiệm này khá quen
thuộc đối với học sinh nên học sinh có thể thấy việc vận dụng các thiết bị quen
thuộc trong cuộc sống vào làm thí nghiệm Vật lí khá dễ dàng, các em thấy được
mỗi liên hệ giữa Vật lí và thực tế cuộc sống. [11]
Ngoài ra, so với phương án thí nghiệm trong sách giáo khoa thì độ chia nhỏ
nhất của các dụng cụ này nhỏ hơn nên sai lệch do cách đọc số liệu khá nhỏ và
kết quả thu được của thí nghiệm chính xác hơn. Cụ thể, với kết quả thí nghiệm
được trình bày ở phần sau của đề tài sáng kiến kinh nghiệm đều chính xác trong

phạm vi sai số tỉ đối không vượt quá 3%.
2.8. Thiết kế giáo án thí nghiệm thực hành kiểm chứng bài “Phương
trình trạng thái của khí lí tưởng” .
I. Ý tưởng sư phạm:
Xây dựng thí nghiệm thực hành kiểm chứng “Phương trình trạng thái
của khí lí tưởng” cũng tương tự như xây dựng “Định luật Bôi – lơ – ma – ri
- ốt” và “Định luật
Sáclơ” mà tôi đã trình bày ở hai sáng kiến kinh
nghiệm trước. Vì thông qua vây xây dụng thí nghiệm kiểm chứng “Phương
9


trình trạng thái của khí lí tưởng” giúp bồi dưỡng thêm cho học sinh phương
pháp thực nghiệm vật lý.
II. Mục tiêu
- Kiểm chứng được phương trình trạng thái của khí lí tưởng bằng thực
nghiệm.
- Bồi dưỡng phương pháp thực nghiệm cho học sinh thông qua việc:
+ xây dựng được phương án thí nghiệm dựa trên sự hướng dẫn của giáo
viên.
+ Tiến hành thí nghiệm theo phương án đã xây dựng (đo đạc, thu thập, xứ lí
các số liệu...)
+ Từ bảng kết quả đo, tính được sai số của phép đo và từ đo rút ra được kết
luận.
- Rèn luyện thái độ kiên nhẫn, thao tác khéo léo trong quá trình làm thí
nghiệm.
- Có thái độ hợp tác với các thành viên trong nhóm để hoàn thành các
nhiệm vụ được giao. [2]
III. Chuẩn bị
1. Giáo viên:

- Bài tập thí nghiệm định lượng (kiểm chứng phương trình trạng thái
của khí lý tưởng)
Cho dụng cụ: Bộ thí nghiệm khảo sát “Định luật Sác – lơ”. Hãy nêu
phương án thí nghiệm và tiến hành kiểm chứng phương trình trạng thái của
khí lý tưởng.
- 6 bộ thí nghiệm đã được sử dụng trong bài “ Quá trình đẳng tích.
Định luật Sác – lơ”.
- Phiếu học tập.
2. Học sinh: - Ôn lại kiến thức bài “Phương trình trạng thái của khí lí
tưởng “ theo nội dung phiếu học tập.
- Ôn lại các bước tiến hành thí nghiệm xây dựng “ Định luật Bôi lơ – Ma –
r- - ốt” và “Định luật Sác – lơ”, cách xử lí kết quả...
IV. Địa điểm – thời gian: Tại phòng thực hành vật lý nhà trường.

10


V. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số
2. Nội dung bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của
Nội dung cần đạt
học sinh
❖ Hoạt động 1 (5 phút): Tiếp nhận nhiệm vụ nhận thức.
I.Bài toán:
* Đặt vấn đề: - Ở bài trước ta
đã thiết lập được phương trình
Cho bộ dụng cụ sau:
trạng thái bằng cách suy luận từ

Bộ thí nghiệm khảo
định luật Bôi – lơ – ma – ri - ốt
sát định luật Sác – lơ.
và định luật Sác – lơ. Trong tiết
Hãy nêu phương án
này ta sẽ kiểm chứng phương Lắng nghe và ghi thí nghiệm và tiến
trình trạng thái chất khí thông chép
hành thí nghiệm kiểm
qua bài tập thí nghiệm sau.
chứng phương trình
- Nêu nội dung bài tập thí
trạng thái của chất
nghiệm.
khí.
❖ Hoạt động 2(10 phút): Xây dựng phương án thí nghiệm kiểm chứng
phương trình trạng thái của chất khí với bộ thí nghiệm khảo sát định luật
Sác – lơ.
- Nêu câu hỏi gợi ý: Phát biểu - Tái hiện kiến thức
và viết biểu thức định luật Sác trả lời :
– lơ ?
« Trong quá trình
đẳng tích của một
lượng khí xác định,
áp suất tỉ lệ thuận với
nhiệt độ tuyệt đối »
Biểu thức :
p

p
 const

T

p

1
2
hay T  T
1
2

- Vậy để kiểm chứng định luật - Ta kiểm chứng khi
Sác lơ, ta cần kiểm chứng điều thể tích của một
lượng khí không đổi
gì ?
thì áp suất có tỉ lệ
thuận với nhiệt độ

11


tuyệt đối không ?
- Trong phương pháp thực - Ta dùng thí nghiệm
nghiệm Vật lý, ta đã kiểm kiểm tra hệ quả logic
chứng điều này bằng cách của nó, tức kiểm tra
p
nào ?
biểu thức  const .
T

- Vậy với bộ thí nghiệm như - Tái hiện lại kiến

trên, nếu cần kiểm chứng định thức, trả lời phương
luật Sác - lơ ta phải làm như án thí nghiệm đã học.
thế nào?
- Giáo viên bổ sung và nhấn - Học sinh ghi chép.
mạnh lại.
- So sánh, trả lời :
Trong quá trình biens
đổi trạng thái trong
định luật Sác – lơ thì
V = const. Còn trong
quá trình biến đổi
trạng
thái
trong
phương trình trạng
thái thì cả 3 thông số
- Vậy để kiểm chứng phương đều thay đổi.
trình trạng thái chất khí ta cần
kiểm chứng biểu thức nào ?
- Suy nghĩ, trả lời.
- Dựa vào phương án thí Ta cần kiểm chứng
nghiệm kiểm chứng định luật
pV
sác – lơ, vậy ta cần làm như thế biểu thức T  const
nào để kiểm chứng PTTT?
- Suy nghĩ, trả lời.
- Vậy giữa quá trình biến đổi
trạng thái trong định luật Sác –
lơ và trong phương trình trạng
thái PTTT chất khí có điểm

khác nhau cơ bản gì?

Giáo viên tổng kết và nhấn
mạnh lại phương án thí
nghiệm.
Yêu cầu học sinh

Nêu phương án thí
nghiệm kiểm chứn
PTTT chất khí tương
tự phương án kiểm
chứng định luật Sác –
lơ, trong đó thay đổi
cả thể tích và nhiệt độ
của khí .
12


Học sinh ghi chép.
❖ Hoạt động 3 (15 phút): Tiến hành thí nghiệm theo phương án đã đề
xuất.
- Giáo viên phát dụng cụ cho - Các nhóm cử đại 2. Kết quả thí
các nhóm (6 nhóm)
diện lên nhận dụng cụ nghiệm
- Phát phiếu học tập cho HS.
thí nghiệm, nhận
- Bao quát học sinh, theo dõi phiếu học tập.
Trình bày vào hiếu
hướng dẫn từng nhóm khi có - Nhóm trưởng phân học tập .
yêu cầu.

công nhiệm vụ cụ thể
cho các thành viên
trong nhóm.
Tiến hành thí nghiệm
theo phương án đã đề
xuất..
- Thu thập số liệu ghi
vào phiếu học tập.
Thu thập số liệu ghi
vào phiếu học tập.
Tính toán các sai số
cần thiết.

❖ Hoạt động 4 (10 phút): trình bày kết quả thí nghiệm
- Yêu cầu đại diện nhóm lên - Nhóm trưởng cử đại 3. Kết luận:
bảng trình bày kết quả thí diện nhóm lên báo Với sai số tương đối
pV
nghiệm của nhóm mình (bao cáo.
nhỏ hơn 5% thì
=
T
gồm: các số liệu, thương số
const. Vậy phương
pV
trình trạng thái của
trong các lần đo, sai số
T
- Các nhóm khác theo chất khí đã được
tương đối, sai số tuyệt đối, dõi, so sánh, nhận kiểm chứng. [1],[2]
nhận xét kết quả trong phạm vi xét.

sai số.
- Giáo viên nhận xét trình bày
của các nhóm.

13


- Giáo viên yêu cầu các nhóm
hoàn thành phiếu học tập, sau - Hoàn thành phiếu
đó thu lại làm cơ sở đánh giá học tập theo nhóm.
tiết học.
- Giáo viên trả lời câu hỏi trong
- Học sinh lắng nghe
phiếu học tập để học sinh đối và ghi nhớ.
chiếu, so sánh với câu trả lời
của nhóm.
Hoạt động 5 (5 phút): tổng kết bài. Tiếp nhận nhiệm vụ học tập ở nhà.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Giáo viên tổng kết lại nội dung bài học: - Học sinh lắng nghe và ghi chép.
trong phạm vi sai số tương dối nhỏ hơn
5% thì thương số

pV
= const. Như vậy
T

phương trình trạng thái chất khí đã được
kiểm chứng.
- Giáo viên nhận xét giờ học.

- Yêu cầu các nhóm thu dọn, sắp xếp các
dụng cụ thí nghiệm.
- Yêu cầu học sinh ôn tập lại tất cả các
nội dung của chương “Chất khí” để chuẩn
bị cho bài kiểm tra.

- Nhóm trưởng phân công các
thành viên của nhóm sắp xếp lại
các dụng cụ thí nghiệm.
- Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ học
tập về nhà...

2.9. Kết quả thực nghiệm sư phạm
Kiến thức của chương “ Chất khí” nói chung và bài “phương trình trạng
thái của khí lí tưởng” nói riêng khá trừu tượng. Do vậy, để giảm bớt khó khăn
cho học sinh trong học tập cần cho học sinh quan sát trực tiếp, tự lực tiến hành
thí nghiệm. Trong đề tài này, tôi đã tiến hành soạn thảo phương án dạy học cho
tiết học:
Nghiên cứu tài tiệu mới: “phương trình trạng thái của khí lí tưởng”
Phương án dạy học của tôi đã thể hiện những nội dung sau:
- Soạn thảo các phiếu học tập cho bài “phương trình trạng thái của khí lí
tưởng”.
- Dự kiến phương án thí nghiệm khi xây dựng “phương trình trạng thái của
khí lí tưởng”.
Thiết bị dạy học tiết học này do giáo viên và học sinh nghiên cứu tự chế tạo
để phục vụ cho hoạt động nhóm của học sinh. Các tiến trình dạy học đã bám sát
định hướng nghiên cứu là : Cho học sinh được trải qua, được kiểm chứng các
giai đoạn của phương pháp thực nghiệm Vật lí nhằm bồi dưỡng kỹ năng các
14



thao tác tư duy lý thuyết và thực hành cho học sinh, bồi dưỡng cho học sinh con
đường, cách thức tìm kiếm kiến thức theo phương pháp thực nghiệm Vật lí.[6]
Các hành động của học sinh được trực tiếp tham gia là:
+ Nêu dự đoán.
+ Nêu phương án thí nghiệm kiểm tra dự đoán (cá nhân).
+ Thực hiện thí nghiệm kiểm tra dự đoán (theo nhóm).
+ Thu thập, xử lý số liệu thí nghiệm (theo nhóm).
+ Rút ra kết luận (theo nhóm).
+ Trình bày, tranh luận, bảo vệ kết quả nghiên cứu (theo nhóm).
Tính khả thi và hiệu quả của tiến trình dạy học này đã được kiểm tra qua
các tiết dạy trên lớp và sẽ được tiếp tục kiểm tra qua thực nghiệm sư phạm ở
những năm học tiếp theo.
- Kết quả dạy trên lớp ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng như sau:
Điểm

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Tổng

Nhóm lớp thực ghiệm
Lớp 10A4

Trước thực nghiệm

Sau thực nghiệm

0
2
4
13
12
3
3
3
1
0
41

0
0
0
3
5
6
7
10
6
4
41

Nhóm lớp đối chứng
Lớp 10A3


0
2
7
9
10
4
4
5
1
0
42

15


3. KẾT LUẬN CHUNG VÀ KIẾN NGHỊ
Thực hiện nghiêm túc và đối chiếu với các nhiệm vụ của đề tài, tôi có một
số kết luận chung như sau:
3.1. Về mặt lý luận
Đã tìm hiểu cơ sở lý luận của phương pháp thực nghiệm trong nghiên cứu
Vật lí, vị trí của phương pháp thực nghiệm trong mục tiêu dạy học Vật lí THPT
và các hình thức, biện pháp để bồi dưỡng phương pháp thực nghiệm Vật lí cho
học sinh, khẳng định trong dạy học Vật lí học – một phương pháp nhận thức đặc
thù của Vật lí, từ đó trang bị cho học sinh phương pháp nhận thức, phương pháp
tự học để họ có thể tự lực học tập suốt đời. Bồi dưỡng phương pháp thực nghiệm
Vật lí cho học sinh có thể thực hiện qua các bài học truyền thống: Bài học xây
dựng kiến thức mới – dùng để xây dựng các định luật thực nghiệm Vật lí. Bài
học luyện giải bài tập Vật lí – sử dụng các bài tập thí nghiệm Vật lí, bài học thực
hành thí nghiệm Vật lí – biến thí nghiệm thực hành truyền thống thành bài tập

thí nghiệm Vật lí. [9]
3.2. Về mặt nghiên cứu ứng dụng
- Tôi đã tìm hiểu tình hình dạy học bài “phương trình trạng thái của khí lí
tưởng” chương Chất khí lớp 10 chương trình chuẩn, điều kiện cơ sở vật chất,
trang thiết bị phục vụ cho việc dạy học để làm cơ sở cho việc định hướng các
hành động học tập của học sinh theo tiến trình phương pháp thực nghiệm Vật lí.
- Đã chế tạo 6 bộ thí nghiệm để khảo sát định lượng định luật “phương
trình trạng thái của khí lí tưởng” dùng cho hoạt động nhóm của học sinh.
- Soạn thảo tiến trình dạy học bài “phương trình trạng thái của khí lí tưởng”
lớp 10 chương trình chuẩn nhằm bồi dưỡng cho học sinh phương pháp thực
nghiệm – một phương pháp nhận thức đặc thù của Vật lí học. Thực nghiệm sư
phạm đã bước đầu cho thấy tính khả thi và hiệu quả của chúng, khẳng định giả
thuyết nghiên cứu là: Trong điều kiện hiện nay của trường THPT, trong môn Vật
lí có thể dạy học theo định hướng tăng cường bồi dưỡng cho học sinh phương
pháp thực nghiệm Vật lí thông qua các bài học truyền thống, từ đó góp phần nâng
cao chất lượng nắm vững kiến thức và bồi dưỡng nhận thức cho học sinh. [8]
3.3. Kiến nghị
Để thực hiện việc dạy học theo định hướng tăng cường phương pháp nhận
thức, đặc biệt là phương pháp thực nghiệm Vật lí cần có các điều kiện sau:
+ Thiết bị dạy học: thí nghiệm thực tập là không thể thiếu để học sinh trực
tiếp tiến hành. Vì vậy cần trang bị thí nghiệm thực tập cho dạy học các định luật
thực nghiệm trong chương trình THPT. Nếu giáo viên tự chế tạo thì cần tạo mọi
điều kiện về kinh phí.
+ Xây dựng hệ thống bài tập thí nghiệm là việc rất cần thiết cho dạy học
phương pháp thực nghiệm trong các tiết bài tập và tự học ở nhà. Đây là vấn đề
16


cần tiếp tục nghiên cứu nếu tôi được phát triển đề tài không chỉ riêng cho
chương “Chất khí” mà mà cho cả chương trình vật lí khác của chương trình Vật

lí phôt thông.
+ Cơ cấu lớp học không quá 45 học sinh mới có thể tổ chức tốt dạy học
theo định hướng nghiên cứu.
Cuối cùng tôi hy vọng rằng đề tài sáng kiến của tôi có tác dụng góp phần
nhỏ bé vào việc tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học mà đặc biệt là phương
pháp thực nghiệm ở trường trung học phổ thông.
3.4. Để thuận tiện cho việc bồi dưỡng phương pháp thực nghiệm thông
qua dạy bài tập thí nghiệm Vật lí ở chương Chất khí, tôi xin mạnh dạn đề
xuất một số bài tập như sau:
Bài tập 1: “Cho một ống thủy tinh hẹp được hàn kín một đầu. Ống chứa
một cột khí ngăn cách với không khí bên ngoài bằng một cột thủy ngân. Hãy
dùng một thước chia độ đến milimet, xác định áp suất của khí quyển ?”. [12]
Bài tập 2: Hãy thử giải bài tập trên bằng cách dùng một xoong chứa đầy
nước, một chiếc cân cùng một bộ quả cân?
Bài tập 3: Một người cần xác định chiều sâu của hồ. Không may, anh ta lại
chẳng có 1 dụng cụ gì ngoài ống nghiệm hình trụ có chia độ. Hỏi người đó có
thể hoàn thành nhiệm vụ không và nếu có thì làm như thế nào?
Bài tập 4: Làm thế nào với một chiếc cân nhạy và một chiếc thước bạn có
thể xác định được áp suất trong một quả bóng đá ?
Bài tập 5: Cho một bóng đèn điện đã bị cháy. Hỏi làm thế nào để xác định
được áp suất bên trong bóng đèn nếu chỉ có một bình hình trụ chứa nước và một
chiếc thước chia độ?
Bài tập 6: Từ phương trình trạng thái của khí lí tưởng hãy suy ra các đẳng
quá trình ?

XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 10 tháng 07 năm 2020
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của

mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.

LÊ VĂN TRƯỜNG

17


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Bộ Giáo dục và Đào tạo, SGK Vật lí 10, NXBGD, 2013.
[2]. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hướng dẫn sử dụng thiết bị dạy học tối thiểu lớp
10, NXBGD, 2006.
[3]. Đại học sư phạm TP. Hồ Chí Minh , Giáo trình thực hành thí nghiệm Vật lí
phổ thông, TP. Hồ Chí Minh.
[4]. Lương Duyên Bình, Nguyễn Xuân Chi, Tô Giang, Vũ Quang, Bùi Gia
Thịnh, Sách giáo viên Vật lí 10, NXBGD, Hà Nội, 2006
[5]. Lương Duyên Bình, Nguyễn Xuân Chi, Tô Giang, Vũ Quang, Bùi Gia
Thịnh, Bài tập Vật lí 10, NXBGD, Hà Nội, 2006.
[6]. Nguyễn Văn Hòa, Bồi dưỡng cho học sinh phương pháp thực nghiệm nhằm
nâng cao chất lượng học tập và góp phần phát triển năng lực sáng tạo
trong dạy học Vật lí lớp 6 – THCS, Luận án tiến sĩ Giáo dục học, ĐHSP Hà
Nội, 2002.
[7]. Nguyễn Hữu Châu, Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trình dạy
học, NXBGD, 2006.
[8]. Phạm Đình Cương, Thí nghiệm Vật lí ở trường trung học phổ thông,
NXBGD, 2005.
[9]. Phan Trọng Ngọ, Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường,
NXBĐHSP Hà Nội, 2007.
[10]. Phạm Thị Phú, “Chế tạo bộ thí nghiệm dạy học các định luật chất khí –
lớp 10 phân ban”, Tạp chí Vật lí tuổi trẻ, (số 45/2007).

[11]. Vũ Cao Đàm, Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXBGD, 1997.
[12]. Vũ Thanh Khiết, Nguyễn Thanh Hải, bài tập định tính và câu hỏi thực tế
Vật lí 10, NXBGD, 2001.

18


CÁC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC XẾP LOẠI

TT

1

2

3

Tên sáng kiến kinh
nghiệm
Thiết kế tiến trình dạy
học bài "Quá trình đẳng
nhiệt. Định luật Bôi - lo
– Mariot" ở chương chất
khí lớp 10, chương trình
chuẩn nhằm bồi dưỡng
phương
pháp
thực
nghiệm Vật lí cho học
sinh.

Thiết kế giáo án tích hợp
bài" Đặc trưng sinh lí
của âm" ở chương sóng
cơ vật lý 12 chương
trình chuẩn để gây hứng
thú học tập cho học sinh.
Thiết kế tiến trình dạy
học bài "Quá trình đẳng
tích. Định luật Sác - lơ"
ở chương chất khí lớp
10, chương trình chuẩn
nhằm bồi dưỡng phương
pháp thực nghiệm Vật lí
cho học sinh.

Cấp đánh giá xếp loại

Ngành GD cấp tỉnh số:
988/QĐ - GD&ĐT
ngày 03/11/2015

Kết quả
đánh giá
xếp loại

Xếp loại:B

Năm học
đánh giá
xếp loại


2014-2015

Ngành GD cấp tỉnh Xếp loại: C 2016- 2017
số:1112/QĐ - GD&ĐT
ngày 18/10/2017

Ngành GD cấp tỉnh số: Xếp loại: B 2018- 2019
2007/QĐ - GD&ĐT
ngày 08/11/2019

19



×