Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Một số giải pháp quản lý nâng cao hiệu quả giáo dục an toàn giao thông cho học sinh ở trường THPT hậu lộc 4, huyện hậu lộc, tỉnh thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.83 MB, 17 trang )

1. Phần mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
An toàn giao thông (ATGT) luôn là vấn đề nhức nhối trong xã hội hiện nay
và trở thành mối quan tâm của toàn xã hội. Thực tiễn cho thấy tai nạn giao thông
đang diễn ra hằng ngày gây thiệt hại rất lớn về tài sản và tính mạng. Theo báo cáo
tổng kết của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia năm 2019 toàn quốc xảy ra
17.626 vụ tai nạn giao thông (TNGT), làm chết 7.624 người, bị thương 13.624
người [2]. Riêng 05 tháng đầu năm 2020 (tính từ ngày 15/12/2019 đến 14/5/2020),
trên cả nước đã xảy ra 5.508 vụ TNGT, làm chết 2.667 người, bị thương 3.965
người [2]. Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa Năm 2019, toàn tỉnh đã xảy ra 476 vụ tai
nạn và va chạm giao thông (149 vụ tai nạn, 317 vụ va chạm), làm chết 159 người
và bị thương 404 người. Nguyên nhân chính của các vụ tai nạn và va chạm nói trên
được xác định là những tuyến đường xảy ra tai nạn nhiều nhất, gồm: Quốc lộ 1A
xảy ra 41 vụ làm 46 người chết; đường Hồ Chí Minh 11 vụ làm 12 người chết;
Quốc lộ 45 có 10 vụ làm 9 người chết; Quốc lộ 47 xảy ra 10 vụ làm 9 người chết;
Quốc lộ 217 có 10 vụ làm 12 người chết [3]…
Tại huyện Hậu Lộc năm 2019 xảy ra 35 vụ tai nạn va chạm giao thông làm
chết 11 người, bị thương 25 người gây thiệt hại tài sản trên 250 triệu đồng (trong
đó tại 5 xã vùng biển xảy ra 12 vụ làm chết 3 người, bị thương 10 người). Riêng 6
tháng đầu năm 2020 toàn huyện Hậu Lộc xảy ra 16 vụ, chết 06 người, bị thương 12
người thiệt hại tài sản 150 triệu đồng (trong đó tại 5 xã vùng biển xảy ra 06 vụ làm
chết 01 người, bị thương 7 người)[6]. Đây là những con số báo động về ATGT của 5
xã vùng biển, nơi tập trung đông dân cư (dân số bằng 1/3 dân số huyện Hậu Lộc);
hệ thống đường xá giao thông chằng chịt; ngã ba, ngã tư kết nối giao thông qua lại
giữa 5 xã nhiều, tiềm ẩn nguy cơ mất ATGT cao...
Nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông thường gặp là do người tham gia
giao thông ý thức còn kém, ít hiểu biết về pháp luật, sử dụng chất ma túy, rượu bia
khi tham gia giao thông, chạy xe quá tốc độ cho phép, phóng nhanh vượt ẩu, vi
phạm quy định tốc độ, đi sai làn đường, người đi mô tô và xe máy không đội mũ
bảo hiểm, lấn chiếm lòng lề đường làm dịch vụ, đậu đỗ trái phép…
Trong đó, tai nạn giao thông ở lứa tuổi học sinh hiện được đánh giá là ngày


một nghiêm trọng, trở thành mối lo ngại chung cho toàn xã hội. Kể từ 3-4 năm trở
lại đây, các vụ TNGT đối với trẻ em, đặc biệt là ở học sinh trung học diễn biến
phức tạp và không ngừng gia tăng. Học sinh cấp trung học phổ thông (THPT)
chiếm tới 90% các vụ TNGT liên quan tới trẻ em trong 3 năm gần đây[2]. Nguyên
nhân thì có nhiều nhưng quan trọng nhất vẫn là ý thức tham gia giao thông của các
em chưa cao. Vì thế, khi tai nạn giao thông ở học sinh xảy ra đã trở thành nỗi đau
của gia đình và sự nhức nhối của toàn xã hội.
Theo thống kê, trung bình mỗi năm có tới 2.000 trẻ em thiệt mạng vì TNGT
trên cả nước[4]. Tình trạng trẻ em vi phạm quy tắc giao thông khi điều khiển xe
máy, xe máy điện diễn ra phổ biến, tiềm ẩn nguy cơ TNGT. Hình ảnh học sinh
ngang nhiên sử dụng xe máy không đội mũ bảo hiểm hay không chấp hành luật
giao thông có thể thấy hàng ngày trước các cổng trường nói chung và cổng trường
THPT nói riêng. Đối với nhiều em, dù sử dụng xe máy trên 50CC nhưng còn chưa đủ
tuổi, chưa có bằng lái xe, chưa hiểu rõ luật về An toàn giao thông đường bộ.
1


Có nhiều nguyên nhân dẫn tới sự gia tăng về TNGT tại lứa tuổi học sinh,
một trong số đó phải kể tới nhận thức của các em chưa được nâng cao, hiểu biết
luật về ATGT còn hạn chế. Vấn đề lúc này đặt ra chính là làm thế nào để tăng
cường sự hiểu biết và ý thức tham gia giao thông cho học sinh, tăng cường nhận
thức về ATGT cho các bậc phụ huynh để đảm bảo việc thực hiện ATGT của học
sinh đạt hiệu quả. Vì vậy, nhiệm vụ cấp thiết đặt ra đối với ngành giáo dục hiện nay
là phải xây dựng đào tạo một thế hệ tương lai có kiến thức, kỹ năng và ý thức trách
nhiệm tuân thủ luật giao thông, có cách xử sự văn minh khi tham gia giao thông .
Đối với học sinh THPT, yêu cầu về giáo dục ATGT cũng nằm trong những mục
tiêu chung đó. Chính vì thế mà Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phát động
nhiều cuộc thi về an toàn giao thông nhằm giảm bớt số vụ tai nạn xảy ra. Nhưng
hiện nay, tình hình về tai nạn giao thông ở nước ta ngày càng trở thành vấn đề bức
xúc. Hằng năm, số lượng người chết và bị thương do tai nạn giao thông gây nên

ngày càng gia tăng, thiệt hại đến hàng chục tỉ đồng cho Nhà nước và Nhân dân
(trong đó có hàng trăm vụ liên quan đến học sinh và trẻ em).
Cùng với những thông tin về an toàn giao thông thì việc giáo dục an toàn
giao thông cho các em học sinh THPT là một nhiệm vụ thiết thực và có tính cấp
bách. Giáo dục an toàn giao thông cho học sinh THPT là một nội dung giáo dục tuy
có vẻ đơn giản nhưng lại rất khó vì không chỉ dạy cho học sinh thuộc lòng những
điều luật quy định mà phải làm cho các em hiểu, nhớ và quan trọng hơn cả là có
hành vi đúng, có văn hóa khi tham gia giao thông.
Như chúng ta đã biết, hằng ngày các em đi học hay đi chơi trên các tuyến
đường có rất nhiều các loại xe cơ giới, xe thô sơ lưu thông, không chỉ riêng ở thành
phố mà khu vực nông thôn nhất là vùng ven biển dân số đông. Ngày nào chúng ta
tham gia giao thông cũng được chứng kiến người và xe đi lại khá đông đúc có thời
điểm đông như “mắc cửi” tại các khu vực chợ. Thật là nguy hiểm nếu không biết
cách đi đường cho đúng, các em sẽ rất dễ bị tai nạn hoặc gây tai nạn cho người
khác.
Để đảm bảo an toàn cho bản thân và cho mọi người, các em cần có hiểu
biết luật về an toàn giao thông tức là chúng ta phải giúp cho các em biết cách
tham gia giao thông theo đúng quy định, như vậy sẽ tránh được tai nạn xảy ra.
Trước thực trạng đó, là một cán bộ quản lý bản thân luôn trăn trở làm thế nào
để giúp học sinh của mình nhận thức rõ về tai nạn giao thông - hiểm họa khôn
lường đối với bản thân, nỗi đau của gia đình, nỗi nhức nhối của toàn xã hội từ đó
nâng cao nhận thức và chấp hành tốt luật về ATGT. Trong công tác chỉ đạo quản lý
nhà trường, tôi đã không ngừng tìm tòi, suy nghĩ và đưa ra một số giải pháp quản lý
nhằm nâng cao chất lượng giáo dục về ATGT cho học sinh hàng năm và đã thu
được những kết quả đáng khích lệ. Trên cơ sở nhiệm vụ đã thực hiện thành công
của đơn vị trong thời gian qua, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Một số giải pháp quản
lý nâng cao hiệu quả giáo dục An toàn giao thông cho học sinh ở trường THPT
Hậu Lộc 4, Huyện Hậu Lộc, Tỉnh Thanh Hóa.” với mong muốn được chia sẻ
cùng đồng nghiệp để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh
THPT nói riêng và học sinh nói chung.


2


1.2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất một số biện pháp quản lý chỉ đạo để nâng cao hiệu quả giáo dục
ATGT nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh của nhà trường.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu thực tế đối tượng học sinh của trường THPT Hậu Lộc 4 (Gồm
con em thuộc 5 xã vùng bãi ngang ven biển của Huyện Hậu Lộc- Tỉnh Thanh Hóa).
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.4.1. Phương pháp lý luận
- Nghiên cứu các tài liệu, các văn bản của Ban ATGT quốc gia; của Bộ giáo
dục và đào tạo, của UBND tỉnh, UBND Huyện, Sở Giáo dục Thanh Hóa....
- Nghiên cứu các vấn đề liên quan đến giáo dục ATGT cho học sinh THPT.
1.4.2. Phương pháp thực tiễn
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế.
- Phương pháp so sánh.
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
An toàn giao thông là cụm từ dùng để chỉ các hành vi văn hóa khi tham gia
giao thông bao gồm việc chấp hành luật giao thông và phải có ý thức trách nhiệm
khi tham gia giao thông. Không chỉ là một thuật ngữ pháp luật, an toàn giao thông
còn là sự an toàn đối với người tham gia giao thông trên mọi phương tiện.
Giáo dục pháp luật nói chung và giáo dục pháp luật về trật tự ATGT trong
trường học nói riêng là nhiệm vụ thường xuyên trong công tác giáo dục chính trị tư
tưởng của các nhà trường. Mục đích của việc giáo dục ATGT là cung cấp cho học
sinh những kiến thức cơ bản về ATGT, luật giao thông từ đó hình thành thái độ
hành vi tự giác, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật trật tự ATGT chung và tránh

được những tai nạn giao thông khôn lường cho chính mình.
Giáo dục trật tự ATGT là yêu cầu bức thiết với mọi cấp học, bậc học. Nên
nhiệm vụ này cần được làm thường xuyên liên tục và được thực hiện dưới nhiều
hình thức tổ chức đa dạng phong phú tạo thành những sân chơi bổ ích thu hút học
sinh tham gia với phương châm “Mưa dầm thấm lâu” để không ngừng nâng cao ý
thức thực hiện pháp luật cho các em giúp các em nhận thức, hiểu biết về luật giao
thông để phòng tránh tai nạn giao thông ở mọi lúc mọi nơi.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Hiện nay, trên cả nước tình trạng học sinh phổ thông nhất là cấp trung học
phổ thông, trung học cơ sở vi phạm quy định trật tự ATGT rất phổ biến, tiềm ẩn
nguy cơ cao gây tai nạn giao thông; tập trung vào một số hành vi vi phạm như điều
khiển xe mô tô, xe gắn máy khi chưa đủ tuổi, không có giấy phép lái xe, không đội
mũ bảo hiểm, đi hàng 2 hàng 3, chở quá số người quy định; Tình trạng ùn tắc giao
thông cục bộ vẫn xảy ra tại tại khu vực cổng các trường học sau giờ tan trường... đã
che khuất tầm nhìn, gây ách tắc và tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.
3


Hình ảnh 1: Tình trạng ùn tắc giao thông trước cổng trường.

Trường THPT Hậu Lộc 4 là một trường sinh sau đẻ muộn trong khối các
trường THPT của huyện Hậu Lộc (Thành lập năm 2006) đến nay mới tròn 14 tuổi
lại tọa lạc trên mảnh đất xã Hưng lộc thuộc vùng kinh tế đặc biệt khó khăn, vùng
bãi ngang ven biển (tiếp giáp với các xã Đa Lộc, Minh Lộc, Ngư Lộc dân số đông,
lượng người tham gia giao thông nhiều), đời sống nhân dân còn nghèo, mặt bằng
dân trí còn thấp, nhận thức về mọi mặt còn hạn chế... Hệ thống đường xá giao
thông nông thôn cơ bản đã được bê tông hóa, nhựa hóa nhưng ý thức tham gia giao
thông của người dân còn yếu, sự hiểu biết luật về ATGT còn hạn chế, hàng năm
có nhiều vụ tại nạn giao thông xảy ra.


Hình ảnh 2: Tai nạn giao thông xảy ra trên địa bàn Huyện Hậu Lộc

4


Hình ảnh 3: Các vụ tai nạn giao thông xảy ra trên địa bàn Huyện Hậu Lộc

Học sinh THPT trong Huyện nói chung và học sinh THPT Hậu Lộc 4 nói
riêng thực hiện luật ATGT chưa tốt còn để nhiều vụ tai nạn giao thông đáng tiếc
xảy ra trên các tuyến đường, kể cả tại các ngã ba, ngã tư, đường cua....

Hình ảnh 4: Học sinh vi phạm ATGT

Để ngăn ngừa, hạn chế các vụ tai nạn giao thông, bảo đảm an toàn giao
thông cho học sinh đến trường, Ủy ban ATGT Quốc gia đã ban hành công văn số
161/UBATGTQG ngày 06/5/2020 về việc bảo đảm an toàn giao thông cho học sinh
đến trường [4]. Theo đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các Sở Giáo dục và Đào
tạo yêu cầu các trường học phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh thường
xuyên nhắc nhở, giáo dục con em tự giác chấp hành quy tắc giao thông, đội mũ bảo
hiểm khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, không chở quá số người quy định; không
điều khiển xe mô tô, xe gắn máy khi chưa đủ tuổi, chưa có giấy phép lái xe; hiệu
trưởng các trường kiên quyết xử lý kỷ luật đối với học sinh, sinh viên điều khiển xe
mô tô, xe gắn máy không có giấy phép lái xe, chưa đủ tuổi.
Sở GD&ĐT đã có nhiều công văn chỉ đạo các cơ sở giáo dục tiếp tục đưa nội
dung giáo dục pháp luật về trật tự ATGT là một trong những tiêu chí đánh giá thi
5


đua hàng năm đối với các cơ sở giáo dục[5] ; yêu cầu người đứng đầu cơ sở giáo dục
có tổ chức kiểm tra việc thực hiện cam kết giữa gia đình và nhà trường trong công

tác giáo dục và bảo đảm trật tự ATGT cho học sinh; gắn trách nhiệm người đứng
đầu các cơ sở giáo dục để xảy ra tai nạn giao thông liên quan đến học sinh. Đây
cũng là cơ sở pháp lý để nhà trường thực hiện tốt được các giải pháp quản lý, chỉ
đạo về công tác giáo dục ATGT.
2.3. Một số giải pháp quản lý nâng cao hiệu quả giáo dục ATGT cho học sinh.
2.3.1. Thành lập ban chỉ đạo ATGT, xây dựng và triển khai kế hoạch thực
hiện; tổ chức sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm hàng năm.
Vào mỗi đầu năm học, cùng với việc ra quyết định thành lập các ban công
tác, Hiệu trưởng nhà trường ban hành quyết định thành lập ban chỉ đạo ATGT cấp
trường do Hiệu trưởng làm trưởng ban, Bí thư đoàn TN làm phó ban trực và đại
diện đoàn TN, Hội LHTN là thành viên. Ban có trách nhiệm xây dựng kế hoạch
tổng thể năm học và kế hoạch tháng thực hiện công tác giáo dục ATGT cho GV,
NV và học sinh nhà trường trên cơ sở bám sát văn bản hướng dẫn của Sở giáo dục,
của UBND Huyện để thực hiện. Tổ chức lễ ra quân thực hiện tháng ATGT tạo
không khí ngay từ đầu mỗi năm học để thu hút đông đảo học sinh, GV tham gia.
Trong từng học kỳ, có sơ kết để đánh giá mức độ thực hiện kế hoạch giáo
dục ATGT của nhà trường trên cơ sở đánh giá từng lớp, từng chi đoàn gắn với đánh
giá thi đua tập thể và cá nhân để đúc rút kinh nghiệm thực tiễn và bổ sung các giải
pháp cụ thể để thực hiện. Lấy khâu tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật là
chính để nâng cao nhận thức và sự hiểu biết của học sinh về ATGT từ đó giúp các
em tự tin khi tham gia giao thông ở mọi lúc, mọi nơi. Trong hội nghị sơ kết nhà
trường mời đại diện lãnh đạo địa phương của 5 xã vùng biển, Ban thường trực Hội
CMHS, các bác chi hội trưởng của các khối lớp đến dự. Hội nghị đánh giá cụ thể
những việc đã làm được (kể cả việc đã xử lý vi phạm giáo viên, học sinh vi phạm
ATGT), những việc chưa làm được, chỉ rõ những hạn chế và nguyên nhân của
những hạn chế tồn tại; đề xuất các giải pháp chủ yếu để thực hiện ở từng năm học,
tổ chức nêu gương người tốt việc tốt những tập thể lớp, chi đoàn và những cá nhân
thực hiện tốt nhiệm vụ về ATGT; phê bình những tập thể còn để nhiều HS vi phạm
gắn với trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm trong việc giáo dục cho HS hàng
ngày, hàng tuần. Việc làm này tạo sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình - nhà trường xã hội trong công tác giáo dục pháp luật cho học sinh.


Hình ảnh 5: Ban thường trực hội CMHS làm việc với nhà trường về ATGT

6


2.3.2. Tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, tư tưởng về tầm
quan trọng của ATGT cho học sinh và cộng đồng xã hội.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến quy định của pháp luật về trật tự
ATGT, hướng dẫn kỹ năng tham gia giao thông an toàn cho học sinh là việc làm có
tính bức thiết cần được duy trì thường xuyên, bền bỉ và lâu dài. Các nội dung tuyên
truyền tập trung vào các buổi sinh hoạt chào cờ đầu tuần, sinh hoạt lớp, sinh hoạt
Đoàn, Hội. Để công tác tuyên truyền, giáo dục luật về ATGT cho học sinh ở trường
học đạt hiệu quả bên cạnh việc đổi mới hình thức nội dung sinh hoạt sao cho phong
phú, hấp dẫn, Ban giám hiệu nhà trường đã chú trọng quan tâm hơn một bước về
công tác này.
Thứ nhất, chỉ đạo Đoàn thanh niên thực hiện chuyên mục phát thanh về
ATGT hàng ngày đầu mỗi buổi học và trong các giờ ra chơi để HS thấm và ngấm
dần sự hiểu biết về hiểm họa khôn lường của tai nạn giao thông, hiểu về những quy
định bắt buộc của mọi người khi tham gia giao thông để hình thành thói quen tích
cực khi thể hiện hành vi tham gia giao thông có văn hóa và an toàn.
Thứ hai, Nhà trường đã phối hợp với chính quyền địa phương, với lực lượng
công an xã, công an huyện để theo dõi, giám sát việc thực hiện của HS. Xây dựng
quy chế phối hợp để công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật cho HS đạt hiệu quả.
Trường hợp HS vi phạm sẽ được công an xử phạt, chính quyền địa phương gửi
thông báo về hộ gia đình để bố mẹ các em được biết và thực hiện nộp phạt; sau đó
lập danh sách học sinh gửi về nhà trường để xử lý kỷ luật. Cuối mỗi học kỳ, tổ
chức hội nghị sơ kết có sự chứng kiến của các thành phần nói trên để đúc rút kinh
nghiệm về những việc đã làm đồng thời tìm ra những giải pháp tốt nhất thiết thực
để tiếp tục tổ chức thực hiện.

Việc làm này tạo được sự đồng thuận cao của các cấp và cơ quan chức năng.
Năm 2017 trường THPT Hậu Lộc 4 đã phối hợp với công an Huyện Hậu Lộc tổ
chức thành công lễ ra mắt mô hình “Trường học văn hóa đảm bảo về an ninh trật
tự” có sự tham gia chứng kiến của lãnh đạo Công an tỉnh, công an Huyện, lãnh đạo
sở GD&ĐT, Lãnh đạo Huyện cùng các ban ngành cấp huyện, lãnh đạo các trường
THPT trong huyện, lãnh đạo địa phương của 5 xã vùng bãi ngang ven biển và đã
đem lại được hiệu quả bước đầu. Đến nay không còn có HS vi phạm pháp luật. Mô
hình đã và đang được nhân rộng trên toàn huyện đối với các cấp học, bậc học.

Hình ảnh 6: Đồng chí Lê Như Lập - Phó giám đốc Công An Tỉnh cùng các đ/c lãnh đạo
Sở GDĐT, lãnh đạo Huyện dự lễ ra mắt mô hình “Trường học văn hóa, an toàn về ANTT”.

7


Hình ảnh 7: Văn nghệ chào mừng lễ ra mắt mô hình “Trường văn hóa, an toàn về ANTT”

Thứ ba, Song song với công tác giảng dạy, công tác quản lý, giám sát, đánh
giá hành vi tham gia giao thông hàng ngày của học sinh là hoạt động hết sức quan
trọng của nhà trường. Với sự kết hợp chặt chẽ giữa giáo viên, phụ huynh và học
sinh để đảm bảo hiệu quả thực sự của công tác giáo dục ATGT. Hàng năm, nhà
trường đã tổ chức hội nghị phu huynh học sinh toàn trường để triển khai các nhiệm
vụ trong đó có nhiệm vụ giáo dục về ATGT, cho phụ huynh và học sinh ký cam kết
không vi phạm luật ATGT và các tệ nạn xã hội [12]. Ban đại diện cha mẹ học sinh
thường xuyên nhắc nhở, giáo dục con em tự giác chấp hành quy tắc giao thông, đội
mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, không chở quá số người quy
định; không giao xe máy phân khối lớn cho con khi chưa đủ tuổi, chưa có giấy
phép lái xe. Nếu để con em vi phạm phụ huynh phải chịu phần trách nhiệm trước
Ban giám hiệu.


Hình ảnh 8 : Hội nghị phụ huynh học sinh triển khai và kí cam kết thực hiện ATGT

8


Vì vậy, trong việc làm này, gia đình và nhà trường luôn phải có tiếng nói
chung trong giáo dục pháp luật cho học sinh. Mỗi thầy cô, cha mẹ là tấm gương về
chấp hành ATGT. Cần xây dựng và nhân rộng mô hình hay việc làm tốt trong phát
huy vai trò của gia đình và nhà trường về giáo dục ATGT cho học sinh. Ban đại
diện cha mẹ học sinh cần có tiếng nói tích cực hơn tới những bậc phụ huynh thiếu
gương mẫu, nuông chiều con cái hoặc lỏng lẻo trong quản lý để các cháu vi phạm
luật về an toàn giao thông.
Hiệu trưởng nhà trường kiên quyết xử lý kỷ luật nghiêm minh đối với học
sinh vi phạm các quy định trên và đưa vào đánh giá xếp loại cuối kỳ, cuối năm cho
cá nhân và tập thể lớp [9] . Giải pháp này có tác dụng răn đe không nhỏ nên đã có
hiệu quả tích cực tạo sự chuyển biến rõ rệt trong học sinh.
2.3.3. Chỉ đạo lồng ghép nội dung giáo dục ATGT vào các hoạt động ngoại
khóa và môn học tạo sân chơi bổ ích để thu hút học sinh tham gia.
*. Lồng ghép vào hoạt động ngoại khóa
Trong các hoạt động phong trào bề nổi đoàn TN tổ chức các hoạt động tuyên
truyền giáo dục dưới hình thức hoạt động ngoại khoá như: tổ chức cuộc thi “tìm
hiểu về luật giao thông”; cuộc thi “Giao thông học đường” dưới hình thức thi
Onlile được 100% HS tham gia trên trang [14];
cuộc thi “Rung chuông vàng” với nội dung tìm hiểu về ATGT và văn hóa giao
thông; sân khấu hóa với các tiểu phẩm “Học sinh với ATGT và nét đẹp văn hóa
giao thông”. Qua việc tổ chức và tham gia các cuộc thi này không chỉ tạo được
không khí sân chơi bổ ích cho HS mà còn mang ý nghĩa giáo dục ý thức cao.
Hàng năm, thực hiện công tác phối hợp nhà trường đã mời đội cảnh sát giao
thông công an huyện Hậu Lộc về tổ chức các buổi sinh hoạt ngoại khóa tuyên
truyền phổ biến kiến thức về ATGT cho học sinh.


Hình ảnh 9: Trường THPT Hậu Lộc 4 phối hợp với Công An Huyện tuyên truyền, phổ
biến về luật ATGT và hướng dẫn tham gia giao thông an toàn.

Lồng ghép nội dung tuyên truyền luật về an toàn giao thông cho học sinh vào
các buổi sinh hoạt chào cờ đầu tuần dưới hình thức sân khấu hóa (do lớp trực tuần
thực hiện nội dung chương trình) như: hái hoa dân chủ, tìm hiểu về ý nghĩa các
9


biển báo giao thông, xử lí những tình huống giao thông thường xuyên xảy ra….để
cuốn hút học sinh toàn trường tham gia nhằm cung cấp cho các em kiến thức về
luật giao thông đường bộ và rèn luyện những kỹ năng tham gia giao thông an toàn
thông qua những bài học thực tiễn về giao thông. Các việc làm này được Đoàn
thanh niên xung kích thực hiện và đem lại hiệu quả thiết thực. Cuộc thi “Rung
chuông vàng tìm hiểu về ATGT” được xem là một sân chơi sáng tạo của tuổi trẻ
nhà trường được đánh giá cao.

Hình ảnh 10: Cuộc thi “Rung chuông vàng về ATGT”

Qua các cuộc thi này sẽ giúp các em có điều kiện để giao lưu học hỏi lẫn
nhau góp phần hình thành nên văn hóa giao thông, có ý thức tuân thủ luật pháp nói
chung và luật giao thông nói riêng. Trong số các hình thức tổ chức ngoại khóa,
chương trình “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai” do Công ty Honda Việt
Nam (HĐVN), Vụ Giáo dục Trung học - Bộ GD&ĐT và Ủy ban ATGT quốc gia
phối hợp triển khai đến các nhà trường[5] được xem là một giải pháp có ý nghĩa
giáo dục to lớn và đang có sức lan tỏa mạnh mẽ trong học sinh. Hàng năm, các nhà
trường được đón nhận chương trình tặng mũ bảo hiểm của Honda Việt Nam đã tạo
niềm tin, động lực để học sinh thực hiện tốt luật về ATGT. Đến nay, nhà trường đã
nhận được sự quan tâm của nhiều nhà hảo tâm, các doanh nghiệp như công ty may

NY-Hoa Việt, Công ty cổ phần quốc tế ICO; Chi đoàn công An Huyện đã dành một
phần quỹ để tặng mũ bảo hiểm cho HS nghèo vượt khó của trường.
Nhà trường đã tham gia tích cực các sân chơi này và có HS đã đạt giải
khuyến khích cấp quốc gia được công ty HonDa Việt Nam trao tặng mũ bảo hiểm
xe máy.
10


Hình ảnh 11: Cuộc thi “ATGT cho nụ cười ngày mai”

Hình ảnh 12: Học sinh đạt giải Quốc gia cuộc thi “ATGT cho nụ cười ngày mai”

* Lồng ghép vào môn học văn hóa:
Trong các giờ học văn hóa của môn học mang tính đặc thù như môn giáo dục
công dân lớp 10, lớp 12 ta có thể lồng ghép nội dung giáo dục ATGT vào từng bài
cụ thể cho phù hợp. Khi tổ chức tiến trình bài dạy GV trang bị tài liệu trực quan,
trình chiếu các kênh hình ảnh, nêu các tình huống sinh động về ATGT giúp các em
HS dễ hình dung, dễ nhớ. Đơn cử khi dạy bài “Quan niệm về đạo đức” (Giáo dục
công dân 10)[7] giáo viên cần cho HS thấy được đạo đức là một phương thức điều
chỉnh hành vi con người nhưng không phải là phương thức duy nhất. Pháp luật
cũng là những phương thức điều chỉnh nhất định đối với hành vi của con người. Sự
điều chỉnh hành vi của pháp luật là sự điều chỉnh mang tính bắt buộc, tính cưỡng
11


chế được quy định bằng văn bản của Nhà nước buộc cá nhân và tổ chức phải tuân
theo. Như vậy học sinh phải hiểu luật mới tự giác điều chỉnh hành vi của mình khi
tham gia giao thông tạo nên nét đẹp của văn hóa giao thông tức là ý thức tuân thủ
luật giao thông, cách ứng xử, xử lý tình huống khi có tai nạn xảy ra, hay nói cách
khác nó là một chuẩn mực đạo đức khi tham gia giao thông. Khi đã vi phạm ATGT

cũng có nghĩa là vi phạm đạo đức. Một yếu tố góp phần đảm bảo trật tự an toàn xã
hội, giúp cho công tác điều khiển giao thông được thực hiện nhanh chóng và dễ
dàng hơn.
Hoặc khi dạy bài “Thực hiện pháp luật” (Giáo dục công dân 12)[8] giáo
viên cho học sinh thấy được pháp luật được ban hành để hướng dẫn hành vi, điều
chỉnh cách xử sự của mỗi cá nhân, tổ chức theo các quy tắc, cách thức phù hợp;
thực hiện pháp luật là bắt buộc và thường xuyên trong cuộc sống của mỗi người.
Việc thực hiện luật giao thông đường bộ là trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi cá
nhân nói chung và học sinh nói riêng góp phần đảm bảo trật tự, ATGT trong cộng
đồng. Với HS lớp 12 khi chưa đủ tuổi theo quy định, chưa có giấy phép lái xe thì
không được phép lái xe có dung tích trên 50 phân khối. Nếu vi phạm là hành vi trái
pháp luật sẽ bị xử phạt theo luật định và chịu trách nhiệm về những việc mình đã
làm.

Hình ảnh 13: Lồng ghép giáo dục ATGT trong môn GDCD.

Hoặc khi dạy bài “Pháp luật và đời sống” (Giáo dục công dân 12)[8] ngoài
việc trang bị cho HS những kiến thức về quyền học tập, sáng tạo và phát triển của
công dân, tại (Mục b- phần 3, SGK) giáo viên cần cho HS thấy được trách nhiệm
của mỗi cá nhân các em phải có ý thức học tập tốt để có kiến thức phục vụ cho quê
hương đất nước. Trong kho tàng kiến thức mà các em được học phải chú trọng
những kiến thức về pháp luật, về ATGT để nâng cao sự hiểu biết, kỹ năng để thực
hiện có hiệu quả quy tắc về an toàn giao thông tránh được những rủi ro đáng tiếc
xảy ra khi tham gia giao thông ở mọi lúc mọi nơi. Làm tốt được điều này sẽ tạo thói
quen mang tính văn hóa khi tham gia giao thông cho học sinh.
12


Hình ảnh 14: Một tiết dạy “Pháp luật và đời sống” môn GDCD.


Có thể nói, qua các biện pháp này đã góp phần tích cực giáo dục cho học
sinh có ý thức tôn trọng pháp luật và nghiêm chỉnh chấp hành. Đó cũng là trách
nhiệm cá nhân của mỗi học sinh đối với việc thực hiện pháp luật nói chung và luật
ATGT nói riêng.
2.3.4. Đẩy mạnh và phát huy vai trò xung kích của lực lượng Đoàn thanh niên
trong công tác giáo dục ATGT cho học sinh.
Đoàn thanh niên là lực lượng xung kích đóng vai trò quan trọng giúp cho nhà
trường thực hiện nhiệm vụ quản lý nền nếp học sinh. Cùng với việc kiểm tra việc
thực hiện nội quy, quy định của nhà trường về trang phục, đầu tóc, tác phong học
sinh khi đến trường, đội thanh niên tình nguyện (TNTN) còn chú trọng nhắc nhở
học sinh chưa chấp hành các quy định của luật giao thông đường bộ và hướng dẫn
phụ huynh dừng, đỗ xe trước cổng trường đúng quy định. Thực tế khảo sát cho thấy
hầu hết các em học sinh của nhà trường sử dụng phương tiện là xe đạp điện, xe
máy điện và xe máy dưới 50 phân khối để đến trường, rất ít học sinh đi xe đạp. Vì
thế, dưới sự quản lý của Ban giám hiệu, mô hình“Cổng trường tự quản” được
Đoàn thanh niên trường THPT Hậu Lộc 4 xây dựng triển khai và duy trì từ nhiều
năm nay đã giải quyết được tình trạng ùn tắc giao thông trước cổng trường đảm bảo
trật tự ATGT và duy trì hiệu quả, bảo đảm an toàn cho học sinh khi đến trường,
nhất là trước và sau mỗi buổi học, khi tan trường[1]. Hệ thống camera an ninh được
nhà trường trang bị lắp đặt từ ngoài cổng trường: một nhánh dọc hành lang từ cổng
chính phóng mắt ra ngã tư Chợ Mành và một nhánh từ cổng chính dọc vào khu ủy
ban nhân dân xã Hưng Lộc để trợ giúp việc quản lý giám sát học sinh đi lại khu vực
ngoài cổng trường được phát huy tạo nên hiệu lực quản lý cao của ban giám hiệu
nhà trường.
13


Hình ảnh 15: Mô hình cổng trường thanh niên tự quản ATGT .

Các thành viên của đội TNTN được phân công trực tuần sẽ luân phiên có

mặt tại cổng trường trước và cuối mỗi buổi học để kịp thời giám sát, nhắc nhở,
phân luồng, tránh ùn tắc khu vực cổng trường; ngăn chặn các học sinh đi ngược
chiều, đi hàng 3 hàng 4, dừng xe trước cổng trường để chờ nhau gây nguy cơ tai
nạn và ùn tắc giao thông. Các thành viên trong đội xung kích cũng thường xuyên
theo dõi việc thực hiện các quy định của luật giao thông đường bộ trong các bạn
học sinh như: chở quá người quy định, không đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe gắn
máy hoặc phóng nhanh vượt ẩu để kịp thời báo cáo lãnh đạo nhà trường có biện
pháp xử lý.

Hình ảnh 16: Đội Thanh niên tình nguyện về ATGT.

Việc làm này giúp cho tuổi trẻ học đường - những công dân tương lai của đất
nước cũng phải có những suy nghĩ và hành động thiết thực để góp phần giảm thiểu
tai nạn giao thông và giữ nghiêm kỷ luật trật tự khi đến trường.
14


2.4. Hiệu quả của việc thực hiện công tác giáo dục ATGT cho học sinh
Trên cương vị là bí thư Chi bộ - Hiệu trưởng nhà trường, qua thực tiễn chỉ
đạo quản lý điều hành nhà trường, cùng với việc quản lý công tác dạy và học bản
thân chú trọng đến công tác giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục đạo đức trong đó
có giáo dục pháp luật cho GV, HS. Với phương châm “An toàn giao thông là hạnh
phúc của mỗi người, mỗi gia đình và toàn xã hội” bản thân đã vận dụng một số giải
pháp như đã nêu và thu được kết quả mang nhiều khởi sắc cụ thể là:
Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho GV, HS đã đi vào
chiều sâu và có sức lan tỏa mạnh mẽ trong HS; vì vậy khi phát động tháng ATGT
vào đầu mỗi năm học (theo công văn hướng dẫn của Sở GD&ĐT) đều được GV,
HS hưởng ứng nhiệt tình: pano khẩu hiệu của các lớp được căng khắp sân trường
và trong lớp học. Chất lượng việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa đã được nâng
lên, kết quả việc tổ chức các cuộc thi về ATGT cấp trường cũng như các cấp đều

thu hút đông đảo HS tham gia. Các hoạt động này thực sự trở thành sân chơi bổ ích
cho HS nhà trường.
Việc viết cam kết của HS, phụ huynh HS với nhà trường được thực hiện
nghiêm túc. Vài năm trở lại đây việc xử lý kỷ luật HS vi phạm đã giảm đáng kể, số
lượt HS vi phạm ATGT cũng giảm thuyết phục.

Năm học

Tổng số
HS

Số lượt HS đi Số lượt HS Số lượt HS chở
xe máy trên không đội mũ quá số người
50 phân khối
bảo hiểm
quy định
SL

%

SL

%

SL

%

Tăng
(+)/

giảm
(-)

2017-2018

1242

275

22,14

332

26,73

212

17,06

(-)

2018-2019

1473

217

14,73

246


16,7

132

8,96

(-)

2019-2020

1461

95

6,5

56

3.83

61

4.17

(-)

(Nguồn từ báo cáo của Ban ATGT trường THPT Hậu Lộc 4)

Nhìn vào bảng thống kê cho thấy ý thức tham gia giao thông của học sinh đã

có bước chuyển biến đáng kể. Số lượt HS vi phạm ATGT đã giảm mạnh theo chiều
hướng tích cực. Theo điều tra thực tế còn 95 lượt HS còn đi xe máy trên 50 phân
khối đều để bên ngoài khu vực trường, nhà trường sẽ tiếp tục tuyên truyền quán
triệt, phối hợp với công An Huyện, Công An xã và lãnh đạo xã Hưng Lộc để xử lý.
Đây là dấu hiệu đáng mừng phản ánh kết quả giáo dục ATGT của nhà trường đã
mang nhiều khởi sắc và có sức lan tỏa được phụ huynh 5 xã vùng biển ghi nhận và
đánh giá cao.
Mô hình “Cổng trường tự quản” được phát huy tích cực thu hút ngày càng
đông HS tham gia vào đội thanh niên tình nguyện điều đó chứng tỏ việc triển khai
mô hình “Cổng trường tự quản” được duy trì thường xuyên, nề nếp hàng năm có ý
nghĩa thiết thực đã góp phần không nhỏ trong việc nâng cao ý thức chấp hành pháp
luật về ATGT cho học sinh nhà trường. Chính vì thế, mấy năm trở lại đây, đặc biệt
từ năm học 2019-2020 số lượt học sinh vi phạm luật khi tham gia giao thông giảm
15


mạnh, hầu hết đều đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe đạp điện, xe máy điện cũng
như không có các hành vi lạng lách đánh võng trên đường.

Hình ảnh 17: Đội TNTN hướng dẫn học sinh thực hiện ATGT.

Mô hình“Cổng trường tự quản” thực sự là một việc làm hay thể hiện sự
sáng tạo, tâm huyết của tuổi trẻ nhà trường cũng là biện pháp tích cực có ý nghĩa
giáo dục đã góp phần không nhỏ trong việc bảo đảm trật tự ATGT cho HS trên địa
bàn khu vực 5 xã vùng biển đặc biệt là các điểm nút giao thông khu vực ngã tư chợ
Mành, ngã tư Minh Lộc, Ngư Lộc nơi giao thông qua lại phức tạp tiềm ẩn nhiều
nguy cơ gây tai nạn giao thông; giúp cho công tác quản lý của lãnh đạo nhà trường
đạt hiệu quả.
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận

Xã hội ngày càng phát triển, đời sống vật chất của con người càng được nâng
cao, đi kèm với vấn đề đó là sự phát triển vượt bậc của các loại phương tiện giao
thông. Học sinh THPT là lứa tuổi đang dần hình thành và hoàn thiện ý thức, kỹ
năng và hành động. Do thiếu hiểu biết về luật giao thông và hạn chế về kỹ năng khi
tham gia giao thông nên không ít vụ tại nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra cướp đi
sinh mạng hoặc để lại di chứng cả đời. Vì vậy, việc trang bị cho HS THPT những
hiểu biết cơ bản về luật ATGT, giáo dục học sinh tham gia giao thông an toàn có
văn hóa là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu đòi hỏi các nhà QLGD cần đặc biệt quan
tâm. Phải xem giáo dục pháp luật về ATGT là một nhiệm vụ trọng tâm trong các
nhiệm vụ trong tâm của nhà trường để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho
học sinh. Vì vậy, phải có những giải pháp đồng bộ thiết thực để hiệu quả giáo dục
toàn diện của các nhà trường ngày một nâng cao góp phần xây dựng nên một xã hội
giao thông an toàn và văn minh trong tương lai.
3.2. Kiến nghị
Bộ giáo dục và đào tạo cần có văn bản hướng dẫn các Sở GD&ĐT trong cả
nước ban hành quy định xử lý kỷ luật học sinh vi phạm về ATGT để các trường
học có thêm cơ sở pháp lý và đồng bộ trong việc xử lý hành vi vi phạm về ATGT.
Bộ GD & ĐT cũng nên ban hành văn bản mới quy định về xử lý kỷ luật HS thay
16


thế thông tư 08 để tính chất mức độ răn đe được nâng cao hiệu quả giáo dục sẽ tốt
hơn.
Bộ GD&ĐT cần đưa nội dung giáo dục ATGT vào sách giáo khoa dạy học
chính khóa để học sinh có điều kiện được trao đổi nhiều hơn nhằm nâng cao nhận
thức, kỹ năng và hành động đúng mực khi tham gia giao thông ở mọi lúc mọi nơi.
Bộ giao thông vận tải cần sớm có quy định sát hạch và cấp bằng lái cho học
sinh đi xe máy dưới 50 phân khối, xe máy điện, xe đạp điện để giảm thiểu tai nạn
giao thông học đường.
Đề nghị SGD&ĐT tham mưu với UBND Tỉnh Thanh Hóa thực hiện đề án

lắp đặt camera giám sát an ninh trên toàn tỉnh nhất là tại các điểm nút giao thông và
trước các cổng trường học để hỗ trợ giám sát tình hình ANTT trong đó có trật tự về
ATGT.
XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 25 tháng 06 năm 2020
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.

Trần Thị Huệ

17



×