Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Sử dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực nhằm tổ chức hoạt động học cho học sinh qua bài 31 cách mạng tư sản pháp cuối thế kỷ XVIII (tiết 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 25 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

TRƯỜNG THPT HOẰNG HÓA 4

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

“SỬ DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT
DẠY HỌC TÍCH CỰC NHẰM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
HỌC CHO HỌC SINH QUA BÀI 31: CÁCH MẠNG
TƯ SẢN PHÁP CUỐI THẾ KỶ XVIII (TIẾT 1)”

Người thực hiện: Lương Thị Hạnh
Chức vụ: Tổ trưởng chuyên môn
SKKN thuộc môn: Lịch sử

1


THANH HÓA, NĂM 2020
MỤC LỤC

1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài
1. 2. Mục đích nghiên cứu
1. 3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1. 5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lý luận
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN
2. 3. Các giải pháp thực hiện để sử dụng các phương pháp và kĩ thuật


dạy học tích cực nhằm tổ chức hoạt động học cho học sinh.
2.3.1. Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo
2.3.2. Sử dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực.
2.3.3. Sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực nhằm tổ
chức hoạt động học cho học sinh qua bài 31: Cách mạng tư sản
Pháp cuối thế kỉ XVIII (Tiết 1).
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo
dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
2. 4. 1. Đối với hoạt động giáo dục
2. 4.2. Đối với bản thân.
2. 4. 3. Đối với đồng nghiệp trong nhà trường.
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận
3. 2. Kiến nghị

Trang
1
1
2
2
2
3
3
3
4
5
6
6
7
17

17
18
18
19
19
19

2


1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương
trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa
là từ chỗ quan tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học
sinh làm được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, nhất định phải
thực hiện thành công việc chuyển từ phương pháp dạy học nặng về truyền thụ
kiến thức sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kĩ năng, hình
thành năng lực và phẩm chất; đồng thời phải chuyển sang đánh giá kết quả
giáo dục từ nặng về kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra, đánh giá năng lực vận
dụng kiến thức giải quyết vấn đề, chú trọng kiểm tra đánh giá trong quá trình
dạy học để có thể tác động kịp thời nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt
động dạy học và giáo dục.
Có nhiều năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh trong dạy
học như: năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực
sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực sử dụng công nghệ thông tin
và truyền thông …Trong đó, phát triển năng lực sáng tạo, năng lực phát hiện và
giải quyết vấn đề của học sinh là mục tiêu quan trọng, qua đó góp phần thúc
đẩy sự hình thành và phát triển của các năng lực khác.
Hoạt động học của học sinh bao gồm các hành động với tư liệu dạy học,

trao đổi, tranh luận với nhau và sự trao đổi với giáo viên. Hoạt động học của
học sinh với tư liệu dạy học là sự thích ứng với tình huống học tập, đồng thời là
hành động chiếm lĩnh, xây dựng tri thức cho bản thân mình. Thông qua các
hoạt động của học sinh với tư liệu học tập, giáo viên thu được những thông tin
liên hệ ngược cần thiết cho sự định hướng của giáo viên đối với học sinh.
Để tổ chức các hoạt động học tập nhằm phát triển năng lực tự học của
học sinh được tốt, giáo viên phải có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa các phương
pháp dạy học truyền thống với các phương pháp và kĩ thuật dạy học hiện đại,
giúp học sinh thêm hiểu, thêm yêu môn học. Sử dụng hình thức tổ chức dạy
học trải nghiệm sáng tạo kết hợp với phương pháp dạy học tích cực, giáo viên
vừa giúp học sinh có cái nhìn tổng thể về giá trị của chủ đề dạy học, vừa rèn
luyện kĩ năng tư duy độc lập, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng trình bày sản
phẩm. Đồng thời khi các em được trải nghiệm thực tế, được chơi các trò chơi
bổ ích sẽ làm tăng hứng thú học tập bộ môn.
Với mục tiêu đó, sáng kiến đã tập trung vào sử dụng phương pháp hoạt
động tích cực là tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo kết hợp các kĩ thuật
dạy học hiện đại, sự sáng tạo của các em được khuyến khích, giúp các em huy
động kiến thức tổng hợp để thực hiện dự án, phát triển đa dạng các kĩ năng
như phân tích, tổng hợp, lập kế hoạch triển khai, đánh giá…
Tính thiết thực và khả thi của sáng kiến đã được khẳng định qua thực
tiễn dạy học ở trường phổ thông. Không cần phải có một ngôi trường với
trang thiết bị hiện đại, không nhất thiết học sinh phải lựa chọn môn Lịch sử
3


làm môn để lựa chọn nghề tương lai mới có thể học tập tốt. Mà để áp dụng
rộng rãi sáng kiến này, giáo viên giảng dạy phải thực sự tâm huyết với nghề,
mong muốn tạo nên sự thay đổi lớn trong phương pháp học tập bộ môn. Học
sinh không chọn môn Lịch sử để lựa chọn nghề vì các em phải theo yêu cầu
của xã hội nhưng học sinh không quay lưng lại với lịch sử. Nếu thầy cô giáo

truyền ngọn lửa, chắc chắn các em sẽ là người giữ lửa và thổi bùng ngọn lửa
đam mê. Trong thực tế giảng dạy lịch sử ở trường THPT Hoằng Hóa 4, tôi
thấy việc sử dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực trong dạy
học lịch sử ở trường THPT (trung học phổ thông) là vô cùng cần thiết. Vì vậy,
tôi xin đưa ra một vài ý kiến đóng góp xung quanh vấn đề này trên cơ sở thực
hiện một đề tài nhỏ với nhan đề: " Sử dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy
học tích cực nhằm tổ chức hoạt động học cho học sinh qua bài 31: Cách mạng
tư sản Pháp cuối thế kỷ XVIII (tiết 1) ”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Với nhan đề "Sử dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực
nhằm tổ chức hoạt động học cho học sinh qua bài bài 31: Cách mạng tư sản
Pháp cuối thế kỷ XVIII (tiết 1)”. Đề tài sẽ làm rõ ý nghĩa của việc sử dụng
các phương pháp và kỹ thuật dạy dạy học tích cực nhằm nâng cao chất lượng
dạy - học lịch sử ở trường THPT. Từ thực trạng giảng dạy lịch sử hiện nay, đề
tài cũng sẽ đưa ra ứng dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực
trong dạy học lịch sử bậc THPT ở bài dạy cụ thể cùng những đề xuất để nhằm
góp phần đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và dạy học lịch sử
nói riêng. Qua đề tài nhỏ này, tôi cũng mong muốn góp phần vào đổi mới
phương pháp dạy học lịch sử ở trường THPT, thực hiện chủ trương của Đảng,
Ngành về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
1. 3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là sử dụng các phương pháp và kỹ
thuật dạy học tích cực nhằm tổ chức hoạt động học cho học sinh qua bài 31:
Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỷ XVIII (tiết 1), cùng những ứng dụng của
nó nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh trong việc dạy và học môn lịch sử
ở trường THPT.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Khi nghiên cứu đề tài này, tôi tập trung vào sử dụng phương pháp hoạt
động tích cực là tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo kết hợp các kĩ thuật
dạy học hiện đại nhằm tổ chức hoạt động học cho học sinh, phát huy tư duy

độc lập sáng tạo, nâng cao lòng yêu nước và ý thức đấu tranh bảo vệ chủ
quyền lãnh thổ. Qua thực nghiệm tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo kết
hợp với các phương pháp, kĩ thuật dạy học mới sẽ giúp học sinh không chỉ
nắm vững kiến thức lịch sử mà còn hình thành trong các em còn có thái độ tự
tin trong học tập, có ý thức bảo vệ sức mạnh mềm của dân tộc - đó chính là
truyền thống yêu nước, góp phần mình vào việc bảo vệ và phát huy truyền
thống đó của dân tộc.

4


Thông qua các hoạt động trải nghiệm như vậy, sự sáng tạo của các em
được khuyến khích, giúp các em huy động kiến thức tổng hợp để thực hiện dự
án, đồng thời phát triển đa dạng các kĩ năng như phân tích, tổng hợp, lập kế
hoạch triển khai, đánh giá… Với phương pháp này, các em sẽ tự tin trong quá
trình học tập và cả trong cuộc sống sau này.
1. 5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lý luận
Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương
trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là
từ chỗ quan tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh
làm được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, nhất định phải thực
hiện thành công việc chuyển từ phương pháp dạy học nặng về truyền thụ kiến
thức sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kĩ năng, hình thành
năng lực và phẩm chất; đồng thời phải chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục
từ nặng về kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến
thức giải quyết vấn đề, chú trọng kiểm tra đánh giá trong quá trình dạy học để
có thể tác động kịp thời nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học
và giáo dục.

Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 - 2020 ban hành kèm theo
quyết định 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ: “Tiếp tục
đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo
hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học
của người học”. “Đổi mới kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông, kì thi tuyển
sinh đại học, cao đẳng theo hướng đảm bảo thiết thực, hiệu quả, khách quan
và công bằng; kết hợp kết quả kiểm tra đánh giá trong quá trình giáo dục với
kết quả thi”.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn
diện giáo dục và đào tạo xác định “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các
yếu tổ cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm
chất, năng lực của người học”; “Tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình
thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định
hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú
trọng giáo dục lí tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học,
năng lực và kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển
khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời”. Theo tinh thần đó,
các yếu tố của quá trình giáo dục trong nhà trường trung học cần được tiếp cận
theo hướng đổi mới.
Thực hiện định hướng nêu trên, việc đổi mới nội dung, phương pháp,
hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng năng lực
người học trong giáo dục phổ thông cần được thực hiện một cách đồng bộ: từ
nội dung dạy học đến phương pháp dạy học,kĩ thuật tổ chức hoạt động học của
học sinh và quá trình kiểm tra đánh giá trong quá trình dạy học theo định
5


hướng phát triển năng lực học sinh, vì sự tiến bộ của học sinh là một điều hết
sức cần thiết.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN

Chương trình giáo dục định hướng năng lực đang trở thành xu hướng giáo
dục quốc tế nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra của việc dạy học, thực hiện mục
tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất, nhân cách, chú trọng năng lực, vận dụng
tri thức trong những tình huống thực tiễn nhằm chuẩn bị cho con người năng lực
giải quyết các tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp. Chương trình dạy học
theo định hướng năng lực không quy định nội dung dạy học chi tiết mà quy định
những kết quả đầu ra mong muốn của quá trình giáo dục, trên cơ sở đó đưa ra
những hướng dẫn chung về việc lựa chọn nội dung, phương pháp, tổ chức và
đánh giá kết quả dạy học nhằm thực hiện được mục tiêu dạy học.
Tuy nhiên, việc nắm vững và vận dụng những phương pháp và kĩ thuật
dạy học mới còn rất hạn chế, có khi còn máy móc, lạm dụng. Đại đa số giáo
viên chưa tìm được “chỗ đứng” của mỗi kĩ thuật dạy học trong cả tiến trình tổ
chức hoạt động dạy học. Chính vì thế nên giáo viên vẫn chủ yếu lệ thuộc vào
tiến trình các bài học được trình bày trong sách giáo khoa, chưa chủ động trong
việc thiết kế tiến trình xây dựng kiến thức phù hợp với các phương pháp và kĩ
thuật dạy học tích cực. Khả năng khai thác sử dụng thiết bị dạy học và tài liệu
bổ trợ trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học trên lớp và tự học ở nhà
của học sinh còn hạn chế, kém hiệu quả. Phần lớn giáo viên mong muốn sử
dụng phương pháp dạy học tích cực đều lúng túng và lo sợ khi bị cháy giáo án
do học sinh không hoàn thành các nhiệm vụ được giao trong giờ học. Chính vì
vậy, mặc dù có cố gắng nhưng việc sử dụng các phương pháp dạy học tích cực
hiện nay chưa thực sự tổ chức được hoạt động nhận thức tích cực, sáng tạo và
bồi dưỡng phương pháp tự học cho học sinh, việc tăng cường hoạt động học
tập tập thể, học tập hợp tác còn hạn chế, chưa kết hợp được sự đánh giá của
giáo viên và sự tự đánh giá của học sinh trong quá trình dạy học.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những hạn chế này:
Thứ nhất, do sự hiểu biết của giáo viên về các phương pháp, kĩ thuật dạy
học tích cực còn hạn chế, chủ yếu mới dừng lại ở mức độ biết một cách rời rạc,
thiếu tính hệ thống, chưa làm chủ được phương pháp mới nên giáo viên vất vả
hơn khi sử dụng so với các phương pháp truyền thống, dẫn đến tâm lí ngại sử

dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy tích cực.
Thứ hai, việc dạy học hiện nay chủ yếu được thực hiện trên lớp theo bài,
tiết trong sách giáo khoa. Trong phạm vi một tiết học, không đủ thời gian cho
đầy đủ các hoạt động học tập của học sinh theo tiến trình sư phạm của một
phương pháp dạy học tích cực, dẫn đến nếu có sử dụng phương pháp dạy học
tích cực thì cũng mang tính hình thức, đôi khi còn máy móc dẫn đến kém hiệu
quả, chưa thực sự phát huy tính tích cực, tự lực, sáng tạo của học sinh.
Thứ ba, các hình thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh còn
lạc hậu, chủ yếu đánh giá sự ghi nhớ của học sinh mà chưa đánh giá được khả
năng vận dụng sáng tạo, kĩ năng thực hành và năng lực giải quyết vấn đề của
6


học sinh, vì thế cũng chưa tạo được động lực cho đổi mới phương pháp và hình
thức tổ chức dạy học.
Nhằm khắc phục những hạn chế nói trên, giáo viên cần phải chủ động
sáng tạo xây dựng nội dung dạy học phù hợp với các phương pháp và kĩ thuật
dạy học tích cực. Thay cho việc dạy học theo từng bài/tiết trong sách giáo khoa
như hiện nay, các tổ/nhóm chuyên môn căn cứ vào chương trình và sách giáo
khoa hiện hành, lựa chọn nội dung để xây dựng các chủ đề, chuyên đề dạy học
phù hợp với việc sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong điều kiện thực tế
của nhà trường.
Trên cơ sở chính sách giáo dục hiện hành và trong thực tế quá trình
dạy học ở trường PT, để đạt được mục tiêu dạy học, tôi đã mạnh dạn áp dụng
các phương pháp và kĩ thuật dạy học hiện đại giúp học sinh thêm hiểu, thêm
yêu môn học Lịch sử - một môn học có vai trò hết sức quan trọng trong việc
hình thành nhân cách, giáo dục lí tưởng cho học sinh, khơi sâu lòng tự hào
dân tộc nhưng cũng là môn học rất khô khan và dường như không phù hợp
với nhu cầu định hướng nghề của xã hội hiện nay. Với ý tưởng “Sử dụng các
phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực nhằm tổ chức hoạt động học cho

học sinh qua bài 31: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỷ XIX (tiết 1)”, tôi đã
cùng các em tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo như dạy học qua bảo
tàng ảo, dạy học với phương pháp đóng vai, dạy học theo dự án, … đạt được
những kết quả hết sức to lớn.
2. 3. Các giải pháp thực hiện để sử dụng các phương pháp và kĩ thuật
dạy học tích cực nhằm tổ chức hoạt động học cho học sinh.
Để tổ chức các tiết học theo hướng tăng cường khả năng tự học của học
sinh, tôi đã kết hợp các hình thức học tập và học tập theo nhóm một cách có
hiệu quả. Các hình thức thường được sử dụng bao gồm:
Hoạt động cá nhân: Là hoạt động yêu cầu học sinh thực hiện các bài
tập/ nhiệm vụ một cách độc lập. Hoạt động này nhằm tăng cường khả năng làm
việc độc lập của học sinh. Nó diễn ra khá phổ biến, đặc biệt là với các bài tập/
nhiệm vụ có yêu cầu khám phá, sáng tạo hoặc rèn luyện đặc thù. Giáo viên cần
đặc biệt coi trọng hoạt động cá nhân vì nếu thiếu nó, nhận thức của học sinh sẽ
không đạt tới mức độ sâu sắc và chắc chắn cần thiết, cũng như các kỹ năng sẽ
không được rèn luyện một cách tập trung.
Hoạt động theo cặp đôi: Là những hoạt động nhằm giúp học sinh phát
triển năng lực hợp tác, tăng cường sự chia sẻ và tính cộng đồng.Thông thường,
hình thức hoạt động cặp đôi được sử dụng trong những trường hợp các bài tập/
nhiệm vụ cần sự chia sẻ, hợp tác trong nhóm nhỏ gồm hai em.
Hoạt động theo nhóm: Nhóm là hình thức học tập phát huy rất tốt khả
năng sáng tạo nên hình thức này dễ phù hợp với các hoạt động cần thu thập ý
kiến và phát huy sự sáng tạo. Điều quan trọng là học sinh cần phải biết mình
làm gì và làm như thế nào khi tham gia làm việc nhóm. Khi tổ chức cho học
sinh học nhóm, giáo viên cần nhận thức và hướng dẫn đúng nhiệm vụ của các

7


thành viên trong hoạt động nhóm và vai trò của giáo viên đối với việc tổ chức

cho học sinh học nhóm.
Hoạt động cả lớp: Khi học sinh có nhiều ý kiến khác nhau xung quanh
một vấn đề hoặc có những khó khăn mà nhiều học sinh không thể vượt qua,
giáo viên có thể dừng công việc của các cá nhân, cặp, nhóm lại để tập trung lại
cả lớp làm sáng tỏ các vấn đề còn băn khoăn hoặc bàn cãi. Hoạt động cả lớp
còn được sử dụng trong tình huống giáo viên nêu yêu cầu cho học sinh, hướng
dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ, học sinh hoặc nhóm học sinh trình bày kết
quả làm việc, giáo viên đánh giá kết quả làm việc của học sinh…
Như vậy, được lựa chọn hình thức làm việc nào: cá nhân, cặp đôi, nhóm
hay cả lớp đều phụ thuộc vào yêu cầu của các loại hình hoạt động và luyện tập.
Tùy vào tình hình chung của cả lớp và thiết kế của cá nhân, giáo viên có thể
thay đổi, ứng dụng linh động và phù hợp, đảm bảo tính hiệu quả cho bài học và
sự hứng thú cho học sinh.
2.3.1. Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo
Thực hiện Nghị Quyết số 29-NQ/TW về “Đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục và đào tạo”, hoạt động giáo dục cần tổ chức theo hướng tăng cường
sự trải nghiệm, nhằm phát huy tính sáng tạo cho học sinh, tạo ra các môi
trường khác nhau để học sinh được trải nghiệm nhiều nhất, đồng thời là sự
khởi nguồn sáng tạo, biến những ý tưởng sáng tạo của học sinh thành hiện
thực để các em thể hiện hết khả năng sáng tạo của mình.
Nói tới trải nghiệm sáng tạo là nói tới việc học sinh phải kinh qua thực tế,
tham gia vào hoặc tiếp xúc đến sự vật hoặc sự kiện nào đó và tạo ra những giá trị
mới về vật chất hoặc tinh thần, tìm ra cái mới, động viên các em tích cực nghiên
cứu, tìm ra những giải pháp mới, sáng tạo những cái mới trên cơ sở kiến thức đã
học trong nhà trường và những gì đã trải qua trong thực tiễn cuộc sống, từ đó
hình thành ý thức, phẩm chất, kĩ năng sống và năng lực cho học sinh.
Tuy nhiên, đặc trưng của môn Lịch sử là học sinh không được trực tiếp
tham gia vào các sự kiện lịch sử vì đó là những sự kiện đã xảy ra trong quá
khứ, ở nhiều địa điểm khác nhau trên đất nước Việt Nam và thế giới. Để tổ
chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo, giáo viên phải thực sự linh hoạt, uyển

chuyển khi sử dụng các phương pháp dạy học tích cực.
2.3.2. Sử dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực.
Phương pháp dạy học tích cực là sự khơi dậy, phát huy tính chủ động,
tích cực của cả thầy và trò nhằm trau dồi tư duy sáng tạo và rèn trí thông minh
trong quá trình chinh phục chân lí; là sự dạy và học mà trong đó thầy là người
tổ chức, định hướng, tạo điều kiện, còn trò là người thực hiện, thi công nhằm
đạt được cả ba mục tiêu: kiến thức, kĩ năng và thái độ, trên cơ sở đánh giá,
kiểm tra cả quá trình học tập và của từng môn học, qua đó định hướng phát
triển năng lực học sinh.
Phương pháp dạy học và kĩ thuật dạy học tích cực có ưu thế trong việc
phát huy tính tích cực chủ động học sinh, các phương pháp và kĩ thuật này rất
đa dạng nhưng qua thực tế giảng dạy tôi thường xuyên sử dụng phương pháp:
8


Dạy học theo dự án, phương pháp dạy học nhóm, giải quyết vấn đề, đàm thoại
gợi mở, tổ chức trò chơi…
Vậy nên việc kết hợp giữa đa dạng hóa các hình thức tổ chức học tập, tổ
chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo với phương pháp và kĩ thuật dạy học tích
cực nhằm tổ chức hoạt động học cho học sinh trong bộ môn Lịch sử chính là
điểm mới của sáng kiến này.
2.3.3. Sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực nhằm tổ
chức hoạt động học cho học sinh qua bài 31: Cách mạng tư sản Pháp cuối
thế kỉ XVIII (Tiết 1).
1. Khởi động:
* Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Mảnh ghép lịch sử” Ghép những hình ảnh với các công trình kiến trúc nổi tiếng của nước Pháp.

* GV nêu vấn đề: Các em vừa được xem hình ảnh của các công trình
kiến trúc nổi tiếng của nước Pháp - Kinh đô của ánh sáng, trung tâm của nền
văn minh nhân loại. Người dân Pháp không chỉ sáng tạo ra những công trình

nghệ thuật mang đầy chất lãng mạn, mà họ còn kiên cường đấu tranh chống
lại các thế lực bảo thủ, trì trệ. Điển hình là cuộc CMTS Pháp - một cuộc cách
mạng “long trời lở đất”. Thành quả của cuộc cách mạng đó được Lê-nin nhấn
mạnh rằng: “Nó xứng đáng là cuộc đại cách mạng vì đã làm biết bao việc cho
giai cấp của nó tức là giai cấp tư sản, để đến trọn thế kỷ XIX, thế kỷ đem lại
ánh sáng văn hoá, văn minh cho nhân loại đều diễn ra dưới ảnh hưởng của
cuộc cách mạng vĩ đại này”.
Vì sao cuộc cách mạng tư sản ở trung tâm Châu Âu lại trở nên điển
hình hơn bất cứ cuộc cách mạng tư sản nào ở thời kì cận đại, chúng ta sẽ làm
sáng tỏ vấn đề này trong bài 31: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII
2. Dạy và học bài mới

9


Mục I. Nước Pháp trước cách mạng
1. Mục tiêu:
- Học sinh biết được tình hình nước Pháp trước cách mạng (kinh tế,
chính trị, xã hội, tư tưởng), những nguyên nhân bùng nổ cuộc cách mạng tư
sản Pháp cuối thế kỉ XVIII.
- Học sinh đóng vai các đẳng cấp và giai cấp trong xã hội Pháp để nói
lên nguyện vọng của đẳng cấp mình.
- Hiểu được nhận định của Bác về nguyên nhân cách mạng Pháp bùng
nổ. So sánh được với bối cảnh của nước Anh và Mĩ trước cách mạng tư sản.
=> Phát triển năng lực tự học của học sinh.
2. Phương thức hoạt động:
+ Hình thức tổ chức hoạt động: Cả lớp/Theo bàn/Cá nhân
+ Tiến trình tổ chức hoạt động:
* Hoạt động 1: Tìm hiểu về kinh tế Pháp đến cuối thế kỉ XVIII
- Bước 1: GV hướng dẫn học sinh khai thác bảng dữ kiện và hỏi: Các

dữ kiện này nói lên điều gì về nền kinh tế nước Pháp cuối thế kỉ XIX?
+ Hơn 90% dân số sống bằng nghề nông
+ Công cụ, kĩ thuật canh tác lạc hậu, năng suất thấp.
+ Công thương nghiệp tập trung ở các vùng ven Địa Trung Hải và Đại Tây
Dương.
+ Máy móc sử dụng ngày càng nhiều (dệt, khai mỏ, luyện kim).
+ Các xí nghiệp tập trung hàng ngàn công nhân.
+ Các công ty thương mại Pháp buôn bán với nhiều nước ở Châu Âu và
phương Đông

- Bước 2. HS dựa trên dữ kiện và SGK trả lời, GV chốt: Nếu như nước
Anh, nước Mĩ, trước khi cuộc cách mạng nổ ra đều có nền kinh tế công
thương nghiệp phát triển mạnh mẽ, các công trường thủ công xuất hiện ngày
càng nhiều, ngoại thương phát triển mạnh thì với những biểu hiện như:
10


+ Hơn 90% dân số sống bằng nghề nông.
+ Công cụ, kĩ thuật canh tác lạc hậu, năng suất thấp.

=> Kinh tế: Cuối thế kỉ XVIII, Pháp vẫn là nước nông nghiệp
Tuy nhiên lúc này, với các dữ kiện:
+ Công thương nghiệp tập trung ở các vùng ven ĐT Hải và Đại Tây
Dương.
+ Máy móc sử dụng ngày càng nhiều (dệt, khai mỏ, ...)
+ Các xí nghiệp tập trung hàng ngàn công nhân.
+ Các công ti thương mại Pháp buôn bán với nhiều nước ở Châu Âu và
phương Đông
=> Công thương nghiệp bước đầu phát triển
GV mở rộng: Cuối thế kỉ XVIII, nền kinh tế Pháp tuy còn kém Anh

nhưng sản lượng công nghiệp đã đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế
quốc dân. Bộ mặt của nhiều thành phố thay đổi như Pari (kinh đô của mĩ
phẩm, thời trang), Havrơ (vải sợi), Li-ông (tơ lụa) và nhiều thành phố ven Địa
Trung Hải và Đại Tây Dương…
- Bước 3. GV mở rộng: CĐ phong kiến đã cản trở sự phát triển của công
thương nghiệp, để áp đặt quyền thống trị của giai cấp phong kiến bằng cách:
+ Duy trì chế độ phường hội với những quy chế ngặt nghèo.
+ Duy trì chế độ thuế khóa – đo lường khác nhau giữa các tỉnh.
+ Kí những hiệp ước bất bình đẳng với nước ngoài nếu quyền lợi của
giai cấp thống trị được đảm bảo, thậm chí còn hạ mức thuế quan đối với hàng
nhập khẩu từ Anh khiến cho hàng hóa trong nước bị tồn đọng, hàng hóa Anh
tràn ngập thị trường Pháp.
=> Bị chế độ phong kiến kìm hãm
Như vậy chúng ta có thể thấy mâu thuẫn sâu sắc trong nền kinh tế Pháp
đã nảy sinh - một nền kinh tế TBCN tương đối phát triển nhưng lại bị chế độ
phong kiến kìm hãm nặng nề.
*Hoạt động 2:Tìm hiểu về tình hình chính trị nước Pháp cuối thế
kỷ XVIII

11


- Bước 1: GV hỏi: Tình hình chính trị nước Pháp vào cuối thế kỉ XVIII
như thế nào? HS theo dõi sách giáo khoa trả lời, giáo viên chốt ý
=> Chính trị: Nước Pháp vẫn duy trì chế độ quân chủ chuyên chế - đứng đầu
là vua Lu-i XVI
- Bước 2: GV khai thác hình ảnh vua Lui XVI và đặc tả nhân vật này:
Sống trong cung điện Véc-xai với đám quần thần đông đúc và hơn 2 vạn
người chuyên phục vụ. Bản thân vua là người phì nộn, lười biếng và bất tài.
Tất cả thời gian dùng vào việc săn bắn (chuồng ngựa của vua có 1857 con với

1.400 người giữ ngựa), mỗi khi vua ra ngoài có 217 người theo hầu. Cuộc
sống ở nhà vua và triều đình hàng năm ngốn 1/12 ngân sách quốc gia =>
“Triều đình là mồ chôn của quốc gia”.
* Hoạt động 3: Tìm hiểu về tình hình xã hội Pháp trước cách mạng:
- Bước 1: GV sử dụng sơ đồ Ba đẳng cấp trong xã hội Pháp trước cách
mạng và hỏi: Sơ đồ này nói lên điều gì về xã hội nước Pháp trước cách mạng?
HS khai thác sơ đồ. GV mở rộng: Nếu như ở các quốc gia phong kiến Tây Âu

khác, xã hội tồn tại 2 giai cấp cơ bản là lãnh chúa và nông nô, thì ở nước
Pháp, sự phân hóa giai cấp xã hội hết sức sâu sắc và được chia thành 3 đẳng
cấp rõ rệt với các đặc điểm và nguyện vọng khác nhau.
+ Đẳng cấp tăng lữ phục vụ nhà vua bằng lời cầu nguyện, quý tộc bằng
lưỡi kiếm. Hai đẳng cấp này chiếm 1% dân số, liên kết chặt chẽ với nhau về
dòng dõi. Họ giữ những chức vụ cao cấp trong nhà nước. Họ sống sung sướng
trên sự bóc lột tô thuế và sức lao động của nông dân. Không những thế họ còn
đối xử với nông dân vô cùng tàn nhẫn.
+ Đẳng cấp thứ 3 chiếm 99% dân số, họ nuôi sống xã hội nhưng phải phục
vụ cho các đẳng cấp 1 và đẳng cấp 2, phải thực hiện mọi nghĩa vụ phong kiến. Họ
không có quyền chính trị hoặc không được tham gia vào cơ quan nhà nước.
- Bước 2: GV yêu cầu HS khai thác tranh biếm họa: Tình cảnh người
nông dân Pháp trước cách mạng để thấy được cuộc sống của các đẳng cấp
trong xã hội Pháp. HS miêu tả bức tranh và đưa ra nhận xét. Đây là bức tranh
biếm họa nói lên tình cảnh người nông dân Pháp trước CM tư sản.
12


Bức tranh miêu tả một người nông dân già nua, ốm yếu nhưng lại phải
cõng trên lưng mình hai người đàn ông to béo, khỏe mạnh.

Người ngồi đằng trước mặc

chiếc áo choàng, cổ đeo cây thánh giá, nét mặt có vẻ sung sướng thỏa mãn,
tượng trương cho tăng lữ (Đ/c thứ nhất). Người ngồi đằng sau đeo thanh kiếm
dài ở cạnh sườn có nhiều đồ trang sức và mũ lông chim rất cao quý, tượng trưng
cho tầng lớp quý tộc (Đ/c thứ 2) Cả hai đều béo mũm mĩm, ăn mặc thì màu mè,
diêm dúa và cực kì quý phái. Trong túi quần và túi áo của tăng lữ, quý tộc thò ra
những loại văn bản vay nợ, cho thuê ruộng, những quy định về nghĩa vụ phong
kiến của nông dân mà có lẽ đến hàng nghìn đời họ cũng không trả hết được.
Vì phải cõng hai tầng lớp của xã hội nên lưng của người nông dân còng
xuống, tay chống bởi chiếc cán cuốc đã mòn vẹt. Đây chính là biểu hiện cho
công cụ sản xuất thô sơ và lạc hậu của người nông dân cũng như nền nông
nghiệp của P trước cách mạng. Dưới chân người nông dân là những con vật
thường xuyên phá hại mùa màng như chuột, chim câu và thỏ… sản phẩm làm
ra đã ít ỏi thì vừa phải nộp cho quý tộc, tăng lữ vừa bị bọn thú vật phá hoại.
- Bước 3: GV chốt: => Xã hội: chia thành 3 đẳng cấp: Tăng lữ, Quý
tộc, Đẳng cấp thứ ba.
- Bước 4. GV yêu cầu HS quan sát sơ đồ 3 đẳng cấp và tình cảnh người
nông dân Pháp trước cách mạng, các em hãy đóng vai tăng lữ, quý tộc, tư sản
và nông dân, nói lên nguyện vọng của đẳng cấp mình.

13


HS đóng vai các đẳng cấp, giai cấp và nói lên nguyện vọng của mình.
Sự mâu thuẫn về quyền lợi giữa các bên, cuộc đấu tranh giành quyền lực cho
đẳng cấp mình giữa các đẳng cấp, giai cấp càng làm cho mâu thuẫn giữa các
đẳng cấp ngày càng trở lên gay gắt
 Mâu thuẫn xã hội gay gắt, cách mạng tất yếu phải nổ ra.
Bước 5: GV dẫn dắt: Pháp đang đứng trong tình trạng “đêm trước của
cách mạng” giống như nước Anh trước cách mạng tư sản. Nhưng nước Pháp
khác với nước Anh là trong bối cảnh đó trào lưu Triết học Ánh sáng xuất hiện,

trở thành ngọn cờ tư tưởng dẫn dắt CM Pháp đạt đến đỉnh cao.
* Hoạt động 4: Tìm hiểu về tình hình tư tưởng nước Pháp:
Xuất hiện trào lưu Triết học Ánh sáng
- Bước 1. GV mở rộng: Đại diện tiêu biểu của trào lưu Triết học Ánh
sáng là Môngtexkiơ, Vôn-te và Rút-xô.
- Môngtexkiơ lên án chế độ độc tài tàn bạo, vạch trần bộ mặt tôn giáo,
lên án những cuộc CT xâm lược, bảo vệ tư tưởng tự do, muốn tổ chức chính
quyền cho phù hợp với quyền lợi và nguyện vọng của giai cấp tư sản.
- Vôn-te: Là nhà triết học, nhà thơ, nhà viết kịch, sử học, vật lí, nhà
báo, nhà chính trị...Ông kịch liệt lên án tính chất dã man, tàn bạo, phản động
và lạc hậu của chế độ chuyên chế ở Pháp và của nhà thờ Thiên Chúa giáo.
- Rút-xô: Lên án chế độ phong kiến chuyên chế, thiết lập Nhà nước
Cộng hòa, đảm bảo quyền tự do bình đẳng, tư hữu tài sản của nhân dân.

14


- Bước 2. GV: Trào lưu Triết học Ánh sáng có tác động như thế nào đối
với nước Pháp?
+ Phê phán những quan điểm lỗi thời, giáo lí lạc hậu, đưa ra lí thuyết cho
việc xây dựng nhà nước mới.
+ Tấn công vào chế độ phong kiến, dọn đường cho CM xã hội bùng nổ.
=> Điều này khác hẳn cuộc cách mạng Anh, do không có ngọn cờ tư
tưởng dẫn dắt nên cách mạng dù thành công, lật đổ chế độ PK chuyên chế,
thành lập nhà nước Cộng hòa nhưng sau đó lại phải thiết lập chế độ độc tài,
rồi xây dựng nhà nước quân chủ lập hiến - đây được coi là bước thụt lùi của
cách mạng tư sản Anh. Đó cũng là lí do giải thích vì sao cuộc cách mạng Pháp
bùng nổ mạnh mẽ, quyết liệt và sâu rộng như vậy.
- Bước 3: GV mở rộng và liên hệ: Giải thích về nguyên nhân bùng nổ
CM tư sản Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết rằng: “Hồi thế kỉ XVIII, Vua

thì kiêu xa dâm dật, quý tộc và bọn cố đạo thì hoành hành, thuế nặng dịch
phiền, dân tình khốn khổ. Phần thì những người học thức như ông Mông-texki-ơ, Vôn-te và Rút-xô tuyên truyền chủ nghĩa tự do, bình đẳng.Phần thì
phong trào cách mạng Anh (Cromoen chém vua Anh năm 1653) còn mới và
phong trào dân chủ Mỹ (1776) vừa qua. Nhất là vì tư bản mới bị tụi phong
kiến ngăn trở, dân thì bị vua, quý tộc và cố đạo áp bức. Vậy nên tư bản Pháp
mới liên hiệp với học trò, dân cày và người thợ để phá phong kiến”.
- Bước 4. GV chuyển ý: Vậy CMTS Pháp đã diễn ra như thế nào, giọt
nước nào đã làm tràn ly để đưa nước Pháp vào cuộc CM “long trời lở đất”?
Mục II. Tiến trình của cách mạng
1. Mục tiêu:
- Học sinh nắm được diễn biến giai đoạn đầu của cách mạng tư sản
Pháp - nguyên nhân trực tiếp của cách mạng, quá trình cầm quyền của giai
cấp tư sản lập hiến.
- Học sinh có thể khai thác các nguồn tư liệu để phục vụ cho nhiệm vụ
học tập (văn học, phim ảnh)….
15


2. Phương thức hoạt động:
+ Hình thức tổ chức hoạt động: Cả lớp/Cá nhân
+ Tiến trình tổ chức hoạt động:
Hoạt động 1: Tìm hiểu về quá trình cách mạng Pháp bùng nổ và
nền quân chủ lập hiến được xây dựng.
- Bước 1: GV hướng dẫn học sinh chơi trò chơi mảnh ghép để hoàn
thành bảng kê về diễn biến giai đoạn đầu của chiến tranh.
HS đọc SGK về diễn biến của chiến tranh và tìm kiếm những mốc thời gian cơ bản
theo bảng kê, sau đó lên ghép các mảnh ghép để hoàn thành.

Thời gian
5 - 5 - 1789

14 - 7 1789
8 - 1789

Sự kiện
Vua Lu-i XVI triệu tập Hội nghị ba đẳng cấp.
Quần chúng phá ngục Ba-xti. Cách mạng bùng nổ ở Pháp. Chính
quyền Lập hiến được thiết lập.
Quốc hội Lập hiến thông qua Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân
quyền. Ban hành nhiều chính sách để phát triển công thương
nghiệp.
9 - 1791
Hiến pháp được thông qua, xác lập quyền thống trị của giai
cấp tư sản.
4 - 1792
Chiến tranh giữa Pháp và phong kiến Áo – Phổ bùng nổ
7 - 1792
Quốc hội tuyên bố “Tổ quốc lâm nguy” => Quần chúng tự vũ
trang bảo vệ đất nước.
- Bước 2: GV mở rộng về diễn biến của cách mạng:
+ Sự khủng hoảng trầm trọng của nền tài chính quốc gia buộc Lu-i XVI
phải triệu tập Hội nghị ba đẳng cấp (5- 5- 1789) để đề xuất vấn đề vay tiền và
ban hành thêm thuế mới. Phản đối ý định ban hành thuế mới của nhà vua,
ngày 17 - 6, đại biểu đẳng cấp thứ ba tự tuyên bố là Quốc hội - cơ quan duy
nhất thông qua các đạo luật tài chính, tiếp đó Quốc hội đổi thành Quốc hội lập
hiến để lập ra chế độ mới và soạn thảo hiến pháp. Vua và Quý tộc phản ứng,
ráo riết chuẩn bị tấn công đẳng cấp thứ ba bằng bạo lực. Bất bình trước hành
động của nhà vua, ngày 14-7-1789, quần chúng Pari tự vũ trang tấn công các trụ
sở, các cơ quan quan trọng của thành phố và phá ngục Ba-xti.
- Bước 3. GV sử dụng hình ảnh để miêu tả về nhà ngục Ba-xti - biểu
tượng của chế độ PK chuyên chế, được xây dựng rất kiên cố, có tường bằng

đá hình răng cưa cao 24 m, dày 1,6 m, có 8 ngục tối ở dưới đất để giam người
cùng rắn rết, xung quanh được bao bọc bởi hào sâu rộng 25m, pháo đài được
nối với bên ngoài bằng một chiếc cầu treo bởi một sợi xích sắt.
- Bước 4: GV yêu cầu học sinh quan sát hình ảnh tấn công ngục Baxti
và đoạn trích trong bài thơ 14-7 của Tố Hữu và cho biết: Sự kiện 14-7 diễn ra
như thế nào? Có những lực lượng nào tham gia tấn công ngục Ba-xti?

16


Sáng sớm tinh mơ ngày 14 - 7, tiếng chuông báo động khẩn cấp đánh thức
Paris dậy. Hàng chục vạn quần chúng từ các nơi đổ ra đường phố, kéo đến
vây ngục Ba-xti. Trên tường pháo đài, những khẩu đại bác đang sẵn sàng nhả
đạn. Quần chúng la hét đòi “Bọn chỉ huy hãy hạ vũ khí đầu hàng đi”.
Bọn chỉ huy ngoan cố, khát máu ra lệnh bắn xả vào quần chúng. Lập
tức gần 300.000 người gồm công nhân, thợ thủ công, dân nghèo thành thị tiến
vào cửa lớn của Ba-xti, nhưng cầu treo đã bị rút. Quần chúng mang thang đến
nhưng những người trèo thang bị bắn rơi xuống hào nước. Máu đã chảy càng
làm cho quần chúng hăng hái hơn, phẫn nộ chế độ hơn.
Về sau đội dân quân mang đại bác tới bắn vào pháo đài. 1 viên bắn
trúng sợi dây xích kéo cầu treo, cầu treo rơi xuống. Sau 4 giờ đồng hồ đối mặt
với đại bác của chế độ áp bức, quần chúng nhân dân xông vào ngục, quân
đồn trú đầu hàng, quần chúng nhân dân giết chết tên chỉ huy đại bác tại chỗ.
Gần trưa, ngục Ba-xti - biểu tượng của chế độ phong kiến chuyên chế ở Pháp
đã bị hạ. Ngày 14-7-1789 được lấy làm ngày quốc khánh Pháp.
- Bước 5. GV mở rộng: Sự kiện ngày 14 -7 ở Paris đã kéo theo cuộc
cách mạng đô thị ở các thành phố và phong trào nổi dậy ở nông thôn.Chính
quyền mới thành lập nằm trong tay đại tư sản tài chính (chủ yếu là chủ ngân
hàng, chủ thuyền buôn, các nhà công nghiệp và thương nghiệp lớn), được gọi
là phái Lập hiến. Ngôi vua vẫn được duy trì.

Phái Lập hiến đã thông qua bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền
của nước Pháp gồm 17 điều, thừa nhận quyền tự do, bình đẳng của con người và
khẳng định chủ quyền của nhân dân, đồng thời tuyên bố quyền tư hữu, là quyền
thiêng liêng bất khả xâm phạm. Nội dung cơ bản của Tuyên ngôn thấm nhuần tư
tưởng cách mạng của các nhà Triết học Ánh sáng Pháp thế kỷ 18 đồng thời phản
ánh ý chí và nguyện vọng của nhân dân Pháp, kết tinh lại trong khẩu hiệu “Tự do
- Bình đẳng - Bác ái”. Trên lá cờ Pháp - Tự do (màu đỏ), Bình đẳng (màu trắng),
Bác ái (màu xanh). Với ý nghĩa của bản Tuyên ngôn này đối với nước Pháp và
ảnh hưởng của tư tưởng Triết học Ánh sáng đối với thế giới.

17


- Bước 6. GV tổ chức cho học sinh hoạt động cặp đôi để liên hệ giữa
bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp với bản Tuyên ngôn độc
lập của DT Việt Nam thông qua trích đoạn phim tư liệu Bác Hồ đọc Tuyên
ngôn Độc lập (2-9-1945) và hỏi: Tại sao Bác Hồ lại trích dẫn 2 bản tuyên
ngôn của Pháp và Mĩ trong mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam?
=> Đây là bản tuyên ngôn của một nước có nền kinh tế TBCN phát triển nhất
thế giới lúc bấy giờ và một nước ĐQ đã và đang nhăm nhe quay trở lại nô
dịch nước ta, để từ đó suy rộng ra câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên
thế giới đều sinh ra bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung
sướng và quyền tự do. Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được.
- Bước 7. GV yêu cầu HS theo dõi sách giáo khoa và nhận xét mặt tích
cực và hạn chế của những chính sách mà Quốc hội lập hiến ban hành nhằm
khuyến khích phát triển công thương nghiệp.
Quốc hội lập hiến ban hành nhiều chính sách nhằm khuyến khích công
thương nghiệp phát triển như bãi bỏ quy chế phường hội, cho phép tự do buôn
bán, tổ chức hành chính theo quy chế mới (cả nước được chia thành 83 quận
với cơ cấu tổ chức thống nhất, xóa bỏ thuế quan nội địa) => Thúc đẩy nền

kinh tế phát triển, đem lại nhiều lợi ích cho giai cấp tư sản.
Tuy vậy, cuộc sống của nhân dân lao động vẫn chưa được cải thiện. Việc
chia ruộng đất theo từng lô lớn đem bán với giá cao nên nông dân không có
khả năng mua, công nhân vẫn đấu tranh đòi tăng lương, giảm giờ làm. Thêm
vào đó việc ban hành đạo luật cấm công nhân hội họp, bãi công càng làm tăng
sự bất mãn trong quần chúng nhân dân. Nhiều cuộc đấu tranh liên tiếp nổ ra.
- Bước 8. GV mở rộng về những nội dung cơ bản của Hiến pháp. Hiến
pháp quy định: Vua là người đứng đầu nhà nước, Quốc hội là cơ quan tối cao
ban hành pháp luật. Hiến pháp chia công dân Pháp thành 2 loại: Loại tích cực
- hơn 25 tuổi, không làm thuê cho ai, trả thuế trực thu ít nhất bằng 3 ngày
lương và có quyền bầu cử. Loại tiêu cực - không đáp ứng được yêu cầu trên.
=> Như vậy Hiến pháp chỉ bảo vệ cho giai cấp Tư sản có tiền và có quyền mà
18


chưa bảo vệ quyền lợi cho đông đảo quần chúng nhân dân Pháp vì chỉ có 4/20
triệu công dân Pháp là công dân tích cực.
Những chính sách của chính quyền quân chủ lập hiến ở Pháp lúc này
không chỉ gây phẫn nộ đối với quần chúng nhân dân – những người tham gia
và giữ vai trò quan trọng trong thắng lợi của cách mạng, mà còn khiến cho
vua Lu-i XVI, bên ngoài thì phê chuẩn Hiến pháp, thừa nhận chế độ quân chủ
lập hiến nhưng bên trong thì bí mật tìm mọi cách chống phá cách mạng. Xúi
giục các lực lượng phản động trong nước nổi loạn, câu kết với các thế lực
phong kiến bên ngoài (Áo, Phổ) chuẩn bị tấn công nước Pháp cách mạng
nhằm khôi phục chế độ chuyên chế và trật tự phong kiến
GV yêu cầu học sinh liên hệ với Việt Nam: Trong lịch sử Việt Nam, có
nhân vật lịch sử nào vì quyền lợi của mình cũng cầu cứu ngoại bang, “cõng
rắn cắn gà nhà” (HS liên hệ với VN: Nguyễn Ánh, Lê Chiêu Thống).
- Bước 9. GV mở rộng: Tháng 4 - 1792, chiến tranh giữa Pháp và liên
quân phong kiến Áo - Phổ bùng nổ. Trước tình hình đó, ngày 11 - 7 - 1792,

Quốc hội tuyên bố “Tổ quốc lâm nguy” và ra Sắc lệnh động viên quân tình
nguyện. Gạt bỏ những bất đồng trước đó, hàng vạn quần chúng tự vũ trang
tiến về Paris, hát vang bài Mác-xây-e đầy khí thế chiến đấu.
“Hãy tiến lên, hỡi những người con của Tổ quốc
Ngày vinh quang đã đến rồi,
Chúng ta hãy chống lại sự áp bức,
Ngọn cờ nhuốm máu đã giương lên.
Hãy cầm lấy vũ khí hỡi những công dân!
Hãy tập hợp lại thành đội ngũ!”
- Bước 10: GV yêu cầu HS dự đoán diễn biến tiếp theo của cách mạng
và ý nghĩa của cuộc CM. Đây sẽ là phần kết nối với tiết học sau, đồng thời
giúp HS phát huy trí tưởng tượng, khả năng tư duy sáng tạo của mình.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo
dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
2. 4. 1. Đối với hoạt động giáo dục
- Hiệu quả đối với việc phát huy tính tích cực học tập của HS
Khi bắt đầu triển khai sử dụng các phương pháp và kĩ thuật học tập tích
cực, tôi tiến hành thực nghiệm trên lớp 10A9 nhằm đánh giá hiệu quả của
việc học tập đồng thời rút kinh nghiệm khi triển khai trên quy mô lớn. Qua
thu thập các dữ liệu thực nghiệm, tôi đánh giá hiệu quả của quá trình học tập
đối với việc phát huy tính tích cực, chủ động của HS như sau:
+ HS chú ý lắng nghe, tự nguyện tham gia trả lời các câu hỏi do GV
đưa ra.
+ HS tích cực tìm hiểu các thông tin liên quan tới chủ đề và bài học
thông qua sách báo, mạng Internet, hỏi người thân
+ Đối với hoạt động trải nghiệm sáng tạo, học sinh rất hào hứng nghiên
cứu nội dung của cuộc cách mạng tư sản Pháp và viết kịch bản đầy tính sáng
tạo, yếu tố quyền lợi và bổn phận của giai cấp được các em nhấn mạnh, cho
19



dù đó chỉ là những lợi ích rất nhỏ. Mặc dù thời gian chuẩn bị rất ngắn, kịch
bản đôi chỗ còn chưa thực sự thuộc song các em đã diễn tương đối tốt, phác
họa được sự căng thẳng, sự mâu thuẫn sâu sắc giữa các đẳng cấp và cuộc
cách mạng tất yếu phải nổ ra nhằm giải quyết những mâu thuẫn đó.
- Hiệu quả đối với việc phát huy năng lực sáng tạo của HS trong học tập
+ Trong quá trình thảo luận nhóm, các em đưa ra nhiều ý tưởng sáng
tạo, đưa ra các giải pháp, công cụ để thực hiện công việc được giao một cách
có hiệu quả.
+ Có nhóm cử 2 thuyết trình viên là nam - nữ, có cả bảng phân vai,
kịch bản rõ ràng, bổ sung lời thoại và tung - hứng rất hợp lí. Có nhóm chỉ một
thuyết trình viên thể hiện sự tự tin trong trình bày và trả lời.
+ Các em khai thác biểu đồ, tranh ảnh, sách giáo khoa để phục vụ mục
đích học tập rất tốt, đưa ra những ý kiến bình luận sâu sắc.
- Hiệu quả đối với công tác bồi dưỡng phương pháp tự học
Theo phiếu tổng hợp quá trình học tập, ở lớp 10A9 có 34/42 (81%) HS
nêu đích danh kết quả học được kĩ năng tư duy độc lập, hoạt động cá nhân;
29/42 (69%) HS biết tìm kiếm, chọn lọc dữ liệu, xử lí thông tin; 36/42 HS
(85,7%) cho biết đã tích cực học hỏi, tự giác hoàn thành công việc. Các kết quả
trên cho thấy HS đều tích cực, tự giác hoàn thành ít nhất là phần việc được
phân công..
- Hiệu quả đối với việc tác động đến tình cảm, hứng thú học tập của HS
Qua phần trình bày, trả lời chất vấn và qua phiếu điều tra cho thấy HS
nắm vững được các kiến thức có liên quan tới nội dung đề tài của nhóm. Có
42/42 học sinh (100%) cho biết đã hiểu biết về nội dung kiến thức có liên quan tới bài học.
Tỉ lệ hài lòng về kết quả bài học như sau:

Thái độ của HS
Số lượng HS
Tỉ lệ

Hài lòng, vì nhóm đã làm việc và cố gắng hết
17/42
40,5 %
mình
Hài lòng, do kết quả sản phẩm bài học tốt, tăng
23/42
54,8%
vốn kiến thức
Tương đối hài lòng, vì vẫn còn một số sai sót
2/42
4,7%.
không như ý
Phiếu hỏi cho biết mối quan hệ giữa các thành viên trong nhóm rất tốt,
đoàn kết 29/42 = 69 %, hoà đồng thân thiện 36/42 = 85,7 %...
Phiếu hỏi cũng cho thấy mức độ thích hoặc không thích bài học như sau:
Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3
K/quả
Tỉ lệ
Rất thích
8
9
14
31
73,8 %
Thích
2
2
3
7
16,7%

Bình thường
1
2
3
7,1%
Không thích
1
1
2,4 %
Rất không thích
Tổng:
12
11
19
42
100%
- Hiệu quả xã hội và môi trường.
20


Việc dạy học và kết quả dạy học không thể cân đong đo đếm được về
phương diện kinh tế, không thể tính toán một cách cụ thể sáng kiến sẽ đem lại
giá trị vật chất như thế nào. Song với việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm
sáng tạo kết hợp với phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực chắc chắn sẽ đem
lại những hiệu quả xã hội vô cùng to lớn vì dự án góp phần cải thiện môi
trường giáo dục, học sinh được học trong một môi trường mở, thân thiện với
tự nhiên, khác hẳn với môi trường đóng kín của trường học.
Việc thực hiện dạy học như vậy cũng góp phần đào tạo những con
người thực sự năng động, ham hiểu biết, có kĩ năng làm việc nhóm và làm
việc độc lập, có kĩ năng ứng phó với những biến đổi của bên ngoài.

2. 4.2. Đối với bản thân.
Qua sáng kiến đã cho thấy việc sử dụng các phương pháp và kỹ thuật
dạy học tích cực nhằm tổ chức hoạt động học cho học sinh qua bài 31: Cách
mạng tư sản Pháp cuối thế kỷ XVIII (tiết 1) mà tôi sử dụng đã phát huy được
tính tích cực và hiệu quả, kiến thức, kỷ năng, phương pháp dạy học của bản
thân ngày một cũng cố và phát huy. Giờ học được học sinh đón nhận đầy
hứng khởi, thích thú qua sự tương tác giữa cô và trò trong mỗi tiết học, điều
đó không những giúp giáo viên khẳng định được vị trí quan trọng của môn
học mà còn thay đổi được cách nhìn nhận chưa đúng của học sinh, của giáo
viên ở các bộ môn khác trong nhà trường, của xã hội về môn học này. Kết quả
của sáng kiến càng giúp tôi tự tin, say mê tìm tòi, nghiên cứu mạnh dạn sử
dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực nhằm tổ chức hoạt động
học cho học sinh trong quá trình giảng dạy của mình.
2. 4. 3. Đối với đồng nghiệp trong nhà trường.
Kinh nghiệm dạy học được thể hiện qua sáng kiến là một kinh nghiệm
dạy học hay, hiện đại, phù hợp với xu thế giảng dạy hiện nay nên tôi đã được
bạn bè, đồng nghiệp dự giờ khen ngợi và đánh giá cao không chỉ đối với đồng
nghiệp dạy bộ môn lịch sử mà cả đồng nghiệp các bộ môn khác trong nhà
trường. Tôi đã chia sẻ kinh nghiệm dạy học này cho bạn bè, đồng nghiệp
trong các buổi sinh hoạt chuyên đề, chuyên môn do nhóm, tổ, nhà trường tổ
chức. Những kinh nghiệm này đã được đồng nghiệp hưởng ứng đón nhận và
đang dược áp dụng trong thực tiễn giảng dạy ở trường THPT Hoằng Hóa 4
nơi tôi công tác. Ngoài ra với kinh nghiệm mà tôi thực hiện trong đề tài có thể
triển khai trong phạm vị rộng đến các đồng nghiệp các trường TH PT trong
tỉnh tham khảo.
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận
Sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực nhằm tổ chức
hoạt động học cho học sinh đã đảm bảo mục tiêu giáo dục và đào tạo trong
giai đoạn mới, đó là phát huy tính tích cực, chủ động học tập của học sinh,

bồi dưỡng phương pháp tự học, tác động tới tình cảm, đem lại niềm vui, hứng
thú học tập và rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho thế hệ trẻ.

21


Qua thực nghiệm tổ chức hoạt động trải nghiệm và kết hợp các phương
pháp, kĩ thuật dạy học tích cực sẽ dần hình thành cho học sinh tư duy mạch
lạc, hiểu biết vấn đề một cách sâu sắc, có cách nhìn vấn đề một cách hệ
thống, khoa học. Giúp học sinh không chỉ nắm vững kiến thức lịch sử mà còn
hình thành trong các em còn có thái độ tự tin trong học tập, có ý thức bảo vệ
sức mạnh mềm của dân tộc - đó chính là truyền thống yêu nước, góp phần
mình vào việc bảo vệ và phát huy truyền thống đó của dân tộc.
Thông qua các hoạt động trải nghiệm như vậy, sự sáng tạo của các em
được khuyến khích, giúp các em huy động kiến thức tổng hợp để thực hiện dự
án, đồng thời phát triển đa dạng các kĩ năng như phân tích, tổng hợp, lập kế
hoạch triển khai, đánh giá… Với phương pháp này, các em sẽ tự tin trong quá
trình học tập và cả trong cuộc sống sau này.
Những giải pháp được trình bày trên đây đã được đúc kết từ thực tế của
các hoạt động dạy và học, cụ thể là trên thực tế kết quả học sinh của lớp
mình. Điều này càng làm tôi phải không ngừng tìm tòi, nghiên cứu kiến thức
trước khi giải đáp, mô tả cho các em. Đó còn là động lực để tôi tiếp tục hoàn
thiện tốt vai trò của người giáo viên trong thời đại mới.
3. 2. Kiến nghị
Đổi mới phương pháp dạy và học là điều mà ngành GD luôn cố gắng
thực hiện để nâng cao chất lượng đào tạo. Tuy nhiên, việc thực hiện riêng lẻ
nhất định sẽ không mang lại hiệu quả cao mà cần có sự vào cuộc đồng bộ của
các cấp lãnh đạo, của toàn thể giáo viên và tất cả các môn học, cấp học.
* Đối với học sinh
- Luôn có niềm đam mê, sự hứng thú học tập tất cả các bộ môn theo

quy định của cấp học.
- Thường xuyên chuẩn bị bài ở nhà theo yêu cầu của giáo viên.
- Luôn luôn chuẩn bị giấy A4, bút chì, bút màu, tẩy, bảng phụ trong cặp.
- Phải rèn luyện kĩ năng làm việc độc lập, làm việc nhóm, thuyết trình.
* Đối với giáo viên:
- Bản thân mỗi giáo viên không ngừng nâng cao tay nghề về chuyên
môn nghiệp vụ và sự sáng tạo. Luôn luôn tâm huyết với nghề nghiệp sẽ giúp
giáo viên có được những bài giảng hay, những phương pháp học tập tích cực
để học sinh khắc sâu, nhớ kĩ kiến thức lịch sử..
- Phải thường xuyên tổ chức dạy học theo các phương pháp dạy học
mới kết hợp với các phương pháp dạy học truyền thống để phát triển hết khả
năng sáng tạo, khả năng tư duy của học sinh.
* Đối với nhà trường
- Tạo điều kiện thuận lợi cho GV và HS về cơ sở vật chất để có thể áp
dụng tốt phương pháp các phương pháp dạy học mới (trang bị máy chiếu..).
- Có thể áp dụng phương pháp này vào các bài giảng khác trong
chương trình PT để HS có điều kiện làm quen với nghiên cứu khoa học.

22


- Nhà trường cần tạo điều kiện về thời gian và vật chất cho giáo viên và
học sinh có những buổi học thực tế. Tăng cường tổ chức các buổi ngoại khóa
phù hợp để các em học sinh có dịp thể hiện năng lực của mình.
* Đối với cấp trên
- Thường xuyên tổ chức các hội thảo về đổi mới phương pháp dạy học,
đặc biệt là cách thức sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực
nhằm giúp giáo viên tổ chức các giờ học sinh động và hiệu quả hơn.
- Tổ chức các buổi tọa đàm về việc xây dựng chủ đề, tạo điều kiện để
áp dụng một cách sâu rộng sáng kiến trong thực tế, để sáng kiến không chỉ

được áp dụng trong một ngôi trường nơi giáo viên công tác.
- Phổ biến các sáng kiến và giải pháp cải tiến kĩ thuật trên các trang
web của Sở GD hoặc trường học kết nối để GV có thể học tập và áp dụng
rộng rãi các sáng kiến ở nhiều trường khác nhau trong ngôi trường của mình.
Trên đây là một số giải pháp sử dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy
học tích cực nhằm tổ chức hoạt động học cho học sinh nhằm đảm bảo mục
tiêu chương trình định hướng năng lực. Do khả năng có hạn nên chắc chắn đề
tài của tôi còn nhiều thiếu sót, hạn chế. Rất mong sự trao đổi, đóng góp của
đồng nghiệp để nhiệm vụ dạy và học của tôi được tốt hơn.
XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 10 tháng 7 năm 2020
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người khác.
Người viết

Lương Thị Hạnh

BÁO CÁO CÁC ĐỀ TÀI SKKN
Đã được hội đồng khoa học ngành xếp loại
Họ tên: Lương Thị Hạnh
Ngày sinh: 01/9/1976
Ngày vào ngành: 30/10/1999
Chức vụ: Tổ trưởng chuyên môn
Môn giảng dạy: Lịch sử
Đơn vị: Trường THPT Hoằng Hóa 4.

23



TT
1
2
3

Cấp
đánh giá
Một vài suy nghĩ về phương pháp dạy HĐKH
học lịch sử thế giới giai đoạn 1945 ngành
2000, ở lớp 12 THPT.
Sử dụng phương tiện công nghệ hiện HĐKH
đại, sơ đồ hoá kiến thức trong dạy học
ngành
lịch sử ở trường THPT.
Ứng dụng CNTT trong dạy học Lịch sử HĐKH
ở trường THPT.
ngành
Tên đề tài

Kết quả
xếp loại
Loại C

Năm
ĐGXL
2014

Loại B


2018

Loại C

2019

Hoằng Hóa, ngày 10 tháng 7 năm 2020

Lương Thị Hạnh

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bernd Meier - Nguyễn Văn Cường, Lí luận dạy học hiện đại, Potsdam – Hà
Nội, 2009.
2. Nguyễn Văn Cường, Dạy học project hay dạy học theo dự án, Thông báo
khoa học số 3/1997.
3. Trần Việt Cường, Đôi nét về phương pháp dạy học theo dự án, Tạp chí
Giáo dục số 207/2008.
4. Dự án Việt - Bỉ, Dạy và học tích cực – Một số phương pháp và kĩ thuật dạy
học, Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội, 2010.
5. Luật Giáo dục (2005), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
6. Phan Trọng Ngọ (2012). Cơ sở triết học và tâm lí học của đổi mới phương
pháp dạy học trong trường phổ thông. NXB Đại học sư phạm

24


7. V.A.Xukhômlixki (1981), Giáo dục con người chân chính như thế nào?
Nxb Giáo dục, Hà Nội.
8. Tài liệu tập huấn: Xây dựng các chủ đề dạy học theo định hướng phát triển
năng lực học sinh – Môn Lịch sử

9. Tài liệu tập huấn: Phương pháp, kĩ thuật tổ chức hoạt động học theo nhóm
và hướng dẫn học sinh tự học – Môn Lịch sử
10. Các trang web:





25


×