Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Nâng cao hiệu quả dạy học truyện ngắn chiếc thuyền ngoài xa của nguyễn minh châu (ngữ văn 12) theo định hướng phát triển năng lực học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (395.77 KB, 20 trang )

1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Văn chương bắt rễ từ cuộc đời, ẩn khuất trong những trang văn là ân tình
người cầm bút, những bài học cuộc sống vơ cùng q giá. Văn chương có sức hấp
dẫn kì diệu. Sứ mệnh của văn chương không chỉ mang đến cho người đọc nhận thức,
khám phá sâu sắc về cuộc sống muôn màu mà quan trọng hơn, nhờ những “nguồn sáng,
vệt sáng” được chiếu rọi trong những tác phẩm mà tâm hồn con người sẽ sáng trong,
cao đẹp hơn. Thứ khí giới thanh cao ấy sẽ hướng con người ta đến cái Chân - Thiện Mĩ của cuộc sống. Trong nhà trường, nhiệm vụ của môn Ngữ văn rất quan trọng. Môn
Ngữ văn lại là một môn học không chỉ mang tính khoa họa mà cịn mang tính nghệ
thuật nên địi hỏi người thầy phải tìm tịi, sáng tạo những cách thức để giúp học
sinh khám phá được cái hay vẻ đẹp của văn chương, phát huy năng lực sáng tạo của
bản thân, từ đó vỡ lẽ những bài học làm Người.
“Nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng lục thì tương lại sẽ bắn anh bằng đại bác”.
Ngẫm cho kĩ, triết lí ấy quả thật sâu sắc. Quá khứ - hiện tại - tương lại ln có sự kết nối.
Người ta sống trong hiện tại, luôn hướng về tương lại nhưng đừng bao giờ quên quá khứ.
Song có một thực tế phũ phàng rằng, cuộc sống hiện đại hôm nay, cái ấm no đủ đầy dễ
khiến nhiều người nhất là thế hệ trẻ khơng cịn nhớ đến những đói khổ cơ hàn của ngày
trước. Để rồi lối sống ấy gây ra khơng ít những hậu quả khơn lường. Trong bối cảnh ấy,
những câu chuyện hấp dẫn, những áng văn hay về một “thời xa vắng” có ý nghĩa vơ cùng
to lớn. Lần theo những trang sách, các em sẽ có những hiểu biết, trải nghiệm, thấu hiểu
hơn về cuộc sống và lĩnh hội được cho mình những bài học làm người quý giá. Tuy
nhiên, để đưa những văn bản ấy đến với tâm hồn người học, đòi hỏi người giáo viên dạy
Văn phải biết cách vận dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học thích hợp nhằm mục địch
phát triển năng lực người học.
Trong chương trình Ngữ văn 12, truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn
Minh Châu, “người mở đường tinh anh và tài năng” của thời kì văn học đổi mới, giữ một
vị trí quan trọng. Nhiều năm, tác phẩm vinh dự được lựa chọn ra đề thi cho học sinh cuối
cấp. Câu chuyện ám ảnh về cảnh bạo lực trong một gia đình hàng chài ven biển mấy
mươi năm về trước vẫn mang đến cho mỗi người những cảm xúc đặc biệt, lĩnh hội được
các thông điệp sâu xa về cách nhìn đời, nhìn người, mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc
sống. Với học trò cuối cấp, áng văn chương giá trị như vậy sẽ là hành trang quý báu cho


các em vào đời. Bởi thế, việc dạy học văn bản sao cho hiệu quả nhất trở thành yêu cầu
then chốt. Nhiệm vụ của thầy cô giáo trên bục giảng cần làm gì để biến một tác phẩm
văn học hay thành giờ học thú vị, tạo hứng thú, phát huy tốt năng lực phẩm chất
của học sinh? Sau q trình cơng tác, giảng dạy, với những kinh nghiệm bản thân
đã đúc kết được, xin được chia sẻ những biện pháp: Nâng cao hiệu quả dạy học
truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu (Ngữ văn 12)
theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
1.2 Mục đích nghiên cứu
1


Mục đích nghiên cứu của chúng tơi là từ việc vận dụng các phương pháp, biện
pháp, kĩ thuật dạy học tích cực, các phương tiện thiết bị dạy học hiện đại nhằm
nâng cao năng lực đọc hiểu văn bản văn học của học sinh, giúp học sinh tiếp nhận,
khám phá những giá trị nổi bật của truyện ngắn Chiếc thuyền ngồi xa của Nguyễn
Minh Châu, từ đó bồi dưỡng cho học sinh năng lực cảm thụ, đọc hiểu, tiếp nhận
văn chương, năng lực vận dụng kiến thức văn học để viết bài nghị luận, năng lực
ứng phó với cuộc sống, cách quan sát nhìn nhận sự việc xung quanh.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của nhà
văn Nguyễn Minh Châu trong Sách giáo khoa Ngữ văn 12 ( Cơ bản)
- Là học sinh lớp 12A1, 12A8 và 12A10 năm học 2019-2020 của trường THPT
Hậu Lộc 4, Hậu Lộc, Thanh Hóa
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Trong phạm vi của đề tài, chúng tôi sử dụng kết hợp các phương pháp như:
Phương pháp thống kê: Chọn lựa và thống kê các ngữ liệu, dẫn chứng tiêu biểu
trong tác phẩm phục vụ cho mục đích nghiên cứu. Phương pháp thống kê, phân tích
tổng hợp: Để có thể dạy học theo u cầu phát triển năng lực của học sinh, tôi tiến
hành thống kê, so sánh các tiết dạy của đồng nghiệp theo phương pháp mới và
phương pháp cũ hay như giữa các tiết dạy của chính mình trong hai cách khác

nhau. So sánh đối tượng học sinh của các năm, tìm ra nguyên nhân yếu kém.
1.5. Những điểm mới của Sáng kiến kinh nghiệm
- Tổ chức trò chơi trong dạy học văn bản nhằm tạo hứng thú cho học sinh.
- Sử dụng kĩ thuật dạy học tích cực trao đổi nhóm nhằm mục đích phát huy sự chủ
động tích cực của học sinh trong quá trình khám phá văn bản.
- Phương pháp đóng vai với mục đích giúp học sinh hóa thân vào nhân vật, có
những trải nghiệm thú vị khi học văn.
- Dạy học tích hợp kiến thức liên mơn văn học với lịch sử xã hội; văn học với làm văn,
Văn với Giáo dục công dân...
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.1.1. Bám sát nguyên tắc dạy đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại
Văn chương mang vẻ đẹp của một của một vườn hoa muôn sắc, ngàn hương.
Mỗi thể loại dường như tiềm ẩn một vẻ đẹp riêng có sự cuốn hút đến kì lạ. Nếu thơ
là cây đàn muôn điệu của tâm hồn, của nhịp thở con tim thì truyện lại hấp dẫn
người đọc bởi sự đậm đặc của hiện thực đời sống khách quan được tái hiện qua cốt
truyện, hệ thống nhân vật. Do vậy, dạy đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại là
nguyên tắc hàng đầu mà bất cứ giáo viên dạy văn nào cũng cần phải tuân theo. Dạy
thơ trữ tình cần bám sát đặc trưng thể loại thơ từ đó hướng dẫn học sinh tiếp cận mạch
cảm xúc, thế giới hình ảnh, âm điệu, nhịp điệu cái hay vẻ đẹp của bài thơ, dạy kịch cần
bắt đầu từ mâu thuẫn, xung đột đến hành động kịch, các nhân vật kịch rồi mới đi đến ý
2


nghĩa văn bản. Trong chương trình THPT, số lượng các tác phẩm truyện chiếm số
lượng khá nhiều. Bên cạnh các văn bản truyện dân gian, truyện trung đại, các tác
phẩm truyện hiện đại xuất hiện nhiều nhất. Ở đó mỗi tác phẩm đề có vẻ đẹp riêng, thể
hiện phong cách nghệ thuật độc đáo của nhà văn.
Bởi vậy, khi hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản văn học thuộc thể loại truyện,
nhất thiết giáo viên cần nắm vững đặc trưng riêng của thể loại văn học thú vị này.

Theo quan niệm của chúng tôi, bước đầu tiên khá quan trọng là thầy cơ giáo cần giúp
học sinh tìm hiểu bối cảnh xã hội, hồn cảnh sáng tác để có cơ sở cảm nhận các tầng
lớp nội dung và hiểu ý nghĩa của câu chuyện. Sở dĩ cần làm tốt điều này bởi văn học
và đời sống ln gắn bó mật thiết, đặc biệt truyện luôn phản ánh đời sống trong tính
khách quan, “mỗi trang văn đều soi bóng thời đại mà nó ra đời” (Tơ Hồi). Bước thứ
hai, định hướng học sinh tìm hiểu diễn biến cốt truyện qua các phần mở đầu, vận
động, kết thúc với các tình tiết, sự kiện biến cố cụ thể. Làm rõ giá trị của các yếu tố đó
trong việc phản ánh hiện thực đời sống và khắc họa bản chất, tính cách các nhân vật.
Chú ý tới nghệ thuật tự sự, sáng tạo tình huống truyện của nhà văn. Bước thứ ba, đây
là khâu quan trọng nhất khi đọc hiểu văn bản truyện. Đó là phân tích các nhân vật
trong dịng lưu chuyển của cốt truyện. Tập hợp thành hệ thống và làm rõ ý nghĩa của
các chi tiết miêu tả nhân vật về ngoại hình, hành động, nội tâm, ngơn ngữ. Tìm hiểu
mối quan hệ nhân vật này với nhân vật khác, giữa nhân vật với hồn cảnh xung quanh.
Từ đó, cần hướng đến khái quát đặc điểm tính cách, vẻ đẹp của nhân vật trong truyện.
Khái quát những nội dung tư tưởng, ý nghĩa nhân sinh sâu sắc mà nhà văn gửi gắm
trong truyện.
Tóm lại, dạy đọc hiểu thể thoại truyện, không thể không bám sát đặc trưng của thể
loại này. Điều quan trọng là giáo viên cần linh hoạt các khâu lên lớp, sử dụng các
phương pháp phù hợp nhất giúp học nắm được những kiến thức xoay quanh một câu
chuyện, hình thành năng lực cảm thụ khám phá vẻ đẹp văn chương.
2.1.2. Đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh
Đổi mới phương pháp dạy học đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục
tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc
học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm các em vận dụng được cái gì qua việc học.
Việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực thực chất là hướng tới yêu cầu thực
hành, vận dụng; không chỉ biết kiến thức mà quan trọng hơn là phải biết vận dụng
các kiến thức ấy để giải quyết các vấn đề đặt ra trong học tập cũng như trong đời
sống. Tình huống trong học tập là các tình huống mới, tình huống giả định có thể
xảy ra. Tình huống trong cuộc sống là các tình huống có thật thường xuất hiện hằng
ngày, quen thuộc và gần gũi với người học. Với môn Ngữ văn, dạy cách học và

phát triến năng lực đòi hỏi giáo viên cần chú ý hình thành cho học sinh cách tiếp
cận, giải mã và tạo lập văn bản; thực hành, luyện tập và vận dụng nhiều kiểu loại
văn bản khác nhau để sau khi rời nhà trường các em có thể tiếp tục học suốt đời và
có khả năng giải quyết các vẩn đề trong cuộc sống. Kết quả của dạy học phát triển
3


năng lực là HS không chỉ nắm được nội dung cơ bản của tác phẩm, thơng điệp tư
tưởng, tình cảm tác giả muốn gửi gắm, mà còn biết cách nhận biết, hiểu và lựa
chọn, đánh giá được những hình thức độc đáo, nổi bật, giàu ý nghĩa của một văn
bản văn học; từ đó mà biết cách đọc, cách tiếp cận, giải mã một văn bản văn học.
Để đảm bảo được điều đó, phải thực hiện chuyển từ phương pháp dạy học theo lối
"truyền thụ một chiều" sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng,
hình thành năng lực và phẩm chất. Tăng cường việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ
giáo viên - học sinh theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực
xã hội. Bên cạnh việc học tập những tri thức và kỹ năng riêng lẻ của các môn học chuyên
môn cần bổ sung các chủ đề học tập tích hợp liên mơn nhằm phát triển năng lực giải
quyết các vấn đề phức hợp. Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của người
học, hình thành và phát triển năng lực tự học, trên cơ sở đó trau dồi các phẩm chất linh
hoạt, độc lập, sáng tạo của tư duy. Có thể chọn lựa một cách linh hoạt các phương
pháp chung và phương pháp đặc thù của môn học để thực hiện. Tuy nhiên dù sử dụng
bất kỳ phương pháp nào cũng phải đảm bảo được ngun tắc “Học sinh tự mình hồn
thành nhiệm vụ nhận thức với sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên”. Việc sử dụng
phương pháp dạy học gắn chặt với các hình thức tổ chức dạy học. Tuỳ theo mục tiêu, nội
dung, đối tượng và điều kiện cụ thể mà có những hình thức tổ chức thích hợp như học cá
nhân, học nhóm; học trong lớp, học ở ngồi lớp... Cần chuẩn bị tốt về phương pháp đối
với các giờ thực hành để đảm bảo yêu cầu rèn luyện kỹ năng thực hành, vận dụng kiến
thức vào thực tiễn, nâng cao hứng thú cho người học. Với việc dạy đọc hiểu văn bản văn
học, giáo viên cần chú trọng phát triển năng lực tiếp nhận, khám phá cái hay vẻ đẹp của
văn chương, hình thành năng lực thẩm mĩ, năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh.

2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1. Thực trạng
Hiện nay trong trường THPT, phần lớn học sinh đều không đầu tư quan tâm học
các môn khoa học xã hội. Thực trạng đó bắt nguồn từ bối cảnh thời đại khoa học công
nghệ, đại đa số HS chỉ muốn học các ngành khoa học tự nhiên, kĩ thuật, kinh tế…ít có
học sinh hứng thú học văn, thậm chí có phụ huynh, học sinh cịn suy nghĩ học văn
khơng thiết thực. Bối cảnh đó dẫn đến trong các giờ học mơn Ngữ văn học trị khơng
hứng thú, chưa đọc chuẩn bị bài ở nhà, thậm chí có em trong giờ học các mơn xã hội
cịn tranh thủ học các môn khoa học tự nhiên. Với phân môn Đọc văn, tiếp nhận văn
bản văn học, khám phá cái hay vẻ đẹp của nó khơng đơn giản. u cầu quan trọng của
học văn là học sinh cần đọc văn bản. Tuy nhiên do chưa quan tâm đến môn học nên
nhiều học sinh không đọc tác phẩm, soạn bài trước khi lên lớp. Khi lên lớp, với thời
lượng có hạn, thầy cơ khơng thể cho các em đọc lại tồn bộ văn bản mà chỉ có thể cho
đọc minh họa những đoạn tiêu biểu sau đó yêu cầu học sinh tóm tắt. Chính vì vậy
trong giờ học, nhiều học sinh cảm thấy xa lạ với văn bản, nhiều tác phẩm tự sự, học
trị khơng biết tên nhân vật, diễn biến cốt truyện. Điều đó dẫn đến hệ quả khi đọc hiểu
văn bản, các em tiếp thu một cách thụ động. Thực trạng này dường như đi ngược lại
4


với yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, lấy học sinh làm trung tâm, huy động tính
chủ động tích cực của người học, học sinh là người đồng sáng tạo với nhà văn.
Có một thực tế phải nhìn nhận, dù giáo dục nước nhà đang chuyển mình trước
sự thay đổi của thời cuộc nhưng hiện tượng giáo viên các mơn học nói chung cũng
như giáo viên bộ mơn Ngữ văn nói riêng dạy chay trong mỗi giờ lên lớp vẫn còn
phổ biến. Việc sử dụng tranh ảnh, bảng phụ, phiếu học tập hay các phương tiện hỗ
trợ vẫn chỉ là hình thức hoặc đối phó, chưa thật sự hiệu quả.
Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu phản ánh cuộc sống mưu
sinh lam lũ, vất vả của một gia đình hàng chài mấy mươi năm về trước. Với nhiều em học
sinh hiên nay, điều kiện sống no đủ hơn, hàng ngày tiếp xúc mạng xã hội, tiểu thuyết

ngơn tình, những câu chuyện về một thời đã qua có lẽ khơng tạo nên sự thu hút, thậm chí
có phần xa lạ. Bên cạnh đó, do dung lượng tác phẩm dài, khi đưa vào chương trình
sách giáo khoa, học sinh chỉ được đọc phần trích của truyện nên khơng thể nắm
trọn vẹn văn bản. Đây là khó khăn khơng nhỏ mà giáo viên trải qua trong thực tiễn
giảng dạy. Do đó giờ học diễn ra tương đối đơn điệu. Tiến trình bài giảng chủ yếu
là những lời thầy giảng, học sinh tiếp thu khá thụ động, kết quả học tập chưa cao.
2.2.2. Kết quả, hiệu quả của thực trạng trên
- Về phía người dạy
Giáo viên khó khăn trong việc lựa chọn đơn vị kiến thức phù hợp cung cấp cho
học sinh qua bài học, chưa hứng thú say mê với bài dạy vì học sinh khơng chun tâm.
Do vậy đôi khi giáo viên cung cấp cho học sinh đủ kiến thức cơ bản phục vụ cho việc
thi tốt nghiệp cịn việc học sinh thích thú say mê tìm hiểu văn bản hay khơng cũng
mặc. Bên cạnh đó, nhiều người dạy chưa thốt khỏi tình trạng truyền thụ kiến thức,
chủ yếu là thầy giảng trị nghe.
- Về phía người học
Học sinh học thụ động, thiếu sáng tạo, tính chất thụ động thể hiện ở việc học thiếu
hứng thú, học đối phó, và về nhà chỉ cịn biết học thuộc các ý trong vở để kiểm tra. Cách
học đó tất nhiên cũng khơng có điều kiện tìm tịi, suy nghĩ, sáng tạo, cũng khơng được
khuyến khích sáng tạo dẫn đến khơng nắm được chiều sâu kiến thức. Do đó, kiết quả
kiểm tra đánh giá chưa cao.
Từ thực trạng trên, chúng tôi đã tiến hành đổi mới phương pháp dạy học, sử dụng kĩ
thuật dạy học tích cực, các phương tiện thiết bị dạy học hiện đại, vận dụng tích hợp
kiến thức liên mơn... từ đó góp phần nâng cao hiệu quả dạy học, phát huy năng lực học
sinh, cụ thể như sau:
2.3. Các biện pháp đã sử dụng để phát huy năng lực học sinh
2.3.1. Tạo hứng thú học tập bằng hình thức trị chơi
Học và chơi, chân lí ấy vốn đã có từ ngàn xưa. Dạy Văn là một nghệ thuật, bản thân
mỗi thầy cơ phải có sự sáng tạo, linh hoạt trên bục giảng để đánh thức niềm đam mê văn
chương, khơi dậy ở học sinh tính sáng tạo và khả năng làm chủ kiến thức. Dạy văn mà
không tạo được hứng thú cũng giống như “đập búa trên sắt nguội” mà thôi. Vậy nên trong

5


bối cảnh đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, giáo viên có thể linh hoạt tổ chức các
trị chơi đem lại khơng khí sơi nổi cho lớp học, kích thích sự tích cực, chủ động của
học sinh; tăng cường kĩ năng hợp tác, làm việc nhóm, tư duy phản biện,… và lồng
ghép kiến thức vào đó để học sinh dễ nhớ, dễ hiểu và hứng thú học tập.
Trong thời gian qua, khi dạy học truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của
Nguyễn Minh Châu, chúng tôi đã tiến hành hai trị chơi “Ơ cửa bí mật”. Trị chơi
này tơi sử dụng khi bắt đầu bài học. Hoạt động khởi động để thắp lửa đam mê, tạo
ấn tượng, hứng thú, đưa các em khám phá vẻ đẹp văn chương. Cách thức tổ chức
hoạt động qua các bước như sau:
- Hình thức: Trị chơi “Ơ cửa bí mật”
- Thời gian: Tối đa 5 phút
- Chuẩn bị: Trình chiếu trên Powerpoint
- Tiến hành:
+ Giáo viên cơng bố thể lệ trị chơi “Ơ cửa bí mật”: có 4 ơ cửa, mỗi ơ cửa chứa một
câu hỏi với hình thức linh hoạt: trắc nghiệm đúng sai; kết hợp nghe nhạc, xem vi
deo, nếu học sinh trả lời đúng, ô cửa sẽ mở ra cung cấp một dữ liệu thông tin, học
sinh sẽ kết nối để dự đốn nhân tố bí ẩn của bài học hơm nay là gì.
+ Ơ cửa số 1: Tỉnh nào được nhắc đến trong đoạn nhạc sau?
GV cho học sinh nghe một đoạn trong bài hát Điệu ví dặm là em: “ Rồi một chiều
chợt nhớ Quê hương. Nghe em hát dân ca xứ Nghệ. Câu hát ru như một thời thuở
bé. Đưa ta về bến bãi tuổi thơ xưa. Điệu ví Quê hương giữa bốn bề bận rộn...”
(Đáp án: Nghệ An)
+ Ơ cửa số 2: Điền từ cịn thiếu vào ý kiến sau: "Nghệ thuật không cần phải là...
lừa dối; nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp sống lầm
than.” (Nam Cao)
( Đáp án: Ánh trăng)
+ Ô cửa số 3: Những bức ảnh sau đây gợi cho anh/chị về hiện tượng nào xảy ra

trong đời sống?
GV chiếu trên Powerpoint bức ảnh một người đánh vợ, đứa trẻ bầm tím mặt
( Đáp án: Bạo lực gia đình)
+ Ơ cửa số 4: Nhà văn nào được Nguyên Ngọc ca ngợi là “Người mở đường tinh
anh tài năng” của văn học thời kì đổi mới?
( Đáp án: Nguyễn Minh Châu)
Từ 4 thông tin trên, Giáo viên giới thiệu bài mới. Văn chương bắt rễ từ cuộc đời, ẩn
sau mỗi trang văn là tài năng, tấm lòng người cầm bút. Đó là những trăn trở đau đáu
về số phận con người, những quan niệm sâu sắc về mối quan hệ giữa nghệ thuật và
cuộc đời. Trong nền văn học Việt Nam hiện đại, Nguyễn Minh Châu, nhà văn của
miền quê xứ Nghệ giữ một vị trí quan trọng, nhất là trong thời kì văn học đổi mới.
“Người mở đường tinh anh và tài năng” đã viết nên những văn phẩm đậm đặc chất thế
sự, qua đó bộc lộ những chiều sâu ý nghĩa. “Chiếc thuyền ngoài xa” là tác phẩm tiêu
6


biểu, khẳng định điều đó.
Với việc thực hiện trị chơi trên, khơng khí giờ học sẽ rất sơi nổi,
học sinh hào hứng tham gia vào bài học, có những trải nghiệm vơ
cùng thú vị khi tìm hiểu khám phá các hay và vẻ đẹp của câu
chuyện. Kết hợp lồng ghép trò chơi trong tổ chức dạy học ở các giờ Ngữ văn
trong chương trình THPT nhằm bổ sung vào đổi mới hình thức dạy học truyền
thống. Qua phân tích ý nghĩa, mối quan hệ của việc học mà chơi, chơi mà học,
minh họa một số trò chơi và khả năng lồng ghép trị chơi đối với từng chủ đề. Mục
đích cuối cùng là cải tiến phương pháp dạy học, tăng thêm hứng thú cho người học,
giúp học sinh tích cực, chủ động tiếp nhận tri thức và hình thành kĩ năng, phát triển
nhân cách. Hình thức này đã được tơi sử dụng hiệu quả khi dạy học văn bản “Chiếc
thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu trong hai năm học vừa qua.
2. 3.2. Vận dụng tích hợp kiến thức liên mơn góp phần nâng cao hiệu quả dạy học
- Tích hợp là nói đến phương pháp và mục tiêu của hoạt động dạy học, cịn liên

mơn là đề cập đến nội dung dạy học. Đây là một trong những xu thế dạy học hiện
đại hiện đang được quan tâm nghiên cứu, vận dụng vào thực tiễn giảng dạy ở nhiều
môn học. Dạy học tích hợp lấy chủ thể người học làm xuất phát điểm và đích đến,
trong đó tích hợp là việc tổ chức nội dung dạy học của giáo viên sao cho học sinh
có thể huy động nội dung, kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm
giải quyết các nhiệm vụ học tập, thơng qua đó lại hình thành những kiến thức, kĩ
năng mới, từ đó phát triển được những năng lực cần thiết. Trong môn học Ngữ văn,
dạy học tích hợp là việc tổ chức các nội dung của các phân môn văn học, tiếng Việt,
làm văn trong các bài học, giúp HS từng bước nâng cao năng lực sử dụng tiếng Việt
trong việc tiếp nhận và tạo lập các văn bản thuộc các kiểu loại và phương thức biểu
đạt. Phương pháp tích hợp khơng chỉ có tác dụng củng cố kiến thức cũ và định
hướng giáo dục tư tưởng, lối sống còn cho người hoc. Bên cạnh vận dụng kiến thức
môn học, việc vận dụng tích hợp kiến thức liên mơn góp phần quan trọng để nâng
cao chất lượng dạy học. Khi dạy truyện ngắn“Chiếc thuyền ngồi xa” của nhà văn
Nguyễn Minh Châu, tơi đã vận dụng kiến thức liên môn Văn – Sử - Giáo dục công
dân, để tiếp nhận tác phẩm, phát huy năng lực, đặc biệt là năng lực, giáo dục kĩ
năng sống cho các em thông qua tác phẩm.
- Để tạo tâm thế tiếp nhận cho học sinh, tôi giao quyền chủ động giới thiệu bài học
cho học sinh – tác giả Nguyễn Minh Châu. Tôi vận dụng kiến thức lịch sử Việt
Nam từ sau năm 1975 thời hậu chiến để giải thích tác động của lịch sử đến sáng tác
văn học các tác giả nói chung và Nguyễn Minh Châu nói riêng?
- Để HS có cái nhìn liên hệ, so sánh, tìm kiếm vẻ đẹp chung, sự sáng tạo riêng và
hình thành cho HS năng lực tư duy, suy cảm thẩm mĩ, khi dạy Chiếc thuyền ngồi
xa chúng tơi thường tích hợp với những vấn đề sau: Giá trị và hạn chế của văn học
giai đoạn 1945 – 1975, tinh thần đổi mới văn học sau 1975, một số tác phẩm cùng
cảm hứng luận đề của Nguyễn Minh Châu sau 1975 như Bức tranh, Bến Quê,
7


Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành,... Những tác phẩm văn học có ý nghĩa

tun ngơn nghệ thuật đã học và sẽ học như Vũ Như Tô, Chữ người tử tù, Đàn ghi
ta của Lorca,...
- Ở phần đọc – hiểu văn bản, sau khi đọc văn bản, gọi một học sinh tóm tắt văn
bản. Phần đọc – hiểu chi tiết sau khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu về những phát
hiện của nghệ sĩ Phùng, Tiếp đó là cảnh người đàn bà bị người chồng đánh đập, tôi
sẽ vận dụng kiến thức môn giáo dục công dân lớp 12: Luật phịng chống bạo lực
gia đình … Sự bùng nổ dân số và trách nhiệm của công dân trong việc hạn chế sự
bùng nổ về dân số khi chỉ ra nguyên nhân người đàn ông đánh vợ, nhằm giáo dục
các em, giúp các em có kĩ năng sống và giải quyết các tình huống khi các em gặp
trong cuộc sống. Kết thúc bài học, sau khi cho học sinh tìm hiểu kiến thức về câu
chuyện của gia đình người đàn bà hàng chài. Tơi chiếu một số hình ảnh từ câu
chuyện về bạo lực gia đình, bạo lực học đường để giáo dục học sinh, rèn kĩ năng
sống trong cuộc sống hiện tại và sau này.
Bên cạnh việc tích hợp kiến thức lịch sử, chúng tơi cịn vận dụng kiến thức của phân
mơn lí luận văn học khi dẫn dắt học sinh tìm hiểu tình huống truyện. Tình huống
truyện là sự kiện đặc biệt của đời sống được nhà văn sáng tạo theo lối lạ hóa. Đó là
mơi trường, hồn cảnh để nhân vật xuất hiện, tính cách phát triển và dụng ý của nhà
văn được bộc lộ sắc nét. Nhà văn Nguyễn Minh Châu từng cho rằng: “Tình huống
truyện là lát cắt, là khúc của đời sống, nhưng qua đó, ta hiểu được trăm năm của
đời thảo mộc”. Có ba loại tình huống phổ biến trong truyện ngắn: tình huống hành
động, tình huống tâm trạng và tình huống nhận thức. Trong tác phẩm “Chiếc
thuyền ngoài xa”, nhà văn đã sáng tạo nên một tình huống nhận thức, phát hiện sự
thật đời sống ẩn sau một bức ảnh nghệ thuật tuyệt đẹp của nhiếp ảnh Phùng. Từ
tình huống ấy, tác giả thể hiện một cách sâu sắc giá trị hiện thực và nhân đạo của
truyện; tính cách, số phận các nhân vật bộc lộ cụ thể, sinh động; những bài học về
cách nhìn đời, nhìn người được thể hiện đậm nét, đó là cái nhìn tồn diện, đa chiều
khám phá cố lõi của đời sống sau vẻ ngồi của nó. Qua tình huống truyện, người
đọc thấy được tài năng nghệ thuật truyện ngắn bậc thầy của nhà văn. Tòm lại, tích
hợp kiến thức lí luận văn học là khâu khơng thể thiếu khi dạy học tình huống truyện
trong tác phẩm.

2.3.3. Sử dụng phương pháp đóng vai giúp học sinh có những trải nghiệm thú
vị khi đọc hiểu văn bản
Đóng vai là phương pháp giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành để trình bày
những suy nghĩ, cảm nhận và ứng xử theo một “vai giả định”. Đây là phương pháp
giảng dạy nhằm giúp học sinh suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách đứng từ
chỗ đứng, góc nhìn của người trong cuộc, tập trung vào một sự kiện cụ thể mà các
em quan sát được từ vai của mình. Phương pháp đóng vai giúp HS rèn luyện thực
hành những kỹ năng ứng xử và bày tỏ thái độ trong mơi trường an tồn trước khi
thực hành trong thực tiễn. Đặc biệt phương pháp này rất có hiệu quả trong việc phát
8


triển năng lực thẩm mĩ cho HS: Gợi hứng thú và chú ý cho học sinh; HS hình thành
kĩ năng giao tiếp, có cơ hội bộc lộ cảm xúc; Tạo điều kiện làm phát triển óc sáng
tạo của học sinh; Khích lệ sự thay đổi thái độ, hành vi của học sinh theo hướng tích
cực; Có thể thấy ngay tác động và hiệu quả của lời nói hoặc việc làm của các vai
diễn. Đọc - hiểu văn bản Chiếc thuyền ngồi xa, HS có thể đóng vai:
- Đóng vai nghệ sĩ Phùng: Nhà văn đã trao điểm nhìn trần thuật cho Phùng, nhân
vật – người kể chuyện. Người kể chuyện đóng vai nhân vật nhảy vào các biến cố,
tham gia trực tiếp vào các diễn biến của cốt truyện, rồi kể lại cho bạn đọc nghe.
Đóng vai Phùng, HS như đang kể lại chuyện mình trực tiếp chứng kiến, trực tiếp
tham gia vào biến cố câu chuyện (săn tìm được cảnh đắt trời cho – chiếc thuyền
ngoài xa; chứng kiến cảnh bạo lực gia đình – chiếc thuyền khi ở gần; nói chuyện
với Phác – đứa con; đánh lại gã chồng để tránh đòn cho người đàn bà; nghe lời
trần tình, giãi bày của người đàn bà ở tịa án huyện; hình ảnh Phùng một mình anh
lang thang dọc bờ biển với bao câu hỏi nhức nhối… …). Từ đó, các em trình bày
những suy nghĩ và cảm nhận của mình, suy nghĩ sâu sắc hơn.
- Đóng vai người đàn bà; đóng vai chánh án Đẩu. Khi nhập tâm vào nhân vật, hiểu
rõ về nội dung tác phẩm, học sinh không chỉ thẩm thấu kiến thức, liên hệ rộng hơn
về tác giả mà cịn gắn kết những câu chuyện ngồi đời. Đó chính là sự gắn kết giữa

tác phẩm văn học với chất “Đời” gần gũi, từ đó nó giúp học trò hiểu thêm về cuộc
sống đa chiều, cùng những giá trị tốt đẹp khác phải nâng niu, vun xới từng ngày.
Đóng vai, hóa thân là phương pháp hữu hiệu để học sinh thực sự sống với tác
phẩm, với những rung động, suy nghĩ, trăn trở của nhân vật, người kể chuyện, nhà
văn. Qua đó để học sinh cùng liên tưởng, tái tạo, đồng sáng tạo cùng tác giả. Đó
chính là sự phát triển năng lức thẩm mĩ ở mức độ cao cho người học. Với học sinh
trường THPT Hậu Lộc 4 quanh năm làm bạn với biển cả, cuộc sống gắn bó với chài
lưới, những cảnh tượng trong truyện các em dễ bắt gặp đâu đó trong cuộc sống.
Thế nên, việc đóng vai giúp các em vận dụng hiểu biết thực tế vào việc cảm nhận
tác phẩm, hóa thân vào nhân vật. Vì thế, sẽ hiểu sâu sắc văn bản.
2.3.4. Sử dụng kĩ thuật dạy học tích cực phát huy năng lực học sinh
Kỹ thuật dạy học tích cực có ý nghĩa đặc biệt trong việc phát huy sự tham gia tích cực
của học sinh vào q trình dạy học, kích thích tư duy, sáng tạo và sự cộng tác làm việc
của các em trong quá tiếp nhận kiến thức. Với phân môn Đọc văn, trước đây các thầy cơ
giáo chủ yếu vận dụng phương pháp giảng bình, tiết học chủ yếu là hoạt động của người
giáo viên. Thầy giảng rồi bình, các em ngồi nghe say sưa khơng được tham gia tích cực
vào việc khám phá vẻ đẹp văn chương. Hiện nay, việc đổi mới phương pháp dạy học địi
hỏi thầy cơ cần vận dụng kỹ thuật dạy học tích cực để học sinh phát huy khả năng tư duy,
sáng tạo của mình.
- Vận dụng kĩ “các mảnh ghép” kết hợp phương pháp thảo luận nhóm. Thảo luận
nhóm là phương pháp có thể áp dụng với nhiều bài học, điều quan trọng ta phải chú

9


ý là đề tài cho học sinh thảo luận phải là đề tài có tính phức hợp, có vấn đề, cần huy
động sự suy nghĩ, hợp tác của nhiều người trong giải quyết vấn đề.
Những vấn đề có thể gợi mở cho học sinh thảo luận khi đọc – hiểu Chiếc thuyền
ngoài xa – Nguyễn Minh Châu. Khi văn bản tôi vận dụng kĩ “các mảnh ghép” để
hướng dẫn học sinh tìm hiểu về hệ thống nhân vật trong truyện là Tràng, thị và bà cụ Tứ.

Hình thức học tập này là sự kết hợp giữa các cá nhân, nhóm nhằm khám phá tri thức. Cụ
thể chúng tôi xây dựng phiếu học tập liên quan đến các nhân vật trong truyện để học sinh
tìm hiểu, phân tích. Lớp học gồm 4 tổ, mỗi tổ chia làm 2 nhóm khoảng 5 hoặc 6 học sinh.
Các nhóm sẽ xen kẽ tìm hiểu về ba nhân vật ( Phùng, người đàn bà, người đàn ông) ở các
phương diện ngôn ngữ, hành động, diễn biết tâm trạng, đặc điểm tính cách trong 5 phút,
sau đó cử đại trình bày sản phẩm trên máy chiếu đa vật thể. Các nhóm khác cùng theo
dõi, góp ý bổ sung, giáo viên củng cố khắc sâu kiến thức cần nhớ về nhân vật để học sinh
học tập. Ngoài ra, việc trao đổi nhóm cịn được tiến hành thơng qua các chi tiết nghệ thuật
đặc sắc. Ví dụ: Ý nghĩa chi tiết “Thằng nhỏ cho đến lúc này vẫn chẳng hề hé răng,
như một viên đạn bắn vào người đàn ơng vồ bây giờ đang xun qua tâm hồn
người đàn bà, làm rỏ xuống những dòng nước mắt” (Chiếc thuyền ngoài xa –
Nguyễn Minh Châu), liên hệ với chi tiết “Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho
con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này.
Cịn mình thì… Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt” (Vợ
nhặt – Kim Lân). Với chi tiết này, học sinh sẽ chỉ ra điểm gặp gỡ của những giọt
nước mắt thương con, kết tinh từ tấm lòng nhân hậu bao dung của người mẹ Việt
Nam.
Kĩ thuật mảnh ghép kết hợp trao đổi thảo luận nhóm sẽ mang lại hiệu quả rất tích cực,
một mặt học sinh trong các nhóm sẽ chủ động tiếp cận, tìm hiểu kiến thức, sau đó được
bày tỏ suy nghĩ hiểu biết của mình trước tập thể một cách chủ động. Một mặt với kĩ thuật
mảnh ghép, giáo viên sẽ tiết kiệm được thời gian vì trong phân phối chương trình, truyện
Chiếc thuyền ngoài xa được thực hiện trong 3 tiết.
- Sử dụng kĩ thuật động não: Kĩ thuật này giúp học sinh trong một thời gian ngắn
nảy sinh được nhiều ý tưởng mới mẻ, độc đáo về một chủ đề nào đó. Tôi sử dụng kĩ
thuật này cho phần giới thiệu vào bài nhằm kết nối tri thức cũ và mới, huy động ý
tưởng của các em. Kĩ thuật này sẽ được chúng tơi vận dung khi vào bài, phân tích
những phát hiện của người nghệ sẽ nhiếp ảnh; vẻ đẹp ẩn khuất của người đàn bà
hàng chài cam chịu.
- Sử dụng kĩ thuật “Trình bày một phút’: Đây là kĩ thuật tạo cơ hội cho học sinh
tổng kết lại kiến thức đã học và đặt câu hỏi về những điều còn băn khoăn, thắc mắc

bằng cách trình bày ngắn gọn, cơ đọng ý kiến của mình trước lớp. Kĩ thuật này cịn
giúp các em rèn luyện sự tự tin khi nói trước tập thể. Tôi sử dụng kĩ thuật này vào
cuối tiết học để đánh giá mức độ hiểu bài của các em với các câu hỏi:
? Thông điệp cuộc sống nhà văn gửi gắm qua tác phẩm là gì?
? Về một chi tiết nghệ thuật tâm đắc nhất trong truyện?
10


Ví dụ trong một câu hỏi giả định: Nếu anh/chị là người đàn bà hoặc
gã đàn ông trong truyện? Tôi cho học sinh dùng giấy màu ghi lại
thật nhanh các ý tưởng của mình. Các em nữ sẽ ghi phần trả lời
cho nhân vật người đàn bà, các em nam sẽ ghi phần trả lời ở phía
nhân vật gã đàn ông. Sau khi các em ghi xong, các thông tin được
các em trao đổi, tranh luận với nhau, từ đó rút ra bài học thực
tiễn. Khi dạy lớp 12A8, một số học sinh nữ thể hiện lựa chọn một
cách thú vị, các em chia sẻ nếu là người đàn bà hàng chài, sẽ li
hơn bởi cuộc sống ngày nay bình đẳng, người phụ nữ có quyền
sống của mình, khơng nhất thiết cam chịu và nhẫn nhục như thế.
Hãy đứng lên giải phóng cuộc đời khổ...
2.3.5. Dẫn dắt học sinh tiếp cận văn bản chủ động, tích cực qua hệ thống câu
hỏi ở nhiều mức độ khác nhau
Ở bất kì mơn học nào, việc dạy học cần phát huy được sự tích cực, chủ động,
sáng tạo của học sinh. Đây là nhu cầu tất yếu trong đổi mới phương pháp dạy học.
Vì thế người giáo viên đóng vai trị định hướng, dẫn dắt học sinh tìm đến tri thức.
Đọc văn là một phân mơn địi hỏi cảm nhận riêng sáng tạo của học sinh. Do vậy, sử
dụng hệ thống câu hỏi có ý nghĩa quyết định đến việc khám phá vẻ đẹp của văn
chương như nêu vấn đề, phát vấn, đàm thoại, giảng bình,… Mỗi bài đọc – hiểu có
thể chuẩn bị hệ thống câu hỏi theo các cấp độ phù hợp với đối tượng học sinh.
- Câu hỏi gởi mở: Những câu hỏi này giúp học sinh tìm hiểu văn bản, lí giải cắt
nghĩa được những chi tiết nghệ thuật hay và độc đáo.

? Người nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng đã phát hiện ra điều gì?
? Phát hiện thứ nhất của người nghệ sĩ nhiếp ảnh là phát hiện đầy thơ mộng. Anh/
chị cảm nhận như thế nào về vẻ đẹp của chiếc thuyền ngoài xa trên biển sớm mù
sương mà người nghệ sĩ chụp được”?
? Phát hiện thứ hai của người nghệ sĩ nhiếp ảnh mang đầy nghịch lí. Anh đã chứng
kiến và có thái độ như thế nào trước những gì diễn ra ở gia đình thuyền chài?
? Qua hai phát hiện của nhiếp ảnh Phùng, Nguyễn Minh Châu muốn người đọc
chúng ta nhận thức điều gì về cuộc đời?
- Câu hỏi nêu vấn đề: Đây là dạng câu hỏi có tính chất cốt lõi, chủ động định hướng
cho học sinh tiếp cận văn bản.
? Hoàn cảnh của người đàn bà hàng chài ?
? Trước hoàn cảnh của người đàn bà hàng chài , Đẩu- chánh án tòa án huyện đã đưa
ra giải pháp gì?
? Giải pháp mà Đẩu đưa ra có được người đàn bà chấp nhận không?
? Qua câu chuyện của người đàn bà, Nguyễn Minh Châu đặt ra vấn đề gì đang rất
phổ biến trong xã hội hiện nay?
? Từ câu chuyện của người đàn bà hàng chài và thái độ của Phùng và Đẩu, nhà văn
Nguyễn Minh Châu muốn gửi tới người đọc thông điệp gì?
11


- Câu hỏi khái quát nâng cao vấn đề: Dạng câu hỏi này giúp học sinh nâng cao khả
năng khái quát tổng hợp kiến thức đã được tìm hiểu phân tích văn bản. Kết thúc bài
học, tơi nêu những câu hỏi khái quát để học sinh tổng hợp kiến thức.
? Từ câu chuyện của người đàn bà ở tòa án giúp Phùng hiểu ra được điều gì về
người phụ nữ, về người bạn của mình (Đẩu), về chính mình.
Nhìn chung, trong q trình dạy học văn bản, tơi đã chủ trương xây dựng hệ
thống câu hỏi theo nhiều mức độ và mục đích từng bước dẫn dắt học sinh tiếp cận
văn bản, động não, suy nghĩ, tìm hiểu kiến thức để phát huy sự chủ động sáng tạo
của các em trong tiếp nhận kiến thức.

2.3.6. Sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học hiện đại
Dạy Đọc - Hiểu văn bản văn học có ứng dụng cơng nghệ thơng tin, các phương tiện
thiết bị dạy học hiện đại là một việc là đang ngày càng phổ biến từ khi tiến hành thay sách
đến nay. Trước đây, giờ giảng văn chủ yếu chỉ bao gồm Thầy - Trò -Văn bản cùng với
phấn trắng bảng đen. Học sinh ít được khám phá văn bản mà phần lớn cái hay vẻ đẹp
của tác phẩm đều do thầy tìm hiểu rồi cung cấp. Cách dạy đó phần nào làm hạn chế sự
chủ động tích cực của học sinh trong tiếp nhận văn bản. Hiện nay, theo yêu cầu đổi mới
phương pháp dạy học, công nghệ thông tin, phương tiện thiết bị dạy học hiện đại được
xem là yếu tố quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy và học tập. Thực hiện
giờ Đọc hiểu văn bản Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu tôi soạn giảng
bằng giáo án điện tử PowerPoint, sử dụng máy tính, máy chiếu, máy chiếu đa vật thể,
loa làm phương tiện hỗ trợ cho giờ học. Máy chiếu sẽ cung cấp kiến thức cơ bản nhất
của bài học. Máy chiếu đa vật thể sử dung hai chức năng cơ bản, vừa quan sát các nhóm
học sinh trao đổi thảo luận trong giờ học, vừa giúp các nhóm trình chiếu kết quả thảo
luận theo mảnh ghép của mình lên màn hình để các nhóm khác theo dõi, bổ sung ý kiến.
Có thể nói, với việc sử dụng đa dạng các phương tiện thiết bị như trên, giờ học sẽ thực
sự hấp hẫn, sinh động, lôi cuốn học sinh.
2.3.7. Thiết kế giáo án sau khi vận dụng các biện pháp mới (Trích một phần)
Tiết thứ: 76-77-78
Đọc Văn: CHIẾC THUYỀN NGỒI XA
- Nguyễn Minh Châu A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp học sinh:
I. Về kiến thức
- Những chiêm nghiệm sâu sắc của nhà văn về cuộc đời và nghệ thuật: phải nhìn
nhận cuộc sống và con người một cách đa diện; nghệ thuật chân chính ln gắn với
cuộc đời, vì cuộc đời.
- Tình huống truyện độc đáo, mang ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống. Điểm
nhìn nghệ thuật đa chiều.
II. Về kĩ năng
- Đọc – hiểu truyện ngắn hiện đại,
- Kĩ năng sống: Học sinh biết yêu thương, quý trọng gia đình , cảm thơng chia sẻ

12


với những người bất hạnh trong cuộc sống. Sống có ý chí, nghị lực, biết xử lí và
giải quyết những vấn đề trong cuộc sống theo chuẩn mực đạo đức
III. Về thái độ
Cảm thông với nỗi bất hạnh, ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ thời hậu
chiến, lên án nạn bạo hành gia đình.
IV. Định hướng góp phần hình thành năng lực
- Năng lực thu thập thơng tin liên quan đến truyện ngắn hiện đại Việt Nam.
- Năng lực đọc – hiểu các tác phẩm truyện ngắn hiện đại Việt Nam.
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về truyện ngắn hiện đại Việt Nam.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về giá trị tư tưởng và nghệ thuật truyện
của Nguyễn Minh Châu;
- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm của truyện hiện hiện đại VN trước và sau 1975
- Năng lực tạo lập văn bản nghị luận văn học.
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
I. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án,Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;Tranh ảnh về nhà văn nhà văn Nguyễn
Minh Châu; Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp; Bảng giao
nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà
II. Chuẩn bị của học sinh
- Đọc trước ngữ liệu trong SGK để trả lời câu hỏi tìm hiểu bài
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG 1. TÌM HIỂU CHUNG
1. Phương pháp, kĩ thuật dạy học
- Phương pháp: Nêu vấn đề, gợi mở, phát vấn, diễn giảng
- Kĩ thuật dạy học: Động não, tìm hiểu kiến thức
2. Hình thức tổ chức hoạt động
- Học sinh làm việc độc lập, đọc tìm hiểu phần tiểu dẫn, nắm vững kiến thức cơ bản về tác giả ,

tác phẩm

Hoạt động của GV - HS
* Khởi động
- Mục tiêu: Kiểm tra bài cũ và phát
sinh tình huống học tập.
- Nhiệm vụ: Học sinh vận dụng
kiến thức đã học để tham gia trò
chơi
- Phương thức: Tổ chức trò chơi
- Sản phẩm: học sinh trả lời đúng
vấn đề đã đặt ra
- Tiến trình thực hiện:
- B1:GV cung cấp câu hỏi

Yêu cầu cần đạt
Giáo viên giới thiệu vào bài: Sau năm
1975, miền Nam được giải phóng, Bắc
Nam đã sum họp một nhà, đất nước Việt
Nam bước vào giai đoạn xây dựng, phát
triển trong hồ bình. Điều đó cũng đã mở
ra cho văn học những tiền đề mới. Nhiều
nhà văn đã trăn trở, tìm tịi hướng đi mới
cho văn học: Khám phá đời sống ở
phương diện đời thường, trên phương diện
đạo đức, thế sự. Một trong những cây bút
tiên phong mở đường tinh anh và tài năng
13



+ Trình chiếu tranh ảnh, cho hs xem nhất là nhà văn Nguyễn Minh Châu. Ta đã
- B2: - HS thực hiện nhiệm vụ:
gặp một Nguyễn Minh Châu trong truyện
- B3: HS báo cáo kết quả thực hiện ngắn đầy nghịch lý “Bến quê” và một lần
nhiệm vụ:
nữa ta lại được tìm hiểu một truyện ngắn
- B4:Từ đó, giáo viên giới thiệu Vào xuất sắc khác của ông – truyện ngắn
bài:
“Chiếc thuyền ngồi xa”.
I.Tìm hiểu chung
I. TÌM HIỂU CHUNG
- Mục tiêu: Giải quyết vấn đề, hình 1. Tác giả
thành kiến thức.
Nguyễn Minh Châu
- Nhiệm vụ: Hs đọc ngữ liệu SGK,
(1930-1989): trước năm
nêu những nội dung chính.
1975 là ngịi bút sử thi có
- Phương thức: trả lời cá nhân.
thiên hướng trữ tình lãng
- Sản phẩm: Hs phát biểu, thể hiện
mạn; từ đầu thập kỉ 80
năng lực giao tiếp ngôn ngữ.
của thế kỉ XX chuyển hẳn
- Tiến trình thực hiện:
sang cảm hứng thế sự với
Bước 1: Chuyển giao nhiệm
những vấn đề đạo đức và
vụ: GV yêu cầu HS đọc SGK , trả triết lí nhân sinh, thuộc trong số những
lời các câu hỏi sau bằng cách ghi người mở đường tinh anh và tài năng

vào giấy A4:
(Nguyên Ngọc)của VHVN thời kì đổi mới.
(?) Hãy trình bày những nét chính
về tiểu sử, cuộc đời và sự nghiệp 2. Tác phẩm
sáng tác của nhà văn Nguyễn Minh - Chiếc thuyền ngoài xa tiêu biểu cho xu
Châu?
hướng chung của VHVN thời kì đổi mới:
(?) Học sinh tóm tắt tác phẩm hướng nội, khai thác sâu sắc số phận cá
Chiếc thuyền ngoài xa
nhân và thân phận con người trong cuộc
(?) Theo em có thể chia văn bản sống đời thường.
thành mấy đoạn, nội dung của mỗi a. Tóm tắt tác phẩm
đoạn là gì?
b. Bố cục
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học Truyện chia làm 3 đoạn:
tập: HS làm việc cá nhân, cặp đôi
+ Đoạn 1: (Từ đầu đến “chiếc thuyền lới
Bước 3: Báo cáo kết quả: HS trình vó đã biến mất"). Hai phát hiện của người
bày kiến thức
nghệ sĩ nhiếp ảnh.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực + Đoạn 2: (Từ “Ngay lúc ấy … với sóng
hiện nhiệm vụ và chốt kiến thức: gió giữa phá”): Câu chuyện của người đàn
GV trực tiếp phân tích, nhận xét, bà làng chài.
đánh giá
+ Đoạn 3: Còn lại: Tấm ảnh trong bộ lịch
- GV chốt lại các ý chính và yêu năm ấy.
cầu học sinh gạch chân trong SGK
HOẠT ĐỘNG 2. Đọc hiểu văn bản
1. Phương pháp, kĩ thuật dạy học
14



- Phương pháp: Nêu vấn đề, gợi mở, phát vấn, giảng bình
- Kĩ thuật dạy học: Động não, mảnh ghép , thảo luận nhóm
2. Hình thức tổ chức hoạt động
- Học sinh trao đổi thảo luận nhóm, trình bày vấn đề trước lớp
Hoạt động của GV - HS
Yêu cầu cần đạt
II. Hướng dẫn hs tìm hiểu: Hai II. Đọc - hiểu văn bản:
phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp 1. Hai phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp
ảnh
ảnh Phùng:
- Mục tiêu: Nắm vững kiến thức về
a. Phát hiện thứ nhất đầy thơ mộng
nội dung, nghệ thuật văn bản
của người nghệ sĩ nhiếp ảnh
- Nhiệm vụ: HS tích hợp kiến thức
- "Chiếc thuyền lưới vó ẩn hiện trong
nội mơn, liên mơn để tìm hiểu văn biển sớm mờ sương có pha đôi chút màu
bản
hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào… ".
- Phương thức: hoạt động nhóm.
-Người nghệ sĩ thấy rung động, hạnh
- Sản phẩm: Hs đưa ra kết quả.
phúc, tâm hồn như được gột rửa, thanh lọc
- Tiến trình thực hiện:
trước “một cảnh đắt trời cho” - đó là niềm
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
hạnh phúc của khám phá và sáng tạo, của
GV chia lớp thành 3 nhóm thảo sự cảm nhận cái đẹp tuyệt diệu .

luận,
Nhóm 1:Phát hiện thứ nhất của
người nghệ sĩ nhiếp ảnh là phát hiện
đầy thơ mộng. Em cảm nhận như
thế nào về vẻ đẹp của chiếc thuyền
ngoài xa trên biển sớm mù sương
mà người nghệ sĩ chụp được?
Nhóm 2:Phát hiện thứ hai của
người nghệ sĩ nhiếp ảnh mang đầy
nghịch lí. Cho biết thái độ của b. Phát hiện thứ hai đầy nghịch lí của
Phùng trước những gì diễn ra ở gia người nghệ sĩ nhiếp ảnh
đình thuyền chài.
- Người nghệ sĩ đã tận mắt chứng kiến:
Nhóm 3:Qua hai phát hiện của từ chiếc thuyền ngư phủ đẹp như trong mơ
nghệ sĩ Phùng, Nguyễn Minh Châu bước ra một người đàn bà xấu xí, mệt mỏi
muốn người đọc nhận thức được và cam chịu; một lão đàn ơng thơ kệch, dữ
điều gì về cuộc đời?
dằn, độc ác, đứa con thương mẹ đã đánh
Nhóm 4: Nhận xét, bổ sung
lại cha...
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học
-Thật là trò đùa quái ác , làm Phùng
tập: HS thực hiện nhiệm vụ bằng “ngơ ngác” khơng tin vào mắt mình…
cách đọc , ghi lại từ ngữ quan trọng,
trao đổi, thảo luận, ghi chép câu trả
lời.
15


Bước 3: Báo cáo kết quả: HS đại

diện 1 nhóm trả lời. Nhóm HS khác
lắng nghe, đối chiếu, bổ sung
Bước 4: Đánh giá kết quả thực
hiện nhiệm vụ và chốt kiến thức:
Nhóm HS tự đánh giá, các nhóm
đánh giá lẫn nhau.

(hình ảnh minh họa)
c. Ý nghĩa:
- Phùng đã cay đắng nhận ra những ngang
trái, xấu xa trong gia đình kia đã làm cho
những điều huyền diệu mà anh đã phát
hiện hiện hình ra thật khủng khiếp, ghê sợ.
- Cuộc đời không đơn giản, xuôi chiều,
không phải bao giờ cũng đẹp, cũng là nghệ
thuật, mà chứa đựng nhiều nghịch lí, mâu
thuẫn giữa cái đẹp - xấu, thiện – ác.
- Người nghệ sĩ phải tìm hiểu cuộc đời
trong mối quan hệ đa chiều.
2. Câu chuyện của người đàn bà hàng
chài ở toà án huyện:
- Đó là câu chuyện về cuộc đời nhiều bí ẩn
và éo le của một người đàn bà hàng chài
nghèo khổ, lam lũ…
- Câu chuyện đã giúp nghệ sĩ Phùng hiểu
về người đàn bà hàng chài (một phụ nữ
nghèo khổ, nhẫn nhục, sống kín đáo, sâu
sắc, thấu hiểu lẽ đời, có tâm hồn đẹp đẽ,
giàu đức hi sinh và lòng vị tha); về người
chồng của chị (bất kể lúc nào thấy khổ quá

là lôi vợ ra đánh); chánh án Đẩu (có lịng
tốt, sẵn sàng bảo vệ cơng lí nhưng kinh
nghiệm sống chưa nhiều) và về chính mình
(sẵn sàng làm tất cả vì sự cơng bằng
nhưng lại đơn giản trong cách nhìn nhận,
suy nghĩ).

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
GV yêu cầu HS đọc SGK , trả lời
các câu hỏi :
(?) Trước hoàn cảnh của người
đàn bà hàng chài, Đẩu - chánh án
tịa án huyện đã đưa ra giải pháp
gì?
(?) Giải pháp mà Đẩu đưa ra
người đàn bà chấp nhận không?
Em hãy lý giải vì sao?
(?) Thái độ của Phùng và Đẩu
trước và sau khi nghe câu chuyện
đó?
(?) Nếu các em là Đẩu, Phùng thì
sẽ giải quyết vấn đề đó ra sao ?
(?) Qua câu chuyện về người đàn
bà, tác giả đặt ra một vấn đề gì
đang rất phổ biến trong xã hội hiện
nay? (nạn bạo hành)
* Thông điệp nghệ thuật.
(?) Từ câu chuyện của người đàn Đừng nhìn cuộc đời, con người một cách
bà hàng chài và thái độ của Phùng đơn giản, phiến diện; phải đánh giá sự


16


và Đẩu, nhà văn muốn gửi đến việc, hiện tượng trong các mối quan hệ đa
người đọc thơng điệp gì?
diện, nhiều chiều.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học
tập: HS làm việc cá nhân, cặp đôi
Bước 3: Báo cáo kết quả: HS trình
bày kiến thức
Bước 4: Đánh giá kết quả thực
hiện nhiệm vụ và chốt kiến thức:
GV trực tiếp phân tích, nhận xét,
đánh giá
- Tích hợp kiến thức GDCD: Luật
Phịng, chống bạo lực gia đình có
hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7
năm 2008... Em có suy nghĩ gì về hậu
quả, nguyên nhân của hành vi bạo lực
gia đình qua lời kể của người đàn bà
hàng chài tại toà án huyện?
HOẠT ĐỘNG 3. Tổng kết, luyện tập
1. Phương pháp, kĩ thuật dạy học
-Phương pháp: Nêu vấn đề, gợi mở, phát vấn, diễn giảng
- Kĩ thuật dạy học: Động não, sơ đồ tư duy
2. Hình thức tổ chức hoạt động
- Học sinh tìm hiểu , khái quát vấn đề
Hoạt động của GV - HS
Yêu cầu cần đạt
III. Hướng dẫn HS tổng kết

III. Tổng kết
-Mục tiêu: Giải quyết vấn đề, hình 1. Nội dung:
thành kiến thức tổng kết bài học
Chiếc thuyền ngoài xa thể hiện những
-Nhiệm vụ: Hs đọc ngữ liệu SGK, chiêm nghiệm sâu sắc của nhà văn về nghệ
nêu những nội dung chính.
thuật và cuộc đời: nghệ thuật chân chính phải
-Phương thức: trả lời cá nhân.
luôn gắn với cuộc đời, vì cuộc đời; người
-Sản phẩm: Hs phát biểu, thể hiện nghệ sĩ cần phải nhìn nhận cuộc sống và con
năng lực giao tiếp ngơn ngữ.
người một cách tồn diện, sâu sắc. Tác phẩm
-Tiến trình thực hiện:
cũng rung lên hồi chng báo động về tình
Bước1:Chuyển giao nhiệm vụ: GV trạng bạo lực gia đình và hậu quả khơn lường
u cầu HS đọc SGK , trả lời các của nó.
câu hỏi:
2. Đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm:
(?) Nêu đánh giá thành cơng về nội - Xây dựng tình huống truyện độc đáo, hấp
dung của truyện?
dẫn, mang ý nghĩa khám phá, phát hiện về
(?) Cách xây dựng cốt truyện có gì đời sống
độc đáo?
-Lựa chọn ngơi kể và điểm nhìn thích hợp
17


Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học
tập: HS làm việc cá nhân, cặp đôi
Bước 3: Báo cáo kết quả: HS trình

bày kiến thức
Bước 4: Đánh giá kết quả thực
hiện nhiệm vụ và chốt kiến thức:
GV trực tiếp phân tích, nhận xét,
đánh giá

làm cho câu chuyện trở nên gần gũi, chân
thực, có sức thuyết phục
- Ngơn ngữ nhân vật: phù hợp với đặc
điểm tính cách của từng người. Lời văn
giản dị mà sâu sắc , đa nghĩa

* Hoạt động Thực hành ,vận
dụng và mở rộng (thực hiện ở
nhà)
- Mục tiêu: HS vận dụng sáng tạo.
- Nhiệm vụ: GV giao bài tập cho
học sinh về nhà
- Phương thức thực hiện: HS làm
việc cá nhân
- Sản phẩm: Bài viết trên giấy a4
- Tiến trình thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ :
Viết một đoạn văn về hậu quả của
bạo lực học đường
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học
tập: HS làm bài.
Bước 3: Báo cáo kết quả:
Bước 4: Đánh giá kết quả thực
hiện nhiệm vụ: GV nhận xét tuyên

dương một vài bài tiêu biểu
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
- Kết quả vận dụng của bản thân
Với việc mạnh dạn áp dụng những phương pháp, biện pháp trên, đặc biệt việc tích
hợp kiến thức liên môn, sử dung phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực phát huy năng
lực học sinh. So với trước đó, giờ học vận dụng biện pháp trên, học sinh thích thú và
hứng khởi, đa phần các em rất chú ý tham gia bài học, tích cực thảo luận, suy nghĩ và
trả lời vấn đề. Khơng khí giờ học diễn ra sôi nổi, đặc biệt việc chuyển thể tác phẩm
18


thành kịch bản văn học đã tạo nên sự hào hứng của học sinh, các em rất tích cực tham
gia hoạt động này từ đó phát huy năng lực làm việc nhóm, năng
khiếu nghệ thuật của một số em học sinh. Đây là biện pháp góp phần trả tác phẩm về
phía người đọc, người đọc sẽ hóa thân vào tác phẩm, sống với nhân vật văn học.
Khi kiểm tra bài cũ, các em hiểu bài, nắm được kiến thức cơ bản, hiểu nội dung tư
tưởng và đặc sắc nghệ thuật của truyện. Sau khi học sinh học truyện theo cách đôỉ mới
trên, trong những năm học gần đây, chúng tôi đã tiến hành ra đề kiểm tra Bài viết số 6 ở
các lớp, nhìn cung các em nắm được kiến thức, làm bài đạt kết quả tốt. Kết quả điểm số
các lớp trực triếp giảng dạy năm học 2019 - 2020 như sau:
Bảng Kết quả kiểm tra đánh giá khi áp dụng biên pháp mới

Điểm trên trung bình
Điểm dưới trung bình
Tổng
bài Điểm 9,10 Điểm 7, 8
Điểm 5, 6
Điểm 3,4
Điểm 1,2
Lớp

kiểm
Số
Số
Số
Số
Số
tra
Tỉ lệ
Tỉ lệ
Tỉ lệ
Tỉ lệ
Tỉ lệ
bài
bài
bài
bài
bài
12A6
40
2 5,0% 13 32,5% 25 62,5% 0
0%
0
0%
12A8
43
3 6,9% 15 34,8% 25 58,1% 0
0%
0
0%
12A10 42

4 9,5% 19 45,2% 19 45,2% 0
0%
0
0%
So sánh kết quả kiểm tra đánh giá những năm trước đây, chúng tôi nhận thấy sự
chuyển biến rõ rệt trong kết quả học tập của học sinh. Năm học trước, khi chưa áp dụng
biện pháp mới, kết quả bài kiểm tra của các em còn nhiều điểm yếu, kém, khơng có
điểm giỏi. Sau khi dạy theo cách mới, số điểm khá, giỏi ở các lớp chiếm tỉ lệ trên 35%.
Đặc biệt khơng cịn học sinh đạt điểm yếu, điểm kém giảm mạnh khơng cịn.
- Việc trao đổi, triển khai trong tổ chuyên môn
Trong những năm học vừa qua, tổ chuyên môn ngữ văn chúng tôi đã thường xuyên
tổ chức sinh hoạt chuyên đề, trao đổi chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy học
môn Ngữ văn tại trường THPT Hậu Lộc 4. Với đề tài trên, tổ chun mơn đã tiến hành
bàn bạc, xây dựng đóng góp ý kiến. Các đồng chí trong tổ rất tâm đắc, hào hứng với
các biện pháp chúng tơi trình bày. Do đó, một số thành viên trong tổ khi dạy truyện
“Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu đã thử nghiệm và thu lại kết quả tốt.
Học sinh hăng hái học tập, tiếp thu tốt kiến thức. Trong thời gian tới, chúng tơi sẽ dự
kiến tổ chức ngoại khóa cho cả ba khối qua cuộc thi: Sân khấu hóa tác phẩm văn học
trong chương trình THPT.
3. Kết luận, kiến nghị
3. 1. Kết luận
Dạy học Ngữ văn vốn không dễ. Dạy Đọc - Hiểu văn bản văn học càng khó bới
nhiệm vụ chủ yếu của người giáo viên dạy văn là phải định hướng, mở đường cho học
sinh khám phá vẻ đẹp của văn chương. Đó là một thử thách khơng nhỏ đối với người
dạy. Đổi mới phương pháp giảng dạy góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học là một
yêu cầu có ý nghĩa đặc biệt đối với giáo dục hiện nay. Do đó, trong q trình giảng dạy,
19


thầy cô giáo cần không ngừng học tập nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, vận dụng

phương pháp, kĩ thuật dạy học hiện đại kích thích sự tìm tịi sáng tạo của học sinh trong
quá trình học tập khám phá tri thức. Bản thân là một giáo viên giảng dạy môn Ngữ
văn, mười lăm năm, tơi rất thích câu nói: “Cho cá khơng thích bằng nhận được cần
câu”. Nếu ví bộ cần câu là các hình thức dạy học và cá ăn là kiến thức thì sự đánh
giá về vai trị, tầm quan trọng của các hoạt động dạy và học của giáo viên và học
sinh phải mang tính tìm tịi và sáng tạo.
Trong phạm vi đề tài này, từ việc tìm hướng dạy một văn bản cụ thể (Truyện“Chiếc
thuyền ngồi xa” của Nguyễn Minh Châu), tôi muốn thử nghiệm một số biện pháp góp
phần nâng cao chất lượng dạy học thể loại truyện. Kết quả của cách làm trên đã mang
lại tín hiệu khả quan, với những biện pháp cụ thể, chúng tơi đã tạo nên sự hứng thú, tích
cực, chủ động cho học sinh khi học một tác phẩm truyện ngắn trong chương trình.
Những kinh nghiệm mà chúng tơi chia sẻ bên trên được đúc kết từ thực tiễn dạy học của
bản thân sau quá trình đứng lớp. Do vậy rất mong sự đóng góp ý kiến của các bạn đồng
nghiệp gần xa.
3.2. Kiến nghị
Đổi mới mãnh mẽ các hình thức dạy học theo hướng mở, kích thích khả năng tò
mò, hứng thú của học sinh trong các giờ học Ngữ văn. Đây là yêu cầu tất yếu đối
với mỗi giáo viên làm công tác giảng dạy hiện nay. Dạy học theo hướng phát triển
năng lực học sinh, đòi hỏi giáo viên phải không ngừng học tập, trau dồi kiến thức,
chun mơn nghiệp vụ từ đó nâng cao hiệu quả giảng dạy.
Dạy học văn trong bối cảnh văn chương ít được học sinh phụ huynh coi trọng như
hiện nay quả là một thử thách. Tôi mong rằng Sở Giáo dục và Đào tạo cần tổ chức
nhiều các đợt tập huấn chia sẻ phương pháp, kinh nghiệm giảng dạy môn Ngữ văn cho
giáo viên các trường trong tỉnh. “Dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao
quý”. Trong thực tế, rất nhiều tấm gương nhà giáo mẫu mực đã cống hiến tài năng
trí tuệ của mình phục vụ cho sự nghiệp giáo dục của đất nước. Tuy nhiên một thực
tế cho thấy, thu nhập của người giáo viên vẫn còn thấp. Vậy nên rất cần Đảng, Nhà
nước đầu tư hơn cho Giáo dục, quan tâm nâng cao thu nhập cho giáo viên.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG Thanh Hóa, ngày 25 tháng 06 năm 2020
ĐƠN VỊ

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
khơng sao chép nội dung của người khác.

Nguyễn Văn Luyện

20



×